sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 15

Qua những con đường nhỏ, mãi đêm khuya, họ mới tới làng Trimin thuộc tỉnh Viên. Cami nằm ngất lịm ở cuối xe, mặt đầm đìa mồ hôi lạnh. Ở một quảng trường cạnh bờ sông, những người tị nạn nằm ngủ ngay trên mặt đất. Một quán cà phê còn mở cửa, tấp nập khách. Phrăngxoa Tavacniê đỗ xe và bước xuống. Mùi bia, mùi khói, mùi rác rưởi làm anh ta như nghẹt thở.

- Một cốc bia! - Anh ta vừa bảo chủ quán vừa đứng tựa vào quầy hàng ướt át.

- Không còn.

- Một cô nhắc vậy.

- Cũng hết

- Thế còn rum?

- Hết, tôi không còn gì cả, ngay nước chanh cũng không còn: người

ta uống hết cả rồi

- Vậy ông có thể cho tôi uống gì?

- Anix thôi.

- Được, anix vậy.

Chưa bao giờ Phrăngxoa uống một lý anix ngon lành đến thế. Anh ta còn gọi một ly thứ hai và mang tới cho Lêa đang ngồi trên thềm tiệm cà phê, trước của xe để ngỏ. Cũng không buồn cảm ơn, nàng cầm cốc rượu uống ừng ực.

- Anh có hỏi ở đâu có thầy thuốc không?

- Chưa. Cô ấy thế nào rồi?

Lêa im lặng nhún vai.

Phrăngxoa trở vào tiệm.

- Ông có thể cho tôi biết đâu có thầy thuốc không?

- Không còn thầy thuốc nữa đâu. Ông lão Vinhê thì mất rồi và người

thay thế thì bị gãy chân. Phải đến Môngmôriông hoặc Blăng, ở đấy có bệnh viện.

- Thành phố nào gần hơn?

- Môngmôriông, cách 12 cây.

- Ở đấy có khách sạn không?

Chủ tiệm bật cười.

- Khách sạn!... Ông ấy muốn có khách sạn! Có nhiều đấy, nhưng đến một chiếc chiếu nằm cũng không tìm thấy đâu. Đâu đâu cũng chật ních như nêm, nhất là lại có lệnh, không biết từ đâu tới, là cấm thường dân không được vượt qua Môngmôriông. Hiện có tới nămvạn người chen chúc ngoài đường phố.

- Thế còn ở Blăng?

- Cũng như như thế. Hơn nữa ở đấy lại vừa bị ném bom và viên tư lệnh thành phố đã cho đánh sập cầu.

- Nhanh lên, Phrăngxoa, Cami chết mất. - Lêa chạy ào vào tiệm kêu lên hốt hoảng.

- Sao, có người ốm hả?

- Vâng, một thiếu phụ mang thai.

Bà chủ quán, một người đàn bà cao lớn, nét mặt cau có, bước về phái họ, tay vẫn lau một cái cốc.

- Có thể tôi giúp được anh chị chăng? Khi tới Môngmôriông, anh chị rẽ ngay tay

phải, gặp phố Puy-Coocree. Ngôi nhà thứ tư, bên trái, là nhà bà Triô, chị con bác tôi. Anh chị bảo bà ấy là tôi, Luyxiên, giới thiệu anh chị tới. Nếu được, chị ấy sẽ giúp anh chị.

Phrăngxoa Tavacniê siết chặt tay bà ta.

- Cảm ơn bà, rất cảm ơn bà!

- Có gì đâu, có gì đâu. - Bà chủ quán lầu bầu.

Cuộc hành trình qua Môngmôriông thật đáng nhớ đời. Xe cộ đủ loại ngáng hết phố phường và quảng trường. Nhà thờ, trường học, cả những phòng hội hè cũng đều biến thành chỗ ngủ.

Lang thang mãi mà không gặp lấy một người, cuối cùng, họ mới tìm thấy chiếc cầu cũ, và sau đó là đường Puy-Coócnê nhỏ hẹp.

Lêa đã thất vọng định không gõ nữa thì bỗng cánh cửa hé mở.

- Gì thế? Sao còn goc cửa vào giờ này?

- Bà chính là bà Triô phải không? Bà Luyxieen, em họ bà, giới thiệu tôi đến.

Cánh cửa mở hẳn.

- Luyxiên à? Cô ấy cần gì?

- Không gì cả, bà ấy chỉ bảo là có lẽ bà có thể giúp chúng tôi. Cô bạn tôi bị ốm.

- Cô ấy làm sao?

- Cô ấy mang thai, nhưng bị ngất đi đẫ mấy tiếng.

- Tội nghiệp! Cô vào đi.

Bế Cami mê man trên tay, Phrăngxoa bước vào ngôi nhà nhỏ.

- Nhà chúng tôi không được rộng rãi, nhất là lại có mấy người bà con từ Pari tới từ hôm qua. Chỉ còn có phòng tôi thôi.

- Nhưng thưa bà...

- Xin ông cứ tự nhiên cho. Không có gì đâu. Phụ nữ phải giúp đỡ lẫn nhau thôi mà. Cô giúp tôi thay vải trải giường đi nào.

Cami được đặt nằm trên giường bà Triô, mình mặc chiếc áo ngủ của bà giống như chiếc áo trên người bà.

- Chưa được đâu, phải đi tìm thầy thuốc thôi. Chỉ có điều là mấy lúc này, học không được nghỉ tay, thật tội nghiệp. Trước hết tôi sẽ đến tìm bác sĩ Xula. Nếu ông chưa về thì tôi sẽ đến bác sĩ Rulăng. Ông này khó tính nhưng là một thầy thuốc tốt bụng.

Bà khoác chiếc măng tô cũ lên vai.

- Tôi đi nhanh thôi. Trong bếp, có cà phê để trên lò bếp và bánh mì trong giỏ. Bơ thì, chán quá! Không còn nữa. Trên nóc buyphê trong buồng cạnh bếp, còn vài hộp mứt, cô lấy một hộp mà dùng.

Ngồi trước cái bàn bếp trải vải sơn kẻ ô màu xanh, Phrăngxoa Tavacniê nhìn Lêa nhúng lát bánh thứ ba có phết mứt dâu vào bát cà phê.

Mắt nàng có hai quầng thâm, khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi.

- Anh không ăn ư?- Nàng vừa hỏi, mồm còn đầy bánh, vừa liếc nhìn lát bánh của anh ta.

Mỉm cười, anh ta đẩy lát bánh về phía nàng.

- Cảm ơn - Nàng vừa nói vừa vơ vội lát bánh, như thể sợ anh ta có thể thay đổi ý kiến.

Uống hết giọt cà phê cuối cùng. Lêa ngả người lên lưng hgế, vẻ thoả thuê.

- Lúc nãy, tôi đói ơi là đói.

- Tôi thấy thế thật: cô ăn ghê quá.

Đồng hồ điểm hai giờ. Tây chống lên bàn, hai tay ôm đầu, Lêa ngồi trầm ngâm. Nàng làm gì trong căn nhà lạ lẫm, ở cái xó xỉnh này, cạnh một người hấp hối, xa cách người thân? Bố mẹ nàng ắt phải hết sức lo lắng.

- Anh đừng nhìn tôi như thế nữa.

- Chúng ta không thể làm lành với nhau một lúc hay sao?

Mệt mỏi, nàng đứng dậy, nhặt bát bỏ vào chậu. Khi nàng đi qua, Phrăngxoa giữ nàng lại.

- Này, cô bé cứng cổ, sao cô lại phản đối? Cô không yêu tôi, được, nhưng cô thích làm tình. Vậy cô đừng chống cự. Cô có biết đấy là liều thuốc tốt nhất để thoát khỏi sợ hãi không? Cô gái bé bỏng này, hôm qua, cô gặp may mắn lắm đấy, tôi không khoe mẽ đâu: nhiều người đàn bà, co khi phải những mấy năm mới tìm được khoái cảm. Cô sinh ra cho ái ân, Lêa, cô dừng có khước từ.

Vừa nói, tay anh ta vừa sờ soạn dưới váy nàng. Ánh mắt mơ màng, tiếng thở hổn hển, Lêa rạo rực niềm khoái cảm dâng lên từng đợt, từng đợt. Tay vẫn không rời khỏi bụng cô gái, Phrăngxoa đặt nàng lên mặt bàn, mở khuy quần mình, nâng cặp đùi trần truồng cô gái lên. Cuộc mây mưa lại bắt đầu. Cũng như hôm trước, niềm rạo rực hoan lạc của nàng kéo dài. Họ nằm bất động một lúc, quên hẳn thời gian, nghe hai trái tim đập rộn ràng. Khi anh ta nhổm dậy, cả hai đều rùng mình một niềm khoái cảm cuối cùng. Phrăngxoa mặc quần áo, giúp cô gái ngồi dậy và ôm nàng mãi vào lòng, ghé sát mái tóc nàng, thủ thỉ những lời âu yếm:

- Em yêu quý bé bỏng cuả anh...

Thịt da lắng dịu đi, cô gái thả mình theo giọng nói ểm ái của người yêu.

Khi bà Triô trở về cùng với người thầy thuốc, lêa vội bỏ váy áo xuống.

- Xin giới thiệu bác sĩ Rulăng.

- Người bệnh ở đâu?

Bà Triô dẫn ông vào phòng. Lêa bước theo sau.

Vừa nhìn thấy Cami, vẻ mệt mỏi trên nét mặt và như đè nặng lên đôi vai ông thầy thuốc bỗng tan biến. Ông bỏ mền ra và chăm chú bắt mạch cho nàng.

- Bà ấy như thế này đã lâu chưa? - Ông vừa hỏi vừa bỏ ống nghe ra.

- Tôi cũng không rõ nữa - Lêa đáp - Đâu từ sáu giờ tối.

- Đã bao giờ bà ấy ngất đi lâu như thế chưa?

- Lâu như thế thì không. Nhưng cô ấy vẫn thường ngất, thường là khá lâu. Bác sĩ ở Pari trước đây bảo cô ấy phải nằm nghỉ, vì đứa bé trong bụng cũng như vì tim cô ấy.

- Cô cho tôi xem những thứ thuốc bà ấy dùng.

Lêa ra ngoài, bước tới xe hơi và cầm lấy túi xách của Cami. Nàng đưa đơn thuốc và mấy lọ thuốc cho bác sĩ.

- Được, thuốc tốt, nhưng không đủ mạnh. Tôi sẽ tiêm cho bà ấy một mũi để trợ tim, nhưng tôi không bảo đảm gì hết đâu. Nhẽ ra phải đưa bà ấy vào viện, nhưng hiện nay không còn một chỗ nào.

Mấy phút sau mũi tiêm, Cami mở mắt nhưng nàng quá yếu không đủ sức nhìn ngó xung quanh mình. Phrăngxoa Tavacniê ngồi ở mép giường, cầm lấy hai bàn tay yếu ớt của người bệnh.

- Cami, bây giờ ổn cả rồi, cô phải nghỉ ngơi.

- Hai đứa bé, lạy chúa, hai đứa bé... - Nàng rên rỉ.

Bác sĩ Rulăng kép Lêa ra riêng một chỗ.

- Cô là người nhà?

- Vâng. - Lêa nói dối.

- Tôi rất lo, tim bà ấy có thể ngừng đập bất kỳ lúc nào. Cần báo cho chồng, cho bố mẹ bà ấy...Tôi nói những thật ngốc nghếch, chồng bà ấy chắc đang ở ngoài mặt trận, còn bố mẹ bà ấy thì có trời mới biết họ ở đâu.

- Tôi đang trên đường đưa cô ấy về nhà bố chồng ở Girông

- Không thể nói tới chuyện chở bà ấy đi đâu. Nếu vượt qua được cơn bệnh, bà ấy phải nằm im cho tới khi sinh nở.

- Ông muốn bảo là chúng tôi phải ở lại đây sao?

Ông thầy thuốc im lặng. ông mở túi đồ nghề, lấy ra các thứ cần thiết để tiêm mũi thứ hai. Cami vội nhắm mắt lại. Mạch tuy nhanh nhưng đã trở lại hầu như bình thường, Ông thu dọn đồ đạc, nét mặt lại trở lại mệt mỏi.

- Phải có người thường tực bên cạch bà ấy. Để bà ấy tỉnh dậy thì cho uống ba giọt thuốc này trong một cốc nước lã. Nếu lên cơn, có thể cho uống tới mười giọt. Trong ngày hôm nay tôi sẽ quay lại.

- Xin bác sĩ đừng lo. - Bà Triô lên tiếng - Tôi sẽ chăm sóc bà ấy: đối với người bệnh, tôi đã quen rồi.

-Chào tạm biệt bà Triô, bà tốt bụng quá. Còn cô thì đi nghỉ đi. - Ông quay về phía Lêa nói thêm - Cô có vẻ không khoẻ đâu.

Phrăngxoa Tavacniê tiễn người thầy thuốc đến tận chiếc cầu cũ kĩ. Khi trở lại, anh ta thấy Lêa đang nằm ngủ phía sau xe. Anh ta xúc động ngắm nhiìn nàng, thấy trong giấc ngủ, nàng có vẻ như một cô gái hay nũng nịu. Anh ta thận trọng ngồi ở ghế phía trước, đôi chân dài bỏ thông qua cửa để ngỏ

Tiếng nói và tiếng đập vải của những người đàn bà giặt quần áo trên sông đánh thức Lêa dậy. Khoảng một chục người đang quỳ trên nhuqững chiếc thùng gỗ nêm chặt rơm rạ. Ngồi trên một con thuyền úp sấp gần đấy, Phrăngxoa nhìn dòng sông Gactămpơ ào ạt chảy trên lớp sỏi. Xa hơn, những cành rong đung đưa trong dòng nước. Bà Triô bước ra thềm nhà, hai tay vỗ vào nhau.

- Bữa sáng soạn xong rồi!

Trong căn bếp chói chang ánh mặt trời, những bát sứ lớn kẻ màu trắng viền đỏ đựng cà phê đặt trên lớp vải sơn ô màu xanh nghi ngút bốc hơi. Hương cà phê lẫn với mùi bánh mì nướng ngon lành khiến Lêa nuốt nước bọt.

- Ông bà vào ăn đi, không nguội lạnh hết cả đấy. Cũng như hôm qua, không có bơ, nhưng có nước mộc qua đông lạnh, mời ông bà nếm rồi cho tôi biết ý kiến.

- Cô bạn chúng tôi ngủ ra sao, thưa bà? - Phrăngxoa lên tiếng.

- Rất tốt. Lúc nãy khi bà ấy thức dậy, tôi cho bà ấy uống mấy giọt. Bà ấy mỉm cười rất dễ thương và ngủ lại.

- Biết cảm ơn bà thế nào về tất cả những gì bà đã làm cho chúng tôi.

- Thôi, thôi, có gì đâu. Chỉ có điều là nếu ông bà còn ở lại vài ngày thì xin ông bà góp phần vào chi phí vì rất tiếc là tôi không giàu có gì.

- Tất nhiên là thế, thưa bà. - Lêa vừa nói vừa nhai ngấu nghiến lát bánh.

- Vừa rồi bà có nghe tin tức không? - Phrăngxoa Tavacniê hỏi và chỉ vào chiếc radio lớn tướng đặt trên buypphê giữa những bức ảnh gia đình, một bó hoa hồng cắm trong một chiếc lọ màu xanh và những trái tạc đạn trong chiến tranh 14 - 18 được khắc chạm.

- Không, tôi không muốn đánh thức cả nhà dậy vì đài phát thanh không tốt.

- Để tôi xem có thể chữa cho bà được không.

- Ông thạo máy thu thanh ư?

- Vâng, chút ít.

- Tôi có thể tắm rửa ở đâu, thưa bà? - Lêa hỏi

- Trên gác, cạnh phòng ngủ của tôi. Không đầy đủ tiện nghi gì đâu, chỉ vừa đúng là một chút phòng tắm thôi. Tôi đã để khăn sạch trong đó. Đây, bà cầm lấy ấm nước nóng này, không có sẵn nước máy đâu. Chồng bà đã mang hành lý lên cho bà rồi.

- Không phải chồng tôi đâu. - Lêa phản đối dữ dội khiến bà Triô ngạc nhiên.

- Tôi xin lỗi, tôi nhầm.

Khoảng 11h, bác sĩ Rulăng trở lại. Ông ngạc nhiên một cách vui mừng trước tình hình sức khoẻ người bệnh. Được Lêa tắm rửa và chải tóc cho, Cami nằm trên gối không còn bộ mặt hốc hác như hom qua. Chỉ có đôi mắt quầng thâm và ánh mắt mệt mỏi là tỏ ra nàng còn đau đớn.

- Tôi rất hài lòng về sức khoẻ của bà. - Rulăng bảo sau khi bắt mạch - Không đến nỗi nghiêm trọng như tôi tưởng hôm qua. Nhưng bà tuyệt đối không được cựa quậy. Tôi sẽ cử tới một bà xơ chăm sóc người bệnh: bà ấy sẽ tiêm cho bà theo đơn thuốc của tôi. Bà để cho bà ấy chăm sóc cẩn thận và bè sẽ chóng khỏi thôi.

- Bao giờ chúng tôi có thể ra đi?

- Lúc này thì chưa nên nghĩ tới.

- Nhưng, thưa bác sĩ...

- Không có nhưng hoặc là phải ngư thế hoặc là cái chết của cháu bé, nếu không phải là cả của bà bữa. Bà phải kiên nhẫn, chỉ còn phải chờ hơn hai tháng nữa thôi.

Bác sĩ Rulăng xuống lại nhà bếp để viết đơn thuốc. Căn phòng lớn chật ních những người bà con ở Pari của bà chủ nhà. Họ đang cùng bà chủ soạn sửa bữa ăn trưa, kể lại đến không biết bao nhiêu lần cuộc hành trình sôi động của họ, hoặc nhìn Phrăngxoa chữa máy thu thanh.

- Tôi tin là bây giờ thì được rồi.

Sau mấy tiếng rè rè, bỗng nghe một giọng nói:!!!"Thống chế Pêtanh nói với các bạn"

Cả căn bếp im phăng phắc. Lúc đó là mười hai rưỡi, ngày 17 tháng 6 năm 1940.!!!" Hỡi những người Pháp,

Nghe theo lời kêu gọi của ngài tổng thống, bắt đầu từ ngày hôm nay, tôi đảm nhận lãnh đạo chính phủ nước Pháp. Tin tưởng vào lòng yêu mến của quân đội tuyệt vời của chúng ta đang chiến đấu với một tinh thần dũng cảm xứng đáng với truyền thống quan sự lâu ngày của mình chống lại một kẻ thù hơn mình về số lượng và vũ khí, tin tưởng rằng qua sự chống trả tuyệt vời của mình, quân đội đã làm tròn nghĩa vụ đối với các đồng minh của chúng ta, tin tưởng vào sự ủng hộ của các cựu chiến binh mà tôi có niềm kiêu hãnh được chỉ huy trước đây, tin tưởng vào sự tin cậy của toàn thể nhân dân, tôi hy sinh thân mình để giảm bớt tai hoạ cho nước Pháp.!!!Trong những giờ phút đau thương này, tôi nghĩ tới những người tị nạn khốn khổ của chúng ta trên khắp các nẻo đường trong cảnh thiếu thốn cực khổ. Tôi xin bày tỏ với họ lòng thông cảm ân cần của mình. Hôm nay tôi rất đau lòng nói với các bạn là phải ngừng cuộc chiến đấu. Đêm qua, tôi đã trao đổi với đối phương để hỏi họ có sẵn sàng cùng với tôi, giữa những người lính với nhau, sau cuộc chiến đấu và trong danh dự, tìm cách chấm dứt chiến tranh hay không. Tất cả người Pháp phải tập hợp xung quanh chính phủ mà tôi đứng đầu trong những giờ phút thử thách nghiêm trọng này, chấm dứt mọi nỗi kinh hoàng và chỉ tuân theo niềm tin của mình vào số phận của tổ quốc"

Khi giọng nói run rẩy và rè rè ngừng lại, ai nấy đều cúi thấp đầu. Trên nhiều khuôn mặt có những giọt nước mắt, phần lơn là nước mắt tủi nhục, nhưng dàn dà, mọi người cảm thấy nhẹ nhõm, cái nhẹ nhõm trong hèn nhát.

Mặt nhợt nhạt, ánh mắt khô khốc, và dữ dằn, Phrăngxoa tắt đài và ra đi, không nói nửa lời.

Lêa thì chỉ nhớ một điều trong bài nói: "...phải ngừng cuộc chiến đấu". Chiến tranh sắp kết thúc và Lôrăng sẽ trở về. Nàng nhảy cầu thang bốn bậc một báo tin cho Cami. Nàng oà lên nức nở.

- Sao cô lại khóc? Chiến tranh đã chấm dứt, thống chế đã nói như vậy, Lôrăng sắp trở về.

- Vâng, có lẽ thế, nhưng chúng ta đã thất trận.

- Thì chúng ta đã thất trận từ lâu rồi kia mà.

- Có thể, nhưng tôi đã câu nguyện đến mức...

-...Tới mức cô nghĩ là Chúa đã nghe thấu lời cô. Cầu nguyện, cầu nguyện, người ta đâu chiến thắng với những lời cầu nguyện, mà là với máy bay, với chiến xa, với những người chỉ huy. Máy bay của chúng ta thì cô đã nhìn thấy trên bầu trời chứ? Chiến xa của chúng ta, cô đã nhìn thấy họ dẫn đầu các đội quân chứ? Tất cả những kẻ chúng ta gặp đều chạy trốn. Cô quên khuấy cái ông đại tá mặt như chàm đổ vì sợ hãi ngồi trong xe hơi chất đầy hành lý hay sao? Ông ta: "Lùi ra, lùi ra, tôi phải đến nhiệm sở". Nhiệm sở của ông ta, đúng, ở Tây Ban Nha cơ! Còn binh lính thì cô đã thấy những con người khốn khổ ấy rồi chứ? Quân phục tả tơi, vũ khí lạc hậu, bẩn thỉu, chân dẫm trong máu, họ chỉ nhăm nhăm một điều: bỏ trốn!...

-...Chị nói quá đấy, tôi tin chắc là phần lớn đã chiến đấu ra trò. Chị hãy nhớ lại những người bảo vệ cầu ở Oolêăng. Trên đất Pháp, khắp nơi, người ta đã chiến đấu và chiến đấu tốt, và nhiều người đã chết.

- Chết chẳng vì cái gì hết.

- Không phải chẳng vì cái gì hết, mà là vì danh dự.

- Vì danh dự! Cô hãy để cho tôi cười; danh dự, đó là một tư tưởng quý tộc, không phải ai cũng có thể có danh dự. Người công nhân, người nông dân, người bán hàng, bì bõm trong bùn, bom rơi trên đầu và đạn bắn vào người, họ không cần danh dự. Điều họ muốn là không chết và chiến tranh phải chấm dứt bất cứ như thế nào, bất cứ với giá nào. Họ không muốn, không hiểu noỏi cuộc chiến tranh ấy.

- Họ không muốn chiến tranh, đúng thế, nhưng không phải họ muốn nó chấm dứt với bất cứ giá nào.

Lêa nhún vai và xuống nhà.

-...Nhờ ông ấy, chúng ta được cứu thoát...

-...Ông thấy đấy, ông ta hy sinh thân mình cho nước Pháp...

-...Với thống chế cầm đầu chính phủ, chúng ta không còn phải sợ hãi gì nữa hết...

-...Chúng ta có thể về với gia đình...

-...Không còn quá sớm nữa đâu, đã đến lúc phải bắt tay lại vào công việc thôi...

- Tôi sợ bọn Đức sẽ mất khắc nghiệt đối với chúng ta.

Ý nghĩ đó của bác sĩ Rulăng khiến người ta ngạc nhiên và lặng im.

- Vì sao bác sĩ lại nói như vậy

- Vì đâu đâu họ chiến thắng và chắc hẳn không quên những điều kiệt nghiệt ngã của hiệp ước hoà bình 1919.

- Đấy là chuyện bình thường, họ đã thất trận mà!

- Như chúng ta ngày hôm nay vậy.

Mãi khuya, Phrăngxoa Tavacniê mới tới nhà Triô. Anh ta say ra trò. Bà Triô ngồi đan trong căn nhà bếp, chờ anh ta về.

- Bà Triô này, tôi nghĩ là tôi đã ăn mừng ra trò sự thất bại của chúng ta. Không phải ngày nào cũng có thể nhìn thấy một cô gái trần truồng như thế...Nước Đức, thưa bà, bà có muốn tôi nói cho bà rõ không?...Nước Đức là một nước lớn và Hítle là một vĩ nhân. Nước Đức muôn năm. Hítle muôn năm...

- Ông im đi, ông sẽ làm cho cả khu phố náo động lên bây giờ. - Bà chủ nhà vừa nói vừa bắt anh ta ngồi xuống - Tôi chắc ông chưa ăn miếng gì. Ông sẽ dùng một đĩa súp bắp cải. Không có gì tốt hơn để làm tăng thêm sức khoẻ cho một con người đâu.

- Bà Triô, bà thật tốt bụng, nhưng nước Đức, xin bà tin tôi...

- Vâng, tôi biết, đó là một nước lớn. ông ăn xúp đi, sắp nguội mất rồi.

Ăn xong thìa xúp cuối cùng, Phrăngxoa gục đầu xuống bàn. Bà chủ quán nhẹ nhàng lấy cái đĩa cất đi.

- Tội nghiệp ông ta. - Bà lầm bầm và tắt đèn trong căn bếp.

Sáng hôm sau, khi xuống nhà, bà Triô thấy Phrăngxoa đã cạo mặt, chải tóc, chải tóc kỹ lưỡng và đang pha cà phê.

- Chào bà, bà xuống sớm quá, tôi định làm bà ngạc nhiên với một bữa ăn sáng đã được soạn sửa đầy đủ. Sáng nay, tôi kiếm được sữa, bơ và bánh mì mới.

- Chào ông, ông làm thế nào mà kiếm được?

- Hôm qua, trong lúc đi một vòng các tiệm cà phê ở Môngmôriông, tôi tìm được mấy người bạn. Tôi rất ân hận về buổi tối qua, bà có vui lòng thứ lỗi cho tôi không?

- Ông đừng nhắc lại nữa, chuyện đã qua rồi. Tôi tin chắc là giá như nhà tôi còn sống thì ông ấy cũng phải say nhu thế thôi.

- Cảm ơn bà. Cô bạn ốm của chúng tôi ra sao rồi?

- Tốt hơn trước nhiều. Bà ấy cần được nghỉ ngơi và yên tĩnh.

- Chúng ta ăn thôi, cà phê đã pha xong. Hôm nay, tôi sẽ ra toà thị chính để thử hỏi xem trung đoàn tôi ở đâu; nếu không, thì tôi thì sẽ trở về Pari.

- Ông để hai bà ấy lại một mình hay sao?

- Không có tôi, cô Đenmax vẫn rất có thể lo liệu lấy. Hôm qua, đường điện thoại bị đứt, có lẽ hôm nay được nối lại rồi. Nếu được thế thì tôi sẽ gọi điện báo tin cho bố mẹ cô ấy. Bà có thể chỉ cho tôi một cửa hiệu, tôi đi mua đồ lót, sơ mi và một bộ quần áo được không?

- Ở đây không có nhiều hàng lắm đâu. Ông cứ thử đến hiệu Rôsông hay Guyonno xem. Hiệu thứ nhất ở trong chợ có mái lợp; hiệu thứ hai ở góc đường cái và đại lộ.

- Xin hỏi bà một việc khác: bà có biết đâu có một căn buồng hay một ngôi nhà tôi có thể thuê cho hai bà bạn tôi không?

- Lúc này thì hoàn toàn không có. Những người tị nạn đầu tiên đẽ đến ở những căn

nhà cho thuê hiếm hoi ở đây. Nhưng vài ngày nữa, tình hình sẽ sáng sủa ra. Người ta đã tình nguyện trở về rồi. Từ nay tới đấy, các bà ấy có thể ở lại đây.

- Bà tốt bụng quá, nhưng đến buồng ngủ của bà, bà cũng không có nữa.

- Ôi dà! Ở cái tuổi của tôi, không cần ngủ nhiều lắm đâu. Một chiếc đệm trong một góc phòng, thế là đủ.

- Được gặp những người như bà, tôi phấn khởi lắm.

- Xin chào. - Lêa bước vào và lên tiếng, trong chiếc kimônô, tóc tai rối tung, vẻ mặt còn ngái ngủ.

- Chào cô bé, cô ngủ ngon chứ?

- Không thật ngon, Cami cựa quậy suốt đêm.

- Sáng nay, sức khoẻ cô ấy thế nào rồi? - Phrăngxoa hỏi.

- Theo tôi là tốt, vì cô ấy thấy đói.

- Dấu hiệu tốt lắm đấy. - Bà Triô vừa nói vừa đứng dậy - Tôi sẽ mang bữa sáng lên cho bà ấy.

- Bà để tôi, - Phrăngxoa cũng đứng dậy và nói tiếp.

Anh ta khéo léo đặt lên chiếc khay gỗ đơn sơ một cái chén sứ xinh xắn, một cái giỏ với mấy lát bánh mì mỏng, đường và mứt, lại thêm một bát đầy hạnh nhân và một bông hồng lấy từ lọ màu xanh ra. Vui vẻ, anh ta hỏi bà Triô và Lêa.

- Được chứ?

- Tuyệt vời. - Bà Triô khẳng định

- Anh nghĩ cô ấy ngốn hết tất cả chỗ ấy sao? - Lêa hỏi, vẻ hài hước

- Ông quên mất sữa và cà phê rồi. - Bà chủ nhà vừa nói vừa đặt lên khay một bình sữa nhỏ và một bình cà phê lớn.

- Nếu làm một chị hầu phòng thì tôi còn ngốc nghếch lắm.

Trong căn bếp, Lêa uể oải bóc vỏ đậu, dưới ánh mắt cười cợt của bà chủ, những người em họ mặt đầy trứng cá của bà thì ra vẻ thán phục.

- Cô đừng chờ tôi về ăn trưa. - Phrăngxoa bước vào bếp và nói-Tôi sẽ tự liệu lấy.

- Anh đi đâu? - Lêa hỏi

- Đi tìm ga ra gửi ô tô, đến toà thị chính, mua quần áo, gọi điện cho bố mẹ cô và ông Đờ Acgila.

- Tôi cùng đi với anh. - Lêa reo lên và bỏ mớ đậu ra.

- Cô chưa thay quần áo. Cô sẽ gặp tôi ở bưu điện nếu cô muốn

- Nhưng...

Phrăngxoa đã bước ra ngoài. Lêa ngồi xuống, giận dữ tiếp tục bóc vỏ đậu.

Khoảng 5h chiều, Phrăngxoa trở về trong bộ quần áo xanh nước biển kiểu may không lấy gì làm đẹp đẽ cho lắm. Lêa đang vừa là áo vừa nghe đài.

- Lúc nãy anh ở đâu, tôi đi tìm mãi không thấy?

- Cô tìm không đúng chỗ đấy! Thành phố có rộng lớn gì cho cam. Tôi phải chờ ba tiếng ở bưu điện để xin được tổng đài Pari. Tôi đã nói chuyện được với gia đình cô, nhưng chỉ rất nhanh thôi.

- Bố mẹ tôi có khoẻ không? - Lêa vội hỏi và bỏ bàn là xuống

- Khoẻ mạnh. Hai ông bà lo lắng cho cô. Tôi đã nói cho ông bà yên tâm

- Tôi rất muốn được nói chuyện với mẹ tôi.

- Mai chúng ta sẽ thử xem ở nhà bác sĩ Rulăng. Ở bưu điện ra, tôi gặp ông ấy và ônh ấy vui vẻ bảo tôi đến nhà ông gọi điện. Cô có ngửi thấy mùi gì là lạ không?

- Chết, áo dài của tôi... Lỗi tại anh đấy...

Phrăngxoa bật cười.

- Họ nói gì ở đài phát thanh thế? - Anh ta vừa hỏi vừa xoay xoay núm đài.

- Chẳng có gì hết, chán lắm, thậm chí cũng không có âm nhạc cho ra hồn nữa. Anh nhìn áo tôi xem! Làm thế nào bây giờ?

- Ở chỗ thủng ấy, cô có thể khâu một cái túi.

- Ý hay đấy. - Lêa vui vẻ thốt lên - Nhưng tôi không có vải đồng màu - Nàng buồn bã nói thêm.

- Áo màu trắng, cô khâu túi màu khác và đính thêm chiếc khuy đồng màu thì rất ổn thôi.

Lêa ngạc nhiên nhìn anh ta.

- Giỏi thật! Thế mà tôi không biết là anh quan tâm đến mốt

- Tôi quan tâm tới đủ mọi thứ. Chứ không phải như cô.

- Anh muốn nói gì?

- Nói rằng thậm chí cô cũng không thấy là tôi ăn mặc theo mốt mới nhất của Môngmôriông nữa.

- Và nó cũng rất thích hợp với anh. - Nàng nói sau một ánh mắt thờ ơ.

- Cảm ơn cô. Lời khen của cô làm tôi cảm động đấy.

- Thôi anh đừng mày mò với các núm đài ấy nữa.

- Tôi tìm đài Luân Đôn để xem chiến tranh tới đâu rồi. Có thể người Anh thạo tin hơn chúng ta.!!!"Đây đài phát thanh Luân Đôn...Tướng Đờ Gôn nói với các bạn..."

- Tướng đờ Gôn là ai thế? - Lêa hỏi.

- Cô im đi nào, tôi sẽ nói với cô sau.!!!"Các tướng lĩnh đã từng chỉ huy quân đội từ nhiều năm nay, vừa lập chính phủ. Lấy cớ quân đội ta thất trận, chính phủ này đã liên lạc với kẻ thù để chấm dứt cuộc chiến đấu.

Dĩ nhiên chúng ta đã bị và đang bị lực lượng cơ giới, bộ binh, và không quan của kẻ thù chế ngự. Thiết giáp, máy bay, chiến thuật của quân Đức-chứ khôg phải chỉ là có quân số- đã lung lạc các tướng lĩnh chúng ta tới mức dẫn họ đến tình trạng hiện nay.

Nhưng có phải không thể làm gì được nữa không? Có phải đã hoàn toàn thất bại không? Không!!!!Các bạn hãy tin tôi, tôi nói với các bạn với tư cách người biết rõ điều mình làm, tôi nói với các bạn là nước Pháp chưa hề mất gì đâu. Những cái khiến chúng ta thất bại, có ngày sẽ đem lại thắng lợi cho chúng ta. Vì nước Pháp không đơn độc! Nó có cả một đế quốc mêng mông sau lưng mình. Nó có thể liên kết thành một khối với nước Anh hiện làm chủ biển cả vf đang tiếp tục cuộc chiến đấu. Cũng như Anh, Pháp có thể hoàn toàn sử dụng không hạn chế nền công nghiệp mêng mông của nước Mỹ.!!!Cuộc chiến tranh này không chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ khốn khổ của nước ta. Giải quyết cuộc tranh này, không phải là cuộc chiến đấu của nước Pháp. Cuộc chiến tranh này là một cuộc chiến tranh thế giới. Tất cả sai lầm, tất cả sự chậm trễ, tất cả những nỗi đau thương vẫn không loại trừ, trên toàn thế giới, tất cả những phương tiện cần thiết để một ngày sau đè bẹp kẻ thù của chúng ta. Hôm naychúng ta bị lực lượng cơ giới làm cho kinh hoàng, nhưng trong tương lai, chúng ta có thể chiến thắng bằng một lực lượng cơ giới lớn hơn. Số phận thế giới là ở chỗ đó.!!!Tôi, Tướng Đờ Gôn, hiện đang ở Luân Đôn, tôi xin mờicác sĩ quan và binh lính Pháp hiện đang ở hay sẽ đến trên lãnh thổ nước Anh, cùng với vũ khí: Tôi xin mời các kĩ sư và công nhân chuyên nghiệp trong các ngành công nghiệp vũ khí hiện đang hay sẽ đến trên lãnh thổ nước Anh; Tôi xin mời các bạn liên lạc với tôi. Bất luận thế nào, ngọn lửa kháng chiến Pháp cùng không thể tắt, nó nhất định không tắt.

Ngày mai, cũng vào gờ này, tôi sẽ nói trước đài phát thanh Luân đôn"

Trầm ngâm, Phrăngxoa tắt đài và đi lui đi tới. Trong góc nhà, bà Triô vào từ lúc bắt đầu bài nói mà không ai để ý, lấy tạp dề chùi mắt.

- Bà làm sao vậy? - Lêa hỏi

- Không sao cả... Tôi vui mừng thôi mà.

- Vui mừng?

- Vâng, ông tướng ấy... Tên ông ta là gì nhỉ?

- Đờ Gôn.

- Đúng, đúng thế, Đờ Gôn... Ông ấy bảo ngọn lửa kháng chiến Pháp sẽ không tắt.

- Nhưng thế có nghĩa là thế nào? Ông ta ở Luân đôn, chứ có ở Pháp đâu. Bon Đức có ở nước Anh đâu mà ở tai đây cơ. Nếu muốn tiếp tục chiến đấu thì ông ta chỉ có việc về nước chứ không phải đào nhiệm một cách hèn nhát.

- Lêa, cô nói những điều dại dột.-Phrăngxoa phản đối-Cô không biết cô nói những gì. Đờ Gôn là một con người trung thực và dũng cảm, tôi đã gặp ông khi ông làm bộ trưởng quốc phòng. Chắc ông phải suy nghĩ lung lắm trước khi phát ra lời kêu gọi này, nó đặt ông ra ngoài vòng pháp luật, tuy theo truyền thống quân sự, ông là một người có kỷ luật.

- Ông sẽ tìm gặp ông ấy phải không? - Bà Triô hỏi.

- Tôi chưa rõ thế nào cả. Tất cả còn tuỳ thuộc vào kế quả các sự kiện. Trước hết tôi phải tìm gặp trung đoàn. Hôm nay, tôi không ăn tối ở đây, tôi ăn tối ở nhà ông thị trưởng.

- Còn tôi, tôi sẽ làm gì?

- Cô ấy à? Với tư cách một người bạn tận tuỵ, cô sẽ chăm sóc Cami. - Anh ta đáp và chào với một vẻ hài hước.

Hôm sau, Lêa gặp bố mẹ qua điện thoại. Nàng khóc khi nghe giọng nói dịu dàng của Idaben, mẹ nàng, và giọng nói ngẹn ngào vì xúc động của bố nàng. Nàng rất mực sung sướng lúc được nghe lại giọng nói của bà Ruýt. Mấy lời trao đổi vắn tắt với hai chị em Phrăngxoa và Lôrơ cũng làm nàng thích thú. Nàng hỏi mãi tin tức về trang ấp, về các cô, các chú, các anh em trong họ. Bỗng nhiên nàng nhận ra rằng nàng đều yêu mến tất cả mọi người. Nàng những muốn nói với mẹ về những trận bom khủng khiếp, về cái chết của Giôdep, về việc giết chết gã đàn ông định lấy trộm, về ánh mắt của bà cụ già trước xác chết của con gái và hai đứa cháu cụ, về bệnh tật của Cami và về sự dan díu của nàng với Phrăngxoa. Nhưng nàng chỉ biết nhắc đi nhắc lại:

- Má, má ơi, nếu má biết...

- Con yêu quý, hễ có thể được là má sẽ cùng đi với ba con đến tìm con.

- Ồ! Vâng, thưa má. Má đến với con đi, con nhớ má lắm, con có rất nhiều chuyện nói với má, con đã từng sợ hãi lắm. Con thường nghĩ tới má, con tự hỏi: "má mình đang làm gì?". Không phải bao giờ con cũng làm như má nếu má ở vào địa vị con, con đã từng xử sự ích kỷ, với tư cách một đứa con được nuông chiều. Nhưng nay mai con sẽ được gặp lại má, sẽ nằm ngủ trên chiếc giường nhỏ trong phòng ngủ thuở thơ ấu của con; cũng như xưa kia, má sẽ đến chuyện trò với con trước khi má đi ngủ, má sẽ ôm con vào vòng tay má như lúc con còn nhỏ dại; ôm cổ má, con sẽ được ngửi hương thơm của má, con sẽ vuốt ve mái tóc xinh đẹp của má. Ô! Má ơi, con yêu má biết chừng nào! Khi tất cả rực cháy xung quanh con, con hết sức lo sợ không được gặp má. Bom đạn, khủng khiếp thật, chúng giết chết trẻ em, giết chết những con người tội nghiệp...Má ơi....

Những tiếng nức nở không cho phép Lêa nói tiếp. Nhẹ nhàng, Phrăngxoa cầm lấy ống nghe từ tay nàng và báo cho Pie đenmax địa chỉ con gái ông và số điện thoại của bác sĩ Rulăng

Trời chạng vạng, không một chút ánh sáng trên những đường phố chật ních xe cộ. Bầu không khí hết sức êm đềm. Bước qua chiếc cầu cũ Lêa nhận xét:

- Nghe thoang thoảng mùi sông nước.

Nàng vốn thích mùi sông nước, một thứ mùi lẫn lộn cỏ cây, tôm cá và bùn lầy. Họ đến trước cửa nhà bà Triô.

- Em không muốn về. Nếu chúng ta muốn dạo chơi ở nơi thôn dã thì cũng không xa lắm, chỉ ở cuối đường thôi mà.

- Tuỳ ý em.

Lêa khoác tay Phrăngxoa.

Họ từ từ cất bước giữa hai dãy tường thấp bằng đá, phía sau là những thửa vườn trồng rau nho nhỏ. Đi hết đường, họ đến trước những căn nhà đổ nát, ngoài cổng ngập ngụa rác rưởi. Mùi chuồng lợn bốc lên nồng nặc khiến họ phải rảo bước.

Thay vì các bức tường, giờ đây là những dãy hàng rào với thỉnh thoảng những chùm hoa thơm ngát. Họ đi theo một con đường nhỏ ngày một thêm hẹp. Lêa dẫn Phrăngxoa tới một khu đồng cỏ trên đó có một túp lều dưới một gốc sồi. Nàng đẩy cửa, mùi cỏ khô hăng hắc xông lên.

- Nhà của em đây, em tìm thấy nó hôm qua. Em rất thoải mái ở chốn tĩnh mịch này, giống như ở Môngtiac, nên hôm nay em đã quay trở lại với mấy cuốn sách.

Vừa nói, Lêa vừa nằm phịch xuống đống cỏ khô, Phrăngxoa đứng im, tìm hiểu xem cô gái có tính khí thất thường này chờ đợi cái gì. Anh ta sợ có thể có cử chỉ vụng về làm nàng trở nên gay gắt và xa vắng như lần trước. Anh ta ngạc nhiên một cách thú vị về thái độ của nàng từ khi hai người ở phòng làm việc của bác sĩ Rulăng trở về. Giờ đây anh ta chỉ mong ước một điều, ôm nàng vào lòng. Không phải để làm tình với nàng mà để thưởng thức niềm hạnh phúc cảm thấy nàng trong vòng tay mình trong lúc vẫn biết nàng đang nghĩ đến người khác.

- Anh đừng đứng tựa trời trồng như thế, anh đến đây với em. Anh làm như thể sợ em hay sao ấy.

"Có như thế thật" - Anh ta vừa nghĩ bụng vừa nằm dài cạnh nàng.

Cả hai người im lặng một lúc lâu.

- Sao anh không hôn em?

- Anh sợ em không thích.

- Em cũng chẳng biết nữa. Anh ôm em vào lòng đi.

Lúc đầu, anh ta hôn nhẹ nhàng, cử chỉ âu yếm.

- Mạnh hơn, anh hôn em mạnh hơn nữa.

Cuối cùng họ ngủ say sưa trong vòng tay nhau, trên cơ thể còn dấu những vết cắn, vết cào, lại thêm những cuộng cỏ khô dán vào da thịt vì mồ hôi.

Tiếng mưa rào rào đánh thức họ dậy. Trời lạnh, Phrăngxoa khoác lên vai Lêa chiếc áo xanh nước biển của mình. Về tới nhà bà Triô, họ ướt đẫm.

- Tôi lo quá. Anh chị đi đâu? Đừng làm tôi lo sợ như thế nữa. Anh chị xem tình trạng hai người ra sao, đến chết mất thôi. Ông Tavecniê, ông không khôn ngoan gì cả. Cô bé run cầm cập kìa. Ở đây đã có một người bệnh, như thế chưa đủ hay sao?

Người đàn bà tốt bụng vừa rầy la vừa lấy từ một chiếc tủ lớn ra một tấm mền phủ lên người Lêa đang run lập cập. Bà pha rượu nóng cho họ. Trước ngọn lửa lò bếp, chiếc áo của Phrăngxoa treo trên ghế bốc khói.

- Đây, quần và sơ mi nhà tôi lúc sinh thời đây. Ông đi thay đi.

Im lặng, Phrăngxoa cầm lấy quần áo.

Cuối buổi chiều, Phrăngxoa báo cho Cami và Lêa biết anh ta sắp đi.

- Đi đâu? - Lêa, hỏi giọng cộc lốc

- Pari.

- Anh để chúng tôi ở lại một mình?

- Các cô ở đây đều ổn, chẳng sao cả. Bà Triô hứa sẽ chăm sóc các cô và tìm cho các cô một chỗ ở tử tế chừng nào bác sĩ Rulăng thấy cô Cami chưa thể ra đi được. Hai cô có tiền không?

- Có, cái đó không thành vấn đề, cám ơn anh đã nghĩ tới, anh Phrăngxoa.

- Ông Tavecniê, ông ta Tavacniê, ông đến nhanh lên, tướng Đờ Gôn lại sắp nói. - Từ dưới cầu thang bà Tiô nói vọng lên

- Tôi muốn nghe ông ta nói. - Cami thở dài.

Phrăngxoa cúi xuống giường, bế gọn Cami lên tay và thận trọng bước xuống cầu thang. Vào đến bếp, anh ta nhẹ nhàng đặt nàng xuống ghế bành. Trong bếp, một chục người chăm chú lắng nghe giọng nói từ một đất nước tự do mang niềm hy vọng tới cho họ.!!!"Vào giờ phút này, mọi người Pháp đều hiểu rằng những hình thức thông thường của chính quyền không còn nữa. Trước nỗi hoang mang của người Pháp, trước sự tan rã của chính phủ rơi vào cảnh lệ thuộc kẻ thù, trước tình hình các thể chế của chúng ta không thể hoạt động được nữa, tôi, tướng Đờ Gôn, người lính và người chỉ huy nước Pháp, tôi muốn nhân danh nước Pháp.!!!Nhân danh nước Pháp, tôi tuyên bố dứt khoát như sau: Mọi người Pháp đang còn vũ khí trong tay tuyệt đối có bổn phận tiếp tục cuộc kháng chiến. Hạ vũ khí, bỏ trống một vị trí quân sự, chịu để cho kẻ thù kiểm soát bất kỳ một mảnh đất nào của nước Pháp, cũng là phạm tội chống tổ quốc.

Vào giờ phút này, tôi nói trước hết vì Bắc Phi thuộc Pháp vì đến nay Bắc Phi đến nay vần nguyên vẹn.!!!Đình chiến ở ý chỉ là một cái bẫy thô thiển. ở châu Phi của Clôđen, của Bugiô, của Lyôtây, của Nôgha tất cả những ai cón ý thức danh dự điều nhất thiết có bổn phận không thi hành những điều kiện của kẻ thù. Để cho cuộc khủng hoảng ở Boócđô vượt qua biển là điều không thể tha thứ được. Mỗi binh lính Pháp, bất luận các bạn ở đâu, hãy đứng dậy!"

Phrăngxoa Tavacniê rời thành phố nhỏ trong đêm khuya.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx