sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Để yên cho bác sĩ "Hiền" - 1.Lò luyện "tâm thần"

Để yên cho bác sĩ "Hiền"Lò luyện "tâm thần"

Học trường y quá nhiều áp lực!

Dân trường y nổi tiếng vì chăm học và học nhiều một cách kinh dị. Thời gian đầu, mình vẫn chưa hiểu động lực nào giúp các đồng chí ấy học khiếp thế, thậm chí học một cách điên cuồng, 10 Món đít trên giảng đường ngày này qua ngày khác trừ thời gian ngủ. Mỗi tối, cả ký túc xá vắng hoe, bọn sinh viên Lũ lượt lên giảng đường trừ mình nằm nhà nghe nhạc đọc truyện. Tối nào trên giảng đường cũng đông nghịt người, đứa nào đến sớm được ngồi dưới quạt trần mát vi vu, còn không thì vừa học vừa quạt phành phạch. Ngày hè nóng điên người, bọn nó vẫn kiên trì ngồi một xó tự kỷ kiểu triết gia. Không mai hôm nào ra muộn giảng đường hết chỗ không muốn về, cả lũ lại kéo nhau ngồi bãi cỏ lôi sách ra ngả ngớn các kiểu, đọc bài cho nhau. Nhổ cái kiểu phong trào thế này mình làm được khối thơ tình, ngồi bãi cỏ đọc cho hai đứa bạn nghe. Chúng nó thường bảo thơ mày nhiều quá phải mang bô ra hứng.

Thầy giáo mình trên lớp bảo: "Nhìn hai đứa trên đường biết ngay đứa nào học y đứa nào không, bởi những đứa học Y có một điểm chung là cái mặt trầm tư bâng khuâng", mà theo mình gọi là trông ngu ngu, một đặc trưng không lẫn đi đâu được. Còn sinh viên trường khác thì rất đa dạng, theo như cư dân mạng bây giờ gọi đó là" troll face" - mặt tiếu lâm, cư dân trường Y không có và sẽ không bao giờ có. Có lẽ vì thế mà nhà trường kiên quyết làm cái vỉa hè to uỳnh trên đường Tôn Thất Tùng, đặng sinh viên đi trên ấy cho an toàn, kẻo lơ ngơ tự gây tai nạn mang tiếng nhà trường.

Năm đầu tiên đi học xác, những cái xác ngâm formol xám ngoét đầy mùi hăng nồng của hóa chất được vớt lên khỏi bể cho sinh viên học. Học xong lại thả xuống đấy cho khỏi hỏng. Lũ sinh viên học hành say sưa, lắm lúc quên không dùng panh gắp mà lấy bút khều khều, xong rồi cho ngay lên mồm cắn cũng chẳng sợ. Có đứa khóa sau mình loay hoay đứng thế nào ngã ùm vào bể ngâm xác ướt như chuột, về nhà cả bọn kể lại với nhau như có gì vui lắm. Cuối đợt chuẩn bị thi còn đăng ký mượn xương về ký túc luyện thêm. Bạn mình trường khác tò mò đó đi học cùng một buổi, đến nơi chưa kịp vào đã mặt cắt không còn giọt máu, dông thẳng. Từ đây trở đi không thấy nó vào trường chơi với mình nữa, nó bảo: "tao không ăn được thịt mất đúng một tháng". Mình cười he he bảo: "ngu thế, thịt thì có liên quan gì đến giải phẫu cơ chứ!"

Từ năm thứ hai, bọn trong lớp đã xì xào việc thi nội trú thế nào điều kiện ra sao, đứa nào định theo ngành nào, lúc ấy mình vẫn còn mải miết với mấy quyển sinh lý bệnh và dị ứng miễn dịch. Bọn sinh viên nhãi nhép rón rén đi viện nhìn các anh chị nội trú tỏa đầy hào quang sáng chói, mỗi lời nói như phun châu nhả ngọc. Lần nào đi buồng (đi khám lại bệnh nhân) các anh chị cũng đều kéo theo cả đàn sinh viên. Cho đến sau này học xong nội trú, mình mới hiểu, trong đống đồ hiệu ấy cũng có hàng "fake" (đồ giả).

Làm ngành y ngại nhất khoản đi trực, đặc biệt trực ở cấp cứu mệt kinh khủng! Những ngày đầu tiên đi viện, sinh viên năm 3 bắt đầu học triệu chứng, rất chăm chỉ học thêm. Ngoài các buổi trực chính thức còn đi thêm các tối khác vì buổi tối là khoảng thời gian học lâm sàng tốt nhất, hỏi han và khám xét bệnh nhân rất dễ dàng. Bệnh nhân cũng thích vì được quan tâm. Còn ban ngày, các thành phần học viên kéo nhau đi lốc nhốc, đứng ngồi khắp nơi. Bệnh nhân nhìn thấy sợ chết khiếp xua như xua ruồi, không phải không thích sinh viên mà do đông quá. Đồng ý cho một đứa nghe phổi phát là ào đến chi chít ống nghe trên một tấm lưng. Nghe xong bàn tán một hồi rồi lang thang qua phòng khác chẳng đâu vào đâu.

Thời gian đầu, mình cũng lượn lờ bệnh viện mỗi tối nhưng rồi thưa dần thưa dần, sau đó chỉ hôm nào trực mới đi. Đi trực các khoa có mỗi nhiệm vụ đưa xét nghiệm, đi mòn chân vì khoa hóa sinh với huyết học không cùng tòa nhà, luồn chỗ nọ né chỗ kia như đi trong mê cung. Có lần mình đi ngang qua góc tối của viện, thấy thằng nghiện đang chích ma túy mình chạy tuột cả dép. May nó đang phê lòi không thì toi. Từ đó mỗi lần đi đâu mình rủ thêm đứa bạn đi cùng cho lành, vừa có đứa nói chuyện vừa an tâm. Mình không muốn đi trực nữa, không phải do máu me hay học hành giảm sút mà thấy hiệu quả chẳng đến đâu, ở nhà đọc sách cho xong, hôm nào đến lượt mới đi.

Sinh viên Y phải nạp một lượng kiến thức tương đối khổng lồ, có cố nhồi nhét trong sáu năm cũng không thể đủ, dù bổ đầu mà nhét vào cũng không kịp, nên mình bò lên giảng đường hàng ngày,hàng tuần, hàng năm. Ngày nắng cũng như ngày mưa. Đến nỗi bọn cùng phòng sợ, chúng nó sợ mình bị tâm thần. Trường Y năm nào, khóa nào cũng có đứa bị tâm thần, đặc biệt khoảng thời gian giáp thi học kì.

Khóa mình có đứa học rất chăm và giỏi, suốt ngày lên giảng đường ngồi học, cuối mỗi kỳ học, đứa nào cũng ngưỡng mộ nó bởi điểm trung bình cao ngất ngưởng. Đến một ngày, người ta phát hiện nó nằm ngủ ngon lành cùng đàn chó sau nhà ăn sinh viên, vội vàng bê đi viện. Kết quả Đồng chí ấy nghỉ học một năm ở nhà điều trị. Sau đó, cậu ấy học lại khóa dưới mình, không còn nổi bật được nữa. Xót xa hơn, cô bạn thân cùng quê với mình, trước ngày thi tốt nghiệp Y6 (sinh viên Y năm thứ sáu) ba ngày, bỏ nhà biền biệt đến bây giờ vẫn chưa thấy tung tích gì. Mỗi lần nhớ đến không khỏi bùi ngùi.

Học trường khác 4nămđã ra trường. Thế nên, trong khi mình vẫn hàng ngày còng lưng vác hàng huyện sách lên giảng đường ngồi và hàng tháng về nhà ngửa tay xin tiền trợ cấp, thì bọn bạn cấp 3 học khối ngành kinh tế đã đi làm. Chúng nó đã kiếm ra tiền, có đứa rất nhiều tiền, mua nhà cửa xe pháo ầm ầm. Ngày 30 tháng 4 hàng năm họp lớp, mình ra ngồi thu vào một góc nghe lũ bạn hào hứng kể lại chuyện làm kinh tế. Đứa bảo tao mua được mảnh đất này, thằng kia mua được con ô tô kia, con ấy lương hàng tháng có chục triệu sống thế đếch nào được ở cái xó Hà Nội này, có mà ăn cám. Mình chạnh lòng, ông anh khoá trên mới ra trường, cạnh cục mãi mới xin được vào bệnh viện huyện mất hàng trăm triệu, lương khởi điểm 2 triệu. Vào nhà chơi, bố mẹ ông ấy xuýt xoa may thế! May thế! Vậy ra mình đang sống bằng niềm tin trong một xã hội phát rồ.

Ngành y là thế, học hành là thế, áp lực là thế nhưng mấy ai biết. Vẫn chửi đều đều như vắt chanh và cả xã hội nhìn nhận vấn đề một cách lệch lạc theo cách nhìn của nhà báo.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx