Ngày 2-8-1914, Đức khai chiến với Nga. Vốn có giải biên thuỳ rất dài, nên Nga đã phải huy động tới hàng triệu thanh niên nông dân, hoặc xung vào nhân công kỹ nghệ, hoặc đưa vào quân đội ra mặt trận. Những năm 1914-1916 lại là những năm thất trận liên tiếp của nước Nga. Hết mặt trận này tới mặt trận khác bị phá vỡ. Quân số nhiều, nhưng thiếu huấn luyện, quân nhu và quân trang cũng thiếu. Tinh thần quân đội hết sức sút kém, phần vì chán ghét chế độ Nga hoàng, phần vì binh sĩ toàn là những nông dân nhớ tiếc nơi đồng ruộng và không chịu nổi đời sống quân ngũ. Nơi hậu tuyến, việc đồng áng thiếu người phụ trách, sự tiếp tế các đô thị ngày cang thiếu thốn. Nên từ mùa đông 1915, các đô thị, nhất là Pétrograd, bắt đầu chịu nạn đói kém. Về phía thợ thuyền, họ vừa bị đói, vừa uất ức trước cuộc sống huy hoàng của những chủ nhân ông làm giầu về kỹ nghệ chiến tranh. Tâm trạng phản chiến ngày càng lan rộng trong các lớp dân nghèo, đào sâu thêm bởi luận điệu tuyên truyền của phe cách mạng. Nên cuộc chiến tranh 1914 đã trở thành một duyèn cớ chính và ngẫu nhiên của cách mạng 1917. Chinh Lénine cũng công nhận rằng nếu không có chiến tranh, chắc cách mạng chưa thể sớm bùng nổ như vậy!
Tình thế dần dẫn tới sự bùng nổ cách mạng. Nhưng trước khi bùng nổ, tình trạng của các lực lượng ra sao? Một bên là chế độ cũ, do Nicolas II cầm đầu. Nga hoàng là một ông vua không có cá tính, dễ nghi ngờ và bướng bỉnh, nhưng thiếu cương quyết. Bên cạnh là một bà Hoàng thái hậu, vốn là công chúa nước Đức, tới lúc cao tuổi đâm có tính đồng bóng, chỉ tin bọn thuật sĩ và tướng số. Bà hết sức tin cậy một tôn nông dân dốt nát tham lam là Kaspoutine. Y chỉ biết say mê chè rượu và đàn bà, nhưng nhờ những thủ thuật khoe khoang bịp bợm, Raspoutine đã khiến Hoàng thải hậu coi y như một vị thần nhà Trời sai xuống để cứu thế. Nhờ Hoàng thái hậu, Raspoutine thường lui tới trong cung và triều đình, và vây cánh của y có rất nhiều thế lực. Trong hoàng tộc, có quận công Michel là em vua. Người thẳng thắn, cương trực, nhưng không được tín nhiệm. Ngoài ra, trong triều đình, có một số lớn những đại thần, đều là quý tộc, chủ trương giữ đến cùng nền quân chủ. Có một số công hầu lại là người Đức. Những quý tộc đó họp thành một khối, mệnh clanh là Hắc khối để bảo vệ nền quân chủ. Dưới nữa, có Hội đồng bộ trưởng, nhưng họ chỉ là người thừa hành. Bộ máy mật vụ và công an còn cứng cáp, nhưng quân đội đã bị chia sẻ. Guồng máy hành chính tại các tỉnh cũng không vững vàng gì. Chỉ riêng các viên thống đốc là trung thành với quân chủ. Còn các cấp bậc dưới đều để nghe theo luận điệu tuyên truyền của cách mạng.
Ở giữa Nga hoàng và phe cách mạng, có Quốc hội Douma. Lúc đó, Quốc hội gồm 430 nghị sĩ. Phía cực có 65 nghị sĩ triệt để bảo hoàng, phần lớn là quý tộc. Rồi đến một khối mệnh danh là Quốc gia cấp tiến, gồm 120 nghị sĩ, không có khuynh hướng rõ rệt. Rối tới một khối nữa, mệnh danh là khối Liên hiệp tháng 10, gồm 98 nghị sĩ. Sau khi ban hành bản tuyên ngôn lập hiến ngày 17-10-1905, khối này ra đời, với mục đích bảo vệ những quyền tự do ban bố trong bản tuyên ngôn, hầu hết đều là những thương gia và kỹ nghệ gia lớn muốn đòi hỏi tự do kinh doanh. Đi xa nữa, tới những đại biểu của đảng Dân chủ lập hiến, gồm 107 đại biểu. Phần lớn đều là những tay tư sản chủ trương một chính thể tự do. Người lãnh đạo là giáo sư Milioukov. Họ muốn đánh đổ đế chế và thành lập một chế độ dân chủ như kiểu Tây phương. Rồi tới cánh cực tả gồm: 9 đại biểu Xã hội Lao động, 6 đại biểu Mensevich, 5 đại biểu Bolsevich. Những đại biểu Xã hội Lao động đều là những người đảng viên của đảng Xã hội cách mạng, nhưng vì đảng Xã hội Cách mạng không được công nhận trên pháp lý, nên họ đã đổi danh để ứng cử. Người lãnh đạo nhóm này là Kérensky. Kérensky là một luật sư rất nổi danh, có tài hùng biện, ông có một bộ mặt đau khổ và đam mê, khiến những người phái yếu hay bỏ phiếu cho ông. Sau này, Kérensky sẽ đóng một vai trò rất quan hệ trong những cuộc cách mạng 1917. Tới cuối năm 1916, 5 nghị sĩ Bolsevich bị Chính phủ Nga hoàng bắt dần, rồi đày đi Siberie.
Về phần các đảng phái, ta phải kể trước hết tới đảng Dân chủ Lập hiến. Phần lớn đảng viên đều là tư sản trí thức, có nhiều ảnh hưởng trong những năm tiền cách mạng. Chủ trương ôn hoà, lãnh tụ là giáo sư Milioukov, cầm đầu nhóm đó trong Quốc hội. Vì đảng này có nhiều ảnh hưởng trong giới Tư sản trí thức, nên đảng Xã hội Cách mạng và phái Mensevich thường muốn liên hiệp với họ. Đảng Xã hội Cách mạng lúc đó còn nhiều ảnh hưởng. Nhưng sau vụ Azev, họ chán chuyện khủng bố, và chuyển sang những hình thức tranh đấu khác, tỷ dụ như tranh đấu trong Quốc hội. Họ ít có ảnh hưởng tới tầng lớp thợ thuyền. Các lãnh tụ đảng là Kérensky và Victor Tchernov. Phái Mensevich lúc đó có nhiều ảnh hưởng hơn phái Bolsevich. Nên trong những tháng đầu của 1917, họ đóng một vai trò quan hệ hơn phái Bolsevich. Các lãnh tụ: Martov, Axelrod, Tsérételli. Nhưng lúc đó, Martov và Axelrod đều ở Paris. Phái Bolsevich lúc bấy giờ cũng bị tan tác nhiều phần. Các lãnh tụ trong Ban chấp hành trung ương chỉ có: Lénine, Zinoviev, Kamenev, rồi 1916, Kamenev trở về nước, bị bắt đầy đi Sibérie. Staline lúc đó cũng ở Sibérie. Lénine và Zinoviev ở Genève. Các nghị sĩ Bolsevich cùng bị đi Sibérie. Vào năm 1916, ở trong nước, chỉ có một văn phòng của Ban chấp hành trung ương, gồm 15 người, trong đó có Molotov, lúc đó mới 20 tuổi. Văn phòng đặt trụ sở ở Pétrograd. Một mặt liên lạc với Lénine, mặt khác liên lạc với các tổ chức thợ thuyền trong nước. Nhưng so với Mensevich, ảnh hưởng của phái Bolsevich trong năm 1916 còn thua sút nhiều phần. Trotsky lúc đó cũng đứng trong đám người mác xít ở giữa Bolsevich và Mensevich. Khi chiến tranh bùng nổ vào tháng 8-1914, ông còn ở Vienne. Cuộc thế chiến khiến ông khấp khởi mừng thầm. Bị trục xuất khỏi Áo, ông sang Paris. Hợp tác với Martov ra tờ nhật báo Naché Slovo (Tiếng nói của chúng tôi). Tới tháng 9-1915, có cuộc hội nghị các đảng Xã hội quốc tế, họp tại Zimmenvald bên Thuỵ Sĩ. Tất cả đều tới đó. Về phía Nga, có Lénine và Zinoviev đại biểu cho phải Bolsevich. Martov đại biểu cho Mensevich. Victor Tchernov đại biểu cho đảng Xã hội Cách mạng. Trotsky đại biểu cho tờ Naché Slovo. Hội nghị thảo luận sôi nổi về vấn đề thiết lập một tổ chức quốc tế cho khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn đều chủ trương muốn chấn hưng lại tổ chức Đệ nhị Quốc tế. Chỉ có Lénine và Trotsky muốn phá bỏ Đệ nhị Quốc tế, tiến tới Đệ tam Quốc tế. Ít lâu sau, lãnh sự Nga hoàng tại Paris đã yêu cầu Chính phủ Pháp trục xuất Trotsky. Trotsky bèn sang Tây Ban Nha, rồi sang Mỹ. Boukharin ở bên đó, rồi khi cách mạng bùng nổ tại Pétrograd, cả hai người cùng lần lượt trở về nước Nga vào tháng 1-1917.
Vậy cuộc cách mạng 1917 đã xảy ra như thế nào? Điều nhận xét đầu tiên là cuộc cách mạng này đã xảy ra do sự nổi dậy tự nhiên của các tầng lớp dân chúng, dưới sự thúc đẩy của tình thế. Trong những bước tiến đầu, nó không có sự lãnh đạo của các đảng phái, vì phần lớn các lãnh tụ còn đương tan tác, Khi cách mạng bùng nổ, các lãnh tụ đều bị bất ngờ và lúc đó, họ mới lục tục kéo về nước. Ngay đến Lénine, khi đó ở Thuỵ Sĩ, lúc hay tin, cũng cho rằng đó là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền mà thôi. Riêng có Trotsky đã nghĩ trước rằng, với chiến tranh, thế nào cách mạng cũng xảy ra. Tất nhiên, các tầng lớp dân chúng đều đã được các đảng phái khích động từ lâu, và cuộc cách mạng xảy non 1905 đã là một trường thi nghiệm lớn lao cho dân chúng nước Nga rồi.
Cuộc cách mạng 1917 đã xảy ra do hai nguyên nhân chính: nạn đói kém nặng nề tại các đô thị, và tâm trạng phản chiến của binh sĩ và nông dân. Ngay từ cuối 1916, đã có nhiều vụ biểu tình đòi ngưng chiến và bánh mì. Binh sĩ ngày càng đào ngũ đông đảo. Họ là những nông dân muốn trở về ruộng đất, và gia đình họ ở thôn xóm cũng muốn cho chồng con trở về cày cấy ruộng đất. Tại các đô thị, nhất là Petrograd Moscou, người ta thường thấy hàng đám biểu tình đòi bánh mì và đập phá các tiệm bánh. Đối với các đám biểu tình, Nga hoàng hay dùng võ lực để đàn áp. Trong hai tháng đầu của 1917, có tới hàng ngàn người dân biểu tình bị bắn chết. Nên tới cuối tháng 2, cuộc cách mạng xảy ra rất nhanh chỏng, và chỉ trong 10 ngày trời, chế độ Nga hoàng đã bị lật đổ.
Ngày 23-2-1917, lại có nhiều cuộc biểu tình đòi bánh mi. Cũng ngày đó, ở Pétrograd, có vụ đình công rất lớn gồm 210.000 thợ trong số 400.000 thợ của tỉnh đó. Tiếng súng lại nổ giữa cảnh sát và đám người biểu tình. Tới ngày 25-2, tình thế trầm trọng hơn nữa, Nga hoàng ra lệnh cho quân đội tới đàn áp. Nhưng quân đội phần lớn là những tân binh nông dân, không chịu tuân lệnh. Tới ngày 26-2, một đơn vị quân đội bỏ theo dân chúng biểu tình. Tin đó đã khiến nhiều đơn vị khác dần dần bắt chước. Thấy tình thể quá nguy ngập, nên vào buổi trưa hôm ấy, Quốc hội Douma đã nhóm họp một phiên cấp bách, để tìm những giải pháp làm êm dịu sự căng thẳng giữa chính quyền Nga hoàng và dân chúng. Sau khi bàn cãi, Quốc hội đã bầu ra một ủy ban lâm thời, uý ban này có nhiệm vụ di giàn xếp giữa hai bên. Nhưng tới ngày 27-2, các giới thợ thuyền Pétrograd, noi theo truyền thống của cách mạng 1905, đã tự ý bầu lên một Ban chấp hành của Uỷ ban Sô viết thợ thuyền thành Petrograd. Ban chấp hành được thợ thuyền võ trang hộ tống tới chiếm một phần trong toà nhà trụ sở của Quốc hội Douma. Họ cũng lấy nơi đó làm trụ sở. Một phần do sự uy hiếp của Ban chấp hành Sô víết, phần vì thấy tình thế có thể biến chuyển lớn, nên tới ngày 28-2, Uỷ ban lâm thời của Quốc hội đã tự ý chấm dứt nhiệm vụ dân xếp. Rồi Uỷ ban lâm thời tuyên cáo, tự chuyển thành Chính phủ Lâm thời của nước Nga. Như thế là ngay ở trong điện Tauride, kể từ ngày 28-2 trở đi, đã có hai Cơ quan tự nhận là có thẩm quyền. Một là Chính phủ lâm thời, tự nhận mình là Chính phủ. Hai là Ban chấp hành Sô viết, tuy không nhận mình là Chính phủ, nhưng có lực lượng vì do tầng lớp thợ thuyền bầu lên. Kérensky có chân trong Ban chấp hành Sô viết. Một đằng trực tiếp thoát thai ở phong trào dân chúng cách mạng, một đằng thoát thai ở Quốc hội Douma. Từ đó trở đi, trong 7, 8 tháng trời, tình trạng lưỡng đầu chế đó vẫn tiếp tục một cách khập khiễng.
Về phía Chính phủ lâm thời, chủ tịch là ông hoàng Lvov. Lãnh tụ của đảng Dân chủ Lập hiến, Milioukov, giữ bộ ngoại giao. Bộ quốc phòng được giao cho một phần tử có khuynh hướng hưởng bảo thủ: Goutchkov. Nhưng vì e sợ thế lực của Ban chấp hành Sô viết, nên Chính phủ lâm thời đã mời Ban chấp hành Sô viết cử người tham dự Chính phủ. Kérensky được cử sang giữ bộ tư pháp. Ít lâu sau, Goutchkov từ chức, nên Kérensky lại giữ bộ quốc phòng.
Sau khi có Chính phủ lâm thời tự thành lập, những binh sĩ hải quân trong hạm đội đóng ở cảng Kronstadt đã lập tức nổi loạn, chém giết mấy vị thủy sư đề đốc cùng các sĩ quan. Các binh lính ghét các sĩ quan, vì các cấp trên đều chủ chiến. Cuộc nổi loạn ở Kronstadt lại dấy thêm phong trào cách mạng tới chỗ không thể lùi. Tới ngày 2-3, Chỉnh phủ lâm thời, mặc dầu gồm nhiều phần tử bảo thủ, đã trở nên quyết liệt hăng hái trước tình thế. Chính phủ lâm thời phái một phải đoàn tới uy hiếp Nga hoàng phải thoái vị. Một số tướng lãnh ở các mặt trận, như ông hoàng Nicolas, cũng đánh điện về yêu cầu thoái vị. Nga hoàng đành tuân theo, và nhường ngôi cho quận công Michel. NNhưng ngay ngày hôm sau, quận công Michel cũng thoái vị nốt, trước sự uy hiếp của Chính phủ lâm thời. Nên chỉ trong có mấy ngày, ngai vàng của nước Nga đã bị lật đổ.
Chính phủ lâm thời thành lập được ít ngày, thì những phần tử cách mạng trước kia bị lưu đầy tại Sibérie lục tục trở về. Trong số những Bolsevich bị lưu đầy, có Kamenev và Staline trở về vào những ngày đầu tháng ba.
Về phía những Mensevich bị lưu đầy, có Tséretelli trở về Pétrograd. Trong Uỷ ban Sô viết của thành Pétrograd lúc đó, phần đông đều là Mensevich. Do đó, Tséretelli vừa trở về đã được bầu vào Ban chấp hành Sô viết, rồi được cử sang làm bộ trưởng nội vụ trong Chính phủ lâm thời. Còn Kaminev và Staline, khi trở về Pétrograd, đã bắt liên lạc với văn phòng Ban chấp hành trung ương Bolsevich để tập hợp lại các đảng viên. Đối với Uỷ ban Sô viết và Chính phủ lâm thời, Staline và Kamenev có thái độ trông chờ, chưa biết quyết định lập trường ra sao. Cả tháng 3-1917 trôi qua trong tình trạng nửa chừng như vậy. Duy có Kérensky, trong thời gian đó, đã cố kết lực lượng để theo đuổi chính sách liên hiệp với các phần tử cách mạng tư sản dân quyền của đảng Dân chủ Lập hiến.
Tới ngày 3-4, Lénine cùng với Martov và một số đồng chí Bolsevich lẫn Mensevich đã đi nhờ một chuyến xe lửa bọc sắt của Đức, từ Genève trở về Pétrograd. Nhưng khi tới Pétrograd, Lénine cũng chưa biết quyết định thái độ ra sao. Ông vẫn nghĩ rằng giai đoạn này là giai đoạn của cách mạng tư sản dân quyền, nên trong suốt tháng 4 và 5, Lénine chỉ tập họp các đồng chí Bolsevich, và lưu tâm quan sát tình thế. Tới đầu tháng 5, Trosky từ Mỹ trở về Pétrograd.
Tình thế chính trị lúc đó tại Pétrograd, cũng như tại các tỉnh khác, được thâu gồm trong ba lực lượng: một bên là Chính phủ lâm thời, gồm một số đông phần tử cách mạng tư sản dân quyền, ở giữa có Uỷ ban Sô viết, gồm đa số những phần tử xã hội chủ nghĩa Mensevich và đảng viên Xã hội cách mạng có khuynh hướng muốn thoả hiệp với các phần tử cách mạng tư sản, một bên là những tầng lớp quần chúng (dân cày và thợ thuyền) muốn đòi hỏi không phải một sự đổi thay chính quyền, mà đòi hỏi sự ngưng chiến, sự chia ruộng đất, và sự thiết lập một chế độ dân chủ tự do.
Sau khi nắm bộ quốc phòng, vào ngày 18-1-1917, Kérensky ra lệnh mở cuộc phản công tại mặt trận Galicie. Nhưng cuộc phản công lại thất bại. Nên 100.000 thợ thuyền và binh sĩ lại biểu tình trong phố, nêu cao khẩu hiệu: "Đả đảo bọn tư bản! Chính quyền phải trở về Uỷ ban Sô viết!". Tuy có cuộc biểu tình này, Chính phủ lâm thời vẫn chưa bị lung lay cho lắm. Lénine mới về, chưa dám tỏ thái độ gì. Tới khi Trotsky trở về, ông lên tiếng chỉ trích tình trạng mâu thuẫn của lưỡng đầu chế giĩra Chính phủ và Uỷ ban Sô viết. Ông cho rằng, do sự lưỡng lập, cả Chính phủ cùng Uỷ ban đều bị dồn vào thế bất lực. Đồng thời, ông cũng chỉ trích nhiều về chính sách muốn thoả hiệp của đa số trong Uỷ ban. Tuy nhiên, Trotsky cũng như I.énine, vẫn không dám hô hào một giải pháp quyết liệt. Họ nhìn tình thế, và cho rằng riêng ở Pétrograd thợ thuyền và binh sĩ có thể thắng được, nhưng ở các tỉnh thì không chắc. Do đó, họ còn chờ đợi. Từ đây trở đi, Trotsky nghiêng dần về phe Bolsevich.
Rồi ngày 2-7-1917, một cuộc nổi loạn tự động của dân chúng, vượt ra ngoài dự định của các lãnh tụ, đã bùng nổ tại Pétrograd. Trong khi các lãnh tụ đều phản đối sự nổi loạn, một số những Uỷ ban thiết lập tại các nhà máy, các đơn vị quân đội đã tự ý khuấy động quần chúng khởi loạn. Thợ thuyền đổ xô ra phố, theo sau có binh sĩ võ trang, đã kéo tới bao vây điện Tauride, hô khẩu hiệu: "Đả đảo những tân bộ trưởng tư bản! Chính quyền về tay Sô viết!" Mấy toán hải quân cũng đổ bộ nổi loạn theo. Chính phủ lâm thời, cũng như các đảng cách mạng, đều bị bất ngờ trước cuộc khởi loạn. Lénine và Trotsky cũng cho rằng chưa đến lúc, vì e ngại tình thế ở các tỉnh. Nên các phần tử cách mạng đã chia nhau len tới vào dám biểu tình, khuyến cáo thợ thuyền và binh sĩ nên bình tĩnh. Một số thợ thuyền chừng 30.000 người bao vây điện Tauride trong mấy ngày. Rồi do sự khuyến cáo của các phần tử cách mạng, cũng như do đo trời mưa và mệt nhọc, đám biểu tình đã dần dần tan vỡ.
Sau ngày 5-7, Chính phủ lâm thời đã lập lức lợi dụng cơ hội để phản công các phần tử cách mạng, nhất là phe Bolsevich. Họ tổ chức bắt bớ hoặc đuổi đánh ngoài phố những người Bolsevich. Họ hô hào khẩu hiệu: "Hãy đem trôi sông bọn, Do Thái và Bolsevich". Vì trước kia Lénine có đi nhờ một toa xe lửa của Bộ Tổng tham mưu Đức để trở về Nga, nên Chính phủ lâm thời tung tin cho rằng Lénine và đồng bọn là tay sai và ăn tiền của Bộ Tổng tham mưu Đức. Do đó, Lénine và Zinoviev đành tạm trốn sang đất Phần Lan. Ngày 24-7, Trotsky, Kamenev bị bắt bỏ ngục.
Cũng ngày 24-7-1917, Kérensky được chỉ định để thành lập một Chính phủ lâm thời mới, do Kérensky làm chủ tịch. Chính phủ này có sắc thái cấp tiến hơn Chính phủ trước, gồm đa số bộ trưởng có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, liên hiệp với những phần tử Dân chủ Lập hiến. Sự thất bại của cuộc biểu tình võ trang vừa qua khiến phái hữu này nhiều tham vọng. Lúc đó, Kérensky đã rời trụ sở Chính phủ về Điện Mùa đông, dễ cách biệt với trụ sở của Uỷ ban Sô viết. Bộ Tổng tham mưu Nga, chỉ huy bởi đại tướng Kornilov, cũng đặt trụ sở gần điện Mùa đông. Đảng Dân chủ Lập hiến đề ra kế hoạch muốn liên kết với bộ Tổng tham mưu để thực hiện một chính quyền mạnh, và đem lại an ninh. Họ muốn đưa đại tướng Kornilov ra đứng đầu Chính phủ, vì Kornilov và Bộ Tổng tham mưu còn nắm được một số quân đội trong tay. Kérensky cùng các bộ trưởng khác lương tự chưa biết quyết định ra sao. Ngày 26-8, Kornilov ra lệnh cho sư đoàn kỵ mã xứ Caucase trở về Pétrograd. Đồng thời, các báo chí hữu phái tiếp tục bôi nhọ phe Bolsevich là bọn ăn tiền của Đức. Tại Pétrograd, dân chúng lo sợ, và nhiều người cho rằng Kornilov sắp thắng tới nơi.
Nhưng hành động của Kornilov đã trở thành một sự thách đố đối với phe cách mạng. Uỷ ban Sô viết đã thành lập một Ban bảo vệ cách mạng. Thợ thuyền Pétrograd vội vã thành lập một đoàn vệ quân chừng 10.000 người. Đồng thời, thợ thuyền công binh xưởng cũng kiếm đươc một ít súng tay và sủng thần công. Uỷ ban Sô viết ra lệnh cho thợ thuyền hoả xa phải bóc những đường ray xe lửa. Sư đoàn thiết kỵ vì thế không trở về Pétrograd được. Uỷ ban Sô viết lại phái người đi tuyên truyền các đơn vị quân đội trong thành Pétrograd. Những đơn vị này dần dần nghe theo và tự động giải tán. Kornilov trở thành một vị tướng không quân, rồi bị bắt. Được ít lâu, Kornilov cũng vượt ngục. Sau này, ông cầm quân ở miền nam nước Nga để đánh lại quân cách mạng.
Sự thất bại của Kornilov và đảng Dân chủ Lập hiến đã khiến đảng Bolsevich phục hồi lực lượng. Dân chúng ngày càng ghét chiến tranh, và càng đói kém, khiến họ ngày một nghiêng về giải pháp cực đoan. Đầu tháng 9-1917, Trotsky, Kamenev đều được ra khám. Lénine và Zinoviev còn ở Phần Lan. Nhưng đảng Bolsevich đã họp đại hội đảng để bầu Ban chấp hành trung ương mới. Phe Trotsky lúc đó đã đi hẳn với đảng Bolsevich. Ban chấp hành mới gồm 15 uỷ viên, trong đó có: Lénine, Zinoviev, Trotsky, Kamenev, Staline và Boukharine v.v... Đồng thời, tại Ban chấp hành Sô viết của Pétrograd cũng có cuộc bầu lại: 13 Bolsevich, 3 Mensevich, 6 xã hội cách mạng. Phái Bolsevich lần này chiếm được đa số, đưa Trotsky lên làm chủ tịch Sô viết Pétrograd. Lúc đó, sự thất bại của phái hữu, cùng sự do dự của Chính phủ lâm thời Kérensky đã khiến Lénine chuyển hướng. Từ giữa tháng 9 trở đi, mặc dầu còn ở Phần Lan, Lénine luôn luôn gửi thông điệp tới Ban chấp hành trung ương, thúc giục phải võ trang khởi loạn để chiếm chính quyền. Trotsky cũng công bố một bản tuyên ngôn chương trình của đảng gồm những điểm chính sau đây:
1) Truất hữu các ruộng đất không bồi thường.
2) Thợ thuyền được quyền kiểm soát các xí nghiệp sản xuất.
3) Võ trang thợ thuyền để thành lập Hồng quân.
4) Giải tán Quốc hội Douma. Triệu tập Quốc hội lập hiến
5) Các chủng tộc có quyền tự quyết.
6) Chế độ ngày làm việc 8 giờ v.v...
Trong thời gian đó, Chính phủ Kérensky chỉ doạ nạt xuông, không quyết định một biện pháp nào hết. Cũng như phái Girondins dưới thời cách mạng Pháp, phái Kérensky nhiều tài hùng biện hơn là tài hành động! Tới đầu tháng 10, quân Đức lại tấn công chiếm được tỉnh Riga. Tình thế càng trở nên rối ren. Dân chúng ngày càng thất vọng, vì không thấy chia đất, cũng như không thấy Chính phủ triệu tập Quốc hội lập hiến. Tại nhiều miền quê, dân cày đã nổi loạn. Phái Bolsevich ngày càng thắng thế, và chiếm đa số trong Uỷ ban Sô viết của các đô thị lớn. Tới ngày 10-10, Lénine từ Phần lau trở về Pétrograd. Ra trước Ban chấp hành trung ương, Lénine đặt ngay vấn đề võ trang khởi loạn. Lúc đầu, đại đa số Ban chấp hành chỉ muốn tranh đấu một cách hoà bình và hợp pháp. Nhưng dần dần Lénine thắng thế, và Ban chấp hành quyết nghị việc nổi loạn. Tới ngày 12-10, có cuộc khoáng đại hội nghị những Uỷ ban Sô viết miền Bắc. Trotsky tới thuyết trình, và hội nghị quyết định liệu tập hội nghị toàn quốc vào cuối tháng 10. Đảng Bolsevich liền thành lập một Uỷ ban quân sự cách mạng, do Trotsky làm chủ tịch. Uỷ ban quân sự lập tức tổ chức những toán vệ quân thợ, và lấy khí giới tại các công binh xưởng. Tới ngày 23-10, binh sĩ trong pháo đài Pierre et Paul, có nhiều súng thần công và 100.000 súng trường, cũng ngả theo phái Bolsevich. Như thế, đảng Bolsevich đủ người và súng để khởi loạn.
Tới những ngày hệ trọng 23, 24, và 25 tháng 10-1917, Chính phủ Kérensky cũng biết rõ tin tức của vụ khởi loạn, và ra lệnh cho một số đơn vị ngoài mặt trận phải trở về. Nhưng các đơn vị đều bất động. Lúc đó, Chính phủ lâm thời ở điện Mùa đông. Còn đại bản doanh Bolsevich đặt trụ sở tại trường Smolny, gần khu thợ thuyền. Nhà trường Smolny trước kia là trường học của các cô con gái quý tộc. Điện Mùa đông chỉ được bảo vệ bằng mấy trung đội các học sinh sĩ quan cùng một ít lính kỵ Cosaques. Đại bản doanh Smolny thì tấp nập toàn những vệ quân thợ thuyền, kẻ ra người vào, lúc nào cùng thường trực canh gác. Trời đã sang đóng, gió rét và mưa phùn. Các lãnh tụ Bolsevich đều ở cả trong bản doanh. Lénine ở một căn buồng con, tối rải chăn xuống đất, nằm ngủ với Trotsky. Staline cũng luôn tới đó nhưng không thường trực. Kamenev hoạt động rất hăng. Trong 3 đêm ngày liền, đảng Bolsevich phái những toán vệ quân đi tuần tiễu khắp tỉnh. Họ chú trọng canh gác xung quanh điện Mùa đông để dò xét tình hình, cứ tối đến, nhiều tốp thợ đốt lửa ởxung quanh bản doanh, vừa sưởi vừa trực. Tuy nhiên, dân chúng Pétrograd vẫn sống yên tĩnh như ngày thường. Các cửa tiệm, trường học, nhà hát vẫn tiếp tục mở cửa. Nhiều đơn vị quân đội dần theo phe khởi loạn.
Tới sáng 25-10, tại trường Smolny, Đại hội Sô viết toàn quốc khai mạc: 650 đại biểu, cả Bolsevich lẫn Mensevich, lẫn đảng viên xã hội cách mạng. Kamenev ngồi ghế chủ tịch. Đến buổi chiều, những khẩu thần công của pháo đài Pierre et Paul bắt đầu nhả đạn. Họ bắn về phía điện Mùa đông, nhưng bắn chỉ thiên đe doạ. Hội nghị Sô viết tiếp tục họp. Tiếng súng càng khiến cuộc thảo luận gay go. Phái Mensevich nhất định phản đối cuộc khởi loạn. Martov lớn tiếng yêu cầu Trotsky phải ra lệnh ngửng bắn để tránh sự đổ máu, hoặc phải chứng minh sự cần thiết nổi loạn. Trotsky trả lời "Một cuộc khởi loạn của quảng đại quần chúng khỏi cần phải chứng minh. Chúng ta đã luyện ý chí cách mạng của thợ thuyền và binh sĩ. Chúng ta đã luyện ý chí của quần chúng để nhằm vào vụ khởi loạn. Chúng ta đã thắng, và nay lại có người khuyên chúng ta phải bỏ sự thắng trận để điều đình. Nhưng điều đình với ai? Với ai?". Hai bên lăng mạ lẫn nhau. Phái Mensevich bỏ cuộc họp. Có một số phần tử xã hội cách mạng cũng tán thành nguyên tắc khởi loạn.
Đã tới gần nửa đêm, nhưng Chính phủ lâm thời vẫn chưa chịu qui hàng, mặc dầu tiếng súng thần công. Lénine, ngồi trong căn buồng nhỏ, thỉnh thoảng lại chửi rủa và ra lệnh: "Phải hành động đi chứ! Tại sao chưa chiếm điện Mùa đông? Các đồng chí đều đáng bị xử bắn!" Trotsky luôn luôn đứng cạnh máy điện thoại để nghe báo cáo và ra huấn lệnh. Gian bên cạnh, Hội nghị Sô viết vẫn họp. Các toán vệ quân thợ thuyền và binh sĩ đã vây chặt điện Mùa đông. Nhiều binh sĩ sốt ruột! Người chỉ huy cuộc bao vây là Ovséenko. Trong điện Mùa đông tối hôm đó, chỉ còn một số bộ trưởng. Kérensky không có mặt, nên các bộ trường đều do dự không biết đánh hay hàng. Sủng thần công của đồn Pierre et Paul vẫn nổ trên trời. Phe khởi loạn phái người đưa tối hậu thư. Các đơn vị bảo vệ điện Mùa đông không có vẻ gì muốn kháng cự. Vệ quân cách mạng dần dần len tới cả vào trong điện. Hai bên sát nách nhau, mà vẫn không có tiếng súng nổ... Chừng 2 giờ khuya, Ovséenko dẫn một tiểu đội hộ tống, vào thẳng phòng họp của các bộ trưởng. Ông lấy tay gạt những lưỡi lê chắn cửa phòng, rồi bước vào. Các bộ trưởng ngồi yên trên ghế. Ovséenko lên tiếng tuyên bố bắt giữ các bộ trưởng. Không có ai kháng cự, và các bộ lnrởng bị đưa ra ngoài đem giam vào khám...
Tới 3 giờ khuya, Kamenev chính thức báo tin cho Đại hội Sô viết rằng Chính phủ lâm thời đã sụp đổ, và các bộ trưởng đã bị bắt. Hàng tràng vỗ tay nổi dậy. Các đại biểu ôm nhau nhảy múa. Có kẻ mừng quá hoá khóc. Hội nghị tiếp tục họp đến 6 giờ sáng mới giải tán.
Trong suốt ngày 26-10, Ban chấp hành trung ương thảo luận về sự thành lập Chính phủ Sô viết. Đến chiều tối, Đại hội Sô viết lại nhóm họp, chủ tịch vẫn là Kamenev. Sau lời giới thiệu của Kamenev, Lénine ra mắt Đại hội. Câu nói đầu tiên của ông là: "Các đồng chí, ngay từ giờ này, chúng ta bắt đầu xây dựng chế độ xã hội chủ ngiĩa". Do lời đề nghị của Lénine, Đại hội Sô viết lập tức biểu quyết hai đạo sắc lệnh khẩn cấp:
- Đại hội Sô viết đề nghị với các Chính phủ và các dân tộc cùng ký kết tức thời một bản hoà ước. Hoà ước sẽ không có một điều khoản nào về tiền bồi thường hoặc chiếm cử đất đai hết.
- Đại hội Sô viết biểu quyết đạo sắc lệnh điền địa: Tất cả ruộng đất tư hữu của hoảng tộc, quý tộc, giáo hội đều bị bãi bỏ, và đặt dưới quyền sử dụng của những Uỷ ban nông dân. Chế độ tiểu tư hữu ruộng đất vẫn được tôn trọng.
Sau đó, Ban chấp hành đảng Bolsevich tuyên bố bản danh sách Chính phủ, được mệnh danh là Hội đồng các uỷ viên nhân dân: Lénine ngồi ghế chủ tịch, Rykov giữ bộ nội vụ, Trotsky giữ bộ ngoại giao, Ovséenko cùng hai hạ sĩ quan phụ trách Bộ quốc phòng, Staline giữ bộ Dân tộc... Zinoviev phụ trách các báo chí chính quyền, còn Kamenev ngồi ghế chủ tịch của Ban chấp hành Đại hội Sô viết...
Các tỉnh cũng dần dần theo gương Pétrograd để thành lập chính quyền Sô viết. Riêng tỉnh Kazan đã lập Sô viết trước Pétrograd. Tại Moscou, hai bên đánh nhau tới 10 ngày trời, rồi chính quyến Sô viết mới được thành lập. Tới đầu tháng 11, ở hầu khắp đế quốc Nga, đảng Bolsevich đã thẳng trận, và đâu đầu cũng có Uỷ ban Sô viết. Và cuộc cách mạng Bolsevich đã chuyển sang giai đoạn mới: giai đoạn chính quyền.
Một trong những công việc đầu tiên của chính quyền Sô viết là xúc tiến việc điều đình với Đức để ngưng chiến. Trotsky lại đảm nhận việc đó. Ngày 3-3-1918, phái đoàn Sô viết ký hoà ước Brest-Litovsk, với những điều kiện khá nặng nề về đất đai và tiền bồi khoản. Tuy nhiên, vì lo ở trong nước, nên phái đoàn đã nhắm mắt ký.
Từ mùa hạ 1918, chính quyền Sô viết trải qua một cơn khủng hoảng trầm trọng, phần do nổi loạn, phần do sự chia rẽ ở ngay trong nội bộ đảng Bolsevich. Hoà ước Brest-Litovsk, với những điều kiện quá nặng nề, là một trong những nguyên nhân chính của nổi loạn. Ở phía nam nước Nga, tại những miền lân cân sông Volga, các phần tử bảo hoàng, dưới quyền chỉ huy của các tướng lãnh cũ (Denikine, Kolchadt), nổi lên đánh chiếm các tỉnh. Miền núi Oural, các phần tử bảo hoàng cũng liên kết với một toán hàng quân Tiệp khắc để dấy loạn. Quân liên hiệp Anh-Pháp cũng đổ bộ tại Mourmansk. Tại phía bắc, một đạo quân bảo hoàng, dưới quyền tướng Ioudénitch, lăm le tiến vào Pétrograd... Ngay đến một số những phần tử của đảng Xã hội cách mạng (cánh hữu), bất mãn với chính quyền Sô viết và hoà ước Brest-Litovsk, cũng nỗi lên khuấy động nông dân miền Tambov. Tại xứ Ukraine, nhiều toán dân cày cũng nổi loạn... Trong nội bộ của đảng Bolsevich, cũng có sự chia rẽ trầm trọng. Từ khi có chính quyền, vốn người thực tế, Lénine muốn tiến những bước chậm chạp trên đường xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cánh cực tả của đảng Bolsevich (gồm những lãnh tụ như Boukharine, Piatakov, Lomov, Ouritsky, Béla Kun, Inés Armand...) lại muốn tiến mạnh tới xã hội chủ nghĩa. Họ đòi lập lức xã hội hoả các kỹ nghệ sãn xuất, và tiếp tục chiến tranh để đánh đổ đế chế Đức. Một số những phần tử thuộc cánh tả của đảng Xã hội cách mạng, trước kia ngả theo đảng Bolsevich, nay cũng tán thành lập trường của phe Boukharine. Họ kết án Lénine là đầu cơ chủ nghĩa.
Để làm êm dịu phái cực tả, Lénine phải chịu thi hành ngay mấy hiến pháp. Ngày 1-5-1918, một đạo sắc lệnh bãi bỏ quyền thừa kế. Ngày 30-6-1918, một đạo sắc lệnh khác quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn. Ngày 24-8, quyền tư hữu các nhà đất tại đô thị cũng bị bãi bỏ... Sở dĩ Lénine ban hành những sắc lệnh nói trên, phần do sự đòi hỏi của phái cực tả, phần do những nhu cầu cấp thiết của cuộc chiến tranh chống nổi loạn. Tình thế lúc bấy giờ thật là nguy ngập, Các mặt trận đều bị để đoạ. Những phần tử hữu khuynh của Xã hội cách mạng đảng đã nhiều lần tổ chức những vụ mưu sát Lénine và Trotsky. Họ đều không tán thành chính sách vô sản chuyên chế! Ngay đến đđảng Xã hội cách mạng Đức cùng một khuynh hướng mác xít, mà cũng có nhiều lãnh tụ không tán thành chính sách vô sản chuyên chính của Lénine! Một lý thuyết gia dân chủ xã hội Đức, Karl Kautsky, đã lưu hành một cuốn sách chỉ trích Lénine, và nhất là Trotsky về chính sách khủng bố. Trong cuốn "Terrorismr et Coinmunisme", Trotsky trả lời Kautsky, viện lẽ rằng không có cuộc cách mạng nào là không đổ máu. Nhất là trong cuộc chiến tranh chống nổi loạn, lại càng cần phải sắt đá hơn nữa!
Để chống với nổi loạn đe doạ khắp nơi, Lénine đưa Trotsky qua giữ Bộ quốc phòng. Trong gần ba năm trời, Trotsky đặt bản doanh trong một toa xe lửa bọc sắt, chở đầy đủ dụng cụ và nhân viên, chạy khắp các mặt trận để chống đỡ. Rốt cuộc, Trotsky đã dẹp yên các vụ nổi loạn.
Năm 1919 cũng là một năm quan hệ trong lịch sử chính quyền Sô viết. Vào cuối 1918, nhiều đơn vị quân đội Đức cũng noi theo gương quân đội Nga, đã từ chối không chịu tiếp tục chiến tranh.. Nhiều đơn vị cũng lập những ủy ban cách mạng và trưng cờ đỏ. Nhưng lúc bấy giờ, đảng Xã hội dân chủ Đức bị chia rẽ: chỉ có một số lãnh tụ (Rosa Luxembourg, Karl Liebknecht, Karl Radek) muốn thúc đẩy binh sĩ và thợ thuyền thực hiện đến cùng cuộc cách mạng. Còn đa số đảng Xã hội dân chủ dưới quyền lãnh đạo của Fritz Ebert và Nóske, lại không muốn chủ trương cách mạng vô sản triệt để. Họ muốn bắt tay với những tầng lớp tư sản, đại tư bản và quân phiệt của Đức để cùng sát cánh phục hồi nền vinh quang của nước Đức! Thái độ của họ cũng tương tự như Kérensky muốn thoả hiệp với tầng lớp tư sản và quân phiệt Kornilov. Tháng 1-1919 thợ thuyền Berlin nổi loạn. Nhưng Noske đã để mặc cho phái quân phiệt thẳng tay đàn áp. Trong vụ này, Rosa Luxembourg và Karl Liebknecht đều bị bắt và đem giết. Và cuộc khởi loạn của binh sĩ và thợ thuyền Đức đã bị thảm bại.
Khi vụ biến cố xảy ra tại Đức, Lénine và các đồng chí đều thấp thỏm kỳ vọng. Vì Lénine vẫn mong mỏi cách mạng vô sản bùng nổ tại Đức. Ông cho rằng nước Nga tuy nhiều tài nguyên và đông dân, nhưng còn chậm tiến. Nếu có thêm tầng lớp vô sản Đức, cùng những năng lực kỹ thuật của họ, thì chắc rằng vị trí của cách mạng vô sản tại Âu châu sẽ vững vàng hơn nhiều! Ông vẫn nơm nóp lo sợ sự bao vây của các nước tư bản. Sự thảm bại của vô sản Đức đã khiến Lénine thất vọng. Ông cho rằng danh hiệu xã hội dân chủ đã bị đảng Xã hội dân chủ Bức bôi nhọ. Do đó, vào 1919, ông muốn nối lại với truyền thống của Bản tuyên ngôn đảng cộng sản mà Marx-Engcls đã công bố vào 1848. Nên đảng Xã hội dân chủ Bolsevich đã được đổi danh là Đảng Cộng sản. Ông cũng cho rằng Đệ nhị Quốc tế đã tan vỡ. Vì trong cuộc thế chiến 1914, nhiều đảng Xã hộị đã đi theo chiến tranh. Nên tới tháng 2-1919, Lénine triệu tập tại điện Kremlin một Quốc tế mới lấy tên Đệ tam Quốc tế. Đệ tam Quốc tế nêu cao khẩu hiệu "Vô sản các nước, hãy liên hiệp lại!". Tại hội nghị đầu tiên đó, có các đảng Xã hội Pháp, Ý, Na Uy, một phái Xã hội của Đức, những đại diện nghiệp đoàn của Hoa kỳ, Tây Ban Nha cũng đến họp. Đệ tam Quốc tế là một tổ chức được thiết lập để trả lời cho vụ nổi loạn xảy non của thợ thuyền Đức trong tháng 1-1919.
Tới mùa xuân 1921, chính quyền Sô viết lại trải qua một cơn khủng hoảng nữa, khiến Lénine phải thay đổi hẳn chính sách. Lúc đó, nhiều vụ nổi loạn đã bị dẹp yên. Nhưng lần này, cuộc khủng hoảng là do sự bất mãn của quần chúng, nhất là dân cày, đối với chính sách Sô viết. Vào năm 1918, chính quyền Sô viết đã quốc hữu hoá các xí nghiệp lớn, và hủy bỏ quyền tư hữu nhà cửa và thổ cư tại các đô thị. Tại các vùng quê, chế độ tư hữu nhỏ về ruộng đất vẫn còn tồn tại. Nhưng trong 3 năm nội chiến, để tiếp tế cho các đô thị và Hồng quân, chính quyền Sô viết đã trưng dụng hầu hết huê lợi ruộng đất cùng những thực phẩm khác. Các tiểu nông, tuy có ruộng phải cày cấy, nhưng không được ăn huê lợi, cũng trở thành như không có ruộng. Tại các đô thị, vì các kỹ nghệ bị quốc hữu hoá, tầng lớp chủ nhân trở thành làm công cho Chính phủ, nên cũng lơ là không chịu săn sóc công việc. Vào năm 1920, năng xuất của kỹ nghệ đã tụt xuống, chỉ còn một phần tư so với những năm tiền chiến. Kỹ nghệ mỏ còn kém sút hơn nữa... Các dân cày tại các miền Ukraine, Volga lại bắt đầu nổi loạn. Ở nhiều nơi, dân chúng nêu khẩu hiện đòi lập những Uỷ ban Sô viết, trong đó, không có đảng viên cộng sản. Tới 1-3-1921, binh sĩ hải quân và thợ thuyền tại hải cảng Kronstadt cũng nổi loạn theo dân cày. Vụ nổi loạn này rất đáng sợ, vì hải quân giữ cả một hạm đội và nhiều khí giới. Trotsky phải tới tận nơi điều đình nhưng không xong. Lúc cuối cùng, Trotsky đành ra lệnh cho tướng Toukhachevsky tiến đánh. Vụ nổi loạn của hải quân bị dẹp tan, nhưng hai bên đều bị thiệt hại nặng nề.
Vụ nổi loạn Kronstadt khiến Lénine quyết định nhượng bộ. Ngày 123-1921 có cuộc hội nghị thứ 10 của đảng cộng sản. Lénine ra trước hội nghị yêu cầu áp dụng chính sách mới: chính sách "Tân kinh tế" để thoả mãn nông dân. Chính sách đó gồm mấy điều:
- Bãi bỏ sự trưng dụng thực phẩm và huê lợi, và chỉ đánh một thứ thuế theo tỷ lệ.
- Tự do buôn bán.
- Tự do kinh doanh đối với những xí nghiệp nhỏ.
Các tư bản ngoại quốc được quyền đầu tư tại nước Nga (với điều kiện).
Trotsky cũng tản thành chính sách Tân kinh tế. Nên mặc dầu có nhiều phe phản đối, hội nghị Đảng đã chấp thuận chính sách. Sự chuyển hướng của chính quyền Sô viết đã khiến những vụ nổi loạn nông dân được tạm thời ổn định.
Cũng trong năm 1921, cần kể tới một biến chuyển quan trọng nữa: đó là vụ xứ Géorgie. Xứ Géorgie vốn là một nước ở trong đế quốc Nga hoàng trước kia. Đó là quê hương của những tay lãnh tụ Mensevich như Tsérételli, hoặc Bolsevich như Staline. Tại xứ đó, những tổ chức thợ thuyền ngả theo phe Mensevich. Nên khi đảng Bolsevich nắm chính quyền tại nước Nga, nhiều lãnh tụ Mensevich trở về hoạt động tại Géorgie. Xứ Géorgie tự tuyên bố độc lập, ly khai với Liên bang Sô viết. Vì bản tuyên ngôn chương trình của đảng Bolsevich có ghi rõ quyền dân tộc tự quyết, nên Lénine và Trotsky đành chấp nhận sự ly khai của xứ Géorgie. Họ thầm mong rằng chẳng bao lâu nữa, dân chúng Géorgie sẽ chuyển hưởng trở về với Liên bang Sô viết. Nhưng Staline, lúc đó giữ bộ chủng tộc, đã ngầm ra lệnh cho đệ nhị lộ quân của Hồng quân tiến đánh xứ Géorgie. Xứ này lại bị sát nhập bằng binh lực, và từ đó trở đi, vẫn xảy ra những vụ đổ máu. Vì Staline đã tự ý ra lệnh, nên vụ Géorgie đã khiến cho Lénine nghi kỵ Staline.
Từ lúc chính quyền Sô viết chuyển sang Tân kinh tế, sự bang giao với Tây phương cùng bớt căng thẳng. Một số các nước đã trao đổi nhân viên ngoại giao. Ngay đến Anh, tuy chưa công nhận Nga sô, nlnrng đã chịu tiếp những phái đoàn Nga, về phương diện quốc nội, tình thế được yên ổn, nhưng nội bộ đảng Bolsevich lúc đó đã một phần rớt vào thơ lại chủ nghĩa. Vả lại, trong bất cứ một guồng mày chính quyền cách mạng nào, cũng có nhiều kẻ Iưu manh đầu cơ, hoặc phiêu lưu chủ nghĩa. Lénine rất lo về điểm đó. Nên tới cuối 1921, Trung ương đảng đã quyết định một cuộc thanh trừng khổng lồ. Trong tổng số đảng viên chừng 600.000 người, có tới 150.000 người bị khai trừ. Nhưng lúc đó còn ở dưới thời Lénine và Trotsky, nên sự khai trừ chưa có những hậu quả khốc liệt. Những kẻ bị khai trử khỏi Đảng thường chỉ bị đẩy ra ngoài guồng mảy chính quyền, nhưng họ có thể kiếm công việc khác. Hoặc nhiều khi, cùng chỉ bị đổi di làm một chức vụ ở những miền xa mà thôi. Hồi đó, Lénine và Trotsky chưa giết các đồng chí, hoặc chưa lưu đầy các đồng chí. Phải đợi đến Staline, mới thấy du nhập quan niệm của Netchaiev về sự tương tàn giữa anh em đồng chí.
@by txiuqw4