sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Phần II: Các Thông Điệp Chánh Trị Và Diễn Trình Biến Chuyển Của Tư Tưởng Kim Dung Xét Qua Sự Tích Các Nhơn Vật Chánh Yếu Và Các Cốt Chuyện Trong Các Bộ Truyện Võ Hiệp Nổi Tiếng Nhứt Của Ông - Thông Điệp Mà Kim Dung Nhắn Gởi Cho Những Người Hoạt Động Chánh Trị

So sánh các, nhơn vật chánh yếu trong bộ truyện võ hiệp nổi tiếng nhứt của Kim Dung, chúng ta thấy rằng mỗi người đều có nét độc đáo của mình, nhưng cũng có vài điểm giống nhau và chính phần giống nhau này là thông điệp mà Kim Dung nhắn gởi cho những người hoạt động chính trị

Kim Dung là một nhà văn đại tài nên các nhơn vật của ông người nào cũng có nét độc đáo không ai giống ai.

Về mặt thân thế, các nhơn vật trên đây đều có nguồn gốc và nếp sống khác nhau.

Đoàn Dự là người trong hoàng tộc một nước và về sau đã làm vua nước ấy. Mộ Dung Phục là người dòng dõi một hoàng tộc đã mất nước từ lâu, nhưng vẫn còn tiền của để nuôi dưỡng ông trong cảnh phú quí từ nhỏ đến lớn.

Về mặt tư chất thì Tiêu Phong, Mộ Dung Phục, Dương Khang, Vi Tiểu Bảo, DươngQuá, Lịnh Hồ Xung, Trương Vô K.ỵ và Đoàn Dự đều là những người thông minh lanh lợi. Nhưng ngoài ra, Tiêu Phong, Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người có nhận xét tinh tế và có tài ứng phó với tình thế một cách nhanh chóng, lại có khả năng quyết đoán. Bởi đó, họ có thể dễ dàng một mình cáng đáng một công việc quan trọng hay lãnh đạo một đoàn thể lớn. Vi Tiểu Bảo không bằng họ về mặt này, nhưng không thua họ bao nhêu. Dương Quá và Lịnh Hồ Xung còn kém hơn Vi Tiêu Bảo một phần, vì Dương Quá có khi thiếu sự quyết đoán còn Lịnh Hồ Xung thì có khi thiếu sự linh mẫn, thành ra dễ bị gạt gẫm. Trương Vô Kỵ còn thiếu linh mẫn và còn dễ bị gạt hơn Lịnh Hồ Xung. Đến như Đoàn Dự thi quá si tình và hóa ra vô tâm đối việc quanh mình. Riêng hai ông Quách Tĩnh và HưTrúc thì chất phác và rất chậm chạp trong việc suy luận tính toán. Họ chỉ đuợc cái trì chí và có quyết tâm

Về mặt xử thế thì Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh và Trương Vô Kỵ là những người hoàn toàn trọng nghĩa khí, không tham lam và không dùng thủ đoạn đối với người khác. Tiêu Phong, Dương Quá và Lịnh Hồ Xung thì có dùng thủ đoạn, nhưng họ chỉ dùng thủ đoạn để đối phó vớj những kẻ mà họ xem là địch thủ những khi cần thiết, và trước sau vẫn là người tốt. Vi Tiểu Bảo còn kém hơn những người này vì có tánh gian xảo. Ông sẵn sàng gian lận khi cờ bạc và đòi tiền hối lộ lúc có quyền thế trong tay. Tuy vậy, ông vẫn còn hơn Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người sẵn sàng dùng thủ đoạn đối với tất cả mọi người để mưu lợi riêng cho mình.

Về mặt tình ái, các nhơn vật trên đây đều cũng có những thái độ khác nhau.

Tiêu Phong là người không mê nữ sắc. Ông yêu A Châu vì nghĩa, và khi đã yêu A Châu rồi thì giữ mối tình này đến chết, không còn nghĩ đến người đàn bà nào khác.

Hư Trúc vổn là một nhà sư và cứ theo giới luật của môn phái ông thì đáng lẽ ông không có liên hệ tình cảm đối với phụ nữ. Nhưng vì Thiên Sơn Đồng Mỗ cố ý dàn xếp, ông ngẫu nhiên ân ái với công chúa nước Tây Hạ và hưởng được hạnh phúc nam nữ. Sau đó, ông đã giữ vẹn mối tình với người vợ này, mặc dầu đã trở thành Chủ Nhân cung Linh Thứu là một tổ chức có nhiều phụ nữ xinh đẹp.

Dương Quá thì trước sau vẫn tỏ ra chung tình với Tiểu Long Nữ mặc dầu trên đường lưu lạc, ông cũng có để ý đến một vài thiếu nữ khác và được họ yêu.

Phần Quách Tĩnh thì ban đầu đã có vị hôn thê là Công Chúa Hoa Tranh, về sau ông mới thấy rằng người ông yêu thật sự là Hoàng Dung, ông rất khó xử giữa nghĩa với tình. Chì vì Công Chúa Hoa Tranh lầm lạc làm hại mẫu thân ông, ông mới giải quyết được vấn đề và giữ trọn chữ tình với Hoàng Dung được.

Trái lại, Lịnh Hồ Xung từ tuổi thiếu niên đã yêu con của thầy là Nhạc Linh San một cách say đắm. Nhưng vì Nhạc Linh San không yêu ông mà yêu Lâm Bình Chi, còn ông thì lại bị thầy đuổi ra khỏi môn phái nên ông không kết hôn với Nhạc Linh San được. Đối với Nhậm Doanh Doanh, Lịnh Hồ Xung cảm vì nghĩa trước khi yêu vì tình. Nhưng khi đã yêu, ông hoàn toàn chung thủy với Nhậm Doanh Doanh.

Đoàn Dự thì từ lúc trốn nhà ra đi đã gặp nhiều cô thiếu nữ và có lúc cũng cảm các cô ấy. Nhưng cuối cùng, ỏng chỉ mê Vương Ngọc Yến vì sắc đẹp cô này. Nhưng tuy hiếu sắc, ông không phải là người ích kỷ. Bởi đó, ông đã chí tình theo đuổi Vương Ngọc Yến, nhưng đã tỏ ra không ganh tỵ với người được Vương Ngọc Yến yêu là Mộ Dung Phục. Tình yêu cao thượng và bất vụ lại này cuối cùng đã làm cho Vương Ngọc Yến cảm phục và yêu lại ông.

Trương Vô Kỵ khác Đoàn Dự ở chỗ đồng thời yêu nhiều thiếu nữ và được họ yêu lại. Ông đã ở vào thế phân vân bất quyết rất lâu, chỉ đến lúc cuối cùng, ông mới thấy mình yêu Triệu Minh hơn cả và quyết tâm xây dựng hạnh phúc với cô này.

Vi Tiểu Bảo là người hiếu sắc và không chung tình riêng với người nào. Đã vậy, ông đã không ngần ngại dùng đến sự lừa dối hay ép buộc để bắt những người ông yêu phải nhận ông làm chồng.

Trong các nhơn vật chánh yếu kể trên đây, ông là nguời có nhiều vợ nhứt.

Về phần Dương Khang và Mộ Dung Phục, họ cũng có người yêu, nhưng họ không chung tình và sẵn sàng ruồng bỏ người yêu vì mục đích họ đeo đuổi.

Các nhơn vật trên đây có thể chia làm hai nhóm phân biệt nhau. Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người mà ai cũng cho là xấu, đáng bị phỉ nhổ hay chê cười. Các nhơn vật còn lại thì ít nhiều thâu phục được cảm tình của độc giả và có thể xem là những người đáng trọng và đáng khen. Tuy nhiên, giá trị của các nhơn vật được xem là tốt không phải như nhau.

Giữa họ với nhau, người trội hơn hết là Tiêu Phong, ông này không phải là một nhơn vật hoàn mỹ đến mức con người thật sự ngoài đời không sao đạt đến được. Nhưng nói chung, ông có rất nhiều đức tánh, ông có sự thông minh và trì chí để luyện tập thành một bực võ nghệ cao siêu, lại dũng cảm và bình tĩnh, đồng thời lúc nào cũng phụng thờ chánh nghĩa, ăn nói rất lễ độ và không bao giờ làm hại người để mưu llợi cho mình. Thái độ của ông đối với các bằng hữu và nhứt là đối với A Châu cho thấy rằng ông có tình cảm dồi dào, lại có lòng chung thủy và đã cư xử như một kẻ chí tình. Nhưng con người chí tình này lại đã luôn luôn hành động theo lý trí và theo lẽ phải. Do đó, ông đã trở thành một nhơn vật hiếm có, vượt lên trên những người khác một cách rõ rệt.

Người kém nhứt trong các nhơn vật được liệt vào hạng tốt kể trên đây là Vi Tiểu Bảo. Ông này không có sự kiên tâm trì chí để luyện tập các môn võ nghệ cho tinh thông ngoài môn Thần Hành Bách Biến là môn chạy trốn địch thủ. Ông lại ăn nói thô tục và thường tỏ ra gian xảo. Ông không ngần ngại lợi dụng thế lực để làm lợi cho mình, không những trong việc thâu thập tiền bạc và vật quí, mà còn trong việc thỏa mãn tánh hiếu sắc của mình. Tuy nhiên, Vi Tiểu Bảo cũng có một vài đức tánh tốt giống các nhơn vật đáng tôn trọng và đáng khen ngợi. Chinh nhờ các đức tánh tốt này mà ông không bị liệt vào hạng người đáng bị phỉ nhổ hay chê cười như Mộ Dung Phục và Dương Khang.

Ta có thể bảo rằng với các nhơn vật chánh yếu của mình, Kim Dung đã gởi một thông điệp kín đáo cho những người hoạt động chánh trị. Thông điệp đó là người lăn lộn trong chánh trường nếu không tốt được như Tiêu Phong thì ít nhứt cũng phải có các đức tánh tối thiểu của Vi Tiểu Bảo mới mong được dư luận dành cho chút ít cảm tình và liệt vào hạng người đáng khen. Các đức tánh tối thiểu này gồm có những gì?

Tnrớc hết là tinh thần xung phong khiến người dám lộng hiểm đi làm việc phải. Các nhơn vật như Đoàn Dự, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ đã tỏ ra bướng bình từ lúc còn nhỏ. Hư Trúc cũng cho thấy là ông rất dững cảm ngay trong lúc võ nghệ hãy còn yếu kém. Tiêu Phong và Lịnh Hồ Xung thì chỉ xuất hiện lúc đã có tài nghệ cao rồi. Nhưng tất cả các nhơn vật trên đây đều sẵn sàng vì việc phải mà hy sinh chiến đấu. Xét thân thế họ, ta có thể nhận thấy rằng phần lớn đã được đào luyện từ nhỏ theo tinh thần phụng thờ chánh nghĩa. Riêng Dương Quá đã không được dạy dỗ một cách bình thường như các nhơn vật kia. Nhưng ông cũng đã sống từ nhỏ trong giới võ lâm và ít nhiều chịu ảnh hưởng của giới này.

Phần Vi Tiêu Bảo thì từ nhỏ đã sống trong một xã hội ăn chơi đàng điếm. Ông chỉ được biết các hành động anh hùng nghĩa hiệp qua những câu chuyện mà người ta kể lại. Tuy nhiên, từ bé, ông đã có lòng khâm phục các bực anh hùng nghĩa hiệp và cố gắng bắt chước họ. Bởi đó, mặc dầu bản tánh không dũng cảm, võ nghệ lại tầm thường, ông cũng đã dám liều mạng làm những việc mà ông cho là hợp với đạo lý giang hồ.

Cậu bé Vi Tiều Bảo đã dám giúp Mao Thập Bát đương đầu lại những cao thủ vây đánh ông ta, rồi về sau lại phụ lực với Vua Khương Hy đi đương đầu lại Ngao Bái. Lúc Tiền Lão Bản tự tiện đem Quận Chúa Mộc Kiếm Bình vào hoàng cung để nhờ giấu giùm cô này, Vi Tiểu Bảo rất lo sợ, nhưng vẫn chấp nhận vì cho đó là nhiệm vụ của mình. Đặc biệt, khi Ni SưCửu Nạn dùng kiếm đâm Vua Khương Hy, Vi Tiểu Bảo đã dám nhảy ra đứng trước nhà vua để che chở cho nhà vua và phải nhận đón lát kiếm đó. Lần này, ông đã không có thì giờ suy tính và cân nhắc đắn đo trước khi hành động. Vậy, Vi Tiểu Bảo không phải có bản chất.anh hùng nghĩa hiệp, nhưng đã học đòi làm anh hùng nghĩa hiệp và đã phần nào thành công, làm cho người ta phải liêt ông vào hạng người đáng khen ngợi.

Việc dám lộng hiểm những khi cần cho thấy rằng Vi Tiểu Bảo không phải quá tham sống sợ chết. Điều này làm cho ông có tinh thần phóng khoáng, không quá bận tâm về một vấn đềchưa giải quyết được, mặc dầu đó là vấn đề quan trọng, và ngay cả đến vấn đề liên hệ đến sự sống chết của mình. Ta đã thấy tinh thần này xuất hiện nơi Vi Tiểu Bảo khi ông biết là mình đã bị Hải Đại Phú hạ độc, khi ông bị Mao Đông Châu giả làm hoàng thái hậu đánh cho một Hóa Cốt Miên Chưởng và khi bị Hồng Giáo Chủ bắt uống Độc Long Dịch Cân Hoàn. Với những chất độc hoặc các vết thương có trong mình, Vi Tiểu Bảo có thể chết thảm. Nhưng ông đã không quá lo sợ đến mức bị mất sức để kháng hay bị sự khống chế của đối thủ.

Đó cũng là đức tánh của các nhơn vật khác được liệt vào hạng người tốt đã kể trên đây. Nói chung thì các nhơn vật này đều là những người có tinh thần phóng khoáng. Riêng Hư Trúc và Quách Tĩnh vì bản chất thiếu thông minh và chậm chạp nên thường phải bám vào các nguyên tắc đạo lý mình đã học. Tuy nhiên, họ cũng không đến nỗi quá cổ chấp câu nệ và cũng không quá bận tâm khi chưa giải quyết được một vấn đề thiết yếu đối với mình.

Các nhơn vật chánh yếu của Kim Dung được liệt vào hạng người tốt thường tỏ ra có thái độ khoan dung, không cư xử một cách quá khắc nghiệt với người khác và làm cho họ bị nhục nhã ê chề, dẫu cho họ là kẻ đương đầu lại mình. Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ và Lịnh Hồ Xung cuối cùng đều là những người võ nghệ cao siêu, có khi còn là người có địa vị lãnh đạo rất cao của một quốc gia hay một đoàn thể. Do đó, họ dễ có sự khoan dung như vậy.

Phần Vi Tiểu Bảo thì võ nghệ tầm thường. Khi ông có một quyền thế lớn lao đối với kẻ khác thì quyền thế này thường do sự ủy nhiệm của một nhơn vật khác như của Vua Khương Hy hay của Hồng Giáo Chủ, thành ra đó chỉ là một thế lực ngoại lai mà ông mượn tạm chớ không phải do nơi bản thân ông mà có. Tuy nhiên, trong sự cư xử với kẻ khác, Vi Tiểu Bảo vẫn phần nào có tinh thần khoan dung, ông vốn thù ghét Ngô Tam Quế vì ông này là đối thủ của Vua Khương Hy lẫn Thiên Địa Hội. Nhưng ông đã tỏ ra biết đối xử đứng đắn với các võ sĩ được Ngô Tam Quế cho theo hộ vệ Ngô Ứng Hùng trong dịp Ngô Ứng Hùng về Bắc Kinh. Vì có nghiêm lịnh của Ngô Tam Quế, họ không dám tỷ đấu với các võ sĩ của Khương Thân Vương. Lúc các võ sĩ của Khương Thân Vương cố tình làm nhục họ bằng cách làm cho họ rớt mũ, họ vẫn không phản ứng, nhưng rất phẫn nộ. Mặc dầu đương ở địa vị một người khách quí trong bữa tiệc, Vi Tiểu Bảo đã đích thân lượm các mũ bị đánh rớt để trao lại cho các võ sĩ của Ngô Tam Quế làm cho họ rất cảm kích.

Đây là một nguyên tắc áp đụng trong giới đàng điếm lưu manh trong đó Vi Tiểu Bảo đã sống khi còn nhỏ. Dầu có dùng sự lừa bịp mà bóc lột kẻ khác, giới này vẫn không vơ vét hết tiền bạc của người bị bóc lột, mà còn để lại cho người đó một phần để ít nhứt nạn nhơn của họ còn có đủ lộ phí mà về đến nhà. Cậu bé Vi Tiểu Bảo đã theo nguyên tấc này trong khi cờ gian bạc lận lúc còn ở kỹ viện: lúc nào cậu cũng để lại một số tiền cho người bị cậu lừa bịp. Đó là vì cậu nghĩ rằng như vậy thì việc làm ăn của cậu mới bền bĩ và không gây sự nghi ngờ của nạn nhơn, đồng thời không làm cho nạn nhơn tức quá mà hành hung với cậu. Để lại cho những kẻ thua mình một số tiền nhỏ để họ còn có đủ lộ phí mà về đến nhà, nói cách khác, nếu không cần thiết thì không dồn người khác vào con đường cùng để đến nỗi họ phải liều mạng triệt hạ mình cho bằng được: đó là một bài học khôn ngoan được áp dụng trong giới đàng điếm lưu manh. Nhưng bài học này có thể áp dụng trong sự hoạt động chánh trị. Vi Tiểu Bảo đã áp dụng nó khi ngẫu nhiên mà dính dáng đến chánh sự. Nhờ đó, ông đã thành công và có phong thái của người hào hiệp, ít nhứt là ở bề ngoài.

Nói cho thật đúng thì Vi Tiểu Bảo không phải là hoàn toàn không có cốt cách hào hiệp. Tuy có lợi dụng mọi cơ hội để làm giàu hằng mọi cách, ông không phải chỉ nghĩ đến tiền bạc của cải. Mặc dầu biết địa điểm mà người Mãn Châu chôn giấu một kho tàng khổng lồ, ông đã không tìm cách đào lấy kho tàng đó, chỉ vì sợ làm đứt long mạch nhà Thanh, khiến cho Vua Khương Hy bị hại. Mặt khác, Vi Tiểu Bảo lúc nào cũng tỏ ra hào phóng. Ông đã bỏ ra những số tiền lớn để cho các bạn quen và các cộng sự viên của mình. Lúc có tin Đài Loan bi nạn bão lụt và thấy Vua Khương Hy quá lo nghĩ về vấn đềnày ông đã khẳng khái bỏ ra 250 vạn lạng bạc — một số tiền khổng lồ — để đóng góp vào việc giúp đỡ dân chúng đảo này, việc dám xài tiền như vậy làm cho Vi Tiểu Bảo giống các nhơn vật chánh yếu được xem là tốt, mặc dầu ông không bằng họ vì đã làm tiền bằng những phương pháp bất chánh, kể cả việc đục khoét nhơn dân.

Tuy nhiên, trong tất cả các đức tánh của Vi Tiểu Bảo, không đức tánh nào đẹp và đáng quí bằng quyết tâm không lừa thầy phản bạn.

Sau khi theo Mao Thập Bát đến Bắc Kinh, Vi Tiểu Bảo đã gặp rất nhiều người trong nhiều giới và đã chấp nhận một sổ người làm thầy, đồng thời cũng đã kết bạn với nhiều người. Nhưng đối với một số người như Hồng Giáo Chủ và các bộ hạ của ông này trong Thần Long Giáo, Vi Tiểu Bảo chì bắt buộc nhận họ làm thầy hay làm bạn. Các quan lại của triều Thanh cũng được Vi Tiêu Bảo tỏ vẻ thân cận, và ông còn làm lễ kết nghĩa anh em với Sách Ngạch Đồ. Tuy nhiên, Vi Tiểu Bảo không phải thành tâm làm bạn với họ. Khi cần, ông ta có thể hạ độc thủ với họ: ông đã từng dùng dao chủy thủ đâm vào lưng Đa Long để hạ sát vị tổng quản này. Vi Tiểu Bảo rất kính phục Ni Sư Cửu Nạn và đã theo bà một thời gian. Nhưng dụng ý của ông lúc đó là được thân cận với Cô A Kha.

Thật ra thì vị sư phụ duy nhứt mà Vi Tiểu Bảo vừa kính phục, vừa thương mến, vừa sợ hãi là Trần Cận Nam và ngoài, Mao Thập Bát là người đã đưa ông vào giới giang hồ, Vi Tiểu Bảo thật sự chỉ xem là bạn các đồng chí của ông trong Thièn Địa Hội. Đối với Vua Khương Hy, tình cảm của Vi Tiểu Bảo rất phức tạp. Từ khi biết được cậu bé Tiểu Huyền Tử đã tỷ võ với minh chinh là nhà vua, Vi Tiểu Bảo đã lần lần kính phục và thương mến Vua Khương Hy. Dĩ nhiên là ông không dám xem nhà vua là bạn của mình như một thân hữu thông thường. Và việc ông gọi Vua Khương Hy là sư phụ chẳng qua chỉ là một phương thức để hai người còn có thể nói chuyện thân mật với nhau mà khỏi phải giữ lễ chúa tôi. Vi Tiểu Bảo đã cố sức phục vụ Vua Khương Hy, nhưng không phải theo nhà vua này một cách hoàn toàn, tuyệt đối. Vậy, đổi với Vi Tiểu Bảo, Vua Khương Hy một phần là chúa, một phần là người thân thiết. Nhưng mặc dầu có lúc ông không nói hết sự thật hoặc làm hết những việc mà Vua Khương Hy muổn bắt ông làm, Vi Tiểu Bảo vẫn có lòng thương nhà vua này một cách thành thật.

Đối với Vua Khương Hy một bên, Trần Cận Nam và Thiên Địa Hội một bên, Vị Tiểu Bảo đều có lòng kính trọng và thương mến. Ông đã không chấp nhận bội phản bên nào mặc dầu điều này có thể làm thiệt hại không những đến tài sản hay địa vị, mà cả đến sanh mạng của ông. Vua Khương Hy có thể ra lịnh xử tử ông vì ông không chịu chống lại Trần Cận Nam và Thiên Địa Hội. Người của Thièn Địa Hội cũng có thể ám sát ông vì ông không chịu phản Vua Khương Hy để lo việc khôi phục nhà Minh. Nhưng ViTiểu Bảo đã cương quyết giữ vững lập trường mình. Với hành động này, ông đã hoàn toàn tỏ ra mình là người có bản chất anh hùng nghĩa hiệp và không thua kém các nhân vật chánh yếu khác của Kim Dung được liệt vào hạng tốt như Tiêu Phong, Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh, Dương Quá, Trương Vô Kỵ và Lịnh Hồ Xung.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx