sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Quốc Hội Lập Pháp

Cuộc bầu cử đã được xúc tiến mau lẹ. Tới ngày 1-10-1791, Quốc hội lập pháp chừng hơn 700 người, đã nhóm phiên họp đầu tiên để thay thế cho Quốc hội lập hiến. Thành phần phần đông đảo hơn cả vẫn là tư sản đô thị, luật sư, thẩm phán, chưởng khế, thương gia, những nhà kinh doanh... Tới khi nhóm họp. Quốc hội lập pháp đã phân thành ba khuynh hướng. Hữu phái được mệnh danh là phái Feuillants, gồm 264 đại biểu, có khuynh hướng tôn trọng hiến pháp, và đồng thời tôn trọng nhà vua. Tả phái gồm đại biểu, phần lớn đều là hội viên của hội quán Jacobins, gồm những người tên tuổi như Vergniaud, Brissot, Danton, Robespierre, Carnol... Trong giai đoạn đầu của Quốc hội lập pháp, một nhóm thiểu số những được mệnh danh là phái Gironde (gồm các lãnh tụ Vergniaud, Brissot) vẫn dẫn đầu tả phái. Nhưng về sau, phái của Danlon, Robespierre ngày càng chủ trương những biện pháp cực đoan hơn. Do đó, đã có sự dị biệt và tương tàn ngay giữa tả phái. Phái của Robespierre, Danton được mệnh danh là phái Montagne, và phái này sẽ tiêu diệt phái Gironde. Đến cuối cùng, phái Robespirre lại tiêu diệt phái Danton để rồi lúc chót, Robespirre cùng đồng phái đứng lên đoạn đầu dài nốt... Nhưng trong giai đoạn đầu của Quốc hội lập pháp, tả phái chưa đến nỗi quá chia rẽ, và vẫn còn tranh đấu chung để chống Hữu phái. Giữa tả phái với Hữu phái, có những đại biểu khác, giữ lập trường trung lập và ôn hòa, thường được mệnh danh là Bình nguyên phái. Phái này lúc ngả sang bên, lúc sang bên Hữu. Số đại biểu của họ khiến Bình nguyèn phái có thể đóng vai trò quan hệ trong cuộc tranh chấp giữa Tả và Hữu... Tuy nhiên, cần nói ngay rằng trong suốt nhiệm kỳ của Quốc hội lập pháp từ tháng 10-1791 đến tháng 1-1792), khuynh hướng tả phái ngày càng bành trướng.

Ngay từ buổi họp đầu, Tat phái đã mở cuộc tấn công: nhà vua không còn được kêu là Hoàng thượng mữa, và khi tới họp với Quốc hội, vua chỉ được ngồi một chiếc ghế bên cạnh chủ tịch mà thôi. Pétion - một lãnh tụ tả phái - được bầu làm thị trưởng thành Paris. Danton được cử làm phó Biện lý Paris, còn La Fayette, vì ôn hoà, bị cất chức chỉ huy trưởng vệ quân. Vấn đề quan hệ lúc đó là vấn đề chiến tranh cùng dẹp loạn trong nước. Do vấn dề này, Tả phái ngày càng thắng lợi để rốt cuộc lật đổ nhà vua. Sau cuộc lẩn trốn của nhà vua tới Varennes, các nước Âu châu lại sôi nổi. Lần này, Louis XVI đành cam tâm chấp nhận những điều kiện can thiệp của các nước Âu châu. Do đó, nước Áo và Phổ bắt đầu động binh tới bièn giới Pháp. Ở trong nước, nhiều địa phương trung thành với Giáo hội và nhà vua, cùng bắt đầu nổi loạn. Nhất là miền Bretagne, Normandie, Vendée vốn là những miền sùng đạo, cùng võ trang dấy loạn để bênh vực các tu sĩ không chịu tuyên thệ với cách mạng. Tình trạng nước Pháp lúc đó thực hết sức lung lay. Tại Paris, dân chúng sống trong bầu không khí lo sợ hoảng hốt như một cơn sốt. Quốc hội thảo luận liên miên về vấn đề: chiến hay hòa? Phe chủ chiến vẫn là tả phái, cầm đầu lúc đó bởi nhóm Gironde. Các lãnh tụ như Vergniaud, Brissol luôn luôn đăng đàn đòi khai chiến. Trái lại, Robespierre, mặc dầu cầm đầu Tả phái, chủ trương điều đình hoà hoãn. Vì Robespierre muốn tranh thủ thời gian để chỉnh đốn tình trạng chia rẽ, bè phái trong hàng ngũ cách mạng. Tuy nhiên, lập trường của nhóm Gironde đã thắng, phần do tài hùng biện của Vergniaud, Brissol, phần do những lời tuyên bố vụng về khích bác của vua nước Phổ khiến các đại biểu căm giận. Vả lại, chính Louis XVI và hoàng hậu cũng muốn chiến tranh, và ngầm thúc đẩìy Quốc hội tới chỗ khai chiến. Có một vài biểu thận trong nhấn mạnh rằng trong hiện lình nước Pháp, quân đội bị tan rã, ngàn khố trống rỗng khó lòng đánh giặc. Nhưng phái Gironde đã trả lời: "Chúng ta sẽ có 600.000 quân tình nguyện, và chúng ta sẽ, mang ngọn đuốc tự do đốt cháy những ngai ràng vua chúa Âu châu!". Rồi tới đêm 20-1-1792, Quốc hội đã gần như đồng thanh tán thành lập trường khai chiến, giữa những tiếng vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt.

Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng Pháp thậl bi đát. Quân đội chính quy tưởng rằng còn 300.000 người, nhưng kỳ thực chỉ còn 82.000. Trong hàng tướng lãnh chỉ có ba người: Luckner, Rochambeau, La Fayette. Luckner là người Đức nên mới giao tranh, quân đội Pháp đã nhiều phen thất trận. Chưa giáp chiến đã chạy! Khiến cho quận công Brunswick, chỉ huy quân đội Áo, đã mỉa mai báo các tướng tá: "Các ông cứ yên tâm. Đây chỉ lá một cuộc hành quân dạo mát mà thôi".

Những vụ thất trận liên tiếp này gây nên một bầu không khí hoang mang sôi nổi tại Quốc hội. Nhóm Gironde đổ lỗi thất trận cho vua Louis XVI, cho rằng nhả vua đã thông tin cho địch quân. Để cứu vãn tình thế, Quốc hội quyết nghị nhiều biện pháp cứng rắn: các tu sĩ không chịu tuyên thệ sẽ bị lưu đày, đội ngự làm quân của nhà vua bị giải tán và Quốc hội ra lệnh cho các địa phương phải gửi quân tình nguyện tới Paris để phòng thủ kinh thành.

Nhưng Louis XVI không chịu chuẩn phê các sắc lệnh nói trên. Dân chúng Paris lại sôi nổi. Ngày 20-6-1972, 8.0o0 người dân võ trang lại tới vây điện Tuileries, hô khẩu hiệu: "Đả đảo Ông Phủ Quyết". Dân chúng ùa cả vào phòng vua. Tèn lái lợn Legendre mắng nhà vua: "Này ông, ông chỉ là một đứa gian dối, ông đã gạt dân nhiều rồi, nay lại còn muốn gạt nữa". Nhưng lần này, có lẽ vì quá căm giận, hoặc tới đường cùng đâm liều, Louis XVI vẫn cương quyết không chịu chuẩn phê các sắc lệnh. Rốt cuộc, Petion, thị trưởng Paris, đã phải tới giải tán đám biểu tình.

Sau ngày 20-6, nhóm Gironde lại có dịp buộc tội nhà vua. Brissol nói trên diễn đàn: "Tôi nói rằng nếu chúng ta đập chết cái triều đình trú ngụ ở khu vườn bên kia, tức là chúng ta đập chết tất cả ổ bọn phản bội. Vì tríều đình là nơi trung tâm phiến động của các cuộc âm mưu vậy!" Trong khi đó, nhà vua vẫn liều lĩnh chèo chống. Một mặt, Louis XVI mua chuộc đám vệ quân Thuỵ Sĩ, tổ chức việc phòng thủ điện Tuileries. Một mặt khác, vua tung tiền mua các đại biểu. Những người như Danton, Fabre d'Eglantine đều có lãnh tiền của nhà vua trong dịp này. Tuy nhiên, cũng như Mirabeau, Danton tuy lấy tiền vẫn làm theo ý kiến riêng mình. Vì tới đêm 9-8-1792, chính Danton đã tham dự vào vụ khởi loạn lật đổ nhà vua!

Chưa bao giờ, một cuộc khởi loạn lại được chuẩn bị một cách công khai như thế. Dân chúng đều gần như biết trước nhật kỳ khởi loạn. Trong thời gian đó, một số tình nguyện quân của các tỉnh đã tới Paris. Khi đi đường, đám quân lình nguyện Marseillais đã đặt một bản hành khúc lấy tên "La Marseillaise" để cỗ võ dân chúng đầu quân chống xâm lăng. Khi các tình nguyện quân tới Paris, Robespierre yêu cầu họ ký kiến nghị truất phe nhà vua. Tới đêm 9-8, 48 khu phố Paris bầu những đại điện mới tới toà Thị chính thay thế nhân viên của Paris Công xã mà họ cho là thiếu cương quyết. Nhóm Paris Công xã mới dược mệnh danh là Công xã khởi nghĩa. Công xã cùng họp với Danton trong một gian phòng của toà Thị chính để chỉ hny cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, đa số Quốc hội, vá cả đến nhóm Gironde, vẫn ngần ngại chưa muốn quyết liệt. Nên vụ khởi loạn đêm 9-8-1792 chỉ là một công trình bạo động riêng rẽ của Paris Công xã nmốn lật đổ nhà vua, và đặt Quốc hội trước một tình trạng đã rồi!

Đêm khởi loạn đã gây nhiều máu chảy. Vua Louis XVI, tuy biết trước cuộc khởi loạn, nhưng vẫn còn đặt tin tưởng ở toán vệ quân. Song đêm đó, người chỉ huy trưởng vệ quân, Mandat, đã bị Paris Công xã đánh lừa tới nhà Thị chính rồi giết chết. Tới khuya, vua mới hay tin. Rồi cử mỗi giờ lại có một tin dữ. Suốt đêm ấy, trong khi nhà vua đi đi lại lại trong phòng, công xã đã đem quân tình nguyện bao vây xung quanh điện. Rồi toán người biểu tình lại tới vây sát hàng rào. Trời đã hửng sáng, nhà vua bước xuống vườn. Dân chúng hô khẩu hiệu: "Đả đảo Ông Phủ Quyết! Đả đảo con heo bự!". Vua lại trở lại phòng. Hoàng hậu bưng mặt khỏc. Một viên cận thần khuyên nhà vua nên đem gia quyến tới trú chàn tại trụ sở Quốc hội, vì đó là nơi an toàn hơn cả. Vua nghe lời, quay lại bảo Hoàng hậu: "Chúng mình nên đi thì hơn". Nhà vua xuống vườn trước, hoàng hậu theo sau, cùng đi với hoàng tử. Hoàng tử vừa chạy vừa đùa nghịch với những chiếc lá thu rụng trong vườn. Vua quay lại nói: "Lá rụng nhiều quá! Năm nay lá rụng sớm". Trong trường hợp này, phải nhận rằng Louis XVI, mặc dầu là một ông vua nhu nhược, đã tỏ thái độ điềm tĩnh và nghiêm chỉnh. Khi tới Quốc hội, các đại biểu ra đón. Vua nói: "Hôm nay, tôi tới với các ônq, là để tránh cho những người khác khỏi phải chịu một tội sát nhân ghê gớm trong lịch sử". Chủ tịch Vergniaud, mặc dầu trong những tháng trước vẫn luôn luôn đòi truất phế nhà vua, đã lịch thiệp trả lời: "Hoàng thượng có thể tin tưởng ở sự cương quyết của Quốc hội. Những đại biểu ở đây đã phát thệ bảo vệ quyền lợi của Quốc dân, cũng như bảo vệ những giới hữu quyền đã được hiến pháp công nhận"...

Trong khi đó, súng đã nổ tại điện Tuileries. Hai bên đều có nhiều tử thương. Ngự lâm quân sắp hết đạn, có lẽ vì ngán cảnh chém giết, Louis XVI đã ra lệnh cho quân ngưng bắn. Nên trong ngày 10 -8, chiếc ngai vàng cuối cùng của nước Pháp đã bị lật đổ. Chính quyền thành Paris lọt vào tay Paris Công xã. Do sự thắng lợi của dân chúng Paris, không những vua bị lật đổ, mà Quốc hội cũng mất nhiều uy tín. Từ ngày 10-8, quyền hành chánh được giao cho hội đồng bộ trưởng, và nhà vua cùng gia quyến bị cam giữ tại khám đường Le Temple.

Sau ngày 10-8, thế lực của Paris Công xã bao trùm trên cả Quốc hội. Vì trên thực tế, chỉ có công xã có thể huy động được binh lực và quần chúng Paris mà thôi. Những lãnh tụ cực tả trong Quốc hội như Robespierre, Danton, đã công khai liên minh với Paris Công xã, lấy đó làm hậu thuẫn để chỉ trích và đả phá những phái khác trong Quốc hội. Tuy nhiên, Danton vẫn còn giữ thái độ tương đối hòa hoãn. Riêng có Robespierre luôn luôn lên diễn đàn tại hội quán Jacobins, hô hào dân chúng phải lưu tâm tới sự phản bội có thể có được của những đại biểu do dân đã bầu vào Quốc, hội. Đồng thời, ổng hô hào phải giải tán Quốc hội lập pháp, để bầu một Quốc hội khác theo thể thức phổ thông đầu phiếu... Sau ngày 10-8-1792, hội đồng bộ trưởng cũng được cải tổ lại, và Danton được cử vào giữ chức vụ bộ trưởng Tư pháp. Paris Công xã còn đòi thiết lập một Tòa án đặc biệt để xét xử và treo cồ những kẻ phản động trong ngày 10-8. Trước áp lực của công xã, phái Girondins trong Quốc hội lên tiếng phản đối, cho rằng Paris chỉ là một thành phố trong toàn thể Pháp mà thôi!

Trong thời gian đó, các đạo binh ngoại quốc đã tiến dần tới cửa ngõ Paris. Sau ngày 10-8, La Fayette đã mang một số quân bỏ trốn ra ngoài nước. Ngày 19-8-1792, 50.000 quán Phổ, cộng với 29.000 quân Áo, theo sau bởi 8.000 quý tộc Pháp xuất ngoại, đã vượt biên giới Pháp. Trong khoảng 15 hôm, những đồn như Longwy và Verdun đều thất thủ. Đạo quân Âu châu sửa soạn tiến đánh Paris. Ở trong nước, cũng xảy ra những vụ khởi loạn liên miên. Tại Paris, những tin thất trận khiến Quốc hội cùng Hội đồng bộ trưởng hoang mang lo sợ. Phái Girondins đề nghị bỏ Paris, rời kinh đô về phía tây, để mưu tính việc kháng chiến. Danton là người đầu tiên phán đối việc rời kinh đò, và Paris Công xã ủng hộ ý kiến của Danton, Paris bèn thi hành những biện pháp gắt gao: các khu phố đều bị bao vây, từng toán vệ quân đi xét từng nhà, bắt chừng 3.000 người tình nghi, và tịch thu 2.000 khẩu súng... Địch quân ngày càng tiến gần Paris, chỉ cách 50 dặm. Nhiều tin đồn đại khiến dân chúng hoang mang lo sợ. Nhưng đồng thời với lo sợ, tâm trạng phẫn nộ cũng nổi dậy, phẫn nộ đối với những kẻ bị tình nghi làm tay trong cho địch. Những bài báo của Marat luôn luôn đổ dầu vào phẫn nộ của dân chúng. Marat nêu khẩu hiệu: "Trước khi đánh kẻ địch bên ngoài, phải giết kẻ địch bên trong. Phải lấy máu của chúng đề tế thần Tự do trước khi xuất trận!". Phần vì sợ hãi, phần căm hờn, nên tới ngày 2-9, dân chúng Paris đã tụ tập từng toán, cầm khí giới đổ xô vào các nhà ngục, giết hết bọn tù nhân tình nghi. Cuộc tàn sát kéo dài trong 1 ngày, kết cuộc có chừng 1.100 người bị giết: nhiều quý tộc, tu sĩ bị giết lẫn lộn với bọn ăn cắp, gái điếm, và trẻ con nữa, Paris Công xã cũng đành làm ngơ, cũng như Hội đồng hộ trưởng và Quốc hội. Tuy nhiên, vụ tàn sát tháng 9 đã gây nhiều giao động trong Quốc hội. Phái Robespierre buộc tội phái Girondins ăn tiền của địch quân và âm mưu khôi phục đế chế. Phái Girondins cũng buộc tội phái Robespierre đã khởi xướng cho vụ tàn sát tại quốc nội... rồi ngày 20-9-1792, vì nhận thấy sự chia rẽ nội bỏ quá xâu xa và tình trạng quá tuyệt vọng, Quốc hội lập pháp đành tuyên bố tự giải tán để nhường chỗ cho một Quốc hội khác, sau này được lấy tên là Quốc ước hội nghị.

Nhưng vận mệnh nước Pháp và của cuộc cách mạng Pháp cùng còn may mắn chưa đến nỗi tuyệt lộ: cũng vào ngày 20-9 ấy, quân đội Pháp, dưới quyền chỉ huy của tướng Dumouriez và Kellermann, đã thắng một trận đầu tiên tại vùng Valmy. Lúc đó, quân Phổ đã tiến sâu vào nội địa Pháp. Nhưng vì trời mưa, đường ngập, thiếu tiếp tế, quân Phổ bị đau ốm rất nhiều. Khi nghe tin giặc đến, dân chúng đều bỏ trốn mang theo lương thực, chí còn trơ lại mấy vườn nho xanh. Những nhóm du kích tự động cũng nổi dậy nhiều nơi, truy kích các toán địch quân lẻ tẻ. Vi trời mưa to, nên các súng cỡ lớn rất khó chuyển vận. Thêm nữa, quân Áo vẫn chần chờ ở gần biên giới, không chịu tiến, có ý chờ đợi tin lức chiến tranh... Dumouriez đã liều thi hành một chiến lược giải nguy. Đáng lẽ giàn quân để bảo vệ phía Paris, thì trái lại, ông lại mang quân luồn ra sau lưng giặc, chặn dường rút lui của địch. Quân Phổ sợ mất đường tiếp tế, đành quay lại giao chiến với đạo quân Dumouriez. Cũng tưởng rằng như những lần trước, quân đội Pháp sẽ chạy. Nhưng trái lại, lần này đạo quân Dumourie đã bám riết nơi trận địa Valmy và nghênh chiến. Trận đánh chỉ là một trận nhỏ, có chừng mấy trăm người chết. Đó cũng không hẳn là một chiến thắng của quân đội Pháp. Nhưng Valmy là trận đầu tiên trong đó, quân cách mạng Pháp giữ được tinh thần giao chiến. Nên trận Valmy đa chấm dứt được thời kỳ thất trận liên tiếp trước kia, và ảnh hưởng lớn vào tình thế nước Pháp. Sau Valmv, Dumouriez lại mở đường để cho quàn Phiổ rút ra phía biên giới. Về phía Phổ, vì không có ý quyết đánh, nên khi gặp sự khó khăn đầu tiên, vua Phổ đã ra lệnh rút quân.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx