sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chiều bên kia cái biết - Phần 3-2

Nhưng qua tất cả các hệ thống khác nhau này, chỗ người ta đạt tới suy đến cùng là một. Đó là lí do tại sao việc nhấn mạnh của tôi là nhiều vào tính một của cái tối thượng, không vào tính một của con đường. Việc nhấn mạnh của tôi là vào sự kiện rằng đến cùng, tất cả mọi con đường đều đạt tới nơi không có phân biệt hay khác biệt gì.

Nhưng từng con đường rất khác nhau, và đừng ai phạm phải sai lầm nghĩ rằng những con đường này là một; bằng không người đó sẽ không có khả năng bước trên bất kì con đường nào trong chúng. Tất cả mọi con thuyền có thể đạt tới bờ đối diện, nhưng đừng ai phạm phải sai lầm cố gắng ngồi lên hai con thuyền một lúc. Bằng không thuyền sẽ tới, nhưng người đi trên hai thuyền chẳng bao giờ tới. Người đó sẽ rơi khỏi thuyền và chết chìm ở đâu đó.

Mọi con thuyền đều là thuyền. Cho nên nếu người ta chỉ muốn nói về thuyền từ trên bờ, chẳng hại gì. Nhưng người hành hương sẽ phải chọn con thuyền trước khi người đó có thể bước vào nó. Tôi chấp nhận tất cả các tôn giáo như những con thuyền khác nhau, nhưng thuyền phải được chọn.

Rất khó chọn một con thuyền bởi vì chúng tất cả đều mâu thuẫn lẫn nhau. Một mặt, có Mahavira người sẽ không sẵn sàng thậm chí giết một con kiến; ông ấy sẽ đặt chân lên đất với sự cẩn thận nhất. Mặt khác, có Mohammed người đứng đấy với lưỡi kiếm trong tay. Cho nên bất kì ai nói với bạn rằng Mahavira và Mohammed đang nói cùng điều, người đó đang nói điều sai. Hai người này không bao giờ nói cùng ngôn ngữ. Họ nói khác nhau rất nhiều.

Nếu một nỗ lực được thực hiện để chỉ ra họ là một, sẽ có bất công nghiêm trọng cho người này hay người kia. Hoặc là lưỡi kiếm của Mohammed sẽ phải bị giấu đi hoặc Mahavira sẽ phải quên về việc đặt chân lên đất một cách thận trọng để cứu kiến. Cho nên nếu một người tin tưởng vào Mohammed phải chọn lựa, người đó sẽ cắt bỏ tất cả những phát biểu của Mahavira chống lại lưỡi kiếm, còn nếu một người tin vào Mahavira phải chọn lựa, thế thì người đó sẽ lấy đi lưỡi kiếm từ Mohammed hay sẽ chỉ chọn lựa những điều sẽ hoà hợp với bất bạo hành.

Nhưng điều này là không công bằng. Do đó tôi không tổng hợp như Gandhi. Tôi không kêu gọi bất kì tổng hợp tôn giáo nào. Tôi đang nói rằng mọi tôn giáo, với những cá nhân phân biệt của riêng họ, đều chấp nhận được đối với tôi. Tôi không chọn lựa giữa họ. Tôi cũng nói rằng bởi vì mỗi tôn giáo mang tính duy nhất cho cá nhân, nên người ta có khả năng đạt tới.

Tất cả các tôn giáo đều đã tiến trên con đường của riêng họ, và khác biệt giữa họ chỉ là khác biệt giữa các con đường. Cũng dường như là trên con đường của tôi có hàng cây và trên con đường của bạn có đá và đá. Từ hướng mà bạn trèo lên núi chỉ có đá và đá, còn từ hướng nơi tôi đang trèo lên chỉ có cây và cây. Một con đường khó khăn hơn và làm cạn sức khi leo lên, với những dốc cao, trong khi con đường khác đi lên dần dần, tạo ra nhiều đường vòng rộng quanh núi. Con đường sau rất dài, nhưng nó không làm kiệt sức người leo.

Chắc chắn, mỗi người leo sẽ mô tả con đường riêng của mình một cách khác nhau, và những khó khăn phải đối diện trên mỗi con đường sẽ khác nhau cũng như các phương pháp để giải quyết khó khăn. Vậy, nếu chúng ta nhìn vào thảo luận về con đường, chúng ta sẽ khó tìm ra bất kì tương đồng nào. Và tương đồng ngẫu nhiên được thấy không phải là của con đường. Chúng được thấy trong các phát biểu của những người đã đạt tới đỉnh; chúng không phải là về con đường chút nào.

Mặc dầu các phát biểu của những người đã đạt tới có thể tương tự nhau, vẫn có khác biệt trong ngôn ngữ. Các phát biểu có thể bằng tiếng A rập, Pali, Prakit hay Sanskrit. Các phát biểu sẽ tương tự khi họ nói về mục đích, nhưng những phát biểu được đưa ra trước khi đạt tới đích sẽ có khác biệt rất thực. Không có nhu cầu quên về những khác biệt này.

Cho nên tôi không muốn vạch ra con đường mới, mà tôi cũng không muốn tuyên bố rằng chỉ những con đường cũ đúng khi đối lại các con đường khác. Tôi muốn nói rằng tất cả các con đường đều đúng, tuy nhiên chúng có thể khác nhau.

Tâm trí chúng ta ở mức chúng ta nghĩ tất cả con đường đúng là tương tự nhau. Chúng ta tin rằng chỉ nếu hai điều tương tự nhau chúng mới có thể đúng. Điều không tránh khỏi là mọi thứ phải tương tự nhau để là đúng. Chân lí thực tế là ở chỗ nếu hai điều là tương tự nhau, một điều nhất định chỉ là bắt chước; cả hai không thể là nguyên gốc. Hoặc cái này có thể là bắt chước hoặc cả hai có thể là bắt chước, nhưng ít nhất một cái nhất định là bắt chước. Hai vật nguyên gốc nhất định là không tương tự nhau.

Điều không ngạc nhiên là có khác biệt giữa con đường của Mahavira và Mohammed. Sẽ là phép mầu nếu không có khác biệt. Tương tự nhau là điều phi tự nhiên. Hoàn cảnh của Mahavira tất cả đều rất khác với hoàn cảnh của Mohammed. Những người mà Mohammed đã làm việc là rất khác với những người mà Mahavira đã làm việc. Hoàn cảnh của những người mà Mohammed đã làm việc là rất khác với hoàn cảnh của những người mà Mahavira đã làm việc. Họ khác nhau đến mức không thể nào Mahavira và Mohammed có cùng một con đường. Thậm chí ngày nay các hoàn cảnh của họ vẫn tiếp tục khác nhau. Người ta phải lưu tâm tới những hoàn cảnh khác biệt này.

Cho nên tôi không lo âu về việc vạch ra con đường mới, mà cũng không lo âu để tuyên bố bất kì con đường cũ nào là đúng và chống lại các con đường cũ khác. Tất cả các con đường đều đúng - những con đường đã được mở ra, những con đường đang được mở ra hôm nay và những con đường có thể được mở ra ngày mai.

Nhưng con người chỉ nên quan tâm tới việc bước đi và không nên đứng đấy mà không quyết định. Một người vẫn còn đứng bất động trên con đường tốt nhất cũng sẽ không đạt tới, nhưng một người cứ bước đi cho dù trên con đường sai thì sẽ đạt tới - nếu không phải hôm nay, thì ngày mai. Vấn đề chính là cứ bước đi.

Nếu ai đó tiếp tục bước đi, thế thì không khó thay đổi sang đường đúng. Nhưng nếu người ta cứ còn đứng đấy, thế thì không có khả năng tìm ra liệu người đó đang đứng trên đường đúng hay không. Chỉ bằng việc bước đi người ta mới có thể tìm ra liệu mình là trên đường đúng hay đường sai. Nếu bạn đơn thuần tin vào nguyên tắc nào đó trong khi vẫn dửng dưng, bạn sẽ không bao giờ biết liệu nguyên tắc đó là đúng hay sai. Nhưng nếu bạn đưa nguyên tắc này vào kiểm tra và bạn thực nghiệm với nó, bạn ngay lập tức sẽ biết liệu nó là đúng hay sai. Một khái niệm có thể được kiểm tra chỉ bằng cách thực hiện hành động trên nó, không có cách khác. Cho nên tôi muốn rằng bạn cứ bước đi. Tôi được chuẩn bị để giúp cho mọi người trên con đường riêng của mình.

Một cách tự nhiên, với Mahavira điều này không dễ làm. Ngày nay điều đó dễ hơn, và nó sẽ vẫn cứ trở nên dễ hơn bởi vì bây giờ gần như không thể tìm ra một người chưa từng được sinh ra trong hai, bốn hay sáu tôn giáo trong hai, bốn hay sáu lần sinh cuối của người đó. Cũng như thế giới đã gần lại hơn do việc truyền thông nhanh hơn trong bẩy trăm năm vừa qua, cho nên cũng ngày càng trở nên có thể hơn cho các linh hồn để thay đổi tôn giáo và đẳng cấp của họ trong thế giới này. Điều này là tự nhiên.

Chẳng hạn, hai nghìn năm trước đây, nếu một brahmin chết, cơ hội chín mươi chín trong một trăm lần là người đó sẽ không được sinh lại trong gia đình sudra. Vì tâm trí tích luỹ tất cả những ấn tượng của cuộc sống và ghi nhớ chúng, nên việc đi vào và di cư của linh hồn hoàn toàn bị qui định chặt chẽ bởi hệ thống đẳng cấp. Đẳng cấp sudra bị coi như tiện dân. Thành viên của đẳng cấp khác thậm chí sẽ không cho phép cái bóng của người đó được rơi lên họ, và nếu một cái bóng như vậy mà rơi vào, thì ngay lập tức họ phải tắm.

Cho nên brahmin và sudra bị phân tách rất sâu rộng - bởi thung lũng vô tận. Sau cái chết, linh hồn của brahmin sẽ không có khả năng nghĩ tới lấy việc sinh trong gia đình sudra - bởi vì tâm trí và các ham muốn của nó, đã rất chống lại bất kì dính líu nào với đẳng cấp sudra. Do đó, không thể thay đổi đẳng cấp hai nghìn năm trước đây. Mãi cho tới thời Mahavira, chính hiện tượng hiếm hoi là một người lấy việc sinh ở các tôn giáo khác nhau. Tiến trình của từng tín ngưỡng tôn giáo đã được xác định rõ ràng đến mức nó chảy thẳng lên trước như dòng sông bị chắn kĩ. Không chỉ trong kiếp sống hiện tại của người ta, mà trong việc sinh trước của người ta nữa thì người ta cũng đã đi bên trong cùng một tín ngưỡng tôn giáo.

Ngày nay, trong thế kỉ hai mươi này, điều này là không thể được. Cũng như các hoàn cảnh đã ngày một tự do hơn và được nhìn xa hơn trong thế giới bên ngoài, về bên trong mọi người cũng đã trở nên tự do hơn và sẵn sàng tiếp thu cái mới hơn. Đấy tất cả là vấn đề tâm trí. Hiện tại đỡ lúng túng hơn nhiều cho một brahmin để ngồi với một người Mô ha mét giáo và ăn cùng bữa hơn là trước đây đã thế, và khi thời gian trôi qua, sẽ không có lúng túng chút nào.

Người mà trong anh ta cái loại lúng túng này còn chưa trở nên bớt đi thì không phải là người hiện đại. Tâm trí người đó cổ lỗ năm trăm năm. Với người hiện đại không có lúng túng chút nào. Ngày nay, sẽ rất ngớ ngẩn thậm chí nghĩ về lúng túng đó. Bởi vì điều này, các cánh cửa đã trở thành rộng mở cho các linh hồn thay đổi tôn giáo và đẳng cấp.

Trong năm trăm năm qua các cánh cửa đã mở ra ngày một rộng hơn. Do điều này, bây giờ có thể nói ra một số điều. Nếu tôi đã bước đi trên nhiều con đường trong các lần sinh quá khứ của mình, bây giờ dễ dàng hơn cho tôi để nói về chúng. Vậy, nếu người tìm kiếm nào đó từ Tây Tạng tới hỏi tôi điều gì đó, tôi sẽ có khả năng hướng dẫn người đó. Nhưng tôi sẽ có khả năng làm như vậy chỉ nếu vào lúc nào đó, trong chuỗi sinh quá khứ của mình, tôi đã đi tới biết hệ thống giá trị của Tây Tạng, nếu bản thân tôi đã biết đến bầu không khí tràn ngập tại đó qua việc đã sống trong nó; bằng không thì không được. Nếu như tôi nói điều gì mà không kinh nghiệm, điều đó sẽ chỉ hời hợt. Thế thì nó sẽ không sâu sắc. Bản thân tôi sẽ phải trải qua một điều đặc biệt để có khả năng nói về nó trong chiều sâu.

Nếu tôi mà không tự mình làm bất kì lời cầu nguyện nào trong nhà thờ Mô ha mét giáo, việc nói của tôi về namaz sẽ chẳng có ích gì nhiều. Nhưng nếu bản thân tôi có thời đã trải qua namaz, thế thì tôi có thể biết rằng người ta có thể có khả năng đạt tới cùng đích qua namaz như người ta có thể đạt tới bằng lời cầu nguyện Hindu. Thế thì tôi không trở thành chiết trung. Tôi không nói rằng không có sự khác biệt giữa namaz và prarthana, lời cầu nguyện Hindu, bởi vì tôi tin rằng người Hindu và người Mô ha mét giáo phải trở thành một. Các lí do của tôi để nói như vậy là khác: tôi biết rằng mặc dầu các phương pháp có thể khác, nhưng mục đích là một.

Vậy, tình huống bây giờ đang thay đổi. Trong một trăm năm tới, sẽ có trao đổi lớn trong các linh hồn. Cũng như mối quan hệ bên ngoài sẽ tan vỡ, mối quan hệ bên trong cũng vậy - theo cùng tỉ lệ.

Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng những người đã áp đặt những điều kiện nghiêm ngặt lên phương tiện và phương pháp bên ngoài, thực tế đã làm như vậy chỉ để duy trì biến đổi bên trong. Với những lí do như vậy, hệ thống đẳng cấp của đất nước này không thể nào được giải thích hay hiểu một cách khoa học. Ngày nay chúng ta cảm thấy biết bao nhiêu bất công phải đã được duy trì qua những brahmin cổ đại, những người mà một mặt đã viết ra Upanishad và mặt khác đã lập kế hoạch để hành xử bất công với sudra, đẳng cấp thấp nhất. Những điều này dường như mâu thuẫn. Hoặc Upanishad là sai hoặc chúng đã không thể được viết ra bởi cùng các brahmin người đã tạo khung cho các qui tắc đạo đức cho cách sống của sudra. Nếu cùng brahmin đó đã làm điều đó, phải có sai lầm ở đâu đó.

Nhưng sự kiện là ở chỗ sự thu xếp này đã được phát minh ra bởi cùng các brahmin. Bạn không thể hình dung nổi rằng cùng Manu người đã cho ra Manu-Smriti, bộ luật xã hội Hindu bao gồm cả khái niệm về hệ thống đẳng cấp, có thể nhấn đi nhấn lại một cách cao thượng vào khả năng của con người trở thành điều thiêng liêng. Nietzshe đã nói rằng không người nào thông minh hơn Manu đã từng được sinh ra trên trái đất. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu các phát biểu của Manu về sudra và các đẳng cấp khác, ông ấy đã tạo ra những rào chắn lớn vô cùng không thể nào vượt qua nổi giữa các đẳng cấp đến mức không người nào khác đã từng làm được. Chúng ta không có khả năng làm rung chuyển dinh thự mà con người này đã xây dựng bằng một tay từ năm nghìn năm trước đây. Trật tự xã hội đó tiếp tục còn chi phối thậm chí ngày nay.

Ngày nay, tất cả các giới luật pháp, mọi giới thẩm quyền, toàn bộ giới trí thức và toàn bộ nền chính trị ở Ấn Độ đều đứng về phía chống lại con người Manu này, người đã chết năm nghìn năm trước đây. Điều đó chứng tỏ rất khó gạt bỏ hệ thống mà ông ấy đã bầy ra. Từ Raja Ram Mohan Roy cho tới Gandhi, những người khôn ngoan nhất ở Ấn Độ trong một trăm năm mươi năm qua đều đã tranh đấu chống lại Manu. Con người này là một tầm cỡ lớn. Gandhi và Raja Tam Mohan Roy dường như chỉ là thiếu niên và trẻ con trước ông ấy. Tất cả các hoàn cảnh từ thời Manu đã thay đổi, nhưng vậy mà vẫn khó loại bỏ ông ấy. Lí do cho điều này là bên trong, và chúng đi vào rất sâu.

Khái niệm cơ bản là thế này, rằng nếu ai đó thực hiện namaz trong cuộc sống này, thế thì Manu nghĩ rằng người đó nên lấy việc sinh lần nữa chỉ trong gia đình Mô ha mét giáo thực hiện namaz. Bằng không, nếu tín ngưỡng của người đó bị thay đổi trong mọi lần sinh, thế thì công việc mà có thể đáng được hoàn thành trong ba lần sinh của con người được sinh trong cùng tín ngưỡng sẽ phải lấy ba mươi lần sinh. Nếu tín ngưỡng này bị thay đổi trong mọi lần sinh, thì móc nối cũ trở nên bị mất. Mọi lúc người này thay đổi con đường, người đó phải bắt đầu từ ABC. Người đó không thể được nối với tín ngưỡng cũ của mình. Nếu một người được sinh ra trong gia đình Mô ha mét giáo trong lần sinh quá khứ và nếu trong lần sinh này người đó được sinh ra trong gia đình Hindu, người đó sẽ phải bắt đầu từ ABC lặp lại. Công việc được làm trong lần sinh trước sẽ vô dụng.

Điều đó sẽ giống như một đứa trẻ học lớp một rồi bỏ trường trong sáu tháng và tham dự lớp khác mà tại đó nó bắt đầu từ đầu, và thế rồi nó thay đổi sang trường thứ ba nơi nó lại bắt đầu lại lần nữa. Khi nào thì việc học hành của nó sẽ hoàn hoàn tất? Nó sẽ vẫn còn chỉ ở lớp một.

Cho nên khái niệm của Manu rằng một người nên được sinh ra lặp đi lặp lại theo cùng tín ngưỡng để làm cho người đó có khả năng bắt đầu từ nơi người đó đã bỏ lại trong lần sinh trước là rất có giá trị. Điều này có thể xảy ra chỉ nếu hệ thống này được làm rất chặt và cứng nhắc, không lỗ hổng nào, không ngoại lệ nào. Nếu chỉ đến mức thế này là được phép - rằng sẽ không có vấn đề gì nếu một brahmin cưới một gia đình sudra - thế thì Manu là đủ thông minh để thấy rằng nếu người ta có thể cưới một gia đình sudra, đâu là khó khăn trong việc lấy việc sinh vào trong gia đình sudra? Nếu một brahmin, bằng việc cưới một người vợ sudra, có thể cho cô ấy đứa con, thế thì tại sao người đó không thể lấy việc sinh qua một người mẹ sudra? Không có phản đối logic trong trường hợp đó.

Do đó, nếu người ta bị ngăn cản không lấy việc sinh như vậy, thì người đó cũng sẽ phải bị ngăn cản không cho việc sinh như vậy. Hạn chế lớn như vậy đã được áp đặt lên hôn nhân. Nếu những hạn chế này được nới lỏng dù chỉ một li, toàn thể hệ thống đã được xây dựng sẽ bị rối loạn tồi tệ.

Nhưng nó đã trở thành như vậy. Bây giờ sẽ rất khó để đưa nó vào trật tự lần nữa - không chỉ khó khăn, điều đó sẽ là không thể được. Toàn bộ tình huống là đến mức điều đó không thể có được. Bây giờ chúng ta sẽ phải tìm ra phương pháp tốt hơn, tinh vi hơn phương pháp Manu đã phát minh ra. Manu đã rất thông minh, nhưng hệ thống của ông ấy rất thô - và một hệ thống thô thiển sẽ chứng tỏ bất công cho con người. Những hạn chế xã hội là ở ngoài rất nhiều, mặc dầu mục đích của chúng là để điều chỉnh cái bên trong. Bây giờ điều này sẽ không có tác dụng. Nó nhất định tỏ ra khó khăn vào ngày mai nếu không phải hôm nay. Nó sẽ trở thành giống như áo bó cho xã hội.

Bây giờ chúng ta sẽ phải làm những thực nghiệm trên bình diện mịn hơn. Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải làm namaz và prarthana có tính cách linh động để nếu một người đã rời bỏ namaz trong lần sinh quá khứ, người đó có thể bắt đầu prarthana trong lần sinh này chỉ từ chỗ người đó đã bỏ lại với namaz. Namaz và prarthana nên đổi lẫn cho nhau được. Tai người ta không nên bị ước định quá nhiều bởi tiếng chuông đền chùa đến mức âm thanh của ajan, lời gọi buổi sáng trong nhà thờ Mô ha mét giáo, được nghe vào buổi sáng dường như lạ lẫm với người đó. Hài hoà bên trong nào đó sẽ phải được phát minh ra giữa chuông đền Hin du và âm thanh của ajan.

Điều này không khó. Với tương lai, sẽ có cần thiết cho tính tôn giáo mới, không phải là tôn giáo mới. Toàn bộ khái niệm của Manu đã sụp đổ; các tín ngưỡng của Phật và Mahavira đã mất. Nếu người ta muốn thực nghiệm với cùng nền tảng cũ, người đó sẽ thất bại. Gurdjeff đã thử hết mức độ mình để làm điều đó; Krishnamurti lao động cho điều này trong bốn mươi năm qua, nhưng chẳng cái gì xảy ra cả.

Mọi hoàn cảnh đã thay đổi. Trong những hoàn cảnh thay đổi này, một khái niệm được quan niệm tuyệt đối mới là cần thiết. Khái niệm mới này còn chưa được thực nghiệm cho tới giờ. Đó là khái niệm về tính tôn giáo mới mà trong đó mọi tôn giáo, như chúng hiện thế, đều đúng. Mắt chúng ta bị cố định vào mục đích, và nhấn mạnh phải đặt vào việc cứ bước đi. Người ta có thể bước trên bất kì con đường nào, nhưng sự gần gũi của tất cả các con đường sẽ là ở mức người ta có thể cắt ngang qua con đường khác một cách dễ dàng. Khoảng cách giữa các con đường sẽ không lớn đến mức người ta sẽ phải trước hết đi tới lối vào của con đường mới nếu người đó muốn đổi đường. Mọi sự nên là sao cho nếu người đó bỏ con đường này, người đó có thể cắt ngang sang con đường khác, đường nối con đường nọ với con đường kia.

Mục đích bao giờ cũng được nối với tất cả mọi con đường, nhưng việc móc nối các con đường lại chưa bao giờ có đó. Không có khó khăn trong việc đạt tới mục đích qua bất kì con đường nào, nhưng bây giờ thời đại đang ở mức người ta sẽ không có khả năng bước chỉ trên một con đường. Cuộc sống đang trở nên ngày một bị phá vỡ hàng ngày, ở bên trong cũng như ở bên ngoài.

Một người sinh ra và lớn lên trong gia đình Hindu có thể phải trải qua toàn bộ cuộc sống còn lại của mình ở châu Âu. Người khác sinh ra ở Mĩ có thể trải qua cuộc sống của mình trong rừng Ấn Độ. Một người lớn lên ở London có thể trải qua phần còn lại cuộc sống mình ở Việt Nam. Điều này sẽ xảy ra lặp đi lặp lại bây giờ. Bầu không khí sẽ thay đổi hàng ngày cả về vật chất và tâm lí. Những thay đổi này sẽ nhanh chóng đến mức chúng ta sẽ phải xây dựng các con đường nối các đường cái lại.

Koran và Gita không phải là một, nhưng mối nối có thể được thực hiện để nối cả hai. Cho nên tôi muốn trải rộng mạng lưới các sannyasin, những người tạo nên mối móc nối này. Các sannyasin này sẽ làm namaz trong nhà thờ Mô ha mét giáo, nói lời cầu nguyện trong nhà thờ Ki tô giáo và làm kirtan trong đền thờ nữa. Họ sẽ bước trên con đường của Mahavira, thiền như Phật đã làm, và thậm chí thực nghiệm với tín ngưỡng Sikh, do vậy tạo ra các mối nối - một chuỗi sống các móc nối con người. Tất cả sẽ được hướng theo một cảm giác tôn giáo - rằng tất cả các tôn giáo, mặc dầu tách biệt, đều là một. Không phải là tất cả các tôn giáo là một và không thể tách rời, nhưng mặc cho chúng tách rời, chúng vẫn là một trong bước đi hài hoà bên trong của chúng hướng tới mục đích. Chúng là một theo nghĩa là chúng đưa bạn hướng tới siêu tâm thức.

Vậy, công việc của tôi là công việc thuộc kiểu thứ ba. Phương pháp như vậy chưa bao giờ được đi theo trước đây. Những nỗ lực nhỏ có thể đã được tiến hành theo hướng này, nhưng chúng tất cả đều thất bại. Ramakrishna đã cố gắng làm điều đó theo con đường nhỏ, nhưng thực nghiệm đó cũng không phải rất cổ. Gần hai trăm năm trước đây, ông ấy đã đi bước đầu tiên theo hướng này. Nhưng nỗ lực của Ramakrishna cũng thất bại. Vivekananda lại cho nỗ lực này mầu sắc Hindu hoàn toàn.

Nanak cũng đã thử cái gì đó theo hướng này vào quãng năm trăm năm trước đây, nhưng điều đó cũng đã không thành công. Nanak đã thu thập trong cuốn Guru Grantha các giáo huấn của tất cả các thánh nhân Hindu và Mô ha mét giáo. Nanak quen hát, còn Mardana chơi tambura. Ông ấy nói rằng nếu người Hindu hát, ít nhất người Mô ha mét giáo cũng nên chơi tambura để cho đôi khi bài ca và nhạc cụ có thể trở thành một.

Nanak tới Mecca và cũng cầu nguyện trong nhà thờ Mô ha mét giáo, nhưng tất cả nỗ lực của ông ấy để tích hợp hai tôn giáo đã thất bại. Pantha, một giáo phái mới của người Sikh, đã được tạo ra bằng việc thu thập tất cả những điều ông ấy đã nói trong Guru Grantha. Một số vị thánh Sufi đã thử đưa hai tôn giáo này lại gần nhau, nhưng tất cả mọi nỗ lực của họ vẫn còn bị hàm chứa trong những điều sơ bộ và đã không phát triển.

Có lí do cho điều này: thời đại và con người còn chưa được phát triển đầy đủ vào thời đó. Nhưng bây giờ thời điểm đã tới, và những nỗ lực qui mô lớn có thể được tiến hành.

Cho nên chiều hướng của tôi là ở hướng thứ ba. Tôi không muốn tán tỉnh cái cũ, tôi cũng không muốn tạo ra cái gì mới. Nhưng nhấn mạnh và khăng khăng của tôi là vào việc bước - trong thực hành bất kì cái gì có đó trong cái cũ và cái mới.

Chính tự do của bạn là chọn cách đi của mình.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx