sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 3: Cội Nguồn

Nhiều người hỏi tôi tại sao và như thế nào mà tôi đã đến với Việt Nam.

Từ bé tôi ước mơ làm nghệ sĩ ballet. Vừa tròn 5 tuổi, tôi đã thi đỗ vào "lớp dự bị của dự bị" của nhà hát Bôlsôi. Và có thể nói tôi đã biết múa trước khi biết đọc chữ. Song một điều bất ngờ xẩy ra khi tôi 8 tuổi: tôi bị ốm viêm họng và sau đó có triệu chứng bệnh tim. Thực ra, bệnh đó tôi không hề cảm thấy, nhưng bác sĩ đã nghiêm cấm tôi việc nhẩy múa. Đối với tôi, đó là một thảm họa thực sự, và tuy còn quá nhỏ, tôi đã có cảm giác cuộc đời vậy là đã không thành. Tôi liền bỏ cả học ở trường phổ thông, chỉ nằm trên giường, gần như không muốn sống. Thấy vậy, bố mẹ tôi đâm lo, và lại gọi bác sĩ lần này là tâm lý thần kinh. Bác sĩ nói chuyện với tôi rất lâu và đã thuyết phục được tôi rằng: rất có thể, dần dần tôi sẽ khỏi bệnh tim, và trở lại với ước mơ của tôi. Nếu không là nghệ sĩ ballet, thì nghệ sĩ sân khấu vậy. Với chính niềm hi vọng đó, tôi đã "trở lại cuộc sống", và khi học lớp 5 phổ thông, tôi đã bắt đầu tham gia Studio sân khấu của thanh thiếu niên Mátxcơva. Tôi học ở trường không giỏi lắm, song có hai môn: Nga văn và tiếng Pháp, tôi lại khá nhất lớp. Tốt nghiệp phổ thông, năm đó tôi cùng bố mẹ đi nghỉ hè ở Lítva, quê ngoại, để sau đó trở về Mátxcơva thi vào đại học. Cho tới thời gian đó bố mẹ tôi vẫn chưa trở lại với chủ đề tôi sẽ học ở đâu, nên tôi cứ đinh ninh là Trường nghệ thuật sân khấu. Nhưng ngay trên tầu đi Lítva, bố tôi đã tranh thủ nói rõ cho tôi biết, gia đình không thể chấp nhận tôi trở thành nghệ sĩ chuyên nghiệp. Tôi thì không chấp nhận ý kiến đó, và từ ấy gần như đối với tôi, ngày nào cũng kết thúc bằng cơn phẫn nộ của bố, và trận nước mắt "không muốn sống" của tôi.

Sau một tháng "nghỉ" trở về Mátxcơva, vô tình trên tầu chúng tôi làm quen với một bà giáo sư dạy tiếng Pháp ờ trường Đại học tổng hợp Lômônôxôp, khoa văn. Biết chuyện của tôi, bà liên đề nghị một phương án "thỏa hiệp": tôi sẽ thi vào khoa văn của bà, bộ môn Pháp văn, và đồng thời bà sẽ giới thiệu tôi vào đoàn sân khấu quốc tế nghiệp dư mới hình thành ở Mátxcơva, diễn bằng tiếng Pháp. Bố mẹ tôi rất hoan nghênh, và tôi cũng đồng ý, mặc dù vẫn cho đó là một sự nhượng bộ. Hi vọng đây.là nhượng bộ cuối cùng, khi tôi tự ý thức được sự tồn tại của chính tôi trong hôm nay và ngày mai.

Hôm đi nộp giấy tờ, tôi dừng lại trước cửa một khoa khác của trường Lômônôxôp ấy - khoa phương Đông học- 1, và tôi bị lôi cuốn bởi những tên nước, thứ tiếng và những môn học lạ được quảng cáo ở đây: Lịch sử Ai cập cổ đại... Văn học Iran... Nghệ thuật Nhật Bản... Triết học ấn Độ.:. Không chút do dự và không cần bàn với ai, tôi liền nộp đơn thi vào bộ môn "văn học Iran".

Tôi đã thi đỗ mặc dù số lượng nữ sinh được nhập bị hạn chế không quá 10% tổng số sinh viên năm thứ nhất. Nhưng lại một "thảm họa" mới đang chờ tôi: là nữ và lại gốc Do Thái, tôi không thể được nhận học về bất cứ nước nào có đạo Ixlam, bởi vì như thế thì không thể đi thực tập ở những nước đó như chương trình năm thứ 3 thứ 4 của trường đề ra...

Thế rồi cùng với những người khác mà lý do này nọ không được học đúng chuyên môn lựa chọn trong đơn (ví dụ như số người thi vào môn Nhật-bản-học thì có hơn 30, trong khi một lớp không quá 5 đến 7 người), tôi phải chuyển đến một khoa mà không ai biết cả: Đông-nam-á. Và phải chọn một trong những nước đó. Đọc đi đọc lại cả loạt địa danh, mà thú thật với các bạn tôi chưa được nghe đến lần nào, tôi thật bối rối: Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Philíppin, Xiêm và Miến-điện... Duy có một nước là Inđônêxia thì tôi đã biết đến qua một cuốn album tranh hội họa rất đẹp trong bộ sưu tập của Xucarnô... Thế là tôi bắt đầu học tiếng Inđônêxia, với một tâm trạng rất nặng nề rằng số phận lại không công bằng đối với tôi. Học được một tháng, lại có tin "sét đánh": trong năm người được nhận học tiếng Việt thì loại ra ba người, vì khó quá học không nổi. Cho nên phải điều động ít nhất là một người từ khoa Inđônêxia. Có cần phải nói rằng người đó lại chính là tôi? Vì lý do rất đơn giản: ở đây còn có dậy tiếng phương Tây của mẫu quốc trước đây. Đối với tiếng Inđônêxia đó là tiếng Hà Lan, nên những học sinh trước kia ớ phổ thông, học tiếng Đức thì hợp hơn. Còn tôi... vốn giỏi tiếng Pháp.

Khi biết mình phải chuyển sang học tiếng Việt, một lần nữa và là lần thứ mấy rồi, tôi rơi vào tâm trạng "không muốn sống". Tôi gặp hiệu trưởng van xin, nhưng ông từ chối. Tôi liền bỏ học và ra "tối hậu thư ‘, thà lấy giấy tờ về... Ông bố tôi quá lo lắng, và mặc dù rất ngại nhưng vẫn phải sử dụng toàn bộ quan hệ của mình trong giới giáo sư đại học (hồi đó ông dạy ở trường Đại học Ngoại giao, nơi cũng có nhiều người liên quan đến Phương-đông-học). Và rồi ông đã tìm được một người kỳ cựu trong Thổ-nhĩ-kỳ-học. Ông ấy liên lạc với Hiệu trưởng và cho biết là sẽ nhận tôi vào lớp học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ do ông phụ trách. Hiệu trưởng buộc phải đồng Tôi nhớ mãi ngày hôm ấy. Vào giữa tháng 10, thời tiết còn ấm áp, bầu trời xanh biếc với ánh nắng chan hòa càng làm nối bật thêm màu sắc rực rỡ-vàng, đỏ, tím của lá cây mùa thu. Buổi sáng tôi vừa gặp ông Hiệu trưởng và nhận ân huệ: cho phép chuyển sang lớp Thổ Nhĩ Kỳ. Tôi rất vui ghé. qua lớp tiếng Việt mà tôi đã bỏ hai tuần nay để "từ biệt". Nhưng không hiểu do sự lầm lẫn của ai- tại phòng đó không phải là lớp của tôi đang học, mà là tiếng Việt năm thứ 3. Tôi bước vào phòng, và đã nhận ra là mình đã nhầm. Trong phòng có bốn người: ba sinh viên lạ mặt và một người Việt Nam- thầy giáo của họ. Đó là anh Nguyễn Đức Nam, và tôi đã yêu anh ngay từ khoảnh khắc hai cặp mắt chúng tôi gặp nhau.

Hôm ấy khi tan giờ học, anh đã tiễn tôi ra bến xe. Bầu trời vẫn xanh rực nhưng gợn chút mây hồng, lá vàng rụng đầy đường. Chúng tôi bước bên nhau im lặng. Và khi tới bến xe, xe đã ở đó và sắp chuyển bánh, nên không có thì giờ "lưu luyến". Anh nhẹ nhàng khoác vai tôi, và tôi chạy mấy bước cho kịp lên xe. Cả hai chúng tôi đã biết điều gì sắp xẩy ra.

Sáng hôm sau, tôi đến phòng ông Hiệu trưởng và xin lỗi vì "sau khi suy nghĩ kỹ, cháu vẫn xin học tiếp khoa Việt ngữ". Ông nhìn tôi sửng sốt. Không đợi ông trả lời, tôi khe khẽ "cảm ơn" và chạy ngay khỏi đó.

Đối với tôi đó là mối tình đầu, và tôi đã đón nhận với sự hân hoan của một thiếu nữ lãng mạn đã gặp "hoàng tử" hằng mơ ước. Chúng tôi yêu nhau say đắm, và suốt mấy năm trời ấy rất hạnh phúc.

Trong những năm tháng trôi qua nhanh, và dù được sưởi ấm bằng ngọn lửa tình yêu, giữa chúng tôi luôn luôn ám ảnh bởi cuộc chia ly một lúc một tới gần. Trước lúc chia tay, anh có hứa là sẽ "cố tìm cách" để chúng tôi mãi mãi sống bên nhau. Và tôi đã tin. Không phải tôi tin vào lời nói của anh đâu, nhưng tôi tin ở sự công bằng cao cả của Thượng-đế trước tình yêu mãnh hệt của tôi. Và niềm tin đó đã giúp tôi sống qua những ngày tháng tê tái đầu tiên khi chúng tôi xa nhau.

Bất chấp mọi khó khăn trở ngại, sự kiểm duyệt gắt gao từ phía Việt Nam, chúng tôi vẫn thường xuyên viết cho nhau những lá thư đầy âu yếm và nhớ nhung. Khi đó tôi còn quá trẻ và quá ngây thơ. Tôi chưa biết về cái thú của đàn ông Việt Nam được có một mối tình giây phút rỗi rảnh, ngồi với bạn bè hay một mình với ly trà, cốc rượu, ngắm trăng và hình dung rằng người yêu của mình ớ phương trời nào cũng đang ngắm cùng một trăng sao đó...

Đúng, hồi ấy tôi chưa được biết đến đặc tính đó, nên tôi rất đau khổ. Nhưng dần dân tôi đã biết. Tôi đã trở thành nhà báo, gặp và quen nhiều người Việt Nam khác. Khi quan hệ giữa hai nước bình thường trở lại- sau thời cách mạng vãn hóa Trung quốc- thì nhiều bạn cũ lại sang Liên Xô. Anh cũng đến Mátxcơva mấy lần, nhưng tôi tránh anh. Tôi không muốn gặp, không phải vì sợ trở lại với những kỷ niệm cũ, mà vì tôi đã trở thành người hoàn toàn khác. Hơn chục năm trôi qua, từ một cô bé ngây thơ tóc vàng mắt xanh ngơ ngác, gặp cặp mắt đen láy của "Hoàng tử Phương Đông" ở ngưỡng cửa giảng đường số 8. Tôi "đã chết trong lòng" quá lâu, và cái chết đó diễn ra quá đau, nên tôi không muốn phải trở lại, dù là triệu chứng nhỏ của sự đau đớn đó...

Tôi cứ tránh, anh thì ngược lại. Anh đã sử dụng mỗi dịp gặp nhau để nhắc lại những kỷ niệm xa xưa, đưa cho tôi đọc bài "Tình già" của Phan Khôi, nhắc lại những bài thơ cũ của anh sáng tác tặng tôi, viết những bài thơ mới... Nhưng tôi không còn cảm thấy thú vị và cần thiết nữa...

Mỗi một lần tôi đã cần ờ anh một sự giúp đỡ, đó là tháng 10 năm 1987- năm thứ 70 của Cách mạng tháng 10, và năm thứ hai của công cuộc Perextrôica một xây một phá của chúng tôi. Tôi sang Hà Nội để làm một chương trình trên Đài truyền hình, và tôi cần mời ba vị khách cho chương trình đó. Tôi nhờ anh mách cho ba nhân vật để thực sự gây "tiếng vang", bởi vì khi đó tôi chưa biết gì lắm về giới trí thức Hà Nội. Cho tới nay tôi vẫn còn giữ mảnh giấy nhỏ có chữ viết của anh đề tên ba người: Nguyễn Khắc Viện, Lưu Quang Vũ, Dương Thu Hương.

Buổi truyền hình đó thành công. Theo tôi là thế, và theo khán giả Liên Xô khi xem chương trình đó cũng vậy. (Còn ý kiến của khán giả Việt Nam tôi không rõ lắm, bởi vì qua thư từ tôi nhận được, chủ yếu họ khen tôi nói tiếng Việt-điều đó ắt không phải là mục đích của tôi khi thực hiện "bàn tròn" ấy )

Song khi sang Việt Nam lần sau, tôi đã gặp anh với tâm trạng biết ơn sâu sắc về "Lời mách" quá hay kia. Chúng tôi gặp nhau ở khách sạn Thống Nhất, nơi tôi ở, và gần như là khách duy nhất của khách sạn vì đang sửa chữa. Chúng tôi gặp nhau rất tự nhiên, tựa như không hề có những năm tháng dài vừa qua. Và cũng rất tự nhiên trở lại sự say đắm và nỗi đau đớn của thủa nào.

.... Mấy ngày sau tôi trở về nước, và chỉ hai tháng thôi là biết cái tin bi thảm: anh bệnh hiểm nghèo -xơ gan- một thứ bệnh thường kéo dài khá lâu nhưng ở anh thì đến bất ngờ, và cũng bất ngờ nhanh chóng đưa anh đến cõi chết. Thế là một lần nữa tôi phải chịu nỗi đau đớn với anh, và lần này chúng tôi xa nhau vĩnh viễn. Tôi đến Hà Nội mấy hôm sau ngày an táng, nhưng bình tro bà vợ anh để ở nhà, nên tôi không tiện viếng.

Tôi quên chưa nói một điều: Tuy rằng tất cả những gì tôi biết, tôi hiểu và tôi yêu về Việt Nam là do, tại và qua anh Nam, nhưng tôi không bao giờ nói chuyện với anh ấy bằng tiếng Việt. Chúng tôi chỉ nói chuyện bằng tiếng Nga hoặc bàng tiếng Pháp như vào những năm "thầy trò" xa xưa. Vì tôi không dám, và anh cũng không cho rằng tôi có khả năng nói chuyện với anh bằng tiếng Việt.

--------------------------------

1 Nay gọi là Trường đại học các nước Á Phi (ISAA)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx