sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 2

Nhiều sử gia thường vẫn so sánh cuộc cách mạng Nga 1917 với cuộc cách mạng Pháp 1789, để tìm hiểu những điểm tương tự cùng những trạng thái khác biệt. Sự so sánh là điều cần thiết, vì cá hai đều là nhũng cuộc cách mạng lớn lao gây ảnh hưởng sâu rộng, và hơn nữa, cuộc cách mạng 1789 đã có những ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phôi thai của cách mạng Nga. Vì chúng ta đều biết rằng cuộc cách mạng 1917 được tiến hành dưới chiêu bài của lý thuyết mác xít, và Marx đã một phần xây dựng quan niệm cách mạng của mình trên sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789, nhất là nghiên cứu về Paris Công xã.

Điểm tương tự đầu tiên là cả hai cuộc cách mạng đều nhằm phá huỷ một mục tiêu tương tự: đó là nền đế chế tập trung của giòng giõi Bourbons và của Xa hoàng. Nhưng từ 1780 tới 1917, hơn một thế kỷ đã trôi qua, và trong thời gian đó, nhiều nước đã chảy qua cầu. Trong thế kỷ XIX, Pháp đã trải thêm hai cuộc cách mạng nữa (1830, 1848), và cả hai đều muốn tiến tới một chế độ dân chủ phổ biến hơn, tuy vẫn còn hàm chứa tính chất cách mạng tư sản dân quyền. Rồi tới 1871, Pháp lại trải qua một thời khởi loạn nữa của Paris Công xã: tuy ngắn ngủi hpưn, cuộc khởi loạn công xã này lại có sắc thái ác liệt hơn dưới thời Quốc ước hội nghị. Tuy nhiên biến chuyển tại Pháp tất nhiên phải gieo vang dội vào Âu châu và Nga. Nhưng đồng thời, còn có những biến chuyển khác ớ Âu châu. Trong suốt thế kỷ XIX, các nước tiên tiến Âu châu mỗi ngày một trưởng thành trên đường kỹ nghệ hoá. Do đó, một giai cấp mới đã xuất hiện đông đảo(giai cấp yhợ thuyền), và gây thành những mâu thuẫn sâu rộng hơn như dưới thế kỷ XVIII. Marx đã hô hào cổ võ thợ thuyền, đem lại cho giai cấp đó một ý thức về vai trò lịch sử cũng như sự cần thiết đấu tranh giai cấp. Khuynh hướng quốc tế hoá sự tranh đấu cách mạng đã bắt đầu, đồng thời, tầng lớp nông dân của thế kỷ XIX cũng đầy đủ ý thức hơn lớp dân cày nô lệ của thế kỷ trước. Cho nên, cuộc cách mạng 1917, tuy noi theo vết xe 1789, nhưng đã phối hợp thêm với trào lưu mới để đi xa hơn nữa. Nó mang nặng sắc thái một cuộc cách mạng lãnh đạo bởi công nhân, nông dân, binh sĩ, và đề cao rõ rệt giai cấp đấu tranh. Nó không ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền tượng trưng bởi Chính phủ Kerensky, mà tiến tới vô sản chuyên chính, tượng trưng bởi chính quyền Sô viết của những người Bolsevich, đó tức là cuộc cách mạng 1789, nếu phái Marat, Enragés và Hébertistes đã thắng trận và thiết lập chính quyền của lớp dân nghèo. Lenine, người lãnh đạo cách mạng 1917, đã luõng lự rất nhiều trước ngã ba: ngừng lại ở giai đoạn tư sản dân quyền để phát triển một nền kỳ nghệ tư bản, hay tiến thẳng tới vô sản chuyên chính. Mãi về sau, Lenine mới quyết định đốt giai đoạn cách mạng.

Một điểm tương tự thứ hai: cũng như cách mạng 1789, cuộc cách mạng 1917 đã phôi thai theo một lịch trình rất dài, và trong lịch trình đó, những phần tử tiền phong đều là tư sản trí thức, tiểu tư sản, cùng một số ít quý tộc hoặc sĩ quan. Còn đại đa số quần chúng lúc ban đầu, đều chỉ là thụ động. Năm 1825, cuộc khởi loạn đầu tiên là do một số quý tộc và sĩ quan võ trang khởi loạn. Sau khi bị thất bại, phong trào lại tắt ngấm. Từ 1830 đến 1870, chỉ có những tư tưởng gia và văn nghệ sĩ khua chiêng gióng trống, từ 1870 đến 1878, phát sinh phong trào của những nhà trí thức "đi vào quần chúng" để cảnh tỉnh quần chúng. Nhưng cuộc cảnh tỉnh cùng gây ít kết quả, vì dám dân cày vẫn triền miên trong thái độ thụ động cố hữu từ mấy thế kỷ. Cực chẳng đã, các tay trí thức phải chuyển hướng, đề cao sự khủng bố cá nhân làm chiến lược căn bản. Họ vác bom, vác súng để thủ tiêu những yếu nhân của chế độ Nga hoàng. Một đợt khủng bố không tiền khoáng hậu đã mở đầu vào 1878 và kéo dài tới 1905. Có hàng ngàn vụ khủng bố mưu sát. Từ 1905 trở đi, mới có sự tham dự tích cực của thợ thuyền do những cuộc đình công. Tới 1917, từ tháng 2 đến tháng 10, thợ thuyền và binh sĩ đã tham dự đông đảo. Tuy nhiên, đa số phần tử lãnh đạo vẫn là những tay trí thức hoặc tiểu tư sản.

Một điểm tương tự thứ ba là cũng như cách mạng 1780, sự phôi thai của cuộc cách mạng 1917 được thúc đẩy một phần do những bàn tay ngoại kiều. Một số phần tử hoạt động nhất là người Do thái. Hội Tam điểm cũng đóng một vai trò trong cách mạng Nga, nhất là trong việc truyền bá tư tưởng dân quyền và nhân quyền. Trong cuốn tiểu thuyết "Chiến tranh và Hoà bình", Tolstoi từng mô tả sự hoạt động của hội Tam điểm tại Nga hồi thế kỷ XIX. Hơn nữa, trong khi các lãnh tụ cách mạng Nga bôn ba nơi hải ngoại, các ngân hàng Do Thái có giúp đỡ tiền nong. Sở dĩ họ làm thế chỉ vì dưới chế cũ, Nga hoàng thường theo đuổi chính sách đồng hoá các chủng tộc, và đo đó, chế độ Nga hoàng đã nhiều khi tàn sát dân Do Thái. Tháng 1-1917, Jacob Schiff, một tài phiệt Do thái và hội viên Tan điểm, chủ ngân hàng tại New York, đã khoe khoang công khai rằng chính ông là người bỏ tiền để thổi dậy cuộc cách mạng 1917. Nhiều chủ ngân hàng Do thái khác cũng tham dự việc đó.

Một điểm tương tự thứ tư là nếu cuộc cách mạng 1789 đã kết thúc bằng nền độc tài quân phiệt của Napoléon, cuộc cách mạng 1917 cũng kết thúc bằng chế độ độc tài của Staline. Căn cứ vào quân đội và bộ máy công an. Do đó, một số sử gia cho rằng theo một định luật thường xuyên, các cuộc cách mạng (khởi đầu bằng dụng tâm giải phóng) đều hay đưa tới chế độ độc tài. Nói rằng đó là một định luật thiết tưởng có điều quá đáng. Chỉ có thể nói rằng đó là một sự kiện thường xảy ra khi cách mạng bước tới giai đoạn thoái trào. Tuy nhiên, ta khó có thể đem so sánh nền độc tài quân phiệt của Napoléon với chế độ Staline. Chế độ Napoléon là một chế độ thuần tuý quân phiệt, và tuy có tính chất độc đoán lập quyền, nhung nó thường thẳng thắn nhìn nhận tính chất độc đoán tập quyền ấy. Chế độ Napoléon cũng có cao vọng chinh phục các nước khác, nlurng nó không hề có cao vọng về ý thức hệ, hoặc muốn che đậy sự chiếm đoạt đất đai dưới một chiêu bài danh nghía. Trái lại, độc tài chế của Staline có những tính chất lắt léo hơn nhiều. Bên trong là một chế độ thuần tuý khủng bố, căn cứ vào quân đội, tổ chức công an. Guồng máy cai trị và guồng máy Đảng. Nhưng bề ngoài. Staline và đồng bọn vẫn khôỏn khéo khai thác các khẩu hiệu cũ của trào lưu xã hội chủ nghĩa, và vẫn triệt để sử dụng những chiêu bài giải phóng. Sự nghiên cứu sau đây về chế độ Sô viết, cũng như về chính sách khủng bố phát minh bởi các lãnh tụ Nga sô và bọn học trò Trung cộng, khiến aiú nấy cũng giặt mình kinh sợ. Phải chăng chế độ Sô viết là một vụ lường gạt chính trị có một không hai trong lịch sử? Hay phải chăng hàng ngũ Sô viết quả thực là một đoàn quân giải phóng đóng vai trò tiền phong để xây dựng một thiên đường cho nhân loại ngày mai? Thực ra, dư luận thế giới và nhất là Tày phương, đã phải đợi hơn năm trời mới thấu hiểu được một phần thực chất của chế độ Staline. Và tới ngày nay, những điểm bí ẩn của chế độ vẫn là những cái bẫy lớn khiến nhiều phần tử đo dự không hiểu phải bộc lộ thái độ nào cho thích hợp, chống đối hay là noi theo.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx