sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 8

Thái Văn giở tiếp sang một trang nhật ký khác của Lữ, một thứ chữ nhỏ lít sít viết bằng bút chì:

Một ngày cuối tháng Mười:

Tôi và Nghim ngồi nói chuyện với nhau. Suốt gần nửa đêm hôm qua, hai đứa chúng tôi ngồi trên một cái dốc bên cạnh chỗ ở đơn vị dân công của Nghim. Ngửng mặt trông ra ngoài mái lán đã thấy dốc. Con đường núi cứ nhẵn lì, leo một mạch lên đỉnh rồi tuột xuống cũng thẳng một mạch. Hắn là người mở đường đã mở lối đi chiếu theo góc phương vị.

Hai đêm ngày nay đi "gùi" đạn. Cả đơn vị vận tái của Nghim đã làm công việc này suốt gần một tháng nay. Tôi làm quen với Nghim cũng không phái dễ dàng. Anh nói tiếng Kinh bằng giọng đơn đớt, cứng, thỉnh thoảng phải dùng tay ra hiệu. Chung quanh anh lúc nào cũng có mùi thuốc lá nặng: Quần áo, tóc, hơi thở, móng tay đều sặc lên một thứ mùi thuốc lá mà anh em chúng tôi thường quen gọi là thuốc lá "đồng bào".

Nghim khá đẹp trai: Nước da mai mái, mắt đen và ánh mắt linh lợi. Anh mới hai mươi. Tôi và Nghim bơi qua khe X. Tôi ngồi nhai nắm cơm nguội trong khi hàm răng cứ va vào nhau lập cập, người nổi gai ốc. Còn Nghim, anh chẳng hề biết mệt biết rét là gì cá. Nắm cơm của anh độn toàn là sắn và củ đoác.

Tôi hỏi:

- Nghim đã lấy vợ chưa?

- Có vợ rồi... mà cũng như chưa thôi!

- Sao vậy?

- Thằng Mỹ bắt mất rồi!

- Ngày chưa đi dân công, Nghim ớ nhà làm gì?

- Làm du kích.

- Có giết được Mỹ không?

- Không!... Chỉ mới giết được mấy thằng "ác ôn " thôi!

Phải nghe nhiều anh chị em khác nói thạo tiếng Kinh tôi mới hiểu: Hồi ở du kích, một lần Nghim bắt được bốn thằng "ác ôn " trong một trận tập kích. Sau khi tuyên án, Nghim bắt cả bốn thằng đứng sắp hàng ngang bắn xuyên táo từ phía bên cạnh bằng hai viên K. 44 rồi co chân đạp cả bốn cái xác xuống sông A Si!

Đây là chuyên có thật. Nhưng bây giờ, khi ngồi bên cạnh, tôi chỉ thấy anh có vẻ thật thà hiền lành, thật đáng yêu.

Nghim còn hay thẹn nữa. Bộ đội và các cô gái Vân Kiều cùng đơn vị dân công đều thích hỏi chuyện anh. Hễ trông thấy Nghim, ai cũng hỏi thăm một câu:

- Bây giờ Nghim đi đâu?

- Đi dân công kiên - quyết - tiêu - diệt - giặc - Mỹ! Tích cực đi gùi đạn đê - ca- det - bê!

- Nghim thích đi bộ đội không?

- Mình thích hung!

- Sao không dám đi?

- Nhưng cái tổ chức không cho mình đi! Phân công mình đi gùi đạn đê - ca - dét - bê!

Nghim cùng với hơn một chục người khác nữa là những kẻ sống sót trong một trận tàn sát lịch sứ của bọn Mỹ.

Dọc hai bên triền sông A Si có nhiều bản rất đẹp. Buổi sáng đó trong bản A Lâu cũng bắt đầu nhịp sống như mọi buổi sáng bình thường. Ông già bố Nghim ngồi hút thuốc vặt và kỳ cạch chữa một khẩu súng săn. Gà, lợn kiếm ăn quanh đống củi dưới gầm sàn nhà. Vợ Nghim đi lấy nước ngoài suối. Trẻ con đang ngủ. Mẹ Nghim đang phàn nàn Nghim đi chơi suốt đêm không thấy về nhà. Giữa lúc ấy thì một đoàn xe tăng và xe ủi đất theo bờ sông A Si chạy ầm ầm tới. Mọi người ngơ ngác chẳng hiểu gì hết. Ông bố Nghim đánh rơi chiếc ống điếu bằng đất nung. Mẹ Nghim thôi không phàn nàn về con nữa. Vợ Nghim vác chiếc ống nước về đến nhà, kêu rú lên. Những tên lính Mỹ và ngụy nhảy từ trên xe tăng xuống, chẳng nói chẳng rằng mỗi đứa ôm một thùng dầu xăng tưới lên những cái sàn nhà bằng bương lâu ngày đã lên nước đen bóng và các gác sân thượng. Bốn phía lửa bùng bùng cháy. Khói cuộn lên tận ngọn cây. Xe ủi đất và xe tăng cũng bắt đầu xông vào làng. Những tên tính Mỹ lái xe húc đất rất trẻ, đầu húi trọc, miệng nhai kẹo cao su, nét mặt bình thản và tinh nghịch, chúng lái xe xông vào dùng lưỡi máy húc xúc lên từng cây cột nhà một. Trong khi đó, một trung đội ngụy gồm toàn bọn "ác ôn" bố trí một lưới lửa đón đường đồng bào chạy qua sông A Si để lên căn cứ. Súng máy nổ suốt buổi sáng. Suốt cả buổi sáng, một màn lửa và khói của loài quỷ sứ trùm kín hết trời đất. Chúng thực hiện kế hoạch xây dựng vành đai Mác Na-ma-ra như vậy đấy! Con sôngA Si ngập xác người. Từ trên sườn núi đá bên kia sông nhìn xuống, xác người cứ chồng chất trên bãi cỏ, trên những phiến đá. Tiếng quạ kêu như xé ruột. Quạ bay viền đen cánh rừng. Những con mắt người chết mở trừng trừng nhìn đàn quạ bay dọc bờ sông như những đám mây đen trên mặt nước xanh ngăn ngắt của dòng sông A Si. Đến trưa, xe cộ lính tráng đã kéo đi hết, khói đen vẫn trùm kín trên bản. Nghim chui từ trong đám cỏ lau bên vệ sông lên. Anh phải đánh với lũ quạ để chúng không thể sả xuống móc mắt người chết. Anh lật từng cái xác bố mẹ, vợ và những đứa em trai của anh.

Người vợ mới cưới của Nghim không chết nhưng bị chúng hiếp đến chết ngất rồi đem vất lên xe tăng.

Khoảng một tuần tễ sau, hàng mấy trăm đồng bào của các bản dọc sôngA Si đã bi đẩy hết lên xe ô tô bịt vải bạt kín mít, làng bản bị cào đi, một trại tập trung dã chiến được cấp tốc dựng lên giữa một vùng ven đường. Chúng chặi hết cây cối và rải dây thép gai, gài mìn chung quanh cái bãi đất trống trải. Ban đêm, đứng cách cái trại tập trung khoảng hai cây số đã nghe tiếng la thét từ trong vọng ra. Tiếng la của hàng trăm con người đang cầu cứu kéo dài từ đầu hôm đến lúc mặt trời mọc!

Vợ Nghim hiện giờ ở đâu? Anh không biết. Nhưng anh dò mãi cũng biết tin. Và anh chỉ nghe tiếng la thét cầu cứu của chị lẫn trong tiếng kêu của bà con trong trại.

Tôi và Nghim vẫn đi gùi "hàng" với nhau. Viên đạn pháo nằm trên lưng anh như nằm trên khẩu pháo. Hai bàn chân anh rất to và đen, mu bàn chân đầy mụn cóc sần sùi. Gót chân và các kẽ ngón chân bi thuốc độc hóa học ăn loét, gan bàn chân rỉ máu vì đá xước. Anh đi chân đất, chuyến nào cũng gùi 70 cân. Thế mà bao giờ anh cũng vượt lên trước các chiến sĩ vận tải, phô hàm răng trắng ra cười, cái cổ to bạnh ra dướn về phía trước, bàn tay nắm chặt mép quai gùi làm bằng những chiếc bao gạo bện lại.

Một hôm Nghim hỏi tôi có biết bản A Lâu của anh giờ đã dời đi đâu không? - Cũng gần đây thôi - Nghim nói luôn- Trên đường đi đến kho K. bữa nào về, hai đứa mình qua đó chơi.

... Nghim dẫn tôi đi quanh co tắt rừng đến chân một dãy núi đá. Không biết thế nào Nghim lại đưa tôi vào đúng một khu nhà đồng bào mà một lần, vào dạo đầu tháng mười, tôi và Cận đã ghé tới. Đây chính là trạm liên lạc đầu tiên của Mặt trận: Trạm K.

Cũng như tất cả mọi chiến sĩ từ hậu phương vừa đặt chân tới chiến trường, lần trước tôi và Cận đi qua đấy ngủ lại một đêm rồi khoác ba lô đi ngay. Tôi và Cận nào ai biết lai lịch của cái trạm khách ấy. Sau khi bản A Lâu bị tàn sát và đốt phá. Nghim cùng bảy người dân trong bản may mắn sống sót đã kéo nhau tới đây, cắm một khu rừng lập ra bản mới đã được hơn một năm nay. Bảy người tổ chức thành một " hợp tác xã " làm ăn chung với nhau, cùng nhau sản xuất và chiến đấu. Bảy người cử một người đứng đầu, cũng gọi là trưởng bản.

"Bản A Lâu mới" cũng góp người đi dân công vận tải phục vụ chiến dịch, cũng có một tổ du kích võ trang bằng bốn khẩu súng trường tự động Mỹ. Đó là những khẩu súng tước được của bốn tên "ác ôn " trong một trận đánh tập kích. Bảy người dân bản A Lâu đã tự đông tổ chức lấy cuộc kháng chiến của họ thế đó! Từ ngày những toán trinh sát đầu tiên của Bộ Tư lệnh chiến dịch đặt chân tới đây thì những ngôi nhà của bản A Lâu trở thành một cái trạm bộ đội. Hầu như tất cả mọi người đều biết trạm K., nhưng ít ai biết đó chính là một cái làng của miền Nam. Nghim giới thiệu với tôi những người dân bản cũ của anh: Hai người già, một anh thanh niên rất đẹp trai và trắng trẻo, hai cậu bé, hai cô gái. Tất cả đều mặc quần áo bộ đội Giải phóng. Nhà của họ là những cái hầm nửa nổi nửa chìm dưới đất, có mái lợp lá tranh, của cải trong nhà thứ quý nhất vẫn là mấy khẩu súng, và những hòm lựu đạn. Trước đây mấy tháng, họ đã dùng súng trường bắn rơi một chiếc trực thăng tiếp tế lấy được hàng chục hòm đồ hộp và lấy được cả một khẩu súng đại liên nữa!

Một lần Nghim hỏi tôi:

- Cái làng của mày chắc vui hơn làng của tao ở đây?

Tôi đáp thật thà:

- Vui hơn!

Nghim hỏi tiếp:

- Vậy mà mày bỏ chỗ vui đến chia cái gian khó với chúng tao?

Tôi dạy Nghim học chữ. Nghim dạy tôi bài học như thế nào là lòng căm thù giặc và ý chí bất khuất. Nghim bảo hai đứa chúng tôi kết nghĩa làm anh em. Tôi không hiểu phong tục ở đây nhưng rất yêu anh. Từ trước đến giờ, tôi học chính trị và thỉnh thoảng đọc báo nghe nói địch "bình định" cấp tốc lập khu trắng, tôi không hiểu hết. Làm sao những tên ăn cướp từ bên kia quả đất có thể ngăn chiều ngang và chiều dọc hàng chục cây số bờ nam sông Bến Hải thành một dải đất không có người, không có không khí và sự sống? Đêm ấy tôi và Nghim nằm "úp thìa" trong cái hầm của trạm K. Tiếng cười nói nhộn nhạo và tiếng bước chân bộ đội hành quân bên ngoài nghe như từ dưới lòng đất cứ vang lên thình thịch, bước chân những người lính bao giờ nghe cũng nặng. Một cậu nào đó đánh rơi mũ sắt nghe đánh xoảng. Tiếng một anh khác: "Hình như trạm K. đây rồi các cậu ạ". Những tiếng bàn tán vui vẻ của con nhà lính hành quân khi sắp đến trạm. Bỗng một ánh đèn hắt qua cứa hầm. "Có đồng chí nào ngủ dưới ấy cho chúng tôi hỏi một tị". Một cán bộ đeo chiếc đai thõng trước ngực soi đèn pin và hỏi vọng xuống bằng cái giọng trầm trầm. Những cặp mắt bộ đội sau các vòm lá sáng lên. Moi người ngạc nhiên trông thấy một ông già và một cô gái địa phương mặc quân phục ra đón họ vào bãi khách... Những người đi đón bộ đội đêm hôm nay, ông cụ già và cô gái, hai người là dân bản A Lâu cũ. Giá có cách gì giới thiệu cho các đơn vị hành quân qua trạm K. lịch sử của cái trạm khách này để cho tự bán thân câu chuyện sẽ nói lên ý nghĩa cuộc chiến đấu của chúng ta hôm nay ở đây?

Toán trinh sát pháo binh đài Q.4 sau khi hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ ở vùng biên giới đã trở về trung đoàn.

Mặc dầu số anh em chỉ có khoảng gần một tiểu đội nhưng công việc phải làm giữa hai đợt chiến đấu cũng thật là bận rộn: Kiểm điểm rút kinh nghiệm đợt hoạt động, bình khen thưởng, lại thấy các nhà báo trên phòng tuyên huấn Mặt trận xuống hỏi chuyện để viết bài tường thuật, cử người đi chữa máy và xin thêm máy, "xạc" điện cho các bình ắc quy. Lần này trở về Cận được đề bạt làm trung đội phó phụ trách một tiểu đội, Lữ cũng được cử làm tổ trưởng ba người và được khen thưởng vì thành tích bảo vệ máy. Hai chiến sĩ được kết nạp Đoàn. Như thế, xem như tổ trinh sát đoàn viên chiếm một trăm phần trăm. Nói tóm lại tất cả đều có thành tích và ai nấy đều "ăn nên làm nổi" cả!

Toán trinh sát trở về được mấy hôm thì một đợt chiến sĩ mới được bổ sung cho trung đoàn pháo. Đặc biệt lần này ngoài số các chiến sĩ từ hậu phương vừa mới bổ sung vào, còn có nhiều thanh niên địa phương vùng mới được giải phóng và vùng căn cứ du kích. Tiểu đội trinh sát mới, một cậu người địa phương được giới thiệu là du kích nhưng nom mặt búng ra sữa, nước da trắng và nhỏ mịn như nước da con gái, mắt một mí, cặp môi đến là đỏ. Cứ nhìn cậu thiếu niên ấy đố ai tin được rằng cái mảnh đất gian khổ và đầy bom đạn nảy đã đẻ ra một anh con trai như thế!

Một hôm, trung đội trưởng tập trung đơn vị trước lán nhà bếp để sinh hoạt, đơn vị đang thời kỳ vui vẻ thoải mái sau những đợt chiến đấu căng thẳng. Sau mấy ngày mưa, khúc suối trước lán anh nuôi như được hong lên dưới một thứ ánh sáng mờ nhạt và lạnh lẽo. Bên kia bờ, nước trong leo lẻo nhìn thấy từng hòn cuội dưới đáy, trái ngược với trên này, trước cửa lán nhà bếp, dòng suối đục trắng những bột gạo. Mấy chiến sĩ ngồi trên những hòn đá bên mép nước, hai ống quần vo tới bẹn, đang ôm lấy những chiếc mũ sắt để giã bột làm bún. Tiếng chày gỗ nện bồm bộp, thỉnh thoảng khua lách cách vào vành mũ sắt. Một cậu trinh sát đang say sưa cao hứng: "Làng tớ ấy à?..."

"Có im đi không nào?" Tiếng trung đội trưởng nửa như ra lệnh, nửa như cáu kỉnh trước không khí hết sức ồn ào. Mấy cậu vừa ở chỗ đánh nhau trở về bao giờ cũng tỏ ra quá sốt sắng tham gia vào việc cải thiện ăn uống với nhà bếp. Trung đội trưởng, một người cao và gầy, giọng nói rề rà, đang đọc bản báo cáo thành tích của pháo binh góp phần vào đợt đầu chiến dịch. Đã lâu anh mới tập trung trung đội được đầy đủ như thế này.

Cậu chiến sĩ trẻ mới bổ sung ngồi hàng cuối cùng đối diện với Lữ. Cậu ta ngồi nghe hết sức chăm chú, cặp mắt một mí đen láy ngây thơ như mắt một đứa trẻ. Lữ ngồi xếp bằng, súng tiểu liên tựa bên vai, vừa nghe trung đội trưởng "lên lớp" vừa ngắm cậu chiến sĩ mới, hắn ta cũng dang nhìn anh, cặp môi đỏ hé ra cười cười như thăm dò làm quen.

"Quái, mình trông thằng này quen quá!". Lữ nghĩ.

Anh ngạc nhiên chợt trông thấy trên mi cậu ta nước mắt ứa ra. Một giọt nước mắt chảy xuống vành má. Hắn khóc ư? Nhưng sao trông vẻ mặt hắn vẫn bình thản thế? "Rõ ràng cu cậu đang cố hết sức làm ra vẻ mặt tự nhiên bình thản!".

Lát sau Lữ mới khám phá ra: Trước khi đi tập trung lên lớp, cậu chiến sĩ tân binh đã nhét cả một con vẹt rất quý của mình vào túi quần quân phục. Anh nhìn thấy túm lông đuôi rất dài và xanh óng ánh của con vật thò ra bên ngoài mép túi quần vẫn còn cứng nếp hồ.

Trung đội trưởng lúc ấy đang phải ngừng "lên lớp" để nói chuyện với một cậu liên lạc đại đội vừa xuống. Cậu liên lạc trên đại đội là một tay nổi tiếng thích làm ra vẻ quan trọng, mặt đầy lang ben.

- Báo cáo trung đội trưởng - Cu cậu đứng nghiêm nói một mạch - Trung đội cho hai đồng chí đi công tác ngay!

Trung đội trưởng hỏi:

- Việc gì vậy? Có cần mang tất cả quân trang đi theo không?

- Việc gì thì thủ trưởng cứ cho người đi sẽ biết. Hẵng cứ biết mỗi người mang theo ba ngày gạo, trên đại đội không thể... phổ biến ngay một lúc được!

Trung đội trưởng chỉ định tiểu đội có nhiệm vụ cử người đi công tác đột xuất. Cận đứng dậy nhìn trên đầu các chiến sĩ của mình một lát rồi chỉ định Lữ và cậu chiến sĩ mới bổ sung. Tay liên lạc đại đội đứng ngoài nhảy hai bước xuống bờ suối, tới bên một cái "cối" giã bột, xắn tay áo lên và đã bắt đầu tham gia vào cuộc đàm thoại không bao giờ dứt: "Làng tớ ấy à?...". Mấy cậu được cử giúp anh nuôi vẫn say sưa thi nhau khoe những cái đặc sắc nhất của làng mình. Theo quan niệm của từng người thì không đâu bằng làng mình. Vài tiếng sau, Lữ và Moan, tên cậu chiến sĩ mới, hai người khoác hai khẩu súng và hai chiếc ba lô nhẹ tênh đã rời khu rừng trú quân của đại đội tham mưu chỗ nào cũng lách cách tiếng chày giã bột làm bún. Nhiệm vụ của hai người, chính trị viên đại đội đã đả thông, cũng chẳng có gì nặng nề và bí mật lắm như lời cậu liên lạc. Chính trị viên giao cho hai người đi đón đoàn văn công của Mặt trận về phục vụ đơn vị, chỉ có thế!

Chưa ra khỏi chỗ trú quân,.một cánh rừng già bao bọc lấy con suối. Lữ đã hỏi Moan:

- Có phải cậu quê ở bản A Lâu phải không?

- Phải! Anh giỏi nhớ thật. Anh chỉ đi qua trạm K. có một lần mà vẫn nhớ mặt em kia ư?

- Nghim đâu?

- Cả em và anh Nghim đều đi bộ đội lần này. Anh Nghim đi trước em hai ngày, em không biết bây giờ anh Nghim ở đơn vị nào. Anh ấy đang ở đội dân công vận tải là đi bộ đội thẳng chứ không về làng.

- Con vẹt của cậu đâu?

- Anh biết em có con vẹt ư? Đây này! - Moan chỉ lên cành cây trên đầu, đưa bàn tay vẫy vẫy. Con chim từ trên cao bay xuống đậu trên vai Moan và cất tiếng kêu líu ríu, cái mỏ đỏ như nhuộm phẩm quệt trên những đường may còn mới trên quai ba lô của Moan.

Lữ lại hỏi:

- Ban nãy lúc lên lớp, cậu giấu nó vào túi quần phải không?

Moan lật chiếc túi quần, con vẹt bị nhốt đã cắn nát một bên đùi Moan, chiếc túi quần mới đã bị rách và thấm đầy máu. "Cái thằng gan thật!".

- Cậu mới bắt được nó đấy ư? - Lữ ngắm con chim, hỏi.

- Em mang ở nhà đi đấy chứ!

Moan kể: Bản A Lâu đã dời trở về dưới dòng sông A Si, một vùng gạo trắng nước trong và có nhiều giống chim rất đẹp, người và cảnh ở đấy đẹp như tranh vẽ. Anh chị em và gia đình Moan thế nào, suốt dọc đường Lữ không hỏi. Anh đã biết rồi? Moan và Nghim là hai hạt giống đàn ông của một cái bản đông đúc có gần một trăm con người mà bọn Mỹ tưởng có thể giết hết trong một buổi sáng. Làm thế nào mà chúng tiêu diệt được cuộc sống? Cuộc sống là thế, bởi vì cuộc sống bao giờ cũng lâu bền và bất diệt, cũng như ngọn lửa cháy từ muôn đời.

Sau vụ thảm sát, Moan được Mặt trận Giải phóng đưa ra miền Bắc để tố cáo tội ác của Mỹ trước dư luận thế giới. Sau đó anh được ở lại ngoài đó đi học một thời gian. Đó là một buổi sáng mùa hè, những bông hoa nhài trắng và những bông hoa lựu nở đỏ hai bên một con đường rải sỏi rất sạch sẽ. Moan cảm thấy ngay sự gần gũi và thân thuộc khi anh được dẫn đến trước một ngôi nhà sàn đứng giữa một khu rừng đầy cây cối và hoa cỏ xanh tốt. Hai bác cháu ngồi bên chiếc bàn làm bằng mây đơn sơ đặt dưới vòm cây. Trong khi Moan kể chuyện, anh trông thấy nhiều lần Bác cầm khăn lau nước mắt. Rồi Bác cầm tay Moan đi dạo trong vườn. Đấy là lúc Bác đang chăm chú nghe anh kể đến đoạn những người dân bản A Lâu sống sót sau vụ thảm sát đã tự động tổ chức "hợp tác" làm ăn chung và cùng nhau cầm súng đứng dậy đánh Mỹ. Lúc bay giờ trông khuôn mặt Bác Hồ hồng hào và rạng rỡ hẳn lên. Bác luôn luôn nhìn anh cười khen ngợi. Đêm hôm ấy, Moan được Bác Hồ dẫn đi xem các cháu thiếu nhi của trường âm nhạc biểu diễn. Moan như lạc vào thế giới thần tiên đầy màu sắc và ánh sáng. Những dây đèn xanh đỏ kết trong vòm lá, tiếng nhạc réo rắt vui vẻ. Trời có những hạt mưa bay bay. Một đồng chí đưa đến một cái ô che cho Bác. Bác nói với Moan: "Cháu ngồi sát lại đây khỏi ướt!". Những đoạn hồi ức cảm động của Moan về hình ảnh Bác Hồ đẹp đẽ và những con đường miền Bắc đang đổ người đổ sức ra tiền tuyến đã khơi dậy trong lòng Lữ nỗi nhớ nhà. Anh nhớ chuỗi ngày tháng còn cắp sách đi học, nhớ các đồng chí trong đội thanh niên xung phong anh đã từng chung sống với họ những ngày đầu tiên anh mới cất sách bước vào đời. Không hiểu sao từ ngày đi bộ đội, Lữ rất ít được gặp lại các bạn bè cũ.

Sau hai ngày rưỡi, hai người đã tới khu vực hậu cứ của Bộ Tư lệnh Mặt trận và tìm thấy đoàn văn công. Anh chị em cũng vừa công tác ở mặt trận và được trở về phía sau củng cố lại các tiết mục biểu diễn. Ở đây đã hoàn toàn xa tiếng súng. Ngoài khơi vịnh Bắc Bộ đang có gió mùa đông bắc. Vệt gió mùa như cái đuôi một con rồng nước rất hỗn vẩy hơi lạnh từ ngoài vịnh Bắc Bộ vào tận đất liền các tỉnh miền Trung.

Các diễn viên đoàn văn công đang tranh thủ ôn tập tiết mục trong những chiếc lán dựng rải rác dọc lèn đá. Lá cây trên đỉnh lèn phơi mặt trái trắng xóa. Gió thổi hiu hiu và thỉnh thoảng có gió giật. Bên các hàng cây cao su trồng đều đặn thẳng tắp, mấy anh chiến sĩ lái xe mặc quần áo xanh đi lại xăng xái chung quanh những chiếc xe vận tải chở đầy hàng, một anh thợ sửa chữa tay cầm lắc lê ngửa mặt trông chừng cơn bão đang đến rồi điềm tĩnh chui xuống nằm ngửa dưới những vạt đất cháy đen, một trận gió xoáy mạnh như có bàn tay vô hình bốc tung lên cao một đám tàn tro ướt và dẽ cứng, vết tích một cái bếp hành quân của bộ đội từ đời thuở nào.

Trong một cái lán nằm kề bên con đường bằng đá xếp, các diễn viên múa đang duyệt một tiết mục múa kiếm dưới quyền điều khiển của một người con gái đã có tuổi nhưng vẫn còn đẹp. Lưỡi kiếm bằng sắt tây sáng loáng quay vù vù gợi lên không khí trận mạc thời cổ. Các diễn viên nam thỉnh thoảng thét lên một tiếng, những thanh kiếm đập vào nhau kêu chan chát tóe lửa. Bên một góc lán, một diễn viên đơn ca mặc áo quân phục, quần đen, đang đứng hát trước mặt đoàn trưởng. Bên ngoài gió đang thốc lên tùng cơn. Tiếng hát cao vút cứ cất lên:

Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn

Đá mòn mà đôi gót không mòn.

Trên con đường ta đi lũ trào, thác xối, muỗi rừng, vách núi.

Ơi tiền phương đó đang gọi ta tới,

Máu thắm đường ta đi lẫn mồ hôi rơi.

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình!

Xưa Trường Sơn rừng vắng núi mù sương

Núi vút thành vách đứng, nắng hè khét đá.

( "Bước chân Trường Sơn" của Vũ Trọng Hối và Đăng Thục).

Hai người lính từ xa tới đứng ngấp nghé ngoài bậc đá. Moan đẩy vai Lữ:

- Vào đi anh Lữ!

- Khoan đã cậu, nghe đã cậu...

Moan giục hai ba lần nhung Lữ vẫn đúng nguyên bên ngoài.

... " Anh vẫn đi giết giặc đến bây giờ!" Câu hát cuối cùng bài thứ hai đã dứt. Không có tiếng vỗ tay như những lần kết thúc một tiết mục trong các buổi biểu diễn trước đám đông. Lữ như bị tiếng hát lấy hết hồn vía. Anh nhìn theo một cái cột tàn tro lẫn lá khô cuốn lên rất cao giữa khoảng trời giông bão, câu hát khiến anh lần lượt nhớ từng khuôn mặt đồng đội yêu quý của mình...

Những giọt mưa to bắt đầu rơi xiên xiên. Từng bó giọt nước quất xuống mặt vách đá đang bốc hơi ngùn ngụt. Lá khô và cát bụi từ dưới bờ suối bốc lên quay tròn trong mưa. Tất cả rừng núi phút chốc đã mờ mịt trong cơn mưa đột ngột kéo đến cứ ầm ầm như núi đổ. Lữ và Moan, vai áo cùng ba lô đều ướt, đang đứng trước mặt người đoàn trưởng văn công, một khuôn mặt xương xương và hàm răng ám khói thuốc lào. Lữ lúng túng lục hết các túi mà vẫn không sao tìm thấy tờ giấy giới thiệu của ban chính trị trung đoàn. "Không biết mình cất ở đâu nhỉ?" - Lữ đỏ mặt quay lại hỏi Moan trong khi chính anh đã cầm tờ giấy đánh máy trong tay. Cả đồng chí đoàn trưởng văn công và anh chị em diễn viên chung quanh đang nhìn thấy tất cả vẻ lúng túng của Lữ. Giữa những cái nhìn ấy, khuôn mặt của Lữ càng đỏ như một trái đạn chín khi anh ngước lên bắt gặp một cặp mắt sâu thẳm của người con gái vừa hát xong. Cô đứng lẫn giữa mọi người, dáng nghiêm trang và mảnh dẻ như một nữ sinh, cặp mắt nhìn thẳng vào Lữ rất chăm chú như muốn hỏi: "Anh là ai, tôi đã gặp anh ở đâu rồi thì phải?". Người nữ diễn viên đơn ca cuối cùng có lẽ đã không tìm thấy một thái độ nào tỏ dấu hiệu quen thuộc ở người chiến sĩ có thân hình mềm mại và khuôn mặt đẹp một cách hấp dẫn kia, cô bèn lơ đễnh đưa mắt nhìn ra ngoài và đột ngột kêu lên: "Bão rồi!".

Cho mãi về sau này Lữ vẫn còn bực bội và hết sức ngạc nhiên về thái độ của anh lúc bấy giờ. Khi đứng trước người nữ quân nhân ấy, mấy năm về trước hãy còn là một cô bé học sinh mà anh có quen biết, anh đã đỏ mặt và tỏ ra ngượng nghịu lúng túng, đã tỏ ra quá hèn đớn không dám mở miệng hỏi được một lời. Bữa cơm chiều, Lữ và Moan được anh chị em văn công kéo tới cùng ăn cơm với họ. Hiền, người nữ diễn viên đơn ca ngồi đàng xa. Cô ăn uống nhỏ nhẻ thỉnh thoảng liếc mắt nhìn về phía người khách trẻ tuổi một cách dè dặt và về phía anh cũng vậy. Lữ cũng chăng hỏi han cô ta được một câu nào. Suốt bữa cơm đầu tiên và những ngày về sau, anh hoàn toàn bị chi phối bởi một thứ tính tự ái quái gở: Lúc mới gặp nhau đã không chào hỏi thì coi như không quen biết gì nhau là đúng hơn cả. Anh hoàn toàn không trách gì Hiền, bởi vì ngày còn cắp sách đi học, anh chỉ vô tình gặp Hiền có một lần, nhưng lần ấy chính anh để ý đến cô nhiều. Rất có thể sau lần gặp gỡ giữa không khí đông đúc náo nhiệt của cái trại hè ấy, Hiền đã quên rằng cô đã gặp anh rồi?

Nhưng về phía anh, làm sao anh quên được cô?

Cơn bão kéo dài gần đến nửa đêm. Khu rừng hậu cứ lại trở lại yên tĩnh. Con gõ kiến ở đâu đó lại gõ nhịp đều đều trong đêm trường. Cơn bão vừa lặng thì trăng mọc. Không biết là giọt nước mưa hay sương rơi vào một vùng lá cây đầy trăng sáng vằng vặc. Trên bờ sông trước cửa nhà anh cũng có những đêm trăng tuyệt đẹp nhưng chưa bao giờ anh được sống trong một bầu không khí trong suốt và kỳ ảo như đêm hôm ấy. Xung quanh không khí tĩnh mạc một cách xa lạ. Lữ mắc võng chung gốc cây với Moan bên bờ suối để ngủ, đầu tao võng nước mưa vẫn rỏ tí tách. Hai chiếc tăng ny lông trùm lên hai chiếc võng bạt ướt. Moan nằm xuống là ngủ. Con vẹt đậu trên cành cây dưới chân Moan cũng so cổ lại vì lạnh hai mắt nhắm nghiền, chiếc mỏ giấu trong bộ lông dưới ánh trăng xanh biếc như xa tanh. "Đến con chim cũng không còn thức nữa!", Lữ nghĩ thế và ngồi dậy. Hình như trong suốt dãy núi đá hậu cứ bộ đội rất đông đúc này chỉ còn có anh, một chiến sĩ và là khách, hãy còn thức. Trước cảnh đẹp một mình, anh thực sự cảm thấy cùng một lúc nỗi cô đơn mơ hồ của tuổi trẻ và niềm say mê của một người nghệ sĩ một mình đứng trước vầng trăng. Lữ thấy thèm thuốc quá, anh một mình đi lững thững dọc bờ suối. Suối như một cái hộc đựng nước rất tối. Những đám mây sau cơn mưa giống như chiếc vỏ xà cừ mà ánh trăng đã khảm lên đấy nhiều đường vân ngũ sắc. Mặt trăng đang chui qua một đám mây. Phía trước mặt anh, khoảng đất không bị mây che khuất nom rõ mồn một từng ngọn cỏ đang nở xòe nụ hoa trắng ướt át, ánh trăng khảm vàng lên từng vệt xước xù xì của mặt vỏ thân cây và mặt đất đầy lá khô ướt nước mưa như lát bằng vô số đồng tiền vàng trong truyện cổ tích. Tự nhiên trong lòng anh nảy ra cái ý muốn đi nhanh về phía trước, đi nhanh về phía cái ánh nắng của mặt đất ban đêm nhưng rồi chính ngay lúc đó, anh lại rụt chân lại bởi thấy nó xa lạ đối với anh quá, bởi nó choáng ngợp quá. Anh chỉ sợ khi đặt chân tới đó rồi không còn được nhìn thấy khoảng đất nào trước mặt lộng lẫy và mỹ lệ hơn thế nữa?

Những ngày trên dọc đường dẫn đoàn văn công hành quân về trung đoàn, Lữ rất ít trò chuyện và anh chợt khám phá ra một nét biến đổi ngay trong tâm hồn mình: Sau những ngày chiến đấu quyết liệt với kẻ thù, anh đã trở thành một con người trầm lặng và có lẽ chín chắn hơn? Hay là mình bớt trẻ con đi? Hay là mình già đi? Hồi hành quân trên đường giao liên, anh hãy còn là một chiến sĩ tính nết bồng bột, xốc nổi, và đầy cảm tính xiết bao? Cuối cùng anh tìm thấy tận trong những cảm xúc và ý nghĩ sâu xa nhất của anh (và có lẽ của những chiến sĩ đã từng giáp mặt với lửa đạn ngoài mặt trận) một ý muốn khát khao và nâng niu cuộc sống.

Những ngày đi đường, lần đầu Lữ được chứng kiến tài bắn súng của Moan: Anh nâng khẩu súng trường áp dụng một lối bắn như một tay đi săn lành nghề bắn được một con nai. Cả đoàn văn công ăn không hết thịt phải sấy khô xâu từng xâu treo sau ba lô. Các cô văn công nhìn Moan bằng con mắt thán phục. Mỗi lần đến chặng nghỉ, các cô đều bao vây chung quanh Moan và hỏi chuyện tíu tít. Hiền cố vật nài, cuối cùng, Moan đã phải biếu Hiền con vẹt của anh mang từ nhà đi. Trong số các cô, Hiền bao giờ cũng là "nhân vật" được mọi người đi đường chú ý nhiều hơn cả, một phần vì Hiền trẻ và xinh đẹp, một phần nữa, con vẹt lúc nào cũng đậu trên vai cô, giữa những túm lá tươi ngụy trang ba lô. Hiền dạy cho con chim học nói. Thinh thoảng con vẹt cất tiếng nói y như tiếng người: "Chào khách! Chào khách! " (Lữ lấy làm phật ý nghe Hiền khoe với các chị em: "Mình sẽ dạy cho nó hát?"... Anh nghĩ thầm: "Một nữ diễn viên đơn ca thì không nên chơi một con vẹt! "). Những ngày đi đường Lữ chiếm được cảm tình của các đồng chí văn công lớn tuổi chứ không phải các đồng chí trẻ. Có hai người thích trao đổi trò chuyện với anh là đồng chí đoàn trưởng và chị đội trưởng đội múa. Đồng chí đoàn trưởng là một cán bộ quân đội lâu năm, biết tiếng Pháp và tiếng Nga. Trước kia anh là một học sinh đã lang bạt nhưng bây giờ lại sống quá cần cù và mực thước. Hai hàm răng của anh vàng khè ám đầy khói thuốc lào. Dáng dấp "trí thức" không có vẻ bề ngoài một chút nào của người đoàn trưởng đã chinh phục được Lữ, bởi nó bộc lộ ra từ những điều hiểu biết tường tận về nghệ thuật ca múa, về những kinh nghiệm hành quân và trú quân trong rừng, và cách thức giáo dục cho các diễn viên thái độ và tinh thần phục vụ bộ đội.

Người nữ diễn viên đội trưởng đội múa hay cầm lấy bàn tay của mình, y như đang nâng những ngón tay búp măng của cái bàn tay đẹp rất mảnh đặt trước ngực, miệng nói câu này: "Ôi, thật là sung sướng chúng tôi được đến với những người anh hùng!". Lữ không hề ngạc nhiên khi anh biết chị đã có hai con và anh thực sự kính trọng chị khi nghe chị kể những nỗi vất vả của người mẹ phải sống xa con có khi hàng năm trời. Bao giờ ngồi với chị, anh cũng thấy trên khuôn mặt trái xoan của một thời như đang phảng phất một làn khói bếp. Ở nhà anh vẫn còn giữ được bức ảnh tô màu chụp một cô văn công đang múa dán trên tờ bìa lịch. Về sau tấm lịch bóc hết, mẹ anh đem tấm bìa bằng các tông treo ở cửa sổ trong bếp cho đẹp, luôn thể để chắn gió. Hồi năm đó Lữ hãy còn nhỏ, một lần anh đã tinh nghịch cầm que củi lửa vẽ thêm cho cô văn công xinh đẹp một bộ râu bằng than. Nói chung là anh coi chị đội trưởng đội múa như một người chị. Bởi vì cái điều anh nhớ nhất ở người diễn viên ấy là hai bàn tay của chị. Bất kỳ khi vò áo dưới suối hay lúc những ngón tay búp măng mềm mại tõe ra lần lượt vắt những viên thịt nai bỏ vào chiếc chảo mỡ đang bốc khói nghi ngút, hai bàn tay bao giờ cũng khéo léo. Anh ngồi ngắm đôi bàn tay làm công việc nhẹ nhàng như đang múa, như một búp sen trắng dang mở cánh, những lúc ấy anh đã thầm công nhận chị là một người đàn bà lao động chân chính và cũng giản dị như tất cả mọi người.

Lữ và Moan đã đưa đoàn văn công về đến trung đoàn an toàn. Đoàn đang nghỉ ngơi và chuẩn bị buổi biểu diễn đầu tiên thì tiểu đội trinh sát của Cận nhận được lệnh lên tiền duyên. Hướng nhiệm vụ lần này ở điểm cao 475 - tây Tà Cơn, một "con mắt" chủ yếu của trung đoàn pháo Sông Cầu. Cả hai tổ điện đài và trinh sát gồm bảy người để ra nửa buổi sáng kiểm tra máy móc, vũ khí, so lại "chìa khóa" mật mã một lần nữa. Tất cả ba lô cùng đồ đạc nặng được gói kỹ vào một gói mang gửi kho đại đội. Thế rồi tiểu đội lại bắt đầu lên đường.

Từ đầu chiến dịch, trung đoàn pháo Sông Cầu đặt một hệ thống đài quan sát chung quanh tập đoàn cứ điểm Tà Cơn. Các đài cơ bản, đài tiền tiến và đài giao hội thường xuyên báo cáo kết quả quan sát về đại đội tham mưu. Đài A.1 đặt trên điểm cao 475 có nhiệm vụ quan sát hướng Tây Nam Tà Cơn, một số điểm cao phía tây, một số con đường tăng chạy từ trong vị trí ra. Đó là một cái đài đặt quan trọng cho cả hai bên, điểm cao này trước kia địch chiếm giữ và ta mới giành lại được.

Từ điểm cao 475 có thể nhìn bao quát cả một vùng mặt đất rất rộng. Đứng ở đây có thể trông thấy những đám mây nặng nề ngổn ngang chung quanh đường chân trời, nơi mà thường ngày các chiến sĩ bộ binh đứng dưới thung lũng bao giờ cũng thấy bị che khuất sau các cánh rừng. Mỗi buổi sáng, trời phía tây tím ngắt, lẩn trong sương. Trong khi ấy, nửa bên phía đông những đám mây màu thép lạnh dần dần trắng ra, rồi biến thành màu nâu. Những đám mây đen và nâu giống như những đám cháy xô đẩy nhau, tự tách nhau, hoặc kết hợp lại thành các hình thù. Nền trời ngổn ngang những đám mây với đủ các loại hình thù: Những khẩu pháo chĩa thẳng nòng về phía trước, hình bánh xe và hình mông ngựa, những cụm mây nhỏ xếp nối tiếp nhau như những hàng mũ sắt. Các chiến sĩ đài quan sát mỗi buổi sáng đều được nhìn một cảnh mây bình minh dữ dội như thế. Mặt trời chưa ló ra khỏi màn sương nhưng đã rọi ánh sáng xuống những đám mây do khói bụi bốc lên từ mặt đất.

Trong suốt tháng hai, những trận bắn phá của các trung đoàn pháo binh của ta xuống Tà Cơn mỗi ngày một tăng. Các khu vực sở chỉ huy lữ đoàn, khu hậu cần, trận địa pháo và sân bay, các mục tiêu lộ trong căn cứ và ngoại vi đều bị cày nát hoặc san phẳng. Có ngày tính trung bình mỗi phút có một phát đạn, có ngày cứ đều đặn mười lăm phút một đợt bắn phá hoại. "Ngày nào đạn pháo cũng nổ như sét đánh - Một hãng thông tin nước ngoài đã tường thuật - Một lớp đất màu đỏ rất dày phủ lên các đống gạch vụn, các boong ke, các dãy hàng rào dây thép và lính thủy đánh bộ. Đại bác của đối phương đã bắn phá Tà Cơn làm nham nhở một vùng đất đỏ trông như cảnh tượng trên mặt trăng... "

Lữ và tiểu đội của anh hiện đang làm nhiệm vụ trên đài A1.

Ngay hôm đầu tiên, bảy chiến sĩ do Cận phụ trách vừa đặt chân lên 475, công việc thay phiên liền được tiến hành bằng những cuộc bàn giao từng bộ phận. Giữa lúc đang bàn giao, công việc quan sát vẫn tiến hành đều đặn.để kịp thời phục vụ cho các trận địa có thể sẵn sàng nổ súng. Khác với đài Q.4, ở đây số giờ liên lạc coi như không nghỉ. Điện đài phải liên lạc với đại đội tham mưu ở nhà liên tục. Lần này Lữ được giao nhiệm vụ thay Khôi làm hiệu thính viên chính. Người giúp việc cho anh là Moan. Hầu như suốt ngày hai người phải ngồi trong hầm để thay nhau thường trực các giờ liên lạc với ở nhà. Tuy bị cột chặt vào công việc và chiếc máy nhưng Lữ cũng có thì giờ tìm hiểu tình hình chung quanh. Điểm đầu tiên Lữ nhận xét thấy 475 là nơi quần tụ những lính tứ chiếng Lữ đã gặp vài cậu ở đây. Những cậu ở đây lâu cũng không quen biết nhau hết. Các trung đoàn bộ binh và pháo binh, các đơn vị cao xạ, thông tin và đặc chủng đều có người ở đây, người của đơn vị nào làm nhiệm vụ của đơn vị ấy. Tuy là thuộc nhiều đơn vị khác nhau nhưng trong cái xã hội toàn là lính trẻ với nhau, toàn là con trai, trông mặt mũi tướng mạo ai nấy đều có vẻ lãnh đạm và quyết liệt nhưng người ta cũng dễ dàng bắt quen với nhau. Một hôm, Lữ đặt máy vào hầm xong, anh bảo Moan đi tìm chỗ rải dây trời. Chung quanh hầm máy chẳng còn một gốc cây, bom địch đánh trơ trụi hết chỉ còn đất và đá, suốt cả dải đồi hình sống lưng lạc đà chỉ còn trơ một màu đất nâu hoặc đỏ ối. Sợi dây trời dài tám mét không còn có chỗ nào cao để quăng lên, Moan đành bó thêm một lượt đất đỏ ngụy trang rồi đem rải vòng vèo bên bờ các hố bom. Moan đang đứng trước một cái hố bom rất sâu hình bầu dục. Bên kia bờ hố bom có một cái cửa hầm. Anh ngó vào. Bên trong không có người nhưng có dấu vết người ở, một sự ăn ở khá đàng hoàng: Trên tấm vải dù đèn pháo sáng trắng nõn, phồng lên, đặt một cái bi đông sắt và một cái chén uống nước bằng giấy lính Mỹ thường dùng ở dã ngoại. Chiếc bi đông còn mới, nước sơn xám óng ánh nhưng bị bắn thủng một lỗ toác ra trên miệng. Hôm sau, Lữ cùng Moan đi xem địa hình chung quanh, hai người lại đi qua cái hầm ấy. Họ trông thấy bên trong có một cậu chiến sĩ ngồi một mình. Cậu ta mặc chiếc sơ mi bờludông vải bạt của lính dù Mỹ, những mảng màu bờm xờm lâu ngày chưa cắt, tóc cũng nửa đen nửa đỏ vì dính đất bột. Con người cậu ta đều lấm láp từ chân lên tới tóc, vẻ như vừa lăn lộn chiến đấu một trận lâu ngày với địch và vừa mới trở về. Cậu ta đang ngồi lau khẩu K.44 và uống nhấm nháp một thứ nước gì đen đen trong chiếc cốc bằng giấy.

Lữ xốc nòng khẩu tiểu liên ngược lên cho khỏi chạm đất, khom lưng xuống hỏi một câu bâng quơ:

- Cậu ung dung quá, có cả nước trà kia ư?

Cậu ta đáp chủng chẳng:

- Ở đây, chỗ cái 475 này thì cái gì mà chẳng có! Muốn bom bi có bom bi, muốn bom tấn có bom tấn, muốn tọa độ có tọa độ, muốn nước trà có nước trà!

Moan hỏi:

- Anh ở đây có một mình thôi ư?

- Có một mình thôi.

Lữ xưng tên họ rồi hỏi:

- Tên cậu là gì?

- Hoạt. Anh em thường gọi mình là Hoạt "Thổ công 475" đây!

- Nhiều bận đi qua, tôi chi thấy có hầm không? Moan hỏi tiếp.

- Mình ở trên trận địa cao xạ - Cậu ta hỏi thăm - Các cậu thuộc bên đoàn Sông Cầu mới lên thay phiên thì phải?

"Cậu này nom đến là lạ!", Lữ nói thầm với Moan khi trở về và anh muốn có dịp nào sang chơi tìm hiểu thêm về anh bạn láng giềng tính tình hơi kỳ khôi ấy. Một hôm, Lữ đang ngồi làm việc thì trông thấy một nhóm chiến sĩ cao xạ đi qua, họ vác súng và đeo xẻng cuốc, tay xách những hòm đạn rất nặng. Nhóm chiến sĩ cao xạ 12 ly 7 vừa đi vừa tranh luận một vấn đề gì đó rất to tiếng, một cậu bỗng kêu lên: "Đoàn viên mà như thế à?". Lữ cũng là đoàn viên, khi nghe câu ấy anh vội ngoảnh ra. Anh trông thấy cái cậu hàng xóm mặc sơ mi bờludông vai vác cái chân súng đang rảo bước qua trước hầm. Chính là cậu ta vừa thốt lên câu ấy. Sau lần đó khá lâu, Lữ không gặp Hoạt, không thấy cậu ta trở về cái hầm của mình nữa. Cái hầm bên cạnh cứ bỏ không như nhà vắng chủ. Giữa giờ liên lạc đêm hôm đó, Lữ đang ngồi làm việc thì một loạt bom bất ngờ chớp đánh nhoáng sau hầm máy. Làn sóng liên lạc yếu hẳn đi. Lữ gỡ cái ống tổ hợp ra khỏi tai, kêu lên: "Dây trời đứt rồi!". Moan liền đứng dậy lao vụt ra cửa. Nhưng Moan mới rời hầm được vài phút thì cái ống cao su dưới chân Lữ lại cất tiếng nói, nghe rất rõ. "Chăng lẽ Moan đã làm nhanh được đến thế!". Lữ chẳng hiểu sao nhưng vẫn mừng quýnh, liền chộp lấy cái ống tổ hợp tiếp tục làm việc. Ngay sau đấy đã thấy anh bạn bên hàng xóm xuất hiện đứng trước cửa hầm máy, hai bàn tay đặt trên hai thanh gỗ chống, khom mình hỏi vọng vào: "Máy liên lạc được chưa hở các cậu"?

- Cậu Hoạt đấy ư? - Lữ mừng rỡ hỏi - Có phải ban nãy cậu vừa nối hộ chứng mình sợi dây trời ngoài kia phải không?

Hoạt bước vào đưa tay phủi lớp đất bám trên quần áo:

- Mình vừa ở trên trận địa về đến cửa hầm thì gặp ngay nó đánh. Sau một loạt mình chạy ra xem đã thấy dây của các cậu đứt Vậy liên lạc được chưa?

- Rồi - Lữ mới - Cậu ngồi đây, chốc nữa chúng mình nói chuyện...

- Thôi mình về để các cậu làm việc.

Lữ bắt đầu có cảm tình với Hoạt, con người hơi kì lạ, từ buổi đó. Về sau hai người làm quen với nhau và chẳng bao lâu Hoạt đã trở thành người bạn thân của Lữ. Thường thường mỗi lần từ trên trận địa cao xạ về cái hầm riêng của mình, Hoạt hay ghé vào hầm máy xem cách Lữ và Moan làm việc. Có khi Hoạt ngồi nán lại rất lâu chờ hết phiên trực của Lữ, anh giúp Moan chữa lại cái hầm, ngụy trang lại cửa hầm, một bận anh vác về cho Lữ một khối pin nhãn hiệu Mỹ còn bọc giấy bóng.

Dưới con mắt của Lữ thì Hoạt là một người có tri thức, Hoạt có nhiều sự hiểu biết và tính cách gần như trái ngược hẳn với nhau: Có thể nào ngờ, chính anh, trước khi đi bộ đội đã từng công tác ở một ngành khoa học. Hoạt tỏ ra hiểu biết rất nhiều về khoa học tự nhiên (anh đọc được tiếng Nga) nhưng đồng thời không có một cuốn tiểu thuyết, một tập thơ nào Lữ nhắc tới mà Hoạt lại không biết và đã từng đọc. Những lúc rỗi rãi, Hoạt nói chuyện với Lữ về những phát minh mới nhất của ngành khoa học vũ trụ, về cách cấu tạo vỏ quả đất và sự hình thành các địa tầng, về đặc điểm các thứ đất cát. Lữ có cảm tưởng nếu ở một chỗ nào tương đối yên ổn, Hoạt có thể nói mọi thứ chuyện đất đai, tầng này tầng nọ, suốt ngày không bao giờ hết chuyện. Hoạt hỏi Lữ đã từng đọc những gì, những nhà văn nào? Lữ xem Hoạt như một con người có bộ óc chứa đầy hiểu biết sách vở lẫn với hiểu biết thực tế. Một con người dáng vẻ bề ngoài và cách ăn nói rất "phớt đời" ngang tàng, vậy mà một hôm, Hoạt đã hỏi Lữ "Các cậu bên này sinh hoạt Đoàn thế nào?". Lữ phàn nàn: "Chúng mình bị xé ra từng nhóm nhỏ sinh hoạt thật khó!" - "Vậy khi chỉ có một mình thì sao?" Lữ ngạc nhiên thấy Hoạt chất vấn mình câu ấy và lại còn nói năng y như một cán bộ Đoàn đang "lên lớp" vậy?

Hoạt là chiến sĩ của một sư đoàn bộ binh. Giữa cuộc tấn công vào các đô thị, tiểu đoàn của Hoạt đang làm nhiệm vụ giữ chốt trên một quả đồi phía Tây Bắc Tà Cơn thì nhận được lệnh cấp tốc điều đi tăng viện cho một chiến trường khác ở một vùng đô thị. Tiểu đoàn rút khỏi chốt hành quân ra đi rất vội vã, chỉ kịp mang theo súng đạn và quân trang nhẹ. Trung đội của Hoạt bố trí trên 475 cũng được gọi về. Hôm đó, Hoạt xách chiếc thùng bột trứng tụt xuống đến chân đồi kiếm được thùng nước cho anh em đánh răng, khi quay trở lên thì anh em trong trung đội đã đi khỏi, hầm trống không, khẩu súng và túi đạn của anh giắt mẩu giấy viết mấy chữ để lại hẹn địa điểm tập kết của tiểu đoàn khi rút ra khỏi tiền duyên. Anh cắp súng chạy một mạch tới đó nhưng cũng không sao đuổi kịp đơn vị. Tiểu đoàn hành quân vội đến mức không kịp tổ chức trạm thu dung nữa. Lòng buồn vô hạn, Hoạt trở về chỗ chốt đồi phía tây, nơi một tiểu đoàn khác vừa đến thay phiên tiểu đoàn anh. Anh ở với họ hai ngày và chỉ ăn nhờ hai nắm cơm. Trong hai ngày đó, một trung đội Mỹ liều chết nhảy ra ngoài hàng rào để lấy hàng do C.130 thả xuống bãi dù. Anh cùng với anh em đơn vị bạn đánh một trận, xong khoác súng tìm về hậu cứ đại đội.

Đồng chí được giao nhiệm vụ ở lại trông kho ba lô của đại đội đang ngồi buồn thiu. Hoạt đến gặp và đề nghị được lấy ba lô ra.

- Anh định đi đâu bây giờ? - Anh chiến sĩ coi kho cũng đang bực vì không được cùng đơn vị đi chiến đấu, hỏi Hoạt.

Hoạt nói đùa:

- Tớ về nhà!

Anh chiến sĩ trao ba lô đồ đạc cho Hoạt cũng không hiểu anh sẽ đi đâu.

"Thế là mình hóa thành một anh chàng lạc ngũ mất rồi". Hoạt khoác súng và ba lô lên vai, sực nghĩ tới một đội ngũ đông đúc của cái tập thể đơn vị mà anh từng chung sống, từng cùng nhau chiến đấu và sinh hoạt, chắc bây giờ tất cả đang trên đường hành quân. Cảm giác tự thấy lẻ loi càng thấm thía khi anh nghĩ tới cương vị của mình, cương vị một phó bí thư chi đoàn mà anh đang giữ. Trong đại đội, Hoạt chỉ là anh cán bộ tiểu đội phó nhưng anh có nhiều uy tín. Các đồng chí đoàn viên cũng như các đồng chí trong đại đội đều tín nhiệm anh. Nhưng từ nay trở đi, Hoạt phải sống xa anh em, xa cuộc chiến đấu của đơn vị, làm sao anh vẫn giữ được sự tín nhiệm ấy, nếu không phải trước con mắt mọi người thì cũng trước danh dự một cán bộ chỉ huy và một cán bộ Đoàn, dù là cương vị cũng chỉ rất nhỏ bé.

Hoạt nghĩ kỹ. Cuối cùng, anh quyết định sẽ tự động tìm tới ở một nơi khó khăn và ác liệt nhất. Anh lại leo lên đồi 475. Anh tới một trung đội 12 ly 7 và xin sáp nhập cùng với họ. Trung đội 12 ly 7, vào hồi đó gần như mất sức chiến đấu. Có khi hàng tuần lễ không hề nổ súng. Quân địch tập trung đánh đồi 475 rất ác liệt, đến nỗi chúng chỉ cần phát hiện thấy một mũi súng bắn lên là lập tức bâu tới, miếng đất ở dưới liền bị xới lên, chúng sẽ tập trung đánh vào chỗ đó suốt cả ngày. Hoạt đến, ban đầu không được thu nhận vào trung đội. Một vài anh em còn khuyên Hoạt nên tìm một đơn vị khác thì hơn. Anh cố đề nghị. Cuối cùng anh được nhận vào một khẩu đội, làm xạ thủ phụ. Trung đội 12 ly 7 đã từ lâu rút xuống một chỗ an toàn để... rút kinh nghiệm. Hoạt dự một vài cuộc sinh hoạt, có khi của cả trung đội, có khi của chi đoàn. Có cuộc họp rút kinh nghiệm những trận đánh trước, có cuộc họp bàn qua loa về tư tưởng. Chẳng lẽ cứ ngồi họp và bàn bạc mãi, rút kinh nghiệm mãi, chính Hoạt là người đầu tiên nêu ý kiến phải đưa súng ra trận địa để tiếp tục đánh địch. Hoạt đã phát biểu ý kiến ấy trong một cuộc họp chi đoàn thanh niên của trung đội. Điều anh phát biểu giống như một cái kíp nổ làm nổ tung ra một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt. Cuộc họp dẫn đến kết quả thắng lợi. Ngay hôm sau, cả trung đội rút ra khỏi khu vực đang ở và tiếp tục làm công sự đánh máy bay. Qua một thời gian khá lâu, các khẩu đội 12 ly 7 nổ súng rất nhiều trận nhưng máy bay địch vẫn chưa rơi, chỉ có các loại trinh sát không còn dám bay thấp như trước kia nữa.

Chiều hôm ấy, lần đầu tiên trong đợt đánh này, trung đội 12 ly 7 bắn rơi một chiếc phản lực. Việc đó có thể xem như một sự kiện đáng ghi vào lịch sử chiến đấu của trung đội 12 ly 7. Đến lúc đã gần tối, Hoạt mới từ trận địa trở về. Anh mời Lữ và mấy đồng chí trinh sát Sông Cầu ở gần sang hầm của anh để "ăn mừng chiến thắng".

- Các cậu có uống thứ nước trà này không, uống nó vào thì phải thức đấy! - Hoạt cầm chiếc bi đông lắc lắc, anh ngồi xếp bằng trên tấm vải dù, rõ ràng Hoạt đang giữa lúc phấn khởi và cao hứng.

- Nước gì mà đen đen nâu nâu chẳng ra nước trà chẳng ra nước cơm cháy vậy? - Một đồng chí tò mò hỏi.

- Cà phê đấy - Hoạt nghiêng bi đông tiếp tục rót ra từng chiếc cốc bằng giấy - Chúng mình nên nhớ rằng dưới chân đồi này, chỉ cách đây vài ba tháng còn là một cánh rừng cà phê.

- Hôm nay các cậu bắn rơi chiếc máy bay kiểu gì vậy? - Lữ hỏi.

- Cậu làm gì mà giống như một ông nhà báo mặt trận đang cần đưa tin vậy? - Hoạt nói tiếp với Lữ - Chúng mình ở đây dù hoàn cảnh khó khăn thế nào cũng hãy thưởng thức cái lạc thú được uống cà phê trên 475. Cậu nghe đài hẳn biết có một tên chỉ huy Mỹ vừa tuyên bố với các nhà báo một câu dí dỏm rằng: "475 không còn là 475 nữa, phải đặt lại tên là 473." Bởi vì không quân và pháo binh chúng đã bạt đi dưới chân chứng mình hai thước chiều cao.

- Láo toét hết sức! - Một đồng chí ngồi khuất trong góc hầm kêu lên, anh nhấp một ngụm cà phê và nhăn mặt - Cà phê không đường à?

Một đồng chí khác tham gia ý kiến:

- Chúng nó sao ngu vậy! Chúng nó xới đất lên chứ có đem đổ lên máy bay mang đi được đâu. Đất đồi này có mất đi hạt nào?

- Các cậu ạ! - Hoạt nói tiếp - Mình đã từng ở trên mỏm đồi này khi còn xanh um những cây là cây, và khi ban đầu leo lên còn phải đưa mũi lê về phía trước dẹp cỏ lau và những bụi gai cứ tốt lút. Các cậu có biết hồi ở nhà mình làm nghề gì không? - Thổ nhưỡng! Tức là công việc phân định các thứ đất cát Lôi thôi rắc rối hết sức. Ví dụ như ngồi ở đây, chả cần khai quật, mình chỉ nhìn qua lòng một cái hố bom ngoài kia cũng có thể xác định đất đồi 475 thuộc bộ nào, hệ nào. Không nói lôi thôi, các cậu hẵng cứ biết đất chỗ ta đang đứng đây thuộc hệ đất trẻ. Hẵng cứ biết vậy, bởi vì nếu đi sâu vào như thế nào là đất trẻ của ngành thổ nhưỡng thì phải coi đó là đối tượng nghiên cứu của cả một bộ môn khoa học. Việc gì cũng thế, chẳng bao giờ giản đơn được đâu. Đó là cái nghề đã dạy cho mình. Ví dụ: hôm nay các cậu "Sông Cầu" đánh một cái điện chừng mười chữ báo cáo lên trên hộ chúng mình: Hôm nay 12 ly 7 trên 475 bắn rơi một chiếc máy bay. Bức điện chỉ vẻn vẹn có vậy nhưng các cậu có biết trung đội 12 ly 7 vừa qua đã phải làm bao nhiêu việc không? Nhưng để làm tất cả những việc thuộc về kỹ thuật bắn máy bay ấy, chi đoàn thanh niên chúng mình đã phải "cạo" nhau những trận nên thân không? Mình không nói lý luận chính trị đâu, nhưng việc trên trời cao hay việc dưới lòng đất sâu đều là việc của chúng ta, những người có ý thức về công việc làm của mình. Thế mà vừa qua trong trung đội cao xạ chúng mình có một cậu, là đoàn viên hẳn hoi, đã nói rằng so trong toàn mặt trận thì một chiến sĩ chỉ là một hạt bụi. Sao lại thế được? Chúng mình đã đấu tranh với nhau chuyện ấy đấy. Mình là một đoàn viên ghép nhưng lại được các cậu ấy cử làm bí thư. Giữa khi thằng địch đang muốn giết mình, chuyện gì thì có thể tha thứ được! Chẳng phải "chúng nó" đang muốn biến từng người "chúng ta" ngồi với nhau ở đây thành từng hạt bụi đó sao? Mỗi người trong chúng ta thật là một "hạt bụi" ghê gớm! Chiều nay, khi chiếc "Con Ma" từ hướng đông bổ nhào xuống y như một chiếc diều bị võng dây, cả năm khẩu 12 ly 7 cùng chồm dậy nổ một lúc. Về sau, phân tích đường đạn, chúng mình kết luận chiếc "Con Ma" rơi chúc đầu xuống vì loạt đạn của một khẩu bố trí mé bên trái. Các cậu có biết ai bắn khẩu này không? Chính là cậu đoàn viên đã phát biểu "mình chỉ là một hạt bụi". Các cậu "Sông Cầu" ạ, các cậu không biết rằng chi đoàn thanh niên chúng mình đã quyết định phải bảo vệ bằng được "con mắt của trận địa" tức là bảo vệ các cậu đấy! Nhân dịp này, các cậu cũng nên tỏ tinh thần đoàn kết, có cái gì vật chất cũng nên đưa sang "động viên" anh em bên chúng mình, không có gì thì cứ gửi sang một lá thư cũng rất tốt!... Cà phê không có đường đâu. Nào! Các cậu hãy nâng cốc để ăn mừng chiến thắng của anh em 12 ly 7, và của chi đoàn bên chúng mình. Xin mời tất cả hãy nâng cốc!

Các đài phát thanh phương Tây thường xuyên đưa tin tức về các trận oanh tạc các quả đồi bao quanh Tà Cơn, nhất là những cuộc oanh tạc đồi 475.

Máy bay ném bom và pháo từ các căn cứ dội lửa xuống 475 suốt ngày đêm. Con đường của B.52 đã được vạch sẵn từ trên độ cao mười cây số. Bắt đầu từ mép đường 9 đi chếch theo hướng Đông Bắc kéo dài khoảng hai cây số, khiến cả ba mỏm đều nằm gọn dưới một đường lưỡi cày của lửa. Những ngày máy bay B.52 ném nhiều đợt, các đài quan sát chung quanh nhìn sang "con mắt A.1" chỉ thấy một khối lửa phồng to trên chóp núi, cát bụi và những đám mây bên trên đều đỏ rực. Xen giữa các đợt B.52, từng tốp máy bay phản lực chia nhau liên tiếp đánh các mục tiêu máy bay trinh sát đã chụp ảnh. Ban đêm những mục tiêu mà chúng đã đánh ban ngày trở thành các điểm tọa độ của AD.6 và B.57. Sau nhiều ngày đêm như thế, mặt đất 475 bị nhào lộn như sóng biển. Chất đất pha đá non từ dưới sâu bị đào lên, tơi vụn thành lớp bột đóng thành cục, hoặc như bột được sấy khô dày hàng thước lúc nào cũng nóng hầm hập. Những lúc ánh sáng mặt trời vừa hửng lên, lập tức các sườn đồi sáng lấp lánh bởi vô số mảnh kim loại.

Dải đồi 475 có tất cả ba mỏm chạy từ phía bắc xuống sát đường 9. Đài quan sát pháo binh Sông Cầu có khi đặt ở mỏm B, có khi ở mỏm C... Lữ đã rời hầm máy hai lần, một lần bị bom đánh sạt, một lần, theo lệnh trên phải dời cấp tốc, vừa dời xong một tiếng sau thì địch đánh trúng chỗ cũ. Hầm máy bây giờ là một cái hầm chữ L rất chắc và được thử thách: Hai viên đạn pháo nổ gần cùng một lúc, một quả trên nóc hầm, một quả trước cửa, cách nhau vài mét, máy móc và người có bị chấn động nhưng không việc gì. Sức ép khiến Lữ bị điếc mất mấy hôm, mấy hôm sau lại bị mấy trận B.52 liên tiếp nữa, một bên tai rỉ ra những giọt nước vàng sánh như mật ong, tai cứ nghễnh ngãng dần. Anh vẫn làm việc, vẫn nhận lệnh qua máy không sai một chữ nhưng cái thế giới âm thanh bên ngoài gần như đã bị lệch đi: Ngồi nói chuyện với ai, cái cổ hay nghẹo về một bên, cái mặt đần đần, con mắt hay đặt vào miệng người ta, và cái miệng thì lúc nào cũng tươi, cứ he hé, cười cười. Anh mới sinh ra cái tính hay đọc thật to những bài thơ của mình, điều mà hồi trước anh rất ghét. Địch đánh một loạt B.52 xong, trong mấy giây tất cả im phăng phắc đến tức thở, anh em chung quanh thế nào cũng nghe tiếng Lữ đọc thơ sang sảng. Anh đã ghi được rất tỉ mỉ và vội vã trong nhiều trang sổ tay cái cảm giác những lúc vừa chấm dứt một loạt bom B.52. Anh cầm xẻng nhảy vọt lên khỏi hầm ngay khi loạt bom cuối cùng vừa nổ. Lần nào cũng vậy, Moan đi kiểm tra dây trời, Lữ ngụy trang và chữa hầm. Làn sóng chấn động của tiếng nổ xô đẩy không khí, nhìn ra chung quanh có những dỡn sóng lan rộng dần y như nước dâng. Khói bao bọc bốn bề. Đất bụi và khói đen đặc trùm lên tất cả mọi vật trong một cơn lốc cuồn cuộn ghê gớm và man rợ. Và đứng giữa khung cảnh ấy Lữ không thể im lặng. Hoàn toàn anh không thề nín lặng được bởi vì không lúc nào bằng lúc ấy, mặt đất cần phải có tiếng nói, cần có tiếng người cất lên. Điều đó như một thứ phản ứng của ý thức và nhu cầu bản năng của anh và tất cả mọi người, thấy cần nói lên tiếng nói mãnh liệt của sự sống, cần nói lên lời tuyên ngôn của những người chiến sĩ không có một thứ bom đạn nào của Mỹ có thể khuất phục được họ. Và như thế, những bài thơ đã ra đời. Tất cả chiến sĩ của các đơn vị trên ba mỏm đồi 475 đều thuộc một bài thơ nói về tiếng nổ của quả bom B.52, thực sự nó không thể kêu to hơn tiếng người được!

Một hôm, mới tảng sáng, từ trên đài quan sát, Cận đã truyền bằng điện thoại xuống bản ký hiệu gọi bắn.

- Nhận xong chưa, Lữ? - Cận gọi có vẻ vội vã.

- Xong rồi!

- Thế mà tớ cứ tưởng cậu điếc! Đánh ngay đi, đánh ngay đi nhé! - Chưa bao giờ người ta thấy con người ấy phải lên tiếng giục người khác khẩn khoản đến thế.

- Anh yên chí! - Lữ mỉm cười và động viên Cận. Anh bật công tắc kiểm tra nguồn điện bỗng lắc đầu, mồ hôi toát ra dọc sống lưng. Điện bắt tốt, máy tốt nhưng các làn sóng liên lạc với trạm ở nhà đang bị địch làm nhiễu, tất cả các làn sóng đều om sòm lên như đang chợ phiên. Làm thế nào bây giờ?, Lữ xoay xở bằng tất cả khả năng chuyên môn của mình. Moan ngồi bên cạnh thấy mồ hôi nhẫy trên trán Lữ. Cuối cùng, anh đã đưa được tiếng nói của anh lọt qua cái hàng rào dày đặc những tiếng động. Về sau, Lữ mới được biết tờ mờ sáng hôm ấy, địch lợi dụng sương mù phái một đại đội đánh ra ngoài, một mặt chúng phá làn sóng điện của ta rất dữ. Khi tổ cảnh giới bộ binh phát hiện thấy địch thì cũng vừa lúc pháo binh đã lên tiếng, đôi cánh thần chết trùm lên đội hình bọn lính Mỹ đang bắt đầu triển khai. Sau trận đánh tập kích pháo ấy, Lữ được khen thưởng và trên nhận định thắng lợi chủ yếu là thắng lợi của thông tin liên lạc.

Đặc điểm công việc của một chiến sĩ thông tin vô tuyến là thế. Ngày mới về thông tin, đôi khi Lữ thoáng bực bội. Ai đời nào ngồi giữa chiến trường hẳn hoi mà suốt ngày đêm chỉ được thấy bốn bức vách hầm bưng bít và mặt đất dưới chân lúc nào cũng rung chuyển. Nhưng bây giờ thì quen rồi! Lữ đã tìm thấy nguồn vui và vị trí của anh trong công việc: Cái thế giới âm thanh trên không trung cũng chia thành hai trận tuyến. Bao giờ Lữ cũng được sống trên cái trận tuyến âm thanh của mình, bao giờ cũng có mặt ở đó, cả lúc dãy đồi và căn hầm yên tĩnh nhất. Lúc ngồi trước máy, đôi tai Lữ trở nên thính nhạy hết sức. Ở đây khác với đài Q.4 không trung bao giờ cũng ồn ào, tiếng nói của ta và địch đan xuyên nhau như một cái mạng nhện. Lữ đã quen thuộc từng cái đài của ta: Tiếng nói rề rà chậm chạp ở một góc nào đó, thường là vào khoảng 9 giờ sáng, vào tần số thấp nhất, thường đọc một hàng chữ số đơn điệu như một người yên tâm sống cuộc đời riêng biệt. Có một cái đài rất khoẻ, át hết tiếng nói các đài của địch và của ta. Có giọng thủ thỉ hiền lành: "Cánh đồng nhiều hoa thơm, cánh đồng nhiều hoa thơm". Đặc biệt có một anh chiến sĩ điện thanh không biết của đơn vị nào, tính nóng như lửa đốt, luôn luôn phạm quy định làm việc, mỗi lần Lữ mở máy là y như thấy cái ông "Trương Phi" bên mình đang đỏ mặt quát nhau với một thằng lính truyền tin bên phía địch, một thằng lính ngụy nào đó: "- Cút mày đi, chuyển sang làn sóng khác!" - "Đừng hòng, cái thằng Việt Cộng"! -"Mày cũng biết nói tiếng Việt Nam cơ à?" - "Tao là người Việt Nam của thế giới tự do!" - "Im đi, mày là thằng bám gót Mỹ, nói cho xấu tiếng nói ra!". Nội qui làm việc không cho phép nhưng một vài đồng chí điện thanh mới vào nghề tính nóng nảy đã gây ra những vụ "xô xát" với địch trong không trung. Có một lần khiến Lữ phải tức cười, một cái đài địch chung làn sóng và trùng giờ làm việc với đài A.1. Đài thằng địch yếu hơn. Lữ nghe chúng nó trao đổi với nhau: "Thôi đi, để cho Việt Cộng chúng nó làm trước? " - "Ừ, không át nổi chúng nó đâu! ". Thế là những kẻ yếu và biết điều. Nhưng thường thường chúng nó tỏ ra không biết điều một chút nào cả; mặc dầu chúng biết đang đứng trước một tiếng nói đầy sức mạnh.

Lữ lên 475 đã gần nửa tháng...

Ngay trên mảnh đất nóng bỏng này cũng có những đêm sáng trăng. Một lần địch vừa ném bom xong thì trời tối. Ngọn lửa cháy bùng lên rồi tắt, chỉ còn vài đốm lửa nhỏ chập chờn cháy leo lét trên những khúc gỗ. Không biết từ lúc nào, trăng đầu tháng đã dãi trên cả ba ngọn đồi. Lữ sung sướng trông thấy một vệt trăng mỏng như một nét lông mày ngơ ngác hiện ra trên vòm trời đầy khói lửa. Anh chợt nhớ cái đêm sáng trăng suông rất khó ngủ ngoài khu rừng hậu cứ...

Một buổi tối sáng trăng và thanh thản, vào cuối tuần trăng ấy, ký ức Lữ như một con ngựa thả lỏng cương lững thững quay trở lại một khung cảnh cũ trong đời chiến sĩ của mình: Một đêm, trên chặng nào đó dọc đường hành quân năm ngoái, Lữ được trông thấy một cảnh rất bình thường: một mảnh trăng thượng tuần hình lưỡi liềm tuy chưa đủ toả sáng nhưng đã in một vệt vàng mỏng manh lên một nền mây hình vân gỗ, vệt mây vừa đủ ửng lên chứ chưa sáng, và trong cái khung cảnh nền trời sáng trăng đó, một cây giống như cây thông, hình tháp, đứng nghiêng nghiêng. Về hướng ngọn cây đổ ngả sang, một chiếc cành vươn dài ra ngoài. Ngọn cây và chiếc cành chưa vươn tới được để in hình vào mảnh trăng nhưng chỉ còn khoảng cách chút đỉnh. Lữ cùng đơn vị đang đi. Những nòng súng và mũ sắt nhấp nhô. Lữ vừa đi vừa ngắm đến mê say cái khung cảnh trước mặt, như chưa bao giờ được nhìn thấy. Và anh lấy làm tiếc, anh đi mỗi bước thì cái cành cây và mảnh trăng càng xa nhau, càng xa nhau dần... Anh vẫn bước rắn rỏi và quả cảm, không hề nuối tiếc bởi anh nghĩ, những cái đẹp trong cuộc đời chỉ hội tụ với nhau trong khoảnh khắc, và người ta chỉ cần nhìn thấy nó trong một khoảnh khắc ấy là đủ.

Từ hôm cùng Moan đi đón đoàn văn công về trung đoàn, thỉnh thoảng Lữ vẫn thầm nhớ tới Hiền. Ngay từ hồi anh cùng Cận và Khuê gặp cô ở đường giao liên, anh đã nhận ra đó là cô gái mà anh đã thầm yêu từ năm anh mới mười sáu tuổi. Anh và cô cũng chưa bao giờ học cùng một trường. Cô học dưới anh hai lớp, ở một trường khác. Hai người gặp nhau trong một lần cắm trại hè sau kỳ thi học sinh giỏi toàn khu vực. Trại hè tổ chức trong rừng phi lao ven bãi cát. Rặng núi đất kề gần đó đứng ngay bên mép biển, những hàng lều bằng chăn dựng dưới chân núi để lấy chỗ cho học sinh ẩn máy bay. Không khí thật là huyên náo, không phải tiếng huyên náo trầm hùng của khu rừng tập kết quân, đó là thứ tiếng reo ồn ào lanh lảnh của học trò. Lữ vẫn còn nhớ tiếng búa xảm thuyền vang đều đều trên bãi cát, và những đứa học trò bé con lần đầu tiên trông thấy biển. Chúng kéo lũ lượt đi nhởn nhơ trong rừng phi lao một cách vui vẻ, trong khi những đứa lớn tuổi học lớp trên đã biết khoác tay nhau nói những chuyện đứng đắn về tương lai và cuộc đời. Suốt hai ngày, Lữ tham gia các buổi "Diễn đàn trại hè" và đi cạy sò. Trên mép nước chỗ sườn núi đất xô ra biển có một bãi đá, mỗi hòn to bằng nửa gian nhà, màu da lươn, sò bám đầy chung quanh. Sáng ngày thứ ba có cuộc thi văn nghệ. Hiền hát bài "Đường cày đảm đang". Hôm ấy cô mặc chiếc áo phin trắng cổ bẻ, quá rộng, y như áo mượn của chị ở nhà. Khi cô hát, những đường gân xanh hiện rõ trên thái dương, vài sợi tóc mồ hôi ướt lấm tấm. Có một vẻ gì đó hơi khó nhọc phải dùng đến gân sức, anh chợt nhận ra trong tiếng hát của cô nữ sinh mười lăm, cái tuổi ấy đáng lý phải hát một bài vui vẻ nhí nhảnh thì mới phải? Vì thế mà anh thấy thương cô, hết sức thương hại cái tiếng hát hay nhưng vất vả làm sao! Cô hát mà cũng chưa biết làm duyên làm dáng một chút đỉnh nào cả. Lữ cắm cổ chạy ra đường cái, chỗ mấy cái quán tranh. Một đám học trò con trai lẫn con gái đang vây chung quanh một lão đàn ông to béo đứng bên chiếc xe đạp, mỗi bên xe buộc hai phích kem lớn. Lữ chen ngang vào giữa đám học trò, mặt đỏ bừng vì phải chen chúc, anh chịu mắng mỏ đến là khiếp mới mang ra được một túm gần một chục chiếc kem. Khi anh chạy về đến nơi để đưa cho Hiền những que kem chuối màu vàng vàng, những giọt nước đường mang hương chuối lạnh buốt đã chảy xuống kẽ mười ngón tay. Hiền ngồi trên một phiến đá rất to chi chít vỏ sò bám chung quanh. Cô ăn nghiến ngấu những que kem buốt lạnh đến tận chân răng, tinh nghịch giơ tay vứt que kem xuống biển, lên đầu những đợt sóng, chốc chốc lại quay về phía chàng thiếu niên có cặp mắt đen đang bó gối ngồi im lặng bên cạnh: "Cậu không ăn kem à? Sao cậu cứ nhìn tớ vậy?". Không biết anh đã nhìn cô bé thế nào nhưng ở đôi mắt ngây thơ vừa quay sang anh, anh biết cô là một đứa con gái tốt bụng và thật thà, sở dĩ tiếng hát ban nãy khiến anh chịu khó lắng nghe chính vì đã cất lên từ tâm hồn ấy. Anh trở nên ngượng nghịu không dám nhìn cô nữa, anh cầm con dao nhỏ cạy lên từ mặt phiến đá dưới chân cô một con sò huyết và giơ cho cô xem hai bàn chân anh đã nứt nẻ hết cả. Trong lúc ấy trên dải cát khô sát chân bờ phi lao, một đám đông học sinh bám chung quanh một chiếc thuyền vừa mới đóng xong sắp hạ thuỷ. Hình chiếc thuyền thon thon in bật trên cát, màu gỗ mới còn đỏ tươi của đồ nghề, lưng thuyền đã được xông khói, con thuyền nằm điềm tĩnh hướng về biển cả. Những người dân chài cởi trần đi lại hai bên, đám học trò đều đặt bàn tay lên lưng thuyền, chân choãi rộng, đang reo hò phấn khởi. Lữ cùng cô bạn gái nhỏ, hai người chỉ là hai đứa trẻ thi nhau chạy về phía đó. Cái phút đầu tiên chiếc thuyền lao xuống biển, sóng bạc đầu bị xẻ ra tung toé, như một cái gì linh thiêng. Cả Lữ và Hiền và tất cả những đứa học trò, quần áo ướt sũng, tất cả đứng lặng yên bên mép nước ngắm biển cả lô nhô sóng bạc đầu và con thuyền mới của mình đang bồng bềnh...

Lữ đã gặp người nữ diễn viên hát trong đoàn văn công Mặt trận với những kỷ niệm của một mối tình đầu sớm nảy nở và thầm lặng trong thời học sinh của anh. Làm sao cô biết anh đã từng để ý đến cô? Làm sao cô biết khi cô lớn lên từ một cô bé nữ sinh gầy gò thành một người nữ chiến sĩ, trong quãng thời gian đó, Lữ vẫn giữ hình ảnh cô, cái hình ảnh cô mặc chiếc áo cánh phin quá rộng, và những đường gân xanh bên thái dương khi cô đứng hát. Anh tự hỏi sao mà cô chóng lớn vậy? Có gì khác nhau giữa hai người con gái ấy? Những câu hỏi đó có lẽ chính cô cũng chưa bao giờ tự đặt ra để hỏi mình. Anh vẫn yêu Hiền. Anh vẫn yêu cô với tất cả sự hiểu biết và tùng trải của anh hiện nay trong khói lửa. Anh đã yêu cô bắt đầu từ một tiếng hát đảm đang. Cho đến bây giờ, tất cả tình yêu thầm kín và niềm mong mỏi anh đặt vào cô vẫn là cái tiếng hát cô đang đem đến cho mọi người. Dường như anh luôn luôn lắng nghe cái tiếng hát ấy, so với xưa kia khi cô còn đi học tất nhiên là hay hơn, nghệ thuật và điêu luyện hơn, nhưng cô có đem vào đó sự uốn éo giả dối hay không, cô có còn là cô nữ sinh xưa nữa không, tiếng hát của cô có đem đến cho từng người chiến sĩ đang đánh giặc sự rung động và sức mạnh thực sự hay không?

Từ ngày đoàn văn công về trung đoàn pháo Sông Cầu, anh chị em diễn viên đã chia nhau đi xuống trận địa để biểu diễn cho các pháo thủ xem. Riêng đối với chiến sĩ trinh sát và điện đài trên điểm cao 475, ban chính trị trung đoàn pháo cho biết không thể cho văn công lên được, mặc dầu các đồng chí văn công đề nghị và đã chuẩn bị một tổ xung kích sẵn sàng lên đài A.1 và một số nơi khác ở sát địch. Các đồng chí ban chính trị và tham mưu qui định một số giờ liên lạc nhất định của máy vô tuyến điện. Vào những giờ đó, các đồng chí văn công sẽ "biểu diễn" trong máy. Các diễn viên đơn ca và tốp ca sẽ lần lượt thay nhau biểu diễn nhiều buổi cho anh em tất cả các đơn vị hiện đang ở trên 475, mỗi buổi chỉ có một số nhỏ dự để tránh tình trạng tập trung đông người.

Một buổi trưa, mấy cậu trinh sát, công binh và một số anh em bên cao xạ 12 ly 7 đi rải rác kéo tới hầm máy. Các "khán giả" ngồi tựa bên vách hầm, đang hút thuốc và tán chuyện bằng cách chõ miệng vào tai nhau mà hét. Hầu hết bọn họ đều bị điếc. Ở đây, con nhà lính đã quen với cách sinh hoạt ấy: ra chiến hào hay gặp nhau ở chỗ trực lấy nước, người ta trao đổi chuyện trò bằng cách quát tháo ầm ĩ, những anh chưa quen nhau thì nhìn nhau bằng cái mặt đần đần hoặc chỉ thấy cười, đó là cách chào hỏi làm quen. Mỗi khi hội ý hội báo cũng thế, anh này quát vào tai anh kia, người nghe được thì gật gật cái đầu tỏ vẻ tự phụ đã nghe được, nếu chưa nghe thủng thì cái miệng lại cười cười tỏ vẻ ngượng nghịu, cái đầu lắc lắc, cái tai lại vểnh lên áp sát tận miệng người nói. Nếu là câu chuyện giữa ba bốn anh điếc cùng một lúc thì thật đến là vất vả, "ông nói gà, bà nói vịt" một hồi, khi thủng ra câu chuyện thì anh này chỉ thẳng mặt anh kia, hể hả cười phá lên rung cả hầm.

Còn vài phút nữa mới tới giờ biểu diễn. Lữ và Moan vẫn đang bận làm việc. Các khán giả đang nói chuyện và cười ha hả, một cậu chiến sĩ công binh từ khi vào ngồi bệt ngay bên cửa hầm tỷ mỷ và chăm chú khoét một cái ống sáo trúc. Hai người lính cao xạ đang gục vào tranh thủ đánh một giấc ngon lành.

Khi Lữ chuẩn bị chuyển sang làn sóng liên lạc với văn công, anh trông thấy cậu chiến sĩ đang ngồi khoét ống sáo bên cửa hầm ngước lên đưa mắt nhìn anh, gật gật đầu mỉm cười ý muốn hỏi: "Sắp đến giờ biểu diễn chưa?". Lữ cũng gật đầu đáp lại: "Sắp rồi!". Anh đưa mắt nhìn mọi người đang có mặt, thấy người nào cũng có một vẻ đẹp gân guốc lạ thường: những khuôn mặt đều gầy võ, hai hố mắt trũng sâu, tóc tai đỏ quạch màu đất. Có khuôn mặt mới mười tám, mười chín, râu đã mọc đen bên mép. Khuôn mặt nào cũng dày cộm vì đất bột bám, vì thuốc đạn ám, những cặp mi mắt trên rất dày, mi dưới đỏ, tròng mắt lờ đờ đùng đục hoặc có vằn đỏ. Thuốc đạn, đất, trộn với mồ hôi lâu ngày đã biến thành một màu xam xám, xỉn xỉn trên chân tóc, trên lông mày, trong hai hốc mũi và trên những bộ quân phục sờn rách, dày và cứng như da thuộc.

Giữa những tiếng cười nói hể hả và tiếng ngáy như sấm của hai chiến sĩ đang ôm nhau ngủ, Lữ chợt nghe tiếng đồng chí đoàn trưởng văn công, cái giọng thuốc lào khàn khàn cất lên trong máy:

- Chào các đồng chí!...

- Ai đấy vậy? - Moan hỏi sẽ và trao ống nói cho Lữ.

- Các đồng chí "A.1" phải không?

- "A.1" đây! - Lữ đáp - Chúng tôi đã tập trung đầy đủ. Chào các đồng chí!

Lữ lắp cái ống nghe bằng cao su vào một bộ phận phóng thanh, rồi đem đặt giữa hầm.

Tiếng nói như dòng nước ùa ra khắp gian hầm máy. Những cặp tai vểnh lên, nghé nghiêng, hướng về chỗ có tiếng nói.

Lữ đánh thức hai đồng chí đang ngủ dậy.

Gian hầm máy lại vừa rung lên sau một loạt bom. Giữa làn sóng không khí vẫn còn bị chấn động, tiếng nói trong trẻo và hơi uốn éo của người con gái văn công từ trong không trung vang lên:

- Thân mến chào các đồng chí "A.l"... Ôi, thật là sung sướng, chúng tôi được đem lới ca tiếng hát đến các đồng chí, những người anh hùng!...

Bằng từng ấy khuôn mặt lính đều cười cười, vẻ chờ đợi và mong mỏi. Những cặp mắt anh này nhìn sang anh kia. Ai nấy đều tỏ ý hoài nghi vào lỗ tai của mình, như muốn hỏi: "Quả thật các đồng chí văn công vẫn còn im lặng hay đã bắt đầu rồi?". Có anh nhìn ngang dọc khắp mọi người gật đầu hai ba cái liền, ra vẻ tự phụ ta đã nghe rõ!

Trên khuôn mặt đẹp thông minh và hơi đần đần của Lữ, một nụ cười nở ra đầy ngượng ngập và hiền hậu. Anh như trông thấy ở một nơi nào đó, cũng trước một chiếc máy như thế này, chị đội trưởng đội múa đang nâng hai bàn tay búp măng lên trước ngực. Và sau lưng chị đội trưởng múa là Hiền. Cô đang chuẩn bị. Cô sắp hát cho anh và các chiến sĩ nghe bây giờ đây...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx