sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chấp Chính Ban

Ngày 2-11-1795, Chấp chính ban nhậm chức cùng với hai viện dân biểu. Chấp chính ban gồm 5 uỷ viên, trong đó có Barras và Carnot. Carnot là chủ tịch. Nhưng trong lịch sử Pháp, có lẽ không có thời nào mà ngân khố lại trống rỗng, và những người trong chính quyền lại thối nát như thời Chấp chính ban. Ngân khố trống rỗng vì kinh phí chiến tranh, và vì dân chúng đã quá kiệt quệ. Chính quyền trở thành thối nát, vì giữa thoái trào cách mạng, ai nấy đều muốn vơ vét đồng tiền tài chính để sôdng theo khoái lạc chủ nghĩa, Fouché, Barras, Tallevrand là những tay thối nát hơn cả. Fouché làm đủ mọi việc để kiếm tiền, nhất là đi đôi với các công ty lớn. Còn Barras và Talleyrand kiếm tiền hằng cách bán tin tức cho địch quân. Chính quyền đã vậy, ở ngoài dân chúng ăn chơi cũng không kém. Lúc bấy giờ, một bầu không khí điên cuồng sa đoạ bao trùm dân chúng Paris và Pháp. Quá mệt mỏi vi chiến tranh cũng như quá căng thẳng bởi giông tố cách mạng, người dân Pháp lúc đó không còn thiết gì hết, chí mong được yên ổn ăn chơi. Tại Paris, những vụ ly dị rất nhiều. Có người, sau khi lấy hai chị em, còn làm đon xin phép cưới cả người mẹ. Hạng nhà giầu lên xe xuống ngựa, ăn bận thật sang, để đi đánh cá ngựa và chim đào hát. Trong khi đó, phần lớn dân chúng bị kiệt quệ. Do sự trái ngược đó, nên Babeuf đã xuất hiện. Babeuf là chủ bút tờ "Diễn đàn dân chúng". Xuất thân là một anh thư ký đạc điền, ông đã tung ra một chủ nghĩa dân chủ còn quá khích hơn bọn Jacobins và Hébertistes: Chủ nghĩa cộng sản. Trước Proudhon, Babeuf đã tuyên cáo rằng quyền tư hữu chỉ là một lối chiếm đoạt và ăn cướp. Ông hô hào trên mặt báo: "Tất cả xã hội phải được đạp đổ chìm vào sự hỗn mang, thì rồi trong hỗn nmng mới thoát thai được một xã hội mới!" Babeuf hay lui tới một hội quán lấy tên Panthéon, và cũng muốn âm mưu khởi loạn. Song vụ âm mưu bị Chấp chính ban bóp tan trong trứng, và Bonnparte cho quân đội tới đóng cửa hội quán Panthéon. Tuy bên trong rất yếu ớt và thối nát, chính quyền thời Châp chính ban vẫn tiếp tục gây những chiến công lẫy lừng trên các chiến địa. Lẫy lừng hơn cả những thời kỳ trước. Tuy nhiên, những chiến công không phải là do chính quyền tạo nên, mà là do tài năng của Bonaparte. Năm 1796, chủ tịch Carnot phái ba đạo quân chia dường đánh tới thành Vienne của nước Áo. Đạo thứ nhất do Moreau chỉ huy, đạo thứ nhì do Jourdan, và đạo thứ ba giao cho Bonaparte đánh qua Ý để ngược lên Vienne, Bonaparte xuống Nice để nhậm chức trong đạo quân của ông, binh sĩ phần nhiều là tân binh, áo quần rách rưới, chân đất, và rất vô kỷ luật. Họ nhiều khi chỉ ăn cướp để nuôi thân. Bonaparte mới 28 tuổi. Ông chỉnh đốn quân ngũ trong 15 hôm rồi ra lệnh xuất quân. Nhưng trong 13 tháng trời, trong khi hai đạo quân của Moreau và Jourđan đều thất bại, đạo quân của Bonaparte đã thắng hết trận này tới trận khác: Montenotte, Millesimo Mondovii, Lonato, Caslistione, Bassano, Arcole, Rivoli. Mỗi trận thắng của Bonaparlc đều đem lại một số tiền lớn tich thu trong công quỹ các nước. Mặc dầu rất nghèo, Bonaparte vẫn gửi hết những số tiền đó về Paris. Trong cuộc tiến quân này, Bonaparte đã kiếm cho Chấp chính ban 50 triệu bạc để xung vào ngân khố thiếu hụt. Bởi thế, nên tuy thấy Bonaparle cứng cổ, Chấp chính ban vẫn không dám ra lệnh triệu hồi. Rốt cuộc, Giáo hoàng La mã cùng hoàng đế Áo đều phải ký hoà ước với Bonaparte để nhượng đất và nạp tiền. Do chuyến xuất quân này, uy danh của Bonaparte lẫy lừng khắp Âu châu. Quân đội trở thành tinh nhuệ và coi Bonaparte như thần thánh. Và chuyến xuất quân đầu tiên này cũng là một bước tiến dài của Bonaparte trên con đường cướp chính quyền tại Pháp.

Trong khi Bonaparte chiến thắng ở bên ngoài, tình trạng trong nước vẫn tiếp tục rối ren thêm. Tới tháng 9-1797, có cuộc tuyển cử để thay thế một phần ba nghị sĩ trong hai viện. Phái Bảo hoàng đã hoạt động gắt gao trong vụ tuyển cử. Do sự thoái trào của cách mạng, phái Bảo hoàng thâu được nhiều thắng lợi. Một số nghị sĩ Bảo hoàng lọt vào hai viện. Tân chủ tịch tại hạ nghị viện là người Bảo hoàng. Một tay bảo hoàng khác, Barthélémy, cũng lọt vào làm uỷ viên của Chấp chính ban. Tình thế trở nên nguy ngập do sự tràn làn của phái Bảo hoàng. Nên tới ngày 11-9, đa số ủy viên trong Chấp chính ban, cầm đầu bởi Barras, quyết định dùng võ lực tiêu diệt phái Bảo hoàng, Barras lại cầu cứu tới quân đội. Lúc đó, Bonaparte đã trở về Paris và phụ trách việc diệt trừ phái Bảo hoàng. Trong đêm ấy, Bonaparte sai tướng Angrereau mang 52.000 binh sĩ vây diện Tuileries, Barthélémy cùng phái Bảo hoàng đều bị bắt. Phần lớn bị lưu đầy, một số bị giết. Đồng thời, Chấp chính ban ra lệnh đóng cửa các báo chí báo hoàng, cũng như trục xuất quý tộc cùng tu sĩ. Một lần nữa, quân đội đã can thiệp vào đời sống chính trị, và cũng như lần trước, người chỉ lmy vẫn là Bonaparte. Cho nên, đối với đư luận dân chủng, lưỡi gươm của quân đội ngày càng đóng một vai trò quyết định, và uy danh của viên tướng bách chiến bách thắng ngày càng lừng lẫy. Sau lưng một Chấp chính ban yếu ớt và chia rẽ, dân chúng Pháp đã nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của Napoléon!

Rồi tiếp đến hiệp ước Campo-Formio ký kết với nước Áo, với Giảo hoàng, với vua nước Sardaigne và Naples. Trong vụ này, Bonaparte đã thay mặt chính quyền Pháp để đứng điều đinh và ký kết. Vua chúa Âu châu phải ký nhượng cho nước Pháp: toàn thể nước Bỉ, xứ Palatinat, tính Mayence, Coblentz, và hai phần ba xứ Rhénanie. Hiệp ước Campo-Formio là một thắng lợi hết sức lớn lao của Pháp, nhờ tài ba của Bouaparte. Đó cũng là một bước tiến của Bonaparte trên đường nắm chính quyền.

Tới đầu 1798, Bonaparte định thực hiện một mộng tưởng lớn lao: chiếm Ai Cập rồi đưa quân sang thẳng Ấn Độ, hoặc kéo qua Thổ Nhĩ Kỳ, tiêu diệt nước Áo rồi trở về Pháp. Với kế hoạch ấy, Bonaparte toan tính muốn chặt bớt vây cánh của Anh, và đồng thời gây một chiến công không tiền khoáng hậu để có thể nắm chính quyền tại Pháp. Vả lại, theo ý Bonaparte, ông cho rằng kẻ thù chính là Anh, và muốn diệt nước Anh, phải diệt những vây cánh trước. Ngày 19-3-1798, 300 chiến thuyền chở gần 60.000 binh sĩ cùng 200 kỹ sư và bác học, đã xuất phát từ Toulon, dưới quyền chỉ huy của Bonaparte. Một trận bào lớn khiến cho đoàn thuyền viễn chinh đi thoát được vòng đai phong toả của hải quân Anh. Rồi Bonaparte chiếm Ai Cập, tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng tới trước thành Saint Jean d'Acre, đoàn quân bị chặn lại. Binh sĩ chết nhiều vì dịch hạch, nên Bonaparte phải trở về Ai Cập. Trong khi đó, hải quân Anh đã phá huỷ hết các chiến thuyền của Bonaparte. Nên ông đành ở lại Ai Cập chưa tính được chuyện về.

Cả Âu châu chỉ sợ có Bonaparte. Nay Bonaparte đã đi xa và không có đường về, nên tới năm 1799, các nước Âu châu lại liên hiệp để đánh Pháp. Cuộc liên hiệp được thực hiện dễ dàng, nhất là vì có nước Anh xui giục. Quân đội Âu châu có tới 300.000, trong khi quân đội Pháp chỉ cìn 170.000. Nước Pháp lại bắt đầu thất trận, và bị đe doạ trên các biên giới. Tình hình quốc nội càng rối ren hơn nữa. Vị chủ tịch của Chấp chính ban là Sieyès. đứng trước hiểm hoạ ngoại xâm và tình thế rối ren trong quốc nội. Sieyès có ý định muốn liên minh vớimột viên tướng lãnh trong quân đội để gây dựng một chính quyền mạnh và tập trung. Sieyès đã nghĩ đến Joubert, nhưng Joubert mới bị chết... Giữa lúc ấy thì Bonaparte trở về. Ông trở về ngày 9-10-1799, và lúc đó, dư luận đã coi ông như người của tình thế. Nước Pháp bị ngoại xâm đe doạ, nên dân chúng mong mỏi một cứu tinh, về vấn đề quốc nội, dân chúng cũng mong có một người nào đầy uy quyền và bản lĩnh để tái lập sự yên ổn và an ninh. Về phía chính quyền, Sieyès đương muốn liên minh với một tay gươm có tài ba và uy thế. Nói tóm lại, Bonaparte đã trở về đúng lúc. Sau 47 này lênh đênh trên mặt biển, sự may mắn đã khiến cho chiếc tàu lẻ loi của Bonaparte lại lọt qua vòng vây của hái quân Anh, ông lên bộ ở hải cảng Fréjus. Suốt dọc đường, dân chúng hoan hò nhiệt liệt, các cửa sổ đều kết hoa, các nhà thờ đều rung chuông. Tin tức về tới Paris trước. Thành phố Paris chăng đèn đón Bonaparte. Phường nhạc quân đội diễu hành các phố. Tại các rạp hát, khán giả và diễn viên đều đứng lên hát bài Marseillaise. Do niềm chờ đợi hân hoan đó, Bonaparte đã bước lên điài vinh quang rồi tiến tới cuộc đảo chính ngày 19 Brumaire, thanh toán cả một diễn trình cách mạng để thiết lập một chính quyền tập trung của nền đế chế quân phiệt.

--------------------------------

1 Về điểm này, các sự gia bất đồng ý kiến, có người cho rằng Robespierre tự tử hụt. Có người cho rằng viên cảnh binh Merda đã bắn trúng Robespierre.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx