Gương mặt Kinh Nương phớt hồng, nàng xấu hổ rời khỏi ngực Trương Hoán, nhẹ nhàng chỉnh lại tóc mây hơi vương, cười nói: “Lại còn nói nữa. Phải cảm tạ Lý Phiên Vân. Là do Lý Phiên Vân đề nghị với Thôi thái hậu. Thôi tướng quốc và các trọng thần khác mới tới đây trồng trọt trước, sau đó mới dần dần dẫn cả quan lại của ông ấy tới. Ta thực sự không có bản lãnh dẫn mấy vị công khanh đại thần tới đây”.
“Tuy nói là như vậy nhưng ý tưởng quan trọng này của ngươi rất kỳ diệu” tn ngồi xuống hỏi: “Tới uống rượu ở tửu lâu của ngươi có những khách quen nào? Ta nói là những trọng thần trong triều đó”.
Kinh Nương cúi đầu suy nghĩ một lát rồi nói: “Thị lang bộ lại Thôi Sướng, Thị lang bộ lễ Tưởng Hoán cùng Thái phủ tự khanh Dương Viêm cùng một số Thiếu khanh, Lang trung. Trong khi đó Thôi tướng quốc và Vương thượng thư, năm ba ngày cũng tới một lần”.
Đột nhiên Trương Hoán cắt ngang lời nói của Kinh Nương: “Hai người bọn họ luôn tới đây cùng nhau sao?”
“Dạ! Lần nào cũng đi cùng nhau. Bây giờ bọn họ đang ở trên lầu, không cho người ngoài vào. Ngay cả thức ăn của bọn họ cũng do thân vệ bưng vào. Ngay cả ta cũng không được vào”.
Lúc này một ý nghĩ dần hình thành trong đầu Trương Hoán. Nếu như có thể biến tửu lâu này thành của hắn. Thế nhưng hắn vẫn chưa thể xác định rõ mối quan hệ giữa Kinh Nương và Thôi Tiểu Phù nên không dám lên tiếng. Việc này cần được suy nghĩ kỹ càng hơn. Trương Hoán chuyển chủ đề, hắn cười nói: “Vậy còn ngươi? Có.. nghĩ tới chuyện tái giá không?”
Kinh Nương yêu kiều trừng mắt nhìn Trương Hoán, nàng khẽ cắn môi nói: “Thật ra ta có thích một người, thế nhưng trong lòng người đó không có ta. Hắn chỉ thương cảm ta. Ta có muốn gả cho hắn cũng sợ rằng hắn không lấy”.
Trương Hoán cười nói: “Thân cận quá sẽ bị hoa dại đâm vào tay. Thế nhưng khi xa cách không gặp lại không nhận ra điểm rung động lòng người. Khoảng cách không xa không gần mới là đẹp nhất. Ai nói là ta đã quên?'
Kinh Nương cười run cả người, nàng cầm một lu rượu, rót cho Trương Hoán, thân thể mềm mại của nàng tựa vào người hắn, ghé miệng nhỏ hồng hồng vào tai Trương Hoán và thì thào như thổi hơi: “Kinh Nương vĩnh viễn không thuộc về người nào nhưng ta rất thích ngươi. Nếu ngươi muốn, bất kỳ lúc nào cũng có thể hái đoá hoa dại này”.
Trương Hoán ôm vai nàng, hắn uống một hơi cạn ly rượu, cười nói: “Nhưng Trương Hoán ta chưa bao giờ hái một đoá hoa không thuộc về chính mình”.
Trương Hoán tự tay rót cho mình một chén rượu nữa, hắn cầm chén rượu đi ra cửa. Khi đi ra cửa Trương Hoán quay đầu lại nhìn vẻ mặt kinh ngạc của Kinh Nương cười nói: “Chờ tới một ngày nào đó ngươi là người của ta. Ta sẽ chậm rãi thưởng thức đoá hoa này. Bây giờ ta muốn đi kính Thôi tướng quốc một chén, nói chuyện với ông ta về hôn sự của con gái ông ta”.
Cơ quan quản lý chính sự Đại Đường nghỉ năm mới năm ngày. từ ngày mùng một tới ngày mùng năm tháng giêng. Thế nhưng điều này chỉ dành cho những quan lại cấp thấp. Đối với những trọng thần nắm quyền quyết định của Đại Đường, mấy ngày nghỉ này có ý nghĩa gì. Ngay từ ngày mùng ba tháng giêng, Thôi Viên đã tới Trung thư tỉnh ở cung Đại Minh xử lý chính sự. Mặc dù các quyết sách về quốc kế dân sinh và những thay đổi nhân sự quan trọng tới tháng tư mới từ, ngay từ đầu năm mới các sự vụ vẫn ùn ùn kéo tới. Sứ thần ngoại quốc tới chúc mừng. Quan đứng đầu các địa phương báo cáo công tác, chuẩn bị buổi thiết triều năm mới. Tất cả những điều này là công việc của ông ta. Nhất là buổi thiết triều năm mới. Đây là lần đầu tiên sau khi tân Hoàng đế lên ngôi. Không cần nói về tầm quan trọng của nó. Buổi thiết triều năm mới dự định cử hành vào ngày mùng bảy tháng giên. Khi đó tân Hoàng đế và Thái hậu sẽ nhận bái triều của quan lại từ ngũ phẩm cho tới các trọng thần. Thôi Viên đã bắt đầu chuẩn bị việc này từ năm trước. Khi thời gian càng tới gần, ông ta càng bận rộn.
Hôm nay là ngày mùng bốn tháng giêng, tranh thủ thời gian rỗi, Thôi Viên và Thượng thư bộ công Vương Ngang tới Khuyến Nông Cư gần cung Đại Minh uống rượu. Thôi Viên cũng có phần ruộng ở Khuyến Nông Cư, thỉnh thoảng Thôi Viên cũng tự mình xuống dưới trồng trọt nhưng không phải vì hứng thú, chủ yếu là vì khuyến nông. Đây là quốc sách quan trọng nhất của Đại Đường. Bản thân Thôi Viên là hữu Tướng quốc, không nghi nghờ gì nữa việc ông ta trực tiếp xuống ruộng canh tác sẽ mang lại những kết quả tích cực.
Vào lúc này vị hữu Tướng quốc của Đại Đường đang đứng bên cửa sổ lầu ba của Khuyến Nông Cư chăm chú nhìn mấy trọng thần đang làm việc đồng áng trong phần đất của mình. Ánh mắt của ông ta chăm chú nhìn Thị lang bộ Lễ Tưởng Hoán hồi lâu. Thị lang bộ Lễ vốn là của Tiêu Hoa. Tháng tư năm ngoái Tiêu Hoa chuyển làm Thứ sử Trần Lưu. Chức Thị lang bộ lễ do Tưởng Hoán, vốn là bộ Lễ tư lang trung tiếp nhận. Tưởng Hoán là do Trương Nhược Hạo đề bạt. Tưởng Hoán làm ở bộ Lễ đã mười năm, nắm giữ thực quyền ở bộ Lễ. Với sự hiện hữu của Tưởng Hoán, Thượng thư bộ Lễ - Lô Kỷ thực sự mất quyền lực. Năm ngoái khi Trương Nhược Hạo qua đời, Tưởng Hoán là đối tượng tranh giành của các thế gia. Thôi Viên cũng đã ra vốn ban đầu, đồng ý đề bạt đệ đệ của Tưởng Hoán là Tưởng Di làm Thứ sử Ngô Quận, Thôi Viên có ý định kéo Tưởng Hoán vào phe đảng mình. Không ngờ Tưởng Hoán lại đầu quân cho Vi gia, nằm ngoài dự đoán của Thôi Viên.
Bảy thành viên nội các của Đại Đường, trên thực tế chức vụ đảm nhiệm và sự không chế quyền lực của bọn họ không giống nhau. Trong sáu bộ của Trung thư tỉnh, ngoài bộ Lễ bị Trương Nhược Hạo khống chế, năm bộ khác đều bị hai nhà Thôi, Bùi thâu tóm. Thôi Viên nắm giữ các bộ: Lại, Binh, Hình. Bùi Tuấn khống chế bộ: Hộ, Công. Trong khi đó người đứng đầu Ngự sử đài và Cửu tự ngũ giám và quan viên chủ yếu đầu quân cho hai đảng Thôi, Bùi.
Trong khi đó trong ngũ đại thế gia, ngoại trừ Thượng thư bộ lễ Lô Kỷ mới nhậm chức, tứ đại thế gian còn lại đều có thực lực nhất định ở địa phương. Chỉ có Vi Ngạc nắm giữ Thiếu phủ tự và Sở Hành Thuỷ nắm giữ Thái phủ tự cùng Diêm thiết giám là có thế lực mạnh nhất.
Bây giờ Vi Ngạc vươn bàn tay của mình tới bộ Lễ, Bùi Tuấn có thể nhẫn nại nhưng Thôi Viên không thể nhẫn nhịn được. Thôi Viên chậm rãi vuốt râu, ánh mắt loé lên. Nếu Tưởng Hoán này không thể để cho ông ta sử dụng, nhất định phải nghĩ cách giết bỏ. Cho dù thế nào đi nữa, không thể để Vi Ngạc đoạt được bộ Lễ.
Bên cạnh Thôi Viên còn một người khác. Đó chính là Thượng thư bộ công Vương Ngang, gia chủ của Sơn Nam Vương gia. Cuối năm ngoái Vương Ngang về Tương Dương tế tổ, sau đó quay về Trường An vào ngày mùng hai tháng giêng. Năm ngoái tâm trạng Vương Ngang có rất nhiều biến động. Từ vui mừng tới bi thương. Tổ tiên Vương gia cũng ở Hà Đông, từ Tuỳ Đường tới nay vẫn là gia tộc lớn ở Hà Đông. Sau khi dẹp xong loạn An Sử, Vương gia vẫn một mực tìm cách quay về Hà Đông, kế hoạch này trải qua đã hai mươi năm khó khăn. Năm ngoái Trương Nhược Hạo chết, đã mở ra cơ hội cho Vương gia khiến cho Vương Ngang cực kỳ vui mừng nhưng đột nhiên thế cục biến chuyển. Hai nhà Thôi, Bùi xuất binh chia cắt Hà Đông. Vương Yên La trốn về Tương Dương khiến kế hoạch quay về đất tổ của Vương gia hoàn toàn thất bại. Thôi Viên đã phản bội lời hứa năm đó với ông ta.
Ngay trong lúc Vương Ngang cực lỳ thất vọng với Thôi Viên, đột nhiên Thôi Viên nói với ông ta là Thôi Viên tự nguyện gả con gái của mình cho con trưởng của mình là Vương Nghiên, đồng thời bổ nhiệm Vương Nghiên làm Hình bộ ti môn viên ngoại lang. Vương Ngang biết đây chính là một hình thức bồi thường đối với mình. Mặc dù hình thức bồi thường này không thể sánh với Hà Đông nhưng tóm lại có vẫn tốt hơn không. Hơn nữa sau cuộc hôn nhân giữa hai nhà Thôi, Vương này, tiền đồ của Vương gia ngày càng tươi sáng hơn.
Vương Ngang đang trầm tư suy nghĩ, đột nhiên nhìn thấy một thị vệ ló đầu qua cửa. “ Có chuyện gì?” Vương Ngang sầm mặt hỏi.
“Bẩm Thượng thư, Đô đốc Lương Châu là Trương Hoán đang cầu kiến bên ngoài cửa'.
“Hãy để hắn vào đi” Ngay khi Vương Ngang chưa trả lời, Thôi Viên đã chậm rãi quay người. Lúc trước ông ta đã nhìn thấy Trương Hoán.
Mấy hôm trước Thôi Viên đã nhận được tin bồ câu đưa thư của quân trấn thủ Phượng Tường, biết Trương Hoán đã vào Quan Trung. Tâm trạng của Thôi Viên đối với Trương Hoán cực kỳ mâu thuẫn. Ông ta vừa hy vọng Trương Hoán gây nên cơn sóng dữ ở Lũng Hữu, tạo điều kiện cho ông ta đạp đổ Vi gia, đồng thời Thôi Viên cũng hy vọng kiềm chế sự quật khởi của Trương Hoán, không trở thành sự uy hiếp đối với những thế gia trong triều đình. Chính vì nguyên nhân đó Thôi Viên đã cử tộc đệ Thôi Ngụ tới thăm Bùi Hữu, đệ đệ của Bùi Tuấn, hàm ý truyền đạt ý kiến của mình, chỉ gõ trống chứ không làm trọng chuỳ. Với cơ trí của Bùi Tuấn, nhất định Bùi Tuấn sẽ hiểu rõ.
Trương Hoán nhanh chóng được thị vệ cho vào phòng. Trương Hoán bước tới thi lễ nói: “Thứ sử quận Vũ Uy Trương Hoán tham kiến Thôi tướng quốc, tham kiến Vương thượng thư”.
“Chẳng lẽ Trương thứ sử cũng muốn tới Trường An trồng trọt sao?” Thôi Viên cười châm biếm rồi ra lệnh cho thị vệ: “Hãy lấy ghế ngồi cho Trương thứ sử”.
“Đa tạ tướng quốc!”.
Lúc này Vương Ngang ở bên cạnh thấy Trương Hoán không có ý định từ chối thì sa sầm mặt xuống. Không nói tới chuyện Vương Ngang ghét cay ghét đắng Trương Hoán, ông ta coi một viên quan bình thường không có tư cách ngồi ngang bằng với Tướng quốc trong triều. Vương Ngang thấy thị vệ mang đệm mềm đặt đối diện với mình thì càng khó chịu. Thế nhưng Vương Ngang cũng hiểu. Sự bất mãn của mình chỉ có thể để trong lòng mà không nói nói ra ngoài. Một khi Tướng quốc đã mời hắn ngồi xuống, mình có tư cách gì phản đối?codon.trai
@by txiuqw4