sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 19

The self: Bản thân. Đây là định nghĩa tối hậu khi con người nhận ra ý nghĩa của chính mình.

The sting of conscience: Sự châm chọc của lương tâm. Đây còn được gọi là lo lắng thần kinh được thấy do kết tụ của những lo lắng hiện sinh. Nhất là lo lắng này có nội dung liên hệ đến các giá trị ý nghĩa làm người của chúng ta.

The wisdom of the heart: Sự khôn ngoan của trái tim. Đây là những thông điệp từ cõi lương tâm của mỗi người trong chúng ta.

The Sutras: Bài giảng của Phật. Đây là những văn kiện có giá trị nhân văn và đạo lý mà con người hiện đại hôm này tìm thấy rất nhiều ý nghĩa giá trị trị liệu, nhất là những huấn dạy về cách giải thoát mình khỏi những điều phiền muộn đau khổ.

The youngest child: Con út. Đây là khái niệm được Adler giới thiệu. Theo ông con út là các cá nhân có nhiều đặc tính đặc trưng như họ không muốn mình mãi mãi nằm ở vị trí sau cùng. Họ được chăm sóc quá nhiều và thường có xu hướng đòi hỏi nhiều hơn các anh chị của mình. Họ thường có thể là người có ý chí phấn đấu cao nhưng cũng có thể là những cá nhân yếm thế co cụm, lảng tránh trách nhiệm phấn đấu của mình.

Theological considerations: Những đánh giá thuộc phạm trù thần học. Đây là khái niệm cho thấy thần học luôn có một vai trò vị trí nhất định trong hệ tâm thức của nhiều người. Vì thế trong nhiều quyết định thuộc phạm trù đạo đức, họ thường sử dụng các nguyên tắc khái niệm trong thần học để hướng dẫn những quyết định đánh giá của mình.

Theory: Học thuyết. Đây là những đề xuất mang tính hệ thống, có tính năng thuyết phục và được đông đảo các nhà chuyên môn chấp nhận. Học thuyết là những lý luận có cơ sở bằng chứng, có tính năng áp dụng, có khả năng giải thích được một hiện tượng trong cuộc sống. Học thuyết có thể được kiểm chứng và được ủng hộ bởi những nguồn kiến thức có liên hệ. Học thuyết có tính năng giá trị liên hệ đến đời sống chung và cung cấp những qui trình trong các bước giải thích các nội dung được nêu ra trong một học thuyết.

The theory of neuronal group selection: Học thuyết sự chọn lựa các nhóm tế bào thần kinh có liên hệ đến phạm trù ý thức. Đây là một học thuyết mới cho rằng một số nhóm tế bào thần kinh được chọn lựa đặc biệt có chức năng đặc biệt đảm trách quá trình hình thành ý thức thông qua những đơn vị dữ kiện thông tin cơ bản nhất.

Theravada: Nhánh Phật giáo Tiểu thừa. Đây là nhánh Phật giáo chú trọng đến các giáo luật và chủ trương xa lánh các giá trị vật chất và tập trung vào các hoạt động khổ tu và kỷ luật bản thân.

Therapeutic style: Phong cách trị liệu. Đây là khái niệm trong trị liệu. Các nhà trị liệu có những phong cách trị liệu rất khác nhau và vì thế không phải nhà trị liệu nào cũng là ứng viên cho tất cả các thân chủ. Khi phong cách liệu pháp không phù hợp với thân chủ, nhà liệu pháp cần mạnh dạn trình bày hạn chế của mình và đề nghị thân chủ hãy tìm đến một nhà trị liệu có phong cách liệu pháp phù hợp hơn đối với thân chủ.

Therapeutic roots: Chức năng liệu pháp. Đây là khái niệm cho thấy nhiều lĩnh vực khác có thể cung cấp những chức năng trị liệu như từ tôn giáo, nghệ thuật, văn chương, thi ca…Trong đó Tứ Diệu được nhiều nhà tâm lý hiện sinh và các nhà trị liệu mục vụ tin rằng đã chứa đựng những nền tảng căn bản tìm thấy trong các học thuyết đề nghị đến chức năng liệu pháp.

Think too hard: Nghĩ quá sâu. Đây là khái niệm cho thấy đôi lúc chúng ta phân tích quá sâu vào các nan đề nên cuối cùng chúng ta bị lạc trong chính những phân tích của mình. Đây là một khái niệm cho rằng năng lượng chúng ta sử dụng trong phân tích, nếu không tìm ra hướng xứ lý, nguồn năng lượng ấy sẽ trở thành những nan đề tạo ra sự mất cân bằng trong hệ tâm thức. Vì thế một khuyến cáo cơ bản là chúng ta cần tránh tập trung suy nghĩ quá sâu.

Thinking: Tư duy. Đây là khái nhiệm chúng ta xử lý các nan đề bằng cách phân tích đánh giá các bộ phận dữ kiện thông tin trước khi chúng ta có những quyết định sau cùng.

Thinking erros: Suy nghĩ sai lệch. Đây là điều chúng ta thường mắc phải khi chúng ta không điều nghiên và sử dụng quá nhiều chủ quan trong cách tiếp cận và đánh giá. Những kiểu suy nghĩ sai lệch có thể là kết quả của những cảm tính xốc nổi, những định kiến quen thuộc, những sơ sót trong quá trình đánh giá, kết luận quá sớm, không đánh giá toàn bộ các dữ kiện liên hệ.

Threat: Khái niệm sợ hãi. Sợ hãi chính là trạng thái cảnh giác về sự khủng hoảng về địa hạt hiện tượng của bản thân (vốn luôn cần được duy trì ở trạng thái cân bằng). Sợ chính là cảm xúc khi chúng ta nhận ra một sự đe dọa mà chúng ta không có khả năng xử lý. Đôi khi chúng ta sợ vì tính năng không chắc chắn của các sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Cần biết nhiều cá nhân lo sợ vì họ không biết chuyện gì sẽ xảy ra đối với họ.

Threatening situation: Tình trạng lo âu sợ hãi. Đây là trạng thái chúng ta cảm thấy mình bị đe dọa. Các tình huống này có thể có những nguyên nhân trực tiếp nhưng cũng có thể chỉ là những khủng hoảng tâm lý do chính chúng ta biến mình trở thành những nạn nhân của chính mình. Tình huống sợ hãi kéo dài sẽ khiến chúng ta suy sụp và tình trạng rối loạn tâm thần rất có thể sẽ xảy ra.

Threshold for aggressive behavior goes down: Khả năng kìm hãm hành vi gây hấn giảm. Đây là khái niệm cho thấy nơi các loại động vật các hành vi gây hấn có thể được điều tiết. Ứng dụng nơi con người, các liệu pháp tư duy và liệu pháp hành vi có thể giúp cho các cá nhân điều tiết và sửa đổi các hành vi gây hấn của mình.

Throwness: Bị ném vào thế giới. Đây là khái niệm được các nhà tâm lý hiện sinh giới thiệu vào nghành tâm lý nhân cách. Theo khái niệm này thì khi chúng ta chào đời, cả một hệ thống xã hội và thế giới này đã được kiến tạo. Kết quả là sự xuất hiện của chúng ta trong cuộc sống chính là hiện tượng bị ném vào thế giới. Đây là một khái niệm có vẻ bi quan nhưng những giải thích của các nhà tâm lý hiện sinh thật ra có những cơ sở hợp lý.

To make the unconscious conscious: Biết vô thức trở thành có ý thức. Đây là câu nói nổi tiếng của Freud khi ông cho rằng mục tiêu của liệu pháp là đem những nan đề chôn giấu trong cõi vô thức lên trên bề mặt ý thức để cá nhân có cơ hội xử lý các nan đề của mình.

To entertain inmages: Khả năng giữ lại ấn tượng. Đây là khái niệm mà Bandura đã giới thiệu. Chính những ấn tượng này đã giúp chúng ta lưu giữ các khái niệm trong hệ tâm thức và qua quá trình phát triển ngôn ngữ của chúng ta.

Toleralt: Kiên nhẫn. Đây là trạng thái chúng ta sử dụng khả năng kiềm chế của mình khi tiếp cận với những nan đề có nội dung và cường độ lớn hơn khả năng của chúng ta. Kiên nhẫn chính là thái độ can đảm khi chúng ta đè nén những xúc cảm và thể hiện được thiện chí bình tĩnh với mình và với hệ tâm thức của mình.

Tomb world: Thế giới nhà mồ. Theo Binswanger, đây là thế giới bình thường chúng ta đang sống nhưng với một số cá nhân thì đây là thế giới vật chất tầm thường: họ muốn đến được với những thế giới tự do bay bổng cao hơn và họ tin đấy là thế giới được giải thoát.

Taken economy: Tặng thưởng giá trị kinh tế. Đây là mô hình điều chỉnh hành vi khi các cá nhân có những biểu hiện tốt sẽ được tặng thưởng những thứ có giá trị kinh tế. Kinh tế ở đây được hiểu theo nghĩa những phần thưởng như bằng khen, nghỉ lễ, được quà…Tuy nhiên một trở ngại của mô hình này là khi các tặng thưởng không được duy trì, các hành vi tích cực cũng sẽ ngưng theo. Đây là thí nghiệm thực hiện trong các trại cải huấn cho thấy có kết quả. Nhưng khi họ trở về với môi trường cũ thì các hành vi này chấm dứt vì các tặng thưởng kinh tế không còn nhiều ý nghĩa với họ nữa.

Tool box: Hộp dụng cụ. Đây là khái niệm ẩn dụ trong liệu pháp. Nhà tư vấn tâm lý cần có những hướng xử lý uyển chuyển phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng thân chủ để đem lại giá trị hiệu quả cao nhất.

Top–down: Mô hình phân tích từ trên đi xuống. Đây là khái niệm áp dụng trong việc phân tích lý giải các sự kiện. Theo mô hình này, các sự kiện được phân tích từ các nguyên nhân gián tiếp, đi đến các nguyên nhân trực tiếp, sau đó đi xuống kết quả cụ thể.

Totallities: Đặc tính tổng thể. Đây là khái niệm giải thích rằng các sinh thể trong đời sống (hữu cơ, tâm thần, xã hội) luôn có sự hiện diện đặc tính tổng thể. Tuy một sinh thể có những bộ phận tách biệt với những chức năng riêng nhưng chúng được tổ chức sắp xếp có tác động lên những bộ phận khác; như một cơ quan thống nhất. Xin xem systems.

Tratiets: Đặc tính. Đây là khái niệm được hiểu theo bối cảnh đặc tính di truyền. Chúng ta biết các thành viên trong một chủng loại luôn được thừa hưởng những đặc tính đặc trưng từ thế hệ tổ tiên và đến lượt chúng sẽ truyền lại cho thế hệ con cháu. Trong bối cảnh tâm lý, các đặc tính được coi là những nét đặc trưng riêng của những loại nhân cách khác nhau, ví dụ như đặc tính ích kỷ, hà tiện, rộng rãi, cởi mở, thân thiện, dễ dãi, khó tính.

Transcend: Vượt qua. Đây là khái niệm khi một cá nhân vượt qua được những hệ thống được định sẵn, vượt qua những giới hạn của mình để thật sự trưởng thành. Đây được coi là bước quyết định khi chúng ta không còn bị ràng buộc bởi những cảm xúc và những xung động vốn luôn có quá nhiều tác động lên chúng ta trước đó.

Traditionalist: Nhóm truyền thông. Đây là những cá nhân luôn thích ở lại với những giá trị truyền thống. Họ luôn e dè với những thay đổi. Họ cổ xúy giá trị truyền thống và tin rằng những giá trị mới là những hướng đi phá cách, vốn không tồn tại lâu. Theo họ thì các tư tưởng tự do chính là những đe dọa lên giá trị bền vững đã tồn tại lâu trong lịch sử. Tuy những ưu tư của họ là có cơ sở, nhưng họ không nhận ra là xã hội luôn thay đổi và những hình thái tư tưởng mới là điều không thể tránh khỏi.

Transcranial magnetic stimulation: TMS máy kích thích từ trường bên trong não. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá các hoạt động của não.

Transcendentthou: Sự liên hệ giữa bản thân và một thực thể siêu nhiên. Đây là hiện tượng liên hệ qua mô hình mối quan hệ giữa bản thân nội tại (immanent self) và một thực thể siêu nhiên đối diện nào đó. Nhiều cá nhân có cảm giác họ liên hệ với một thực thể siêu nhiên và đây là một nguồn năng lượng nội tại khiến họ làm được nhiều điều khiến chúng ta rất bất ngờ và khó giải thích.

Transcendence: Vượt qua chính mình. Đây là một khái niệm có tính siêu nhiên. Một hình thức vượt qua được những rào cản ràng buộc của thế giới vật chất để đến với một giới cảnh có thể nhìn thấy mình từ bên ngoài. Đây là hiện tượng mang tính siêu nhiên khi con người không còn bị chi phối nhiều bởi các xung lực và những trói buộc của thế giới vật chất.

Transcendent: Trạng thái vượt qua chính mình. Trạng thái nhận ra mình từ bên ngoài, có những biểu hiện khác thường, cuộc sống đã chuyển qua một tâm thức của thế giới khác. Sự liên hệ với thế giới và vũ trụ đi vào một quỹ đạo mới. Con người cảm thấy mình là một thực thể tự do hoàn toàn và những ảnh hưởng của trọng lực vật chất xem ra không còn đáng kể nữa.

Transference: Liên tưởng. Đây là khái niệm ứng dụng trong liệu pháp. Hiện tương xảy ra khi một thân chủ nghĩ rằng nhà liệu pháp là người thân của họ hoặc có thể là kẻ thù của họ. Vì thế kỹ năng cua nhà trị liệu đóng vai một người thân của thân chủ, hoặc là những cá nhân mà thân chủ đang có nan đề. Điều này sẽ giúp thân chủ khai thác được cảm xúc của mình.

Transaction: Một lần giao dịch. Đây là khái niệm chỉ về quá trình giao tiếp liên hệ giữa hai cá nhân trong một mối quan hệ. Giao dịch được hiểu là những trao đổi, chia sẻ, cộng tác, chuyển giao thông tin, hợp tác, hỗ trợ, tâm tình, giúp đỡ, và cả những hiểu lầm, hằn học, chỉ trích và những hành vi khác. Nhìn chung khái niệm giao dịch chính là những hoạt động hành vi liên kết 2 hay nhiều người lại với nhau.

Transistion: Quá trình chuyển tiếp. Đây là khái niệm được Kelly áp dụng trong học thuyết của mình. Đây là quá trình chuyển tiếp giữa những hệ cấu trúc nhằm tạo ra những cảm xúc. Khi tín hiệu được giới thiệu, hệ tâm thức của chúng ta sẽ đánh giá và nội dung của các tín hiệu này được chuyển tiếp thành cảm xúc, năng lượng của hệ tâm thức được chuyển sang năng lượng cảm xúc.

Transparent templates: Mô hình tờ giấy mẫu can trong suốt. Đây là khái niệm trong liệu pháp. Khi cá nhân nhận ra những khung tư duy lệch hướng của mình cần được sửa đổi, họ sẽ có quyết định thay đổi. Bước đầu tiên là tẩy xóa những cấu trúc tư duy thiếu lành mạnh đế biến hệ tâm thức của mình thành một tờ giấy can trong suốt sau đó được áp lên khung tư duy lành mạnh để vẽ lại một hệ tâm thức bao gồm những khung cấu trúc mới. Đây là một khái niệm mang tính ẩn dụ.

Transpersonal psychology: Tâm lý siêu nhiên. Đây là những huyền thoại truyền thống và những hiện tượng tâm lý bên ngoài con người được khảo sát. Tâm lý siêu nhiên có đối tượng nghiên cứu là những sự kiện hiện tượng bên ngoài hệ tâm thức nhưng có tác động lên hệ tâm thức. Đối tượng được quan tâm là những hiện tượng có nguồn gốc tôn giáo, thần học, và những đại lượng thần bí chưa được giải thích hoặc không thể giải thích được.

Translate: Chuyển tải hay diễn đạt. Đây là khái niệm khi cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Nói khác đi đây là quá trình diễn dạt các hành vi như những thông điệp của tư tưởng. Ví dụ thay vì thể hiện tinh thần giúp đỡ, cá nhân sẽ có những hành động cụ thể thay vì chỉ là những lời nói suông.

Traumatic experiences: Kinh nghiệm đau thương. Đây là những vết thương lòng. Những ký ức khó chịu khi chúng ta trải qua những kinh nghiệm thất bại, những lần bị từ chối, bị hất hủi, khi cá nhân cảm thấy mình hoàn toàn vô dụng và tự tin của họ ở mức thấp nhất. Đây là những lần bị tổn thương, bị làm nhục, hoặc những lần khủng hoảng tâm lý. Đây là những kinh nghiệm thường đem lại những cảm giác khó chịu mỗi khi cá nhân nghĩ về những kinh nghiệm này.

Traumatic stimulation: Kích thích gây đau đớn. Đây là những kích thích tạo ra những cảm xúc khó chịu như đau đớn thể xác, mệt mỏi tinh thần, có tính đe dọa, gây sợ, hoặc những kích thích đặt hệ tâm thức vào những tình huống khó chịu, phá vỡ sự cân bằng của hệ tâm thức. Vì thế những kích thích gây đau đớn có thể là những tai nạn, các sự kiện, hành vi, lời nói thiếu cân nhắc và những nhận xét ích kỷ.

Trickster: Nguyên mẫu phá đám. Theo Carl Jung thì trong hệ tâm thức chúng ta luôn có những nguyên mẫu phá đám. Đây là hiện tượng trong hệ tâm thức của chúng ta luôn có những tư tưởng thích đùa thiếu nghiêm túc, thích phá ngang những hoạt động của người khác. Khi nhìn thấy sự thành công của người khác, chúng ta thường không vui và không bằng lòng, chúng ta nghĩ đến những điều tiêu cực như mong cho họ được thất bại. Nhìn chung đây là một nguyên mẫu tiêu cực.

Trishna: Những ràng buộc vật chất. Khái niệm ràng buộc được chuyển ngữ từ khái niệm trong kinh Phật, có thể tạm dịch là sự khát (thrist), đam mê (desire), quyến rũ (lust), thèm khát (craving), đeo đuổi (clinging) những giá trị vật chất tạm bợ. Đây là những đặc tính của ràng buộc được mượn từ các ý tưởng trong Phật giáo.

True self: Bản thân con người thật. Đây là khái niệm khi chúng ta nhìn vào tấm gương của lương tâm và nhận ra chính mình trong đó. Bản thân con người thật chỉ có thể được nhìn thấy khi chúng ta thật sự nghiêm túc và đạt được một giới cảnh phát triển tâm thức tương đối nhất định. Bản thân con người thật là một khái niệm định nghĩa của chúng ta, đấy là tuyên ngôn sống và là hình ảnh của mình trong bối cảnh ý nghĩa kinh nghiệm làm người.

Trust: Tín thác tin tưởng. Đây là trạng thái cơ thể không có bất cứ mâu thuẫn nào đối với môi trường chung quanh. Khái niệm này còn được sử dụng trong quá trình phát triển của các em nhỏ. Đây là thời điểm quan trọng nhất trong việc hình thành những cơ sở cấu trúc tư duy sau này. Nếu em bé được cha mẹ chăm sóc tốt, em sẽ tin tưởng vào môi trường bên ngoài. Nhưng khi em không được chăm sóc em sẽ mất niềm tin vào thế giới chung quanh. Những cảm giác này sẽ đi vào thế giới tiềm thức và có ảnh hưởng lớn đến nhân cách của em sau này.

Chữ U

Ubiquitous complaint: Những lời ca thán xảy ra ở khắp nơi. Đây là khái niệm ủng hộ cho cõi vô thức tập thể. Khái niệm này được Carl Jung giới thiệu. Chúng ta nhận thấy rằng thái độ bất mãn và trạng thái không bằng lòng với cuộc sống là một trạng thái tâm lý chung. Và vì thế tuy là những cá nhân riêng biệt, chúng ta luôn chia chung những cảm nhận của thế giới con người.

Ulterior motive: Động cơ nhân phẩm. Đây là khái niệm nói về những cá nhân luôn cố gắng sống tốt. Họ sống đàng hoàng đứng đắn với phẩm vị con người, họ tránh tạo ra những tì vết và thường không có những động cơ mờ ám tiêu cực nào.

Ultimate meaninglessness: Vô nghĩa tối hậu. Theo triết gia Sartre nói rằng chúng ta phải học tập để chấp nhận sự vô nghĩa tối hậu. Thật ra chân lý là một khái niệm lý tưởng và chúng ta dù có cố gắng cách mấy vẫn khó tìm thấy được chân lý thật sự. Vì thế chúng ta cần làm quen với sự vô nghĩa tối hậu. Nói khác đi khi đạt đến một giới cảnh phát triển tâm thức rất xa, chúng ta sẽ nhận ra tất cả mọi giá trị chỉ có ý nghĩa tương đối chứ không phải là những giá trị tuyệt đối nữa. Đây là một cách nói khác là chúng ta chẳng bao giờ đi đến tận chân trời vì chân trời thật ra không hiện diện nhưng tồn tại trong cách nhìn của chúng ta.

Ultimate causality: Căn nguyên tối hậu. Ngành vật lý vật chất đề nghị rằng việc đi tìm một căn nguyên tối hậu trong việc chia nhỏ và chia nhỏ hơn vật chất là một điều mạo hiểm không thể nói trước được. Vì chứng cứ từ vật lý lượng tử cho thấy càng phân tích, vật chất sẽ trở thành một thế giới gần như không hiện điện. Theo họ nếu cố gắng phân tích hệ tâm thức, chúng ta sẽ chỉ tìm thấy những giá trị triệt tiêu hoàn toàn.

Ultimate reality: Thực tế tối hậu. Trong mỗi một cách nhìn là một lối tiếp cận về một thực tế đặc trưng với những hệ giá trị tư duy của riêng người đó, mang đậm tính năng tức thời tại một nơi chốn vào một thời điểm nhất định. Thực tế tối hậu là một thực tế rất riêng trong cách nhìn của chúng ta và chỉ tồn tại trong cõi riêng của mỗi người chúng ta.

Ultimate truth: Chân lý tối hậu. Theo triết gia Vaihinger tin rằng chân lý tối hậu luôn luôn nằm ngoài tầm tay với của con người. Nói khác đi đây là cảnh giới tồn tại trong khao khát tìm kiếm của chúng ta nhưng không tồn tại trong vũ trụ này, kể cả trong thế giới phi vật chất. Chính vì thế trong kinh nghiệm làm người, chúng ta luôn khao khát đi tìm chân lý tối hậu nhưng chẳng ai có thể tìm ra nó ngoài những kinh nghiệm nhìn thấy sự vô thường của tất cả mọi hiện tượng.

Ultimate unity: Nguyên mẫu tổng hợp sau cùng. Đây là nguyên mẫu tổng hợp của tất cả các nguyên mẫu khác nhau. Theo Carl Jung thì chúng ta ứng xử một phần rất lớn dựa vào những nguyên mẫu vốn là những chất liệu cơ bản tạo ra các nền tảng khung tâm thức. Vì thế nguyên mẫu tổng hợp tối hậu là kho tàng cảm xúc của nhân loại tồn tại trong chúng ta. Nhưng chỉ khi nào một điều kiện hoàn cảnh hợp lý, đúng thời điểm diễn ra, sẽ cho phép chúng ta truy cập những nguyên mẫu ngủ đông này. Đây chính là một cách nói khác của cõi vô thức chung.

Umwelt: Thế giới vật chất. Đây là khái niệm của triết gia Heidegger. Theo ông thế giới chúng ta đang sống bao gồm: thế giới vật chất (Umwelt), thế giới xã hội (Mitwelt), và thế giới nội tại (Eigenwelt).

Unalive: Trạng thái chết chóc. Đây là khái niệm không nhận ra giá trị ý nghĩa của đời sống. Cá nhân có những khung tư duy gần gũi với sự chết, sự thất bại, sự tù đọng ngột ngạt, trạng thái hằn học. Các cá nhân có não thức này thường có xu hướng hành vi hủy hoại mình và hủy hoại các sinh thể sống và những người khác.

Underrated: Đánh giá quá thấp. Đây là não thức không nhận ra các giá trị một cách đúng nghĩa. Cá nhân thường trừ hao quá nhiều và vì thế cách tiếp cận và đánh giá của họ trở nên không còn khách quan chính xác. Trong bối cảnh sức khỏe tâm thần, đây là não thức không nhận ra các giá trị tích cực của mình và không nhận ra những giá trị tích cực của người khác.

Uncertainty: Không chắc chắn. Đây là thuật ngữ nói về các tâm trạng lo lắng. Các cá nhân thường sử dụng các cấu trúc tư duy hoài nghi để áp dụng vào các quá trình đánh giá. Thường thì con người là những sinh thể có những nỗi lo sợ khi chúng ta đi vào cõi mông lung không chắc chắn. Nói khác đi con người thường có xu hướng không thích những điều mạo hiểm khi họ không nắm chắc được điều gì sẽ xảy ra đối với họ.

Unassailability: Nhu cầu luôn luôn mình phải đúng. Đây là nhu cầu thái quá để trở thành hoàn hảo cầu toàn (perfection). Đây là não thức khi các cá nhân có nhu cầu mình không bao giờ sai. Tất nhiên thái độ lành mạnh nhất khi tiếp cận với cuộc sống là chúng ta cần chuẩn bị tinh thần để nhận ra những hạn chế nhược điểm của bản thân và những lần làm sai, phạm lỗi chính là cơ hội để chúng ta sống khiêm tốn hơn và có những cơ hội sửa đổi để càng hoàn thiện hơn nữa.

Unavoidable death: Sự chết không tránh khỏi. Trong thế giới nội tâm của chúng ta thường chất chứa những lo lắng, mặc cảm, và cả sự cảnh giác băn khoăn về sự chết không tránh khỏi. Đây là não thức rất tự nhiên. Chúng ta ý thức được giới hạn của tồn tại của mình. Với cá nhân có khung tư duy lành mạnh họ sẽ tập trung năng lượng của mình vào hiện tại, một số trở nên lo lắng thái quá, một số đầu tư vào những hoạt động tôn giáo để chuẩn bị cho mình một kiếp sau tốt đẹp hơn. Tất nhiên chỉ có riêng cá nhân mới hiểu được điều họ cần và hành vi của họ hoàn toàn hợp lý trong khung tư duy và nhận thức của họ.

Uncertain: Khó khăn bấp bênh. Đây là những điều bất ngờ có thể xảy ra và chúng ta thường có rất ít kiểm soát ngoài những tiên liệu mang tính tương đối với những xác suất nhất định. Nhiều cá nhân hoàn toàn không có khả năng kiên nhẫn và khả năng chấp nhận trạng thái không chắc chắn.

Unconditional positive regard: Tôn trọng thân chủ là người tốt trong mọi hoàn cảnh. Đây là một chủ thuyết quan trọng trong liệu pháp đi theo học thuyết của Rogers. Theo ông dù trong bất cứ hoàn cảnh nào các thân chủ đều được tôn trọng, bất kể là khung tư duy, nhận thức, tư tưởng và hành vi của họ như thế nào. Theo ông con người chỉ hướng đến những giá trị tích cực khi họ nhận ra bản thân họ thật sự có những tiềm năng giá trị và họ có cảm giác mình được tôn trọng.

Unconditional self-acceptance: Chấp nhận chính mình một cách vô điều kiện. Đây là khái niệm trong học thuyết của Rogers. Theo ông chúng ta cần mạnh dạn chấp nhận chính bản thân con người của mình. Chúng ta có quá nhiều thói quen chấp nhận mình từ những tiêu chuẩn bên ngoài và thường tự trách mình khi khả năng của mình không đạt với tiêu chuẩn bên ngoài. Theo ông thì dù ít hay nhiều, chúng ta luôn có những giá trị tiềm tàng rất lớn và chúng ta cần chấp nhận tất cả những khả năng của mình, dù đó là những khả năng khiêm tốn nhất.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx