sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 17

Thầy Tự kính mến.

Chị Phượng ngày ấy đã yêu thầy. Và bây giờ, thầy hãy tin ở em: chị Phượng vẫn đang chờ đợi thầy. Điều này nói ra, không hiểu có gây nên bất lợi gì cho thầy không? Nhưng, có lẽ, một sự phòng bị điều bất trắc như vậy cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Từ lâu, thầy đã bị người ta làm tình làm tội rồi. Bây giờ, muốn hại ai, người ta có cần gì phải nhọc mình kiếm cớ! Nghệ thuật dựng chuyện vu cáo và thói quen áp chế con người, có thể quy tội tày đình cho bất cứ kẻ nào hành động trái ngược với quan điểm của mình, của chúng ta cũng có thể trở thành đề tài nghiên cứu lý thú của các nhà xã hội học rồi đấy còn gì!

Hai mươi năm qua rồi, nhắc lại những gì đã xảy ra nếu không là để cho tương lai khỏi phải mắc phải sai lầm thì chỉ là gây nên một nỗi buồn hủy hoại đơn thuần. Em nhận ra, con người ta luôn luôn mắc một thiếu sót gì đó trong cuộc đời mình. Nó là món nợ của họ với tạo hóa. Một món nợ rất khó trả.

Em không có ý trách thầy. Em chỉ muốn đạt tới độ sâu cần thiết như tư duy lý luận kết hợp với hình ảnh chân thật thôi. Như vậy thì em làm sao quân được buổi chiều thu mưa rơi tầm tã ấy. Cái buổi chiều thầy lên tàu ra mặt trận, dưới cái lốt vinh quang của người chiến sĩ, là một nạn nhân khốn khổ của một mưu mô đê hèn. Thầy có để ý không khi nghe “tiếng còi tàu như xé đôi lòng” nhiều đứa chúng em đã thét lên đau đớn. Và không ít bạn đã nguyền rủa âm thầm, rồi sau đó gửi đơn kháng nghị lên cấp trên, vạch mặt kẻ gây ra cuộc đọa đầy đểu giả. Thầy có để ý không, khi tàu đỗ ở ga P. cách ga chính chúng em tiễn đưa thầy hai cây số? Trong màn mưa dầy nặng lúc chiều buông tím sẫm không gian, trên sân ga vắng vẻ, có một bóng thanh nữ cô đơn, mắt đẫm lệ, lặng lẽ để cái nhìn trôi theo con tàu chuyển bánh về cõi xa. Chị Phượng không dám gặp mặt thầy, không dám cùng chúng em chia tay thầy ở sân ga chính trên này. Biết làm sao được! Ai là người có lỗi trong cuộc chia tay này?

Thầy đi rồi, chúng em, lớp học sinh của thầy tản mát đi bốn phương. Chiến tranh đến với thị xã nhỏ. Trường học sơ tán vào rừng xa. Nơi trường cũ, sau cuộc hỏa hoạn khủng khiếp và bí ẩn, chỉ còn là một đống hoang tàn: Hoang hóa tràn lấn đó dây. Mỗi bận qua thị xã, em không khỏi chạnh lòng ngơ ngẩn, vì nghĩ tới những ngày qua cũng giống như những con tàu đi biển xa, đang biến mất khỏi tầm nhìn, trở thành hư vô trong tâm trí mọi người. Có nghĩa lý gì đâu một thân kiếp lẻ loi. Thế kỷ này quen tính hàng vạn hàng triệu, lắm khi quên hàng đơn vị.

Trách ai bây giờ? Đó là chuyện phải bàn. Phải ngồi lại với nhau để bàn cho ra nhẽ. Vở kịch còn đang tiếp diễn và không chỉ là cá biệt, là mỗi mình thầy. Việc này có quan hệ với tất cả. Mỗi người trong tất cả, hãy cất tiếng nói của mình từ thực nghiệm của chính mình. Tìm kiếm chân lý không phải là độc quyền của riêng ai. Phát ngôn nó cũng không phải là đặc quyền của ai hết.

Tới đây thì em cần phải giới thiệu với thầy về em rồi. Em là phó tiến sĩ hàng hải, làm chuyên viên trên một con tàu lớn, đi biển xa, đã dọc ngang trên sóng nước tất cả các đại dương, đã quen thuộc với mỗi bến cảng quốc tế, giao tiếp với đủ các loại người trên nhiều châu lục.

Em khoe khoang trước thầy điều ấy thật đúng là hơi lố. Vì thực ra có cần phải có một môi trường rộng đến thế đâu khi nghiên cứu thực nghiệm! Một nhà trường. Một thị xã nhỏ. Một con tàu. Có lẽ cũng đã đủ lắm rồi. Một con người là một cá thể hữu hạn, nhưng cũng là cái vô hạn, vô cùng. Trong tôi, có ta.

Một con tàu, vài chục thủy thủ, một thuyền trưởng, một bí thư đảng bộ, có lẽ cũng như một nhà trường, nó là một xã hội thu nhỏ. Con tàu của em. nó bé nhỏ, nhưng nó cũng phản ánh và mang trong nó đủ mọi vấn đề xã hội.

Thưa thầy, cứ theo cách chia của em thì cái con tàu xã hội của em có ba phái chính đáng cùng nhau tồn tại và hàng ngày tranh luận gay gắt với nhau trên tất cả mọi vấn đề.

Câu chuyện có mùi vị Quylive lưu lạc đến Nước Tý hon. Ở đó, có hai phái tranh chấp nhau: phái đi giầy cao gót, phái đi giầy thấp gót! Nhưng thầy đừng cười em nhé, vì đây là chuyện có thật. Phái thứ nhất em gọi là phái duy tín, gồm những người lấy lòng tin của mình làm căn cứ, cái gì trái với điều mình vẫn tin và cho là thiêng liêng thì không thể chấp nhận. Phái này có câu nói cửa miệng: “Căn cứ vào... thì...”. Phái thứ hai là phái duy lợi, gồm những người luôn lấ lợi ích là căn cứ, cái gì trái lợi ích của mình hay của những người chung với lợi ích với mình thì không chấp nhận. Phái cuối cùng là phái duy

lý, phái này lấy trí thức, khoa học làm căn cứ, cái gì trái với quy luật khách quan mà mình nhận thức được thì không chấp nhận. Tất nhiên, các khái niệm trên đây, cũng như lập luận tiếp sau, là do em đặt ra và tham khảo ý kiến của một người thầy nữa của em, phó tiến sĩ X.T. hiện công tác ở Viện Khoa học Việt Nam. Do vậy, có những khái niệm không trùng hợp với khái niệm có sẵn của các nhà khoa học hay triết gia, ví dụ khái niệm duy lý của Đêcác (Rene Descartes (1596-1650) nhà triết học, toán học, vật lý học Pháp).

Tiêu biểu cho phái duy lợi là trưởng tàu, một người đàn ông béo nhờn. Ông ta dùng lợi ích để tập hợp lực lượng. Vừa thực dụng, ông ta vừa lý sự ra trò. “Tôi bất biết nguyên tắc chính sách, đạo đức gì ráo, lợi ích là cái thúc đẩy tiến hóa, cứ thế mà theo, đỡ phải mệt óc mà lại kết quả rõ rành tắp lự”. Tất nhiên, ông ta là đối tượng tranh luận và khống chế giáo dục của đồng chí bí thư năm mươi nhăm tuổi, một người xuất thân dân chài, hoạt động du kích, bị Mỹ - ngụy bắt tù ở Côn Đảo, năm 1973 được trao trả cho ta. Ông luôn phê phán ông trưởng tàu là vụ lợi, là vô nguyên tắc. Người ta sống, hoạt động là do có niềm tin. Niềm tin là sức mạnh lớn lao. Niềm tin đó thể hiện ở sự chấp hành các nguyên tắc, chính sách... Còn phái duy lý? Thưa thầy, phái này, em tự xưng là thủ lĩnh.

Đã xảy ra chuyện gì mà sinh ra phe phái dữ dằn vậy? Thưa thầy, đúng là đã có chuyện. Và bây giờ, viết thư cho thầy đây, chỉ có thể tự hào mà báo cáo với thầy rằng: chính em, thủ lĩnh tự phong của phái duy lý đã góp phần công sức không nhỏ để đưa con tàu vượt qua cuộc khủng hoảng vô cùng nghiêm trọng, như vượt qua phong ba giữa đại dương, cập bến an toàn.

Số là đã có một âm mưu phiến loạn!

Gã trưởng tàu, sau khi lừa bắt giam được đồng chí bí thư, đã kêu gọi tất cả các thủy thủ, thợ máy cùng các chuyên gia, các nhà khoa học “đoàn kết” xung quanh hắn, đưa con tàu đến một cảng lớn của một nước tư bản, nhập quốc tịch hay xin cư trú chính trị, bắt đầu một cuộc làm ăn mới. Bởi vì, gã bảo, suy cho cùng, như Mác nói, con người ta trước hết là phải ăn, ở, nghĩa là tồn tại đã...

Tất nhiên gã trưởng tàu đã thu phục được một lực lượng khá đông đảo. Nhưng, cuối cùng thì thế cờ đã lật ngược. Bởi vì em, chính em đã khôn ngoan lật tẩy gã, thuyết phục những người bị lợi ích vật chất trước mắt mê hoặc, bí mật giải thoát đồng chí bí thư và sau một hồi xô xát, vật lộn, lực lượng phản phiến loạn đã tóm cổ được gã trưởng tàu phản phúc!

Ôi! Chuyện ly kỳ như truyện “Cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Blood” của nhà văn Anh E. Xabatini. Em mà viết lại được, không cần thêm bớt, chắc chắn bán chạy hơn cả tiêu thuyết tình báo, món hàng đắt khách nhất hiện giờ.

Nhưng điều em muốn nói với thầy không phải là câu chuyện ly kỳ nọ. Sau sự kiện động trời nọ, để đảm bảo cho con tàu tiếp tục vận hành trong hành trình đã định của nó, một vấn đề đặt ra hết sức cấp bách và có tính chất quyết định:

Ai sẽ đảm nhận vị trí người chỉ huy con tàu?

Muốn hay không thì cũng phải có một người chỉ huy? Muốn hay không thì cũng phải hành động dưới một sự chỉ huy thống nhất tập trung. Nếu không thì trống đánh xuôi kèn thổi ngược, mãi mãi lênh đênh ngoài trùng khơị, rồi hết nhiên liệu, cạn nguồn thực phẩm, rồi cắn xé lẫn nhau và làm mồi cho bọn cướp biển hoặc thức ăn cho cá mập.

Phải có một người lãnh đạo con tàu! Phiền cái, bỗng dưng không muốn, em và đồng chí bí thư, một người tiêu biểu cho lực lượng khoa học, một người đứng đầu một sức mạnh chính trị, bỗng dưng trở thành đối đầu nhau. Vậy thì lãnh đạo con tàu là em, hay là đồng chí bí thư nọ. Thoạt đầu, theo thói quen trách nhiệm, đồng chí bí thư giơ tay xin đảm nhận chức trách trưởng tàu. Nhưng, hình như thấy ít người vỗ tay, nên đồng chí ấy liền rụt tay lại và tươi cười: “Không sao! Không sao! Ta cứ trao đổi cho hết lẽ đi. Ai nào?” Không ai nói. Bầu đồng chí bí thư thì anh em không muốn, vì đồng chí ấy mới học hết lớp bốn, hiểu biết khoa học quá ít. Mà bầu em thì anh em lại ái ngại làm phật lòng đồng chí bí thư. Vì thực tình anh em rất quý mến con người đã cống hiến mình cho cách mạng và rất mẫu mực này. Xin thầy tin ở em, con người này không thuộc type bí thư Lại. Thật là bế tắc! May thay, chính đồng chí bí thư đã có sáng kiến hòa giải. Đồng chí nói:

- Vậy thì nhà khoa học có dám chỉ huy con tàu không? Có tin là mình chỉ huy được không? Xin mời phát biểu. Anh em khác nữa. Tất cả, ai có ý kiến xin cứ trình bày. Rồi ta lựa chọn bằng phiếu bầu. Được không?

Tất cả mọi người vỗ tay ran ran.

Thưa thầy, hai hôm sau trong một cuộc họp đại hội toàn thể cán bộ, thủy thủ con tàu, em đã đọc một bài viết trong đó em trình bày quan điểm của riêng em. Gọi nó là tuyên ngôn tranh cử cũng được. Em xin phép được chép lại bài đó gửi thầy. Toàn văn như

“Thưa các đồng chí! 1

Thực tế xã hội trên con tàu đã khiến chúng ta chia anh em thành ba phái: duy tín, duy lợi và duy lý. Cách chia như thế dẫu thế nào cũng là cực đoan. Vì thật ra, đó chỉ là ba mặt thống nhất trong một con người: quyền lợi, lòng tin và tri thức.

Tuy nhiên, phân lập là một cách thức để nghiên cứu. Vả lại nếu suy xét kỹ càng thì con người ta trong hoạt động của mình, cũng thường hay thể hiện sự nặng nhẹ về một mặt nào đó. Ví dụ, ta thường nói: anh này là một người có trình độ khoa học, bác kia là người có niềm tin vững chắc, ông nọ là người tiêu biểu cho quyền lợi giai cấp. Vì thế, phân chia như vậy cũng có thể chấp nhận được. Mặc dầu rằng chúng ta ao ước có một nhà lãnh đạo lý tưởng kết hợp được cả ba yếu tố đó trong mình. Một con người của giai cấp (duy lợi), có lòng tin (duy tín), có trình độ khoa học (duy lý).

Nhưng ta hãy giả sử là không có con người lý tưởng đó! Vậy thì trong hoàn cảnh cụ thể của con tàu chúng ta, tôi nhắc lại là trong hoàn cảnh cụ thể của con tàu chúng ta, khi sóng gió đấu tranh chính trị đã qua, thì con người cần thiết cho chúng ta, theo tôi, đó phải là con người mang đặc tính duy lý thật rõ.

(Xin các đồng chí chớ hiểu lầm tôi: Khái niệm con người mang đặc tính duy lý thật rõ không trùng hợp với khái niệm nhà khoa học thuần túy. Và nếu nói riêng về tôi thì xin các đồng chí nhớ cho, tôi cũng là một đảng viên cộng sản, và tôi vô cùng tự hào về lý tưởng, niềm tin đó của tôi).

Bởi vì trong ba mặt của con người thì dức là tri thức, là sự nắm bắt các qui luật khách quan, là căn cứ xác đáng để xem xét các mặt khác; do đó nó chấp nhận, bao dung được cái duy lợi, duy tín hợp lý. Ngược lại, khi chủ nghĩa duy lợi hay duy tín làm chủ cuộc sống thì nó không chấp nhận nổi cái duy lý.

Đã có một thời lịch sử con người cố tạo ra sự hài hòa giữa duy lý và duy lợi. Ấy là khi Các Mác nêu khẩu hiệu: “Kết hợp chân lý khoa học và quyền lợi của giai cấp công nhân”. Các Mác rất coi trọng vấn đề lợi ích giai cấp. Nhưng là nhà khoa học, Các Mác xuất phát từ góc duy lý mà tiếp cận duy lợi.

Còn chúng ta, những kẻ sau Các Mác, có được như thế không?

Trong Bút ký triết học, Lênin viết câu này: “Người ta không thể hiểu được Tư bản của Mác và đặc biệt là chương đầu của bộ sách đó, nếu không nghiên cứu kỹ và hiểu toàn bộ lôgich của Hêghen. Vậy là sau Các Mác nửa thế kỷ, không một người mácxít nào đã hiểu Mác!”

Không hiểu Mác! Cả một chuyên đề lớn cần phải hội thảo, bàn luận. Tiếp thu, thực hiện cái đỉnh cao nhất của tri thức nhân loại ấy đâu có phải là chuyện đơn giản. Bởi vậy, nếu như chúng ta có hiểu Mác một cách thô thiển, vụ lợi, rồi vô tình xa rời Mác, phản bội lại Mác thì cũng có gì là khó hiểu?

Chỉ cần là chúng ta dám can đảm nhận lỗi lầm. Hiểu biết càng ít thì tính duy lí càng ít, càng dễ thành duy lợi cực đoan, thậm chí biến chủ nghĩa thành một thứ duy tín, một thứ tôn giáo. Và như vậy thì đã và sẽ có bao nhiêu thảm họa, khi duy tín và duy lợi làm chủ đời sống?

Ngày xưa, các giáo hội La Mã đã thiêu sống các thiên tài khoa học, các hoàng đế ngu xuẩn của nước Trung Hoa xưa đã phần nho khư, tức đốt sách, giết nhà nho. Vừa qua, những Hồng vệ binh, những nông dân mù chữ Trung Quốc và bọn lính Pôn Pốt, vỗ ngực là những môn đồ của Mác, đã hành hạ, tróc nã trí thức dân tộc mình. Nhiều danh nhân văn hóa Liên Xô là nạn nhân của các vụ bạc đãi. Trí thức là một trong những đối tượng của Cách mạng Xô-viết Nghệ Tĩnh: trí, phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ.

Nhưng cái mà người ta quen mồm gọi là “cực tả” ấy, thực chất là gì, nếu như không phải là sự ngu dốt, sự mù lòa trước thực tế lịch sử tiến hoá của nhân loại? Bởi vì lịch sử tiến hóa của nhân loại chính là quá trình hoàn thiện công cụ, quy trình, kỹ năng, phương pháp quản lý sản xuất - tức là quá trình gia tăng các trí thức của con người về các quy luật của tự nhiên và xã hội.

Dòng gia tăng tri thức xã hội của loài người là cái lõi, phản ánh bản chất của sự tiến hóa và tồn tại mãi mãi cùng loài người.

Còn cách mạng xã hội? Đó chính là kết quả của sự cạnh tranh giữa hai thế lực lãnh đạo xã hội, tiêu biểu cho hai nấc thang và trình độ tổ chức xã hội, ứng với hai trình độ phát triển khác nhau của khoa học, tri thức của loài người. Thế lực lãnh đạo nào có trình độ cao hơn thì sẽ thắng thế lực kia.

Trong cuộc đấu tranh giữa tư bản và công nhân, Mác cho rằng giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo có trình độ cao hơn, nhưng Mác đặt ra một điều kiện: đó phải là giai cấp công nhân đại công nghiệp. Cũng có nghĩa rằng, đó là một giai cấp công nhân trí thức.

Lênin làm sáng tỏ hơn luận điểm trên của Mác, Người nói: “Chỉ có thể đem toàn bộ kho tri thức của nhân loại làm giàu cho bộ óc của mình, chúng ta mới có thể trở thành người cộng sản”. Cũng có nghĩa rằng, chộng sản và chất trí thức phải trùng khít làm một.

Chẳng những thế, Lênin còn chỉ rõ: việc xây dựng xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa không thể không dựa trên cơ sở công nông liên minh và tri thức cách mạng. Người viết: “Trước sự liên minh của đại biểu khoa học, giai cấp vô sản và giới kỹ thuật, không một thế lực đen tối đứng vững được”.

Thử hỏi: chúng ta đã coi trọng thỏa đáng sự liên minh đó chưa?

Thưa các đồng chí. Tiếp thu cho đầy đủ các quan điểm khoa học của các nhà kinh điển thật không dễ. Theo tôi, điều đó có căn nguyên từ tính chất đặc biệt của xã hội ta - một xã hội đã trầm tích rất lâu dài một nếp sống có cơ sở lý thuyết là nho giáo. Trong tâm thức của rất nhiều thế hệ người Việt Nam chúng ta, luôn in dấu một xã hội mô phỏng theo hình ảnh một gia đình con cái thuận hòa, dưới sự che chở của một ông cha uy nghiêm và thương con.

Trong xã hội ấy, kẻ nào có cá tính, có bản lĩnh độc lập sẽ là lạc loài hoặc bị vấp váp, tiêu vong, hoặc phải mài mòn mình để hòa hợp. Xã hội đề cao con người thuần, chứ không phải con người sắc sảo. Xã hội ấy đề cao con người chịu khó tu thân, tự giác làm nghĩa vụ, chứ không phải là con người có trí tuệ, tài năng, phẩm chất. Đại thần trước hết là quan trung nghĩa, chứ không phải là quan có tài.

Hết gạo chạy rông lại Nhất nông nhì sĩ. Câu ca dao ấy dẫu thế nào cũng phản ánh trạng thái tư duy thô sơ của một bộ phận xã hội.

Đấu tranh giải phóng dân tộc liên miên lại là cái môi trường bó buộc sự phát triển trí tuệeo một nẻo riêng, khó tránh khỏi biệt lập.

Trên cái nền ấy, nói riêng về phạm vi tổ chức, mới phát sinh chuyện dùng các tiêu chuẩn khác, không cơ bản, để đánh giá con người.

Kết quả là chúng ta muốn xây dựng một hệ thống phát triển thì là thu được một hệ thống trì trệ, cản trở sự phát triển. Người chỉ huy không đủ tri thức, lòng lại đầy ham muốn thì dễ sa vào vòng duy ý chí, đối lập với tri thức và trở thành độc tài. Thế là muốn xây dựng một hệ thống tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn thì lại thu được một hệ thống phương hại tới quyền con người. Động tác chính của một cuộc cách mạng là nâng cao năng suất và đời sống không thực hiện được là vì thiếu tác động của tri thức, khó khăn cứ tiếp tục kéo dài.

Đã nhiều lần tôi kể cho các bạn nghe về số phận hẩm hiu của người thầy giáo của tôi, thầy Đặng Trần Tự. Cuộc đời ông ám ảnh tôi bao năm nay. Vở bi kịch riêng tư ấy không hề là câu chuyện đơn lẻ. Nó quan hệ đến tất cả chúng ta, sự nghiệp của chúng ta. Đối tượng tôi muốn lên án không phải chỉ là tên Lại càn rỡ. Ta không nên gọi những tên như tên Lại là cán bộ. Chúng làm gì có chính trị. Chúng là những tên lưu manh, những thằng điên làm ô danh Đảng ta. Chúng ta cũng không chỉ nhằm đích phê phán cho hả giận những người hiện thời đang mang danh cán bộ nhưng trên hành động thực tế lại vô chính là bậc nhất,. vì ít học hành, tự thị về lý lịch và chức phận một cách lố bịch, chỉ biết tôn thờ một mớ tín điều, coi lý thuyết cách mạng như những giáo lý cứng nhắc, độc tôn hơn cả giáo chủ nhà thờ, sẵn sàng truy chụp, vùi dập, cho lên dàn lửa thiêu kẻ nào tỏ ra khác với quan điểm của mình.

Bi kịch là hệ quả của việc làm trái quy l

Thù ghét đối xử tàn tệ với người trí thức là làm trái quỵ luật là dã man, sơ khai, vô văn hóa, là cản trở bước tiến của xã hội.

Chính trị là một khoa học lớn. Lãnh đạo chính trị đúng đắn là sự đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển của văn minh. Sự lãnh đạo của Đảng về chính trị là tất yếu, khỏi phải bàn.

Chính trị chân chính không dị ứng với trí thức, với sự tự do trong tìm tòi nhằm tiếp cận chân lý. Các Mác là nhà khoa học vĩ đại. Các Mác đã nêu tấm gương lớn về sự tự hoài nghi. Người không thể chấp nhận danh hiệu mácxít cho những ai muốn biến Người thành thần tượng bất khả xâm phạm. Huống hồ từ khi Người mất đến nay, đã hơn một thế kỷ trôi qua, thế giới đã có bao nhiêu biến đổi lớn lao.

Mong các đồng chí hiểu cho, tôi không hề có ý định nói xấu cá nhân đồng chí bí thư của chúng ta. Chỉ huy con tàu, nếu không có được một năng lực toàn diện thì dứt khoát phải là một con người duy lý. Tất cả chúng ta đều có chung một gia tài duy nhất, đó là khoa học, là trí tuệ. Không được để phí phạm. Phí phạm là có tội. Với tinh thần đó, tôi xin ứng cử chức vụ chỉ huy con tàu. Tôi sẽ thực hiện lý thuyết trên đây của tôi, một khi nhận được sự tín nhiệm của các đồng chí. Xin cảm ơn các đồng chí.”

Thầy Tự kính mến.

Cuộc bầu cử người chỉ huy con tàu chưa kết thúc. Cuộc tranh luận còn đang tiếp diễn. Một tháng nữa mới tiến hành bỏ phiếu. Không chắc em đã giành được thắng lợi. Tất nhiên em đã và còn sẽ “đăng đàn” nhiều lần nữa. Người hoan nghênh em không ít. Nhưng, những mũi dùi đả kí cũng khá nhiều. Định kích động ai? Định mỵ dân chắc! Thật là vô chính trị! Đặc sệt quan điểm tư sản! Mất lập trường! Không, em không sợ. Cùng lắm thì em cũng chỉ bị đối xử tệ như thầy và thầy đã vượt lên được thì em cũng sẽ noi theo thầy.

Thôi, em miên man dài dòng quá rồi. Giờ em xin trở lại câu chuyện tình yêu của thầy.

Thầy đi B. Bặt vô âm tín. Chúng em bảo nhau săn lùng tìm thầy. Vô hiệu quả. Thằng Tuẫn đã vào ngành công an, mặc áo cảnh sát, đến nhà chị Phượng khoe: đã làm giám thị, phạm nhân phải gọi là ông, xưng là con. Rồi tin ông bí thư Lại đánh tiếng hỏi chị Phượng cho nó. Chúng em sống trong mông lung.

Rồi đột ngột chị Phượng tìm đến em.

- Có thư của bạn Phiêu gửi cho mình.

Em vồ lấy lá thư. Thư Phiêu gửi cho chị Phượng kể lại cuộc gặp gỡ của hai thầy trò, chuyên thầy bị thương ở Trường Sơn. Nhưng sao Phiêu lại gửi thư cho chị Phượng? Phiêu học hết lớp 9 thì đi bộ đội, chỉ quen chị Phượng sơ sơ. Hẳn là có một ức đoán gì vui vẻ lắm nên chị Phượng với miệng cười và mắt đẫm nước.

- Mình đến chào bạn dây!

- Chị đi đâu?

- Mình đi B.!

Đi B. B! Đi B! Một hành trình thần thoại. Nơi ước hẹn của bao lớp người thuở ấy. Cuối cùng thì hầu như tất cả chúng em đN bị cuốn hút vào cơn lốc vĩ đại của chiến tranh, chúng em đều nối gót thầy và chị Phượng.

Cái bản đồ gây cho ta một ảo tưởng thú vị vì sự bé nhỏ có thể bỏ túi được của nó. Nao nức sao khi nghĩ tới một trưa nắng vàng lồng lộng đang mơ màng bên bờ suối, bỗng bồi hồi đứng dậy, với tiếng reo ầm vang vách đá: “Ơ, thầy Tự. Kìa, cả chị Phượng”. Hai người, hai cái mũ tai bèo nghiêng nghiêng. Xung quanh là chúng em, những miệng cười ngạo nghễ: Bọn đê hèn! Chúng bay thua bọn ta rồi!

Phải hơn mười hai năm sau, chậm quá, cái ước ao kia mới đến một phần. Hơn mười năm sau, bãi biển nọ mới vang vọng tiếng em reo: “Kìa, chị Phượng”. Thầy Tự ơi, đó là một ngày tháng năm rất gần đây thôi, tàu em neo lại bất thường vì sự cố và em phải lên bờ.

Rủi ro bất ngờ lại gặp may mắn quá sức. Một chiều vẩn vơ bên bãi biển, đang dõi theo cái hành tung lăng xăng bí ẩn của con dạ tràng, em bỗng thấy một chấm khăn đỏ rực rỡ màu hoa phượng vơ vẩn bên mép nước. Cái thú thẩm mỹ của cuộc gặp trên sóng nước phủ một áng mây lãng mạn, thúc giục em dấn bước. Lạ sao, mỗi bước tâm cảm một trỗi dậy những xúc động nao nao. Cuối cùng là những nét dáng giữa trời của người nọ chập làm một với những nét ghi lại trong bộ nhớ. Và em đã reo to.

Chị Phượng kể: đi bộ đội, sáu năm ở Trường Sơn, sau đó bốn năm học quân y, giờ là bác sĩ điều trị ở trạm điều dưỡng bên bờ biển này.

Ai cũng trở thành một nhà thơ, một triết gia khi đối diện với biển cả. “Chị Phượng ơi có lúc nào nhìn ra khơi, chị nghĩ tới một con tàu rẽ sóng tiến vào...?”. Em hỏi. Chị Phượng ứa lệ: “Có những người càng xa lâu càng ớ”.

Bãi biển ấy tên là Thịnh Long, thầy Tự ạ.

Một học sinh cũ của thầy


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx