sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 08

Infidelity: Thiếu đức tính chung thủy hay còn gọi là ngoại tình. Theo nhiều nhà tâm lý xã hội học thì đàn ông thường khó chấp nhận tình trạng người phối ngẫu của mình ngoại tình hơn phụ nữ. Trong lĩnh vực này, người đàn ông ghen nhiều hơn là phụ nữ.

Infinitesimal collapse: Sự tan rã cực nhỏ. Penrose đã giới thiệu một kiến nghị cho rằng ý thức là một quá trình tính toán lượng tử trong đầu chúng ta, một sự tan rã cực nhỏ của thông tin lượng tử (quantuum information) chuyển sang một dạng thông tin cổ điển (classic information) đã diễn ra ở cấp bậc các tế bào thần kinh (neuronal level).

Influences: Ảnh hưởng. Đây là khái niệm diễn tả những ảnh hưởng của các tác nhân ngoại cảnh. Ảnh hưởng có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy theo nguồn ảnh hưởng và những hậu quả do chúng gây ra.

Information processing: Kỹ thuật máy điện toán xử lý thông tin. Hiện nay nhiều nhà thần kinh học đang cố gắng trong việc tìm ra những mô hình máy điện toán cực nhanh, cực thông minh để tìm hiểu khám phá cấu trúc vận hành của não người.

Information process: Quá trình xử lý thông tin. Đây là quá trình xử lý thông tin diễn ra trong não người. Hiện nay chưa có một bộ máy điện toán náo có thể thao tác như não người, kể cả với những động tác đơn giản nhất.

Inhibition: Kìm hãm. Đây là quá trình ức chế những diễn biến đang xảy ra.

Inhuman: Phi nhân tính. Đây là khái niệm diễn tả về những hành vi không tôn trọng quyền lợi công bằng của người khác. Đây là những hành vi gần gũi với bản năng của thú vật và thiếu hẳn những giá trị nhân văn và văn hóa.

Initiative: Khả năng chủ động. Đây là não thức của những cá nhân hiếu động, biết phán đoán, phân tích, hăng hái nhập cuộc, sẵn sàng khám phá và bắt tay vào những kế hoạch hoạt động. Đây là não thức mà các nhà liệu pháp rất cần xây dựng cho các thân chủ của mình.

Inkblots: Trắc nghiệm hình vẩy mực. Đây còn là trắc nghiệm được biết đến qua tên gọi trắc nghiệm Rorschach. Đây là một hình thức trắc nghiệm khám phá các tư tưởng cốt lõi của cá nhân một cách gián tiếp. Nói khác đi là các cá nhân không biết họ đang được đánh giá tư tưởng ở những cấp độ rất sâu khác.

Innate disposition: Được lập trình sẵn bên trong. Đây là khái niệm cho thấy trong hệ tâm thức của chúng ta luôn có những bộ phận cấu trúc được cài đặt sẵn bên trong. Vì thế chúng ta ứng xử, phân tích, phán đoán đều dựa trên những cấu trúc tâm thức đã được cài đặt sẵn bên trong.

Inner force: Nội lực. Đây là khái niệm cho thấy bên trong chúng ta có những nội lực không cần đến những tác nhân kích thích ngoại cảnh. Nhất là khi chúng ta tìm hiểu và khám phá những cơ hội vượt qua khung định kiến và hướng đến những giới cảnh cao hơn. Nội lực là dạng năng lượng tinh thần của chúng ta.

Inner self: Cái tôi bên trong. Đây là chức năng chính và là vai trò quyết định của tâm thức, chủ động tham gia trực tiếp trong quá trình tạo ra tuyên ngôn tâm thức của mình. Đây là khái niệm bản thân chúng ta luôn đối diện hàng ngày nhưng người khác không nhìn thấy được vì chúng nằm bên trong bản thân của chúng ta.

Inner space: Không gian bên trong. Theo Carl Jung thì chúng ta thật sự có một thế giới tâm thức có thể tích không gian tâm lý. Ông ta là người quyết định khám phá không gian bên trong để tìm ra tất cả những chiều kích trong hệ tâm thức của con người.

Inocent: Khách quan vô tư. Đây là trạng thái chúng ta tin tưởng vào cuộc sống, không quá xăm xoi và nghi ngờ. Đây là một giai đoạn khi chúng ta chưa trải qua những va vấp thử thách. Nhiều người có nhân cách này và họ có thể bị người khác trục lợi và sử dụng. Tuy nhiên họ là những người vô tư và thanh thản.

Innocence: Thời kỳ thơ ngây. Theo Rollo May thì đây là thời kỳ phát triển khi cơ hội so sánh đối chiếu còn hạn chế. Các cá nhân háo hức và nhìn vào cuộc sống và có khuynh hướng giữ nguyên hiện trạng. Thời kỳ thơ ngây là thời kỳ chúng ta ít kiểm chứng và đối chất nhất.

Inseparabie links: Sự kiên kết không thể tách rời được giữa hồn (mind) và xác (body) đã giúp giữ lại khái niệm độc lập nguyên vẹn của một con người. Đây là xu hướng hiện nay được nhiều người chú ý và họ cho rằng sự lành mạnh thật sự chỉ đạt được khi chúng ta lành mạnh cả về lẫn tâm hồn và sức khỏe cơ thể.

Insight: Nhận thức. Đây là một dạng nhận thức bất ngờ được khám phá khi quá trình phân tích đánh giá đem lại một kết quả hợp lý, đáp ứng thỏa đáng các yêu cầu tư duy của cá nhân.

Insomnia: Chứng mất ngủ. Chứng mất ngủ được định nghĩa là khó đi vào giấc ngủ và khả năng duy trì giấc ngủ bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể là do lâm sàng, tâm lý, chất hóa học, trầm uất, lo lắng, làm việc quá tải, hoặc sử dụng chất kích thích. Thiếu ngủ có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ tâm thức của chúng ta.

Instinctual unconscious: Bản năng vô thức.. Đây là khái niệm cho thấy vô thức có liên hệ nguồn gốc với bản năng. Và như thế dù muốn hay không, khi sinh ra, chúng ta luôn đem theo trong hệ thống tâm thức của mình đại lượng này.

Instincts: Bản năng. Đây là những giá trị đặc tính được di truyền từ thế hệ cha mẹ đến thế hệ con cái. Nhìn từ bên ngoài bản năng có thể tưởng như được ý thức chi phối, nhưng thực chất bản năng hoàn toàn do cài đặt. Ví dụ như ong biết múa không cần học và nhện con chẳng cần được cha mẹ dạy nhưng chúng vẫn biết chăng tơ bắt ruồi.

Instinctoid – insttnct–like: Bán bản năng. Nhiều nhà tâm lý cho rằng tất cả chúng ta có những hướng hành xử tự động được cài đặt sẵn bên trong qua ngả di truyền học, giống như bản năng. Và đây chính là những hành vi bán bản năng. Ví dụ như khi trời rét, chúng ta nghĩ ngay đến áo len và nhiệt độ ấm áp của một căn phòng.

Integrated: Liên kết giao thoa. Đây là khái niệm tin rằng cơ cấu tổ chức làm việc của não luôn có những liên kết giao thoa giữa các bộ phận khác nhau. Đây là cơ sở giải thích vì sao chúng ta có thể chuyển đổi giác quan, tư duy, cảm xúc, tư tưởng, nhận định một cách nhanh chóng đến độ bất ngờ.

Integrity: Tính nhất quán và tính nguyên tắc. Đây là khái niệm trước sau như một, không có sự khác biệt giữa các điều kiện khác nhau. Đây là khả năng trưởng thành khi cá nhân duy trì tính nhất quán trong mục đích hành động của mình.

Intellectual industry: Kỹ nghệ trí thông minh. Đây là một ngành công nghệ mới ra đời, đặc biệt chú trọng nghiên cứu đến các mô hình máy vi tính so sánh với não con người.

Intelligent behavior: Hành vi mang tính trí tuệ. Đây là những thao tác đòi hỏi đến trí thông minh như nhìn thấy trong các loài động vật cao cấp hoặc những hành vi của các người máy cao cấp.

Intelligent testing: Thí nghiệm về mảng trắc nghiệm trí thông minh. Đây là những trắc nghiệm được sử dụng trong mục đích thống kê và nghiên cứu nhiều hơn là trong mục đích cá nhân. Chỉ số thông minh được tiêu chuẩn hóa và kết quả so sánh được coi là tương đối khách quan và khá chính xác.

Intellectualization: Quá trình thông minh hóa. Đây là quá trình cá nhân dung nạp kiến thức sau khi đã kiểm chứng, đối chiếu, đánh giá phân tích. Đây là giai đoạn cuối của qui trình học hỏi.

Intense: Căng thẳng. Đây là một trạng thái khi cá nhân có yêu cầu thái quá về khả năng xử lý nhưng họ lại không có những khả năng xử lý này. Nhất là khi cường độ nhu cầu tăng quá cao; khả năng dẫn đến điên loạn xảy ra khi căng thẳng có cường độ quá lớn.

Intention: Tiếp cận một cách có chú ý. Đây là ý định có chủ kiến khi cá nhân quyết định tập trung tư tưởng trong việc đánh giá những dữ kiện hoặc một kích thích đến từ môi trường.

Intentionally: Quá trình cố ý. Mọi điều chúng ta trải nghiệm đều mang tính chủ quan. Một cách dễ nhìn hơn là mọi kinh nghiệm đều liên hệ đến các bộ phận cấu trúc đã định hình trước đó. Và đây là quá trình cố ý khi chúng ta nối kết hai điểm lại để tạo ra một đường thẳng.

Interaction: Tác động qua lại. Đây là khái niệm cho thấy sự liên hệ giữa một cá nhân và môi trường sống là một quan hệ có tác động qua lại hai chiều. Chúng ta có những ảnh hưởng nhất định lên môi trường sống và ngược lại môi trường có những tác động ảnh hưởng lên nhận thức của chúng ta.

Interconnected: Sự liên đới. Tất cả mỗi chúng ta đều liên đới và liên kết giao thoa; không chỉ với thế giới vật lý và thế giới tinh thần nơi chúng ta đang sống và với cả vũ trụ (universe) nữa. Đây là chủ thuyết của các nhà hiện sinh học và của nhiều nhánh tâm lý nhân cách khác sử dụng.

Interface: Khu vực giao thoa chung. Vật lý lượng tử đã đề nghị rằng ý thức có thể là khu vực giao thoa chung giữa thế giới lượng tử căn bản của thông tin và thế giới vật chất cổ điển vốn có thể dễ được truy cập từ những cảm giác của chúng ta. Khi thông tin được lưu trữ trong não dưới dạng các tổ hợp tế bào thần kinh, các phản ứng diễn ra mang mô hình lượng tử, vì thế các nhà tâm lý và các nhà vật lý lượng tử luôn cố gắng dung hòa hai khái niệm nguyên lý này trong quá trình đánh giá hệ tâm thức.

Internalized: Ghi khắc vào tâm thức. Sau khi các dữ kiện được đánh giá và phân tích, cơ thể sẽ đưa các dữ kiện này vào bộ nhớ của hệ tâm thức; để khi cần, các dữ kiện này sẽ được truy cập nhanh chóng.

Internalized social: Hấp thụ xã hội. Đây là khái niệm giải thích quá trình hấp thụ những dữ kiện từ môi trường xã hội đã có tác động lên quá trình hình thành nhân cách của một cá nhân.

Internal traits: Các đặc điểm đức tính nội tại. Từ khi còn bé, cộng với những chăm sóc của cha mẹ và những thông tin ở dạng sơ khai nhất, cùng với những yếu tố bẩm sinh được di truyền, chúng ta có những đặc tính nội tại trước khi chúng ta thật sự có khả năng phân tích đánh giá các sự kiện khi có sự tham gia của ý thức.

Internal world: Thế giới nội tại. Đây là thế giới được chắt lọc cô đọng từ rất nhiều tín hiệu dữ kiện trong cuộc sống. Đây là thế giới của chủ quan sau khi cá nhân đã kiến tạo cho mình một thế giới tâm thức rất riêng và có chọn lọc. Đây cũng chính là lý do tại sao cùng một sự kiện nhưng sự kiện này có tác động ảnh hưởng khác nhau lên hai cá nhân khác nhau.

Intepretations: Giải thích cắt nghĩa. Chúng ta không chỉ lĩnh hội và thu nạp dữ kiện một cách thiếu cân nhắc. Chúng ta cần lý giải và cắt nghĩa những sự kiện này và biến chúng trở nên phù hợp và có ý nghĩa đối với hệ tâm thức của chúng ta trước khi các dữ kiện này được chúng ta chính thức công nhận.

Intersubiectivity: Giao thoa tư tưởng. Theo nhận định của nhiều nhà tâm lý thì các tư tưởng riêng biệt của các trường phái tâm lý học luôn có ảnh hưởng lên nhau ở những mức độ khác nhau. Tuy tính năng chủ quan vẫn là chủ yếu nhưng đây là những hệ thống chủ quan đã chịu ít nhiều ảnh hưởng và trở thành giao thoa chủ quan.

Intuitive: Trực giác. Đây là bộ phận nằm ở cõi vô thức nên chịu ảnh hưởng của ý thức rất ít. Ví dụ như lương tâm, đây là một phạm trù thuộc trực giác đã được cá nhân hóa ở một mức rất cao.

We–ness: Sự liên hệ chúng ta. Martin Buber giới thiệu thêm những khía cạnh tích cực vào khái niệm sự sụp đổ của chúng ta khi chúng ta tự nguyện gia nhập vao những định kiến văn hóa chung. Bằng sự liên hệ chúng ta này, các cá nhân được phép tìm đến cái chung giữa bản thân họ và thế giới giúp cho quá trình liên hệ được xúc tiến.

Intrinsic value: Giá trị thực chất nội tại. Đây là những giá trị cốt lõi tạo nên nhân cách của chúng ta. Nhiều giá trị chúng ta sử dụng để sinh hoạt nhưng chúng không phải là giá trị cốt lõi. Giá trị cốt lõi chính là giá trị thực chất nội tại.

Introjection: Cơ chế tự vệ nhập tâm. Đây là cơ chế tự mình chấp nhận những hiện tượng bên ngoài đi vào hệ tâm thức của mình. Các cá nhân sử dụng kỹ năng chọn lựa để tìm ra những hiện tượng êm ái dễ chịu, tiện nghi với họ nhất. Sau đó họ chuyển sang tin thật rằng những hiện tượng êm ái chính là sản phẩm trong hệ tâm thức của riêng họ.

Introspective: Phản tỉnh. Đây là hình thức đi vào thế giới nội tâm của mình để so sánh, đối chiếu khi đối diện với các nan đề thuộc lĩnh vực tâm thức. Phản tỉnh giúp chúng ta hệ thống hóa lại các hệ cấu trúc tư duy, tìm ra những liên hệ mới hoặc có những điều chỉnh phù hợp cần thiết.

Introspection: Quá trình phản tỉnh từ nội tâm. Đây là hiện tượng cá nhân đi vào hệ tâm thức của mình và đối chất, nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến các khoảng lệch giữa hệ tâm thức và các giá trị tâm lý khác.

Introversion: Hiện tượng hướng nội. Khái niệm này được Carl Jung giới thiệu, Nhân cách hướng nội là những người thường nhìn vào thế giới nội tâm bên trong để tìm các lý giải các sự kiện đời sống. Họ là những người thường có xu hướng đóng cửa lòng và rất ít khi chia sẻ cảm xúc của mình.

Intuiting: Sử dụng trực giác để đánh giá. Đây là một bộ phận quan trọng trong quá trình phân tích. Vì trực giác có nguồn gốc gần với hiện tượng bán bản năng nên chúng xuất hiện nhanh hơn ý thức. Nhất là trong những trường hợp ý thức được vận dụng nhưng vẫn không có câu trả lời thỏa đáng.

Invention: Phát minh. Trong bối cảnh sáng tạo, phát minh là một phần quan trọng trong động cơ khai phá và tìm kiếm. Chính phát minh là nguồn động lực thúc đẩy con người chinh phục chính mình và cạnh tranh với những người khác. Đơn giản là phát minh thể hiện được tính tiên phong của một cá nhân trong một lĩnh vực riêng biệt.

Investigate: Thăm dò điều tra. Trong nghiên cứu, các hiện tượng bình thường trong sinh hoạt đời sống tưởng chừng hiện diện một các tự nhiên. Với các nhà khoa học thì nguồn gốc của các hiện tượng là một đối tượng nghiên cứu. Để tìm ra câu trả lời chính xác, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra các dữ kiện để xác minh nguyên nhân của các hiện tượng này.

Irrational beliefs: Những khung tư duy không hợp lý. Một số cá nhân có những khung tư duy không hợp lý. Tất nhiên với họ thì những khung tư duy này là hoàn toàn thuyết phục và hợp lý. Trong liệu pháp, chúng ta cần giúp các thân chủ so sánh khung tư duy của họ với những khung tư duy khác. Mục đích của liệu pháp là giúp các thân chủ nhận ra khung tư duy của họ đã khiến họ gặp nhiều trở ngại khó khăn trong đời sống.

Irrational fear: Nỗi lo sợ vô căn cứ. Đây là những cảm xúc lo sợ không có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Thường thì các cá nhân có mức dao động tâm lý cao sẽ dễ bị các kích thích đơn giản khuấy động, dẫn đến hiệu ứng nỗi lo sợ thiếu căn cứ. Xin xem phobia.

Irreducible: Không thể chia nhỏ ra được. Các nhà thần học và triết học vẫn hy vọng rằng ý thức không thể chặt ra thành từng khúc nhỏ được. Đơn giản ý thức là một tổng thể có tính tương tác, giao thoa, liên kết một cách hữu cơ. Ý thức như một đóa hoa hồng và các bộ phận là các cánh hoa. Khi bứt các cánh hoa này, ý thức sẽ không còn giữ lại được những đặc tính đặc trưng của nó nữa.

Isolation: Cơ chế tự vệ đóng cửa. Đây là cơ chế tự vệ khi cá nhân quyết định rút lui vào thế giới vỏ ốc của mình. Họ né tránh cuộc sống, cô lập với chung quanh, tìm các giải thích trong thế giới của riêng mình. Đây là một cơ chế rất có hại. Vì nếu một cá nhân co cụm mãi, năng lượng không được sử dụng và phân bổ sẽ hủy hoại cá nhân ấy.

Isolation partners: Không có bạn tình. Đây là những cá nhân có nan đề với các mối quan hệ tình cảm thân mật. Họ bằng lòng với sự tiện nghi êm ái của đời sống độc thân. Với họ thì việc dấn thân vào một mối quan hệ là bước vào một thế giới đầy bất trắc mà họ chưa chuẩn bị tâm lý đầy đủ.

Chữ J

Jean Piaget (1896 – hiện tại). Ông là cha đẻ của học thuyết nhân cách phát triển nhận thức tư duy.

Jivatman: Linh hồn riêng lẻ. Carl Jung đã mượn trong Kinh Phật hình ảnh này cho thấy chúng ta là một phần của một quyền lực cao hơn và lớn hơn chúng ta.

Judegment: Đánh giá cân nhắc. Chúng ta so sánh những gì chúng ta nhìn thấy với một hệ tiêu chuẩn nào đó. Chẳng hạn chúng ta thường so sánh hành vi của mình với tiêu chuẩn truyền thống trong xã hội; như luật xử thế, cách sống, gương mẫu. Ngoài ra chúng ta đánh giá cân nhắc dựa trên những nền tảng tâm thức của mình.

Jump to conclusion: Kết luận vội vã. Trong nhiều trường hợp do ảnh hưởng của cảm tính, do thiếu cân nhắc, do điều kiện hóa, chúng ta đã có những kết luận vội vã. Cần biết là nhiều lúc có những hiện tượng nhìn bên ngoài rất giống nhau nhưng bên trong luôn có những động cơ và nguyên nhân khác nhau.

Chữ K

Kabala: Kinh Do Thái cổ. Carl Jung là người chịu nhiều ảnh hưởng của kinh do thái cổ.

Karma: Nghiệp quả. Đây là khái niệm mượn trong kinh Phật. Theo đó việc thiện chúng ta làm sẽ sinh ra hiệu quả thiện. Điều ác chúng ta làm sẽ sinh ra quả báo.

Karma history: Lịch sử nghiệp quả. Đây là toàn bộ quá trình những việc tốt xấu đo chúng ta làm trong cuộc đời đã có kết quả ảnh hưởng lên vận mệnh của chúng ta trong tương lai. Đây là một khái niệm cơ bản của kinh Phật. Tuy nhiên hiểu đúng theo ý nghĩa kinh Phật thì hậu quả của việc xấu và việc tốt xảy ra ngay trong đời sống chúng ta.

Karen Horney (1885 – 1952): Bà là người nổi tiếng với những đóng góp giải thích các hiện tượng bệnh thần kinh qua lăng kính của ngành tâm lý học. Theo bà thì rối loạn tâm thần chính là cách để cơ thể có thể chịu đựng chấp nhận những tình trạng quá tải.

Kin selection: Chọn lọc dựa trên quan hệ huyết thống. Nhìn theo bối cảnh di truyền và thuyết tiến hóa, chúng ta nhận ra rằng các cá nhân thường đối xử ưu tiên đối với người thân chia chung dòng máu với mình nhằm bảo vệ hệ di truyền của dòng tộc mình.

Kinship: Họ hàng. Các nhà sinh xã hội tiên liệu rằng thái độ giúp đỡ sẽ giảm đi khi quan hệ ruột thịt càng xa hơn. Nói chung là chúng ta thường có xu hướng quan tâm đặc biệt đến người thân của mình. Lý do giải thích là vì mục đích và bảo vệ hệ gien di truyền của dòng họ.

Know thyself: Quan tâm đến việc nhìn lại mình. Theo nhiều nhà tâm lý hiện sinh khuyến cáo, chúng ta hãy nên tìm hiểu về con người thật của mình. Họ tin rằng chính bên trong thế giới tâm thức của chúng ta chứa đựng rất nhiều giá trị cần được khai thác.

Koans: Những câu hỏi nghịch lý và trừu tượng. Đây là cách các nhà Phật học và các bậc tu trì tìm ra chân lý chứa đựng trong những điều bình thường nhưng khó giải thích. Ví dụ như ta nghĩ: Im lặng tôi sẽ được thưởng, nói ra tôi cũng được thưởng, vì thế mục đích của chúng ta trở nên không còn ý nghĩa nào nữa.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx