sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 7: Nguyễn Đình Thi

Từ trước khi quen trực tiếp, tôi đã có thái độ tôn kính đối với Nguyễn Đình Thi. Và cho đến bây giờ, nhiều người quen của tôi vẫn cho rằng đối với tôi - Nguyễn Đình Thi là "Thần tượng." 1

Ngay ở Mátxcơva, khi còn là sinh viên, tôi đã gặp Mađeleine Riffaud, tác giả Les articles lumineux dictés au fond de la nuit (10), cũng như đã thoáng quen với chị Tuệ Minh sang thực tập ở Trường Điện ảnh Mátxcơva. Cũng đã từng nghe Marian Tkasôv kể lại về ông Thi. Nhưng mãi sau khi ông sang Liên Xô thường xuyên với tư cách tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam, và tôi thì làm phóng viên chính thức của Đài phát thanh Mátxcơva, tôi mới tiếp xúc với ông nhiều. Ông đã nhiều lần tham gia chương trình "Câu lạc bộ truyền thanh" do tôi phụ trách vào những năm 80 ấy. Và tôi cũng gặp ông thường xuyên ở Việt Nam - chình ông đã giới thiệu tôi với Trịnh Công Sơn và Nguyễn Quang Sáng - ở Sài Gòn, cũng như trước đó ở Mátxcơva, ông đã giới thiệu tôi với Nguyễn Minh Châu.

Đối với tôi nhiều kỷ niệm đầy xúc động gắn liền với hình ảnh ông.

Trong chuyến đi An Giang, ông tới viếng mộ em gái mình, và đã gặp cảnh thương tâm. Mộ bị bỏ hoang không ai trông nom, mặc dù chồng của bà ta vẫn ở đó, nhưng đã có vợ và con mới. Thằng cháu duy nhất của ông Thi lúc đó khoảng 14 tuổi, rõ ràng là bị dì ghẻ đánh đập và hành hạ đủ kiểu. Mấy lần nó đã bỏ trốn, không tiền không của, mò ra Hà Nội tìm người bác. Nhưng ông Thi không thể giữ lại, buộc phải đưa nó về An Giang. Lần này (mà tôi chứng kiến) nhìn ông Thi bằng cặp mắt rưng rưng, thằng nhỏ đã thề không trốn nhà nữa. Nhưng chúng tôi đều hiểu, đối với nó, lời thề đó chẳng khác nào lời kết án tử hình, đoạt đi mọi niềm hi vọng. Tựa như muốn dẹp đi sự áy náy trong lương tâm, ông Thi đặt vào tay nó một nắm tiền, còn tôi thì quan sát vẻ thích thú xảo quyệt trên nét mặt láu cá của bà dì ghẻ và cả của ông bố nữa - tưởng chừng như những nhân vật trong các tác phẩm của Nam Cao hay Nguyên Hồng sống lại.

Có lần ở Sài Gòn, tôi đã chứng kiến ông Thi và ông Hoàng Hiệp cùng Trịnh Công Sơn tranh luận về hình ảnh "Lá đỏ", và tuy không kịp nghe hết, nhưng tôi vẫn thích thú trước cảm xúc của ông Thi đối với những hình ảnh nên thơ, mềm mại 2.

Cũng ở Sài Gòn, có lần vô tình tôi nghe ông Thi gọi điện đi đâu đấy, và nét mặt vốn nhân ái của ông càng được soi sáng bởi tình cảm âu yếm qua một câu rất giản dị "Madeleine, c’est moi."

Có lần ở Mátxcơva, ông đến nhà tôi chơi. Đó là vào mùa đông, ngoài trời băng giá 20 độ âm. Chúng tôi ngồi ăn cam, (những quả cam thơm màu orange thật sự, chứ không phải màu xanh-vàng như cam Việt Nam đâu nhé!) ông kể cho tôi nghe về những uất ức ông đã trải qua khi các vở kịch Nguyễn Trái, Con nai đen, bi cấm. Tôi cũng tâm sự với ông hoàn cảnh khó khăn riêng, khi đó chồng tôi có chuyện gay gắt với chính quyền - ông Thi đã có lời chia sẻ và động viên tôi rất thân thiết.

Và lại ở Hà Nội, tôi được gặp cả ông, cả Tuệ Minh. Hai người kể cho tôi về kế hoạch của họ đi tìm xương cốt chồng trước của Tuệ Minh (đã chết ở trại "cải tạo ) để chôn lại đàng hoàng... mà nếu không phải với cương vị của ông Thi, thì khó thực hiện điều đó.

Nhưng rồi cái Pêrêxtroika và "đổi mới" ở hai nước ta đã xẩy ra và quá trình dân chủ, không, không phải dân chủ, mà là "dân chủ hóa", cũng hé mở và bắt đầu phanh phui tấm màn màu hồng (màu máu?) từng che kín những chỗ loét trên thân thể xã hội. Và cũng lập tức trí thức ở mỗi nước chúng ta đã phân loại làm hai: những người hướng về tương lai và những người quay về quá khứ. Không hiểu do qui luật gì của cuộc đời mà cả một loạt nhà văn cỡ lớn của chúng ta, ở Nga và cả ở Việt Nam cũng thế, lập tức đứng về phía những người bảo thủ nhất trong số những người bảo thủ.

Tôi cũng gần quen nhiều người trong số đó, nên có thể loại trừ ngay lý do mưu lợi riêng hay bám vào đặc quyền đang bị mất, như điều đó thường giải thích cho tính bảo thủ của các cán bộ chính quyền và đảng. Không, với các nhà vãn, chuyện không đơn giản như thế, và đối với ông Thi, tôi càng thắc mắc, bởi vì chính ông đã từng nếm trải thế nào là sự quản lý của những kẻ thất học đối với nghệ thuật.

Rồi vụ Nguyên Ngọc xẩy ra, và tôi cũng biết vai trò của ông Thi 3. Cho nên khi ông sang Liên Xô vào dịp gần đó, như mọi khi chúng tôi gặp nhau, tôi phải nói nửa đùa nửa thật: Hay là anh muốn làm Jđanôv của Việt Nam? Tôi nói "nửa thật" thôi, và tôi không ngờ bị một phản ứng quá mãnh liệt của ông, một người luôn luôn rất hiền lành đối với tôi.

Từ đó tôi không bao giờ gặp lại ông. Nhưng câu chuyện này, đối với tôi không chỉ có vậy.

Trước đó vài tháng, tôi đã làm quen và có quan hệ thân mật với nhóm sang thực tập ở viện Khoa học xã hội, phần lớn là "đệ tử ‘ của cụ Trần Độ, mà tiêu biểu nhất là anh Tô Nhuận Vỹ, tổng biên tập tạp chí Sông Hương 4. Chúng tôi gặp nhau ở chỗ tâm huyết với sự nghiệp cải cách tiến bộ, và anh đã mời tôi sang dự lễ kỷ niệm 5 năm Sông Hương. Trước đó nữa, khi còn ở Mátxcơva, anh đã có những bài phát biểu mạnh bạo trên Đài Mátxcơva, cũng như tôi đã viết một bài cho Sông Hương theo yêu cầu của anh. Đó là lúc sự tương phản giữa nhóm anh Vỹ với nhóm ông Thi lên cao độ nhất. Đặc biệt tôi nhớ nhân vật Bùi Đình Thi đã gặp tôi mấy lần cốt để nói xấu anh Vỹ. Một người nữa - lại ở "phe" anh Vỹ là nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm, mà ông Thi muốn lôi kéo về phía mình, và hình như không phải là vô ích. Tóm lại, đó là thời điểm đầy mâu thuẫn giữa hai nhóm này, và tôi kết hợp vừa quan sát tìm hiểu tình hình đó, vừa thưởng thức một chuyến đi kỳ diệu đến mảnh đất Thừa Thiên cổ kính, tham quan và khâm phục những công trình văn hóa cổ và phong cảnh đẹp của cố đô. Dịp đó tôi cũng đã kết thân với nhiều người trong giới báo chí và văn nghệ của Huế, phần lớn họ đều là người có tâm huyết với sự nghiệp cải cách dân chủ. Và họ, nhất là anh Vỹ vẫn trêu tôi bằng câu "Đối với Irìan, ông Nguyễn Đình Thi là một thần tượng."

Song một điều lạ gây ấn tượng đã xẩy ra. Khi từ Huế vào Sài Gòn, tôi tìm phỏng vấn ông Trần Bạch Đằng, theo lời khuyên của chính anh Vỹ, và anh Vỹ nói rằng: đó là "vua không ngai của Việt Nam."‘ Đang ngồi phỏng vấn trong khu vườn xinh đẹp của ông, thì bỗng nhiên có... Bùi Đình Thi - cánh tay phải của ông Thi - xuất hiện (với vẻ quá quen thuộc nơi này) và mang cho ông Bạch Đằng những quyển sách gì đó do người chủ của mình gửi đến... Thế thì đã khóa lại vòng tròn. Và (nói trong ngoặc đơn), chính cuộc gặp gỡ bất ngờ đó đã gợi ý cho tôi hiểu có lẽ sớm hơn nhiều người khác lập trường và chỗ đứng thực sự của Trần Bạch Đằng...

Chuyện Nguyễn Đình Thi với tôi kết thúc như thế, còn Tô Nhuận Vỹ... Biết nói sao... Quá tâm huyết với sự sống còn của Sông Hương, anh đã phải trả giá quá đất, và bây giờ cố ý không muốn công nhận sự biến dạng của chính tờ tạp chí thân yêu của mình. Nhưng có lẽ, đối với những người có con mắt quan sát, điều đó không phải bất ngờ.

--------------------------------

1 Nguyễn Đình Thi sinh năm 1924 tại Luang Prabang (Lào). Có lẽ ông là người giữa chức vụ Tổng thư ký Hội nhà văn lâu năm nhất - từ năm 1958, chỉ mới bị hạ bệ gần đây.

2 Một nữ ký giả Pháp có nhiều cảm tình với Việt Nam trong cuộc kháng chiến.

3 Hoàng Hiệp - một nhạc sĩ nổi tiếng trong việc phổ thơ - chấp cánh cho thơ bay bổng bằng giai điệu âm nhạc. Tác phẩm nổi bật - Bên kia bờ Hiền Lươong. Cũng có phổ bài Lá Đỏ của Nguyễn Đình Thi.

4 Nguyên Ngọc nổi tiếng với tác phẩm Đất nước đưúng lên, nhưng nổi tiếng hơn cả là khi ông làm Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội nhà văn VN. Lúc đó hàng loạt vấn đề trước kia bị bưng bít,d dã được ông cho phơi bầy trên báo Văn Nghệ. Sau đó ông bị cách chức, một điều dĩ nhiên, vậy miễn bình luận.

5 Sau vài ba lần được kiểm điểm và thay đổi Tổng biên tập, nay tạp chí Sông Hương bị đóng cửa.

6 Giống như Nguyễn Đình Thi, Trần Bạch Đằng viết rất nhiều thể loại văn học với nhiều bút danh khác nhau. Tiểu thuyết Ván bài lật ngửa của ôgn viết về anh hùng Phạm Ngọc Thảo đã được quay thành phim - một thời đã gây tiếng vang lớn trong công chúng. Ngoài ra ông còn chủ trương nhiều công trình biên khảo có giá trị. Trong thời gian gần đây, ông ngày càng càng có khuynh hương từ cấp tiến nghiêng về bảo thủ.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx