sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 4: Tô Hoài

Phần lớn người học Việt ngữ ờ Liên Xô vào một thời kỳ nhất định, đều được nghe giảng về nhà văn Tô Hoài 1. Tôi thì không được như vậy. Bây giờ tôi vẫn không nhớ vì lý do gì mà tôi đã vắng mặt tại các buổi học đó. Tôi vẫn biết chắc thầy giáo của chúng tôi có dành từng ấy tiết học để nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, nhưng trong tôi đó là một điểm trống.

Tốt nghiệp trường Đại học, tôi đã làm quen với văn sĩ Marian Tkasôv, ông đã viết vô số bài tiểu luận, dịch vô số tác phẩm Việt Nam ra tiếng Nga, từ thơ Lê Thánh Tông đến truyện ngắn Nguyễn Công Hoan... Và khi làm quen, ông đã tặng tôi cuốn sách dày khoảng 600 trang đo ông dịch vừa được xuất bản. Vốn là người giầu tính khôi hài, ông đã đề trên trang đầu: "Thân tặng Irina hòn gạch này... không, không phải để đọc, mà là để... tự vệ!" - Đó chính là tác phẩm của Tô Hoài. Và tôi đã đọc.

Ít lâu sau, tôi đã được gặp tác giả. Đó là thời kỳ "trì trệ nở rộ" như chúng tôi hay gọi thời cuối những năm 70, đầu 80. Và những nhà vãn Việt Nam thường đảm nhiệm luôn thêm các chức vụ "oai hùng" trong các tổ chức xã hội nữa. Chẳng hạn ông Huy Cận - bảo vệ hòa bình, Nguyễn Đình Thi - đoàn kết Á Phi. Tô Hoài - cũng cái gì đó tương tự. Còn tôi thì thường xách máy ghi âm cồng kềnh cố lắp micrô Hunggari đến phỏng vấn các vị khách quí Việt Nam.

Ngồi nói chuyện với Tô Hoài trong khách sạn của trung ương Đảng cộng sản Liên Xô cũ (để phân biệt với khách sạn mới của họ ở đường Đimitơrôp) tôi chợt có một cảm giác: người này tuy tôi chưa gặp bao giờ nhưng tựa như đã gặp rất nhiều ra lần. Ôi! các bạn đừng tìm trong câu này những ý tứ sâu xa. Câu này có ý nghĩa đích thực của nó thôi: chưa gặp mà đã tưởng là gặp rồi, chưa nghe mà tưởng đã nghe nhiêu lần rồi! Đúng thế, bài trả lời phỏng vấn của ông Hoài không có một câu nào, một ý nào mà tai có thể vướng vào vì mới lạ... Cuộc nói chuyện diễn ra như luồng nước chảy, thanh bình, đều đặn, nhạt nhẽo, không có vị. Cũng như cuốn sách kia: tôi chưa đọc, mà cứ như đã đọc nhiều lần rồi, tương tự như hàng chục tác phẩm của hàng chục tác giả: Liên Xô? Việt Nam? Trung Quốc? Tiệp Khắc hay Kazakhxtang, bất kể... Không khác chi nhau, tầm cỡ vừa phải, văn phong vững chãi, không đến mức sắc xảo, không đến nỗi nghèo nàn... chỉ thường thường bực trung".

Song có một điều tôi phải cảm ơn ông. Thấy tôi nói tiếng Việt khá và là người đọc trên Đài, ông lấy làm quí mến. Ông bảo rằng chính ông là thính giả thường xuyên nghe Đài chúng tôi. Đặc biệt như ông nói, giọng nói ấm áp giàu tình cảm của Irina. Thường thường vào ban đêm khi cả nhà đã ngủ rồi, ông mở chiếc đài bán dẫn bé tí tẹo để trên gối, đeo ống nghe để khỏi ảnh hưởng tới gia đình, và để thêm... gần gũi với người đọc...

Ông kể chuyện này với lời lẽ thật hấp dẫn, truyền cảm làm tôi thích thú quá, tha thứ cho cả bài phỏng vấn vô vị kia.

Ra về, lúc bước xuống bến xe điện ngầm, tôi mới chợt nhớ ra rằng Đài chúng tôi không có chương trình phát vào ban đêm. Hồi đó buổi phát cuối cùng kết thúc vào 8 giờ tối, theo giờ Việt Nam.

Đó là bài học về "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa" 2, mà sau này nhiều khi được nghe những lời khen ngợi có phần hào phóng, là tôi liền nhớ lại ngay ông Tô Hoài để cảm ơn và... cảnh giác.

--------------------------------

1 Nhà văn Tô Hoài sinh năm 1920. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Dế Mèn Phiêu Lưu Ký (1941)

2 Về "chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa", tác phẩm Tây Bắc viết về công cuộc xây đựng chủ nghĩa xã hội của người Mèo ở vùng Tây Bắc mà Tô Hoài đã được Hội Nhà Văn Á-Phi trao giải thưởng "Hoa Sen" (1967)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx