sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Staline Hay Sự Phản Bội Cách Mạng

Từ khoảng giữa 1921 sang đầu 1922, nhất là sau vụ Staline tự ý giải quyết vấn đề Géorgie bằng võ lực, Lénine đã thấy e ngại nhiều về tương lai của đảng và cách mạng. Một mặt, ông e ngại rằng guồng máy Đảng sẽ ngả dần vào lề lối quan liêu thơ lại, không còn đủ sinh lực để theo đuối những mục tiêu xa xôi mà bản tuyên ngôn chương trình trước kia đã vạch ra. Trong vụ giải quyết vấn đề Géorgie bởi Staline, ông cũng nhìn thấy sự phản bội đối với chương trình. Trong nội hộ Đảng, nhất là tại Ban chấp hành trung ương, Lénine e ngại sẽ có sự chia rẽ, và nguyên nhân chia rẽ là do Staline. Nhưng Staline, trước kia, vào 1917, lại chính là người do Lénine đưa ra và đề nghị với các đồng chí giao cho bộ chủng tộc. Tới ngày nay, nhiều sử gia còn bàn cãi không hiểu tại sao Lénine lại đưa Staline lên địa vị ấy? Phải nhận rằng từ tháng 2 cho đến tháng 10-1917, vai trò của Staline tương đối khá nhỏ nhoi. Có lẽ vì Staline là người Géorgien, nên Lénine muốn giao cho bộ chủng tộc chăng? Hay Lénine nhớ tới công lao của Staline trong thời cách mạng bí mật, khi Staline tổ chức những vụ ăn cướp đè lấy tiền cho Đảng? Có điều chắc chắn là sau vụ Géorgie, Lénine đâm nghi kỵ và có lẽ hối hận đã đưa Staline giữ bộ đó.

Tới đầu 1922, trong Đại hội thứr II của Đảng, Staline lại khéo vận động để được đề cử giữ chức Bí thư Đảng. Dưới thời Lénine, bí thư Đảng chỉ là một chức vụ có tính chất thừa hành, phụ thuộc vào Ban chấp hành trung ương. Nên Lénine cũng chấp thuận việc để cử đó, có lẽ ông nghĩ rằng ông còn sống, chắc Staline chưa thể giở trò gi!

Nhưng không may cho đảng Bolsevich là tới tháng 5-1922, Lénine bất ngờ làm bệnh. Tới tháng 7, ông bình phục được. Ít lâu rồi lại đau. Tới tháng 12-1922, tự biết mình không sống lâu được, Lénine đã ngồi tự tay thảo một tờ di chúc chính trị. Trong tờ di chủc, Lénine đã cân nhắc từng chữ để tỏ bầy ý kiến về người đồng chí quan hệ nhất trong Ban chấp hành. Ông cho rằng Zinoviev và Kamenev là những người rất có năng lực, nhưng không vững tâm trong lúc khó khăn. Boukharine rất thông minh, nhưng kém tài hành động. Piatakov chỉ là người có tài cai trị. Staline tàn bạo, thiếu trung thực, và dễ lạm dụng quyền hành. Còn Trotsky được coi như có năng lực và cá tính hơn cả, nhưng quá tự tin! Trong bản di chúc đó, Lénine không nói rõ muốn giao quyền cho ai cả, nhưng sự nhận định về từng người của ông có vẻ thuận lợi cho Trotsky. Ông cũng nhìn thấy sự khác biệt cá tính giữa Trotsky và Staline. Nên trong tờ di chúc, ông nói rõ ràng những tương quan giữa hai người có thể gây chia rẽ. Sau cùng, Lénine yêu cầu nên mở rộng Ban chấp hành, để cơ quan tối cao đó có tính cách dân chủ và tránh chia rẽ. Đồng thời, trong mấy buổi gặp gỡ với Trotsky. Lénine cũng nhấn mạnh cần lành mạnh hoá tổ chức Đảng và cơ cấu chính quyền, để tránh tính chất quan liêu thơ lại.

Sự lâm bệnh của Lénine đã khiến Staline quyết tâm mưu việc thoán đoạt. Ngoài Lénine, Staline chỉ còn sợ có Trotsky là người nhiều công lao và ảnh hưởng. Trong thời gian đó, Staline tìm cơ hội, liên minh với mấy yếu nhân khác (trong đó có Dzerjinsky, chủ tịch Công an vụ), rồi lợi dụng ngay chức tổng bí thư, tổ chức lại guồng máy đảng và chính quyền tại xứ Géorgie để làm hậu thuẫn cho mình. Khi hay tin, Lénine quyết định sẽ đưa vấn đề Géorgie ra trước hội nghị Đảng, do chính chính sách sai lầm của Staline. Nhưng tới giữa 1923, Lénine lại lâm trọng bệnh. Lần này, ông nằm liệt giường luôn cho tới khi chết vào tháng 1-1924. Không may hơn nữa là trong lúc ấy, Trotsky đi bẳn vịt giời, cùng bị sốt ngă nước. Suốt mùa thu và mùa đông 1923, Trotsky sốt liên miên, cũng nằm bẹp một chỗ. Giữa hai người, chỉ có mấy cô nữ thư ký tâm phúc, đưa qua đưa lại những bức thư ngắn để dặn dò công việc. Nhưng vì cả hai đều không đứng dậy được, nên rốt cuộc không phản ứng được kịp thời. Trong thời gian đó, Staline đã liên minh với Zinoviev vả Kamenev, lập thành một tam đầu chế, muốn hạ Trotsky và thay Lénine, họ chia phiên bao vây giường bệnh của Lénine. Họ tìm cách đẩy các bạn hữu thân tín của Trotsky đi đảm nhiệm chức vụ ở nơi xa. Họ chưa dám đả kích Trotsky ra mặt, vì còn sợ ảnh hưởng cũ. Nhưng họ lần lần thay đổi từng người một trong bộ máy đảng, bằng những người thân tín của họ. Với tư cách Tổng bí thư, Staline đã thay dần các bí thư địa phương. Những người này lại thay đổi các cấp dưới. Bộ máy ngày càng biến hoá theo hướng định của Staline.

Tới tháng 1-1921, Trotsky vẫn chưa khỏi bệnh. Bác sĩ khuyên ông nên về miền Nam dưỡng bệnh. Ông mang vợ con xuống Tiflis. Tới ngày 21-1, ông nhận được điện tín báo tin Lénine chết tại Moscou. Bức điện tín do Staline gửi. Nhung trong bức điện, Staline yêu cầu Trotsky tiếp tục dưỡng bệnh cho khỏe, vỉ việc ma chay đã có người lo. Staline còn nói dối rằng đám tang sẽ cử hành vào thứ bảy tới, trong khi chính ra là chủ nhật. Vì đương ốm, lại thấy cận ngày, Trotsky bèn không trở về.

Tới khi Trotsky trở về Moscou, tình thế đã ngả một phần lớn sang tay Staline và tam đầu chế. Tuy nhiên, Trotsky vẫn tin tưởng ở ảnh hưởng cũ của mình đối với đảng viên và Hồng quân. Ông cùng tin vào năng lực làm việc của mình, cùng tài hùng biện để thuyết phục kẻ khác. Trong một thời gian, ông cố chèo chống, cho người đi hoạt động tại những tiều tổ thợ thuyền ở Moscou và Pétrograd, để tố cáo những lỗi lầm của Staline. Một số tiểu tổ còn hoan nghênh Trotsky, nhưng phần đông đều thụ động. Vì trong thời gian 1917-1924, một lớp người cũ đã qua đi, thay thế bằng người mới. Thay thế một cách tự nhiên, hoặc thay thế bằng thủ đoạn của Staline, bọn đảng viên mới đâu có hiểu gì về chính trị và chính sách, đâu có biết tới uy danh của Trolsky! Hồi tới mùa thu 1921, sốt rét lại vật vã Trotsky. Staline và đồng đảng đã lợi dụng cơn bệnh của Trotsky để công khai hoá việc lấn công. Tại Moscou và nhiều tính, có hàng nghìn cuộc hội nghị bí mật trong các tiểu tổ. Trong các hội nghị, những người của Staline phản tuyên truyền Trotsky. Sau cuộc chuẳn bị đó, Staline dùng nhiều báo chí trên khắp nước để tố cáo chủ nghĩa tờ-rốt- kít. Lúc đó. Stalinedx nắm được Đảng và công an vụ, chỉ còn sợ một người về phía Hồng quân thời. Nhưng về phía này, Vorochilov cùng ngả theo rồi! Nên vào cuối 1924, các báo chí càng lớn tiếng tố cáo chủ nghĩa tờ-rốt-kít. Thực, ra, lúc bấy giờ, cũng chưa ai hiểu và biết định nghĩa chủ nghĩa Tờ-rốt-kít ra sao! Chính Trotsky cũng nói rằng không bao giờ ông có ý xiển dương một chủ nghĩa nào hết!

Những tới tố cáo của phe Staline phần lớn chi là lời vu cáo. Tuy nhiên ông đã thành công. Sự thành công một phần là do tính kiên nhẫn không bờ bến, cùng những thủ đoạn lặt lường cũng không bờ bến của Staline. Nhưng nó còn có những nguyên nhân khác nữa. Nguyên nhân chính là sự thoái trào của cách mạng. Từ 1922 trở đi, cách mạng Nga cũng thoái trào như dưới thời Thermidor của cách mạng Pháp. Dân chúng đều mệt mỏi quá rồi Họ trải gần 4 năm chiến tranh với Đức, một năm trời cuồng nhiệt để làm bùng nổ cách mạng, ba năm nổi loạn, mấy vụ đói kém, ấy là không kể những cố gắng thường xuyên để xây dựng xã hội chủ nghĩa! Ngay đến những chiến sĩ kỳ cựu cũng thấy mệt mỏi. Những cuộc cách mạng xảy ra tại Đức, tại Bảo, Hung, đã khiến các chiến sĩ thất vọng về khuynh hướng Quốc tế của cách mạng, họ bắt đầu muốn nghĩ tới họ, sống một cách yên thân! Thêm vào đó, có những phần tử đầu cơ muốn toạ hưởng. Trotsky và Lénine tượng trưng cho sự căng thẳng của cách mạng. Nên các cấp cán bộ dễ vểnh tai để nghe theo luận điệu của tam đầu chế. Họ đâu có ngờ rằng rồi đây, Staline sẽ dẫn họ vào con đường đầy ải gàấ nghin lần. Chỉ có đầy ải mà không có vinh quang!

Dần dần, trong ban thường trực của Chấp hành trung ương, Trotsky bị cô lập hẳn. Zinoviev, Kamenev, Boukharine, Rykov, Tomsky, và ngay đến cả những uỷ viên dự khuyết như Molotov, Dzerjinsky cũng ngả về phe Staline hết. Trừ ra còn một mình Trotsky! Ngày 2-1-1925, ban thường trực cất chức Trotsky ở bộ Quốc phòng. Tới tháng 5, Trotsky bị hạ tầng phụ trách một cơ quan trông nom về kỹ nghệ điện tử. Trong thời gian này, Zinoviev và Kamenev muốn trục xuất ngay Trotsky ra khỏi đảng. Nhưng Staline thận trọng hơn, muốn đi từ từ. Tới tháng 12-1925, có Đại hội thứ 14 của Đảng. Hầu hết đại biểu đều là người của Staline. Cuộc đảo chánh của Staline đã thành tựu - đảo chính một cách vô hình. Lần đầu tiên, Staline đọc bán thuyết trình trước Đại hội thay cho Lénine trước kia.

Nhưng trong Đại hội này, thái độ tiếm quyền và quá lố của Staline đã khiến Zinoviev và Kamenev bất mãn. Cuối 1925, Zinoviev và Kamenev lại ngả về Trotsky (?!). Mất hai ngưới ấy, Staline bám chặt lấy Boukharine và những người khác. Tuy nhiêu, bộ ba cọc cạch Trotsky, Zinoviev, Kamenev cũng không xoay trở được tình thế, vả lại, trong thâm tâm, Trotsky vẫn khinh hai người kia.

Tới mùa xuàn 1926 xảy ra một vụ khác tương tự như vụ Géorgie. Đó là vụ cách mạng Trung Quốc. Năm đó, bùng nổ cuộc xung đột Quốc - Cộng trong cách mạng Trung Hoa, Staline không chịu tuân theo những truyền thống quốc tế của Đảng. Ông ra lệnh cho Đảng cộng sản Tàu phải phải sát nhập Quốc dân đảng. Tại Thượng Hải, thợ thuyền muốn dấy loạn, Nhưng Staline cấm không cho lập Sô viết và không được dấy loạn. Òng tin có thể nắm giữ được Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng;. Ông phái nhiều người sang Trung Quốc như Borodine, Gallen. Nhưng lần này, Staline đã bị họ Tưởng trở giáo! Trong tháng 3-1927, Tưởng Giới Thạch dùng võ lực tước hết khí giới, va tàn sát phe cộng sản tại Thượng Hải.

Sự thất bại của Staline trong chính sách đối với cách mạng Trung Hoa khiến phái Trotsky ngóc dầu và khắp khởi hy vọng. Nhưng hy vọng ngắn ngủi, vì Staline đã nắm nội bộ quá vững. Ngày 7-11-1927 là ngày kỷ niệm thứ 10 cuộc cách mạng Bolsevich. Tại công trường Moscou, có tổ chức cuộc đại lễ, có nhiều đơn vị Hồng quân tham dự. Trotsky và Zinoviev hy vọng rằng tới hôm đó, sẽ có thể diễn thuyết để lay động dân chúng và quân đội. Một số người của Trotsky lẫn vào dân chúng hô khẩu hiệu: "Đả đảo Staline". Nhưng Staline đã bố trí công an và mật vụ. Và những người của Trotsky đều bị bắt.

Một tuần lễ sau, Trotsky và Zinoviev bị khai trừ ra khỏi Đảng. Tới tháng 1-1928, Trotsky và gia đình bị bắt đầy sang Sibérie. Cách mạng Nga đã bước vào giai đoạn Thermidor do Staline!

Kỷ nguyên Staline thực là một cơn ác mộng kinh hoàng cho người dân Nga. Một cơn ác mộng kẻo dài hàng chục năm, không tiền khoáng hậu trong lịch sử, đầy máu và nước mắt, đầy những vụ phản bội hoặc vu cáo cũng như đầy những lời nhận tội giả tạo của phe đối lập bị thất thế!... Từ 1928 tới 1945, chính sách tàn bạo cũng như thái độ lật lườag, quỉ quyệt và nhiều khi có vẻ mâu thuẫn của Staline đã khiến ông ta trở thành một con người bí hiểm dưới mắt các chánh khách Tày phương. Vì không hiểu Staline, nên sau này, chính giới Tày phương, nhất là người Mỹ, đã phạm nhiều lỗi lầm nặng nề trong sự giao thiệp với Staline. Tuy nhiên, với thời gian, các nước Tày phương cùng dần dần am hiểu một vài phần. Thực ra, xét cho kỹ, trong suốt một quãng đời cô độc và đầ ý chí quyền lực, Staline chỉ ấp ủ mấy dụng tâm chính sau đây:

- Xây dựng một chế độ quyền lực độc tôn của riêng mình, và để xây dựng chế độ ấy, tất cả mọi biện pháp đều được dùng đến. Tuy nhiên, vì chế độ Staline là một biến thể thoái trào của cách mạng, nên ông vẫn cần tiếp tục sử dụng chiêu bài cách mạng, cùng lý thuyết Marx-Lénine. Sự sử dụng đó chỉ có thể có lợi cho Staline. Do đó, cách mạng và lý thuyết đã trở thành công cụ, không còn là lý tưởng. Song muốn hạ lý tưởng xuống làm công cụ, Staline cần diệt trừ tất cả nhũng phần tử nào còn giữ đôi chút lý tưởng cách mạng. Nhất là những cựu đồng chí của Lénine và Trotsky! Vì những người này là những người có thể nhìn thấy rõ hơn hết dụng tâm của Staline, và đối với dân chúng, họ còn là những thần tượng cũ. Một mặt khác, phải tạo những lớp người mới, lớp người không biết gì về lý tưởng cách mạng trước kia, chỉ biết vâng lời để đổi lấy một địa vị tương đối ấm no trong một nước Nga luôn luôn đói rách! Về điểm này. Staline quả đã đưa kỹ thuật dịch sử con người tới một mực độ cực kỳ tinh vi. Trong thâm ý của ông, muốn giữ chắc guồng máy Đảng và chính quyền, phải luôn luôn có sự thanh trừng. Một sự thanh trừng liên tục và bắt buộc, dù rằng những kẻ kia không có tội! Có thanh trừng luôn luôn, guồng máy mới tránh đtrọe sự cằn cỗi, sự chia sẻ. Mặt khác, đối với dân chúng, phải gây một bầu không khí thường trực lo ngại sợ sệt, chi phối bởi một tổ chức mật vụ phổ biến và một chế độ hiến pháp rất co rãn, cần phải tiêu diệt không những kẻ thù địch, mà cả những kẻ có thể trở thành thù địch. Nên có người đã mệnh danh chính sách Staline là chính sách khủng bố để ngăn ngừa. Và phải thừa nhận rằng Staline quả là một đại kỳ thuật gia trên phương diện làm hạ giá con người. Trong phần hai, chúng ta sẽ có dịp trở lại những kỹ thuật đó.

- Đồng thời với chế độ quyền lực độc tôn, Staline còn có dụng tâm theo đuổi một chính sách đại đế quốc cho nước Nga, tương tự như mộng tưởng của các vị Nga hoâng ngày trước. Tuy là người Géorgien, nhưng Stalin không hề có mặc cảm chủng tộc của những người Géorgiens, và ông đã tự đồng hoá với người Nga hơn cả người Nga vậy, ông trị vì nước Nga cũng như Bonaparte, vốn người Corse đã trị vì nước Pháp... Nhưng làm thế nào cho nước Nga được hùng mạnh đề có thể xâm lược nước khác khi thời cơ đến? Nước Nga vốn là nước chậm tiến. Vậy cần kỹ nghệ hoá thật gấp rút. Nhưng muốn kỹ nghệ hoá phải có tiền và nhân công. Tiền: Staline không thể trong đợi ở sự giúp đỡ của các nước khác, vì những nước đó đều theo chế độ tư bản thù địch! Vậy phải lấy tiền ở trong nước, tức là lấy ở dân. Muốn lấy tiền ở dân, cần tập thể hoá ruộng đất. Tại sao vậy? Vì nước Nga chỉ có ruộng đất là tài nguyên chính, và có tập thể hoá ruộng đất, thì chính quyền mới thu hoạch được hết huê lợi, chỉ cần phân phát lại cho người dân một phần nhỏ để vừa đủ ăn mà thôi. Còn như nếu để dân chúng tự do canh tác, thì người dân nào, khi gặt lúa về rồi, cũng không muốn đóng thuế!... Với số huê lợi ấy, Staline có thể mong đổi lấy ngoại tê, mua các máy móc và lập xí nghiệp. Hoá nữa, sự tập thể hoá ruộng đất còn có một lợi điểm khác: rút bớt số nhân công cần thiết trong việc canh tác, để chuyển họ tới đô thị làm việc trong các xí nghiệp. Nhưng nước Nga vốn quá chậm tiến, và chương trình kỹ nghệ lại cần quá nhiều nhân công! Mà dùng nhân công thường thì phải trả lương! Do đó, Staline đã nghĩ tới việc gây những đám nhân công khổ sai. Đám nhân công khổ sai là những người dân bị bắt bớ lưu đày. Họ làm việc 11 giờ một ngày, lại không phải trả lương, cho nên, sự khủng bố tại nước Nga, Tầu và các nước chư hầu, ngoài nguyên nhân chính trị, còn có lý do kinh tế nữa. Bởi thế, lẽ dĩ nhiên là tầng lớp tiểu nông Nga phải trở thành kẻ thù chính của chính sách Staline.

Ngoài ra, trong công cuộc kỹ nghệ hoá, nước Nga vốn chậm tiến, nên việc kỹ nghệ hoá phái gặp nhiều trục trặc. Muốn minh chứng cho những trục trặc đó và giữ uy tin cho mình, Staline bèn phát minh một tội trạng mới: tội phá hoại, để đổ lỗi cho các cấp dưới. Do đó, lại có sự khủng bố.

Vì khủng bố nhiều quá, nên Staline cũng lo ngại. Càng lo ngại lại càng cần khủng bố. Tới khi Hitler nắm chính quyền tại Đức, Staline nhận thấy sẽ có chiến tranh, lại càng lo ngại hơn trước. Ông thừa hiểu rằng chiến tranh dễ đưa đến cách mạng hoặc đảo chánh, tỷ dụ như cuộc chiến tranh 1905 và 1914 đã lật đổ Nga hoàng Nicolas II. Lần này, ông e ngại nhất ở hồng quân. Nên ông cần phải giết những tướng lãnh có uy danh trong quân đội. Do đó, mới có vụ án các tướng lãnh bị thanh trừng. Đồng thời, Staline nhận thấy cần vỗ về và kích thích dân chúng bằng tinh thần ái quốc, để một khi có chiến tranh, dân chúng mới có tinh thần chiến đấu. Do đó, ông đã chấm dứt với chính sách quốc tế của đảng Bolsevich, và trở về với lập trường đại đế quốc Nga của các Nga hoàng ngày trước. Vì có sự chuyển hướng ấy, nên Staline đã ký một tạm ước với Đức xã vào năm 1939, tạm ước đã làm sửng sốt các nước dân chủ Tây phương!

Từ năm 1928 trở đi, những việc xảy ra tại Nga sô chỉ là sự áp dụng trên thực tế của trình tự lý luận trên đây của Staline. Năm đó, Trotsky, kẻ thù số một, đã bị lưu đày. Được ít lâu, Trotsky bị trục xuất qua Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đi một vài nước khác, không tìm được chỗ dung thân, sau đành phải sang Mexico. Nhưng Staline vẫn theo rõi, và từ đó trở đi, khuynh hướng Tờ- rốt-kít đã trở thành một tội trạng chính mà Staline thường sử dụng để thanh toán các đồng chí cũ. Zinoviev, Kamenev còn được dung ở trong nước, chưa bị đi đầy. Staline vốn là người thận trọng và kiên nhẫn, muốn tiến từng bước một.

Tại cuộc hội nghị Đảng thứ 15, Staline gần như toàn thắng. Trước các đại biểu, ông đọc một bài diễn văn dài 7 tiếng đồng hồ. Ông chỉ trích bọn hữu khuynh, bọn phản động, cốt ám chỉ Zinoviev, Kamenov và Boukharine..., rồi ông nói tới sự cần thiết tập thể hoá ruộng đất, và đề nghị lập một kế hoạch ngũ niên cho kỹ nghệ.

Tới tháng 10-1928, kế hoạch ngũ niên được ban hành, và lập tức bắt đầu thực hiện. Năm đó là năm thịnh vượng nhất của dân chúng Nga trong suốt kỷ nguyên cách mạng. Từ khi có chính sách Tân kinh tế, trải 7 năm trời, dân chúng Nga chịu khó làm ăn góp nhặt. Dân cày chịu cầy ruộng, những xí nghiệp nhỏ chịu hoạt động. Dân có tiền nên chính quyền đã thu được thuế. Đồng thời, chính quyền giữ nhiều độc quyền xí nghiệp, nhất là độc quyền chế rượu vodka. Rượu vodka đã làm giầu rất nhiều cho ngân khổ. Do đó, Staline mới có tiền bắt đầu kế hoạch ngũ niên.

Tới 1929, Staline triệt để thi hành chính sách tập thể hoá ruộng đất. Ông khai chiến với bọn tiểu nông giàu (tức Koulak). Trong mấy năm trời, cuộc chiến tranh này tiếp diễn khốc liệt, và là một cuộc thử thách quyết định của Staline. Dân quê không chịu cày cấy, không chịu giao lúa. Họ giấu lúa vào rừng, giấu lúa xuống giếng. Họ cũng không chịu giao những gia súc như ngựa, trâu, bỏ, cừu, lợn. Thường khi, họ giết gia súc để ăn thịt hơn là chịu giao cho chính quyền. Số lượng gia súc sụt hẳn đi. Và chính quyền cũng không có máy cày để thay thế. Để phản ứng lại, Staline diệt dân cày một cách hết sức đã man. Có những dân cày từng miền lớn đã bị lưu đày. Liên tiếp trong 7 năm trời, những sử gia ước tính rằng, theo ngay thống kê của Chính phủ Sô viết, có tới 5 triệu gia đình, tức 2,5 triệu người bị lưu đày dùng làm nhân công khổ sai. Tại các xí nghiệp, những thợ thuyền cũng bị hành hạ không kém. Năm 1932 lại là năm mất mùa, dân chúng đói kém. Thợ thuyền bị lương hạ lại phải làm quá sức. Nhiều kẻ bỏ trốn xí nghiệp. Nên Staline lập ra chế độ giấy thông hành trong nước. Đi từ tỉnh nọ tới tỉnh kia, phải có giấy thông hành. Lại lập chế độ liên gia để kiểm soát. Những bước tiến của kế hoạch ngũ niên do đó bị trục trặc rất nhiều. Staline lại đặt ra nhiều tội trạng mới (tội phá hoại, tội gián điệp cho ngoại quốc) để trừng trị thợ thuyền cùng chuyên viên. Do đó, vào năm 1930, có vụ án rất lớn của các nhân viên cao cấp phụ trách xí nghiệp. Tuy nhiên, phải nhận rằng nhưng biện pháp tàn ác của Staline đã khiến nền kỹ nghệ Nga tiến những bước khá mạnh. Nhưng để đổi lấy những tiến bộ gấp rút của kỹ nghệ, hàng chục triệu người Nga đã bị đầy ải, giết chóc, cơ cực không thể tả nổi. Tất cả cố gắng của dân Nga, trong thời kỳ đó, đã dồn vào kỹ nghệ. Những xí nghiệp đều nhằm vào việc chế tạo những máy móc dụng cụ, không hề chế tạo vải vóc, đồ ăn. Nên rốt cuộc, người dân Nga có máy bay, có tầu bè, nhưng không có thực phẩm! Các nhân công khổ sai cũng thường dồn vào kỹ nghệ, nên sự canh tác kém sút. Về nạn khan thực phẩm, dân Nga đã lưu hành một câu chuyện hài hước như sau: "Có hai người thợ, mỗi người lái một chiếc máy bay, gặp nhau trên không, họ hỏi nhau: anh đi đâu đấy? Một người nói: tôi đi tới Kiev đề mua một miếng bơ. Ngưới kia bảo: còn tôi tới tỉnh Odessa để mua một đôi vớ". Sự cơ cực của dân chúng đã khiến trong một bữa tiệc tại điện Kremlin, người vợ của Staline ngỏ ý kêu than cho dân chúng. Khi tiệc tan, Staline và vợ cãi nhau. Đến đêm, vợ Staline tự sát bằng súng lục.

Không kể sự đói kém và lưu đày trên đây, toàn thể dân Nga còn bị sống trong một không khí khủng bố thường xuyên. Người công dân Nga có thế bị bắt do những tội trạng của một kẻ khác. Khi một công chức quan hệ bị bắt, gia đinh của họ cũng bị, các bè bạn cũng vậy. Vì khẩu hiệu của điện Kremlin là: "trong trường hợp nghi ngờ, thà bắt còn hơn!". Một người công dân Nga cũng có thể bị bắt, nếu không chịu tố cáo hàng xóm, bạn bè hoặc đồng nghiệp. Họ còn có thể bị bắt vì một việc làm từ mười mấy năm trước, mặc dầu khi đó, hành động ấy không cấu thành tội trạng. Họ có thể bị đưa đi an trí vì làm việc quá hăng hái, cũng như làm việc kém hăng hái. Tỷ dụ như những cán bộ của chiến dịch tập thể hoá ruộng đất: họ thi hành triệt để các chỉ thị, nhưng tới khi Staline quyết định thoái bộ ông đã đổ lỗi cho cán bộ, chém đầu họ làm vật hy sinh để vỗ về dân chúng. Luật pháp tại Nga sô cũng đặc biệt: các tội trạng đều được định nghĩa một cách co rãn rộng rãi, khiến ai cũng có thể bị tội. Nguyên tắc thông thường của luật pháp đã bị đảo ngược: người nào cũng có tội hết, trừ phi người ấy chứng minh được rằng mình vô tội. Khi bị bắt, không ai có thể phản kháng trước một cơ quan nào hết. Không thể xin xử trước toà, không thể xin có một luật sư biện hộ! Họ thường được xét xử kín bởi một ban, gồm ba nhân viên mật vụ, rồi đưa đi lưu đầy, hoặc xử bắn. Có thế nói rằng tổ chức mật vụ là cơ quan tối thượng và có toàn quyền. Trong xí nghiệp, trường học, nông trường công sở, những tổ chức liên gia, nhà ga xe lửa, những đơn vị quân đội, trại giam, toà án, nhà hát, đều có nhân viên mật vụ. Nên đời sống tại Nga sô bị thường xuyên chi phối bởi mật vụ, và người nào cũng phải tố cáo lẫn nhau... Nhưng tới năm 1934, vì thấy tình thế quả căng thẳng. Staline đã phải nới tay một phần cho dân chúng. Những biện pháp thi hành đã bớt gay gắt. Tới 1936, Staline lại ban bố bản hiến pháp. Người soạn thảo là Boukharine. Bản hiến pháp này đã ban hành một vài thứ bảnh vẽ: trả lại quyềa thừa kế cho người dân, những tu sĩ cũng được đi bầu, và một lá thăm của nông dân cũng ngang giá trị với lá thăm của một thợ thuyền. Nhưng sở dĩ Staline tạm thời nhượng bộ dân chúng, chỉ là vì ông muốn được rảnh tay để tấn công mặt khác, ông muốn vỗ về dân chúng, để có thì giờ lau chùi guồng máy Đảng, và triệt hạ các đồng chí cũ, cùng những đảng viên cách mạng có uy tín.

Ngày 1-12-1934, một thanh niên cộng sản lên là Nicolavev đã dùng súng hạ sát Serge Kirov, một uỷ viên trung ương của đảng Cộng sản Nga. Cuộc mưu sát này khiến Staline lo ngại về số phận của mình. Ông đích thân tới tận nơi dễ hỏi cung Nicolavev. Chàng thanh niên này cùng tất cả gia đình, bè bạn đều bị xử bắn. Từ đó, Staline lưu tâm tới việc lau chùi guồng máy Đảng. Trong Đảng, ông e ngại nhất các đồng chí cũ. Ngoài ra, ông sợ sự phản bội của Hồng quân và cơ quan mật vụ N.K.V.D. Với sự nắm quyền của Hitler tại Đức, chiến tranh có thể xảy ra. Và nếu có chiến tranh, Hồng quân sẽ đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó, Staline quyết định phải thanh trừng trước. Nên những năm 1934-1938 là kỷ nguyên của sự thanh trừng nội hộ, kỷ nguyên của những vụ án lạ lùng khiến cho thế giới phải bàn tán mãi.

Sau khi Trotsky bị loại, Boukharine cũng đâm lo sợ. Mặc dầu trước kia, trong lúc liên minh cùng chống Trotsky, Staline đã có lần cười, vỗ vai Boukharine nói nịnh: "Tới với đông chí, chúng ta là những ngọn Hymalaya. Còn bọn kia đều là đồ bỏ!". Boukharine vốn là một tay trí thức rất giỏi về triết học và lý thuyết mác xít, cũng như giỏi về kinh tế học. Ông là tác giả cuốn "A.B.C" của chủ nghĩa mác xít. Ông lại là đồng chí cựu trào của Lénine, và trẻ tuổi hơn cả trong đám. Nhưng Boukharine vốn là người dễ để lộ tâm tính, không sâu sắc về chính trị. Sau khi Trotsky bị loại, Boukharine rất bất mãn về thái độ muốn độc tôn của Staline, ông nhiều lần lên tiếng phản đối. Đã có lần ông họp với Zinoviev và Kamenev, định âm mưu hạ Staline. Nhưng cuộc âm mưu không thành, vì thiếu lực lượng, và bại lộ sớm. Staline biết chuyện đó, song ông vẫn kiên nhẫn chờ cơ hội thanh toán. Tới 1932, Staline kiếm cớ lưu đày Zinoviev và Kamenev. Nhưng sau một thời gian, hai người này lại được trở về phục chức trong Đảng... Tới 1936, Staline, sau khi đã vỗ yên dân chúng và nẳm vững guồng máy, ông mới quyết định thanh toán. Và tại Moscou, mới liên tiếp mở màn những vụ án lịch sử:

- Ngày 19-8 -1936, tại Moscou, mở vụ án của 15 người: Zinoviev, Kamenev, Smirnov, Evdokimov, Bakaev, Dreitser, v.v... Ngần ấy người đều bị xử bắn.

- Tháng 1-1937, lại có vụ án 17 người: có Piatakov, cựu uỷ viên nhân dân, Radek, Sokolnikov, Serebriakov, vv... Trong hai vụ án trên, những tội phạm đều là những tay Bolsevich cừ khôi. Tội trạng nêu ra trong bản cáo trạng của công cáo uỳ viên Vychinsky đều tả phá hoại kinh tế, hoặc liên lạc với Trotsky để mưu phản. Ngần ấy người đều bị xử bắn. Và mỗi người lại kéo thêm xuống hố gia đình bạn bè, đồ đệ hoặc cộng sự viên.

- Tháng 6-1937, có vụ án các tướng lãnh hồng quân. Người chỉ huy hồng quản lúc đó là thống chế Toukhachevskvy đảng viên kỳ cựu, rất có tài dùng quân. Năm 1920. Toukhatchevsky mới có 27 tuổi, nhưng đã cầm một đạo quân cách mạng, đánh đuổi quân Ba Lan, và tiến thẳng vào kinh đô Ba Lan. Những chuyên viên quân sự lúc đó đều coi Toukhatchevsky như một Napoléon của cách mạng Nga. Nên Staline rất e ngại uy danh của Toukhachevsky. Vụ án này khác với hai vụ án trước, đã được xử kín. Tờ công báo Moscou có loan tin đem ra phiên xử, nhưng không ai được dự thính. Chỉ biết rằng Toukhachevsky cùng 7 đại tướng khác, bị mang bắn. Họ bị buộc tội thông đồng với Hitler. Tờ công báo cũng đăng tải thêm rằng các tướng lãnh đều thú tội, nhưng không ai biết thật hư. Chỉ biết rẳng Toà án quân sự đặc biệt gồm 8 vị sĩ quan cao cấp, nhưng sau đó, 3 vị bồi thầm cũng bị mang bắn. Còn các người khác đều câm miệng. Sau vụ án này, các đơn vị hồng quân đều bị thanh lọc: chừng 30.000 sĩ quan bị bắn.

Tới tháng 3-1938, lại có vụ án 21 người, trong đó có Yagoda, Rykov, Boukharine, Krelensky, Yakovsky v.v... Yagoda là cựu thủ lãnh của tổ chức mật vụ, Rykov cựu ủy viên nhân dân giữ bộ nội vụ dưới thời Lénine. Công cáo uỳ viên vẫn là Vychinsky. Họ cũng bị buộc tội âm mưu với Trotsky để làm phản. Đều bị xử bắn.

Trên đây là những vụ án đẫm máu, kỳ quặc và lẫy lừng của chế độ Sô viết dưới thời Staline. Ngày nay, nhiều sử gia hoặc quan sát viên đã tìm thấy bằng chứng chắc chắn rằng các tội trạng nêu lên thường là bịa đặt. Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất là trong những vụ án đó, hầu hết các bị can đều thú tội trước Toà. Có một hai người phản đối chối tội, nhưng sau một đêm suy nghĩ, họ lại ra trước Toà nhận tội. Lạ lùng hơn nữa là công cảo ủy viên buộc tội thì ít, nhưng các bị can lại nhận tội nhiều. Tấn tuồng thật là quái đản, khiến dư luận các nước đã bàn tán rất nhiều. Koestler, trong cuốn tiểu thuyết "Ngày Và Đêm" đã lấy đề tài trung tâm ở vụ ản Boukharine. Plisnier, trong tập truyận "Faux Pasport" (chuyện Iégor) cũng lấy bị can Piatakov làm đề tài. Sau này, còn có nhiều người viết về những vụ án tại Hung gia lợi... Các tiểu thuyết gia nói trên đều phân tách tâm lý, muốn hiểu tại sao các lãnh tụ cừ khôi Bolsevich đã phải hạ mình, nhận sự ô nhục, nhận sự phản bội, và thú tội. Tại sao thế, một khi các tội trạng đều bịa đặt?! Đành rằng trong nhiều trường họp, có sự tra tấn, sự doạ nạt bắt bớ gia đinh, hoặc sự hứa hẹn sẽ phóng thích! Song trong một số trường họp điển hình, các nguyên nhân trên đây không đủ giải thích. Còn có những khía cạnh tâm trạng khác mà sau đây trong phần II, khi bàn luận tới kỹ thuật khủng bố Sô viết, chúng ta sẽ có dịp nghiên cứu. Đó là những khía cạnh tâm trạng đặc biệt của thời đại: tâm trạng của những kẻ tuẫn đạo trên con đường ô nhục. Staline quả đã phát minh ra nhiều kỹ thuật hạ giá con người, từ trước không hề thấy trong lịch sử.

Đồng thời với sự thanh trừng lãnh tụ, còn có sự thanh trừng các cản bộ cấp dưới. Mỗi đơn vị Đảng, trong một thời gian gần như nhất định, cần thanh trừng một số cán bộ nhất định là bao nhiêu. Mặc dầu những kẻ bị thanh trừng không có tội! Vì Staline quan niệm răng sự thanh trừng là cần thiết để giữ vệ sinh cho guồng máy Đảng và chính quyền. Nếu trong một phiênhọp thanh trừng, những phần tử bị thanh trừng chưa đủ số, cần phải họp lại để loại cho đủ số... Sự thanh trừng cấp dưới còn cần thiết vì lý do khác: một khi nhiều lãnh tụ bị buộc tội âm mưu phản động, lẽ dĩ nhiên các lãnh tụ đó phài có kẻ đồng mưu. Nên cần thanh trừng cấp dưới để những lời buộc tội các lãnh tụ có vẻ hợp lý đối với dư luận dân chúng... Vả lại, đối với Staline, thanh trừng càng nhiều bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêuu, ông thích những cái gì khổng lồ, cốt có lượng và không cần phẩm. Ngay đến vấn đề sản xuất cũng vậy, cốt sao có số lượng sản xuất khổng lồ để lập thống kê. Mặc dầu nhiều khi, những hàng hoá sản xuất kém về phẩm.

Từ khi Hitler lên chính quyền, Staline e ngại chiến tranh, ông rất quan tâm tới việc tại sao những người như Hitler lại được dân chúng hoan hô nhiệt liệt đến thế! Trong khi chính ông lại bị dân chúng oản ghét và không chịu hoan hô. Nếu trong đời có một người mà Staline thầm khâm phục, người ấy là Hitler. Nhiều nhân chứng cho biết rằng Staline đã theo rõi rất kỹ những đường lối và phương pháp của Hitler... Có lẽ một phần vì nhìn gương Hitler, nên từ 1934, Staline đã quay về cổ xuý tinh thần dân tộc. Có lẽ ông toan tính rằng nếu có chiến tranh, dân Nga sẽ đánh hăng hơn nếu tinh thần dân tộc được đề cao. Vả lại, chủ trương dân tộc sẽ có lợi, vì nước Nga sẽ có thế thôn tính những đất đai khác.

Như thế, Staline quyết định chấm dứt với truyền thống giai cấp đấu tranh. Ngày 1-3-1936, ông tuyên bố: "Nước Nga Sô viết không còn có giai cấp, vì biên giới giai cấp đã bị xoá bỏ". Từ đó trở đi, những khẩu hiệu tuyên truyền được thay đổi, lịch sử nhiều khi phải viết lại. Các kiều mẫu anh hùng dân tộc, trước kia bị thoá mạ, nay được lôi ra để để cao: Ivan le Terrible, Pierre le Grand hoặc tướng Kutuzov người đã đánh bại Napoléon... Còn những tay anh hùng khác, thứ anh hùng nổi loạn đề cao bởi Hakounine, như Pougatchev, Stenka- Razine", đều bị xếp cất. Vì Staline thù ghét những tên nổi loạn...

Với sự chuyển hướng trên đây, ta không lấy làm lạ rằng tới 1939, Sialine đã ký hiệp ước với Hitler. Một mặt, ông công khai giao dịch với Tây phương, một mặt khác, ông thò tay ký lén với Hitler. Hiệp ước Nga-Đức đã đem lại cho Staline một nửa Ba lan và mấy mảnh đất đai khác. Trước kia, Staline vẫn tuyên bố: "Tôi không có ý định chiếm một tấc đất nào của nước khác". Nhưng rồi ông đã thôn tính một nửa Âu châu. Trong trận chiến tranh thứ hai, nghị lực xuất chúng của Staline, cũng như sự khờ khạo của các chính khách Mỹ đã khiến Staline chiến thắng lớn lao và mở rộng thế lực. Và sau trận chiến tranh thứ hai, Nga Sô viết của Staline đã nghiễm nhiên trở thành một đại cường quốc!

--------------------------------

1 Jean Rounnault - tác giả cuốn "Mon ami Vassia"

2 Rồi bị ám sát tại Mexico. Thủ phạm vụ hạ sát là Jacson Mornard, chân tay của Staline

3 Trước kia, 1 lá thăm của thợ thuyền bằng 5 lá thăm nông dân


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx