sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiến Tranh Và Hòa Bình (Quyển 4) - Phần 14 - Chương 01 + 02 + 03

Phần XIV- Chương – 1 -

Trận Borodino với những việc tiếp diễn theo sau: Moskva thất thủ, quân Pháp bỏ chạy không dám đánh thêm trận nào, là một trong những hiện tượng lìch sử đáng để cho người ta suy nghĩ nhất.

Tất cả các nhà sử học đều nhất trí cho rằng hoạt động bề ngoài của các quốc gia và các dân tộc trong khi xung đột với nhau được thể hiện ra bằng những cuộc chiến tranh, và thế lực chính trị của các quốc gia và các dân tộc tăng hay giảm xuống là hậu quả trực tiếp của sự thắng bại trong chiến tranh.

Trong các pho sử người ta thường kể rằng một quốc vương hay một hoàng đế nào đó xích mích với một hoàng đế hay một quốc vương nào đó rồi cất quân đi đánh kẻ thù, giết chết ba nghìn, năm nghìn, một vạn người, và do đó mà chinh phục một quốc gia và cả một dân tộc hàng mấy triệu người; thật khó lòng hiểu nổi tại sao sự thất trận của một đội quân, nghĩa là của một phần trăm trong toàn thể các lực lượng của một dân tộc, lại có thể khiến cho một dân tộc phải khuất phục; tuy vậy tất cả những sự kiện lịch sử mà ta biết đều xác nhận rằng những thắng lợi lớn nhỏ của quân đội một dân tộc trong khi chiến đấu với quân đội một dân tộc khác là những nguyên nhân hay ít ra cũng là những dấu hiệu quan trọng của sự tăng cường hay sự suy giảm thế lực của các dân tộc. Hễ một quân đội thắng trận, là những quyền hạn của dân tộc chiến thắng lập tức được tăng lên, trong khi quyền hạn của dân tộc kia bị giảm sút. Hễ một quân đội bại trận, thì dân tộc bị chiến bại lập tức mất ít nhiều quyền hạn tuỳ theo mức độ bại trận, và nếu quân đội bị đánh bại hoàn toàn thì dân tộc đó phải hoàn toàn khuất phục kẻ chiến thắng.

Từ thời thượng cổ đến nay (theo sử học) bao giờ cũng vậy: tất cả các cuộc chiến tranh của Napoléon đều xác nhận quy luật này.

Tuỳ theo mức độ bại trận của quân đội Áo, nước Áo mất một số quyền hạn, còn quyền hạn và thế lực của nước Pháp thì lại tăng lên.

Thắng lợi của quân Pháp ở Jena và Auerstet thủ tiêu sự tồn tại độc lập của nước Phổ.

Nhưng đột nhiên năm 1812 quân Pháp thắng trận ở gần Moskva, Moskva thất thủ, và sau đó, tuy không có trận nào diễn ra, không phải nước Nga không tồn tại nữa, mà chính là đạo quân mươi vạn người của Napoléon thôi không tồn tại, rồi sau đó là cả nước Pháp của Napoléon cáo chung. Gò ép các sự kiện cho đúng với các quy luật sử học, nói rằng sau trận Borodino, chiến trường ở trong tay quân Nga, rằng sau Moskva đã diễn ra những trận đánh tiêu diệt quân đội ở Napoléon đều không thể được.

Sau khi quân Pháp thắng trận Borodino không những không xảy ra một trận đánh toàn quân nào, mà thậm chí cũng không có lấy một trận nào đáng kể, thế mà quân đội Pháp vẫn không còn nữa.

Như thế nghĩa là thế nào? Giả sử việc xảy ra trong lịch sử Trung Quốc, thì người ta đã có thể nói rằng đây là một hiện tượng phi lịch sử (một cái mẹo của các nhà sử học dùng khỉ, nào có một biến cố không hợp với những quy củ quen thuộc của họ): giả sử đây là một cuộc xung đột ngắn ngủi, trong đó chỉ có những đội quân nhỏ tham gia, thì ta có thể xem hiện tượng này như một ngoại lệ; nhưng đằng này biến cố ấy lại diễn ra trước mắt các cha ông chúng ta, nó đặt ra vấn đề sống còn của tổ quốc, và cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh lớn nhất từ xưa tới nay.

Thời kỳ chiến dịch 1812, kể từ trận Borodino cho đến khi quân Pháp bị đuổi khỏi nước Nga, đã chứng minh rằng một trận thắng không những không phải là nguyên nhân của một sự chinh phục, mà thậm chí cũng không phải là dấu hiệu thường xuyên của sự chinh phục nữa; nó đã chứng minh rằng cái sức mạnh định đoạt của dân tộc không phải là ở những kẻ đi chinh phục, thậm chí cũng không phải là ở quân đội và các chiến trận mà là ở một cái gì khác.

Các nhà sử học Pháp khi miêu tả tình cảnh của quân đội Pháp trước khi rút khỏi Moskva đều khẳng định rằng trong đạo quân vĩ đại mọi việc đều ổn thoả, vì ngựa và gia súc có sừng không có lương thảo. Tình trạng này không có gì cứu vãn nổi, vì nông dân ở các vùng lân cận đã đốt hết rơm rạ, không chịu cấp cho quân Pháp.

Trận thắng đã không đưa lại kết quả thường thấy, bởi vì những người nông dân như Krap và Vlax sau khi quân Pháp rút đi đã đem xe tải vào vơ vét trong thành phố và nói chung không biểu lộ những tình cảm anh hùng gì cả, và vô số những người nông dân như thế đã không chở rơm rạ vào Moskva để bán lấy tiền theo cái giá rất hời người ta mặc cả với họ mà lại đem đốt đi. Nhưng ta thử tưởng tượng rằng hai người cầm kiếm ra đấu tay đôi theo đúng mọi quy tắc của thuật dấu kiếm. Cuộc đọ sức tiếp diễn trong một thời gian khá dài; bỗng một trong hai đấu thủ cảm thấy mình bị thương, và hiểu ra rằng đây không phải là chuyện đùa mà là chuyện sống còn liền vứt kiếm đi và với lấy một cái bồn hoa lên. Nhưng ra thử tưởng tượng rằng con người đã khôn ngoan dùng đến cái phương tiện tốt nhất và đơn giản nhất để đạt đến mục đích như thế, đồng thời lại có những tư tưởng đúng với truyền thống mã thượng, muốn che giấu thực chất của sự việc mà một mực khẳng định rằng mình đã dùng gươm theo đúng mọi quy tắc của thuật kiếm và đã giành phần thắng trong cuộc tỉ thí. Ta có thể hình dung cách miêu tả ấy sẽ đưa đến một tình trạng rối ren và khó hiểu đến nhường nào.

Người đấu thủ đã đòi đọ sức theo đúng những quy tắc của nghệ thuật là quân Pháp, đối thủ của họ, kẻ đã vứt kiếm cầm vồ, là dân Nga; nhưng người muốn cắt nghĩa việc theo đúng các quy tắc của thuật đấu kiếm là các nhà sử học đã cầm bút viết về biến cố này.

Từ khi Smolensk bị đốt cháy đã bắt đầu một cuộc chiến tranh không hề phù hợp với bất cứ truyền thống nào trước đây. Việc thiêu huỷ các thành phố và làng mạc, việc rút quân sau các trận đánh, cuộc chạm trán ở Borodino và cuộc rút lui sau trận này, việc đốt cháy Moskva, việc bắt cóc bọn lính đi hôi của, việc chặn đánh những đoàn xe, cuộc chiến tranh du kích. - Tất cả những việc đó đều là những việc vi phạm các quy tắc của nghệ thuật.

Napoléon cảm thấy điều đó, và ngay từ khi ông ta dừng lại ở Moskva với một tư thế đúng kiểu của người đấu kiếm, và đang chờ đợi mũi gươm của đối thủ thì lại thấy một chiếc gậy tầy hoa lên đầu mình, ông ta luôn luôn than phiền với Kutuzov và hoàng đế Alekxandr rằng cuộc chiến tranh này tiến hành trái quy tắc (làm như có những quy tắc ấn định cách giết người). Bất chấp những lời than phiền của quân Pháp về việc các quy tắc không được tôn trọng, bất chấp những người Nga có địa vị luôn thấy xấu hổ khi phải dùng gậy tầy mà đánh nhau, luôn muốn theo đúng quy tắc đứng vào thế bốn hay thế ba, rồi chuyển sang tấn công ở thế một v.v, chiếc gậy tầy của chiến tranh nhân dân vẫn giơ cao lên với sức mạnh dữ dội và hùng vĩ của nó, và không cần biết đến thị hiếu của ai, không cần biết đến quy tắc nào cả, với một sự đơn giản ngô nghê, nhưng hợp lý chẳng cần suy tư gì hết, nó giơ cao lện và giáng xuống quân Pháp cho đến khi toàn bộ cuộc xâm lăng tan vỡ hoàn toàn.

Và diễm phúc thay cái dân tộc đã không làm nhừ quân Pháp năm 1813 tức là giơ gươm lên chào theo đúng mọi quy tắc của nghệ thuật và quay ngược đốc gươm lại, kính cẩn trao gườm cho kẻ chiến thắng khoan dung với một cử chỉ đẹp mắt, diễm phúc thay cái dân tộc trong giờ phút thử thách không hề hỏi xem dân tộc khác đã hành động như thế nào trong những trường hợp tương tự, theo đúng các quỵ tắc mà lại với lấy một chiếc gậy tầy có sẵn trước mắt một cách dễ dàng và đơn giản, rồi giáng xuống đầu kẻ địch cho đến khi cảm giác căm giận và phục thù trong lòng họ nhường chỗ cho long khinh mệt và thương hại.

Phần XIV

Chương. - 2 - 3 -

Một trong những sự phạm vi rõ rệt, có lợi nhất đối với những cái gọi là quy tắc chiến tranh là hoạt động của những nhóm người lẻ tẻ chống lại một đám người tập trung thành khối. Lối hoạt động của những nhóm người này bao giờ cũng thấy có trong một cuộc chiến tranh mang tính chất nhân dân. Đáng lẽ tập hợp lại thành một đám đông để chống lại cái đám đông kia, người ta phân tán ra thành từng tốp nhỏ, tập kích lẻ tẻ và lập tức bỏ chạy khi bị những lực lượng lớn tấn công, rồi hễ có dịp lại quay lại đánh. Những người Guerineros Tây Ban Nha, thổ dân vùng núi Kazkaz và dân Nga năm 1812 đều đã làm như vậy.

Người ta gọi loại chiến tranh này là chiến tranh du kích và cho rằng đặt tên như vậy tức là đã làm sáng tỏ ý nghĩa của nó. Thật ra, kiểu chiến tranh này không những không phù hợp với bất cứ quy tắc nào mà lại còn mâu thuẫn trực tiếp với một quy tắc chiến thuật vấn được xem là tuyệt đối đúng. Quy tắc đó nói rằng kẻ tấn công phải tập trung quân lực làm sao cho khi lâm trận mạnh hơn hẳn địch quân.

Chiến tranh du kích (mà lịch sử đã chứng minh là bao giờ cũng thắng lợi) mâu thuẫn trực tiếp với quy tắc này.

Sở dĩ có sự mâu thuẫn này là vì khoa học quân sự quan niệm rằng sức mạnh của một đạo quân là đồng nhất với số lượng của nó.

Khoa học quân sự nói rằng quân càng đông thì lực lượng càng lớn.

Những đội ứng chiến lớn bao giờ cũng thắng!

Trong khi nói như vậy, khoa học quân sự giống như cái khóa cơ học chỉ xét các vật thể đó đang chuyển động căn cứ trên khối lượng của các vật thể và nói rằng lực của các vật thể đó bằng nhau hay không bằng nhau vì khối lượng của nó bằng nhat hay không bằng nhau.

Lực (số lượng của sự chuyển động) là tích số của khối lượng với tốc độ.

Trong lĩnh vực quân sự, sức mạnh của quân đội cũng là tích số của khối lượng với một cái gì khác mà ta chưa biết, một ẩn số x nào đấy.

Khoa học quân sự thấy trong lịch sử có vô số những trường hợp khối lượng của một đạo quân không trùng lắm một với sức mạnh của nó, những đội quân nhỏ vẫn thường đánh thắng những cái ẩn số này và cố gắng tìm ra nó khi thì trong cách bố trí hình học của các đội quân, khi thì trong vũ khí, khi thì - Điều này thường thấy hơn cả trong thiên tài của các tướng lĩnh. Nhưng những trường hợp cách xác định ẩn số ấy đều không đạt đến những kết quả phù hợp với các sự kiện của lịch sử.

Thế nhưng chỉ cần trút bỏ cái quan điểm sai lạc đối với hiệu lực thực tế của các mênh lệnh do các cấp chỉ huy tối cao ban ra trong thời điểm. - Một quan điểm xác lập ra để làm vừa lòng các vị anh hùng. - Là có thể tìm được cái ẩn số x kia.

Ẩn số x đó chính là tinh thần quân đội, nghĩa là cái ý chí chiến đấu và xông xáo nơi nguy hiểm của tất cả những con người làm thành lãnh đạo quân, hoàn toàn vô luận họ chiến đấu dưới sự chỉ huy ba hàng hay hai hàng, cầm vồ hay cầm những khẩu súng trường bắn ba mươi phát trong một phút.

Những người có một ý chí chiến đấu mạnh hơn bao giờ cũng tìm được cách đặt mình vào những điều kiện chiến đấu thuận lợi nhất.

Tinh thần quân đội là cái thừa số mà khi đem nhân với khối lượng sẽ cho tích số lực lượng. Xác định và biểu hiện tầm quan trọng của tinh thần quân đội. - Tức là cái ẩn số kia. - Chính là nhiệm vụ của khoa học.

Nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện được khi nào ta không còn thay thế một cách võ đoán giá trị của toàn bộ ẩn số x này bằng những sự kiện trong đó có sức mạnh được thể hiện, như các mệnh lệnh của vị tướng lĩnh, như cách vũ trang v.v, cho rằng chính đó là ý nghĩa của thừa số kia, và thừa nhận rằng đó chính là chí chiến đấu và xông pha nguy hiểm. Chỉ có khi ấy, bằng cách dùng những phương trình biểu hiện một số sự kiện lịch sử ta mới có thể hy vọng dùng lối so sánh giá trị tương đối của ẩn số này mà xác định ẩn số kia.

Mười người, mười tiểu đoàn hay mười sư đoàn, đã đánh thắng mười lăm người, mười lăm tiểu đoàn hay mười lăm sư đoàn, nghĩa là giết chết và bắt làm tù binh tất cả không sót một người nào, còn về phía mình thì chỉ mất có bốn; như vậy có nghĩa là một bên mất bốn một bên mất mười lăm. Do đó, bốn bằng mười lăm, và 4x=15y. Vậy x:y=15:4. Phương trình này không cho thấy giá trị của ẩn số, nhưng nó nói lên mối tương quan giữa hai ẩn số. Và nếu áp dụng hệ thống phương trình này cho các đơn vị khác nhau (các trận đánh, các chiến dịch, các thời kỳ của một cuộc chiến tranh) ta sẽ có một loạt con số trong đó tất phải có những quy luật. - Có thể phát hiện ra được.

Cái quy tắc chiến thuật nói rằng cần phải tập trung thành khối lớn mà tấn công và phải phân tán thành từng, tốp nhỏ rồi rút lui vô hình trung cũng chỉ xác nhận một sự thật là sức mạnh của quân đội lệ thuộc vào tinh thần của nó. Muốn đẩy những con người vào nơi đạn lửa cần phải có một kỷ luật chặt chẽ hơn là khi muốn lẩn tránh những cuộc tiến công, và chỉ có tập hợp thành từng khối lớn mới có được một kỷ luật như vậy. Nhưng quy tắc này không đếm xỉa đến tinh thần quân đội và luôn luôn tỏ ra là không đúng và mâu, thuẫn một cách đặc biệt gay gắt với thực tế ở nơi nào mà tinh thần quân đội lên mạnh hay suy sụp rõ rệt, nghĩa là trong tất cả những cuộc chiến tranh nhân dân.

Năm 1812, khi rút lui, lẽ ra theo chiến thuật quân Pháp phải phân tán từng tốp nhỏ mà tự vệ, thì họ lại tập hợp lại thành một khối lớn vì tinh thần quân đội sa sút đến mức chỉ có làm như vậy mới có thể giữ quân lính lại thành một đội được. Ngược lại, lẽ ra theo chiến thuật quân Nga phải tập hợp lại thành một khối để tấn công, thì họ lại phân tán ra, vì tinh thần họ lên cao đến mức không cần phải cưỡng ép họ cũng xông pha vào nơi khó khăn nguy hiểm.

3.

Cuộc chiến tranh thường gọi là du kích bắt đầu từ khi quân đội Pháp rút về Smolensk.

Trước khi cuộc chiến tranh du kích được chính phủ ta chính thức công nhận, trong quân đội địch đã có hàng nghìn người. - Những tên lính đi hôi của, những tên lính đi lấy lương thảo tụt lại phía sau. - Bị những người cô-dắc và những người nông dân tiêu diệt; họ giết bọn này cũng một cách vô ý thức như một đàn chó cắn chết một con chó dại chạy rông vậy. Dennix Davydov, với cái mẫn cảm của một người Nga, lần đầu tiên đã hiểu được tác dụng của loại vũ khí khủng khiếp này, loại vũ khí đã tiêu diệt quân Pháp, bất chấp các quy tắc của nghệ thuật quân sự và chính Davydov đã giành lấy vinh quang đi bước đầu tiên trên con đường hợp pháp hóa biện pháp chiến tranh này.

Ngày hai mươi bốn tháng tám, đội du kích đầu tiên của Davydov được thành lập và kế tiếp theo đội này, những đội khác cũng lần lượt ra đời. Chiến dịch càng tiến triển thì số các đội du kích càng tăng.

Quân du kích tiêu diệt đạo quân vĩ đại từng bộ phận một. Họ lượm lặt những chiếc lá úa tự nó lìa khỏi cành cây khô héo. - Tức là quân đội Pháp. - rơi xuống đất, và đôi khi lại rung cây cho lá rụng.

Vào tháng mười trong khi quân Pháp rút chạy về Smolensk có hàng trăm những đội du kích như vậy, đủ các cỡ to nhỏ và đủ các cung cách của quân chính quy, có bộ binh, pháo binh, bộ tham mưu và đủ các tiện nghi sinh hoạt; có những dội có dân cô-dắc, những đội kỵ binh; có những đội nhỏ lẫn lộn cả bộ binh lẫn kỵ binh, có những đội vô danh của nông dân và trang chủ. Có một ông thầy dòng chỉ huy một độil như vậy đã bắt được mấy trăm tù binh trong vòng một tháng. Có một bà thôn trưởng là Vaxilixa giết được hàng trăm lính Pháp.

Những ngày cuối tháng mười là thời kỳ chiến tranh du kích sôi sục lên đến cực độ. Cái thời kỳ đầu của cuộc chiến tranh này, khi mà quân du kích hãy còn lấy làm lạ cho sự táo bạo của mình, luôn luôn lo sợ bị quân Pháp vây bọc và bắt sống, không dám tháo yên cương và hầu như không có lúc nào xuống ngựa, ẩn nấp trong nhg và không giây phút nào khỏi lo bị địch đánh đuổi, cái thời kỳ ấy đã qua rồi. Bây giờ thì cuộc chiến tranh ấy đã được xác định rõ ràng, mọi người đều đã thấy rõ những việc có thể tiến hành và những việc không thể tiến hành để đánh Pháp. Bây giờ thì chỉ có những người chỉ huy nào hành quân cách xa quân Pháp với những bộ tham mưu và theo đúng các quy tắc chính quy mới cho rằng có nhiều việc không thể làm được. Còn những đội du kích nhỏ đã khởi sự từ lâu và đã chạm trán nhiều với quân Pháp thì ngay những việc mà những người chỉ huy các đội du kích lớn không dám nghĩ đến, họ cũng thấy là có thể làm được. Những người cô-dắc và dân cày len lỏi vào tận giữa đám quân Pháp thì cho rằng bây giờ việc gì cũng có thể làm được tất.

Ngày hai mươi hai tháng mười, Denixov một trong các đội trưởng du kích cùng với đội quân của chàng đang say sưa đến tột độ với cuộc chiến tranh này. Từ tờ mờ sáng, chàng đã dẫn đầu đội du kích lên đường. Suốt ngày, chàng đi men theo những cánh rừng dọc theo đường cái lớn, theo dõi những đoàn xe chở đồ của kỵ binh Pháp và những đoàn tù binh bị Nga áp giải đi. Những đoàn này tách ra khỏi các đơn vị khác, và những người trinh sát và những tên tù binh vừa bắt được cho biết, thì họ đang kéo về phía Smolensk dưới sự yểm hộ của một số đội hộ tống rất mạnh. Không phải chỉ có Denixov và Dolokhov (bây giờ cũng chỉ huy một đội du kích nhỏ) biết có đoàn vận tải đang đi qua vùng Denixov hoạt động, mà ngay cả các thủ trưởng chỉ huy những đội lớn có bộ tham mưu cũng đều biết tin này, và như Denixov nói, họ đang thèm nhỏ rãi ra. Trong số các thủ trưởng đó có hai người. - Một là người Ba Lan, một là người Đức hầu như cùng một lúc đã gửi thư mời Denixov sáp nhập vào đội mình để tấn công đoàn vận tải.

- Thôi đi ông anh ạ, tôi cũng khôn chán, phải. - Denixov nói sau khi đọc hai bức thư này. Chàng viết cho viên thủ trưởng người Đức một bức thư phúc đáp rằng tuy rất thiết tha muốn phục vụ dưới trướng một vị tướng dũng cảm và lừng lẫy như vậy, chàng cũng đành phải chịu mất cái diễm phúc này, vì chàng đã sung vào đội viên của viên tướng Ba Lan. Mặt khác, chàng lại gửi cho viên tướng Ba Lan một bức thư y như thế, cho nên ông ta hay rằng chàng đã sung vào đội của viên tướng người Đức.

Sau khi đã dàn xếp như vậy, Denixov trù tính sẽ cùng Dolokhov đem những lực lượng nhỏ của mình đánh chiếm lấy đoàn vận tải này mà không báo cáo lên thượng cấp. Ngày hai mươi hai tháng mười đoàn vận tải kéo từ làng Mikulino đến làng Samsavo, có những khu rừng lớn có chỗ ãn ra sát đường cái, có chỗ lại lùi vào cách đường cái một dặm hay hơn nữa. Suốt ngày, Denixov dẫn đội du kích đi theo những cánh rừng này, khi thì đi sâu vào giữa rừng khi thì mon men ra ngoài ven rừng, không lúc nào mắt rời khỏi đoàn vận tải của Pháp đang kéo đi. Từ sáng sớm, cách Mikulino không xa, ở chỗ rừng ăn sát đường cái, một toán cô-dắc trong đội của Denixov đã chiếm được mấy chiếc xe tải chở yên ngựa bị sa lầy và đã kéo vào rừng. Từ lúc ấy và mãi cho đến tối, đội du kích tiếp tục theo dõi hành trình của đoàn vận tải Pháp, không tấn công lần nào nữa. Cần phải để cho họ êm thấm đi cho đến thôn Samsevo, không làm cho họ hoảng sợ, và lúc ấy sáp nhập với Dolokhov rồi sẽ từ hai phía bất thình lình đánh úp lại, giết sạch và chiếm toàn bộ đoàn vận tải. Hai bên đã quy ước là tối hôm ấy Dolokhov sẽ đến họp mặt với Denixov ở ngôi nhà kiểm lâm cách Samsevo một dặm.

Ở phía sau, cách Mukulino hai dặm, nơi mà khu rừng ăn ra đến tận đường cái, họ để lại sáu người cô-dắc có nhiệm vụ cấp báo cho toàn đội biết ngay sau khi có những đạo quân khác của Pháp xuất hiện.

Ở phía trước Samsevo, Dolokhov cũng có nhiệm vụ trinh sát con đường cái để biết rõ những đơn vị khác của Pháp còn cách Samsevo bao nhiêu. Theo ước lượng thì số quân hộ tống đoàn vận tải là một ngàn năm trăm người, Denixov có hai trăm quân, và Dolokhov cũng có ngần ấy, nhưng sự chênh lệch về quân số không làm cho Denixov chùn bước. Chàng chỉ biết có một điều, là trong đoàn hộ tống này có những đơn vị nào; với mục đích ấy Denixov cần bắt một "cái lưỡi" (nghĩa là một tên địch có thể cung cấp những tài liệu cần thiết). Sáng hôm nay, trận đánh chiếm mấy chiếc xe tải tiến hành vội vã đến nỗi những người lính Pháp ở bên cạnh xe đều bị giết sạch, chỉ còn lại một chú lính đánh trống nhỏ tuổi bị lùi lại sau, không thể cho biết rõ trong đội hộ tống có những đơn vị nào.

Tấn công lại lần nữa thì Denixov cho là nguy hiểm vì có thể làm cho toàn đội hộ tống kinh động, cho nên chàng phái một người nông dân trong đội của chàng là Tikhon Serbty đến làng Samsevo trước tìm cách bắt cho được một trong nhưng tên lính tiền trạm của Pháp đang ở đây.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx