sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 10

Mind and body: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Đây là một khái niệm càng ngày càng được quan tâm. Nhiều nhà tâm lý tin rằng sức khỏe tâm thần chính là trạng thái duy trì cân bằng giữa cơ thể và tinh thần. Nói khác đi thể xác và tinh thần luôn có những mối quan hệ mật thiết.

Mistrust: Không tín thác. Đây là giai đoạn khi các em bé trong giai đoạn ấu nhi không được chăm sóc cẩn thận nên các em bắt đầu mất niềm tin vào thế giới chung quanh. Khi lớn lên, em sẽ là người mất hẳn niềm tin vào cuộc sống. Điều này cho thấy những ảnh hưởng thời thơ ấu có những tác động rất lớn lên hệ tâm thức của chúng ta sau này.

Mitwelt: Thế giới xã hội. Đây là khái niệm của triết lý gia Heidegger. Ông cho rằng thế giới chúng ta đang sống bao gồm 3 thế giới như thế giới vật chất (Umwelt), thế giới xã hội (Mitwelt), và thế giới nội tại (Eigenwelt).

Molecular machinery: Bộ máy phân tử. Koch đã cho rằng mối ưu tư lớn nhất trong lĩnh vực đạo đức lớn nhất cần được quan tâm của ngành sinh vật học thế kỷ 20 là bộ máy về phân tử. Chúng ta cần mạnh dạn trong khuynh hướng phát minh ra những mô hình có cấu trúc tương đối giống với các hệ thống của con người, và mục đích vẫn là để phục vụ con người.

Mode: Não thức. Đây là những phương thức tư duy mà chúng ta thường có. Có nhiều người sống với một não thức đơn (single mode) và họ sống một mình, rất tự lực và có thể sinh hoạt độc lập – rất tôi. Có người sống với não thức đôi (dual mode) – có nghĩa họ sống rất tôi–và–bạn. Nhiều người sống với não thức đa diện (plural mode): tôi–bạn và người khác.

Modeling: Rập khuôn. Theo các nhà tâm lý thuyết học tập cho biết khái niệm rập khuôn là khả năng tái diễn lại những hành vi đã được chọn lọc. Rập khuôn cho phép chúng ta bắt chước từ những mô hình quan trọng và thể hiện lại những thao tác từ các mô hình này.

Modulation corollary: Hệ quả tất yếu trong điều chỉnh. Theo George Kelly thì đây là một mô hình cấu trúc tư duy có chức năng nền tảng là điều chỉnh. Nhờ vào cấu trúc này mà chúng ta có thể sắp xếp và điều chỉnh các cấu trúc tâm thức khác. Đây là một chức năng quan trọng giúp chúng ta tránh những tư tưởng có mâu thuẫn vốn có thể ảnh hưởng đến hệ tâm thức của chúng ta.

Mistrust – trust: Tin tưởng và không tin tưởng. Đây là hai thái cực kinh nghiệm có được khi chúng ta còn rất nhỏ. Khi được chăm sóc chu đáo, chúng ta sẽ dễ tin tưởng vào cuộc sống hơn. Nhưng khi không được chăm sóc đầy đủ, chúng ta sẽ không tin vào môi trường chung quanh. Khi lớn lên chúng ta tin tưởng vào cuộc sống và thường không tin tưởng lạc quan nhiều lắm trong cuộc sống.

Modification techniques: Kỹ năng cải tiến hành vi. Đây là một quá trình quan trọng trong liệu pháp. Mục đích của liệu pháp, nhất là liệu pháp hành vi thường nhắm đến những hành vi mới, thay thế cho những hành vi cũ vốn không lành mạnh và kém hiệu quả. Nhà liệu pháp sẽ giúp các thân chủ tập làm quen với những kỹ năng để sửa đổi và cải tiến các hành vi của mình.

Modify: Sửa đổi và điều chỉnh. Đây là khái niệm điều chỉnh một hành vi để tạo ra một kết quả như ý. Sửa đổi chính là mục đích cần được nhắm đến trong quá trình trị liệu. Không có sửa đổi, coi như kết quả liệu pháp được coi là thất bại.

Monogamous realationship: Quan hệ một vợ một chồng. Đây là khái niệm trung thành với người bạn đời. Điều này không có nghĩa là phải sống trọn vẹn mãi mãi với nhau. Đây là khái niệm, hiểu theo đúng nghĩa, sẽ là một khái niệm cho thấy trong một thời điểm nhất định, một cá nhân chỉ có một đối tác tình dục duy nhất.

Monologue: Quá trình độc thoại từ phía nhà trị liệu hay từ phía thân chủ. Đây là khái niệm cho thấy nhiều quan hệ trị liệu rất thụ động. Trong liệu pháp, sự đóng góp tham gia tích cực của nhà trị liệu và của thân chủ là một yêu cầu cần thiết. Không có sự hợp tác giữa hai phía, kết quả trị liệu sẽ rất thấp, đôi khi hoàn toàn không có hiệu quả và là một lãng phí cần tránh.

Mood: Tâm trạng. Đây là trạng thái tâm tư được chuyển tải qua những kênh cảm xúc. Đây còn gọi là trạng thái tình cảm, rất gần gũi với cảm xúc nhưng cường độ không lớn như cảm xúc.

Moral anxiety: Lo lắng về mặt đạo đức. Đây là một khái niệm cho thấy nhiều cá nhân mất phương hướng và không có khả năng điều tiết đời sống tinh thần và họ thường băn khoăn về những hoạt động của mình. Với họ thì đạo đức là những cảnh giới có tiêu chuẩn rất cao và khả năng của họ không đáp ứng được.

Moral precepts: Huấn giảng đạo đức. Đây là những lời dạy của những bậc tiền nhân, những nhà thông thái, các bậc thánh nhân, các bậc tu trì hàm chứa những giá trị đạo đức nhằm khuyến khích con người sống tốt hơn, hiệu quả và ý nghĩa hơn.

Moral criterion: Tiêu chuẩn đạo đức. Theo Kelly, hoạt động của chúng ta có liên quan đến tình huống cụ thể và nhiều lúc những tình huống cụ thể này gây nên trạng thái mâu thuẫn giữa khái niệm tiêu chuẩn đạo đức và hệ cấu trúc cốt lõi của cá nhân. Khi tiêu chuẩn đạo đức không đạt được sẽ dẫn đến hiện tượng lo lắng về mặt đạo đức.

Moral susceptible: Xu hướng suy tư quá nhiều về đạo đức. Nhiều người có nhu cầu về đạo đức cao hơn những người khác. Họ thường tập trung rất nhiều năng lượng về khu vực này. Vì thế nhiều hành vi mang nội dung đạo đức bình thường có thể được cường điệu hóa và họ trở nên dễ rơi vào tình trạng lo lắng không cần thiết.

Moreness: Sung mãn. Đó là khả năng đặc biệt của con người trong quá trình thể hiện chính mình, hiểu biết về bản thân, chuyển nghĩa, thông dịch, và lý giải những đối tượng khái niệm có liên quan đến đời sống của họ và chính những điều họ đang ý thức. Sung mãn là trạng thái cảm xúc tự tin, an tâm, và luôn có những tư tưởng lạc quan và nhận ra các giá trị tích cực trong cuộc sống.

Most signiflcant: Những cấu trúc có ý nghĩa quan trọng nhất. Đây là khái niệm những phạm trù có ý nghĩa nhất đối với chúng ta. Chính những phạm trù này đã có nhiệm vụ vai trò thiết kế tạo nên hệ cấu trúc và làm nên định nghĩa tuyên ngôn con người của mỗi chúng ta.

Motivated forgetting: Sự lãng quên có động cơ. Đôi lúc chúng ta quên vì thông tin tự bản thân chúng được đào thải do chúng ta không sử dụng chúng. Nhiều lúc chúng ta cố tình quên một vài sự kiện trong cuộc sống. Đây có thể là một kỹ năng quan trọng trong quá trình thay đổi hành vi tư duy. Tuy nhiên nhiều người thường lảng tránh những nan đề có cường độ lớn và đây là điều không nên. Chúng ta cần mạnh dạn đối diện với nan đề của mình.

Motivation: Động cơ. Đây là khái niệm cho rằng chúng ta luôn có những động cơ để theo đuổi những ước mơ và các kế hoạch của mình. Động cơ cung cấp năng lượng và những chất liệu cơ bản để chúng ta có thể hình thành các tiến trình thao tác nhằm đạt được những mơ ước và những kế hoạch của mình.

Motive: Động cơ của chúng ta. Khái niệm này cho thấy một phần lớn các hành vi của chúng ta có mục đích và động cơ chính là nền tảng năng lượng để chúng ta phấn đấu đạt được những mực đích này.

Motivating force: Động lực khuyến khích. Đây là khái niệm giải thích nhiều hành vi của chúng ta mang tính tự giác. Những hành vi này do chúng ta tự nguyện khi chúng ta thực hiện để đáp ứng những đòi hỏi nhu cầu trong cuộc sống. Động lực khuyến khích giúp chúng ta thực hiện những mục đích cao cả và có ý nghĩa đối với bản thân chúng ta.

Moving against: Chiến lược chống đối. Đôi lúc nhiều cá nhân bị dồn vào chân tường và phản ứng của họ là quyết định chọn lựa chiến lược chống đối. Tuy nhiên đây là một chiến lược ít hiệu quả nhất. Chúng ta cần tiếp cận với tinh thần đối thoại bình tĩnh và khách quan.

Moving away from: Chiến lược trốn chạy. Đây là một chiến lược né tránh, không có ý thức xây đựng. Đây là một chiến lược không lành mạnh vì cá nhân sẽ quen với thói quen nếp nghĩ lẩn tránh. Tất nhiên là chúng ta không thể lẩn tránh cuộc đời mãi được.

Mutuality of devotion: Tận hiến cho nhau. Trong bối cảnh quan hệ đời sống tình cảm, đây là một lối tiếp cận lành mạnh cần thiết. Chúng ta cần bổ khuyết cho nhau. Tận hiến có nghĩa chúng ta cần xây dựng thẳng thắn nhưng chân thành, đặt quyền lợi của người phối ngẫu lên trên quyền lợi của mình. Trong quan hệ tình cảm, chúng ta cần nghĩ đến những mục tiêu chung vì đây là quan hệ phục vụ cả hai người.

Myers–Briggs Type Indicator: Nhận định Tuýp nhân cách Myers– Briggs. Đây là mẫu trắc nghiệm nhân cách được dựa trên nền tảng triết lý của nhà tâm lý Carl Jung.

Mythological images: Hình ảnh huyền thoại. Đây là những hình ảnh được vận dụng vào tâm lý học nhằm giải thích những phạm trù khó giải thích. Với tâm lý nhân cách, nhiều khái niệm trừu tượng rất khó hiểu và chúng ta chỉ nhìn thấy cách vận hành của chúng qua những hình ảnh huyền thoại.

Mythology: Thần thoại. Đây là một ngành học nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên, bán tâm lý, và những phạm trù thần học, lịch sử. Đây là ngành cung cấp những mô hình cho các ngành tâm lý, triết lý, và nghệ thuật.

Chữ N

Narcicism: Hội chứng tự yêu mình. Đây là khái niệm mượn trong thần thoại. Hy lạp khi Narcisits khi nhìn thấy chân đung của mình trong hồ nước quá đẹp nên chàng chẳng còn thiết tha yêu đương với người khác nữa. Đây là hội chứng khi cá nhân chỉ nghĩ đến bản thân và quên rằng họ cần có những liên hệ với những người chung quanh khác.

Narrow constructs: Cấu trúc hạn hẹp. Đây là khái niệm cho thấy các khung cấu trúc tư duy bao gồm nhiều kích thước giới hạn, lớn nhỏ khác nhau. Trong đó những khung cấu trúc tư duy rộng sẽ cung cấp môi trường để các cấu trúc tư duy hẹp có thể biểu diễn trong quá trình vận hành tri thức tư duy.

Narrow virtuousity: Não trạng đạo mạo hạn hẹp. Đây là một khung định kiến hẹp giới hạn tất cả các hành vi của người khác vào một khung đạo đức cố định thiếu uyển chuyển. Một điều chúng ta cần chú ý là không phải các hành vi giống nhau đều có động cơ và điều kiện hoàn cảnh giống nhau.

Natural selection: Chọn lọc tự nhiên. Được trang bị với lăng kính Thuyết tiến hóa của Darwin, đây là khái niệm then chốt của học thuyết này. Trong đó thiên nhiên sẽ đặc biệt ưu đãi cho những cá nhân có hệ gien di truyền tối ưu. Qua một thời gian dài, các thành viên của một chủng loại sẽ tiếp tục truyền lại những hệ gien ưu tú và nòi giống được duy trì với những thế hệ biến thể mới có nhiều đặc tính thuận lợi để phát triển.

Nature: Tự nhiên. Một vấn đề luôn luôn được tranh cãi trong qua khứ là con người phát triển chủ yếu do tự nhiên hay do môi trường sống. Tự nhiên có thể được coi là yếu tố di truyền mà bộ phận chủ yếu là hệ gien và dinh dưỡng. Môi trường sống là do hoàn cảnh xã hội và những cơ hội giáo dục mà chúng ta được giới thiệu. Vậy chúng ta phát triển vì tự nhiên hay do được giáo dục.

Near–death experience: Kinh nghiệm chết đi sống lại. Đây là một đối tượng được nghiên cứu vì nhiều cá nhân có kinh nghiệm này cho biết họ đi vào một vùng sáng chói loà và gặp lại những người mà họ đã từng quen biết và tất cả những người này đã qua đời. Nhiều nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến hiện tượng này và cố gắng giải mã những hình ảnh có nội dung rất đặc trưng này.

Necessary and sufflcient: Cần thiết và hiệu quả. Theo Rogers thì đây là hai tiêu chuẩn căn bản rất cần thiết để đạt yêu cầu đối với một nhà liệu pháp: Cần thiết và hiệu quả là tiêu chí của tất cả các nhà liệu pháp.

Necrophilous: Tuýp yêu sự chết. Đây là một nhân cách tương đối hiếm trong xã hội. Đây là tuýp người thường đặc biệt quan tâm đến sự chết và những hình thái hủy diệt. Họ sử dụng một phần lớn năng lượng của mình để tìm ra những ý tưởng hủy diệt chết chóc. Nhìn chung họ là những cá nhân có nan đề tâm lý. Đặc biệt một số người trong nhóm này rất nguy hiểm.

Necrophilous mother: Bà mẹ ưa chuộng sự chết. Theo Erich Fromm thì đây là tuýp các bà mẹ hằn học, thích chỉ trích, nóng nảy, hay chửi mắng con cái. Các em bé sống với bà mẹ này sẽ thường lớn lên và trở thành tuýp người yêu sự chết. Đơn giản là các em đã không có được cơ hội học tập để yêu mến cuộc sống từ tấm gương của bà mẹ.

Negative aggression: Gây hấn tiêu cực. Khái niệm gây hấn có thể được coi là trạng thái tiến công để đạt được lợi thế bằng cách sử dụng các khả năng ưu việt của mình. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều và quá thường xuyên sẽ trở thành một thói quen ích kỷ biến thái.. Nhất là khi hậu quả của những hành vi này gây tổn thương đến người khác.

Negative motivations: Động cơ tiêu cực. Theo Bandura có những động cơ tiêu cực đã cản chúng ta trong việc bắt chước người khác, hoặc những động cơ này cổ động chúng ta tránh né một số hành vi nhất định. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến động cơ tiêu cực:

Hình phạt trong quá khứ (past punishment).

Hình phạt hứa sẽ xảy ra (promised punishment).

Hình phạt ngầm (vicarious punishment).

Need for meaning: Nhu cầu đi tìm giá trị ý nghĩa cho mình. Frank tin rằng chúng ta có nhu cầu đi tìm ý nghĩa giá trị bản thân của mình. Đây là nhu cầu giúp chúng ta hoàn thiện giá trị con người của mình.

Negative effect: Ảnh hưởng tiêu cực. Một hành vi thường đem lại hiệu quả có ảnh hưởng lên một hay nhiều cá nhân khác nhau. Một số hành vi có ảnh hưởng tiêu cực vốn có thể thay đổi cục diện của nhiều mối quan hệ. Vì thế chúng ta rất cần cảnh giác để tránh những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra. Khi giáo dục con cái, chúng ta cần chú ý vì nhiều hành vi tưởng chừng như rất bình thường nhưng thật sự có những ảnh hưởng tiêu cực lên quá trình phát triển của các em.

Negative reinforcement: Củng cố tiêu cực. Đây là khái niệm được B. F. Skinner giới thiệu. Khi kích thích khó chịu được cất bỏ đi sẽ kéo theo một hành vi nào đó được tăng lên. Ví dụ như khi lời hứa của cha mẹ nói rằng em bé sẽ không bị phạt nếu các em học bài. Kết quả là để tránh bị phạt, các em sẽ cố gắng học tốt hơn. Tuy nhiên đây là cách củng cố không hiệu quả lắm.

Negative thought: Tư duy tiêu cực. Đây là những lối tư duy không có tính nhân văn, xuất hiện khi cá nhân không còn tin vào bản thân cá nhân mình. Đây là những tư duy do suy diễn quá xa, thiếu cơ sở hoặc do những nghi hoặc vì có những nhận thức sai lầm.

Neglect: Bỏ rơi. Đây là hiện tượng khi các em nhỏ không được quan tâm chăm sóc. Sau cùng là tình huống bị bỏ rơi đã tác động lên tư duy và nhân cách của các em. Đây là những em nhỏ bị bỏ rơi và bị lạm dụng hay bị sách nhiễu. Ngoài ra khi trưởng thành, một số cá nhân đã bắt đầu không còn theo đuổi những hoài bão và kỳ vọng của mình, cuối cùng họ rơi vào trạng thái không còn hứng thú đối với cuộc sống.

Neo–freudians: Trường phái Freudian mới. Đây là trường phái các nhà tâm lý xây dựng những học thuyết của mình dựa trên nền tảng của Sigmund Freud, tuy nhiên họ gạt bỏ nhiều luận điểm vì tính năng thời sự đã không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Neo–puritants: Những người hoàn toàn nghiêm cẩn. Là những người 100% chỉ có ý chí và chẳng hề có một chút tình yêu (love) nào cả. Họ là những người có một khả năng tự kỷ luật rất cao (self– discipline) và có thể biến mọi chuyện trở thành hiện thực. Nói chung họ là những người có nhân cách luôn theo đuổi những mơ ước và họ có tiêu chuẩn về cuộc sống rất cao.

Nervous: Sợ hãi. Đây là trạng thái hoảng hốt, rối loạn. Một dạng thức cảm xúc sợ vì thiếu hẳn khả năng tư tin. Họ thường có những cảm xúc bất an, lo lắng, ưu tư quá nhiều và điều này đã tiêu hao một phần lớn năng lượng của họ. Khi không được cân bằng năng lượng trong hệ tâm thức, rối loạn tâm thần sẽ có cơ hội xảy ra.

Neural correlates of consciousness: Những liên hệ thần kinh của ý thức. Theo nhiều nhà tâm lý hiện đại cho biết ý thức có những liên hệ từ nhiều hệ cấu trúc chính là sản phẩm của những liên hệ giữa các tổ hợp tế bào thần kinh.

Neural networks: Hệ thống tế bào thần kinh. Nhờ những tua gai, sợi trục và các loại hoạt chất dẫn truyền, các tế bào thần kinh tạo thành một hệ thống liên kết khổng lồ có trách nhiệm đảm trách những hoạt động thao tác khác nhau trong những khoảng thời gian cực kỳ ngắn.

Neurologist: Nhà thần kinh học. Nhiệm vụ của họ là nghiên cứu về hệ thần kính nơi người trong môi trường trị liệu và môi trường nghiên cứu.

Neurology: Thần kinh học. Đây là một bộ phận của ngành khoa học thần kinh chuyên biệt nghiên cứu về các hoạt động của não nói chung và của hệ thần kinh đặc biệt nói riêng.

Neuronal circuits: Các hệ mạch tế bào thần kinh. Hoạt động của những mạch tế bào thần kinh diễn ra dưới dạng trao đổi điện tích. Đây là quá trình phản ứng đồng loạt giữa các nhóm tổ hợp tế bào thần kinh trong việc lưu trữ dữ kiện, truy cập dữ kiện, và trao đổi dữ kiện, liên kết tổng hợp các dữ kiện.

Neuromodulating chemistry: Mô hình thần kinh hóa học. Trong khái niệm tổ hợp liên kết các tế bào thần kinh – những hệ thống mạng lưới vươn xa và bao phủ lên toàn bộ bề rộng và bề sâu của hệ thống bộ não – đặc biệt là những cơ năng có mô hình điều tiết thần kinh hóa học. Cần biết là thay đổi các điện tích ions là cơ năng vận hành khi các tế bào thần kinh phản ứng.

Neuromodulators: Mô hình cấu trúc hệ tế bào thần kinh. Những cơ năng có mô hình điều tiết thần kinh là những chất hóa học. Chính những chất hóa học này đã tham gia vào quá trình điều tiết và tạo nên những hiệu ứng tâm trạng như cảm xúc (emotions), tâm trạng (mood), cảm giác (feelings).

Neurons: Các tế bào não. Đây là những tế bào thần kinh góp phần tạo thành bộ não người. Phần lớn các tế bào thần kinh có thân chứa nhân tế bào bên trong, các tua gai, và sợi trục. Một số tế bào thần kinh không có sợi trục nên chúng có nhiệm vụ trạm giao liên nhiều hơn là truyền tín hiệu.

Neurophysiological: Thuộc về thần kinh–sinh lý. Khi có những dữ kiện tín hiệu mới hoặc quen thuộc xảy ra, những liên minh tổ hợp tế bào thần kinh sẽ được tập hợp và não có thể truy cập các dữ kiện đã được lưu trữ trong tâm thức. Đây là những nền tảng cơ bản của cấu trúc thần kinh–sinh lý của tư tưởng.

Neuropsychiatrist: Thần kinh tâm thần học. Đây là những bác sĩ tâm thần có chuyên môn phụ về thần kinh học.

Neurosis: Trạng thái điên. Theo Karen Horney thì trạng thái điên chính là những kênh van xả để cá nhân có thể tiếp tục tồn tại. Khái niệm này rất gần gũi với chứng loạn thần kinh và bà cho rằng điên với những biểu hiện không bình thường chính là những vận hành giải tỏa để cơ thể thoát khỏi tình trạng bị suy sụp hoàn toàn. Điên là hình thức cứu vãn khẩn cấp.

Neurotheolog: Thần học thần kinh học. Đây là một ngành học rất mới mẻ với tiêu chí tìm ra sự liên hệ thần học với các vận hành của cơ chế tư duy được não điều khiển.

Neurotic anxiety: Lo lắng thần kinh. Đây là những trạng thái tâm trạng lo lắng có nguồn gốc từ những lo lắng khi hệ tâm thức bị đe dọa bởi những sự mâu thuẫn khi cơ thể mất khả năng diễn giải và xử lý. Đây là dạng lo lắng xuất phát từ nội tâm, không có liên hệ với tác động của thế giới bên ngoài.

Neurotic needs: Nhu cầu thần kinh thái quá. Theo Binswanger và Horney họ gọi là những nhu cầu thần kinh thái quá là những nhu cầu không phù hợp thực tế và các cá nhân này đánh mất khả năng lý luận và ý thức của họ bị nhiễu sóng, nên chính họ cũng không thật sự hiểu họ cần gì. Đây là một trạng thái thiếu vắng trống trải nhưng không thể lấp được bằng những cảm giác thông thường. Đây là một bước rất gần với trạng thái bệnh thần kinh nếu không được xử lý kịp thời.

Neurotic type: Tuýp nhân cách loạn thần kinh. Theo Otto Rank thì tuýp loạn thần kinh là tuýp người không có khả năng kiên nhẫn và họ thường rất nhạy cảm với những thay đổi. Khi không có khả năng kiên nhẫn, họ mất luôn khả năng điều tiết và như thế những kích thích dù có cường độ nhỏ vẫn tạo ra những hiệu ứng chấn động tâm thức đối với họ.

Neurotic distorted: Khúc xạ thần kinh. Đây là một trạng thái cá nhân đánh giá lệch lạc các khẩu lệnh trong khung tư duy của họ. Họ có những nan đề trong quá trình khung tư duy bị xoắn nên những lý giải không còn được bình thường như trước. Họ có nan đề bên trong chứ không phải do tác động của ngoại cảnh.

Neuroticism: Cá tính dễ bị tâm thần. Nhiều người không may mắn và họ dễ rơi vào hội chứng bệnh tâm thần. Họ quá nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài cũng như khả năng điều tiết các phản ứng nội tâm rất thấp. Nguyên nhân có thể do phát triển hệ thần kinh không được bình thường hoặc những tổn thương não đã xảy ra. Ngoài ra một số cá nhân trải qua những biến cố có cường độ quá lớn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến độ khung tư duy của họ hoàn toàn bị đảo lộn không thể sắp xếp lại như trật tự trước đây.

Neuroticism dimension: Nhóm dễ mắc bệnh tâm thần. Đây là những cá nhân có những triệu chứng và biểu hiện được coi là có liên hệ với các rối loạn tâm thần.

Neuroticistic person: Cá nhân nhạy cảm. Họ là những người có vấn đề lo lắng sợ hãi xuất phát từ hệ thần kinh giao cảm quá nhạy cảm của mình, nhiều hơn là vì tác nhân gây sợ. Ví dụ họ sợ hình vẽ các con rắn. Rõ ràng hình vẽ không trực tiếp đe dọa họ nhưng hệ thần kinh giao cảm đã khuấy động toàn bộ hệ thống thần kinh của họ.

Neurotransimitters: Những chất hóa học thần kinh. Đây là những hoạt chất nằm tại khe liên hợp giữa hai tế bào thần kinh có tác dụng kích thích các tế bào trong một tổ hợp thần kinh để tạo ra những mối liên hệ trong việc lưu trữ dữ kiện, truy cập dữ kiện, hoặc liên hệ với các khu vực khác nhau của não. Đây là những chất hóa học tham gia vào các quá trình phản ứng.

Never ending desire: Khao khát vĩnh viễn. Đây là một khái niệm mượn từ thần thoại Hy lạp. Theo đó ngày xưa con người là sinh thể được tạo nên có cả nam và nữ trên cùng một cơ thể. Sau đó thần Zeus đã tách đôi họ. Từ đó con người cả đời sẽ phải đi tìm một nửa bị mất của mình. Đây là khái niệm giải thích về sự hấp dẫn với một đối tượng khác trong bối cảnh đời sống tính dục.

New neuronal assemblies: Những nhóm liên kết tế bào mới. Đây là khái niệm cho rằng một tổ hợp nhóm tế bào mới sẽ được sinh ra – dựa trên những nhu cầu bên trong cơ thể hay đến từ thế giới bên ngoài, nhất là khi những tổ hợp tế bào thần kinh mới này cung cấp cơ sở để tạo ra những kinh nghiệm mới hiệu quả có lợi cho cơ thể nhằm xử lý phù hợp với điều kiện sinh hoạt trong môi trường. Nói khác đi các tổ hợp này ra đời khi một kinh nghiệm mới được thành lập.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx