sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Đỗ Quyên Đỏ - Phần 2 - Chương 04

Bụi và hơi ẩm làm đầu óc tôi quánh bết lại. Tôi ngồi trên chiếc xe tải không mui bốn giờ rồi. Gió lạnh làm mát lòng tôi đang bùng cháy. Mưa mao-mao hòa lẫn với sương mù buông xuống làm ướt khăn quàng của tôi. Những tua khăn rủ xuống cằm tôi gợi nhớ những bím tóc ướt của Nghiêm. Những đồng lúa xanh rờn lướt qua mắt tôi. Đầu óc tôi không ngừng nhớ về Nghiêm. Tôi là một vỏ trai đã mất ngọc. Tôi nuốt một ngụm khí lạnh. Chiếc khăn quàng đỏ của tôi bay mất. Tôi không kịp giữ lại. Chiếc xe tải vẫn phóng đi. Chiếc khăn mang theo nỗi buồn của tôi. Nó rơi xuống cạnh một đồng nước. Một con bò đang kéo cày không cách xa đấy mấy. Một bác nông dân già vung cao chiếc roi. Chiếc roi nghe đánh vút một cái trên đầu con bò. Tôi gọi cho mẹ tôi đang làm việc bằng điện thoại công cộng. Tôi bảo tôi đang ở Thượng Hải. Mẹ tôi lặng đi. Mẹ quá xúc động. Bà đón tôi ở bến xe bus. Bà lao về phía tôi, hầu như ngã xuống. Khi đã lấy được thăng bằng, bà nhìn tôi từ đầu xuống chân. Mẹ cầm hai tay tôi trong hai tay mẹ và bảo tôi lớn quá rồi. Qua cửa sổ bến xe, mùa xuân đang nở hoa. Mẹ bảo những chiếc lá xanh mơn mởn luôn mang cho mẹ niềm hi vọng. Cầm bàn tay tôi mẹ nhìn vào những chiếc móng tay gỉ sét và mẹ cố cạo màu nâu đi. Tôi bảo mẹ: -   Mẹ đừng lo. Mẹ buông tay tôi rồi bảo: -   Con lên cân được một chút rồi đấy. Tôi bảo tôi nặng gần sáu mươi tám kilogram, còn mặt mẹ bây giờ quắt lại như một hạt đậu. Mẹ cười. Mẹ sung sướng lắm. Tôi bảo: -   Con giống một nông dân thực thụ chưa? -   Giống, giống lắm. Chúng tôi chuyển sang một xe bus khác về thẳng nhà. Mẹ bảo tôi Hoa được phân công đến một trường vẽ thiết kế để học vẽ tranh quảng cáo. Mẹ bảo nếu không xảy ra chuyện gì xấu nó sẽ được phân công về làm công nhân một xí nghiệp. Chúng ta mong nó sẽ là người may mắn nhất trong gia đình. Tôi hỏi về Chính Vũ. Mẹ bảo bây giờ nó đã trở thành một chàng trai rồi. Nó giỏi toán, nhưng cái đó vẫn chẳng hứa hẹn một tương lai tốt đẹp. Nó sẽ bị hoặc về làm nông dân, hoặc may hơn, làm công nhân xí nghiệp vùng ngoại vi thành phố. Tôi hỏi mẹ nếu những thanh niên này không theo chính sách thì điều gì sẽ xảy ra. Mẹ cho biết không ai trong số đó ra gì. Họ bị hàng xóm lăng nhục. Gia đình họ ngày nào cũng bị làm phiền, cho đến khi chàng trai đó được chỉ định về miền quê mới thôi. -   Con là đứa con ngoan. Con đã đi khi được yêu cầu phải đi. Con đã xử sự như một chị gái lớn. Con chưa hề gây ra điều gì phiền hà từ buổi con mới sinh ra. Tôi nói với mẹ tôi chẳng thích thú gì khi phải làm một người chị lớn. Lúc tôi ra mắt hàng xóm, họ hành động một cách lạ lùng. Họ chăm chăm nhìn tôi như thể chưa bao giờ thấy tôi. Cô ta sắp trở thành diễn viên điện ảnh đấy, ông thợ may già, chị Tiểu Quan, và bà Đồng Chao ở dưới nhà xì xào bàn tán sau lưng tôi. Tôi nghe họ nói: thật ra cô ta chẳng có vẻ xinh đẹp chút nào. Những người lân cận đến thăm tôi, hết toán này đến toán khác. Câu hỏi mà họ hay hỏi tôi nhất là bây giờ tôi đã có hộ khẩu thành phố chưa. Cha tôi phải giải thích chưa phải như vậy, tôi mới chỉ được chọn và còn phải qua nhiều cuộc trắc nghiệm nữa. Chúng tôi ăn tối. Từ lâu tôi chưa được ăn một bữa ăn như thế này. Chúng tôi có món thịt lợn chua ngọt, rau xanh và đậu phụ. Hoa xin trường nội trú cho về ăn cơm tối với tôi. Tôi chẳng nói được gì nhiều, các em gái, em trai tôi cũng vậy, chúng lo lắng cho tương lai của chúng, ít nhất là San Hô. Nếu tôi được có hộ khẩu thường trú ở thành phố, San Hô sẽ mất đi cơ may trở thành công nhân, nó sẽ bị đưa về nông trường, bởi gia đình tôi cần có một nông dân theo đúng chính sách. Mẹ nói về các món ăn. Bà cố làm cho giờ phút này trang trọng. Bà không bao giờ biểu lộ sự thất vọng. Bố tôi tự hào vì tôi được chọn, nhưng ông không lạc quan về việc cất cánh trong nghề điện ảnh của tôi. Ông bảo tôi: trèo cao ngã đau. Lũ trẻ con hàng xóm gọi tên tôi qua cửa sổ, suốt bữa tối. Tất cả đều muốn nhìn ngôi sao điện ảnh một cái. Nhưng tôi không thể nào quên Nghiêm. Khuôn mặt chị hiện lên trước mắt tôi suốt đêm. Xưởng phim là một tòa lâu đài chăng đầy khẩu hiệu, xung quanh um tùm những cây ngô đồng lá đỏ. Là như những bàn tay nối vào nhau. Chúng che hết tầm nhìn của tôi. Cành lá đu đưa vào cả những cửa sổ của tòa nhà. Tường của xưởng phim đều quét vôi trắng, kẻ những khẩu hiệu bằng sơn đỏ: "Đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch muôn năm!", "Chào mừng người cầm cờ vĩ đại của chúng ta, đồng chí Giang Thanh!". Tôi xuất trình công văn có dấu cho người bảo vệ xưởng phim. Ông ta bảo tôi đợi rồi đi vào trong. Vài phút sau, một người đàn ông và một phụ nữ xuất hiện ở hành lang. Họ ôm chầm lấy tôi nhiệt tình. Người đàn ông tự giới thiệu là Thanh Vũ, giám đốc xưởng phim, còn người phụ nữ là Xô Viết Hồng, trợ lý của ông ta. Họ xách hành lý hộ tôi và yêu cầu tôi vào trường quay. Chúng tôi đi qua một loạt cổng. Mặt trời sáng chói xuyên qua đám lá ngô đồng. Lá ngô đồng trải trên nền sân sạch bóng những vệt màu hồng. Những công nhân đi lại dưới bóng cây ngô đồng như được phủ lên một thứ ánh sáng mờ màu đỏ. Họ khúm núm chào chúng tôi. Thanh Vũ có chiếc đầu hói và hai má chảy xệ hai bên. Xô Viết Hồng có khuôn mặt đẹp theo lối xưa, đôi mắt xếch, mũi dài, miệng hình quả anh đào và làn da cực mịn. Bà ta trạc tuổi bốn mươi. Bà ta đi đứng uyển chuyển, tao nhã, rất hấp dẫn tôi. Bà nói tiếng Quan Thoại hoàn hảo, giọng mượt như lụa. Thanh Vũ bảo Xô Viết Hồng tốt nghiệp trường diễn viên điện ảnh Thượng Hải những năm 50, và là một nghệ sĩ cực kì tài năng. Thanh Vũ bảo tôi sẽ lấy làm tự hào vì vì Xô Viết Hồng sẽ là một trong bốn giảng viên của tôi. Tôi hỏi làm sao tôi phải có nhiều giảng viên đến thế. Thanh Vũ bảo đó là lệnh của Mao phu nhân, đồng chí Giang Thanh. Xô Viết Hồng nói bà rất sung sướng được phân công trách nhiệm dạy tôi. Tôi hỏi tôi sẽ được học những gì. Bà nói tôi sẽ dự những lớp có chương trình cô đọng về chính trị và diễn xuất. Tôi hỏi bà có diễn một phần nào đó với chúng tôi không. Bà im lặng, đôi môi mím lại, đầu cúi xuống. Một mảng tóc rơi xuống mặt bà. Bước chân bà chậm lại: -   Điều cách mạng cần là điều tôi cần. - Bà đáp khô khan. Nỗi phẫn uất bắn ra qua kẽ răng bà. Trông bà rõ ràng đang bất hạnh. Hất mái tóc ra sau, bà bước nhanh đuổi kịp Thanh Vũ. Eo lưng duyên dáng của bà nghiêng nhẹ về bên phải. Bà giả bộ như đang hạnh phúc. Bà hẳn phải dẻo dai như một cây tre, ngả cong được về mọi hướng, trước mọi ngọn gió. Tôi bước thận trọng, ngắm nhìn bước chân của chính tôi. Xô Viết Hồng đi sau Thanh Vũ chừng nửa bước chân, không lúc nào vượt lên trên hoặc lùi lại sau tới một bước. Cả hai đều mặc áo đại cán kiểu Mao và cài chặt khuy cổ. Họ gật đầu chào, Thanh Vũ trước, rồi Xô Viết Hồng với những người công nhân đi qua. Họ mỉm cười hết cỡ với họ. Nụ cười làm tôi khó chịu, mặc dù đây là nụ cười đang được ngưỡng mộ nhất đất nước này. Đó là nụ cười của ông Mao khi nêu khẩu hiệu: "Mỗi người phải đối xử với đồng chí của mình bằng hơi ấm mùa xuân". Lu ở nông trường Lửa Đỏ là một chuyên gia về lối nói này. Cuối cùng chúng tôi đến một khu trường quay hoang vắng. Nó rộng cỡ bằng một sân vận động, cỏ mọc ngập chân. Chúng tôi rẽ quặt, một ngôi nhà nhỏ đơn độc đã hiện ra trước mắt tôi. Đó là một ngôi nhà cũ, một bệ ximăng trên sân đất. Những cây dại bò leo trên chiếc bể. Xô Viết Hồng bảo: -   Đây là nơi các cô ở. Thanh Vũ giải thích: -   Đây vốn là một xường quay phim cũ. Sau nhà có thêm những khu sinh hoạt. Nó vốn được xây để làm khu tàu ngựa cho các diễn viên. Chúng tôi đã cải tạo được khu sinh hoạt cho đám con trai được tuyển. Hai mươi nhăm người các đồng chí được chỉ định sống và làm việc ở khu vực này. Các đồng chí sẽ bị canh giữ. Không ai trong gia đình được tới thăm trừ buổi sáng chủ nhật thứ nhì trong tháng. Ai vi phạm quy chế sẽ bị loại bỏ. Chúng tôi muốn không có một ảnh hưởng bên ngoài nào. -   Tuyệt đối không - Xô Viết Hồng hưởng ứng theo. Tôi liền nghĩ tới Nghiêm. -   Thư từ thì thế nào ạ? - Tôi hỏi. -   Sao phải vội vàng viết thư đến thế? Xô Viết Hồng thình lình quay lại phía tôi, giọng đầy nghi ngờ. Đôi lông mày của bà nhíu lại. Tôi phản ứng nhanh trước dấu hiệu nguy hiểm đó. Tôi bảo: -   Ồ không có gì đâu ạ, em chỉ hỏi vậy thôi. Bà không tin tôi, tôi cho rằng bà đang tiếp tục những suy nghĩ của riêng mình. -   Cô có những quầng đen trên mắt, chứng tỏ cô không ngủ được. Cô có vấn đề gì vậy? Chúng tôi hy vọng lời hứa với Đảng của cô không phải lời hứa hão. Bà quay lại phía Thanh Vũ bảo: -   Chúng ta cần những biện pháp phòng ngừa những tai họa có thể xảy ra. Tôi ức lắm những tôi không được phép biểu lộ tình cảm của mình. Tôi cố nghĩ thật nhanh để ứng phó. Tôi nói, giọng cố tỏ ra thành thực: -   Không có gì khẩn thiết hơn nhiệm vụ em đã được trao cho. Có thể là thói quen nghiên cứu Mao tuyển quá khuya khiến mắt em bị đen. Bà nói: -   Sao cô không cho chúng tôi biết tên người cô muốn viết thư, để tôi có thể kiểm tra chắc chắn việc giữ mối quan hệ đó là một vệc tốt. Mặc dầu không thấy được động cơ của bà, những tôi cảm thấy món quà của Xô Viết Hồng là không thành thật. -   Em không có ai để thư từ, thực vậy. Tôi hạ bớt giọng nói của tôi để lý lẽ của mình không mang một chút căng thẳng nào. Xô Viết Hồng chòng chọc nhìn tôi, mắt tận mắt. Mắt chúng tôi chọi nhau. Thanh Vũ nhìn đồng hồ bảo Xô Viết Hồng: -   Chúng ta đừng lo. Ông nói thầm vào tai bà. Tôi nghe thấy một câu: Một cái trứng do loài virút tự do, ông nói với bà như vậy. Đẩy cửa ngôi nhà nhỏ ra, Thanh Vũ và Xô Viết Hồng gọi: -   Ra đây các cô gái, ra gặp mặt đồng chí mới. Bốn phụ nữ trẻ, bước ra người nọ sau người kia, như những bông hoa tuyết nhảy múa trong không trung. Tôi chớp mắt và kinh ngạc trước sắc đẹp của họ. họ giống nhau khủng khiếp như chị em. Tôi nói xin chào. Thanh Vũ và Xô Viết Hồng ngăn tôi lại và bảo phải nói tiếng Quan Thoại. Không một tiếng địa phương nào. Tôi tự giới thiệu bằng thứ tiếng Quan Thoại ấp úng: -   Tôi ở nông trường Lửa Đỏ tới. Những phụ nữ trẻ nói tên mình một cách bẽn lẽn. Người đầu tiên trong họ bảo mình là Hỏa Lâm. Cô là công nhân nhà máy cán thép và là con gái của một gia đình ba đời công nhân. Đầu cô hình quả trứng. Nét nổi bật của cô là cái mũi. Miệng cô nhỏ xíu. Quá nhỏ đến mức trông như lỗ hậu môn con gà mái Râu xồm của tôi. Đôi mắt to, hai mí xếch ngược của cô trông thật dễ chịu, dẫu nó quá nhích lại sát nhau khiến tôi nhớ tới đôi mắt của một con cáo. Cô mặc một chiếc áo sơ mi đỏ rực. Hai bím tóc kiểu đuôi ngựa ngoe nguẩy trên lưng cô. Tên cô thế nào, nhiệt tình của cô như vậy. Người thứ hai tự giới thiệu là Xung Kích. Mắt nhìn của cô có một sức mạnh thâu tóm. Người nào hẳn cũng phải khuất phục trước sắc đẹp của cô dù không muốn. Cô đứng đó và cứ sáng lóa lên. Cô trạc tuổi tôi. Giọng trầm, mắt lạnh như gửi ra thông điệp cô biết cô muốn gì. Cô tự tin. Tóc cô trải hất lên như bờm cừu và thắt lưng bằng thun nâu. Cô có đôi mày rậm. Cô nói với tôi những không hề nhìn tôi. Tôi không hiểu sao cô lại không nhìn tôi. Tiếng Quan Thoại của cô còn hơn cả chuẩn. Cô phát âm rành rọt từng vần yên trí âm "rờ rờ" như tình cờ nghe thấy trong một câu nói. Cô đọc "di-phảng"(chỗ ngồi) là "di-ờ-rờ". Cô bảo cô là nhà báo từ tờ Bắc Kinh nhật báo. Cô bảo cô xuất thân từ nhân dân. Cuối cùng cô quay lại nhóm của tôi. Cô nhìn tôi những tỏ ra không thích thú. Đó là cặp mắt thù địch. Một vẻ không thân tình đằng sau vẻ mặt bạn bè. Tôi cảm thấy cô muốn lật tôi quay đi hướng khác. Cô bảo: -   Tôi vốn là một kị sĩ, tôi đã quần nhau với những con ngựa cứng cổ nhất. Tôi làm việc ba năm ở Nội Mông nuôi ngựa để dùng cho quân đội. Tôi có thể nhào lộn trên lưng ngựa. Tôi chơi phong cầm. Cô chạy lại lấy chiếc đàn phong cầm trong túi bọc, dạo một chuỗi nhạc và hát: Phi ngựa về phía mặt trời, tôi hát và vung cao roi Tôi nuôi ngựa để ủng hộ cách mạng toàn thế giới Không hoảng sợ, tôi phi ngựa Về phía mặt trời mọc, Về phía Mao Chủ tịch đang sinh sống. Cô dừng lại, ngẩng đầu nhìn tôi. Cô nói thật khó mỉêu tả bản thân mình. Cô nở một nụ cười huyền diệu với Xô Viết Hồng và yêu cầu bà giúp cô diễn tả thành lời. Cô bảo Xô Viết Hồng: -   Cô là người duy nhất hiểu em hơn cả. Xô Viết Hồng có vẻ thích thú. Bà nói: -   Xung Kích là một thanh niên giản dị, mọi người cần phải học tập. Học tập nhiệt tình, học tập tư tưởng lành mạnh, học tập lòng trung thực của cô. Tôi bảo: -   Chắc chắn rồi - và đi tới chỗ người thứ ba trong hàng. Cô nhỏ nhắn và mặc một chiếc áo vải sợi bông màu vàng. Cô tự giới thiệu là Tiểu Chung (Chuông nhỏ). Cô bảo cha cô đi bộ đội, trước giải phóng là một kẻ mồ côi. Ông bị bán cho nhà tắm công cộng làm việc xoa bóp chân tay cho người giàu có. Tôi lớn lên trong kỷ niệm khốn khổ của ông trong quá khứ - Cô nói tiếp - Tôi không nghĩ tôi đẹp. Tôi thực sự không đẹp. Vẻ đẹp bề ngoài không làm cho người ta đẹp. Cô bẽn lẽn mỉm cười về phía Thanh Vũ đang chăm chú nhìn cô. Cô bảo: -   Xin thứ lỗi cho tinh thần nhút nhát của tôi. Tiểu Chung cúi đầu và lấy ngón tay vuốt tóc mình xuống. -   Diễn đạt rất cừ, Tiểu Chung - Thanh Vũ nói bằng một giọng trầm, nghe âm âm như phát ra từ một cái chum - Vẻ ưa nhìn không làm cho người ta đẹp được. Vấn đề là nhìn như thế nào, là cách nhìn của cô phục vụ cho mục đích vô sản như thế nào. Điều đó đã được đồng chí Giám sát ủy viên của chúng ta ở Bắc Kinh nói rõ. Tôi hỏi ai là Giám sát ủy viên. Thanh Vũ nói đấy là người duy nhất chịu trách nhiệm với đồng chí Giang Thanh. Một thiên tài lớn về nghệ thuật. Thanh Vũ nói ra từ "Giám sát ủy viên", nét mặt mọi người bất chợt mang vẻ kính trọng sâu sắc. Tôi cảm thấy ngay tầm quan trọng của con người này. Khi một ai đó trong đất nước này được gọi bằng danh hiệu thay vì bằng tên họ, con người đó vượt ngoài tâm quan trọng chung chung. Ví dụ: Ông Mao, gọi bằng Chủ tịch, ông Chu, gọi bằng Thủ tướng. Việc lược bỏ phần tên cuối để phô bày quyền lực của nhân vật. Người phụ nữ thứ tư nói: Tên cô là Ong Ohyang. Tôi không thấy nét đe dọa nào trên mặt cô. Đó là một bộ mặt ngây thơ, một bộ mắt thiếu trí thức, một bộ mặt thuần khiết. Cô bảo cô mong được giống như tên cô. Ý cô muốn nói một con ong phải có chiếc nọc nhọn, những cô không có. Tôi thiếu tinh thần chiến đấu. Tôi mong học tập để uốn nắn tinh thần mình. Cô bảo cô vốn từ một làng quê ở miền Nam, cả làng đều có cái tên đêm Ohyang. Làng cô nghèo, làng cô không sản xuất được gì ngoài trẻ con. -   Tôi là niềm vinh dự của làng tôi. Nhưng tôi nói tôi thuộc về Đảng, cả tâm hồn, đầu óc, trái tim. Cô nói nước mắt trào lên, cô xúc động bởi những lời nói của mình. Ong có vẻ đẹp của một người có nước da ngăm đen. Cô có cái nhìn như trong điêu khắc, cái miệng đầy đặn và khuôn mặt hình hạt dưa, bộ tóc óng mượt cắt ngắn tận dái tai. Giọng miền Nam nặng của cô làm cho tiếng Quan Thoại nghe rất khó hiểu. Căn phòng ngập ánh mặt trời. Ngửi thấy mùi gỗ mốc. Có năm chiếc giường đều đã mắc màn. Đầu óc tôi lại nghĩ tới Nghiêm và chiếc màn của chúng tôi. -    Ở đây tốt quá - tôi nói - Giá như tôi có thể đến sớm hơn để quét dọn. Xô Viết Hồng nói: -   Thế là tốt, cô còn khối dịp để làm bù. Ha, ha, ha. Mọi người trong phòng cùng hoan hô. Thanh Vũ bảo: -   Từ mai trở đi, cô sẽ phải học mọi điều từ đầu, bao gồm đi đứng, trò chuyện, ăn uống, cử chỉ, nét mặt…bởi vì - Ông ngừng một lúc lâu - bởi vì chỉ có một người trong các cô cuối cũng sẽ được chọn cho màn ảnh mới của Trung Quốc. Đây là cuộc thi cuối cùng cô phải vượt qua. Cô sẽ có một năm học diễn xuất sao cho tốt nhất. Đồng chí Giám sát ủy viên sau đó sẽ đưa ra quyết định của mình. Chúng tôi được đưa tới một bệnh viện để kiểm tra y tế. Các bác sĩ tiến hành một cách bí mật. Tôi được đưa vào một phòng và tôi cởi quần áo. Bộ phận dưới cơ thể được ba nữ bác sĩ kiểm tra. Một bác sĩ to béo đeo găng cao su và thận trọng kiểm tra bộ phận kín của tôi. Vài phút sau, người bác sĩ to béo tháo găng ra và ghi một cái gì đó vào sổ tay. Hai người đàn bà kia buông ra và cho phép tôi rời khỏi giường. họ loẹt quẹt đi ra không nói một lời. Khi tôi được đưa ra khỏi phòng, tôi thấy Tiểu Chung đang khóc. Tôi định chạy đến với cô những Hỏa Lâm bấm vào lưng tôi ra hiệu. Hỏa Lâm nói với tôi họ đang nghi ngờ liệu cô ấy còn trinh hay không. Cả buổi chiều hôm ấy, chúng tôi đọc những bài nói của ông Mao về nghệ thuật. Tôi chán ngắt, những phải vờ hứng thú. Chúng tôi ngồi thành vòng tròn. Đọc rồi lại đọc. Bữa tối, tôi gọi hai bát mì. Xô Viết Hồng chỉ cho tôi cách cầm đũa thế nào cho đúng. Sau bữa tối là thảo luận tại phòng. Các cô gái nói về tầm quan trọng những tác phẩm của ông Mao như người dẫn đường cho chúng ta hướng về tương lai. Tiểu Chung lại hớn hở. Cô được coi như còn trinh sau những báo cáo kiểm tra ngặt nghèo. Thanh Vũ và Xô Viết Hồng ngồi ngáp dài nhưng vẫn không chịu rời phòng cho tới lúc dế gáy vang ngoài sân mới đi. Cửa đóng sập đằng sau họ. Mùi ẩm mốc càng hăng hơn. Chúng tôi tắm rửa ở cạnh bể nước và đổ nước lên cỏ. Một con dế bò theo tôi khi tôi trở về phòng. Xung Kích ra tắt đèn. Con dế bắt đầu gáy rộn lên trong phòng. Xung Kích vùng dậy, cầm đèn pin lùng nó. Tôi nghe tiếng chân cô dập năm lần. Cô bắt nó im miệng. Căn phòng lặng đi như chết. Trong bóng tối, tôi nhận ra tôi lọt vào một cái chuồng sư tử. Bóng tối làm tiếng gầm câm họng. Sự lạnh lẽo của tư tưởng làm tôi đông cứng lại. Tôi như nghe tiếng gãy xương sống trong giấc mơ của mình. Tôi biết tôi phải thành công thì mới có khả năng giúp Nghiêm cách này hay cách khác trong tương lai. Với ý nghĩ ấy, tôi chìm vào giấc ngủ. Tôi thức giấc bởi tiếng ai đó đang luyện giọng phía ngoài cửa sổ. Lúc đó đã sáu giờ sáng. Tôi vùng dậy bước ra ngoài. Cỏ đuôi chó đung đưa dưới ánh bình minh. Với một bàn tay sau tai, Hỏa Lâm đang đẩy cao giọng mình lên đến vỡ ra. Chúng tôi chào nhau lời chào buổi sáng, và tôi nghe tiếng giọng cô vỡ ra. Hỏa Lâm bảo tôi cô thất vọng vì giọng của cô. Cô yêu cầu tôi thử giọng cho cô nghe. Tôi bảo: -   Chúng mình đâu có được đào tạo để hát opera, phải không nào? Hỏa Lâm trượt chân xuống một khe nứt. Mặt cô nhăn lại vì đâu đớn va không trả lời tôi. Cô nói: -   Cậu có biết đồng chí Giang Thanh không?Tôi nhìn cô. Tôi nhìn vào bộ mặt kiêu hãnh kia. Tôi biết câu hỏi đó không cần trả lời. Hỏa Lâm lắc mình bên phải, bên trái, rồi ngả người về phía tôi bảo: -   Mình biết đôi chút về đồng chí ấy. Bà thích xem phim của phương tây, nhất là phim của Hollywood Mỹ. Tôi hỏi: -   Phim Hollywood là cái gì? Hỏa Lâm nở một nụ cười bí mật với tôi rồi lại tiếp tục tập luyện. Tôi ngả đầu về phía sau duỗi hai cánh tay về phía tường. Tôi ngạc nhiên thấy ba bộ mặt phía sau. Những người bạn cùng phòng này - Xung Kích, Tiểu Chung và Ong - đã chú ý lắng nghe cuộc trò chuyện ban nãy. Tôi mỉm cười thân thiện với họ. họ tản ra và bắt đầu duỗi chân, vươn tay. Một người bảo vệ quét lá ở lối cổng ra vào bằng chiếc chổi tre và bước tới căn nhà nhỏ của chúng tôi. Ông ta tuổi trung niên, có chòm râu đen. Tên ông ta là Nhất Thốn (một tấc). Ông ta bảo: -   Ông Thanh Vũ phái tôi đến bảo với các cô chuẩn bị sẵn sàng. Các cô sắp bị giám sát ủy viên kiểm tra. Chúng tôi ăn mặc tươm tất để gây ấn tượng tốt ban đầu. Hỏa Lâm đánh một chiếc sơ mi đỏ khác và chiếc quần màu nước biển hải quân. Xung Kích moi ra bộ quần áo in những mẫu hình vuông. Ong lấy ra hai chiếc áo sơ mi màu trắng, mà thử xem mặc áo nào. Tôi quyết định mặc bộ quân phục cũ mà Nghiêm cho tôi. Chúng tôi ngồi trên giường, tất cả đều ăn mặc chỉnh tề, chờ đợi trong phòng. Nhiệt độ trong phòng tăng lên theo mặt trời lên cao. Tôi thấy một đống bầy nhầy ở góc dưới gậm giường Xung Kích. Đó là thân con dế đã theo tôi vào phòng đêm trước. Nó nằm bất động trên nền đất. Xung Kích đứng ngay lối cửa ra vào, ở đấy có treo một chiếc gương nhỏ. Cô ta soi mình trong gương và nghịch những cặp tóc của mình. Cô uốn những cặp tóc lên, mặt cô biểu hiện tham vọng. Cô lấy nhúm bông nặn một cái mụn dưới mũi, nặn đi nặn lại, tạo mọi vẻ khác nhau. Quan sát Xung Kích, tôi chợt cảm thấy hụt hẫng. Sắc đẹp của cô làm tôi nản chí. Tôi cố quên đi nỗi sợ của tôi. Tôi vơ chiếc bút và nguyệch ngoạc trên một mảnh giấy: Nghiêm thân yêu. Tôi viết rồi gạch đi: Nghiêm thân yêu. Tôi lại viết rồi lại gạch. Tôi lại viết: Tuyển tập Mao Trạch Đông. Phê phán chủ nghĩa xét lại, Nghiêm chị có khỏe không? Tôi xé mảnh giấy. Giám sát ủy viên không đến. Đêm đó tôi lại có một cơn ác mộng. Nghiêm trở thành một bóng người không mặt đi lang thang trên khắp các cánh đồng cảu nông trường. Tiếp theo đó là một đêm mất ngủ. Sáng sớm trời mưa. Tiếng mưa rơi đem tôi trở về nông trường Lửa Đỏ trong chiếc màn của Nghiêm.

Sau bữa trưa có tiếng còi thổi. Tôi thấy Xô Viết Hồng đang ở cổng. Phía sau bà có chừng hai mươi thanh niên. Họ đi qua cổng. Xô Viết Hồng giới thiệu họ: -    Đây là các chàng trai được tuyển chọn. Mọi người sau này sẽ làm việc chung với nhau. Những chàng trai này đều có chung một khuôn mặt - mắt hai mí, lông may rậm, mũi và miệng phật. Họ giống nhau như thể đúc từ một khuôn. Không ai nói một lời chào hỏi. Chúng tôi đứng trơ ra. Một thanh niên bất chợt đỏ mặt. Xô Viết Hồng yêu cầu anh ta nói rõ lý do tại sao đỏ mặt. Anh ta cố tìm cách gạt bỏ câu hỏi. Anh ta gãi gáy nói vì không quen nhìn đàn bà. Xô Viết Hồng bảo: -   Thế mẹ anh không phải là đàn bà ư? Chắc anh không dám nói trước đây chưa bao giờ nhìn tận mắt bà ấy phải không?         Chàng thanh niên ngậm miệng. Xô Viết Hồng tiếp tục: -    Nếu người ta không có những ý nghĩ xấu xa, không bao giờ người ta đỏ mặt cả. Những chàng thanh niên này được đưa tới Thượng Hải để đóng những vai phụ trong Đỗ Quyên Đỏ. Suốt thời gian ở xưởng phim, chúng tôi chẳng nói gì trừ đọc cho nhau nghe những dòng chữ.

* * *

Xô Viết Hồng mang chúng tôi tới một tòa nhà cũ rợp bóng cây leo thường xuân. Đằng sau tấm cửa sắt đồ sộ, han gỉ, một mùi mốc meo nặng nề bốc ra. Tôi lấy tay bịt mũi, Xô Viết Hồng ngay lập tức tỏ vẻ tức giận: -   Tôi không thể tin được con người vốn từng là nông dân lại sợ mùi hôi mốc. Mùi đó thối hơn mùi phân lợn trên đồng lúa hay sao?         Tôi lặng lẽ bỏ tay ra. Nhất Thốn bật một bóng đèn sáng lờ mờ. Chúng tôi đang ở trong một trường quay lâu không dùng tới. Với một bục diễn như một cái hang và vài hàng ghế tựa Xô Viết Hồng bảo chúng tôi ngồi xuống. Chúng tôi lại bắt đầu đọc những bài nói của ông Mao về nghệ thuật. Tôi không tài nào tập trung tư tưởng về ông Mao. Đầu óc tôi bay đi đâu đâu. Đã ba tuần, chúng tôi phải học những lớp về chính trị, tiếng Quan Thoại, kỹ thuật diễn xuất và vũ thuật, những ngón khác nhau về đánh đấm và tự vệ truyền thống Trung Hoa. Đồng chí Giang Thanh đang thử cố phát triển những cái mới ở Trung Hoa, cố tổ hợp phim ảnh và kinh kịch, mặc dầu chẳng ai hiểu công việc làm phim như thế nào. Kết quả là những bộ phim nặng mùi kinh kịch - từ hóa trang, ánh sáng, giọng nói, kiểu cách tới điệu bộ. Và bây giờ, đó là giai cấp vô sản, đặc biệt là phụ nữ, là các nữ anh hùng. Nhân dân Trung Hoa phải đi xem những bộ phim này hoặc sẽ bị liệt vào loại phản động. Với tất cả những bài học đó, cuộc sống hàng ngày hình như không có một phút trống rỗng. Những chúng tôi đang thầm chờ đợi, chờ đợi Giám sát ủy viên tới kiểm tra. Sự chờ đợi hầu như vô tận. Thanh Vũ một lần nữa xuất hiện trong chốc lát, luôn luôn truyền đạt cho chúng tôi những báo cáo về thành công mới trong nghệ thuật: ông Mao và Bộ chính trị của ông mới xem và hết sức ca ngợi một kiểu mẫu kinh kịch mới của đồng chí Giang Thanh. Thanh Vũ thường ném xuống cả một chồng báo và một tập bản sao bản thảo vở kinh kịch, yêu cầu chúng tôi đọc và viết báo cáo học tập. Chúng tôi đọc và viết. Chúng tôi thảo luận tư tưởng Mao về nghệ thuật vô sản. Một hôm chúng tôi được bảo cho biết rằng giờ đây chúng tôi đã trở thành những nguyên liệu đặc biệt. Chúng tôi đã sẵn sàng thi đua vì trọng trách của đồng chí Giang Thanh đã trao cho. Đó là danh hiệu vai Đỗ Quyên Đỏ. Đỗ Quyên Đỏ là ý thức hệ, là sáng tạo, là bộ phim, là mơ ước và cuộc đời của đồng chí Giang Thanh, nếu ai trong chúng tôi nắm được nó, người đó sẽ nắm được mơ ước ngôi sao điện ảnh. Câu chuyện về Đỗ Quyên Đỏ là câu chuyện tình mê đắm giữa một trận đọ súng. Nó nói về một người phụ nữ phải sống như thế nào, về tình yêu của một người vô sản cho tới lúc chết. Đối với tôi, nó không phải chỉ là về thời chiến đã qua, về lịch sử, mà cũng còn vì tinh túy của một nữ anh hùng chân thực, tinh túy của Nghiêm, cốt lõi của việc tôi phải sống cuộc đời của tôi như thế nào. Xô Viết Hồng đọc suốt lượt kịch bản. Nước mắt bà tuôn lã chã xuống bản thảo, thoạt đầu tôi nghĩ bà xúc động bởi câu chuyện, những rồi tôi lại cảm thấy nó có một cái gì đấy khác kia. Nỗi buồn của bà không phải từ câu chuyện mà từ tuyệt vọng, nỗi tuyệt vọng không bao giờ được đóng vai mình thèm khát nữa. Bà phải dạy chúng tôi đóng vai bà thèm muốn. Tuổi trẻ và sắc đẹp của bà đã tiêu phí trong việc dạy dỗ chúng tôi. Bà bị phân công trách nhiệm dạy những con người mà bà muốn đâm cho một mũi dao găm. Bà bị hành hạ và bị sát hại bởi sự trưởng thành của chúng tôi. Chúng tôi luân phiên đọc các phần. Tôi nhìn thấy ba người khác: Hỏa Lâm, Tiểu Chung và Ong đang ngã ngựa trong cuộc đua. Họ không nhập được vai diễn. Họ không cảm nhận được mạch đập của Đỗ Quyên Đỏ. Xung Kích khác hẳn, Xung Kích tiếp cận được vai diễn. Cô đang tiến sát, sát hơn cả tôi. Quá sát, cô đẩy tôi tới nguy cơ. Cô đang tước mất hy vọng của tôi. Xung Kích tiếp xúc được với đủ điều. Không lúc nào cô không có chuyện để nói. Mọi người khác chỉ ngồi câm như hến và lo lắng. Cô luôn luôn có một điều gì đấy để nói. Những điều hữu ích để tiến tới tương lai. Cô bảo cô rất ngưỡng mộ Xô Viết Hồng, rằng chị bên cạnh bà mới làm cô sung sướng. Cô không nói điều đó khi có mặt Xô Viết Hồng. Cô chỉ nói trong các cuộc họp, những cuộc họp mà thư ký thường trực sẽ ghi lại và Xô Viết Hồng sẽ đọc sau. Xung Kích nói cô không sánh được sắc đẹp và tài năng của Xô Viết Hồng. Rồi cô lại tự mâu thuẫn với mình và nói rằng cô giống Xô Viết Hồng nhiều lắm, trong khi thật ra hai người trông khác nhau như một con lợn và một con voi. Xung Kích không bao giờ hổ thẹn vì sự nịnh bợ của mình. Xô Viết Hồng không bao giờ trò chuyện với cô nhiều hơn với những người khác. Những mọi việc vẫn cứ chuyển động thuận lợi về phía Xung Kích. Cô được chỉ định lên bục lãnh đạo mọi người chúng tôi đọc những lời dạy mới của ông Mao. Xung Kích trở thành trung tâm chú ý. Những phóng viên viết bài, ảnh của các báo hàng ngày các tạp chí nói chuyện với Xung Kích. Họ phỏng vấn cô. Họ bảo cô là ai và từ đâu tới. Xung Kích không bao giờ nói khác một lời. Cô bảo: -   Tôi là học sinh của Xô Viết Hồng. Tôi là những gì bà đã tạo nên. Tôi là mảnh đất và bà là chú bò đã cày xới tôi. Tôi là vụ thu hoạch của bà. Xung Kích không nói điều gì khác, cô chỉ nói những gì hữu ích, các báo hàng ngày ca ngợi Xô Viết Hồng như một tấm gương về sự trung thành với Đảng. Cuộc đua tới Đỗ Quyên Đỏ rốt cuộc chỉ còn Xung Kích và tôi. Xô Viết Hồng bảo chúng tôi tập luyện thật nhiều vào bởi vì Giám sát ủy viên sẽ sớm từ Bắc Kinh tới để tuyển chọn cho đồng chí Giang Thanh. Những người khác không được đả động tới một câu. Không ai bảo họ rằng cơ may của họ còn mong manh hơn sợi chỉ. Xô Viết Hồng quyết định gọi Xung Kích là thí sinh A và tôi là thí sinh B. Rõ ràng bà thích Xung Kích hơn tôi. Nhưng bà phải làm tôi rời cuộc đua ít nhất ở trong cuộc, bởi vì nếu bà không làm điều đó thì sẽ quá trắng trợn. Bà không thể gạt tôi sang một bên khi mà Xung Kích và tôi luôn trả lời đúng những câu hỏi trong lớp học. Điểm số của chúng tôi luôn sát nhau. Trong lớp học tiếng Quan Thoại chúng tôi là hai người duy nhất có thể phát âm chuẩn bản phát âm một trăm vần. Xô Viết Hồng phải tỏ ra chơi đẹp vì bà là đại diện cho Đảng. Luôn luôn trong lớp học, Xô Viết Hồng thường rất trừu tượng về những gì bà yêu cầu tôi phải làm, sao cho tôi thấy khó khăn không theo kịp bà. Thế rồi bà bảo tôi phản ứng lại bà cho rằng bà dạy quá nhanh. Bà nói: -   Thực ra cô không chú ý nghe tôi. Cô không chịu lắng nghe. Tôi nói: -   Nhưng em có lắng nghe đấy ạ. Bà dạy chúng tôi làm thế nào để nhập vai vào những tính cách của Đỗ Quyên Đỏ. -   Cô đang đi cái gì vậy? - Bà bất chợt hỏi, chỉ vào chân tôi. -   Đôi giày rơm em tự làm - Tôi đáp, thỏa mãn sự ranh ma của mình. Bà mỉm cười chua cay: -   Cái thứ giày ấy giống cái gì vậy? Tôi nói: -   Nó giống như đôi giày Mao Chủ tịch đi trong chiếc ảnh do người bạn nước ngoài của chúng ta là Anna Louise chụp ở động Hồ Nam. Xô Viết Hồng có vẻ càng cay cú hơn. Bà bảo tôi xem Xung Kích luyện tập. Người nọ xem người kia, bà ra lệnh, xem cẩn thận vào. Tôi xem cẩn thận chứ. Ngay cả khi nhắm mắt. Tôi có thể nhìn ra Xung Kích đóng vai Đỗ Quyên Đỏ như thế nào. Xung Kích là một diễn viên nhiệt tình, một tinh thần đầy nghị lực. Cô vắt kiệt sức cô, cô hiến toàn bộ thân mình. Cô hoang phí những cảm xúc của mình. Cô không dùng đến sự tinh tế trong diễn xuất. Cô thích được điệu nghệ. Xô Viết Hồng yêu cầu tôi xem, vậy thì tôi xem. Tôi học những gì mà cô không làm và tôi biết tôi sẽ không luyện tập theo cách ấy. Khi Xô Viết Hồng hỏi tôi rằng ngày hôm ấy tôi học được gì, tôi trả lời thành thật. Và tôi đã hại tôi. Khi tôi nhận thấy mình đã tự hại mình, thì đã quá muộn. Không khí trong trường quay trở nên lạnh lẽo. Lạnh lẽo thấm vào tận xương tôi. Xô Viết Hồng bất chợt chỉ vào tôi yêu cầu tôi giải thích quan điểm của chuyên chính vô sản đối với chủ nghĩa xét lại trong nghệ thuật. Tôi không cần nghĩ lâu để trả lời. Tôi nói: -   Để loại bỏ chủ nghĩa xét lại chúng ta phải thực hiện chuyên chính với kẻ thù trước hết ngay trong đầu óc chúng ta. Giọng nói của tôi rất rành mạch. Câu nói đó rút ra từ Tạp chí Hồng Kỳ. Xô Viết Hồng bình luôn: -   Chúng ta phải cảnh giác trước những tên khổng lồ trong lời nói những lại là lũ tí hon trong thực hành. Xô Viết Hồng quở trách tôi. Bà quở trách tôi bất cứ lúc nào bà có thể, về những việc nhỏ nhặt nhất. Một hôm bà để quên đâu cái ca trà và đuổi tôi ra khỏi lớp như là người duy nhất phải chịu trách nhiệm làm mất. Tôi bảo tôi đã trông thấy bà để nó trong ngăn kéo. Tôi đi đến và chỉ chiếc ngăn kéo đặc biệt phía sau hậu trường. Bà tới và rút ngăn kéo ra, bên trong là chiếc ca trà để quên. Xô Viết Hồng giận dữ, bà đọc luôn một lời dạy của ông Mao: -   "Kẻ nào nghĩ mình tinh khôn hơn quần chúng, kẻ đó sẽ bị quần chúng đào thải". Tôi bối rối và tức giận. Xô Viết Hồng không bao giờ xử sự với chúng tôi như cô giáo đối với học sinh của mình mà chỉ như cung nữ già đối với những cung nữ mới. Bà không biết làm cách nào để đương đầu với hiểm họa mà chúng tôi đại diện. Khát vọng của đồng chí Giang Thanh thay đổi hình ảnh các phim ảnh và mối thiện cảm của bà với những thanh niên ưa nhìn thuộc tầng lớp công nông đã giết chết tương lai nghệ sĩ của Xô Viết Hồng. Vẻ đẹp xưa cũ của bà bị xem là lỗi thời. Thực lòng, bà chưa bao giờ ưa thích Xung Kích. Thật ra, bà căm ghét cô. Nhưng sự tâng bốc của Xung Kích làm bà đỡ đau đớn. Xung Kích có cái nhìn mượt mà hơn tôi. Những nét thô cứng trong dáng điệu của tôi làm Xô Viết Hồng tức giận. Đối chiếu với mỹ cảm của đồng chí Giang Thanh bà bị thua so với nước da thô ráp của tôi. Sáng sáng, mỗi khi thấy tôi bà nhìn tôi trừng trừng với một vẻ mặt vừa nuốt tươi một con ruồi: -   Cô cũng rửa mặt kia ư? Bà thường hỏi tôi một cách tởm lợm. Xô Viết Hồng thường lắc đầu mỗi khi tôi nộp bài. Không việc gì tôi làm bà tỏ ra vừa lòng. Nhiều lần, nỗi đắng cay sâu sắc của bà chuyển thành căm hờn biểu lộ như bị lên cơn. -   Đồng tử mắt cô sao nhỏ thế? - Bà nói, chòng chọc nhìn vào mắt tôi - Đồng tử như thế làm sao có thể rực sáng trong đôi mắt nhân vật trên màn ảnh. Yêu cầu của đồng chí Giang Thanh về nữ nghệ sĩ đóng vai lãnh đạo này phải có đôi mắt rực lửa. Đôi mắt tượng trưng cho chính khí vô sản. Tôi chẳng thấy cô có đôi mắt đó. Thật tội nghiệp quá. Thật ra, đáng lẽ cô phải bị loại ngay từ lần đầu tiên. Chắc chắn đó là một sự đánh giá sai lầm. Sự cẩu thả chắc chắn sẽ làm hỏng mọi chuyện. Xô Viết Hồng hỏi tôi có bị cận thị không? Tôi bảo tôi không cận thị. Bà đem tôi tới trung tâm y tế của xưởng phim nhờ một bác sĩ kiểm tra tầm nhìn của tôi. Tôi hoàn toàn nhìn tốt, lúc chúng tôi ra về, Xô Viết Hồng bảo tôi: -   Nhưng cô trông có vẻ cận thị, hãy tin tôi đi. Đêm đó tôi soi gương. Sau nửa giờ nghiên cứu về đồng tử của mình, tôi bắt đầu tin Xô Viết Hồng. Quả thực hai đồng tử tôi không đủ lớn như yêu cầu phải có. Từ lúc đó, tôi không thể nào quên nổi việc tôi trông như bị cận thị. Trong lúc luyện tập tôi càng ngày càng có ý thức hơn về mắt nhìn của tôi. Cảm giác tự tin của tôi mất dần. Xô Viết Hồng quát: "Dừng lại!". Ngay cả trước khi tôi bắt đầu đọc. Bà nói: -   Cô đứng như vậy là sai rồi. Cô quên hai chân cô phải tạo thành một góc bốn nhăm độ rồi ư? Mỗi ngày trôi qua tôi lại cảm thấy mình quá bất lực với vai Đỗ Quyên Đỏ. Xô Viết Hồng làm suy yếu thần kinh trí não của tôi. Những tôi không chịu bỏ cuộc. Tôi biết rõ bà muốn gì, còn tôi, tôi không thể trao cho bà cái đó. Xô Viết Hồng từng bước một cắt bỏ bài học của tôi. Bà xếp tôi làm ở quán ăn giúp việc bóc vỏ đậu. Bà xếp tôi vào cuối danh sách nhận bài tập diễn xuất. Thanh Vũ hình như không ngăn cản những gì Xô Viết Hồng đang làm với tôi. Cả hai đều bắt đầu nói họ không bao giờ muốn sản xuất những mầm mống tư bản chủ nghĩa. Tôi biết nếu bất cứ ai khác trong xưởng phim làm như vậy, điều gì sẽ xảy ra. Những không ai nói gì. Không ai dám chống đối Xô Viết Hồng. Tôi kiềm chế bản thân. Tôi thôi không vờ đóng kịch nữa, bởi vì không có cách nào làm vừa lòng Xô Viết Hồng lấy chút ít. Bà đã thuyết phục được Thanh Vũ và bây giờ được cả mọi người vây quanh tôi tẩy chay tôi, và họ đã tẩy chay. Họ bắt đầu nói rằng chỉ có Xung Kích mới hình như là thí sinh đáng giá, bởi cô ta diễn xuất một cách say mê. Say mê tức là ý họ muốn nói, một diễn viên rỏ được bao nhiêu nước mắt. Tôi phải thán phục cái tài của Xung Kích khi đọc những câu chữ khô khan như những khẩu hiệu ấy với niềm say mê đến thế. Xung Kích là một chiếc máy nước mắt khổng lồ. Tuôn trào nước mắt là điều duy nhất cô theo đuổi khi diễn xuất. Không phải cô chỉ chảy được nước mắt mà cô có thể chảy ròng ròng vào lúc cần thiết mà không mũi dãi. Làm được nước mắt rơi, đó là quan điểm diễn xuất của Xung Kích. Tôi ghen với tài năng của Xung Kích. Xô Viết Hồng bảo tôi: -   Cô thấy đấy, vấn đề không phải là kỹ thuật diễn xuất, mà là ai có nhiều cảm nhận hơn đối với Mao Chủ tịch. Chúng tôi cần một người cộng sản đích thực đóng vai một người cộng sản. Xung Kích và Xô Viết Hồng ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn. Bữa nào họ cũng ăn cùng nhau. Xô Viết Hồng giúp Xung Kích học bài tới khuya. Họ tạo một hình ảnh tốt về mối quan hệ thầy trò. Nhưng với tôi họ là hai kẻ đồng mưu. Tôi ép mình phải kiên trì chờ đợi. Không ai bị loại bỏ, kể cả Hỏa Lâm, Tiểu Chung, Ong cũng không bị. Hỏa Lâm bị đau dây thanh quản vì hàng ngày luyện giọng thái quá. Cô tin rằng nếu cô có thể thổi lõm được tường thành một lỗ, cô sẽ đạt tới một giọng ngâm mượt như lụa. Cô tin tưởng vấn đề của cô chính là giọng cô, Karl Marx trở thành Karl Marx bởi vì ông đọc sách nhiều đến nỗi dấu chân ông in mòn trên sàn thư viện. Hỏa Lâm bảo tôi như vậy. Thành công thuộc về những người có ý chí kiên cường. Hỏa Lâm lấy câu chuyện trên báo "Cờ đỏ" ấy làm nguồn cảm hứng của mình, việc tập luyện của cô được Xô Viết Hồng khích lệ. Đôi khi bà đệm piano cho cô hát. Tiếng Hỏa Lâm giống như tiếng gà trống dưới lưỡi dao cùn. Xô Viết Hồng đệm piano, mắt nhắm lại như thể tiếng gào của Hỏa Lâm xoa bóp thần kinh chua xót của bà. Kết quả là Hỏa Lâm bị một chiếc nấm sưng to ở dây thanh quản. Tôi thầm cảm thấy vui vì cơ may chiếm được vai diễn của cô nay đã trở thành con số không. Những người bạn cùng phòng khác chắc cũng cảm thấy như vậy, nhưng chúng tôi giấu kín những cảm xúc đó. Chúng tôi mang dầu con hổ thoa cho Hỏa Lâm. Chúng tôi đều nói: Chúng tôi rất quan tâm tới bạn, và tất cả đều mỉm cười rất kịch. Hôm đó, một trận cuồng phong thổi đổ hai cây ngô đồng. Tôi ra chỗ bụi cây đánh răng và thấy hai cây đó nằm rạp xuống đất, bật rễ. Tôi đánh răng chưa xong, cuồng phong lại gào rú. Tôi bổ vào nhà và thấy Nhất Thốn đang ngồi ở giữa phòng. Ông ta nói, mười giờ, vừa nói vừa từ từ đưa toàn bộ mười ngón tay: -   Các người sẽ được gặp ông ấy, người đồng chí ủy viên tin cẩn của người cầm cờ vĩ đại, đồng chí Giám sát ủy viên. Ong ngồi xuống giường mình và nức nở. Tiểu Chung kêu lên một tiếng lạ lùng trong cổ họng. Hỏa Lâm ra ngoài rồi mang vào một bát nước. Xung Kích nhỏ mấy giọt dầu bôi tóc và chải uốn lại bờm tóc của mình bằng nước pha dầu tóc. Ong và Hỏa Lâm cả hai đều tết lại bím tóc. Tất cả mọi người đều rực rỡ và mới từ đầu đến chân. Trận cuồng phong vẫn tiếp tục. Gió thốc cuốn bụi và lá cây từ dưới đất lên. Gió giật rách bức tranh giấy hình ông Mao dán trên tường. Chúng tôi cẩn thận bước tới quán ăn, tránh dẫm phải hình ông Mao trên bức tranh bị rách. Một giờ sau Thanh Vũ và Xô Viết Hồng xuất hiện trong một chiếc xe hơi, xe phủ kín bằng những rèm vải màu đen. Tôi ho sặc sụa lúc bước vào trong xe. Khói trong xe sặc sụa. Đó là một chiếc xe của những nhân vật cấp cao của Đảng. Tôi ngạc nhiên ngồi xuống yên lặng. Người lái xe là một thanh niên mặc y phục giải phóng quân, đeo găng tay trắng. Thanh Vũ vẫy tay ra hiệu cho Xô Viết Hồng đóng cửa. Chiếc xe rời bánh êm ru. Hỏa Lâm, Xung Kích, tôi, Tiểu Chung và Ong cùng ngồi trong bóng tối. Tất cả chúng tôi mỗi người đều mang theo những ý nghĩ riêng, ý nghĩ làm thế nào để triệt hạ được người khác. Tôi nhớ Nghiêm quá chừng. Xe đã tới. Chúng tôi ngồi đợi hàng giờ trong một phòng họp trải thảm. Một thanh niên giống như thư ký riêng tới bảo: Đồng chí Giám sát ủy viên vừa rời đây vì có một cú điện thoại quan trọng từ thủ đô. Cuộc họp bị hoãn.

Tôi phá luật lệ, tôi nói dối Xô Viết Hồng. Tôi xin nghỉ ba ngày. Tôi nói dối mẹ tôi ốm và tôi cần phải chăm nom bà. Mới đầu, Xô Viết Hồng không cho. Tôi lại nài xin. Tôi nói hôm nay không còn đậu để bóc. Những người ở quán ăn đều đã đi dự mít-tinh diễu hành. Thế là Xô Viết Hồng bảo được. Tôi trở về nông trường Lửa Đỏ. Tôi tới thăm Nghiêm. Tôi thấy chị đang làm việc giữa cánh đồng lúa cùng với những người khác. Những người lính nhìn tôi từ đầu xuống chân. Tôi thấy sự ghen ghét xa lánh trong đôi mắt họ. Tôi đợi ở phía cánh đồng trong khi Nghiêm đang bước tới. Chị rửa tay ở mương tưới và lội đôi chân trần xuống rửa. Chị nhìn tôi. Chị không mỉm cười. Chị giằng lấy chiếc túi của tôi và chúng tôi đi bộ về doanh trại. Nghiêm không còn là chỉ huy đại đội nữa. Trường hợp của chị với Lu kết thúc không xác định được điều gì. Chẳng ai tin chị lại có thể yêu Lu thực sự. Về sau, Nghiêm thú nhận với lãnh đạo đó là cách Nghiêm trả đũa Lu, tất cả những điều chị sắp đặt ra chỉ là một trò hề. Thủ trưởng rất bất bình về cách làm bẩn thỉu để trả thù của chị nhưng không muốn đẩy sự việc đi xa hơn. Lu khăng khăng đòi tiếp tục điều tra. Nhưng thủ trưởng không muốn xét lại trường hợp của tôi. Tôi đã đi rồi, và ông là người từng tặng tôi danh hiệu cá nhân chiến sĩ vinh quang. Tố cáo tôi có nghĩa là phơi bày sự xét xử kém cỏi của ông. Trường hợp đó bị rơi vào quên lãng như chưa từng bao giờ xảy ra cả. Nghiêm phải hứng chịu và bây giờ chỉ là trung đội trưởng. Lu được chuyển đến đại đội khác và bây giờ trở thành đại đội trưởng. Nghiêm là người lớn tuổi nhất trong trung đội. Những người lính mới trông cung cách giống như tôi đã từng trải qua. Họ hát "Tổ quốc tôi". Họ tôn sùng Nghiêm. Giờ ăn Nghiêm được họ mang thức ăn tận bàn cho chị. Bát chị đầy hơn. Những lính trẻ phục vụ chị. Họ nói: -        Đấy là phích nước sôi của chị. Em vừa rót đầy cho chị. Nghiêm sống đơn lẻ, vẫn trong căn phòng chúng tôi đã sống. Tất cả các giường khác đã mang đi. Chị kê giường chị ra giữa căn phòng trống trải. Với chiếc màn trắng, căn phòng giống như một nhà tang. Tôi ngồi đối diện với chị ngay cửa. Tôi nhìn vào mặt chị. Da chị sạm nâu, trông giống như người châu Phi. Chị khá tuổi rồi. Những nếp nhăn sâu hơn. Vài sợi tóc bạc lẫn trong bím tóc. Bím tóc chị vốn dày, nay mỏng nhỏ như cái đuôi chuột. Chị lấy ra một gòi bột mì, đổ bột mì vào một cái xoong, cho nước vào và đặt lên bếp dầu. Chị nấu bột mì với đường. Chị đang hiến tôi những thức ăn quý nhất của chị. Mùi vị của nó thật đáng sợ, những tôi cố không để lộ ra. Chị cảm thấy điều đó. Chị hỏi tôi ăn uống ở xưởng phim có ngon không? Tôi không trả lời. Tôi không biết trả lời chị thế nào. Chị bảo chắc không thể nào so sánh được. Chị giằng chiếc bát của tôi, đẩy cửa và hắt bát cháo bột ra ngoài. Đóng cửa lại, chị nói: Chị xin lỗi không giữ được. Chị đi rửa bát trong cái vại nước. Chị rửa đũa và đánh rơi cả đôi. Chị cất bát đũa vào một chiếc túi vải. và treo lên chiếc cọc tre. Khi chị làm những việc đó, lưng chị cong xuống rầu rầu. Chị lau mặt bằng một chiếc khăn cáu đen. Nỗi buồn xâm chiếm lòng tôi. Chị quay hẳn lại và bảo: cảm ơn đã đến thăm. Chị mỉm cười và nước mắt tôi trào lên. Chị nói: -        Em muốn chị phải làm gì? Chị ngồi xuống. Chị cố gợi chuyện. Chị nói: -        Em nói gì đi. Tôi bảo: - Nói gì được? - Cái gì cũng được. Tôi hỏi: -        Chiếc hồ cầm của chị đâu? Chị bảo chị cho đi rồi. Tôi không nói gì được nữa. Chị phát con muỗi trên chân chị rồi cậy và cạo bùn khỏi chân chị. Chị bảo lính toàn mới cả nhưng đều là những con lừa ranh mãnh. Ngay khi họ được phân tới nông trường, họ đã tìm cách trở về thành phố. Họ tìm đủ mọi cớ về nhà một cách trơ tráo. Một số bỏ về chẳng thèm xin phép. Lúc nào họ cũng giả vờ ốm. Họ là một lũ đạo đức giả. Trái tim họ không bao giờ ở nông trường, một giây cũng không. Họ phục vụ chị ăn uống để nịnh bợ chị. Chị bảo họ biết cách lợi dụng chị. Họ làm chị phát ốm. Tôi muốn nói: hãy quên họ đi, hãy nói chuyện về chúng ta. Nhưng tôi không nói được. Nói cái gì mới được chứ? Chị sa bẫy rồi. Không có lối ra. Chị đã hai nhăm tuổi, một nữ trung đội trưởng hai mươi nhăm tuổi sẽ không có tương lai. Đây là tương lai của chị. Tôi muốn ôm lấy chị và an ủi chị, nhưng tôi cảm thấy hổ thẹn nếu làm như vậy. Chị bảo: -        Kể cho chị nghe chuyện xưởng phim đi, kể cho chị nghe những người em mới gặp này. Tôi bảo chẳng có gì đáng kể. Chị nói: chị muốn biết. Tôi kể cho chị nghe chuyện Xung Kích, Hỏa Lâm, Tiểu Chung, Ong, Thanh Vũ, và Xô Viết Hồng. Tôi kể cho chị chúng tôi làm những gì. Chị lắng nghe, đi đi lại lại trong phòng. Chị dừng lại đăm đăm nhìn ra ngoài cánh cổng. Tôi chưa kể xong, chị bất chợt bảo: -        Chúng ta quên nhau đi thôi, chị chẳng đau buồn đâu. Tôi hiểu tại sao chị lại nói như vậy. Tôi nói: -        Chị thừa biết em không thể vâng lời chị. Chị bảo: -        Vậy em đi khỏi ngay đi. Tôi bảo: -        Em phải đi một chuyến đường dài để gặp chị. Điều đó không dễ dàng với em. Em nói dối họ. Em đang liều với tương lai của em. Nếu họ biết chuyện, em sẽ bị đuổi. Chị đi ủng mưa vào và bảo: -        Không dễ dàng ư? Em nghĩ cuộc đời chị hẳn dễ dàng hơn? Tôi nói: -        Em không bao giờ nghĩ thế. Chị ngắt lời tôi, chị bảo chị không muốn lại bắt đầu tranh cãi khi chị cảm thấy đang chán nản. Tôi nói: -        Em không đến để tranh cãi. Chị bảo: -        Chị không yêu cầu em đến. Tôi nói: -        Em đang đi đây. Chị bước ra khỏi phòng. Tôi dốc hết chiếc túi của tôi. Tôi xếp bánh quy mang theo cho chị vào trong màn chị. Màn chị giặt sạch sẽ. Tôi nhớ lại thời gian khi chúng tôi không giặt màn để không ai nhìn thấy chúng tôi làm gì bên trong. Tôi nhớ lại sự say đắm của chị. Tôi sờ vào gối chị và chợt thấy tóc, tóc của chị vương vãi khắp giường. Tóc của chị đang rụng dần và tôi không làm được điều gì cho nó. Tôi muốn chạy, chạy thật xa khỏi nỗi hổ thẹn của tôi. Gió thổi mạnh bật cửa ra. Chiếc khăn của Nghiêm tự nó rơi xuống khỏi giá vắt khăn. Tôi nhặt khăn lên và thấy súng của chị dựng vào tường. Tôi chợt nhớ Tiểu Lục. Tôi nhớ cô hát bài "Tổ quốc tôi". Khẩu súng của Nghiêm đã han gỉ. Tôi nhìn ra cửa sổ. Cánh đồng không còn sự sống. Mặt trời đã làm khô cháy đất đai. Mặt đất trông giống như chiếc đầu hói của đàn ông. Lúa cònd lưng xuống trước gió mặn. Tôi nhận ra tôi không còn chút nào thuộc về đây. Tôi bước ra khỏi phòng. Vài người phụ nữ trẻ nhìn tôi và thì thào với nhau. Họ đến sát bên tôi, mang theo cuốc. Tôi hỏi họ về Phong Lan. Một người trong bọn họ bảo chị ấy ở xưởng gạch. Tôi đi xuyên qua lau sậy. Tôi cảm thấy may mắn vì đã thoát khỏi nơi gian khổ này. Những càng cảm thấy may mắn bao nhiêu, tôi càng cảm thấy mình mang tội bấy nhiêu. Nghiêm bị bỏ lại đằng sau, tôi vẫn nghĩ thế. Làm sao tôi có thể bỏ nổi chị lại đằng sau? Tôi đến ăn chiếc bánh ngọt trước mặt một đứa trẻ đói khát. Hổ thẹn biết chừng nào! Tôi nhắc chị nhớ tới những nỗi khổ cực của chị. Tôi lài một kẻ đạo đức giả. Tôi đến để an ủi chị. Đến nói những điều tốt đẹp, tôi có mất gì đâu. Xưởng gạch vẫn như hổi Nghiêm chơi hồ cầm cho tôi nghe. Tôi bước xuyên qua những lối đi giữa những chồng gạch, mồm há ra. Tôi nói xin chào Phong Lan. Cô không chào lại tôi mà hỏi: -        Cô đến đây làm gì? Tôi bảo tôi đến thăm. Cô quay đi xếp gạch xuống. Cô ướt đẫm mồ hôi từ vai xuống thắt lưng. Chúng tôi làm việc cạnh nhau. Xếp xong xe gạch, cô duỗi thẳng lưng lau mồ hôi hai bên má bảo tôi: -        Nghiêm không có ở đây. Tôi nói tôi biết. Cô bảo: -        Tôi biết cô không có ý định đến thăm tôi.Tôi nói: -        Tôi nhớ nông trường. Cô mỉm cười giễu cợt và đẩy chiếc xe rỗng dọc theo đường goòng. Tôi để ý thấy chân cô khập khiễng. Tôi đi theo cô. Chúng tôi dừng lại ở nơi chất gạch. Những viên gạch tươi được đẩy ra khỏi chiếc máy cắt như những chiếc bánh. Tôi giúp Phong Lan xếp gạch. Chúng tôi xếp gạch cẩn thận. Chúng tôi đẩy xe xuống lối đi và chuyển gạch từ xe ra. Tôi hỏi: -        Chân cô làm sao vậy? Cô nói: -        Một cây sậy đâm phải. Cô hỏi tiếp: -        Cô vẫn ở đó chứ, phải không? Tôi nói: -        Phải, tôi vẫn nhớ tôi ở đó. Vết thương đã lành chưa? Phong Lan bảo: -        Rồi, nó lành như thế này này. Tôi duỗi thẳng lưng. Tôi nhìn chiếc ống khói lò gạch tỏa khói trắng. Phong Lan bảo: -        Cuối mùa hè, lò gạch đổ. Ba người chết, hai người bị thương. Tôi không biết xưởng gạch này còn đứng vững được bao lâu. Tại sao cô đến đây? Tôi chưa kịp giải thích, cô đã nói thẳng vào mặt tôi: -        Tôi không thích nhìn thấy cô. Tôi thực sự không thích. Cô nói cô muốn được thành thực với tôi. Cô bảo không ai muốn nhìn thấy tôi. Một ngôi sao điện ảnh. Một kẻ quen biết cũ bắc thang lên tận mây xanh. Không ai muốn phải nghĩ tới cuộc sống của mình ở đây khổ cực đến như thế nào nữa. Cho đến lúc dỡ hết gạch trên xe, tôi không nói gì. Trước khi Phong Lan đẩy xe tới chỗ chất gạch, cô bảo: -        Cô có biết chuyện Báo và Nghiêm không? Họ đã gặp nhau đấy. Cô ra hiệu, gặp nhau "bí mật". Tôi cảm thấy dễ chịu hơn lúc ngồi đợi xe bus trở về Thượng Hải. Nghiêm đang mong Báo. Tôi biết chị luôn nghĩ tới anh ta. Tôi cảm thấy nhẹ nhõm đôi chút. Tôi mong chị yêu Báo, tuy nhiên ngay lập tức tôi lại nghĩ mình thật đáng ghê tởm vì tôi biết rõ chị không yêu anh ta. Chị thật khốn khổ. Tôi nhớ rõ chị có thể vui vẻ, cởi mở và độ lượng thế nào, tôi biết chị xử sự như thế nào khi chị yêu. Bầu trời tối dần và không có xe bus tới. Dạ dày tôi bắt đầu cồn cào bên trong. Từ sáng sớm tôi chưa ăn một chút gì. Tôi đến bên chiếc cột mốc lề đường và ngồi xuống cạnh đấy. Tôi nghe tiếng dế gáy. Tôi nghĩ chuyện đã nói dối Xô Viết Hồng thế nào và hi vọng không có chuyện gì xảy ra. Tôi có thể nói dối nếu tôi kịp về phòng ngủ xưởng phim sáng mai trước lúc rạng đông. Tôi biết một lối đi bí mật đằng sau một dãy chuồng dẫn tới căn phòng đó. Tôi ngồi hít thở không khí ban đêm. Đồng quê có một vẻ tĩnh lặng thiêng liêng. Tôi nhìn vào đêm tối. Tôi nghe tiếng máy nổ ở một khoảng rất xa. Bóng tối sực mùi ẩm ướt. Mới đầu tôi nghĩ đó là con đom đóm. Những đốm sáng tiến lại gần và tôi thấy vệt sáng không hề lập lòe như đom đóm. Đó là chiếc đèn pin. Ai đó đang bước trong đêm tối. Tôi chăm chú nhìn đốm sáng, đốm sáng đi về phía bến xe. Tôi cảm thấy một cái gì đó. Tôi vẫn chăm chú nhìn thêm hồi lâu. Tôi thấy hình dạng người cầm đèn. Một hình bóng thân quen. Có tiếng còi xe, xe bus đang tới. Vệt sáng giật lên, giật xuống. Tôi nghe thấy tiếng thở của chị. Tiếng thở của Nghiêm. Lúc về nhà bố mẹ tôi, bố mẹ tôi bảo Thanh Vũ và Xô Viết Hồng vừa rời khỏi đây. Họ đến để kiểm tra tôi. Tôi hỏi mẹ tôi: -        Mẹ có nói với họ con đi đâu không? Mẹ tôi bảo: -        Mẹ có biết con đi đâu đâu và mẹ bảo họ như thế. Bố tôi bảo: -        Họ bảo mẹ nói dối. Họ bảo che giấu cho kẻ làm điều sai trái là một tội lỗi. Bố quay lại bảo mẹ: -        Bà là người đàn bà ương ngạnh, lẽ ra bà không nên cãi nhau với họ. Mẹ bảo: -        Tôi phải cãi với họ vì họ tỏ ra vô lý. Tôi hỏi: -        Họ nói những gì? Mẹ nhìn tôi và nói giọng giận dữ:-        Họ bảo con đã trở thành một tên tư sản cá nhân chủ nghĩa, họ bảo con luôn tập một mình, con ích kỷ cá nhân nên sẽ bị loại bỏ. Phải, đó là những gì họ cố thêu dệt ra. Họ bảo họ đến xem ý kiến của cha mẹ về đứa con của mình. Họ đến để ghìm chặt con xuống, để tố cáo, để chụp chiếc mũ lừa lên đầu con. Bố tôi vẫy tay ra hiệu mẹ thôi đi. Ông thở dài rồi lại thở dài. -        Thế con đi đâu? Tôi nói: - Tới nông trường. - Con đến đấy làm gì? Con không thấy họ theo dõi con sao? Tại sao con không hiểu được vị trí của con để mà xứ sự? Con không thấy được bố mẹ đã có khá nhiều nỗi khổ tâm trong gia đình này sao? Ông chỉ ra sảnh và giơ ba ngón tay, ý nói San Hô, đứa con thứ ba: -        Nó đang trong sảnh và đang điên lên với bố đây. Tôi hỏi xảy ra chuyện gì? Mẹ chưa kịp nói gì, bố đã kéo tôi vào bếp và đóng cửa lại, ông bảo tôi rằng San Hô bị phân công về nông trường Lửa Đỏ vì tôi đã rời khỏi đó. Ông bảo điều đó chẳng tốt đẹp gì với San Hô. Nhưng nó đã bị phân công và nó phải đi thôi. Bố và mẹ tôi chỉ mong đi thay San Hô để cứu lấy đời nó. Tôi chán nản vô cùng. Tôi bảo bố: - Bố muốn con phải làm gì đây? Đổi chỗ cho nó ư? Sẽ là dối trá nếu con nói con muốn đổi chỗ cho nó. Con đã ở nông trường Lửa Đỏ, con đã phục vụ hết hạn định của con. Con đã tự bản thân làm được chuyện đó. Nếu nó đủ can đảm, nó sẽ…- Tôi dừng lại, nhận thấy mình nói năng ích kỷ. - Đó là thời cơ và chính sách quyết định số phận của con. Mọi nỗ lực cá nhân nào có tác dụng gì? Con có biết gì về diễn xuất đâu, nhưng con lại được đào tạo thành diễn viên. Bố tôi bảo: -        Bố không muốn nghe con lý sự nữa. Ai trong chúng ta thắng trong cuộc tranh cãi này thì cũng chẳng giúp ích được gì cho San Hô. Bố chỉ muốn con nhận thức được rõ sự thật, và sự thật ấy là con không còn là một nông dân nữa, và gia đình cần có một nông dân để hoàn thành chỉ tiêu của chính phủ, và San Hô em gái con được phân công đi lấp vào chỗ trống ấy. Tôi nói:-        Con có thể làm gì? Con làm thế nào giúp được? Bố tôi bảo: -        Chấp nhận số phận và giữ nguyên vị trí của mình. Mẹ, con và bố không thể nào chấp nhận mất mát nhiều hơn nữa. Nếu con bị đá văng khỏi xưởng phim, bố mẹ sẽ có hai đứa con ở nông trường Lửa Đỏ. Tôi mong tôi có thể nói thật to rằng tôi làm việc ở xưởng phim chẳng ra gì, những tôi không nỡ nói như vậy. Tôi bảo: -        Bố mẹ đã thấy rõ các thầy cô giáo ghét con như thế nào. Con làm thế nào để ngăn họ được? Bố mẹ tôi ngồi im. Ông bà có vẻ đau khổ. Bố lẩm bẩm: -        Bố đáng lẽ phải xuống cầu thang tiễn họ. Xô Viết Hồng và Thanh Vũ sẽ rất bực mình vì sự thiếu lịch sự của bố. Mẹ bảo: -        Có ông ngố mới nghĩ rằng ông làm thế may ra thay đổi được chút gì. Họ không xứng đáng được đối xử như khách của tôi. Không có chuyện đó ở nhà tôi. Đánh chó phải biết nghĩ đến chủ chứ? Tôi sẽ không bao giờ tươi cười khi có kẻ nào định nhổ vào mặt đứa con gái của tôi đâu nhé. Bố hét lên: -        Bà có giữ bình tĩnh không nào? Bà đã chẳng chịu đủ mọi việc đối xử tệ hại vì bà cư xử theo lối ấy lúc làm việc hay sao? Mẹ hét lên: - Tôi không tiếc một chút nào đâu. Sống danh dự hoặc chết - Đó là nguyên tắc sống của tôi. Và tôi muốn các con tôi cũng xử sự theo nguyên tắc đó. - Nhưng bà xem bà đã gây ra những gì cho chúng? Khi chúng ta sống theo nguyên tắc của bà, cái lý tưởng vô nghĩa đó, bà hãy thử xem những gì xảy ra cho chúng? Chúng bị xã hội vùi dập. Mẹ bảo: -        Tôi không thể chịu được, ông, người đàn ông tôi đã cưới, người cha của bốn đứa con tôi, lại nhục mạ những nguyên tắc sống của tôi. Bố tôi đấm ngực, đá chân, thề rằng ông không có ý như thế. San Hô không nói với tôi. Nó gói ghém hành lý đi nông trường Lửa Đỏ. Tôi đau khổ khi thấy nó phải rời xa gia đình đến nơi gian khổ mà tôi đã nếm trải. Tôi không biết bao giờ nó mới hiểu được điều đó. Tôi cảm thấy đầy tội lỗi. Tôi đưa tiền lương của tôi cho mẹ và bảo mẹ mua sắm những thứ cần thiết cho San. Mẹ bảo tôi, San nó không muốn thứ gì của tôi cả. Tôi biết tôi không bao giờ trả được cái giá cho sự đau khổ của nó. Tôi không về nhà cái ngày San Hô quyết định rời nhà đến nông trường Lửa Đỏ. Tôi trông chờ Xô Viết Hồng hỏi tôi. Những bà không hỏi. Bà trò chuyện với mọi người khác trong phòng trừ tôi. Tôi nghĩ bà sẽ công khai phê phán tôi, nhưng không. Bà nói với các bạn của tôi về Đỗ Quyên Đỏ, về khả năng cuốn hút, say mê mà bộ phim sẽ gây ra. Bà phân phát từng phần kịch bản, những không bảo tôi khi nào diễn và diễn thế nào. Tôi bị bỏ rơi. Không ai có trách nhiệm với tôi. Đột nhiên tôi không có việc gì làm. Tôi được phân công theo dõi mọi người khác ôn tập. Tôi nghe tiếng đọc vở oang oang. Tôi nghe tiếng Xung Kích đọc vở ngay cả trong giấc ngủ. Nỗi đau đớn của tôi tựa hồ như nước thấm vào cát, âm ỉ, thâm vào tận đáy lòng tôi. Tôi hình như không còn tồn tại nữa. Ong bị cảnh cáo vì cô chơi bóng bàn quá nhiều với một học sinh nam. Cô bị báo cáo là hai người thường ve vãn nhau mỗi khi vụt bóng. Ong khóc và cãi không có chuyện gì giữa hai người. Xô Viết Hồng đã nói chuyện riêng rẽ với cả hai. Bà nhấn mạnh bà đã khám phá ra đôi này không đi quá xa. Bà khuyên chúng tôi, bà nói: -        Một tư tưởng lành mạnh là điều quan trọng nhất trong đời. Lúc tôi nghe, tôi ngắm nhìn mặt bà. Mọi biểu hiện trên mặt đều tỏ nét chính chuyên. Da bà rất trắng, chiếc khăn tay của bà sực mùi dầu con hổ. Bà kể lại cho chúng tôi nghe một chuyện, một chuyện bà đã chứng kiến. Đó là chuyện một nữ diễn viên khóa trước đã sa đọa và phá hủy tương lai của mình vì có chuyện với một người đàn ông nhiều tuổi hơn như thế nào. Xô Viết Hồng vạch ra rằng nữ diễn viên ấy đã đọc quá nhiều Jane Eyre, Jane Eyre đã phá hủy cuộc đời cô ta. Ngay lập tức tôi muốn đọc Jane Eyre, mặc dù đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy cái tên đó. Theo Xô Viết Hồng, cặp tình nhân này bị bắt ở đường Hồ Châu Gia. Trong khi họ đang nấp trong bụi rậm vào một buổi tối quá khuya, người phụ nữ bị một đồng chí đi qua nhận mặt. Như ngạn ngữ cổ thường nói: không có chuyện tường che nổi gió. Hành động của họ được phanh phui ngay đêm ấy. Khi người đàn bà ăn năn hối hận về những gì mình đã làm thì vô ích mất rồi. Xô Viết Hồng đã được nghe lời cô ta nói thế trong một cuộc mít-tinh quần chúng. Nhưng đã muộn qua rồi. Cô ta bị coi như một tội phạm suốt cuộc đời còn lại. Giờ đây cô ta làm công việc của một người quét dọn ở nhà nghỉ của xưởng phim. Xô Viết Hồng nói: -        Tôi thành thật hy vọng các em đừng đi theo con đường bão tố của cô ta. Bà đưa mắt về phía tôi và khẽ gật đầu. Tôi muốn tránh cái nhìn chòng chọc của bà, nhưng tôi lại ép tôi đối mặt với bà. Đầu óc tôi hình dung cô diễn viên trẻ được người đàn ông nhiều tuổi vuốt ve thế nào. Giờ đây tôi biết Xô Viết Hồng đang nói về ai. Tôi biết cô diễn viên trẻ đó. Cô là một sắc đẹp hiếm có, với đôi mắt tươi cười như hoa. Cả xưởng phim đều gọi cô là con điếm. Ai cũng có thể nói chuyện tếu về cô. Những công nhân nam kể những chuyện tếu bẩn thỉu họ đã có với cô như thế nào. Cô trở thành trò đùa. Nhưng thật lạ lùng, tôi không hề trông thấy một nét buồn trong mắt cô. Cô mang vẻ mặt của một kẻ chơi bời. Cô cóc cần gì nữa. Cô đùa lại với những người công nhân. Cô bảo với những người vợ khinh miệt cô rằng cô ngủ với chồng họ. Cô bảo với những người công nhân rằng cô ngủ với những ông chủ của họ kia. Cô đã trở thành một con điếm thực sự.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx