sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 20 (Hết)

Unconscinus: Cõi vô thức. Đây là khái niệm quan trọng then chốt trong học thuyết của Freud và nhiều học thuyết tâm lý khác. Cõi vô thức là nơi chúng ta cất giữ những kinh nghiệm và những giá trị riêng tư ở một cấp độ rất sâu. Những giá trị này tồn tại nhưng rất ít khi xuất hiện trên bề mặt cõi ý thức. Theo Freud đây chính là nơi chúng ta chôn sâu những kinh nghiệm đau thương và những giá trị tiêu cực. Vì thế ông cổ xúy rằng giải quyết các nan đề tâm lý là đem những nan đề từ cõi vô thức lên bề mặt ý thức để có những phương hướng xử lý thích hợp.

Unconscious Gold: Thượng đế vô thức. Đây là khái niệm cho rằng Thượng đế là một bộ phận của cõi vô thức được cài đặt bên trong chúng ta. Thượng đế này không phải là những thượng đế chúng ta vẫn gặp trong các mô hình tôn giáo. Thượng đế thường được coi là có tính năng quan tâm đến đời sống chúng ta. Các nhà khoa học tâm lý hiện đại cho rằng nếu chúng ta coi tiêu chuẩn không cố ý can thiệp vào đời sống con người như một đặc tính của một Thượng Đế, trong quan hệ với cõi vô thức của chúng ta, Thượng Đế ấy sẽ trở thành Thượng Đế Vô thức.

Unconscious religiousness: Khái niệm tôn giáo vô thức. Đây là giải thích được bày tỏ qua những phân tích mang tính hiện tượng học, được hiểu như những liên hệ có khả năng siêu nhiên được cài đặt sẵn bên trong một con người. Nhiều nhà tư tưởng lớn tin rằng chúng ta luôn có những hạt giống tâm linh xuất hiện dưới nhiều hình thái, các chiều kích, có những nội dung thần học rất khác nhau. Vì thế khi tiếp cận với các cá nhân trong những bối cảnh tôn giáo, chúng ta cần tôn trọng những nhu cầu và giá trị tâm linh của họ.

Unconscious spirituality: Tinh thần vô thức. Theo Frankl thì lương tâm chính là một đại lượng tinh thần vô thức. Lương tâm được kiến tạo từ khi chúng ta còn rất nhỏ khi chúng ta bắt đầu được người lớn giới thiệu những khái niệm đúng sai, tốt xấu và minh họa bằng hình thức thưởng và phạt. Vì thế những kinh nghiệm này đã trở thành một nền tảng sâu nhất, vì có sớm nhất, nên vẫn được coi là một tầng cấu trúc rất gần với cõi vô thức của chúng ta.

Undifferentiated sex organs: Bộ phận cơ quan phân biệt giới tính cụ thể. Đây là khái niệm chỉ về những bộ phận cơ quan sinh dục được thiết kế với những đặc điểm và các tính năng đặc trưng của mỗi phái. Trong bối cảnh sinh hoạt tính dục, đây là những khái niệm quan trọng nhưng rất ít khi được chúng ta thảo luận một cách cởi mở công khai.

Undiscriminate: Quá chung chung. Đây là khái niệm thiếu phân tích cụ thể và các giá trị thường không có một định nghĩa cụ thể. Đây là một trạng thái não thức lừng khừng, ba phải và thiếu hẳn tinh thần quyết định. Trong đối thoại, đây là một trở ngại rất lớn khi chúng ta không có những khái niệm định nghĩa rạch ròi. Cần biết là trong đối thoại, thông tin phải có những giá trị độc lập để thông tin có thể được trao đổi một cách có hiệu quả. Nhất là khi quá chung chung, chúng ta có thể gởi đi những tín hiệu có thể bị hiểu lầm.

Un–divided: Không thể chia cắt. Adler đã cho rằng học thuyết tâm lý cá nhân của mình đã đem đến cho tâm lý học một nét mới: “không thể chia cắt”. Theo đó ông cho rằng con người là những sinh thể không thể chia cắt hoặc phân tích thành những đơn vị cá nhân nhỏ hơn. Chúng ta luôn là những sinh thể có tính hệ thống. Kể cả hệ tâm thức của chúng ta cũng không thể được chia cắt.

Unfree: Không hoàn toàn tự do. Đây là khái niệm cho rằng tự do chỉ mang một giá trị tương đối (relative). Theo các nhà tâm lý chúng ta không hoàn toàn có được tự do thật sự và tự do của chúng ta chỉ mang tính tương đối. Đây là khái niệm giúp chúng ta ý thức được rằng mình cần ứng xử phù hợp với những giá trị công bằng và cần ý thức được rằng chúng ta còn có những cá nhân khác và chúng ta cần tôn trọng cảm giác và quyền lợi của họ.

Unhealthy behavior: Kênh van xả độc hại. Đây là cách nói khác của những hành vi thiếu lành mạnh. Các hành vi không chuẩn này thường có nội dung tự hủy hoại mình và không tôn trọng quyền lợi và cảm giác của người khác. Trong liệu pháp, đây là những hành vi thiếu hẳn tính nhân văn khi cá nhân mất niềm tin vào bản thân mình và các giá trị tinh thần tích cực nơi người khác.

Unhostile sense of humor: Một lối khôi hài nhưng không châm chọc. Đây là một nét trong cá tính của những người đạt giới cảnh giác ngộ. Họ thường nhìn vào những khiếm khuyết hạn chế của con người và có thái độ khôi hài về những khiếm khuyết này. Họ không nhắm vào một đối tượng cá nhân nào mà chỉ nêu ra những nhận xét của mình về những yếu kém hạn chế này của nhân loại. Đây là khái niệm được Maslow giới thiệu.

Unified personality: Nhân cách nhất quán. Theo nhiều nhận định chung rất ít người có thể hoàn toàn thống nhất trong tất cả các chức năng mọi nơi, mọi lúc để có một nhân cách nhất quán. hầu như chúng ta giữ khá nhiều vai trò khác nhau trong đời sống. Ví dụ như một bác nhân viên bưu điện có những vai trò như: người cha, người chồng, một nhân viên tại cơ quan, một người hàng xóm, một người đàn ông, một người bạn, người chú, người cậu.

Universal: Phổ cập. Đây là khái niệm chỉ về những đại lượng giá trị có tính năng áp dụng rộng rãi, có tính toàn cầu, tính phổ biến, tính đồng nhất. Ví dụ như hiện tượng yêu dân tộc, yêu đồng bào, yêu lao động…đây là những ví dụ có tính phổ cập vì chúng ta có thể tìm thấy những giá trị này hầu như nơi tất cả những nền văn hóa xã hội khác nhau.

Universal law: Qui luật vũ trụ. Đây là một khái niệm nói về những qui luật vận hành nhất quán và có trật tự của vũ trụ. Chẳng hạn như bốn mùa trong năm, lịch 365 ngày, các khái niệm thời gian, các giá trị đo lường. Trong tâm lý, qui luật vũ trụ được các nhà tâm lý hiện sinh cho rằng những chi phối của các nguồn năng lượng bên ngoài luôn tác động lên hành trình đi tìm ý nghĩa làm người của chúng ta.

Universal principles: Những nguyên lý chung. Đây là khái niệm cho rằng chúng ta luôn chịu tác động của nguyên lý chung. Đây là những hệ giá trị được đông đảo các thành viên trong xã hội chấp nhận. Trong nghiên cứu, các nguyên lý chung là một hệ thống các thao tác thủ tục nhất quán để các nhà khoa học có thể trao đổi liên lạc với nhau.

Universal unconscious: Cõi vô thức chung. Đây là khái niệm được Carl Jung giới thiệu. Đây là kết quả khi ông tin rằng các nguyên mẫu kiến tạo nên hệ cấu trúc tâm thức của chúng ta được tìm thấy nơi tất cả các nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra ông tin rằng những cấu trúc này là những giá trị được thừa kế từ kênh di truyền được truyền lại trong toàn bộ chủng loại con người.

Unqualified demands: Như cần khát khao vô lý và không đúng tuyến. Đây là khái niệm cho rằng chúng ta có nhu cầu về những tiêu chuẩn quá cao. Đây là hiện tượng cá nhân không có khả năng đánh giá điều kiện thực tế một cách khách quan. Họ có thể có những đòi hỏi quá đáng nơi bản thân mình và nơi cá nhân người khác. Đây là những não thức cần được điều chỉnh vì nếu kéo dài, họ sẽ gặp không ít những trở ngại trong cuộc sống.

Unrealistic: Không thực tế. Đây là khái niệm khi cá nhân không có những khả năng đánh giá các sự kiện phù hợp với thực tế. Họ thường có những khung tư duy không tưởng, mơ mộng và suy diễn quá nhiều. Họ thường có những lối tiếp cận thiếu thực tế, tiểu thuyết hóa các sự kiện, cường điệu và phóng đại những chi tiết trong đời sống. Vì thế trong quan hệ giao tiếp, các cá nhân này thường không được người khác quan tâm chú ý và điều này khiến cho mối quan hệ trở nên thiếu ý nghĩa cộng tác và không phát huy được những tính năng tinh thần hiệu quả.

Unrealistic sadness: Trầm uất. Đây là một nỗi buồn vô căn cứ. Một kết quả của những suy diễn thiếu thực tế, hậu quả là cá nhân không tìm được người đồng điệu có thể chia sẻ cảm xúc với họ. Đây là một trạng thái tâm lý không được cân bằng do cá nhân có khung tư duy lệch, do không đi sâu đi sát với thực tế.

Unreasonable: Bất hợp lý. Khái niệm này chỉ ra rằng nhiều yêu cầu và nhiều hành vi của chúng ta thiếu hẳn tính lôgic. Thường thì đây là kết quả của quá trình đánh giá sai các dữ kiện hoặc sử dụng quá nhiều cảm tính và thành kiến trong việc tạo ra những hành vi, gởi đi những tín hiệu thông điệp thiên vị hoặc có nội dung thiếu khách quan. Trong giao tiếp và các mối quan hệ, do thiếu tính hợp lý nên đã là nguyên nhân của rất nhiều rắc rối trở ngại.

Untestable: Không thể kiểm chứng được. Đây là khái niệm nói về nhiều hiện tượng đại lượng có thể cảm nhận được nhưng không thể đo đạc đánh giá được. Vì không thể đo đạc đánh giá được nên những đại lượng này trở nên không kiểm chứng được.

Usefull concepts: Khái niệm có ích. Chúng ta lưu trữ kinh nghiệm của chúng ta dưới những hình thái cấu trúc (form of constructs). Đây là khái niệm nền tảng trong học thuyết nhân cách tư duy của George Kelly. Theo ông những khái niệm tư tưởng thường được sử dụng nhiều được sắp xếp trong các hệ cấu trúc vốn là những khái niệm có ích, nhất là trong việc chúng ta sử dụng các khái niệm có ích này như những tiêu chuẩn hướng dẫn để đánh giá các dữ kiện mới khác.

Utopia–like: Cộng đồng thế giới đại đồng. Đây là một mô hình xã hội lý tưởng khi tất cả những giá trị tiêu cực ích kỷ không còn nữa và những giá trị tích cực tốt đẹp luôn luôn hiện diện. Đây là một mô hình quá lý tưởng mà các nhà triết học và tâm lý học tin rằng sẽ không bao giờ xảy ra.

Usual dualistic mind: Não thức lưỡng cực bình thường. Chúng ta thường có những não thức tư duy lưỡng cực như: vui đối lập với buồn, tốt đối cực với xấu, sai, đối cực với đúng, thiện đối cực với ác. Nhìn chung đây là não.thức thông thường khi chúng ta sử dụng để đánh giá các sự kiện trong một khung tư duy có hai thái cực. Với những não thức đạt giới cảnh giác ngộ, họ sẽ nhìn thấy tốt trong xấu, sai trong đúng, đúng trong sai, thiện trong ác, ác trong thiện…nói chung não thức lưỡng cực có mô hình đường thẳng trong khi đó não thức giới cảnh giác ngộ có mô hình đường tròn.

Chữ V

Validation: Sự đồng tình. Theo George Kelly, chúng ta đã tốn khá nhiều thời gian trong việc đi tìm sự đồng tình từ người khác. Với một số cá nhân thì đây là những nhu cầu rất cao. Đây là một cố gắng lãng phí vì sự đồng tình của người khác chỉ có một giá trị tương đối và ở một mức độ hạn chế, đơn giản là chúng ta ai cũng có những cách nhìn riêng và những tiêu chuẩn đánh giá rất riêng.

Validator: Đại lượng chuẩn để đánh giá. Trong nghiên cứu thí nghiệm và quan sát, chúng ta rất cần đến những đại lượng có tiêu chuẩn ấn định để đánh giá. Ví dụ như các hệ điểm trung bình đã được tiêu chuẩn hóa để đánh giá và công nhận những công bố. Nói khác đi đại lượng chuẩn để đánh giá giúp cho các giá trị tìm được trở nên có tính hiệu lực và được công nhận.

Value: Giá trị. Đây là khái niệm khi các sự kiện hiện tượng, các khái niệm tư tưởng, các mối tương quan, những đơn vị thông tin, nhưng quá trình diễn biến có nội dung và cường độ riêng của chúng. Nội dung và cường độ là hai đại lượng tạo ra những giá trị cho một đối tượng trong một điều kiện bối cảnh cụ thể.

Variable: Đại lượng. Đây là khái niệm mô tả về những khái niệm đối tượng có chức năng đặc tính và chức năng vai trò. Trong nghiên cứu, các đại lượng được chia ra thành đại lượng độc lập và đại lượng phụ thuộc. Trong đánh giá chúng ta có những đại lượng cố định, đại lượng tiếp diễn, đại lượng tỷ số, và đại lượng tên gọi phân theo nhóm. Nói chung đại lượng là một đối tượng có tính chức năng và các đặc tính riêng. Đại lượng có thể đứng độc lập một mình hoặc có những liên hệ với các đại lượng khác.

Variable interval schedule: Lịch khoảng cách thời gian thay đổi. Đây là khái niệm trong quá trình củng cố một hành vi. Ví dụ như chuột trải qua những lần thí nghiệm và chứng cứ phải đạp ít nhất một lần trong khoảng thời gian. Có lúc là cứ 10 giây, cứ 15 giây, hoặc cứ mỗi (n) giây phải đạp một lần mới có thưởng.

Variable ratio schedule: Lịch tỷ lệ số lần thay đổi. Khái niệm trong quá trình củng cố một hành vi. Chuột phải trải qua những thay đổi số lần đạp nút để có thưởng. Chẳng hạn lúc thì cứ đạp ba lần mới có thưởng, rồi có khi bảy lần, một lần, năm lần, hai lần, (n) lần mới được thức ăn. Rõ ràng là thí nghiệm này khiến chuột rất bối rối. Đây là lịch củng cố kém hiệu quả nhất.

Variation: Những hình thái biến thể trong hệ thống cấu trúc tâm thức của chúng ta, những khái niệm tư tưởng luôn có những biến thể khác nhau. Đây là một nét đặc trưng giúp chúng ta có khả năng tiếp cận với hầu hết tất cả những thay đổi trong môi trường cuộc sống. Trong bối cảnh lịch sử tiến hóa của các chủng loại, chúng ta luôn có những thành viên có những phát triển đột biến khác nhau, dẫn đến hiện tượng một chủng loại, qua quá trình chọn lọc tự nhiên, sẽ cho ra đời những dạng biến thể. Theo thời gian, các dạng biến thể này tiếp tục phát triển để tạo ra những chủng loại mới. Những hình thái biến thể chính là phản ứng do nhu cầu hiện hữu của một cá nhân.

Variation: Những biến thể tự tưởng. Chúng ta luôn có những thay đổi điều chỉnh trong hệ tâm thức của mình và đây là những quá trình sửa đổi uyển chuyển có chọn lọc để giúp chúng ta hội nhập và xứ lý tốt hơn trong những bối cảnh quan hệ khác nhau.

Verbal descriptions: Đặc tính mô tả ngôn từ. Đây là một khả năng của chúng ta trong việc sử dụng ngôn ngữ để trao đổi thông tin. Trong giao tiếp đối thoại, chúng ta thường sử dụng các định nghĩa để trao đổi. Định nghĩa luôn hàm chứa trong chúng những giá trị nội dung và được mọi người công nhận. Vì thế đặc tính mô tả của ngôn ngữ là một kênh diễn đạt quan trọng nhất của con người.

Verbal learning: Tiếp thu kinh nghiệm qua ngôn ngữ. Đây là dạng tiếp thu kinh nghiệm chúng ta thu thập được qua giáo dục ở trường học, do đọc báo chí, sách vở, nghe đài, và cố gắng áp dụng khám phá. Đây là kênh tiếp thu chủ yếu qua ngôn ngữ. Đây là khái niệm phân biệt với học tập qua quan sát, qua thực nghiệm, hoặc qua kinh nghiệm sống.

Vegetarian species: Chủng loại thú ăn cỏ như nai và bò. Đây là những chủng loại có hành vi tính cách ôn hòa hơn so với chủng loại ăn thịt. Điều này cung cấp cơ sở cho chúng ta tin rằng dinh dưỡng ẩm thực rau củ sẽ khiến con người trở nên nhu mì ôn hòa hơn.

Very resistant to extinction: Sẽ nhớ rất lâu. Một số phản xạ có điều kiện tạo ra những hành vi có khả năng tồn tại rất lâu, chẳng hạn như thói quen hành vi giá trị như đọc sách. Tuy nhiên một số hành vi không tồn tại lâu vì chúng không được lập trình trong hệ tâm thức cốt lõi. Đọc sách là một kỹ năng của đời người trong khi đó những hành vi giải trí khác như TV, phim ảnh, ca nhạc thường chỉ có những chức năng giải trí chóng vánh.

Very tight: Nhiều hệ cấu trúc có liên hệ rất gần gũi với một cấu trúc khác. Đây là một đặc tính sẽ giúp gợi ra những liên hệ với cấu trúc khác. Nhờ vào đặc tính này mà chúng ta có những phản ứng tư duy theo mô hình phản ứng chuỗi. Đây là một đặc tính quan trọng nhất là khi chúng ta xử lý các tình huống phức tạp với một lượng lớn các thông tin được liên tiếp giới thiệu với chúng ta trong một khoảng thời gian ngắn.

Vicarious punishment. Hình phạt ngầm. Đây là dạng hình phạt do chúng ta tiên liệu từ kết quả phân tích phán đoán dựa trên những dữ kiện khác nhau. Đây là dạng hình phạt có thể xảy ra khi một số hành vi xảy ra và chúng ta thường tìm mọi cách để giảm thiểu khả năng xảy ra của những hình phạt này.

Vicarious reinforcement: Sự củng cố ngầm. Đây là hiện tượng chúng ta nhìn và nhớ về mô hình được củng cố trước đó và tạo ra một dạng củng cố mới. Dạng củng cố ngầm này giúp cho dạng củng cố cụ thể được hoạt động nhanh và thuận lợi hơn.

Vicious cycle: Tình trạng lẩn quẩn. Đây là tình trạng cá nhân mất phương hướng xử lý. Chính khung tư duy bị nhiễu sóng đã trở nên đóng cửa, nhốt họ lại. Nhiều người đã khó tìm cách thoát ra được và càng bối rối hơn trong cách xử lý của mình, kết quả là một lượng lớn những nguồn năng lượng sử dụng sai, trở thành độc tố, kết cuộc là cá nhân trở nên bị động, mất hẳn khả năng xử lý.

Viktor Frankl (1905 – 1997): Ông là người giới thiệu liệu pháp đi tìm ý nghĩa cuộc sống. Ông là người có nhiều ảnh hưởng lên các nhà tâm lý đi theo trường phái học huyết nhân cách hiện sinh. Xin xem logotherapy.

Vital low: Năng lượng ở mức thấp nhất. Đây là hiện tượng gây ra những trầm uất. Đây là hiện tượng do cơ thể trải qua tình trạng năng lượng ở mức thấp nhất, nhất là khi họ đã cạn kiệt năng lượng trong quá trình xử lý hoặc do hệ cấu trúc của họ đã không sản xuất ra đủ những năng lượng cần thiết trước đó.

View: Nhãn quan. Đây là cách chúng ta quan sát và nhìn vào cuộc sống. Đây là một phạm trù rất riêng khi mỗi người chúng ta có một cách nhìn riêng vào cuộc sống.

Viewer: Mình là người quan sát. Theo Frankl thì chúng ta luôn có hai lăng kính não thức độc lập khi chúng ta là người quan sát. Ngược lại chúng ta luôn tin rằng mình được quan sát bởi người khác. Vì thế nếu không có não thức cân bằng, chúng ta dễ hạn chế các hoạt động hành vi của mình vì ngại rằng người khác quan sát chúng ta quá nhiều. Xin xem being viewed.

Violence: Hiện tượng bạo lực. Đây là hình thức gây hấn khi một cá nhân không tôn trọng cảm giác và quyền lợi của người khác. Nhìn từ bên ngoài thì đây là một hành vi tưởng như chủ động, nhưng trên thực tế đây là một hành vi có tính năng thụ động. Vì sao? Vì cá nhân chỉ ứng xử theo cảm tính và các hành vi này là kết quả của những xung động do không được kiềm chế. Vì thế hiện tượng bạo lực có thể được xử lý nếu cá nhân có những kỹ năng kiềm chế lành mạnh.

Chữ W

Wake up: Xúc động kích thích (excitation). Theo Pavlov thì xúc động kích thích chính là kết quả của quá trình não bộ tự đánh thức.

War games: Các trò chơi điện tử chiến tranh. Theo các nhà tâm lý xã hội học thì các cá tính gây hấn thường thích các trò chơi chiến tranh. Theo họ thì chính các trò chơi chiến tranh này vô tình đã tạo ra những cơ hội cho các cá tính gây hấn được hình thành.

Well–defined objects: Đối tượng được xác định cụ thể. Theo một số nhà tâm lý thì lo sợ thường có một tác nhân gây sợ định hình. Chính những đối tượng vật thể được xác định cụ thể này đã gởi những tín hiệu đe dọa khiến cho các cá nhân rơi vào tình trạng âu lo, nhất là khi họ không có đủ khả năng để xử lý các tín hiệu này.

We–ness: Khái niệm chúng ta. Martin Buber giới thiệu thêm những khía cạnh tích cực vào khái niệm sự sụp đổ của chúng ta. Bằng cách này chúng ta được phép tìm đến cái chung giữa bản thân ta và thế giới giúp cho quá trình liên hệ giữa chúng ta và người khác (I–Thou) được thiết lập

What they are comes before what they do: Mục đích của chúng ta có trước sự ra đời của chúng ta. Đây là khái niệm xuất hiện trong các học thuyết tâm lý hiện sinh. Vì thế giới định hình trước khi chúng ta chào đời nên tất cả những giá trị mục đích cua chúng ta đều được định đoạt trước khi chúng ta đến với cuộc đời này. Đây là một khái niệm có nhiều ảnh hưởng tiêu cực vì chúng ngăn cản chúng ta trong việc phấn đấu. Cần nhớ là học thuyết hiện sinh khuyến cáo chúng ta chỉ nên tập trung vào ý nghĩa hiện diện của hiện tại. Nói khác đi, mục đích của mọi chủ thể này có trước sự hiện diện: Nghĩa là mục đích hiện diện của chúng ta đã có trước những hành vi của chúng ta.

What should I do: Tôi nên làm gì? Đây là một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta trong tiến trình kinh nghiệm làm người của mình đã luôn luôn đặt ra cho mình. Thường thì khi chúng ta có khả năng xử lý các dữ kiện, chúng ta sẽ không bức xúc lắm về câu hỏi này, nhưng khi đối diện với những nan đề có cường độ lớn và có nội dung phức tạp, chúng ta thường hỏi mình: Tôi nên làm gì bây giờ?

Who I am: Tôi là ai? Khi giá trị cấu trúc cốt lõi có mâu thuẫn giữa khái niệm tôi là ai (who am I) và tôi phải làm gì (what I should do), chúng ta sẽ có những mặc cảm nhất định khó tránh khỏi. Tôi là ai thường là khái niệm về bản thân chúng ta trong đó bao gồm cả khả năng và điều kiện của chúng ta. Khi có câu trả lời cho câu hỏi “tôi là ai?”, chúng ta sẽ dễ xử lý câu hỏi “tôi phải làm gì?”. Tuy nhiên trong vài trường hợp chúng ta sẽ không đáp ứng được những nhu cầu của đời sống và điều này đã trở thành nguồn gốc của những nan đề tâm lý.

Wheel of rebirth: Vòng quay luân hồi. Đây là khái niệm mượn trong Phật giáo. Rất nhiều người tin rằng con người có linh hồn và nghiệp quả là khái niệm tích đức và xa lánh điều ác sẽ là những bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp khi họ đi qua thế giới bên kia.

Whirlwinds: Vòng xoáy. Chúng ta là những sinh thể dễ đao động và thường rơi vào vòng xoáy nên ta vẫn hay ước ao mình là tảng đá. Chúng ta mượn giá trị vật chất làm mỏ neo (anchor) cho mình. Đây là một khái niệm cho thấy nhiều cá nhân tin rằng vật chất sẽ là những đại lượng giúp họ an tâm với cuộc sống. Trên thực tế thì vật chất chỉ là một nhu cầu trong số những nhu cầu khác của con người. Vật chất tự thân chúng không thể khiến cho con người bình thản, cân bằng và ổn định được.

Will: Ý chí. Theo Rollo May, ý chí chính là khả năng tổ chức, mỗi con người khi chúng ta cần để đạt được một mục đích nào đó trong cuộc sống. Ý chí là nguồn năng lượng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đây là những động cơ giúp chúng ta phấn đấu vượt khó để vươn lên.

Will: Khát khao đam mê. Theo Otto Rank ông cho rằng ý chí đấy chính là cái tôi của chúng ta, vì thế chúng ta luôn cố gắng trong việc bảo vệ cái tôi của mình. Ý chí đã cung cấp năng lượng cho chúng ta thực hiện những nhiệm vụ này.

Will to meaning: Ý chí trong hành trình đi tìm ý nghĩa và mục đích của mình. Đây là cách nhìn của Frankl về định nghĩa của ý chí.

Will to pleasure: Ý chí là năng lượng và động cơ để chúng ta đi tìm khoái cảm lạc thú. Đây là định nghĩa của Freud về khái niệm.

Will to power: Ý chí muốn có quyền lực. Theo Adler thì ý chí của con người là muốn mình có được nhiều quyền lực.

Wire together: Nối kết với nhau. Đây là khái niệm những tế bào thần kinh trong phản ứng dây chuyền liên kết với nhau. Khái niệm này cho rằng các tế bào thần kinh liên kết tạo thành những tổ hợp thần kinh đã trở thành ý tưởng quan trọng then chốt đối với những nhà khoa học thần kinh trong suốt thời gian hai mươi năm qua. Theo họ chính sự nối kết với nhau của các tổ hợp tế bào thần kinh đã trở thành cơ sở nền tảng để ý thức và trí nhớ hình thành.

Wisdom: Trạng thái khôn ngoan. Đây là ý tưởng cho rằng khôn ngoan là cảnh giới khi chúng ta có khả năng lý giải tất cả những hiện tượng đời sống chung quanh. Đây là cảnh giới chúng ta vẫn giành cho những nhà thông thái vì lượng kiến thức phong phú của họ.

Wishes: Khao khát. Đây là những khát khao kỳ vọng chúng ta mong mình đạt được. Khát khao là động cơ khiến chúng ta vươn lên và cũng chính là nguồn năng lượng để chúng ta nỗ lực nhiều hơn nữa trong cuộc sống.

Withdrawal: Co cụm. Đây là trạng thái cách ly với thế giới và đóng cửa lòng mình lại. Lý do thường thấy nhất là tình trạng thiếu tự tin vào bản thân và do hoài nghi vào cuộc sống.

Withdrawal of affection: Đè nén tình cảm. Đây là động não thức đè nén cảm xúc, tự mình giam mình vào khung cảm xúc co cụm. Thường thì cá nhân này hạn chế tình cảm của mình một cách quá mức cần thiết, vì thế họ khiến cho những người chung quanh khác có những khó khăn nhất định khi tiếp xúc với họ.

Withdrawning families: Những gia đình co cụm. Đây là mô hình gia đình khi các thành viên thường hạn chế các quá trình liên hệ ở mức thấp nhất. Vì thế nhiều nan đề không được xử lý và mọi người bằng lòng với tình trạng thiếu cộng tác. Chính thiếu sự quan tâm đến nhau đã trở thành những nan đề khi các cá nhân này tiếp cận với đời sống ngoài xã hội.

Womb–like: Tử cung mẹ. Đây là khái niệm khi các cá nhân cố gắng thu hẹp và ẩn mình trong thế giới co cụm giống như tử cung của người mẹ. Họ né tránh và thu vào cõi riêng của mình vì họ tin rằng đấy là nơi an toàn cho họ.

Word association: Trò chơi đố ô chữ. Đây là trò chơi luyện trí nhớ, giúp phán đoán, và cũng là cách giải trí lành mạnh nhất.

World–designed: Thế giới được kiến tạo. Đây là khái niệm được Binswanger giới thiệu khi ông cho rằng thế giới được thiết kế với một cấu trúc với những giá trị trong đó con người buộc phải đối diện và họ hoàn toàn không có những lựa chọn và quyết định nào về thế giới này.

World view: Thế giới quan của một thân chủ (world view). Đây là cách chúng ta nhìn vào thế giới bên ngoài. Đây là khái niệm được giới thiệu để phân biệt với cách chúng ta nhìn vào thế giới nội tâm bên trong của mình.

Chữ Y

Yin–yang: Điều hòa âm dương. Đây là khái niệm của người Trung Hoa cổ. Theo họ thì khái niệm âm dương gồm hai thái cực đối nghịch nhau nhưng có năng lượng hấp dẫn nhau để tạo nên một tổng thể hài hòa cân xứng.

Hết

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên :

Ariko Yuta – streetchick – Tiểu Bảo Bình

(Tìm - Chỉnh sửa – Đăng)


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx