sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 11

Nirvana: Khái niệm Niết bàn. Đây là khái niệm cho rằng Niết bàn chính là trạng thái cơ thể không còn bị lệ thuộc vào những giá trị vật chất hoặc những dục vọng tư tưởng phù phiếm chóng qua.

Nirvana principle: Nguyên lý Niết bàn: Đây là một tên gọi truyền thống của trạng thái không còn hiện hữu nữa (non–being) khi tất cả những đeo bám sân si, tất cả những đau khổ của chúng ta đã được xóa bỏ khi chúng ta giải phóng mình khỏi những ràng buộc. Đây là nét chính trong Phật giáo.

Nonconformists: Những người ít chịu phục tùng và thường có cá tính phá cách. Họ không có khả năng kiên nhẫn để dung nạp và tuân thủ những giá trị chung. Ngoài ra họ là những cá nhân có nhu cầu được trở thành trung tâm của sự chú ý.

Non–directive: Không trực tiếp hướng dẫn. Đây là một nét đặc trưng trong liệu pháp của Rogers. Theo ông, nhà trị liệu không trực tiếp hướng dẫn thân chủ, mà nhà trị liệu chỉ là người đứng bên cạnh, chứng kiến và động viên thân chủ trong suốt quá trình liệu pháp. Nói chung đây là khái niệm tự thân chủ sẽ tìm ra hướng xử lý và vai trò của nhà liệu pháp chỉ là một tấm kiếng.

Nondualistic mind: Não thức vô cực. Đây vốn là những não thức án ngữ hành trình chúng ta đi tìm sự liên hệ với vũ trụ. Não thức này cho rằng không có sự liên kết giữa vật chất và tinh thần, vì thế họ thường chỉ nằm ở một cực của vũ trụ nên họ thường đánh giá các sự kiện tập hợp tại khu cực nhãn quan của mình.

Non–existence: Không tồn tại. Đây là trạng thái hư không, mất sự liên hệ với chính mình. Với nhiều lĩnh vực khác, đây là trạng thái không tồn tại nên không có giá trị liên hệ nào xuất hiện.

Nonfiction: Sách tham khảo. Hay còn gọi sách nghiên cứu, sách giáo khoa. Đây là những sách chuyên bàn đến những phạm trù không thuộc lĩnh vực hư cấu như văn chương và thi ca.

Nonmaterial information: Thông tin tinh thần. Đây là một khái niệm trừu tượng. Thông tin trong trường hợp này không có giá trị thiên về ảnh hưởng tác động lên các phản ứng chức năng vật chất. Một cách nói khác là khi các thông tin về vật chất không còn thuộc về thế giới vật chất.

Non–neuroticisyic extrovert: Hướng ngoại không biết sợ. Eysenck phát hiện ra là những tội phạm bạo lực nguy hiểm thường là những người hướng ngoại không biết sợ. Họ là người có xu hướng quá nhiều tự do trong xã hội và họ tìm những kênh van xả bên ngoài hệ tâm thức của mình. Vì không biết sợ nên họ coi thường tất cả những hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Noưdynamics: Động năng ý thức tinh thần. Theo Frankl, ông luôn khuyến cáo rằng chúng ta nên chú ý nhiều hơn nữa đến động năng ý thức tinh thần. Đây là một nguồn năng lượng rất lớn, sẵn có, luôn luôn giúp cho cơ thể có được những cơ hội chuyển tải khao khát của mình thành hành động cụ thể, giúp chúng ta xích lại gần hơn với mục đích đi tìm ý nghĩa của cuộc đời mình.

Nowgenic neurosis: Rối loạn thần kinh hiện sinh. Khi có những mâu thuẫn đối chọi về các giá trị nhân sinh quan, những khó chịu này có thể dẫn đến những bệnh thần kinh liên hệ đến động năng hòa quyện thần kinh, hoặc được nhiều người gọi là thần kinh hiện sinh.

Normal: Bình thường. Đây là trạng thái ổn định khi các hoạt động diễn ra có trật tự và cá nhân hoàn toàn có khả năng điều tiết được những nan đề yêu cầu trong cuộc sống.

Nothingness: Trạng thái trống rỗng. Các nhà học thuyết hiện sinh thường nói về trạng thái trống rỗng trong liên hệ với cảm giác lo lắng. Cần biết trạng thái cân bằng là là trạng thái các liên hệ tư tưởng không rơi vào tình trạng quá tải và được sắp xếp một cách có trật tự. Tuy nhiên nếu nằm trong trạng thái trống rỗng cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những bất ổn không có lợi.

Numb: Trạng thái trơ. Khi các kích thích có cường độ mạnh xảy ra, não thức của chúng ta có thể chuyển sang trạng thái trơ để ngăn chặn không cho các kích thích này trở thành những tác nhân gây hại. Đây là một phản ứng tự vệ tự động. Ngoài ra nhiều trường hợp sau khi tiếp cận với những kích thích quá nhiều, các kích thích này mất tác dụng và cơ thể sẽ ngừng lại quá trình phản ứng.

Nurture: Phạm trù hấp thụ giáo dục. Đây là khái niệm cho rằng nhân cách của chúng ta được xây dựng do quá trình được chăm sóc và giáo dục. Trong quá khứ luôn có những tranh cãi xem nhân cách được hình thành do ảnh hưởng của khu vực sinh học như di truyền và dinh dưỡng. Xin xem nature.

Nurturant instinct: Bản năng tình cảm. Đây là khái niệm cho rằng chúng ta luôn có những bản năng tình cảm được cài đặt sẵn. Đây là là giải thích vì sao chúng ta luôn động lòng trắc ẩn mỗi khi tiếp cận với những hoàn cảnh éo le đáng thương của người khác.

Chữ O

Objective: Đối tượng. Đây là khái niệm cho rằng tất cả những khái niệm, định nghĩa, bản thể, cá nhân, phạm trù, vật thể… có giá trị độc lập được gọi là đối tượng.

Objective: Khách quan. Đây là khái niệm vô tư khách quan, hoàn toàn độc lập với các giá trị đã được lưu trữ trong hệ tâm thức. Khách quan chính là thái độ đánh giá công bằng không dựa vào cảm tính hoặc nếp nghĩ thành kiến.

Object permanent. Vật thể tồn tại sau khi biến mất. Theo Piaget thì ở một giai đoạn phát triển của trẻ em, thường vào khoảng sau 8 – 9 tháng tuổi. Một vật thể được giới thiệu nhưng sau đó được lấy đi, trong hệ tâm thức của em bé vật thể này vẫn còn tồn tại. Đây là khái niệm một vật thể tồn tại vĩnh viễn dù được xuất hiện trong tầm nhìn hay được lấy đi.

Objective science: Khách quan trong khoa học. Đây là một khái niệm quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Khách quan là tính năng chấp nhận mọi kết quả, kể cả khi kết quả này đối ngược với giả thuyết của nhà nghiên cứu. Không có khách quan, kết quả nghiên cứu sẽ có hại cho kiến thức chung vì có thể gây ra nhầm lẫn và những sai phạm ảnh hưởng đến các nhà nghiên cứu trong tương lai.

Observables: Đại lượng có thể quan sát được. Đây là những hành vi có thể được nhận ra qua những giác quan và thường thì có thể đo đạc đánh giá được.

Observable variables: Những đại lượng có thể quan sát được. Đây là khái niệm đối lập với những đại lượng khác không thể quan sát được chẳng hạn như các tư tưởng, suy nghĩ, và các tính toán, hoặc những đại lượng vật lý có thể đo được nhưng không thể quan sát được như nhiệt độ hoặc âm thanh. Đại lượng quan sát được là những đại lượng có thể đánh giá qua những kênh giác quan.

Observational learning: Học bằng cách quan sát hay còn gọi là rập khuôn. Đây là quá trình học hỏi do quan sát một mô hình có sẵn. Quan sát là thao tác quan trọng trong cách học này.

Obsession and compuisions: Ám ảnh xung động. Đây là một hiện tượng rối loạn tâm thần khi cá nhân quá lo lắng về việc mình làm. Họ không an tâm với kết quả của một thao tác và bị thúc giục bởi cảm giác cần được kiểm tra. Ví dụ một cá nhân sau khi đóng cửa đi ngủ nhưng vẫn ngờ vực rằng mình quên khóa cửa và phải thức dậy vài lần để kiểm tra. Hoặc có người một ngày rửa tay hơn hai mươi lần vì bị ám ảnh rằng tay dơ sẽ khiến họ tiếp cận với vi trùng.

Obsessive thonghts: Tư tưởng ám ảnh. Đây là một trạng thái khi cá nhân luôn lưu giữ trong đầu một tư tưởng và họ không có khả năng dẹp bỏ tư tưởng này. Thường thì họ luôn lẩn quẩn với một ý nghĩ và hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mảng sinh hoạt khác của họ.

Obstacles: Trở ngại. Đây là khái niệm những vật chắn, những trở ngại, những thử thách án ngữ trên hành trình thao tác của một cá nhân. Trở ngại có thể do sức khỏe, điều kiện kinh tế, khả năng xử lý, trình độ giáo dục, phát triển nhận thức, và những thách đố khác trong cuộc sống.

Offsprings: Những đứa con. Đây là một khái niệm chỉ về thế hệ sau, được sử dụng nhiều trong các khái niệm liên hệ đến thuyết tiến hóa hoặc trong bối cảnh di truyền.

Old schemas: Hệ thống tâm thức cũ. Trong quá trình dung nạp kiến thức tư duy mới, chúng ta cần điều chỉnh và thu xếp hệ tâm thức cũ để chuẩn bị đón những kinh nghiệm hoặc những dữ kiện mới vào.

Openness: Mở rộng mình ra. Đây là khái niệm cho thấy chúng ta mở rộng mình ra với tha nhân. Đây là lối tiếp cận lành mạnh. Khác với nhiều cá nhân họ chọn đời sống co cụm và xa lánh thế giới chung quanh.

Openness to experiences: Khả năng mở rộng ra đón tiếp kinh nghiệm. Đây là quá trình đối nghịch với cơ năng tự vệ. Nhiều người không có khả năng mở rộng ra để đón tiếp kinh nghiệm nên khả năng phục thiện, tinh thần lắng nghe không có. Vì thế họ tự hạn chế mình với những cơ hội khám phá và gây ra những căng thẳng trong quan hệ một cách không cần thiết.

Order: Có trật tự. Đây là khái niệm ngăn nắp, ổn định, trật tự, gọn gàng. Cá nhân tìm thấy sự tiện nghi và xử lý nhanh chóng hơn. Đây còn là một nét đặc trưng của khái niệm cân bằng, lành mạnh, hiệu quả.

Oedipus crisis: Khủng hoảng Oedipus. Đây là khái niệm Freud mượn từ thần thoại Hy lạp. Theo ông đây là cảm giác các em trai yêu mẹ mình và ghét cha của mình. Tuy nhiên đây là một khái niệm được nhiều người hiện nay cho rằng không có cơ sở thuyết phục vì thiếu tính năng áp dụng lên các nền văn hóa khác nhau.

Omnipotent: Toàn năng. Đây là đặc tính được coi là của Thượng đế.

Omniscient: Toàn trí. Thượng đế được coi là biết hết mọi sự.

On–going behavior: Hành vi bình thường luôn diễn ra hoặc đang diễn ra. Đây là khái niệm một hành vi đang được tiến hành như một thói quen. Trong liệu pháp, nếu đây là những hành vi kém hiệu quả và thiếu lành mạnh, chúng ta cần sửa đổi hoặc phá bỏ lề thói này.

One–upmanship: Thích làm việc chỉ một mình. Đây là một nhân cách độc lập, được nhìn thấy tập trung nhất ở những nhà sáng tạo như nhà văn, nhà điêu khắc, nhạc sĩ…Trong bối cảnh kinh tế, đây là những tuýp người thích một mình thực hiện các dự định của mình. Họ là những người làm việc có hiệu quả cao nhất khi làm việc một mình.

Only child: Con độc nhất hay con một. Theo Adler thì các cá nhân là con một có những đặc tính rất khác với các cá nhân khác. Khả năng cạnh tranh của họ kém vì không có kinh nghiệm cạnh tranh như các cá nhân có anh chị em khác. Họ là người có khuynh hướng thích tiếp xúc với người có khả năng và địa vị cao hơn họ vì từ khi còn nhỏ họ chỉ tiếp xúc với người lớn trong nhà.

Ontology: Tính năng bản thể. Đây là đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong quá trình khảo sát các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng tinh thần với những tính năng hiện diện, chẳng hạn như nghiên cứu về hiện tượng tâm lý hay hiện tượng nhân cách.

Open world: Thế giới mở. Đây là một thế giới mang tính tượng trưng trong đó một cá nhân không đóng khung mình trong một không gian riêng cố định nào cả. Họ có thể tiếp nhận những tư tưởng khác nhau và đưa vào trong thế giới của mình. Trong thế giới này họ không còn băn khoăn về hiện tượng mâu thuẫn do những tư tưởng mới này được du nhập vào.

Operant behavior: Những hành vi vận hành có động cơ. Đây là những hành động có nguyên tắc, có mục đích nhằm đạt được điều mong muốn, kết quả là những hành vi này vận hành trên nguyên tắc tổ chức.

Operant conditioning: Nguyên lý vận hành có điều kiện. Đây là nguyên lý vận hành khi một cá nhân quyết định thực hiện một thao tác vì đã được điều kiện hóa. Đây là một nguyên tắc vận hành chủ yếu dựa vào kết quả tích cực (hoặc những hậu quả tiêu cực). Chính kết quả tích cực (hay hậu quả tiêu cực) trở thành một tác nhân kích thích cho những hành vi này.

Opposition: Sự đối nghịch. Đây là khái niệm chống đối một cách công khai, có chủ ý và rạch ròi trong nếp nghĩ. Đây là một hành vi thiên về có mục đích chú ý nhiều hơn là những phản ứng xung động thông thường.

Organ inferiority: Bộ phận cơ thể khiếm khuyết. Nhiều cá nhân có những phát triển cơ thể không bình thường, và một số có những khiếm khuyết bẩm sinh. Chính những hạn chế này đã khiến cho họ trở nên mất khả năng vươn lên và họ thường bằng lòng với tình trạng hiện thực của mình.

Organizing principle: Nguyên lý có tổ chức. Đây là một nguyên lý cho thấy chúng ta có xu hướng sắp xếp những trật tự trong thế giới tư duy của mình. Thường đây là đặc tính của những cơ quan, cấu trúc có cấp bậc và những kênh trao đổi giữa các bộ phận. Não người và hệ tâm thức là hai ví dụ của nguyên lý có tổ chức.

Oral aggressive: Cá tính thích gây gỗ qua đường miệng. Đây lá các cá nhân có cá tính thích gây gỗ, nói lớn tiếng, thích chỉ trích, nói lời hằn học, thiếu xây dựng, nói lời tục tĩu. Họ thường cắn móng tay, thích ăn vặt và hút thuốc lá.

Oral passive: Than vãn liên tục. Đây là một dạng biến thể của cá tính liên hệ đến miệng. Họ thường ca cẩm, oán than, than thở và chê trách cuộc sống hiện tại của mình.

Oral sensory: Giai đoạn cảm giác miệng. Đây là lúc các em bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Khi không được chăm sóc chu đáo, khi lớn lên bé có thể rơi vào trạng thái than vãn liên tục hoặc cá tính gây gỗ qua đường miệng.

Oral stage: Giai đoạn miệng. Đây là giai đoạn phát triển tâm tính dục được giới thiệu bởi Freud. Trong giai đoạn này nếu bé không được chăm sóc, bé có thể sẽ phát triển các hành vi tiêu cực liên quan đến miệng như nói tục, thích la lối, to tiếng, hoặc ca thán trách móc, nói nhiều…

Order analogous: Trật tự tư duy. Chúng ta luôn phát triển và hệ tư duy của mình khi các tư tưởng và kinh nghiệm mới được tiếp thu. Trong bối cảnh di truyền, hệ tâm thức giữa các thế hệ có thể khác về cấu trúc (qua nhiều thế hệ phát triển) nhưng vẫn giữ lại chức năng nguyên thủy ban đầu.

Ordinary: Thời kỳ chung – phát triển cái tôi bình thường. Theo Rollo đây là thời kỳ chung. Là giai đoạn phát triển cái tôi bình thường của người lớn. Khi lớn lên, các cá nhân thường tuân thủ những giá trị truyền thống và cuộc sống của họ khá đơn điệu và tẻ nhạt.

Ordinary people: Công dân bình thường. Đây là những cá nhân bình thường. Họ sống bình lặng, giản dị mơ những ước mơ nhỏ, hoài bão khiêm tốn, bằng lòng với những thay đổi. Họ là những cá nhân ít có những nan đề tâm lý nhất, tuy nhiên cuộc sống nội tâm của họ phẳng lặng, không có những ý nghĩa sâu sắc.

Organism: Sinh thể. Đây là một cơ quan sống, có những nguyên tắc vận hành riêng, có những nhu cầu riêng. Một sinh thể có những giai đoạn phát triển, có mục đích ý nghĩa tồn tại, có nhu cầu cần được ổn định, và có những hành vi với mục đích đem lại hiệu quả cao nhất.

Organismic trusting: Tin vào chính cơ thể. Đây là khái niệm lắng nghe những tín hiệu của cơ thể để có những hướng xử lý. Và cá nhân không quá phấn khích với những tín hiệu này. Đây là trạng thái bình tĩnh khi tiếp cận với những luồng tư duy của mình. Chúng ta cần để cho quá trình tin vào cơ thể giúp chúng ta nhận ra những điều mình cần và những điều chúng ta không cần.

Organismic valuing process: Quá trình tự đánh giá bản thân. Đây là khái niệm khi một sinh thể phân tích các nhu cầu, dữ kiện, thông tin của cơ thể, để từ đó rút ra những quyết định phù hợp để tiếp tục duy trì trạng thái cân bằng hằng nội môi sinh.

Organismic valuing: Cơ thể sống tự đánh giá. Theo Rogers thì chúng ta học được điều này từ cha ông trong quá trình tiến hóa của loài người. Những bài học này, ông cho rằng chính là quá trình cơ thể sống đánh giá, nhằm chọn ra những lựa chọn thích hợp nhất trong môi trường sống của mình.

Organization corollary: Tổ chức hiển nhiên. Theo George Kelly thì đây là cấu trúc tư duy có tổ chức. Đây là cấu trúc giúp các dữ kiện dưới dạng kinh nghiệm được lưu trữ trong hệ tâm thức của chúng ta được sắp xếp một cách có trật tự. Không có cấu trúc này chúng ta sẽ bị đảo lộn các sự kiện trong hệ tâm thức và điều này là một bất lợi cho sức khỏe tâm thần.

Organizational psychology: Tâm lý tổ chức. Đây là một ngành tâm lý đặc biệt trong tổ chức cơ quan. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý tổ chức cơ quan là các công ty lớn, các doanh nghiệp cỡ lớn, những tổ chức hành chánh, và các mô hình cơ quan. Trong đó mối quan hệ, thái độ của các thành viên, mục tiêu của cơ quan, cơ cấu tổ chức, chế độ thưởng phạt, những phương thức khích lệ thái độ, tăng cường hiệu quả công tác…

Original: Người tiên phong. Người đầu tiên trong một lĩnh vực nào đó, nhất là trong các lĩnh vực phát minh, sáng tạo, nghệ thuật, tư tưởng.

Other half: Người lý tưởng trong mộng. Chúng ta hôm nay mãi mãi đi tìm một nửa của mình. Đây là một khái niệm xây dựng trên cơ sở của Thần thoại Hy Lạp. Xin xem never ending desires.

Our own mind: Hệ thống tâm thức của riêng mình. Đây là khái niệm những tư tưởng phát sinh trong hệ thống tâm thức. Những tư tưởng này là kết quả của những phân tích suy diễn như những tư tường hệ quả khi chúng ta tiếp cận với những tư tưởng mới và các tư tưởng trước đó.

Our uniqueness: Nét đặc trưng của cá nhân. Theo các nhà tâm lý hiện sinh thì đây là những nét riêng của chúng ta. Những nét riêng này thường cố định và bền vững. Điều đó cho phép chúng ta vượt qua chính trạng thái cách ly của mình, hội nhập vào thế giới mà vẫn không đánh mất nét đặc trưng của mình.

Otto Rank (1884 – 1939): Là một nhà tâm lý học nhân cách người Áo.

Out of sight out of mind: Vật thể không còn tồn tại khi lấy khỏi tầm mắt. Đây là khái niệm được Piaget đề nghị. Theo ông thì trẻ em dưới 8 tháng tuổi sau khi một vật thể được lấy khỏi tầm nhìn, trong hệ tâm thức của em vật thể ấy sẽ không tồn tại. Vì thế khi vật thể được lấy ra khỏi tầm mắt của bé, giá trị tồn tại của vật ấy sẽ biến mất. Xin xem object permanent.

Out of synch: Lệch khớp. Khi những điều kiện trong môi trường xã hội không phù hợp với quá trình tư duy của cá nhân, hiện tượng lệch khớp xảy ra và điều này đôi lúc sẽ có nhiều bất lợi cho sức khỏe tâm thần.

Overcpmpensate: Bù đắp quá mức. Để vươn lên, chúng ta thường bổ khuyết và bù đắp những hạn chế khiếm khuyết của mình. Một số ít người phát triển bù đắp một cách quá mức trở thành rơi vào hội chứng muốn mình trở thành siêu đẳng. Một điểm bất lợi là khi mục tiêu không đạt được, họ sẽ rơi vào những trạng thái cảm xúc tiêu cực như thất vọng, chán nản, yếm thế, mất niềm tin…

Overgeneralizing: Suy diễn thổi phồng và kết luận một cách áp đặt trong khi không có những luận cứ. Đây là một thói quen dễ đưa đến những thành kiến và những quyết định xốc nổi. Đơn giản là chúng ta quá tự tin vào khả năng phán đoán của mình.

Overlap: Giao thoa gối đầu. Đây là hiện tượng các tư tưởng có thể tương tác giao thoa để cho ra đời những luồng tư tưởng mới. Theo Carl Jung thì hiện tượng giao thoa xảy ra đối với nhiều loại nguyên mẫu trong hệ tâm thức của chúng ta.

Overemphasis on oneself: Nhấn mạnh quá đáng về bản thân. Theo Frankl nhiều nan đề tâm lý xảy ra có cội nguồn từ việc chúng ta đã nhấn mạnh quá đáng về bản thân chúng ta. Thật ra ý nghĩa cuộc sống và giá trị bản thân tự chúng phản ảnh và chúng ta chỉ cần nhận ra chúng và lắng nghe theo chúng.

Overlaps: Trùng lặp. Theo Kelly, trong phân tích khái niệm nhân qua liệu pháp ô rep (rep grid) nhà liệu pháp sẽ chọn ra 10 điểm khác biệt để giảm thiểu những điểm khác biệt trùng lặp giữa những mẫu cá nhân mà thân chủ đã chọn. Theo liệu pháp này, thân chủ chọn ra 20 nhân cách, sau đó nhà liệu pháp sẽ giúp thân chủ đúc kết lại nhân vị của họ. Sau đó hướng trị liệu sẽ được xúc tiến bằng cách xây dựng một nhân cách lành mạnh nhất.

Overrated: Đánh giá quá cao. Đây là khái niệm khi chúng ta thường có xu hướng đánh giá cho rằng thành công của người khác quá lớn. Hoặc chúng ta quan trọng hóa một cách quá khẩn trương đến những hiện tượng cuộc sống. Kết quả là chúng ta đánh mất khả năng giá trị tự tin của mình.

Over–reproduce: Sinh sản quá nhiều. Trong bối cảnh di truyền, đây là một hiện tượng lạm phát dân số và điều này sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nguy hiểm đến tình hình chung của cả chủng loại.

Over–respond: Phản ứng quá mức cần thiết. Đây là hiện tượng cá nhân có những phản ứng quá nhanh, quá mạnh. Trường hợp này xảy ra khi chúng ta đánh giá các kích thích không chuẩn, hoặc do chúng ta đánh giá nội dung và cường độ của kích thích quá cao. Đây là một trong những nguyên nhân tạo ra căng thẳng trong một mối quan hệ.

Overwhelmed: Quá tải. Đây là hiện tượng khi khả năng đối phó xử lý của cơ thể không đảm trách được những nan đề yêu cầu trong cuộc sống. Nhiều lúc do chúng ta chưa xử lý các nan đề cũ và các nan đề mới tiếp tục xảy ra. Quá tải thường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những rối loạn tâm lý và kết quả là cá nhân rơi vào tình trạng hỗn mang, bối rối, lo lắng.

Own free will: Ý chí tự do cá nhân. Fromm nhấn mạnh rằng nhiều người trong chúng ta cho rằng mình đang hành xử trên bình diện cá nhân, song đấy thật ra được điều khiển bởi những mong đợi của xã hội một cách vô thức. Vì thế những ý chí tự do cá nhân xét ở phương diện thế giới quan vẫn thuộc vào những liên hệ ràng buộc cố hữu.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx