sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiều bên kia cái biết - Phần 3-1

Nghi lễ hai mươi mốt ngày mà Thầy đã chỉ ra Thầy đã làm trong lần sinh trước của Thầy có thuộc vào tín ngưỡng đặc biệt nào về thiền hay tự hiểu mình không? Bởi vì từ việc nói của Thầy, dường như là Thầy dứt khoát đại diện cho những phương pháp của một thầy giáo vĩ đại hay teerthankara nào đó. Theo quan điểm này, tôi có thể xin hỏi liệu Thầy có muốn gắn mối móc nối tâm linh với chuỗi tín ngưỡng nào không, hay giống như Phật, Thầy đang định vạch ra con đường mới trên núi nào đó?

Suy nghĩ tín ngưỡng sẽ vẫn còn là tín ngưỡng, và con đường của Phật cũng không phải là mới. Cái mà từ lâu đã được mọi người bước qua nay đã trở thành con đường cũ, nhưng những con đường mới được mở ra sau khi phá vỡ các tín ngưỡng cũ cũng không phải là mới. Trên chúng nhiều người cũng đã du hành qua.

Phật đã vạch ra một con đường mới; Mahavira đã bước trên con đường đã được thiết lập. Nhưng trong chuỗi của Mahavira nữa, có một người đầu tiên đã vạch ra con đường mới. Con đường của Mahavira cũng không phải là con đường cổ nhất. Teerthakara đầu tiên đã làm cùng kiểu công việc như Phật. Việc vạch ra con đường mới không phải là chuyện mới; bằng không các tín ngưỡng sẽ chẳng bao giờ được sinh ra. Bây giờ, trong hoàn cảnh của tình huống hiện tại, cũng cần làm điều gì đó khác hơn cả hai điều này, bởi vì thời nay mọi người thuộc cả hai kiểu này đều đã quá nhiều.

Nếu chúng ta nhìn vào George Gurdjieff, ông ấy là đại diện cho một tín ngưỡng cổ như Mahavira. Nếu chúng ta nhìn vào J. Krishnamurti, ông ấy dường như đang thiết lập một tín ngưỡng mới như Phật. Nhưng cả hai tín ngưỡng này đều là các hình mẫu cổ.

Nhiều tín ngưỡng đã bị tan vỡ và nhiều tín ngưỡng đang được tạo mới. Tín ngưỡng là mới hôm nay sẽ trở thành cũ ngày mai. Tình huống của ngày nay là đến mức cả Mahavira lẫn Phật đều không thể có sự hấp dẫn lâu dài, bởi vì mọi người không còn quan tâm đến cái cũ nữa. Một tình huống mới đã được tạo ra trong đó mọi người cứ trở nên không còn hứng thú với ngay cả cái mới. Cái mới bao giờ cũng bị coi là đối lập với cái cũ, nhưng bây giờ chúng ta đang đứng tại điểm mà từ đó có thể thấy rõ ràng rằng cái mới chỉ là việc bắt đầu của cái cũ. Cái mới có nghĩa là cái sẽ trở thành cũ. Ngay khi chúng ta bắt đầu giải thích cái gì đó là mới thì sự việc bắt đầu trở thành cũ. Bây giờ không có sự hấp dẫn về cái mới, và chúng ta bao giờ cũng khiếp sợ cái cũ.

Đã có thời có sự hấp dẫn tới cái cũ. Sự hấp dẫn này là sâu sắc. Cái càng cũ, nó càng được coi là có giá trị. Nếu nó đã trải qua kinh nghiệm, nếu nó đã được xem xét kĩ lưỡng, không có nỗi hoảng sợ trong việc theo nó, và người ta có niềm tin hoàn toàn vào nó. Cho nên nhiều người đã bước trên con đường cũ đó và biết bao nhiều người đã đạt tới bởi con đường đó, đến mức khách lữ hành mới thậm chí có thể bước đi với mắt nhắm nếu họ muốn. Đã có đường cho cả người mù nữa. Không cần cho bất kì ai hoài nghi nhiều lắm, suy nghĩ nhiều lắm, tìm kiếm nhiều lắm hay quyết định nhiều lắm.

Và rất khó để quyết định về cái chưa biết. Dù bạn có thể hoài nghi nhiều bao nhiêu, đến cuối việc nhảy vào cái chưa biết vẫn chỉ là thông qua tin cậy, bởi vì hoài nghi có thể, nhiều nhất, đưa bạn tới điểm tin cậy nào đó mà đến cuối cùng bạn có thể nhảy. Nhưng hấp dẫn đó của cổ nhân đã bị mất rồi, và nó đã trở nên bị mất bởi nhiều lí do.

Lí do thứ nhất là thế này, rằng khi một người chỉ biết một tín ngưỡng, không có khó khăn. Nhưng khi một người đi tới biết về nhiều tín ngưỡng, khó khăn phát sinh. Đã có thời khi người Hindu được sinh ra trong một gia đình Hindu được nuôi lớn chỉ trong môi trường Hindu và gần ngôi đền Hindu. Âm thanh tiếng chuông của ngôi đền Hindu đã trở nên gắn với sữa mẹ và đã trở thành một phần dòng máu của người đó. Vậy, vị thần hộ trì trong đền cũng là một phần của xương, máu và thịt người đó như không khí, nước và núi non gần đó.

Không có đối thủ. Không có nhà thờ Ki tô giáo, nhà thờ Mô ha mét giáo. Không có âm thanh của bất kì tín ngưỡng nào khác rơi vào trong tai và tâm trí người đó. Cái cũ quá nhiều trong sự tồn tại đến mức nó không thể được hỏi. Nó đã tồn tại lâu trước người đó, và người đó đã lớn lên với nó và trong nó. Nhưng thế rồi, dần dần, nhà thờ Mô ha mét giáo tới gần với đền chùa và nhà thờ Ki tô giáo và gurudwara cũng theo đó.

Vào một thời, tín ngưỡng có tác động lên mọi người, nhưng bây giờ sự lẫn lộn là tự nhiên. Chẳng cái gì có thể được chấp nhận mà không có nghi ngờ bởi vì các ý nghĩ đối lập tồn tại cạnh nhau. Nếu đền chùa vẫy gọi bạn bằng tiếng chuông reo của nó, thì lời gọi gần đó cho lời cầu nguyện từ nhà thờ Mô ha mét giáo đồng thời bảo bạn đừng có sai lầm mà đi vào đền chùa. Thế thì cả hai khái niệm này đi vào tâm trí đồng thời.

Lí do cơ bản cho việc tăng chủ nghĩa hoài nghi trong thế giới này không phải là việc tăng trí thông minh của con người. Con người vẫn thông minh như từ trước tới giờ. Lí do chính cho việc tăng chủ nghĩa hoài nghi là việc đặt chồng một lúc các ấn tượng của nhiều tín ngưỡng lên trí tuệ của người đó - đặc biệt là ấn tượng của những văn hoá mâu thuẫn nhau.

Mọi con đường sẽ gọi con đường khác là sai. Điều này là do sự bất lực. Không phải bởi vì con đường khác thực tế là sai. Dẫu sao đi chăng nữa, nó sẽ phải bị gọi là sai, bởi vì nếu con đường khác không thể được gọi là sai, thế thì sức mạnh đằng sau việc vẫy gọi của con đường đúng của riêng người ta sẽ bị phá vỡ. Trong thực tế, nếu người ta cứ nói rằng mình đúng, lúc nào cũng suy ra rằng người khác là sai.

Do đó mọi tín ngưỡng đều có con đường của riêng nó. Những con đường này chưa bao giờ gặp gỡ hay đan chéo nhau nhưng đơn giản chạy song song; mọi tín ngưỡng đều tuôn chảy một cách tách rời theo tiến trình riêng của chúng. Trong tình huống đó, trong thời kì đó, cái cổ đại đã có hấp dẫn rất sâu sắc, và một người như Mahavira là rất hữu dụng và có ích. Nhưng khi các tín ngưỡng tăng lên về số lượng và tăng về đối thủ của mình, thì tín ngưỡng cũ trở nên mơ hồ còn tín ngưỡng mới lại tăng giá trị. Tín ngưỡng mới tạo ra những lời công bố về đối thủ nữa. Nhưng khi các tín ngưỡng cũ chỉ làm lẫn lộn tâm trí ngày một nhiều và luận cứ của các đối thủ chẳng giải quyết được gì, thế thì thay vì chọn từ tín ngưỡng cũ sẽ dễ dàng hơn là chọn từ tín ngưỡng mới.

Có nhiều lí do cho các tín ngưỡng mới. Thứ nhất, các nhà tiên tri và teerthankara của các tín ngưỡng cũ đã được sinh ra từ hàng nghìn năm trước đây. Vậy, tiếng nói của họ đã trở nên rất yếu. Nhà tiên tri của tín ngưỡng mới đang tồn tại với bạn, cho nên tiếng nói của người đó trở thành sâu sắc và mạnh mẽ. Tín ngưỡng cũ nói theo ngôn ngữ cổ đã tồn tại vào thời đó khi nó được sinh ra. Teerthankara hay phật nói ngôn ngữ mới hiện đang được hình thành. Từ và câu cổ đã trở thành mơ hồ thì bị vứt bỏ. Những từ mới được chế tác ra hiện đang đó, theo một nghĩ nào đó, là trong trắng và người ta có thể dễ dàng phụ thuộc vào chúng.

Vậy, sự hấp dẫn cho tín ngưỡng mới dần dần tăng lên khi nhiều tín ngưỡng đi vào trong tiếp xúc chặt chẽ và gặp gỡ. Chúng ta bắt đầu sống, nói đại thể, tại ngã tư đường, chỗ nối nơi tất cả các con đường gặp gỡ hay chấm dứt.

Nhưng bây giờ không có hấp dẫn cho cả cái mới nữa, bởi vì bây giờ chúng ta đã đi tới biết rằng tất cả những cái mới cuối cùng đều trở thành cũ, và bất kì cái gì là cũ thì có thời đã là mới. Chúng ta cũng biết rằng khác biệt giữa cái cũ và cái mới chỉ là về lời. Chỉ mỗi điều là cái mới đang chuyển động nhanh hơn. Trong vòng xấp xỉ ba trăm năm, cái mới đã thu được cùng kính trọng và trạng thái mà cái cũ có thời đã có.

Có thời cổ nhân của cái gì đó đã là sự xác nhận cho tính đúng đắn của nó. Ngày nay, tính mới trong bản thân nó đã trở thành bằng chứng cho cái gì đó là đúng. Chứng minh rằng cái gì đó là mới là đủ cho mọi người bắt đầu tin cậy vào nó, cũng hệt như trong quá khứ họ đã tin cậy vào tất cả những điều là cổ đại. Ngày nay, gọi cái gì đó là cũ thì trong bản thân nó là kết án.

Cho nên tất cả mọi tín ngưỡng đều đã trở nên bận rộn làm cho mình thành mới. Mọi tín ngưỡng đều phát triển những người đề xuất, người nói về cái mới. Những con đường cũ vẫn còn, và con đường mới cũng đã được tìm ra để cho mọi người bước lên chúng. Nhưng khi hấp dẫn này về cái mới trở nên mạnh, một hiện tượng duy nhất xảy ra.

Vào thời mà cổ nhân của một tín ngưỡng đã được lấy làm bằng chứng cho tính đúng của nó, thì mọi tôn giáo đều cố gắng chứng tỏ rằng tín ngưỡng của họ là xưa nhất và cổ đại nhất. Nếu người ta hỏi người Jaina, họ sẽ nói rằng tín ngưỡng của họ là tín ngưỡng cổ đại nhất và rằng ngay cả Veda cũng sinh sau. Nếu người ta hỏi người theo Veda, họ sẽ nói rằng Veda là cổ nhất, và họ sẽ cố gắng lần theo dấu vết nguồn gốc của mình về xưa nhất có thể được - bởi vì càng cổ đại thì địa vị càng cao hơn.

Tương tự, khi tính mới trở thành biểu tượng trạng thái, thì câu hỏi nảy sinh, "Mới thế nào?" Quãng năm mươi năm trước ở Mĩ, nơi sự hấp dẫn về cái mới là mạnh nhất do sự kiện là nền văn minh và xã hội Mĩ đã là mới nhất, đã có hai thế hệ - một của những người già và thế hệ kia là của người trẻ hơn.

Nhưng bây giờ một điều rất lạ đã xảy ra. Hiện tại ở Mĩ không chỉ có hai thế hệ. Ngày nay có thế hệ tách biệt của những người bốn mươi tuổi, thế hệ tách biệt của những người ba mươi tuổi, và lại thế hệ tách biệt của những người hai mươi tuổi, mười lăm tuổi. Người ba mươi tuổi nói, "Đừng tin vào những người trên ba mươi tuổi." Và thậm chí người hai mươi nhăm tuổi bây giờ cũng vô dụng. Học sinh trung học bây giờ coi nhân viên đại học hai mươi nhăm tuổi là già. Điều chưa từng bao giờ xảy ra trước đây là có thể có nhiều thế hệ thế trong một khoảng năm mươi năm. Không ai thậm chí có thể tưởng tượng rằng có thể có cấp bậc ngay cả trong thế hệ người trẻ, và rằng người hai mươi tuổi sẽ liệt người hai mươi nhăm tuổi là loại lạc hậu và gần như chết.

Cho nên khi việc đổi mới chuyển với nhịp độ nhanh thế, hấp dẫn cho cái mới cũng trở nên bị mất, bởi vì hấp dẫn với cái mới được thiết lập không sớm hơn việc nó trở nên cũ. Thậm chí phải mất thời gian để trở nên bị hấp dẫn. Tôn giáo không giống như mốt mới nhất thời hay kiểu quần áo mới mà có thể được thay đổi trong vòng sáu tháng. Tôn giáo cũng không giống như hạt mầm của hoa mùa vụ nào đó, có thể bị nhổ đi trong bốn tháng sau khi được gieo. Tôn giáo rất giống cây tre: phải mất vài nghìn năm để phát triển tới độ bão hoà của nó. Và nếu như cây bị thay đổi cứ bốn hay năm năm, thế thì chúng sẽ không thể là cây tre được; chúng chỉ có thể giống như cây hoa mùa vụ mà thôi.

Cho nên hấp dẫn với cái mới cũng đang trở nên bị mất. Tôi đã nói rằng tất cả những điều này chỉ làm rõ ràng rằng con đường của tôi thuộc kiểu thứ ba. Tôi không tin rằng ngôn ngữ của Mahavira, của cổ nhân có hiệu lực, mà tôi cũng không nghĩ rằng tuyên ngôn thiên về cái mới có thể có bất kì kết quả gì. Cả hai đều lạc mốt rồi. Tôi cảm thấy rằng bây giờ nhấn mạnh vào cái vĩnh hằng là có ý nghĩa. Cái mà bao giờ cũng hiện hữu mới là cái có ý nghĩa - chẳng cũ cũng chẳng mới.

Vĩnh hằng nghĩa là cái không mới không cũ. Cái cũ và cái mới cả hai chỉ là những biến cố theo thời gian, còn tôn giáo đã bị thiệt hại vì cả hai. Tôn giáo đã bị thiệt hại trong tay cái cũ và cũng điều đó xảy ra trong mối liên kết của nó với cái mới.

Krishnamurti vẫn cứ nhấn mạnh vào cái mới. Lí do là ở chỗ cái hiểu của ông ấy về các biến cố đã quay lại thời kì giữa 1915 và 1920 khi có nhiều hấp dẫn về cái mới trong thế giới này. Vào thời đó, cái mới vẫn còn có ảnh hưởng. Thậm chí bây giờ ông ấy vẫn còn tiếp tục tuyên truyền về điều đó.

Bây giờ, trên trái đất này, chỉ có một khả năng. Mọi tín ngưỡng đều đã lại gần nhau tới mức nếu một tín ngưỡng nói rằng một mình nó là tín ngưỡng đúng duy nhất thì điều đó lập tức sẽ tạo ra hoài nghi. Đã có thời khi một tín ngưỡng công bố rằng nó là đúng và vô tư và đúng theo nghĩa tuyệt đối, người ta đã có khả năng tin cậy vào điều đó. Bây giờ tuyên bố như vậy chỉ tạo ra không tin cậy; tuyên bố như vậy sẽ chỉ là triệu chứng của điên khùng. Nó sẽ chứng tỏ rằng người tuyên bố không phải là người thông minh cho lắm, rằng người đó không phải là nhà tư tưởng sâu sắc, và rằng người đó là giáo điều và cuồng tín.

Bertrand Russell đã viết ở đâu đó rằng ông ấy chưa bao giờ thấy một người thông minh nào nói theo ngôn từ tuyệt đối. Nhưng người thông minh sẽ dứt khoát là ngần ngại để tự khẳng định mình theo cách này. Chỉ người ngu mới có thể mang tính khẳng định như vậy. Russell đang cố gắng nói rằng chỉ người dốt nát mới có thể công bố điều gì đó là chân lí tuyệt đối.

Khi tri thức tăng lên, những công bố tuyệt đối như vậy không thể được đưa ra. Trong thời đại này, nếu bất kì ai cố gắng khẳng định rằng một tín ngưỡng đặc biệt nào đó là duy nhất đúng, người đó sẽ làm hại cho tín ngưỡng đó nhiều lắm. Tương tự, nếu người ta nói rằng, "điều tôi đang nói đây là tuyệt đối mới," thế thì đấy cũng là điều ngớ ngẩn.

Nhiều điều được công bố là mới, nhưng khi chúng được xem xét theo chiều sâu, người ta thấy rằng chẳng có gì mới cả. Cũng những điều đó có thể được nói dưới nhiều dạng, nhưng khi những dạng này được đặt cạnh nhau, khi cách ăn mặc bên ngoài bị lột bỏ đi, cái tìm được phía dưới là cùng điều cũ. Vậy, ngày nay, chẳng tuyên ngôn nào thiên về tính cổ điển hay tính mới có thể có nghĩa.

Theo bất kì cách nhìn nào, tôn giáo của tương lai, tôn giáo sẽ ảnh hưởng tới mọi người, tôn giáo sẽ được mọi người theo và kính trọng, sẽ là tôn giáo về vĩnh hằng. Nó sẽ không là mới cũng chẳng cũ. Không ai có thể làm nó mới, mà nó cũng không bao giờ trở thành cũ.

Những người gọi tôn giáo là cũ đều có từ cũ để diễn đạt nó; nhưng người đã gọi nó là mới thì có từ mới. Bây giờ chúng ta không muốn níu bám lấy bất kì từ nào. Đó là lí do tại sao tôi dùng từ của mọi tín ngưỡng. Bất kì từ nào cũng có thể được dùng trong việc hiểu biết. Đôi khi tôi nói về cách nghĩ cũ để cho có lẽ một số người có thể hiểu qua đó; đôi khi tôi nói tới cách nghĩ mới cho những người có thể hiểu theo cách này. Và đồng thời, tôi muốn nhắc bạn rằng chân lí không thể cũ hay mới được.

Chân lí là vĩnh hằng như bầu trời trong đó cây lớn lên, phát triển, ra hoa và rồi chết. Cây cũng trở nên già; chúng cũng có thời thơ ấu và thời thanh niên. Nhưng tất cả điều này đang xảy ra trong bầu trời. Chúng ta đã gieo một hạt mầm, nó đã mọc lên. Việc mọc này là tuyệt đối mới, nhưng bầu trời mà trong đó nó đã mọc lên thì vĩnh hằng. Cây đã lớn lên, trở nên già, và gần chết. Cây đã trở nên già, nhưng bầu trời mà trong đó nó đã mọc lên, bản thân nó có trở nên già không? Nhiều cây đã tới và đi, nhưng bầu trời vẫn còn lại đó mãi mãi - vĩnh hằng, còn nguyên vẹn, không đổi. Thế thì chân lí giống như bầu trời; lời giống như cây. Chúng được gieo xuống, chúng mọc lên, chúng ra lá, ra hoa, kết quả, và thế rồi chúng chết, chúng đổ xuống đất, trong khi bầu trời vẫn còn nơi nó hiện hữu.

Cái cũ và cái mới cả hai đều nhấn mạnh vào lời, nhưng tôi không muốn đặt bất kì nhấn mạnh nào vào lời. Tôi chỉ muốn đặt nhấn mạnh vào bầu trời trong đó hoa của lời nở ra, chết đi và trở nên mất hút, không dấu vết nào của chúng còn lại ở đâu nữa. Vậy, theo quan điểm của tôi, chân lí là vĩnh hằng và ở ngoài cái mới và cái cũ. Nó là siêu việt.

Bất kì điều gì chúng ta nói hay nghĩ hay tạo ra, đều sẽ tới và đi, nhưng chân lí sẽ vẫn còn nơi nó hiện hữu. Vậy những người nói rằng chân lí là cũ là người dốt nát, bởi vì chân lí không trở nên cũ đi. Còn những người nói, "Chúng ta có chân lí mới, chân lí độc đáo," cũng là người dốt nát, bởi vì chân lí không thể độc đáo mà cũng chẳng mới. Giống như bầu trời, chân lí chỉ hiện hữu.

Tôi tuyên bố con đường thứ ba này, con đường của vĩnh hằng, là con đường cho tương lai. Tại sao? Bởi vì tuyên ngôn này về cái vĩnh hằng sẽ cắt xuyên qua hầu hết những cái tinh vi do nhiều tín ngưỡng tạo ra. Thế thì chúng ta sẽ nói, "Vâng, những cây này phát triển hướng lên trời và những cây này cũng phát triển trong bầu trời." Cây đạt tới bầu trời vô tận, nhưng bầu trời vẫn nguyên vẹn. Vẫn có nhiều không gian trên trời. Cây của chúng ta không thể lấp đầy mà cũng chẳng thể làm rỗng được không gian đó. Chúng ta không cần trong ảo tưởng rằng một cây riêng lẻ nào đó có thể lấp đầy toàn bộ bầu trời.

Vậy, không một lời, ý nghĩ hay nguyên tắc nào của chúng ta có thể lấp đầy bầu trời chân lí. Bao giờ cũng còn đủ không gian. Hàng triệu và hàng triệu Mahavira và Phật, nếu được sinh ra, cũng sẽ không khác biệt. Dù tre có thể dầy đặc đến thế nào, nó cũng không tạo ra cái gì khác biệt cho bầu trời. Cái bao la của bầu trời không thể được đo bằng kích cỡ của tre. Nhưng các nhành cỏ có đó dưới tre thậm chí không biết tới bầu trời; chúng chỉ biết tới tre. Với chúng, tre khổng lồ đến mức chúng chưa bao giờ có thể hình dung được rằng còn có thể có cái gì lớn hơn tre.

Trong tình huống khó khăn này, tất cả các tín ngưỡng đều đứng trước chúng ta, và chúng đã lôi kéo tâm trí chúng ta theo đủ mọi hướng. Có những tư tưởng cổ và mới, và vẫn có những tư tưởng mới hơn đang được sinh ra mỗi ngày. Tất cả đều lôi kéo con người hướng tới chúng. Bởi vì việc kéo đồng thời này, hoàn cảnh con người đã trở thành bất lực. Người đó không biết phải làm gì. Con người gần như đã xoay xở để đứng dậy, nhưng người đó không có dũng cảm để bước theo bất kì hướng nào. Bất kì hướng nào người đó lấy để có thể định bước đi một bước cũng chẳng thành vấn đề, người đó vẫn còn hoài nghi; người đó không có bất kì tin cậy nào. Tất cả những người có thể đã tạo ra tin cậy nào đó trong mình, bản thân họ đã đặt mình vào điều kiện vô tin cậy.

Theo bất kì cách thức nào, tin cậy cũng đã được tạo ra trong quá khứ, bây giờ nữa nó cũng đang được tạo ra theo cùng cách. Koran tiếp tục nói rằng điều đó là đúng, Dhammapada nói rằng điều đó là đúng. Một cách tự nhiên, bất kì ai nói rằng mình là đúng sẽ phải nói điều khác là sai. Người khác cũng nói tương tự. Vậy, một người nghe cả hai người này nghĩ rằng tất cả họ là sai. Tại sao? Bởi vì người nói rằng mình là đúng chỉ là một người, nhưng những người gọi người đó là sai là năm mươi. Tác động của việc bị gọi là sai sẽ mạnh đến mức tiếng nói của người đang hô lên rằng người đó là đúng đang bị mất dần trong tiếng nói tập thể của năm mươi người hô lên người đó là sai.

Với mọi người trong số năm mươi người này hoàn cảnh là một, bởi vì mỗi người lại nói rằng mình là duy nhất đúng. Bây giờ, nếu năm mươi người gọi ai đó là sai và người đó khẳng định là mình đúng, thì thính giả tự nhiên sẽ lấy quan điểm chống lại tất cả những điều vô nghĩa này.

Yêu cầu đồng thời này để thu được sự tin cậy của một người chỉ gây lẫn lộn. Tình huống này có thể được sửa chữa chỉ theo một cách. Nên có một phong trào toàn thế giới trong đó không ai sẽ nhấn mạnh hay khẳng định rằng cái này đúng hay cái kia sai. Thay vì vậy, mọi người sẽ nói rằng còn đứng bất hoạt là sai và bước đi là đúng. Với điều này, cái nhìn rộng hơn là cần thiết, cái có khả năng chỉ ra một cách đúng đắn cách người ta có thể tiến thêm theo hướng mà mình đã chọn. Điều này là rất khó. Dễ dàng là người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo hay người Jaina giáo bởi vì các hướng dẫn là rõ ràng trong mọi tín ngưỡng. Dễ dàng quen thuộc với chỉ một tín ngưỡng.

Một thanh niên tới tôi vào tám ngày trước đây. Anh ta nói anh ta là người Mô ha mét giáo và rằng anh ta muốn là sannyasin. Thế là tôi đã khuyên anh ta hãy là một sannyasin. Nhưng anh ta nói rằng mọi người của anh ta sẽ đàn áp anh ta nếu anh ta làm như vậy. Tôi bảo anh ta, "Bạn trở thành sannyasin, nhưng tôi không nói rằng bạn thôi là người Mô ha mét giáo. Trong khi vẫn còn là người Mô ha mét giáo, bạn có thể trở thành một sannyasin." Anh ta nói, "Cái gì! Tôi có thể vào nhà thờ Mô ha mét giáo để làm namaz sao" - cách thức cầu nguyện Mô ha mét giáo - "với những bộ quần áo da cam của sannyasin sao?" Tôi nói, "Đúng, bạn sẽ phải làm namaz."

Anh ta nói, "Tôi đã bỏ làm namaz từ khi tôi nghe nói về thầy. Tôi đang hành thiền thay vào đó. Tôi đã không đi tới nhà thờ Mô ha mét giáo cả năm nay rồi, và tôi tràn đầy vui sướng. Tôi thậm chí không muốn đi tới nhà thờ Mô ha mét giáo nữa."

Tôi nói, "Chừng nào mà bạn chưa hiểu ra rằng không có khác biệt gì giữa thiền và namaz, tôi nói với bạn rằng bạn vẫn còn chưa hiểu thiền là gì đâu."

Một người như vậy sẽ phải trở lại nhà thờ Mô ha mét giáo để làm namaz. Rất nguy hiểm mà dứt anh ta ra khỏi nhà thờ Mô ha mét giáo, bởi vì sau khi dứt anh ta khỏi nhà thờ Mô ha mét giáo sẽ không thể nào nối anh ta với đền chùa được. Phương pháp dứt anh ta ra sẽ làm hỏng anh ta theo cách mà anh ta không thể nào được nối với bất kì đền chùa nào. Do đó, chúng ta không nên khuyến khích bất kì đối kháng nào giữa các đền chùa, mà chúng ta cũng không nên dựng lên đền chùa mới. Bất kì đâu người ta muốn tới, người đó nên được tự do tới đó; người đó không nên vẫn còn đứng đấy, nhưng nên đi.

Viễn cảnh toàn thể mà tôi đã có trước tôi là thế này: rằng tôi muốn giúp cho mọi người đi theo khả năng của người đó, giai đoạn tiến hoá của người đó, văn hoá người đó - tương ứng với điều đã được đồng hoá trong máu của người đó. Thế thì sẽ dễ dàng hơn cho người đó đạt tới. Do đó, tôi không có bất kì tôn giáo nào của riêng mình, cũng không có bất kì con đường nào của riêng mình, bởi vì bây giờ chỉ một con đường hay tôn giáo sẽ không có tác dụng cho tương lai, và một giáo phái tôn giáo có nghĩa là một con đường.

Ngày nay, một tôn giáo như vậy là cần, tôn giáo không nhấn mạnh vào con đường đặc biệt nào, tôn giáo có thể trở thành ngã tư đường cho mọi con đường, tôn giáo có thể nói rằng tất cả mọi con đường đều thuộc vào nó và tôn giáo có thể yêu cầu mọi người đi theo con đường mà mình thích. Một tôn giáo như vậy sẽ nhấn mạnh rằng bạn sẽ đạt tới cùng chỗ từ bất kì đâu bạn bước đi, rằng tất cả mọi con đường đều dẫn tới một đích, rằng nhấn mạnh duy nhất là ở chỗ bạn chỉ tiếp tục di chuyển và không đứng yên.

Do đó, tôi không muốn vạch ra con đường mới trên núi, mà tôi cũng không muốn tạo ra bất kì triết lí hay tôn giáo mới nào. Đã có đủ con đường, nhưng không có người đi. Đường nhiều; khách lữ hành rất ít. Đường đã ít nhiều không được dùng trong nhiều năm. Đã không có bất kì khách lữ hành nào bởi vì chính sự cần thiết trèo lên núi bây giờ lại đang bị hoài nghi. Có quá nhiều tranh luận và tranh cãi tại chân núi, đến mức kết quả chỉ làm cạn kiệt và gây hoảng hốt cho cá nhân và làm cho người đó vẫn còn đứng bất động. Với quá nhiều lẫn lộn tinh thần, không ai có thể bước được.

Tại đây, một điều cần phải được để ý tới. Tôi không phải là người theo quan điểm chiết trung. Tôi có xu hướng lựa chọn cái gì làm vui lòng mình. Suy nghĩ của tôi không giống như suy nghĩ của Gandhi rằng tôi có thể chọn bốn khổ thơ từ Koran và bốn khổ thơ từ Gita và nói rằng ở mọi nơi cùng điều đã được đề xuất ra. Trong cả hai kinh sách này điều được nói là khác nhau, không là một. Tôi quả có nói rằng bằng tất cả mọi con đường người ta có thể đạt tới cùng một đích, nhưng tất cả mọi con đường đều khác nhau, không là một.

Nếu ai đó định chỉ ra rằng Koran và Gita đều đang nói cùng một điều, đấy chỉ là mẹo. Cũng rất thú vị mà để ý rằng Gandhi sẽ đọc Gita và sẽ đọc Koran, nhưng ông ấy sẽ chọn từ Koran chỉ những chủ điểm không mâu thuẫn với Gita và tránh phần còn lại. Thế thì cái gì sẽ xảy ra cho những chủ điểm này đã bị bỏ qua? Bất kì cái gì dường như đi ngược lại niềm tin của bất kì ai sẽ bị Gandhi bỏ qua. Ông ấy sẽ không bao giờ chấp nhận Koran như một toàn thể, mặc dầu ông ấy chấp nhận Gita như một toàn thể. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng ông ấy là chiết trung. Nếu cái gì đó phù hợp với Gita được tìm thấy trong Koran, thì nó được chấp nhận. Với điều này không có khó khăn; bất kì ai cũng sẵn sàng chấp nhận.

Tôi nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý tới chừng mực nào đó rằng Koran là bản dịch sang tiếng A rập của Gita; không nhiều hơn thế. Đến mức đó thì thậm chí người tin vào Koran cũng có thể đồng ý. Nhưng sẽ là một thực nghiệm thú vị là yêu cầu một người tin vào Koran chọn ra vài khổ thơ từ Gita có thể phù hợp với Koran. Bạn sẽ ngạc nhiên thấy rằng người như vậy sẽ chọn những thứ mà Gandhi chưa bao giờ chọn cả. Người đó sẽ chọn các điều rất khác.

Điều này tôi gọi là chủ nghĩa chiết trung. Nó là chọn lọc, không phải là chấp nhận về cái toàn thể. Nó cũng giống như việc nói rằng chọn lựa bao giờ cũng là đặc quyền của người ta, "và nếu bạn cũng đồng ý với việc chọn lựa, thế thì bạn cũng đúng. Bằng không, chúng tôi đúng về chung cuộc. Khi mà mà bạn còn đồng ý với chúng tôi, chúng tôi còn nói rằng bạn là đúng, và chúng tôi đang biểu lộ dung thứ nhiều thế."

Đây không phải là việc làm nhiều. Đây là vấn đề mà việc chấp nhận toàn bộ được cần tới. Nó không phải là vấn đề dung thứ chút nào. Không phải là người Hindu dung thứ cho người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo dung thứ cho người Jaina giáo. Dung thứ bản thân nó là bất lực và đẻ ra bạo hành ở giai đoạn nào đó.

Tôi không nói rằng Koran và Gita đang nói cùng điều. Koran đang nói điều gì đó hoàn toàn khác. Nó có giai điệu cá nhân riêng của nó; đó là ý nghĩa của nó. Nếu Koran cũng nói cùng điều mà Gita nói, thế thì Koran là vô giá trị. Và Kinh Thánh đang nói điều gì đó khác với cả điều Koran lẫn Gita nói. Mỗi kinh có giai điệu riêng của nó. Mahavira không nói cùng điều Phật nói; họ nói khác nhau rất nhiều.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx