sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Đỗ Quyên Đỏ - Phần 2 - Chương 03

Tôi chuyển đến ở cùng Nghiêm và sáu trung đội trưởng khác. Nghiêm với tôi chia nhau chiếc giường tầng. Tôi ở tầng trên. Trang trí trong màn Nghiêm là bộ trưng bày những huy hiệu có hình ông Mao, đính trên chiếc áo đỏ, có tới hàng nghìn loại khác nhau. Tôi rất ấn tượng. Nghiêm trưng bày suốt ngày và đến tối mởi hạ xuống. Căn phòng cùng kích thước với căn phòng tôi ở trước. Nó vừa dùng làm phòng ngủ, phòng hội nghị và phòng ăn. Nó cũng còn là một trận tuyến. Mặc dầu Nghiêm đã chính thức nhậm chức và Lu là phó của chị, Lu vẫn muốn nhiều hơn nữa, lại muốn vị trí của Nghiêm. Chị ta bị ám ảnh bởi điều đó. Chị ta triệu tập họp không theo giờ giấc nào. Chúng tôi phải tuân theo Lu. Chúng tôi phải ngồi suốt trong những cuộc họp của Lu một cách buồn chán. Chị ta thích mọi người vâng lời mình. Cảm nhận quyền lực là liều ma túy Lu cần. Chỉ trong cuộc họp, Lu mới cảm giác mình kiểm soát được cuộc đời của những người khác như kiểm soát bản thân mình. Lu cảnh cáo và hăm dọa tại các cuộc họp. Lu thích thú thấy những nỗi sợ hãi của chúng tôi. Lu nhằm vào tất cả những lỗi lầm có thể xảy ra của chúng tôi. Lu chờ đợi, vẫn đang chờ đợi chính xác để tóm bắt lỗi lầm và hạ gục nó. Lu vẫn đang cố tóm bắt Nghiêm. Những sai sót của chị. Tôi có thể nói nếu có cơ hội, Lu sẽ đẩy Nghiêm từ vách đá cheo leo xuống vực sâu.Tên đầy đủ của Lu là Băng Lu. Lu là con gái của một liệt sĩ cách mạng. Bố chị ta bị Quốc Dân Đảng ở Đài Loan giết hại. Ông bị giết khi tiến hành một nhiệm vụ bí mật. Mẹ Lu chết vì đau khổ trước mất mát này. Sau ba ngày sinh nở, bà chết. Đó là một mùa đông khủng khiếp. Gió mạnh như cắt vào da. Bà đặt tên con là Băng Lu. Lu được Đảng quan tâm, nuôi nấng đặc biệt. Lu lớn lên trong một trại mồ côi do các các bộ lãnh đạo của Đảng lập ra. Cũng như Nghiêm, chị ta cũng là cốt cán của Hồng vệ binh. Lu đã từng tới thăm Hồ Nam, quê hương của ông Mao. Ở đấy, Lu đã từng ăn những lá cây từ cùng một cái cây Mao đã ăn khi bị Quốc Dân Đảng vây hãm và bị ghìm chặt trong một thung lũng cách đấy khoảng ba chục năm.Lu chỉ cho tôi chiếc sọ người chị ta tìm thấy ở sân sau một nhà ở Hồ Nam. Lu bảo đó là chiếc sọ của một liệt sĩ Hồng quân. Lu chỉ cho tôi chỗ thủng trên trán sọ và bảo đó là lỗ thủng của viên đạn bắn vào. Lu lấy ngón tay vuốt ve chiếc sọ, luồn vào hai hốc mắt, sờ nắn xương hàm. Vẻ mặt lạnh lùng của Lu khiến tôi ngẹt thở. Lu bảo tôi một bà già trong làng đã bí mật chôn cất liệt sĩ. Hai mươi năm sau, chiếc sọ nhô lên mặt đất. Bà già đào lên và đem cho Lu khi biết được cha Lu cũng từng là một liệt sĩ. Lu luôn nghĩ đó có thể chính là chiếc sọ của cha mình.Tôi chăm chú nhìn chiếc sọ, cố hiểu xem cái gì ở đó đã hấp dẫn Lu. Có thể là tinh thần hăm dọa chăng? Có thể là sự lạnh lẽo mà chỉ cái chết mới có? Lu có một cái nhìn thật hợp với tên mình. Một cái nhìn băng giá. Không thấy sự ấm áp trong nhiệt tình của Lu. Lu nói chậm, đọc từng vần một cách rạch ròi. Lu có bộ mặt dài hình hạt lạc, với vẻ quyết đoán phán xử. Tính chị thế nào, mặt chị thế ấy. Đôi mắt xếch, giá lạnh như trong tranh tố nữ cổ. Những vẻ đẹp của Lu bị hủy hoại bởi chính nét không bao giờ sai sót của nó. Đôi mắt nửa vành trăng không có hơi ấm và độ ngọt ngào với lính. Sự tôn trọng của chúng tôi đối với Lu là thứ tôn trọng của chuột nhắt đối với mèo.Lu thích hành động. Lu không biết do dự. Lu tấn công và xâm chiếm. Phong cách của Lu là bắt và xẻ vụn. Sẵn sàng ngắm bắn, như Lu vẫn luôn thích nói. Những cái đó không gây được ấn tượng đối với tôi, trái lại nó gây khoảng cách với tôi. Lu có tư tưởng kiên định. Thứ tư tưởng đầy ý nghĩa chết chóc. Lu quan sát tôi, lạnh lùng, ngời vực, bắt đầu từ lúc tôi chuyển đến. Nụ cười của Lu chứa lời cảnh cáo. Lu đưa cho tôi quyển sổ tay ghi chép những lời dạy của Mao. Nét chữ Lu cực kỳ vuông vắn. Tôi ước chữ của mình giống chữ của Lu. Những lời Lu viết làm tôi chán ngắt. Đầu óc Lu là cỗ máy tuyên truyền. Nó không có máy móc riêng của chính nó. Tôi bảo Lu thế khi Lu yêu cầu tôi góp ý. Lu bảo Lu thích sự thẳng thắn của tôi. Lu bảo mọi người thường nói dối Lu. Lu bị lừa dối bởi một phường đạo đức giả. Lu căm ghét đạo đức giả. Lu bảo đất nước này đang đầy rẫy đạo đức giả. Đảng trong nhiều mặt đang bị bè lũ đạo đức giả điều hành. Lu bảo nhiệm vụ của mình phải chiến đấu chống bọn đạo đức giả. Lu sẽ đem hết phần đời còn lại của mình để uốn nắn lại cái không đứng đắn. Lu yêu cầu tôi tham gia trận tuyến này. Tôi không hiểu đầy đủ ý Lu muốn nói gì, những tôi không nói ra như vậy. Tôi bảo:- Vâng, tất nhiên rồi, đạo đức giả trong bất cứ trường hợp nào cũng xấu xa.Lu hỏi:- Cậu có ngửi thấy mùi đạo đức giả trong căn phòng chúng mình không?Những người trong phòng tôi ăn cơm xong đã về. Họ hát hỏng, vui đùa. Họ đùa về chuyện họ đã trừng phạt những đồ ưởi xác, những kẻ không chịu bằng lòng với cuộc đời nông dân hóa như thế nào. Họ lặng đi khi nghe thấy Lu đang nói về bọn đạo đức giả. Người nọ nói người kia, như cá chui tọt vào lưới riêng của mình. Có tiếng mò mẫn. Nó gợi cho tôi về việc ma cà rồng nhai xác người trong mộ.Lu tiếp tục nói, giống như một cảnh trên sân khấu. Lu nói:- Là con gái một liệt sĩ cách mạng tôi không bao giờ quên cha ông mình đã đổ máu, lìa bỏ cuộc đời cho thắng lợi của cách mạng. Tôi sẽ không bao giờ để lỡ việc sống cho xứng đáng với lòng mong đợi của ông cha. Tôi mong tất cả các đồng chí, những đồng chí chung sức chung lòng của tôi hãy giám sát đạo đức của tôi. Tôi hoan nghênh bất kỳ sự phê bình nào của các đồng chí về sau này. Đảng là mẹ tôi và tất cả các đồng chí là gia đình tôi.Lu cố tỏ ra là một nhân vật anh hùng trên sân khấu sống, những tôi chẳng bao giờ hiểu theo Lu theo cách ấy.Tôi khó lòng tưởng tượng nổi tại sao đêm đêm Lu có thể ngủ, mặt giáp mặt với chiếc sọ người. Tôi bắt đầu có những cơn ác mộng sau khi tôi tưởng tượng ra chiếc sọ người kia ở ngay sát tôi, từ khi giường Lu và giường tôi kê sát vào nhau. Tôi không dám phàn nàn. Linh tính bảo tôi không được làm như thế, bởi tôi chắc chắn rằng Lu sẽ coi lời phàn nàn của tôi như một sự thóa mạ. Làm sao tôi có thể chấp nhận bị coi là một kẻ ghê sợ chiếc sọ của một liệt sĩ.Lu theo dõi tất cả mọi người và ghi nhận xét của mình vào cuốn sổ tay bìa nhựa đỏ. Tháng tháng Lu viết báo cáo gửi cấp trên. Lu thường nói: tôi học được lập trường chính trị từ gia đình tôi. Một lần Lu kiêu hãnh kể cho chúng tôi nghe về gia đình mình: Bố mẹ nuôi của Lu là những bí thư Đảng trong quân đội, chị và hai anh nuôi của Lu là những bí thư Đảng của trường đại học và xí nghiệp. Tất cả những người thân của Lu mỗi khi ốm đều được vào điều trị trong những bệnh viện dành riêng. Phòng của họ ở cạnh phòng thủ tướng.Lu làm những chiếc mũ lừa(1) chính trị. Lu luôn chọn ra một người đội nó trong các cuộc họp. Lu luôn có cách của chị. Những câu chữ trong báo Hồng kỳ và Nhân dân từ miệng Lu tuôn ra như thác nước. Lu nhắc nhở tôi nếu cừu sống với sói sẽ ra sao? Một hôm, Lu bảo tôi chiếc gương soi là biểu tượng của thói ích kỷ - biểu tượng cực kỳ tư sản. Tôi không dám cãi lại. Tôi nói: tất nhiên và giấu chiếc gương nhỏ của mình vào trong áo gối. Tôi biết Lu có thể quy cho tôi thành một tên phản động nếu Lu muốn. Lu đã từng biến một số người thành phản động. Lu chuyển họ đi làm những công việc như bạt núi để làm ra thóc gạo hoặc đào đất để tạo ra một máng tưới ngầm. Lu sắp xếp để cuộc sống của họ bị đọa đầy. Ai sống sót đều giống Tiểu Lục. Không ai thoát khỏi phải trả giá nếu họ cãi lại Lu. Tôi sợ Lu vô cùng.Khá lạ lùng là ở bàn tay kia, Lu hết sức cố gắng lấy ấn tượng với quân lính bằng giặt giũ quần áo, mài liềm cuốc hộ chúng tôi. Đêm đêm, Lu đến thăm từng phòng, kéo chăn kín cho chúng tôi khỏi hở, tay chân khỏi nhiễm lạnh. Lu giấu tên gửi toàn bộ lương tháng của mình cho bố mẹ một đồng chí nào đó bị ốm. Lu thường xuyên làm như vậy. Lu được ca ngợi rất ghê. Lu thường nói: Tôi không quan tâm đến việc mình là chiếc áo cũ để lau sạch cái góc bếp cáu mỡ nhất của Đảng. Lu thành thạo nói những câu như vậy. Chúng tôi bảo chúng tôi đánh giá cao sự quan tâm của Lu, chúng tôi phải thế thôi. Chúng tôi ghi những lời ca ngợi vào báo cáo hàng tháng gửi lên cấp trên. Đó là điều Lu muốn ở chúng tôi. Chúng tôi thuộc lòng điều đó.Lu vạch ra những thiếu sót của Nghiêm bất cứ khi nào có thể. Lu nói Nghiêm quá mềm yếu trong việc cải tạo tư tưởng, quá lơi lỏng ngân sách đại đội, quá không kiên trì trong việc hướng dẫn đại đội trong những buổi học tư tưởng Mao. Nghiêm chống trả lại một cách giận dữ, những chị là người đấu khẩu kém. Chị không phải đối thủ của Lu. Chị nói không mạch lạc. Lúc đuối lý chị thường văng tục. Đủ loại: đồ mạ thối, lừa, lợn, sâu nứng…, hết từ thóa mạ này đến từ thóa mạ khác. Lu thích thú thấy Nghiêm trong tư thế vụng về, lúng túng. Lu thích đẩy Nghiêm đến tận chân tường trong các cuộc đấu khẩu và thường tấn công mạnh không thương tiếc. Lu chỉ rõ cho đại đội thấy Nghiêm vô văn hóa, chỉ có năng lực chửi rủa. Lu thường nói: sao chúng ta không báo cáo trường hợp này lên cấp trên để quyết định xem ai đúng ai sai. Thường thường Nghiêm bỏ cuộc, rút lui vì chị không muốn làm tiêu vong hình ảnh của mình là bí thư một "Chi bộ Đảng nổi tiếng đoàn kết" như Lu thường biết rõ.Lu biết tôi là một kẻ mê kinh kịch. Lu thường quen yêu cầu tôi hát một vài đoạn trong lúc nghỉ giải lao ngoài đồng. Lu nói: nó làm dịu bớt cơn nghiền của Lu. Tôi hát to, tôi kêu gọi trung đội hát cùng tôi. Lu thích lắm. Chúng tôi cùng hát. Những mọi chuyện đã thay đổi sau khi xảy ra chuyện Tiểu Lục. Tôi không còn hát bất cứ câu gì. Khi Lu yêu cầu tôi hát lại, tôi không còn lòng dạ nào hát cho ra hồn. Tôi cố, những trong đầu tôi vang lên giọng hát "Tổ quốc tôi" của Tiểu Lục. Hai mắt tôi thường hướng về Tiểu Lục lúc đó đang như một hồn ma lặng lẽ bồng bềnh trong nhà, ngoài đồng. Binh lính thay đổi cách chăm sóc cô. Chúng tôi cố giấu sự thật với gia đình cô. Chúng tôi bắt chước chữ viết của cô viết thư cho bà cô. Trò bịp đó không được lâu. Bà cô viết thư cho chi bộ Đảng đại đội yêu cầu nói rõ sự thật. Bà nói nếu bà không bị quản chế (bà bị đưa vào một trại câu lưu vì bị coi như một phần tử thù địch) bà sẽ đích thân đến kiểm chứng Tiểu Lục ngay tức khắc. Nghiêm dùng hết thời gian để viết thư cho bà. Tôi đọc, soát lại bức thư, sửa lại ngữ pháp và câu cú cho trơn tru. Đó là một bức thu khó viết. Nghiêm cố giải thích chuyện gì đã xảy ra. Tôi thấy rõ Nghiêm đấu tranh trong khi viết. Chị không giải thích trung thực. Chị không thể. Chị không thể nói chúng tôi là những người giết hại cháu bà. Nghiêm nói Tiểu Lục bị ốm nặng. Cô mắc chứng rối loạn tâm thần. Những cô được nâng niu chăm sóc tốt. Nông trường đã tìm những thứ thuốc mới và cách điều trị mới cho cô. Đó là một bức thư yếu ớt. Nó chẳng thể hiện gì ngoài tội lỗi. Nó yêu cầu người bà hãy giữ hình ảnh vĩ đại trong đầu, coi đó chỉ là một sự cố. Hàng trăm ngàn thanh niên được Đảng phân công tới các vùng quê. "Một sự hi sinh nào đó trong khi làm việc được ghi nhận như lòng kiên cường cho sự phồn vinh của đất nước". Nghiêm kết luận bức thư bằng việc dẫn lời Mao.Nghiêm trông rã rời. Mực xanh trên các ngón tay chị và môi. Tôi chép sạch sẽ bức thư và trả lại chị. Chị đến ban chỉ huy nông để đóng dấu gửi đi. Đêm đó chị bảo tôi, bao giờ chị chết, chị sẽ bị quỷ sứ địa ngục xẻo từng mảnh. Chị bảo chị thấy rõ điều đó ngay từ bây giờ.Lu bảo tôi rằng tôi là một hạt giống tốt. Khá xứng đáng để được chọn là một trong "những trụ cột quốc gia" của Lu. Khẩu hiệu đó làm tôi khó chịu, tôi không ưa thứ đó. Lu chỉ hời hợt bề ngoài. Nhiều lần trong các cuộc họp, Lu đã chứng minh trình độ chuyên gia chính trị và tư tưởng của mình bằng cách tuôn ra những tham luận dài về lịch sử Đảng. Lu muốn được khâm phục thật nhiều. Lu làm thế để lưu ý Nghiêm rằng Nghiêm không có chút năng lực nào cần thiết cho một lãnh đạo. Lu đã thành công trong việc làm Nghiêm bối rối. Tôi thấy sự lúng túng của chị. Chị ngồi một góc, mân mê hai bàn tay chán nản. Tôi thấy buồn cho chị. Điều đó làm tôi càng thích chị hơn. Tôi quý sự vụng về của chị. Tôi tôn thờ sự thô kệch của chị.Chẳng có thủ trưởng nông trường nào,cũng chẳng có binh lính nào hưởng ứng sự phô trương tài năng lãnh đạo của Lu. Các vụ mùa qua đi và Lu vẫn nguyên vị trí của mình. Tuy nhiên, Lu không thích bận tâm đến việc vỡ mộng, Lu là một tay thiện chiến. Lu khiêu chiến nhiều hơn với Nghiêm, vạch ra những thiếu sót của chị ngay trước mặt quân lính. Nghiêm cũng trở nên giận dữ hơn. Chị muốn nuốt sống Lu. Phải mất nửa tháng tôi mới hiểu ra tiếng chị lẩm bẩm khi bị Lu sỉ vả. Chị gọi Lu là con mẹ rắm. Khi Lu muốn triển khai cuộc họp để mài sắc tinh thần binh sĩ, Nghiêm bảo:- Chúng ta hãy mài cuốc trước đã.Lu nói:- Chị sẽ bị nghiền nát trong một ngõ tối mù nếu chị chỉ chú ý đến việc đẫye về phía trước mà không theo dõi xem chị đi trên vết đi nào.Nghiêm đáp gọn lỏn:- Nghiền cũng được.Lu bảo:- Chị đóng chiếc giường nào, rồi chị sẽ phải nằm trên chiếc giường đó.Nghiêm nói:- Mẹ kiếp, tôi sẽ làm một cái gì đấy để mài sắc răng tôi.Tôi luôn luôn cảm thấy Lu có nhiều hơn hai mắt khi Lu theo dõi hoặc nói chuyện với tôi. Một bận, Lu bảo Lu muốn bồi dưỡng tôi tham gia nhóm học tập hoạt động tiến bộ đặc biệt của Lu.Tôi không nói tôi không hứng thú, những đành phải phản bội lại sự không hứng thú của mình. Tôi sẽ cố gắng hết sức của mình để ở sát bên nhóm đó. Lu nói Lu vô cùng thất vọng. Tôi hứa mượn cuốn sổ tay học tập Mao của Lu. Lu bảo biết rõ lý do tôi không tham gia. Sống nấp dưới cái bóng khác thì thật là tồi tệ. Lu nói Lu căm ghét để viên đá lọt vào giày mình. Lu bảo kẻ nào không hợp với ý thức chính trị của Lu, kẻ đó sẽ mất tương lai chính trị.Dẫu việc tôi trông có vẻ thuộc tầng lớp trên đối với đơn vị thật là nghiêm trọng, tôi vẫn chọn cách lờ đi lời cảnh cáo của Lu. Tôi cảm thấy phải đứng về phía Nghiêm. Bằng cách giúp đỡ Nghiêm, tôi sẽ đóng vai đỡ tồi tệ hơn trong hai kẻ chơi xấu trong một cuộc chơi đểu. Tôi chửng bao giờ muốn làm quân nhân trong nông trường Lửa Đỏ. Tôi cảm thấy mình là một nô lệ. Nghiêm là lý do, là lòng tin để tôi bước tiếp. Ít ra, Nghiêm cũng làm tôi cảm thấy chúng tôi đang hoàn tất một việc gì đó, lúc này hình như là cái bất khả, những nó vẫn còn là một cái gì đó.Để làm Nghiêm tự hào, tôi nhận nhiệm vụ khó khăn nhất về trung đội tôi: bón phân, làm ca đêm, đào kênh tiêu tưới. Tôi nói với binh sĩ tham vọng của tôi là làm cho trung đội trở nên nổi tiếng trong đại đội, để mỗi người đều có cơ hội tốt nhất trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản. Binh sĩ tin tưởng tôi. Phong Lan cũng ngừng đan móc. Cuối năm trung đội tôi được chọn là trung đội tiên tiến và được biểu dương trong cuộc mít-tinh toàn bộ nông trường. Tôi được kết nạp vào đoàn thanh niên cộng sản.Tại lễ tuyên thệ, Nghiêm đứng lên bục chúc mừng tôi. Chị xiết chặt tay tôi bằng những ngón tay to như củ cà rốt của chị. Chi cười và thì thào bảo chị sốt ruột mong tôi vào Đảng. Chị bảo tôi phải trở thành đảng viên. Chị nói chị có thể làm việc đó cho tôi ngay mùa xuân tới, chị rất mong có việc đó. Tôi xúc động. Tôi không nói nổi một lời. Tôi siết tay hai chị thật chặt. Nhiều đêm sau đó, trước khi đi ngủ, tôi còn diễn lại buổi lễ đó trong đầu. Tôi mơ thấy tiếng cười của Nghiêm. Tôi nhận thấy tôi thích nó biết bao.Sau vụ hè bận rộn kết thúc, lính được phép cho chút thời gian riêng cho mình sau bữa tối. Chút thời gian đạm bạc đó làm tôi thấy trống trải trong lòng. Tôi nhớ Tiểu Lục khủng khiếp. Tôi thường chải tóc, giặt quần áo cho cô, những mặc dầu cô đã trở lại với hình hài xưa kia, lại một lần nữa mảnh dẻ như một cây liễu, thần trí cố dường như đã mãi mãi đi rồi. Mọi cố gắng chúng tôi giúp cô đều vô ích. Cô vẫn mặc chiếc áo thêu hoa mận, chiếc áo cô mặc đêm cô bị bắt, những đã có nhiều miếng rách ở nách và khuỷu tay. Chiếc áo đó gợi lại cho tôi cái đêm tôi không bao giờ quên cả, tôi đã chĩa súng vào người cô. Tôi không hiểu người khác sẽ sống ra sao với tội lỗi đó. Đại đội vờ như không có chuyện gì xảy ra. Tiểu Lục được giao công việc nhẹ như bảo vệ kho và được cấp phiếu đường, phiếu thịt. Nghiêm rất lạ lùng trong cách đối xử với Tiểu Lục. Chị ôm chặt và nhìn vào mắt cô ấy. Chị quan sát một cách lo âu. Chị cố nói chuyện với Tiểu Lục khi những người khác đã dừng việc đó từ lâu.Tiểu Lục trở nên nguy hiểm với chính bản thân cô. Một lần tôi bắt gặp cô đang nuốt những viên đá nhỏ tí. Phong Lan cũng bắt gặp lúc cô đang ăn sâu. Tôi báo cáo những việc bất thường đó với Nghiêm. Từ đó tôi thấy Nghiêm luôn đi theo Tiểu Lục quanh cánh đồng lúc chiều muộn. Họ như hai con thuyền lạc bồng bềnh vượt biển trong sương mù dày đặc.Nghiêm vẫn đi bắt những con rắn độc và tôi vẫn đi theo chị. Bí mật của chị và sự tò mò của tôi trở thành giai điệu của đêm nông trường.Tôi bắt đầu không thích chui vào màn. Nó quá lặng lẽ. Tôi tránh chiếc giường ngủ của tôi và dạo bước trên con đường hẹp xuyên qua lau sậy. Vào lúc ngày tàn, tôi thấy mình ở xưởng gạch của nông trường. Hàng ngàn viên gạch chưa nung để ngoài trời như bày hàng mẫu. Một số đống cao gần ba mét, một số ưỡn ra như sắp đổ, một số đã đổ rồi. Tôi nghe thấy cả tiếng vọng trong bước chân tôi. Tôi cảm thấy một phế tích hoang tàn.Một hôm, có tiếng gì khác trong đống gạch, như tiếng của chiếc hồ cầm. Tôi nhận ra giai điệu "Lương và Chúc" từ một vở kinh kịch đã bị ruồng bỏ mà bà tôi vẫn thường ngâm nga. Lương và Chúc là đôi tình nhân xưa kia đã phải tự tử vì mối tình của họ bị ngăn cấm. Đoạn nhạc đang chơi miêu tả đôi tình nhân đã hóa thành đôi bướm và gặp lại nhau vào mùa xuân. Tôi ngạc nhiên khi nghe thấy ai đó trên nông trường này lại có thể chơi nó tài hoa đến vậy.Tôi lần theo tiếng nhạc. Nhạc ngừng. Tôi nghe tiếng bước chân. Một cái bóng luồn qua lối đi tiếp. Tôi bám theo và thấy chiếc hồ cầm trên đống gạch. Tôi nhìn quanh. Không có ai. Gió hút qua những chồng gạch mẫu. Tôi đang cúi để lấy chiếc đàn, bất ngờ mắt tôi bị hai bàn tay bịt chặt từ phía sau.Tôi cố gỡ hai bàn tay ra. Những ngón tay cứng lại. Hai bàn tay quá khỏe. Tôi hỏi, ai vậy? Không có tiếng đáp lại. Tôi cù lại phía sau. Người phía sau tôi nảy lên cười. Một hơi thở nóng hổi trên cổ tôi.- Nghiêm hả? - Tôi kêu lên.Chị đứng trước mặt tôi mỉm cười. Chị cầm lấy cây đàn.- Chị, té ra là chị. Chị chơi hồ cầm?Tôi chăm chú nhìn chị. Chị gật đầu, không nói thêm gì. Dẫu tôi còn chưa hình dung nổi đại đội trưởng là người chơi hồ cầm, tôi vẫm cảm thấy niềm vui bất ngờ. Niềm vui của nhu cầu gặp gỡ từ lâu. Cảm giác cô đơn được chia sẻ và chuyển thành cảm hứng. Trong đầu tôi, tôi nhìn thấy những cảnh hoa đào rực rỡ lả tả tuyết rơi làm trắng xóa cả cảnh vật xung quanh. Những thung lũng và núi đồi cách xa nhau nhập vào làm một. Mọi vật đều được phủ một màu thanh khiết.Chị ngồi xuống đống gạch và kéo tôi lại ngồi gần chị. Chị mỉm cười và không nói gì. Tôi muốn bảo không ngờ chị lại chơi được hồ cầm và chị chơi tuyệt vời biết bao những tôi ngại nói.Chị nhấc chiếc đàn và vĩ lên, lên dây lại và cúi xuống chiếc hồ cầm, nhắm mắt lại, nín thở và kéo đàn, chơi khúc"Dòng sông".Tiếng đàn trở nên như dòng sông cuộn sóng trong đầu tôi. Tôi nghe tiếng nó cuồn cuộn chảy qua biển và núi, xiết vào gió mây, vượt qua ghềnh thác, chồm lên các mỏm đá và đổ vào đại dương. Tôi bị chị cuốn hút cũng như chị bị cuốn hút vào âm nhạc. Tôi cảm thấy con người thực của chị qua tiếng hồ cầm. Tôi bừng tỉnh. Bởi chị. Trên một miền đất lạ, đối mặt với một con người tôi đã không cố để hiểu, và tôi vô cùng ngạc nhiên, vui sướng biết bao đã gặp gỡ con người đó.Ngón tay chị chạy lên vuốt xuống hai dây, tạo nên những âm thanh như tiếng mưa rơi trên tàu chuối. Rồi ngón tay chị ngừng và chị lại nín thở. Những ngón tay chạm vào rồi để nguyên trên dây. Chiếc vĩ kéo. Một chuỗi âm thanh bật ra kể lể những điều cay đắng không thể kể dc bằng lời. Chậm rãi, chị ấn luyến dây đàn. Những ngón tay ngụp chìm trong những âm điệu buồn rười rượi. Ngừng một lát, chị xiết mạnh chiếc vĩ. Những cung bậc mạnh mẽ nổi lên. Chị ngẩng đầu, nhắm mắt, ngửa cằm lên. Hình ảnh trước mắt tôi trở thành các phân đoạn: bí thư Đảng, nữ anh hùng, kẻ sát nhân và nghệ sĩ hồ cầm...

--------------------------------------------------------------------------------------------

Chú thích:(1) Mũ lừa: Mũ hình đầu lừa bắt phạt các học sinh dốt đội, ở các lớp học phương Tây thời Trung cổ.

Chương 4

Chị chơi "Đua ngựa", "Hồng quân anh em trở về" và cuối cùng lại "Lương và Chúc".Chúng tôi chuyện trò, cuộc trò chuyện trước đó tôi chưa hề có. Chúng tôi kể cho nhau nghe cuộc đời của mỗi người. Nhiệt tình tâm sự đời mình khiến chúng tôi lấn cả lời nhau.Chị nói cha mẹ chị là công nhân dệt. Mẹ chị được tôn vinh như một bà mẹ vinh quang trong những năm năm mươi vì đã sản sinh được chín đứa con. Nghiêm là con thứ tám. Gia đình chị sống ở quận Trường An, Thượng Hải, ở đấy họ được chia một phòng của ngôi nhà gỗ và một cái giếng chung nhau với hai mươi gia đình khác. Họ không có nhà vệ sinh, chỉ có chiếc ghế khoét thủng. Trách nhiệm của chị là sáng sáng đêm rửa chiếc ghế thủng này ở máng nước thải công cộng. Tôi bảo chị tôi sống trong những điều kiện tốt hơn. Chúng tôi có một phòng vệ sinh dù phải dùng chung với những gia đình khác mười bốn nhân khẩu. Chị nói:- Ồ phải, chị có thể hình dung ra chuyến đi sáng sớm của em.Chúng tôi cười.Tôi hỏi chị học chơi hồ cầm ở đâu. Chị nói cha mẹ chị rất mê nhạc dân gian. Truyền thống gia đình chị là mỗi người phải làm chủ được ít nhất một khí nhạc: tỳ bà, hồ cầm, xênh, kèn…theo khả năng đặc biệt của mình. Khi còn trẻ chị là một cô gái mảnh dẻ, vì vậy chị chọn học hồ cầm. Chị thấy nó giống mình khi chị dựng nó lên. Cha mẹ chị dành tiền và mua cho chị nhạc cụ đó vào lần sinh nhật thứ mười của chị gia đình chị mời một nghệ sĩ hồ cầm về hưu tới dùng cơm tối thứ bảy hàng tuần và yêu cầu ông cho vài lời bình về hồ cầm. Gia đình hy vọng một ngày nào đó, Nghiêm sẽ trở thành một nghệ sĩ hồ cầm danh tiếng.Chị mười lăm tuổi thì cuộc cách mạng văn hóa bắt đầu vào năm 1966. Chị tham gia Hồng vệ binh và tiến về Bắc Kinh để Mao chủ tịch kiểm tra tại quảng trường Thiên An Môn. Là đại biểu trẻ nhất của Hồng vệ binh, chị được mời xem vở kịch do Mao phu nhân, bà Giang Thanh mới sáng tác tại đại sảnh đường nhân dân. Chị thích chiếc dây lưng rộng bản hơn bảy phân do các diễn viên thắt. Chị trao đổi bộ sưu tập huy hiệu có hình ông Mao lấy chiếc thắt lưng. Chị cho tôi xem chiếc dây lưng của chị. Nó được làm bằng da thật và có khóa đồng. Chị bảo, do đồng chí Giang Thanh, nữ anh hùng cảu chị thiết kế. Chị bảo em đã đọc Mao tuyển chưa? Rồi, em đọc rồi, tất cả. Chị bảo: Kỳ lạ thật, chị cũng đọc tất cả. Chị nhớ hết cuốn sách đỏ và thuộc lòng các đoạn. Tôi bảo chị tôi là Tiểu Hồng vệ binh từ hồi còn học ở trường tiểu học, dẫu thành tích của tôi chẳng được vinh quang như chị, tôi sẽ chẳng để bị lòe bởi những lời trích dẫn của ông Mao đâu. Chị mỉm cười và yêu cầu tôi làm thử. Tôi yêu cầu chị nói tôi đang ngâm đoạn nào.Đảng trưởng thành bằng đường lối chính trị đúng đắn…Chị nói: Trang 7 chương II.Nếu không đem chổi đến, rác rưởi sẽ không tự động ra đi…Trang 10 chương đầu.Chúng ta tới từ miền quê…Trang 146 chương III!Thế giới là của các đồng chí…Trang 263, chương đầu!Nghiên cứu tác phẩm của Mao chủ tịch, chúng ta phải học để hành. Chúng ta phải áp dụng những lời dạy của người vào những vấn đề chúng ta đảm bảo có kết quả nhanh…Chị hòa giọng ngâm cùng tôi.Khi chúng ta chỉnh chiếc cột tre dưới ánh mặt trời, chúng ta nhìn ra chiếc bóng thẳng…- Chúng ta đang ở đoạn nào? - Tôi hét to.- Lời tựa của Phó chủ tịch Lâm Bưu cho sách Mao dẫn, tái bản lần thứ hai!Chị hét lại và chúng tôi cùng cười vang, vô cùng hạnh phúc.Chúng tôi còn chuyện trò mãi cho đến khi về trại. Chúng tôi đứng trong bóng tối, lòng tràn đầy niềm vui không ngờ. Cẩn thận đấy, chị nói. Tôi gật đầu và hiểu: Tránh sự chú ý của Lu. Chúng tôi đi theo lối khác nhau trở về phòng.Đêm đó, tôi không sao ngủ được. Tôi cảm thấy căn phòng và chiếc màn khác hẳn hôm trước. Nghiêm không nói gì với tôi trong phòng, những ở đây đã có cuộc sống và khí trời tươi mát. Tôi cảm thấy mùa xuân. Việc những cây sậy đâm chồi trong gầm giường lần đầu tiên trở nên có thể dung thứ. Tôi nghĩ, tôi sẽ yêu màu xanh trong căn phòng này. Liệu Nghiêm có vậy không? Chị nằm ở tầng dưới tôi. Tôi muốn chia sẻ với chị quá chừng. Những tôi không dám nói với chị. Giường Lu ngay cạnh giường chúng tôi. Chúng tôi, tám người, ngủ trong một căn phòng cách nhau bởi những chiếc màn.Lu sẽ ghen với chúng tôi, với niềm vui sướng của chúng tôi. Tôi lấy làm buồn cho Lu. Tôi mong tôi có thể là ban Lu. Điều đáng buồn ở chỗ thứ duy nhất mà Lu gắn bó lại là chiếc sọ người. Lúc đầu tôi có cảm tình với Lu. Đó là một cảm giác nực cười. Điều gì khiến tôi phải quan tâm tới Lu? Nghiêm ư? Lu hơn Nghiêm hai tuổi. Lu đã hai nhăm. Lu muốn quá nhiều. Lu muốn kiểm soát được cuộc đời chúng tôi. Lu đã làm gì với tuổi thanh xuân của mình? Những vết nhăn đã bò trên khuôn mặt Lu. Chẳng bao lâu nữa Lu sẽ ba mươi, rồi bốn mươi và vẫn còn ở lại nông trường Lửa Đỏ. Lu nói Lu yêu nông trường và không bao giờ rời bỏ. Tôi lấy làm lạ không hiểu tại sao một con người nào đó lại có thể yêu cái nông trường này. Một nông trường không thể sản xuất nổi cái gì trừ cỏ và lau sậy. Một vùng hoàn toàn tăm tối. Một địa ngục. Lu không nói lên sự thật này, Lu không hiểu làm sao như vậy. Lu có những cảm xúc không? Những cảm xúc mà tôi với Nghiêm chia sẻ đêm nay không? Chắc là có. Lu còn trẻ và khỏe mạnh. Nhưng ai dám thân thiết với Lu? Ai thực sự quan tâm tới Lu ngoài sự tán dương chẳng qua vì quyền lực của Lu? Lu có thể chia sẻ những cảm xúc của mình với ai đây? Lu có lấy chồng không? Nghĩ đến việc Lu lấy chồng quả thực kì quặc biết mấy. Những người đàn ông trong đại đội đều sợ Lu. Họ chịu khuất phục chấp nhận sự áp chế của Lu. Họ hàng phục trước khi đối mặt với Lu. Bóng Lu xuất hiện đã xua đàn ông đi mất rồi. Họ coi Lu như một tấm áp-phích trên tường. Họ tỏ ra thán phục Lu, nhưng đóng khung Lu vào bức tường trong óc họ. Tôi nhìn thấy sự cô đơn trong mắt Lu. Đôi mắt nhìn chăm chăm ra cánh đồng ngày mưa. Đôi mắt khát.Lu đi ngủ muộn. Lu ngồi lên chiếc ghế đẩu nghiên cứu Mao tuyển. Đêm nào cũng vậy, và đã trở thành nghi thức. Mỗi đêm khoảng mười trang. Lu là người đi ngủ cuối cùng và là người dậy đầu tiên. Lu quét phòng, quét nhà. Lu thích nói: tôi thích phục vụ quần chúng. Mỗi khi được hoan nghênh, Lu lại trích dẫn lời Mao: Tôi chỉ làm những gì Chủ tịch dạy tôi. Lu thường đọc thuộc lòng. Làm gấp đôi điều tốt cho người khác không khó, chỉ có đem toàn bộ đời mình làm điều tốt mới khó.Tôi thấy tính tình của Lu đáng sợ. Sự khắc nghiệt phơi bày đầu óc tham vọng độc đoán của Lu về quyền lực. Tôi trở nên thận trọng hơn, lễ độ hơn với Lu. Chúng tôi nói chuyện về nhau. Lu cố sục sạo thật sâu đầu óc tôi. Lu hiểu không ai giữa chúng tôi có thể kiểm soát nổi nhau. Lu không hài lòng. Lu ngửi ngay thấy sự gắn bó thân thiết của tôi với Nghiêm như chó đánh hơi. Một hôm, sau buổi làm việc, Lu đến với tôi và bảo:- Tôi biết tại sao cô có vẻ phấn khởi đến thế, cô như thể một tên trộm.Tôi bảo:- Tôi không hiểu chị định nói cái gì?Lu gật đầu mỉm cười bảo tôi tiến hành nhiệm vụ kiểm tra vali của lính từng phòng, từng phòng một. Lu đi cùng tôi. Lu bảo tôi lục soát đồ đạc xem có truyện tình dục đồi bại không. Làm xong nhiệm vụ trở về phòng, bất chợt Lu nói:- Cô có nhớ đêm qua cô nói gì không?Tôi như vấp phải một tảng đá. Lu đánh hơi thấy tâm lý tội lỗi của tôi. Tôi nói:- Làm sao tôi biết được tôi nói điều gì? Tôi ngủ, làm sao tôi biết được?Lu mỉm cười quỷ quyệt:- Những cô biết, tôi nghe thấy mà - Lu nói với một nụ cười xảo quyệt.Tôi cảm thấy những tiếng ấy như rệp bò lưng tôi.Lu mở cửa để tôi vào trước, Lu vào sau và đóng cửa lại.- Nói đi, có chuyện gì trong đầu cô?Lu chăm chăm nhìn tôi như thể tôi là một con ruồi còn mình là con nhện, như thể chúng tôi đang vật lộn nhau trong chiếc lưới Lu giăng. Tôi bảo tôi phải đi giặt quần áo đây. Tôi chưa giặt quần áo mặc cả tuần nay. Tôi rất vội vì phải chủ trì cuộc họp trung đội. Lu chăm chú nhìn tôi, quần áo tôi bẩn, chân trần. Lu nói:- Tôi vẫn nghĩ cô là người thật thà.Tôi bảo:- Tôi là người thật thà.Lu nói:- Nhưng không với tôi. Tôi muốn cô nên biết mỗi ngày cô càng tăng thêm ngụy biện. Cô đang đánh mất sự trong trắng của mình. Sự trong trắng tôi thấy khi mang cô đi khỏi Thượng Hải. Cô có nhớ, tôi bảo tôi thích cô như thế nào không? Cô có nhớ tôi đã yêu cầu cô giữ lại những gì tốt đẹp cho cô không?Tôi bảo:- Tôi vẫn giữ những gì tốt đẹp và tôi sẽ giữ, những bây giờ tôi phải đi giặt quần áo đã.Lu lùi bước để tôi ra khỏi cửa, những vẫn bảo:- Đừng giả vờ như không hiểu tôi, nếu cô thực lòng muốn trở thành Đảng viên. Sẽ chẳng có lợi gì đâu, nếu cô cứ chối từ không chịu thành thực với tôi.Vừa giặt tôi vừa nghĩ Lu có thể hại tôi dễ dàng thế nàobằng cách xuyên tạc những báo cáo và đưa những từ ngữ mập mờ vào trong hồ sơ cá nhân của tôi mà chỉ có các lãnh đạo Đảng mới được tiếp cận. Những từ ngữ đó có thể chôn sống tôi.Những từ một khi đã vào hồ sơ sẽ không bao giờ thay đổi. Chúng sẽ theo tôi ngay cả sau khi chết. Hồ sơ xác định tôi là ai và sẽ là ai. Nó là hình ảnh duy nhất của tôi Đảng coi là thực và đáng tin cậy.Là bí thư, Nghiêm có quyền làm như Lu, xoay vần vận mệnh quần chúng. Nhưng Nghiêm không boa giờ thích chơi trò đánh tráo. Chị tin tưởng vào công lý, không đếm xỉa tới công lý của chị đối với tôi bất công thế nào. Chị cố gắng không tỏ thái độ hiềm khích cá nhân - một nguyên tắc do Mao đề ra cho mỗi Đảng viên. Chị cố không làm thế với Lu, mặc dù chị muốn thế vô cùng. Chị không bao giờ thêm muối thêm dấm vào báo cáo của chị gửi lên cấp trên. Tôi nắm được điều đó khi tôi đọc và chép lại các báo cáo hộ chị. Nó khiến tôi gắn bó với chị hơn. Tôi thấy Lu không có phẩm chất như thế. Lu thường xuyên tự nguyện làm thêm một vài giờ ở ngoài đồng, làm mọi việc bất kỳ ai cũng có thể cho là tốt, nhưng không bao giờ dung thứ cho ai dám giẫm lên ngón chân mình do không tán thành trong các cuộc họp hoặc không tuân lệnh Lu.- Tôi sẽ bóp nát như bóp nát một con rệp nếu kẻ nào cả gan làm điều ngu xuẩn đối với tôi.Lu nói thẳng vào mặt chúng tôi như vậy.- Tôi sẽ vui sướng khi cho kẻ thù nếm quả đấm thép của chuyên chính vô sản.Lu mang một con chó từ nông trường bộ về. Tên nó là 409. 409 là một con berger Đức đã được huấn luyện quân sự. Nghe nói nó làm được đủ mọi điều. Nhiệm vụ của 409 là canh chừng một con lợn có tên là Trùm láu cá. Trùm láu cá là con lợn đực nặng chứng một tạ và là mối đau đầu chung của đại đội. Nó là con láu cá nhất đàn lợn. Đại đội không đủ thức ăn tinh. Đàn lợn được ăn nửa thức ăn tinh nửa thức ăn thô. Một hôm công nhân nông trường phát hiện ba túi thức ăn tinh biến mất. Một con trong đàn lợn chắc đã ăn, nhưng không rõ con nào. Hai hôm sau, vài túi thức ăn tinh lại biến mất. Lần này, những người công nhân để ý những con lợn khác ăn thứ phân không tiêu của Trùm láu cá. Họ ngờ Trùm láu cá chính là tên ăn trộm. Họ bắt quả tang nó đang ăn trộm. Điều lạ lùng là Trùm láu cá có bộ mặt như mặt chó và nó cũng hành động như một con chó. Nó cỏ thể nhảy ra khỏi chuồng lợn và nhảy vào kho lương thực và sau khi xơi đủ bột tinh sẽ nhảy vào chuồng vờ như không có gì xảy ra. Nó không ăn gì cho tới bữa cuối trong ngày. Nó to lớn hơn những con khác.Lu tôn sung 409. Lu tiêu hết số tiền Lu dành dụm mua thịt khô cho con chó. Lu huấn luyện và ban thưởng nó. 409 trở nên rất quấn quit với Lu. Đêm đêm thường cùng dạo ven biển. Lu trở nên dễ chịu hơn trước. 409 trở nên chẳng có nghĩa gì với ai trừ Lu. Lu tự hào về lòng trung thành của 409. Lu khích lệ sự hèn hạ của nó. Lu luôn đọc lời dẫn của Mao cho 409 nghe. Lu ra lệnh cho nó ngồi dưới chân mình rồi thường nói:- Có phải vấn đề then chốt là mỗi người phải học để có khả năng, phân biệt ai là bạn, ai không là bạn?409 sủa một tiếng "vâng" với Lu. Và nó thường được thưởng bằng miếng thịt khô rôi Lu lại tiếp tục.- Có phải vấn đề cơ bản là mỗi người đều phải trả lời như một người cách mạng chân chính: Ai là bạn của nhân dân, ai không phải?409 lại sủa vang một tiếng và nhận được một miếng thịt khác.Khi đứng bằng hai chân, 409 cao ngang Lu. Mỗi khi dạo cùng, nó thường đi bằng hai chân sau, hai chân trước ôm lấy vai Lu. Một hôm Lu lên nông trường bộ họp, nó tru lên suốt ngày. Tiếng tru như tiếng một bà già kêu khóc. Đến trưa thì nó húc đầu vào tường. Hai lính nam nhốt nó vào chuồng lợn. Nó lao chồm vào cọc cho bằng gẫy làm đôi. Không ai giữ nổi nó cho tới lúc Lu về. Thấy không có mình, con chó không làm nổi điều gì, Lu trào nước mắt.409 là một con chó săn tệ hại. Binh sĩ bảo nó phải có món nợ truyền kiếp với Trùm láu cá. Gặp nhau là hai con vật đi sóng đôi. Con nọ chấp chới nhìn con kia, rồi ngửi nhau, chấp nhận nhau. Phải chăng vì Trùm láu cá có một bộ mặt chó? Chúng ngồi bên nhau như anh em. Tới lúc ăn vụng thức ăn tinh, 409 không những không ngăn Trùm láu cá lại, mà còn giúp xé bao cho Trùm láu cá ăn được nhanh. Chúng chơi đùa với nhau trong chuồng lợn, 409 luôn luôn khoái trá lăn lộn trong mạt cưa. Khi công nhân nông trường tới, 409 giữ ngay vẻ mặt thật thà ra bộ chiến đấu canh bột những không nổi. Nghiêm không ưa 409. Chị gọi nó là con phản bội. Chị đá nó và đề nghị Lu đem trả lại ban chỉ huy nông trường. Lu miễn cưỡng vâng dạ. Biết Lu đang nghĩ ngợi, 409 tới vồ vập Lu, đưa lưỡi liếm khắp mặt Lu.Lu van xin cho 409 được ở lại. Lu chỉ cho Nghiêm vẻ mặt tinh ranh của con chó. Điều đó nói lên 409 đáng tin trong thành tích chiến đấu. Lu bảo:- Cho tôi hai tuần để luyện nó canh Trùm láu cá, tôi hứa nó sẽ làm tốt như nó được hứa phải làm.Nghiêm nói:- Thức ăn tinh còn ít, đại đội không chấp nhận mất thêm một bao nào nữa. Những con lợn khác đang sắp chết đói.Lu đổi phiên đêm để canh lũ súc vật này. 409 vẫn chứng nào tật nấy. Lu không khiến nó xử sự đúng đắn. Nghiêm cáu tiết ra lệnh cho Lu phải tống cổ 409 đi. Đúng ngày hôm đó 409 coi như bị tống khứ. Lu bắt được Trùm láu cá đang ăn vụng bột. Lu đến Nghiêm nói rằng tống cổ con chó đi cũng không ngăn được Trùm láu cá, sao không giết quách Trùm láu cá thay vì tống cổ con chó đi? Lu được phép làm.Lu sai giết con lợn cho bữa tối. Trùm láu cá được chia trong bát mọi người. 409 nhai xương con lợn, và sau đó đi tìm Trùm láu cá khắp nơi. Nó tới hít ngửi chuồng của Trùm láu cá và nằm lì trên mùn cưa cho tới khi Lu tới gọi nó ra. Lu sung sướng lắm. Lu lấy tay chải vuốt lông cho nó về phía sau, chơi hàng mấy giờ liền với nó, cho cả bàn tay vào trong mồm nó và bắt nó làm đủ trò.Lu đem 409 tới các làng xung quanh để nó tìm bạn tình. 409 tỏ ra rất tốt với các con chó cái, nhưng tồi với chủ của những con chó này. Có nghĩa là nó tơ tít với những con chó cái nhưng sau đó biểu lộ cơn khoái lạc, thường cắn ống quần người chủ.Nó thường chồm vào người chủ, dựng hai chân sau mà sủa. Dân làng nói nó gợi lên sự chết chóc. Họ bảo Lu đừng mang nó tới vùng xung quanh nữa. Lu chỉ cười. Lu không hiểu họ nói nghiêm túc thế nào.Một buổi gần tối, Lu đem 409 từ một làng lân cận về, mặt 409 xám xanh hẳn đi. Nó nôn ọe, rồi lại nôn ọe. Lu cố cho nó uống nc và nc cháo, những 409 không uống nổi một thứ gì. Tôi đang mài cuốc thì Nghiêm mang tin đến cho tôi. Nghiêm bảo: Lu đang diễn tuồng. Tôi tới kho lương thực nơi 409 vẫn ngủ. Trước khi trông thấy 409, tôi nghe thấy tiếng Lu nức nở. 409 nằm trên lòng Lu và đã chết. Lu khóc như một góa phụ làng quê. Một thú y sĩ đứng kề bên đó. Nghiêm tới đưa cho Lu chiếc khăn ướt. Trong lúc Lu lau mặt, Nghiêm hỏi người thú y về việc đầu độc. Người này bảo nó tẩm trong chiếc bánh bao. Lu nói:- Bọn dân làng làm đó, chúng là lũ phản động - Lu nhấn mạnh, nghiến răng lại - Chúng ta bắt chúng phải trả giá.Nghiêm không trả lời ngay. Sau bữa tối, khi thấy Lu vẫn ngồi bên 409. Nghiêm bảo:- Nếu tôi là chị, tôi sẽ không mang nó đi tơ tít nhiều như thế đâu.Lu chôn 409 cạnh sông. Sáng sớm hôm sau khi trung đội tôi tới cuốc ruộng, Lu đã đang làm. Mắt Lu sưng vù. Tôi hỏi Lu đêm qua có ngủ ngon không? Lu bảo Lu ngồi bên mộ chó suốt đêm. Lúc nghỉ giải lao, Lu yêu cầu tôi cùng tới viếng mộ 409. Tôi đi cùng Lu. Tôi thấy động lòng vì nỗi buồn của Lu. Tôi không biết là Lu có khả năng buồn được. Lu quỳ xuống bùn và trồng hoa dại trên đỉnh mộ. Lu lại nức nở như hôm trước. Tôi đỡ hai cánh tay Lu và Lu dựa vào tôi. Lu cảm ơn tôi và tôi mong tôi có thể làm được nhiều hơn cho Lu.Lu nhìn tôi và bảo:- Tôi đã mất người bạn duy nhất, người bạn tốt nhất. Rồi tôi biết phải làm gì đây?Giọng nói của Lu làm tôi hoang mang. Tôi không dám nói một lời. Tôi nhìn Lu, Lu chăm chăm nhìn cánh đồng. Gió thổi bay lật mái tóc của Lu đến tận chân tóc. Lu thì thầm với mình:- Ta sẽ…Ta sẽ…Tôi nói:- Chị sẽ có những người bạn mới.Lu nhìn tôi ngờ vực. Lu bảo:- Cô biết đấy. 409 không bao giờ dối trá tôi.Lu biết tôi không nói thực điều tôi định nói. Lu biết tôi không muốn là bạn Lu. Tôi không thể nói, tôi sợ việc làm bạn Lu là quá khả năng. Lu có phẩm chất của một kẻ sát nhân, điều đó khiến tôi phải xa lánh. Lu và tôi làm việc kề vai suốt ngày hôm ấy. Chúng tôi trao đổi với nhau vài lời. Tôi bận nghĩ tới Nghiêm, những chuỗi cười tự đáy lòng chị. Lu làm việc rất nhanh. Hình dáng linh hoạt của Lu chuyển động như con sơn dương trên vách đá, mỗi động tác đều chính xác và không dư thừa. Giống như con sơn dương, Lu có đầu gối và khuỷu tay nhỏ nhắn. Nó cho phép Lu chạy nhanh hơn và cúi nhanh hơn. Lu là người làm việc hăng hái, cương quyết, không thỏa hiệp. Những với tôi, Lu giống như tia sáng tạm thời, Lu sáng trong bóng tối. Khi mặt trời lên, Lu mất hết vẻ sáng láng của mình. Lu nhạt nhòa trong ánh mặt trời và Nghiêm chính là mặt trời.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx