sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 9: Sáng Tỏ

Anh Tư bảo chúng tôi: “Người ở cấp trên đã có mặt ở đây để gặp các anh. Vài phút nữa ông ấy sẽ vào nhà".

Anh Ba ngồi bệt cạnh chúng tôi, nói: "Chúng ta sẽ bắt đầu một cuộc hành trình dài ngay sau khi vị khách này nói chuyện với các anh xong." Chúng tôi trao đổi với anh ấy những nụ cười vê chuyện bí mật này. Anh ấy không cần thiết phải dặn dò chúng tôi giữ bí mật.

Có tiếng bước chân ở cầu thang, rồi một khuôn mặt quen thuộc xuất hiện ở ngưỡng cửa, cái miệng lớn mở thành một nụ cười rộng. Chính là người đàn ông to lớn ở buổi tối đầu tiên, người cán bộ cao cấp đã bảo chúng tôi rằng vụ việc của chúng tôi sẽ được xử lý và đã giao cho anh Ba phụ trách việc an toàn cho chúng tôi. Tối nay, thay vì mặc bộ đồng phục ka ki, ông mặc một bộ bà ba đen của nông dân. ông đi chân trần, vì đã bỏ dép lại dưới chân cầu thang. Trên tay ông là một cái đèn pin.

Ông hỏi: “Các anh còn nhớ tôi chứ?” Đó là một câu hói vui đùa. Chúng tôi bắt tay nhau nồng nhiệt như những người bạn bè cũ. Mặc dù trước đó chúng tôi chỉ gặp ông một lần, nhưng chúng tôi vẫn thường nghĩ đến và nhắc đến ông như một cơ may tốt nhất để sống còn và được trả tự do. Ông là sợi dây nối kết chúng tôi với Hà Nội, nơi những người lãnh đạo chắc hẳn biết rằng việc trả tự do cho các nhà báo chân chính sẽ có lợi ích tốt nhất cho họ. Ngoài ra nụ cười thoải mái và tác phong tự tin của ông đã đem lại niêm tin. Chắc hẳn ông là một nhà chỉ huy tài ba.

Ông giới thiệu người phụ tá, một người có khuôn mặt rắn rỏi, hơi thấp hơn một chút, với mái tóc đen cắt rất ngắn và một cái khăn đỏ quấn ngạo nghễ quanh cổ. Anh Tư đem ra bình trà và mấy cái ly rồi lui bước, và năm người chúng tôi nhâm nhi nước trà trong một lát. Chúng tôi ngồi xếp bằng tròn đối diện nhau khuôn mặt chúng tôi khuất một nửa trong bóng tối và một nửa được chiếu sáng bởi một cây đèn dầu đặt trên một bao thóc. Người đàn ông cao lớn hỏi thăm sức khỏe chúng tôi, nhận xét rằng Beth đã gầy đi. Chúng tôi nói là sức khỏe mọi người đều tốt.

Ông hói: "Các anh có biết vì sao tôi đến đây không?"

Là một thành viên lớn tuổi trong nhóm tôi yêu cầu Mike trả lời rằng chúng tôi không biết nhưng chúng tôi hy vọng rằng đó là vì cuộc điều tra đã xác định được chúng tôi đúng thật là các nhà báo như chúng tôi đã trình bày.

Ông nói: "Phải, đúng vậy. Chỉ huy cấp cao của nước Campuchia đã quyết định các anh sẽ được thả càng sớm càng tốt. Cuộc điều tra của chúng tôi đã mất nhiều thời gian vì tình trạng chiến tranh. Cũng vì tình trạng chiến tranh mà có một số khó khăn liên quan tới đồ đạc của các anh. Các đồ đạc ấy được giữ chung với nhau, nhưng vào lúc này chúng tôi không biết chúng đang ở đâu hay liệu chúng tôi có thể trao trả lại cho các anh không. Chuyện này có gây ra vấn đề gì nghiêm trọng cho các anh không?"

Mi ke trả lời rằng các đồ đạc đó đều có thể thay thế được và chúng không quan trọng gì trong hoàn cảnh này.

"Vài ngày nữa chúng ta sẽ gặp lại và sẽ bàn cách thức để có thể trao trả an toàn các anh cho phía Mỹ. Trong lúc này nếu các anh ở lại đây thì không tốt lắm. Tôi đã nghe kể về vụ mấy cái trực thăng hồi chiều nay. Vài phút nữa các anh sẽ lên đường. Đây sẽ là chuyến đi dài. Sẽ có khó khăn."

Không khó khăn gian khổ nào là quan trọng đối với chúng tôi khi giờ đây đã được hứa trả tự do. Chúng tôi sẵn sàng cho chuyến đi dài trong trời đêm rét mướt.

Ông ấy nói tiếp: "Ngày mai tôi muốn các anh viết một bản tuyên bố bằng tiếng Pháp nói về việc các anh đã được đối xử như thế nào từ lúc bị bắt, ý kiến của các anh về quân Giải phóng, so sánh giữa phẩm chất của quân Giải phóng với quân Mỹ và quân Thiệu-Kỳ, và suy nghĩ của các anh về hậu quả của cuộc xâm lược Campuchia. Chúng ta cũng sẽ thảo luận vài vấn đề chính trị khi gặp lại nhau. Các anh sẽ có cơ hội nói chuyện với một đại diện của Quân đội Giải phóng Campuchia, người này sẽ trả lời các câu hỏi của các anh. Để chuẩn bị cho cuộc gặp đó, các anh có thể viết sẵn ra các câu hỏi."

Người sĩ quan Bắc Việt Nam lặng lẽ đứng lên, vẫn với nụ cười ấm áp đó. Chúng tôi bắt tay nhau và ông ấy chúc chúng tôi may mắn. Ông và người phụ tá lặng lẽ xuống cầu thang rồi đi vào trong bóng đêm.

Anh Ba thông báo những chi tiết cuối cùng về chuyến đi: "Chúng ta phải đi hai mươi cây số (khoảng mười ba dặm). Có thể có ném bom. Chúng ta sẽ phải đi nhanh. Tổng cộng chuyến đi sẽ mất khoảng năm giờ."

Ở chân cầu thang, Beth và Mike mang dép, còn tôi thì mang vớ và một đôi giày phủ đầy bùn khô cứng, cột giày bằng mấy mẩu dây giày còn lại. Beth cột tấm xà-rông quanh vai để phủ lên cái áo sơ mi bằng vải bông mỏng và để sẵn sàng trùm lên đầu trong trường hợp khẩn cấp. Các du kích đưa cho Mike một cái mũ dã chiến của Mỹ. Anh Tư ngắm nhìn cái mũ bê-rê đen của tôi và cho là nó chưa đủ che khuôn mặt phương Tây của tôi. Anh đổi cho tôi cái mũ rộng vành của lỉnh Mỹ từ thời Thế chiến thứ I, rồi đội lệch cái mũ bê-rê một cách điệu nghệ lên đầu anh. Anh Ba đưa cho Mike và tôi mỗi người một cái ruột tượng bằng vải đựng khoảng năm ký gạo để đeo trên vai. Anh nói "Bây giờ nếu gặp dân chúng thì họ sẽ tưởng các anh là bộ đội." Chuyện này gọi cho tôi nhớ lại trong quyển tiểu thuyết về thế chiến thứ hai The seventh Cross, có một người đào tẩu đã tìm cách đi qua một thành phố châu Âu dưới mắt bọn Quốc xã bằng cách vác cái máy nặng nề để đánh lạc hướng chú ý và khiến mọi người nghĩ rằng anh ta có một lý do hợp lệ để hiện diện ở đó.

Vầng trăng non bắt đầu mọc lên khi chúng tôi khởi hành trên con đường mà chúng tôi vẫn thường thấy các đoàn quân đi qua trong hai tuần ở trong căn cứ. Anh Tư dẫn đường, cùng với anh Ba và Wang đi đầu. Beth, Mike và tôi đi theo hàng một, có Ban Tun đi bên cạnh, cất bước thoải mái với cái ba-lô nặng tự chế từ vải nhựa. Anh Hai đi đoạn hậu.

Lúc đầu ánh trăng đủ sáng để có thể dễ dàng bám theo con đường mòn băng qua đồng trống và thỉnh thoảng xuyên qua các cánh rừng. Ở một chỗ, chúng tôi gặp một đoàn quân du kích khoảng một trăm người, với ba-lô và súng ống. Tôi nhận thấy có vẻ như trong một số ba-lô có chứa đạn súng cối hay hỏa tiễn gì đó. Vầng trăng lặn xuống, và chúng tôi bước đi trong bóng tối, le lói những chấm đỏ của những điếu thuốc của các du kích. Không thể nhìn thấy cái quần màu đen của Beth, nhưng màu trắng của gót chân cô ấy đã giúp tôi không phải đâm sầm vào cô ấy. Con đường đất làm thành một vệt trắng mờ nổi lên giữa cây có hai bên ven đường, đôi lúc lại chuyển thành một vệt đen khi có các vũng bùn do cơn mưa để lại. Không ai nói gì. Chỉ có tiếng lạch bạch của những đôi dép, tiếng kẽo kẹt của đôi giày của tôi, tiếng lách tách của sợi dây đai trên túi xách của Mike khi nó chạm đất theo mỗi bước chân.

Sau một đoạn dài băng rừng, chúng tôi đến một con đường trên một dải đồng trống nằm giữa hai dòng kênh. Ở đằng xa, chúng tôi có thể trông thấy một dãy hỏa châu đánh dấu các căn cứ hỏa lực của Mỹ. Ánh hỏa châu phản chiếu trên những ô vuông ruộng lúa trải dài. Tôi lưu ý Mike về một vệt sáng trông giống như một hỏa châu kéo dài và cứ đứng mãi ở đó chứ không tàn lụi đi sau năm hay mười phút như các hỏa châu khác. Đó là một dãy dài ánh sáng rực rỡ ở ngay phía trên đường chân trời. Nó có vẻ như đang chuyển động qua lại, giống như các mô tả về đĩa bay. Mike cho rằng đó chắc là những cái đèn pha ở căn cứ Mỹ trên đỉnh núi Bà Đen, một quả núi cao hình nón ở bên kia biên giới, trên đất Việt Nam, gần thị xã Tây Ninh. Đến một chặng nghỉ, tôi đã dùng ngón chân để định vị dãy ánh sáng đó và nhận ra rằng chuyển động qua lại của nó chỉ là một ảo ảnh thị giác và có lẽ là Mike nói đúng.

Cánh đồng giữa hai con kênh có vẻ như dài vô tận. Nó cứ trải dài mãi khoảng ba bốn dặm. Ở cuối những con kênh đó, chúng tôi đến một điểm khó khăn nhất đó là một cây cầu đã hư hỏng một phần. Toàn bộ ván lót cầu đều không còn, và trời quá tối đến mức khó phân biệt được giữa các thanh xà gỗ với mặt nước ở dưới đó vài thước. Những người khác có vẻ không gặp khó khăn gì, nhưng với tôi thì ánh sáng yếu đã làm tôi hoa mắt và tôi phải nhích từng phân một cho tới khi đi hết cây cầu dài khoảng năm mươi thước.

Đi tiếp khoảng một dặm nữa, chúng tôi rẽ phải vào một lối mòn ngoằn ngoèo. Con đường chạy vòng qua một căn nhà, qua một giếng nước, rồi đến một căn nhà lớn hơn, ở đó chúng tôi trông thấy những bóng người trên hiên nhà, với ánh sáng rọi ra từ một khung cửa lớn. Căn nhà có vẻ quen quen, và tôi đã nhận ra nó ngay khi tiến đến những bậc thang rộng của cái cầu thang lớn mà chúng tôi đã leo nhiều lần khi còn ở căn Nhà Bọ. Người chủ nhà tóc xám khó tính đang ngồi uống trà bên bình trà đựng trong cái ấm dừa. Ông ấy mỉm cười và chào đáp lễ lại khi chúng tôi chào theo cách của đạo Phật, với hai tay chắp lại dưới cằm, rồi bắt tay chúng tôi. Ngay cả người vợ có bộ mặt lạnh lùng của ông ấy, trước đây vốn đã tỏ ra khó chịu và không tán thành trong lần đầu tiên chúng tôi đến nhà, nay còn bị dựng dậy lúc rạng sáng để pha trà cho một đám khách không mời đến chật nhà, vậy mà ông cũng mỉm một nụ cười hiếu khách với chúng tôi.

Chúng tôi đều đã mệt mỏi, cả các du kích lẫn các người Mỹ, và tất cả đã ngủ cho đến giữa trưa. Ngay đến nhưng con mối rớt từ trần nhà xuống cũng không làm gián đoạn giấc ngủ của chúng tôi. Cuối cùng, khi chúng tôi thức dậy, rời căn phòng nhỏ để vào gian chính của ngôi nhà, anh Hai và Ban Tun vẫn còn nằm bất động trên chiếu.

Anh Ba, luôn có ý thức về trách nhiệm là một chỉ huy về quân sự của toán đặc nhiệm nhỏ này, đã cho chúng tôi những chỉ thị ngắn gọn: "Khu vực này tương đối an toàn, người Mỹ biết là chỗ nây không thích hợp cho bộ đội chúng tôi vì không có rừng ở gần bên để có thể ẩn náu khi bị tấn công. Chúng tôi không dự kiến là sẽ có cuộc tấn công, nhưng nếu như có thì dù gì cũng đừng bỏ chạy. Hãy ở lại trong căn nhà này. Nó vững chắc và ở nơi đây các anh sẽ được an toàn hơn hết. Nguy cơ về một cuộc tấn công trực tiếp là rất nhỏ."

Anh Tư đã thu thập được một số tin tức từ những người Campuchia: Đội quân đã khiến chúng tôi phải chạy ra những cánh đồng vào buổi sáng sau khi chúng tôi rời Nhà Bọ đã chậm hơn chúng tôi chỉ năm tiếng đồng hồ. Khi họ đi qua ấp này thì toàn bộ du kích đã rời khỏi đây. Chúng tôi có thể hình dung ra cảnh những gia đình Campuchia hồn nhiên cam kết rằng họ chẳng hề thấy một người cộng sản nào trong vùng từ nhiều tuần qua.

Anh Tư cũng có thông tin thêm về một cuộc tấn công vào căn nhà đầu tiên mà chúng tôi trú ngụ. Trước đây chúng tôi được báo là cả nhà này bị sát hại. Nay anh nói: "Chỉ có ông bố bà mẹ bị giết, còn đứa con gái nhỏ chỉ bị bắn mất cánh tay." Thông tin cải chính về sự cố này vừa đau xót hơn mà vừa đáng tin hơn. Khi cải chính câu chuyện này, dường như các du kích muốn truyền đạt lại cho chúng tôi những thông tin đầy đủ nhất mà họ có được. Đối với chúng tôi thì điều này là một dấu hiệu nữa cho thấy họ xử sự thẳng thắn với chúng tôi. Chúng tôi càng thêm tin tưởng rằng mình không phải là nạn nhân của một trò lừa bịp, vì vậy chiều hôm đó chúng tôi có thể yên tâm viết bản tuyên bố mà người đàn ông cao lớn đã đề nghị chúng tôi viết, mà không e ngại gì nhiều về việc bài viết đó sẽ được sử dụng như thế nào.

Chúng tôi hiểu rằng họ muốn có bài viết đó để tuyên truyền, nhưng chúng tôi tin rằng mình có thể viết một bài thỏa mãn được họ đồng thời không trình bày sai với sự thật mà chúng tôi đã thấy. Sẽ có những điều được viết ra không phải từ hiểu biết của chính chúng tôi, và khi đó sẽ ghi rõ là chúng tôi chỉ tường thuật lại những gì được nghe nói.

Tôi chép lại một bản sao tiếng Anh sau khi Beth đã dịch sang tiếng Pháp:

Cách đối xử với chúng tôi sau khi chúng tôi bi bắt ngày 7 tháng 5 năm 1970 trên Quốc lộ 1 gần Svai Rieng nói chung là rất chu đáo cho sự an toàn và sức khỏe của chúng tôi. Một ngoại lệ duy nhất là một sự cố có thể hiểu được vào ngày đầu tiên, trước khi lý lịch của chúng tôi được xác lập. Chúng tôi đã bị đối xử một cách thô bạo (Beth dịch là "hơi khắc nghiệt ") trong một khoảng thời gian bởi những người Campuchia, họ đã trở nên căm ghét mọi người Mỹ vì việc xâm lược Campuchia và việc chính quyền Nixon ném bom vào dân chúng. Quân giải phóng đã chặn những hành dộng thô bạo đó lại để đảm bảo an toàn cho chúng tôi là những nhà báo quốc tế. Chúng tôi không bị một hậu qủa xấu nào từ sự cố này.

Từ thời điểm đó, cách đối xử vớí chúng tôi là hoàn toàn thỏa đáng. Những người được giao nhiệm vụ chăm lo chúng tôi thì rất khéo léo và liều mạng sống của họ để bảo vệ chúng tôi trước các cuộc tấn công từ mặt đất và trên không. Họ chăm sóc tốt sức khỏe chúng tôi bằng cách chia sẻ đồ ăn và tìm các vật dụng vệ sinh và thuốc chữa bệnh cho chúng tôi và lo cho sự an toàn và khỏe mạnh của chúng tôi. Hơn thế nữa họ đã thể hiện một lòng hiếu khách chân thành khiến cho thời gian sống chung với họ là chấp nhận được và không thể nào quên.

Năm tuần lễ trải qua với những người lính này đã tạo cho chúng tôi một ấn tượng tích cực về quân giải phóng. Chúng tôi đã đặc biệt quan sát về quan hệ của họ đối với dân chúng. Những người này luôn luôn lịch sự và hòa hợp với dân thường ở những nơi họ trú đóng. Họ trả tiền để mua thực phẩm, họ giúp người tỵ nạn thóat khỏi vùng nguy hiểm, và họ thể hiện sự kính trọng đối với những gia đình mà chúng tôi ở nhờ. Đổi lại, người dân đã thể hiện tình cảm hữu nghị và hợp tác rộng rãi với những người lính này.

Chúng tôi cũng ghi nhận được tinh thần cao của quân giải phóng, sự nhận thức tỏ tường về chính nghĩa của họ và sự hiến mình cho thắng lợi của chính nghĩa đó. Hơn nữa chúng tôi đã chứng kiến tài năng quân sự của họ, và chúng tôi cảm thấy an toàn trong tay họ bất chấp những tình huống hiểm nguy.

Những ấn tượng đối với quân giải phóng thật là khác biệt sâu sắc so với ấn tượng của chúng tôi về các hành động của lính Sài Gòn vào cái ngày chúng tôi bị bắt. Tại Parasaut chúng tôi đã nhìn thấy lính Sài Gòn đem đi khỏi thành phố này gạo dự trữ, đồ gỗ và các đồ gia dụng khác. Chúng tôi ghi nhận rằng họ đã phá cửa đột nhập vào các căn nhà và các cửa tiệm để lấy cắp các thứ ở bên trong. Phần lớn thường dân đã chạy khỏi thành phố hoặc bị giết chết. Chúng tôi nghe nói rằng đấy là cách hành xử thông thường của lính Sài Gòn.

Về người Mỹ, chúng tôi đã nghe được âm thanh của cuộc ném bom ác liệt và tiếng súng máy và hỏa tiễn từ máy bay, tiếng xe tăng và lính tráng của họ. Chúng tôi nghe nói rằng nhiều cuộc tấn công của lính Mỹ cũng như của lính Sài Gòn là nhằm vào các vùng dân cư, và thường dân là những nạn nhân chủ yếu. Chúng tôi cũng được nghe về các vụ lính Mỹ cưỡng hiếp phụ nữ ở các làng mạc.

Trên cơ sở những điều quan sát được, chúng tôi tin rằng cuộc xâm lược Campuchia của quân đội Mỹ và Sài Gòn không thể thành công. Nó không đem lại gì ngoài một cuộc chiến tranh ác liệt và kéo dài cho đất nước thanh bình này và làm cho hòa bình ở Đông Dương càng khó đạt được hơn.

Nếu như bản tiếng Anh có những chỗ giống như được phiên dịch tồi từ một ngôn ngữ khác, ấy là vì trong lúc soạn thảo chúng tôi đã phải chú ý tới những hạn chế về tiếng Pháp của Beth. Thỉnh thoảng cô ấy chặn chúng tôi lại với lời phản đối: “Tôi không dịch được câu đó đâu,” thế là chúng tôi phải trở lui, tìm kiếm một mệnh đề tiếng Anh mà cô ấy có thể xử lý được.

Sau khi giải quyết xong nhiệm vụ đó, chúng tôi chuyển sự chú ý đến những câu hỏi mà chúng tôi muốn hỏi ở cuộc họp báo cuối cùng mà người ta đã hứa tổ chức. Chúng tôi cố gắng chuẩn bị bản câu hỏi thật cụ thể, như về con số tổn thất của mỗi bên, số máy bay và trực thăng bị bắn rơi, diện tích lãnh thổ và số dân được xem là đặt dưới quyền kiểm soát của “Quân đội Giải Phóng". Chuyển sang các vấn đề chính trị, vì trước đây họ đã nói với chúng tôi rằng họ nghi ngờ CIA đã can dự vào vụ lật đổ Sihanouk, nên chúng tôi yêu cầu có các thông tin xác thực về việc này. Chúng tôi ghi thêm câu hỏi về mức độ hợp tác giữa nhân dân Campuchia, Việt Nam và Lào trong các giai đoạn của cuộc chiến tranh giải phóng; đây là một cách để moi được một cái gì đó về điều bí mật lan truyền rộng rãi rằng Bắc Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng có quân đội ở Campuchia và rõ ràng đang lãnh đạo chiến lược và gánh chịu sức nặng của cuộc chiến tại đây. Cuối cùng, chúng tôi ghi rằng chúng tôi ắt sẽ bị hỏi ngay tức khắc về những nhà báo khác bị mất tích ở Campuchia. Do đó chúng tôi yêu cầu cung cấp mọi thông tin về các phóng viên hay các tù binh Mỹ bị giam giữ ở Campuchia.

Chúng tôi trao bản tuyên bố và bản câu hỏi cho anh Hai, rồi Mike và tôi chuyển suy nghĩ đến một chuyện cấp bách hơn. Hai chúng tôi bị đau bụng và tiêu chảy, có lẽ vì nước giếng do Ban Tun lấy từ một ngôi nhà nào đó dọc đường buổi tối hôm qua. Sau hai lần được phép đặc biệt để đi ra ngoài đến một cái cầu tiêu tạm bợ giữa các bụi chuối, tôi hỏi anh Ba có thuốc uống không. Thay vì các viên thuốc màu trắng đắng nghét mà trước đây đã có lần cho chúng tôi, anh Ba đưa cho chúng tôi một lọ thuốc nhỏ của Trung Quốc có mùi giống như dầu cây lộc đề (wintergreen). Anh ấy bảo chúng tôi thoa thuốc lên bụng rồi nhỏ ba giọt vào một ly trà nóng. Uống vào giống như hít một hơi thuốc lá bạc hà. Tôi chưa từng thấy một thứ thuốc nào có công hiệu nhanh đến thế. Cơn đau bụng ngừng lại ngay lập tức, và không tái diễn nữa.

Ngày tiếp theo, 11 tháng 6, anh Hai và anh Ba bỏ ra vài giờ nói chuyện với chúng tôi về bản chất cuộc cách mạng của họ và tầm quan trọng của các nhà báo trong việc kể về cuộc cách mạng đó cho thế giới biết. Thòi điểm trả tự do cho chúng tôi đang đến nhanh, và họ muốn tác động đến những bài viết về kinh nghiệm mà chúng tôi vừa trải qua. Họ làm như vậy có thể là do nhiệt tình với chính nghĩa của họ, cũng có thể là từ ý thức rằng họ sẽ có công hay có tội đối với những gì chúng tôi sẽ viết ra. Thế nhưng cuộc trao đổi lan man của họ không hề là một bài tổng kết nhồi nhét, đúng hơn đó là một cuộc trò chuyện thoải mái giữa bạn bè, trong lúc chúng tôi ngồi trên sàn gỗ bóng láng uống trà và thỉnh thoảng nhai những trái ổi xanh của Ban Tun.

Anh Hai nói: "Chúng tôi chỉ muốn các anh viết đúng tình hình thực tế ở đây. Mặc dù người ta đã nói nhiều điều về chúng tôi các mục tiêu của chúng tôi là rất đơn giản. Điều chúng tôi mong muốn là một xã hội tốt đẹp hơn, các nhà máy do nhân dân làm chủ, xây dựng thêm trường học, và cung cấp thuốc men cho người dân."

Ngừng một lát, anh Ba nhắc chúng tôi một số chuyện đã trải qua: “Các anh đã cùng chúng tôi trải qua nhiều kinh nghiệm. Chúng ta đã từng ăn cơm với muối, và ăn cơm với những món xa lạ đối với các anh. Chúng ta tùng uống trà, nước nóng nước lạnh và cả nước làm cho chúng ta bệnh. Chúng ta trốn trong rừng trước máy bay và trực thăng, và chúng ta từng đi bộ hai mươi cây số chỉ trong một đêm."

Anh Hai, với quần pijama đen và cái áo thun kéo lên cho mát lưng và bụng, xen vào câu chuyện để diễn tả các dân tộc trên thế giới là một gia đình duy nhất. Anh nói: “Tất cả chúng ta đều là anh em, dù sống xa cách nhau và chịu các ảnh hưởng khác nhau. Người cách mạng là một loại người đặc biệt - phải có một tinh thần hy sinh cao cả. Các nhà văn và nhà báo có lẽ có vai trò quan trọng nhất để làm cho người dân ý thức được tình trạng của chính mình. Họ cũng có thế làm sáng tỏ ý nghĩa của cuộc cách mạng cho những người vốn bị chi phối quá mức bởi những sức ép kinh tế và xã hội hàng ngày đến nỗi họ không có thời gian lăn ý hướng để suy nghĩ nhiều về các vấn đề trừu tượng như làm cách mạng."

Chúng tôi nghe thấy các tiếng bom nổ ở đằng xa và âm thanh yếu ớt của các tràng súng máy. Nhưng cuộc chiến tranh có vẻ như xa vời trong lúc chúng tôi lắng nghe giọng Việt nhẹ nhàng của anh và cảm nhận luồng gió nhẹ ban trưa lay động những tàu lá chuối ở ngoài kia rồi thổi qua căn nhà lớn rộng mở.

Người chiến sĩ cách mạng kỳ cựu nói tiếp: "Cuộc sống không đi theo một lối mòn phẳng phiu. Có những thời hạnh phúc và những thời khổ đau, có lúc hiểm nguy và lúc yên lành. Điều quan trọng nhất, xuyên suốt cuộc sống là tình hữu nghị và lòng tương trợ trên đường đời. Khi chúng ta trợ giúp một người khác, thì nghĩa cử đó bao giờ cũng được đền đáp lại, không nhất thiết là cho chính chúng ta, mà có thể là cho con cháu chúng ta sau này." Lại dừng một lát, anh tiếp: "Có chủ nghĩa đế quốc và áp bức trên thế giới, nhưng cũng có tiến bộ trên thế giới. Một cuộc cách mạng quốc tế vĩ đại đang đến sẽ tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người."

Khi chỉ còn lại ba người chúng tôi với nhau, Mike đê nghị chúng tôi tặng cho mỗi du kích một món quà nhỏ, và tôi là thành viên lớn tuổi của nhóm sẽ đứng ra trao tặng. Tôi đặt vấn đề liệu có nên thổ lộ trước về việc này cho anh Hai không, để tránh cho họ khỏi bị bối rối do bất ngờ, nhưng Mike bảo: “Đừng lo, họ sẽ thích ứng được với tình thế."

Xế chiều hôm đó, khi đã ăn cơm xong và đang uống trà, tôi đột ngột nói với các du kích, thông qua Mike, rằng tôi có một chuyện muốn nói với họ và xin họ đợi một chút để tôi đi lấy vài thứ trong phòng tôi. Khi tôi trở lại với những món mà chúng tôi đã tuyển chọn, đựng trong một cái vỏ dừa che bằng cái mũ bê-rê của tôi, tôi lên tiếng phát biểu, thông qua phiên dịch của Mike từng đoạn một hay hai câu. Tôi mở đầu: "Đã vừa tròn năm tuần lễ chúng tôi được ở với các anh. Chúng tôi xin được bày tỏ sự cảm kích về cách thức các anh chăm lo cho sức khỏe và an toàn của chúng tôi, và quan trọng hơn, về sự thể hiện tình thân thiện của các anh. Ấy là chưa nói đến vài lần các anh đã thật sự cứu mạng chúng tôi. Giờ đây, những điều đó là không thể đền đáp được, và chúng tôi cũng không cố đền đáp. Nhưng chúng tôi có vài kỷ vật bé nhỏ tầm thường muốn được gửi lại các anh bởi vì thời gian chúng tôi sống cùng các anh sắp kết thúc rồi."

Các du kích nhìn chăm chú khi tôi nói rồi lắng nghe khi Mike dịch lại. Chúng tôi ngồi bệt trên sàn theo vòng tròn, với Mike, Beth và tôi ở một phía.

Bắt đầu với chị Tinh, người y tá đã ở bên chúng tôi trong hai tuần đầu tiên, tôi nhớ là chị đã nói chuyện với chúng tôi về cuộc cách mạng và đã cho thuốc men khi chúng tôi cần đến. "Với chị ấy, Beth xin gửi lại chiếc khăn quàng và chúng tôi hy vọng rằng anh sẽ lo sao để chị ấy nhận được nó, cùng với danh sách tên và địa chỉ của chúng tôi." Tôi trao cho anh Hai chiếc khăn quàng nhỏ màu nâu mà họ đã nhìn thấy Beth cột trên mái tóc đuôi ngựa của cô ấy hầu như mỗi ngày. Anh Hai lặng lẽ nhận chiếc khăn rồi đặt nó trên sàn trước mặt anh.

Kế tiếp là Ban Tun, theo thứ tự ngược vê cấp bậc và tôi cố gắng nói đùa vui một chút về người Campuchia thân thiện này: "Chúng tôi sẽ luôn nhớ đến anh như một người lính tốt và một người bạn tốt, nhưng chúng tôi cũng sẽ nhớ đến anh như một người đã đem cho chúng tôi nhiều rau quả - một số rất ngọt và một số rất đắng." Các du kích bật cười vì họ nhớ lại những quả cam dại của Ban Tun, quá đắng và dính nhựa đến nỗi anh Ba đã phải xé miếng giấy gói trà thành các mẩu nhỏ phát cho mỗi người để cố chùi nhựa dính trên răng. Tôi nói tiếp: "Vì vậy chúng tôi muốn gửi anh một con dao bấm để giúp anh lột rau quả mà anh sẽ thu thập được từ giờ trở đi. Nhưng có một vấn đề nhỏ. Ấy là ở Mỹ có điều mê tín dị đoan là tặng dao cho nhau sẽ làm hỏng tình bạn. Do đó tôi cũng sẽ gửi Ban Tun một đồng xu Mỹ tôi tìm thấy trong túi xách của tôi, và chúng ta sẽ xem con dao như một món đồ mua bán hơn là một tặng phẩm."

Wang, cậu học sinh người Hoa từ Phnom Penh, đã luôn ngưỡng mộ cái cắt móng tay mạ crom của tôi mua tại một cửa hàng quân đội Mỹ ở Sài Gòn. Tôi nhắc lại rằng Wang giống như một công tử bột, và cái cắt móng tay này là để giúp anh tiếp tục hấp dẫn các cô gái.

Còn anh Tư, người dẫn chúng tôi đi theo các con đường mòn băng đồng và xuyên rưng vào ban đêm, luôn đội cái mũ rộng vành, mặc áo màu xanh dương, và quần xanh lá cây, đi lặng lẽ như một con chuột hay một con cú. "Mặc dù cái mũ rộng vành đã gắn liền với hình ảnh của anh, chúng tôi hy vọng thỉnh thoảng anh sẽ đội cái mũ bê-rê này để nhớ về một thời chúng ta sống với nhau."

Anh Ba, trong bộ đồng phục ka ki tinh tươm, đang bình thản chờ tới lượt mình. Tôi nói: "Với anh Ba, người lính giỏi giang đã từng cứu mạng chúng tôi hai ngày trước đây và cả vào cái ngày đầu tiên chúng tôi đến, chúng tôi muốn gửi lại anh chiếc chìa khóa căn nhà của Mike ở Sài Gòn như một cách biểu thị rằng chúng tôi sẽ luôn chào đón tất cả các anh đến nhà của chúng tôi chừng nào chúng tôi còn sống trên đời." Mike trao cho anh ấy chiếc chìa khóa bằng đồng. Anh Ba đưa lại cho anh Hai để đặt nó vào một dãy cùng với các món quà khác trước mặt anh ấy, mỗi món đặt trên một mẩu giấy ghi tên người nhận và họ tên chúng tôi.

Tôi tiếp tục: “Và bây giờ tới anh Hai, một người lãnh đạo hoàn hảo của cái nhóm nhỏ này chăm lo cho chúng tôi rất tốt. Chúng tôi sẽ nhớ về anh như một người giảng giải về cách mạng, một người cung cấp thông tin hàng ngày, một đầu bếp xuất sắc, nhưng đặc biệt là một người chơi cờ vua. Chúng tôi xin gửi lại anh những quân cờ để anh có thể tiếp tục chơi sau khi chúng tôi ra đi." Tôi trao cho anh ấy các quân cờ được gói trong một chiếc khăn tay của tôi.

Tôi nói tiếp: “Những quân cờ này được chế tạo thô sơ, và sẽ không thể sử dụng lâu dài lắm đâu vì chúng được đẽo gọt từ gỗ tươi. Chúng tôi hy vọng rằng so với tuổi thọ ngắn ngủi của chúng, tuổi thọ của cuộc chiến tranh này còn ngắn hơn và đến thời điểm chúng hết xài được nữa thì cuộc chiến đấu vì độc lập tự do của các anh cũng dã kết thúc thắng lợi."

Mike đã đúng khi nhận xét về sự khôn khéo của các du kích. Anh Hai đã sẵn sàng để có bài đáp từ. Anh đã nói một cách dịu dàng và nhiệt thành, thỉnh thoảng ngừng lại để Mike phiên dịch. Anh nói: "Chúng tôi hiểu rằng các món đồ này không có giá trị cao lắm. Đó chỉ là những kỷ vật nhỏ bé đơn sơ. Nhưng mặt khác chúng rất quan trọng. Chẳng hạn, cái chìa khóa mà các anh trao cho chúng tôi có ý nghĩa là bất cứ lúc nào tôi muốn tôi có thể vào thẳng nhà các anh. Nó có nghĩa là nhà anh là nhà tôi. Nó biểu hiện rằng tất cả chúng ta là bạn bè rất thân thiết."

Anh tiếp: "Xin đừng nghĩ rằng chúng tôi không hiểu ý nghĩa của việc các anh tặng cho chúng tôi những món quà này. Chúng tôi hiểu rất rõ ràng. Nếu như các anh tặng chúng tôi tiền bạc thì chỉ có ý nghĩa rất nhỏ. Nhưng những món quà này lại có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi. Xin các anh đừng buồn vì chúng tôi sẽ trao lại những món này cho các anh. Khi đưa trả lại cho các anh, chúng tôi xem đây là những món đồ của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng khi các anh sử dụng chúng các anh sẽ nghĩ rằng đây là những món mà chúng tôi đã trao cho các anh và sẽ nhớ đến mỗi người trong chúng tôi." Rồi anh nhặt từng món lên, bình phẩm về chúng, đặt trở lại chỗ cũ, và quay sang phía anh Ba.

Anh Ba lên tiếng: “Trước hết cho tôi cám ơn các anh rất nhiều về sự chu đáo này. Trong suốt những tuần lễ sống chung với nhau, mối quan tâm lớn nhất của chúng tôi là làm sao các anh được khỏe mạnh và hài lòng. Lúc các anh đau ốm hay bơ phờ thì chúng tôi cũng buồn bã vì cảm thấy đã không chăm lo đầy đủ cho các anh. Chúng tôi không xem các anh như các tù binh mà là như các du khách lạc đường. Giả dụ như chúng tôi được thông báo trước về việc các anh đến đây, và giả dụ lý lịch của các anh đã rõ ràng lừ đầu, hay giả dụ như trong thời bình yên, thì chúng tôi đã có thể làm hơn rất nhiều để chăm lo cho các anh. Nhưng giờ đây, khi các anh sắp sửa trở về nước hay trở về với công việc của các anh, đối với chúng tôi các anh đã vượt qua được và nay chúng tôi coi các anh như bạn bè."

Chúng tôi bối rối và hơi bị tổn thương về việc anh Hai từ chối các món quà. Chúng tôi hiểu rằng trong việc này có vấn đề thể diện, rằng tính khiêm tồn và nhún nhường là nằm trong số đức tính được coi trọng nhất ở Á Đông, và trả lại một món quà mà mình muốn giữ lại thì vinh dự hơn là chấp nhận nó. Chúng tôi cũng nghĩ rằng quan niệm cách mạng về việc kiêng dè đối với tài sản vật chất và khước từ mọi lợi ích vật chất cũng có tác động trong việc này.

Anh Ba nhìn thấy sự thất vọng của chúng tôi và có vẻ cố tỏ ra một công thức cho phép các du kích chấp nhận các món quà đó: "Thông thường, phong tục của chúng tôi là tặng một kỷ vật để đáp lại một món đã tặng cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi cảm thấy trong trương hợp này, vì các anh phải đi trở lại phía bên kia và phải trải qua một thời gian nguy hiểm và khó khăn, nên tốt hơn hết là chúng tôi không gửi một thứ gì để các anh phải mang theo. Chúng tôi sẽ thảo luận chuyện này với các cấp trên, và có lẽ sẽ có thể thu xếp để gửi các tặng phẩm cho các anh về sau này."

Sống chung với họ trong năm tuần lễ, chúng tôi đã nhìn thấy toàn bộ của cải đơn sơ của họ và biết rằng họ không hề có một món gì để có thể dành ra làm tặng phẩm chia tay cả. Hai người trao đổi với nhau một lát, rồi anh Hai lại cố gắng giải thích. Anh nói với Mi ke: "Anh đã cưới một cô gái Việt Nam, và anh đã biết phong tục khi anh gửi hai hay ba ngàn đồng cho gia đình cô ấy thì gia đình cô ấy tìm cách gửi lại một món quà có trị giá bằng đúng số đó cho gia đình anh để cho mỗi bên đều nhận được một cái gì đó và không ai mất mát gì cả. Đấy là phong tục Việt Nam, phong tục châu Á, và vì thế mà chúng tôi phải tặng lại các món quà này cho các anh. Tất cả ngoại trừ các quân cờ - chúng tôi đã thấy các anh đẽo gọt chúng khi các anh ở cùng chúng tôi, và chúng tôi vui lòng giữ chúng lại nơi đây sau khi các anh ra đi." Anh lần lượt đặt chiếc khăn quàng, con dao và đồng xu, cái cắt móng tay và chiếc chìa khóa vào trong cái mũ bê-rê. Anh lấy các quân cờ ra khỏi chiếc khăn tay và giữ chúng lại. Rồi anh xếp ngay ngắn khăn tay, bỏ vào cái mũ bê-rê cùng với các món khác, rồi đưa qua cho tôi.

Anh nói:

Chúng ta đã được gặp gỡ nhau trong một cảnh ngộ lẽ ra đã cản trở không cho chúng ta trở nên quen biết nhau. Nhưng chúng ta đã trở nên hiểu biết lẫn nhau. Sắp tới đây giữa chúng ta sẽ có một khoảng cách rất lớn, nhưng chúng tôi sẽ không quên các anh. Tất cả chúng ta đều thuộc về xã hội, và người trí thức các anh sẽ đóng một vai trò quan trọng ngay cả khi cuộc cách mạng của chúng tôi đã thành công. Chúng tôi sẽ nghĩ đến các anh và phong trào cách mạng ở các nước bên ngoài các nước Đông Dương chúng tôi. Xã hội loài người cũng giống như cái đèn đầu nhỏ bé của chúng tôi, với bấc đèn, thân đèn, chụp đèn, dầu hỏa và các bộ phận khác. Mỗi bộ phận đều có chức năng cần thiết để cái đèn tỏa sáng. Những người trí thức rất quan trọng trong xã hội loài người. Như ta đã từng nói với anh trươc đây, các anh có thể giải thích về cuộc cách mạng của chúng tôi cho các dân tộc nghèo khổ và bị áp bức trên thế giới.

Chúng tôi sẽ nhớ đến các anh theo hai cách. Thứ nhất, bàng cách nỗ lực phấn đấu để đem lại độc lập cho dân tộc chúng tôi, kết thúc xâm lược và nô lệ ở đất nước chúng tôi. Thứ hai, chúng tôi sẽ nghe kỹ trên đài phát thanh tin tức về các bài mà các anh sẽ viết. Chúng tôi có hai niềm hy vọng về các anh: thứ nhất, chúng ta có thể gặp lại nhau khi hòa bình đến và thứ hai, các anh sẽ trở thành những người lãnh đạo cuộc cách mạng tại nước các anh - nếu không phải là lãnh đạo lớn thì là lãnh đạo nhỏ. Nhiều người lính Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam sẽ trở về nước sẵn sàng để hành động cho các đổi thay cách mạng tại Mỹ, cũng như một số người Algeria bị buộc phải tham gia chiến đấu bên phía Pháp ở Đông Dương đã trở về và đã llàm cách mạng ở Algeria.

Chúng tôi hy vọng rằng các anh sẽ trở về Mỹ và Canada nói cho các lãnh tụ chính trị, các thượng nghị sĩ và dân chúng biết về kinh nghiệm của các anh ở đây và chúng tôi thật sự là như thế nào. Nếu không vì những hành động của Nixon và không vì cuộc xâm lược của Mỹ cũng như những khó khăn do cuộc chiến tranh này gây ra thì chúng ta đã có hòa bình và thời gian của các anh ở đây đã vui vẻ hơn rất nhiều.

Nghi lễ kết thúc, những người kia rút về góc của họ trong căn nhà, ngoại trừ anh Tư, anh ngồi xuống lại với chúng tôi và hỏi chúng tôi có thích xem ảnh của vợ anh ấy không. Anh lấy từ trong túi ra một tập chứa ảnh bằng nhựa và lật tới bức ảnh một cô gái Việt Nam xinh đẹp. Bức ảnh đã bị ố và ngả màu. Anh nói: "Cô ấy cho tôi từ năm năm trước. Nó vẫn nguyên vẹn cho tới khi bị thấm nước vào cái đêm chiếc xe bị mắc kẹt. Vài tấm ảnh bị ướt và tôi đã phải đem phơi." Một bức ảnh khác cho thấy người vợ và đứa con gái nhỏ của anh - "với nước da ngăm đen giống tôi."

“Tôi rất buồn về vợ và đứa con gái tôi. Vợ tôi chết cách đây hai tháng ở Prasaut. Tôi không thể chăm sóc con gái tôi, đã lâu không gặp và không biết nó ra sao. Nhưng tôi cảm thấy tôi không thể làm tròn bổn phận một người cha khi mà đất nước chưa được giải phóng, cuộc xâm lược của Mỹ chưa kết thúc và nhân dân chưa thoát vòng nô lệ. Rất có thể tôi sẽ già nua trước khi được làm tròn bổn phận với gia đình tôi, nhưng tôi thấy phải như vậy thôi."

"Đây là một thực tế của cuộc cách mạng. Những người vợ thường chết hoặc phải phân ly với chồng họ. Gia đình là thứ yếu. Nghĩa vụ đối với gia đình vốn rất mạnh mẽ Việt Nam, nhưng phải gác lại vô thời hạn. Phần thưởng duy nhất là sự thắng lợi của cách mạng, và thắng lợi này có thể không đến với mình mà chỉ đến với cả phong trào."

"Phụ nữ Việt Nam rất thích và muốn lập gia đình với các chiến sĩ giải phóng. Nhưng mọi chiến sĩ giải phóng đều sợ rằng họ sẽ chết." Anh mỉm cười như anh vẫn mỉm cười mỗi khi nói chuyện nghiêm túc. "Vợ tôi luôn luôn lo lắng cho tôi. Cô ấy luôn sợ rằng tôi sẽ bị giết chết. Nhưng hóa ra cô ấy lại chết mà tôi còn sống. Rất có thể chúng tôi sẽ phải hy sinh vì cuộc đấu tranh. Nhưng sẽ luôn có những người khác thay thế chúng tôi. Cuối cùng thì phong trào của chúng tôi sẽ chiến thắng."

Ban Tun bước đến trong lúc anh Tư nói. Ngươi Campuchia ấy chỉ hiểu lõm bõm những điều đã được nói bằng tiếng Việt, nhưng lại rất chú ý đến các tấm ảnh của anh Tư. Anh cầm lấy xấp ảnh và nhìn chăm chú vào bức ảnh người vợ của anh Tư. Anh Tư nói với Ban Tun bằng tiếng Campuchia, với nụ cười buồn: "Cô ấy chết rồi." Ban Tun ngẫm nghĩ một lát rồi nói, “Vợ tôi cũng chết rồi." Anh đem tập đựng ảnh đến bên cánh cửa hông nơi nhìn ra những cây dừa trong ánh nắng chiều tà, mở máy phát thanh lên, rồi nằm xuống, nhìn tấm ảnh người vợ của anh Tư trong nửa giờ, đắm chìm trong suy nghĩ.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx