sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Hồi Thứ Mười Bảy

Lý Văn Quang ôm hận vào ngục tối

Tiệc khải hoàn hiệp sĩ luận Đường thi.

*

Văn Hiến và Đại Bằng dùng ngựa theo đường nhỏ tìm ra quan lộ rồi phóng thẳng lên Bình Dương. Vết thương trên lưng của Đại Bằng và trên tay của Văn Hiến đã được rịt thuốc Bách thảo đoạn tục cao của Cẩn Thành hầu nên không còn ra máu nữa. Thị trấn Bình Dương hiện có hai vệ quân một ngàn lính thường trực đóng ở đó. Tháng rồi phủ Chúa cho điều động thêm hai vệ quân từ Bình Khang vào giúp để tiến lên vùng Tây Ninh chặn đường đội quân Cao Miên tiến xuống. Văn Hiến và Đại Bằng đến nơi gặp viên phó vệ úy nói lại tình hình ở dinh Trấn Biên và Giản Phố thì có tin thắng trận từ Tây Ninh báo về. Đội bộ binh của Cao Miên do tên Hữu Đô đốc Chiêu Chùy Éch thống lãnh đã bị đánh tan phải rút về nước. Văn Hiến nghe báo cả mừng nói với viên phó vệ úy:

- Như vậy chúng ta đỡ được mặt này. Việc còn lại xin phó vệ úy cử một đạo binh xuống tấn công mặt tây Trấn Biên, mặt bắc đã có đạo binh từ Mô Xoài đánh vào. Chỉ mong đạo thủy quân của Cao Miên cũng bị đánh tan thì mặt nam Giản Phố sẽ có quân từ Phiên Trấn kéo lên.

Viên phó vệ úy nói:

- Chúng ta cứ chờ tin từ Long Hồ đưa về rồi kết hợp hành động. Người của tôi đang liên lạc với dưới đó, chắc không lâu nữa sẽ có phi vũ truyền thư hồi báo. Hai vị hiệp sĩ đã lao công nhọc sức suốt ngày rồi, xin vào quán dịch nghỉ ngơi trước đã. Mai hãy tính.

Viên phó vệ úy vừa định đưa hai người ra quán dịch bỗng thấy một con chim bồ câu đáp xuống trước cửa dinh. Ông ta cười nói:

- Vừa nói đã có tin. Để xem lành dữ thế nào?

Nói xong ông bước ra bắt con bồ câu, mở dây lấy ống trúc nhỏ buộc trong chân nó ra rồi vuốt ve đầu nó:

- Giỏi lắm! Giờ ngươi đi ăn uống đi, ta sẽ có việc cho ngươi làm tiếp đó.

Con bồ câu gụ gụ mấy tiếng, viên phó vệ úy buông tay ra, nó đập cánh bay về chuồng. Ông mở nút ống trúc nhỏ lấy ra một mảnh giấy đọc xong đưa cho Văn Hiến. Văn Hiến thấy có dòng chữ: “Đã phá tan hai mươi chiến thuyền địch tại ngã ba Rạch Gầm...”. Chàng đưa cho Đại Bằng coi, nét mặt không giấu được nỗi vui mừng. Viên phó vệ úy nói:

- Đợi tôi đưa tin về Gia Định và Mô Xoài, hẹn nhau đồng bộ tấn công. Bọn nghịch đảng có bao nhiêu người?

Văn Hiến đáp:

- Khoảng từ ba đến năm trăm tên nhưng hầu hết võ công đều rất cao cường. Có một số chủ chốt là cao thủ tuyệt đỉnh của võ lâm Trung thổ.

- Giữa thiên binh vạn mã thì cao thủ võ lâm cũng phải bó tay thôi.

Ông lấy giấy bút viết hai bức thư ngắn, hẹn chiều mai tấn công Trấn Biên, bỏ vào hai ống trúc rồi cột vào chân hai con bồ câu và thả chúng bay đi. Xong đâu đó, ông nói:

- Giờ thì hai vị có thể an tâm nghỉ ngơi. Tôi đi điều động số nhân mã còn lại ở đây để chuẩn bị sớm mai lên đường.

Đoạn ông đưa hai người ra quán dịch nghỉ rồi đi kiểm điểm binh mã. Sáng sớm hôm sau, phó vệ úy điểm ba trăm bộ binh và năm mươi kỵ binh cùng Đại Bằng, Văn Hiến kéo xuống Trấn Biên.

Sau khi được thả đi, con bồ câu thứ nhất chỉ mất chưa tới một khắc thời gian đã đến trung quân của đạo binh Mô Xoài vừa từ Bà Rịa kéo lên đóng ở địa giới Long Thành và Biên Hòa. Tống Phước Đại lúc ấy đang cùng viên phó chưởng vệ, quan lưu thủ Cường Oai hầu, Đại Kỳ, Đoàn Phong và Hồng Liệt mới tới lúc chiều, bàn về việc ra quân lấy lại Trấn Biên. Bỗng có tên lính canh mang một ống trúc nhỏ vào trình lên, Phước Đại cười nói:

- Có tin các nơi rồi đây!

Ông mở tờ giấy ra đọc, thư viết: “Tây Ninh và Long Hồ đại thắng. Hẹn tướng quân giờ Mùi chiều mai tấn công thu hồi dinh Trấn Biên. Phó vệ úy Trương”. Phước Đại đọc xong đưa cho mọi người xem rồi cười ha hả nói với quan lưu thủ:

- Vậy là tối mai ông có thể ngồi yên lại trong dinh Trấn Biên rồi.

Cường Oai hầu mừng rỡ cười theo. Những thớ thịt núng nính trên gương mặt béo phì của ông ta không ngớt rung lên.

- Đa tạ ngài Cai cơ! Phải bắt hết, giết sạch bọn nghịch đảng này mới được!

- Tôi sẽ thành toàn ý nguyện cho ông. Nhưng về sau ông phải coi chừng bọn thương buôn bên Giản Phố kỹ hơn.

- Tất nhiên rồi! Tất nhiên rồi!

Trong khi đó, con bồ câu thứ hai cũng đã đậu trước dinh Phiên Trấn ở Gia Định. Một tên lính canh mang ống trúc nhỏ vào trình lên trong khi quan lưu thủ Phiên Trấn và viên thống lãnh đang họp bàn với bọn Ngô Mãnh vừa mang tin từ Giản Phố xuống. Viên thống lãnh xem xong mảnh giấy bèn chuyền cho mọi người cùng xem. Ông nói:

- Ngoại viện của bọn phản nghịch đã bị cắt đứt. Sớm mai, chúng ta đem thủy quân lên Giản Phố để phối hợp với hai cánh quân Bình Dương và Mô Xoài. Cứ để cho hai đạo binh kia đuổi bọn chúng về Giản Phố còn chúng ta sẽ đổ bộ lên đánh một trận bắt trọn ổ.

Ngô Mãnh nói:

- Bọn phản loạn đa phần là cao thủ võ lâm Trung Hoa, võ nghệ rất cao cường, chúng ta không nên xem thường. Tướng quân cần tính kế hoạch đổ bộ và tấn công sao cho chu toàn, tránh tổn thất cho binh sĩ và dân chúng trong thương cảng.

Viên Thống lãnh nói:

- Cảm ơn sự nhắc nhở của ngài hữu hộ vệ. Tôi sẽ chu toàn việc này.

***

Nhắc lại bọn Hà Huy, sau khi gặp Lý Văn Quang để cắt đặt việc phòng thủ dinh, hắn đã nở nụ cười rạng rỡ, nụ cười này chưa bao giờ thấy trên gương mặt suốt ngày lầm lì của hắn.

- Xin chúc mừng đại vương nhất cử công thành. Giờ chỉ còn chờ tin hai lộ binh mã của Cao Miên đánh xuống Tây Ninh và Long Hồ nữa thì vùng Thủy Chân Lạp này coi như nằm gọn trong tay đại vương rồi.

Mọi người ai nấy đều hớn hở nói lời chúc tụng. Lý Văn Quang đắc ý cười ha hả:

- Cũng nhờ các ngươi ra sức và quân sư mưu việc như thần. Hơn ba trăm bộ hạ của ta đột nhập vào Giản Phố và Trấn Biên mà thần không hay, quỉ không biết, khiến bọn Nguyễn Cư Cẩn cứ nhởn nhơ ăn tết chẳng chút phòng bị. Hà hà... bây giờ bọn chúng có hối cũng muộn rồi.

- Tuy vậy phía đông vẫn còn đạo binh chủ lực ở Mô Xoài của Tống Phước Đại, đó là mối lo lớn nhất của thuộc hạ. Chúng ta cần phải cho người thám thính xem chúng đang mưu tính thế nào để còn có kế hoạch ứng chiến.

- Ta đã cho hai tên thủ hạ đi rồi. Bọn Thần Quyền Môn bên Giản Phố cùng mấy tên giang hồ Đại Việt và trại lính ở cầu ván thế nào rồi?

- Bẩm đại vương, chúng ta đã tiêu diệt sạch đội quân ở cầu ván. Còn bọn Thần Quyền Môn thì với sự chỉ huy của Phùng chưởng môn chắc chắn sẽ làm gọn gàng thôi. Đại vương an tâm mà chờ tin chiến thắng.

Đang bàn tán thì có tên thuộc hạ từ ngoài chạy vào báo cáo:

- Tâu đại vương, thấy có lửa cháy ở Giản Phố bên phía bờ sông Đồng Nai, có lẽ cơ sở Thần Quyền Môn đã bị đốt phá rồi.

Tạ Tam cười đắc ý nói:

- Điều đó hẳn rồi. Có sư phụ đích thân xuất chinh thì bọn cắc ké kia làm sao chịu nổi. Xin chúc mừng đại vương!

Mọi người đều lớn tiếng hô to:

- Chúc mừng Giản Phố đại vương nhất cử công thành!

Lý Văn Quang cười ha hả nói:

- Tốt lắm, tốt lắm! Ha ha... Rồi đây tất cả những người có công trong lần ra quân này đều sẽ được ban thưởng trọng hậu. Các ngươi cố gắng lên, trước mắt hãy còn nhiều việc phải làm nữa đấy.

Tất cả mọi người đồng thanh nói:

- Bọn thuộc hạ sẽ hết lòng! Mong đại vương sớm được lên ngai vàng chính thức ở miền đất Chân Lạp này!

Bọn Lý Văn Quang cùng thuộc hạ vừa ra tay đã giết được Cẩn Thành hầu nổi danh là anh hùng của miền Nam này và chiếm được dinh Trấn Biên một cách dễ dàng chỉ trong buổi sáng nên ai ai cũng khấp khởi trong lòng. Một viễn cảnh tương lai huy hoàng mở ra trước mắt, Lý Văn Quang ngồi nơi chiếc ghế của quan lưu thủ mà cứ tưởng tượng như mình đang ngồi trên chiếc ngai vàng đã ấp ủ từ lâu. Hình ảnh kiêu hùng của Sấm vương nội tổ chợt hiện ra trong tâm trí, hắn cất tiếng cười ha hả:

- Ta sẽ thực hiện giấc mộng ngày xưa của Sấm vương và ta sẽ làm tốt hơn thế nữa. Miền Nam này là của ta! Là của họ Lý ta! Ha ha...

Hắn vừa dứt tiếng cười thì bên ngoài có tiếng vó ngựa dồn dập phóng đến rồi dừng lại trước cửa dinh, Triệu Phi Yến nhảy xuống đất đi nhanh vào trong, nét mặt vừa tức giận vừa đau khổ. Tạ Tam hỏi:

- Tứ muội, tình hình bên đó thế nào?

Phi Yến đáp, giọng nặng như chì:

- Bọn Thần Quyền Môn đã bỏ chạy, nhị ca đã cho đốt sạch cơ sở của chúng nhưng bên ta thiệt hại rất nặng.

Lý Văn Quang sửng sốt hỏi:

- Có Phùng chưởng môn chỉ huy mà vẫn bị thiệt hại rất nặng à? Nói rõ cho ta nghe xem nào.

- Dạ, bọn tiểu nữ theo quân sư phá tan trại lính xong trở lại tiếp viện cho sư phụ thì nơi đó cuộc giao tranh đã đến hồi kết thúc. Kết quả là...

Tạ Tam nôn nóng hỏi:

- Kết quả thế nào? Tứ muội nói nhanh đi!

Phi Yến rầu rĩ nói:

- Sư phụ bị thương ở bàn tay phải, suốt đời trở thành tàn phế. Ngũ sát thủ đều bị thảm tử. Thiên Sơn Nhất Đao cũng hi sinh. Nhị ca bị thương rất nặng. Bọn đệ tử chết ba tên, bị thương sáu tên.

Tất cả mọi người đều sửng sốt trước con số thương vong Phi Yến vừa nêu ra. Trong thâm tâm bọn họ, với sự có mặt của Phùng Đạo Đức, một tôn sư võ học Trung Nguyên, một bậc thầy của Nam Thiếu Lâm tự cùng những sát thủ lừng danh Trung thổ như thế thì chắc chắn lần ra quân này bọn hiệp sĩ Đại Việt gì gì đó nhất định sẽ bị nghiền nát như cám. Vậy mà kết quả lại hoàn toàn trái ngược, nó như giáng một cú đấm mạnh thẳng vào mặt mọi người khiến cho từ Lý Văn Quang đến các đồ đệ của Phùng Đạo Đức đều choáng váng. Tạ Tam gầm lên:

- Không thể nào! Sư phụ mà lại bị thương đến độ phải tàn phế ư? Tứ muội, muội có nói lộn không?

Từ lúc dẫn toán người đến tiếp viện và nhìn thấy cái chết của đồng bọn, sự thất vọng của sư phụ cùng mọi người, Triệu Phi Yến đã vô cùng buồn bực, chán nản trong lòng, giờ nghe Tạ Tam hỏi đi hỏi lại nên khiến nàng nổi đóa gắt lên:

- Đại sư huynh không tin thì chạy về bên đó mà coi cho tận mắt!

Tạ Tam vốn yêu quí cô sư muội này lắm nên dịu giọng nói:

- Xin lỗi muội, tại huynh nóng lòng cho sư phụ mà thôi.

Hà Huy lim dim mắt thở dài nói:

- Ta thật không ngờ. Lần này chúng ta lại đánh giá sai bọn võ sĩ An Nam nữa rồi. Hà!!! Thực lực của chúng quả là vô cùng vô tận, không biết đâu mà lường.

Bầu không khí tưng bừng vừa nãy đã nhanh chóng trở nên ảm đạm, ỉu xìu. Lý Văn Quang vội trấn an đám thuộc hạ:

- Tất cả đừng buồn nữa. Lực lượng của chúng ta còn rất mạnh. Hầu hết những người ta mang sang lần này đều là cao thủ Trung Nguyên. Mọi người phải hăng hái lên, phải diệt sạch bọn võ sĩ An Nam chết tiệt kia mới hả được giận trong lòng.

Hà Huy nói:

- Lời đại vương nói rất đúng. Tất cả chúng ta phải hăng hái lên để chuẩn bị cho trận chiến sắp tới. Hãy nhìn thắng lợi vang dội của đại vương trong ngày ra quân đầu tiên, sự thiệt hại của quân địch còn lớn gấp trăm lần bọn ta mà. Hữu đô đốc trở về bên Giản Phố trấn an lòng anh em, đừng làm giảm nhuệ khí đang lên của quân ta.

Tạ Tam nói:

- Quân sư nói đúng. Tôi đi ngay đây!

Hắn cúi chào Lý Văn Quang lên ngựa trở về Giản Phố. Suốt đêm hôm đó mọi việc trở lại yên ắng trên cả hai vùng Trấn Biên và Giản Phố. Tuy nhiên mọi người đều dự cảm có chuyện chẳng lành sắp nổ ra nhưng không biết lúc nào.

Giờ Tị hôm sau, những tin tức xấu dồn dập đưa về dinh Trấn Biên. Tin hai đạo binh thủy và bộ của Cao Miên đã tan tành tháo chạy về nước khiến cho Lý Văn Quang và Hà Huy thất kinh hồn vía. Chúng biết nếu không có viện binh thì việc chiếm giữ Trấn Biên là vô cùng mong manh. Tiếp sau đó lại có tin thám báo về nói rằng hai đạo binh của Mô Xoài và Bình Dương đang kéo đến gần Trấn Biên. Đạo Mô Xoài chỉ còn cách dinh Trấn Biên chừng mười dặm, đạo Bình Dương thì đóng bên kia bến Bửu Long đang chuẩn bị sang sông. Lý Văn Quang nghe tin hoảng sợ, Hà Huy liền hiến kế:

- Chúng ta đang rơi vào thế lưỡng đầu thọ địch mà lực lượng lại ít, nếu chia ra để chống cự thì rất yếu. Chi bằng dồn hết lực lượng lại một chỗ, phá tan từng đạo quân một của địch thì mới có cơ may chiến thắng.

Lý Văn Quang hỏi:

- Theo ý quân sư, chúng ta nên đánh về hướng nào trước?

- Tâu đại vương, đạo quân Mô Xoài của Tống Phước Đại rất hùng mạnh, hạ chức nghĩ rằng chúng ta nên đánh phá đạo binh Bình Dương trước. Đạo Bình Dương phải chia ra giao chiến với bộ binh Cao Miên nên lực lượng còn lại sẽ rất ít, chúng ta đánh tan đạo quân này rồi kéo lên Tây Ninh phá nốt đạo quân nơi đó. Xong chúng ta chạy luôn sang Cao Miên, hội quân với Cao Miên, quay trở lại đánh lấy Trấn Biên sau.

- Bỏ Giản Phố à?

- Tình hình hôm nay đành phải chấp nhận vậy thôi, sau này chúng ta trở lại thu hồi cũng không muộn.

- Như thế cũng được. Lệnh cho tất cả gom hết vật dụng bên Giản Phố, mang mười chiếc thuyền tập hợp lại ở đầu cầu ván cho ta.

Hà Huy và các thuộc hạ “dạ” vang một tiếng rồi chia nhau tức tốc thi hành.

Nói về đạo binh của Bình Dương do phó vệ úy Trương Đồ thống lĩnh, giờ Mùi hôm đó đã có mặt tại bến Bửu Long, chọn khúc sông hẹp nhất chuẩn bị vượt sông Đồng Nai. Văn Hiến hỏi:

- Chúng ta chỉ có ba trăm bộ binh và năm mươi kỵ binh, như vậy có đủ sức chống cự với bọn chúng không?

Trương Đồ đáp:

- Tuy quân ta có ít nhưng còn có đạo quân Mô Xoài rất mạnh hỗ trợ thì còn sợ gì nữa.

- Trường hợp chúng ta đã sang được bờ bên kia rồi, bọn chúng gom tất cả lực lượng với gần năm trăm tên võ nghệ cao cường tấn công chúng ta, lúc bấy giờ trước mặt là địch mạnh, sau lưng là sông lớn, tướng quân làm thế nào chống cự?

Trương Đồ nghe hỏi toát mồ hôi hột, ông ngập ngừng:

- Trường hợp như thế thì... theo ý Trương huynh ta phải làm sao?

Văn Hiến không muốn làm giảm uy phong của một vị tướng đang cầm quân nên giả bộ suy nghĩ một lúc rồi đáp:

- Theo thiển ý của tôi, chúng ta nên cho người sang do thám tình hình bên Trấn Biên trước, khi nào thấy đạo quân Mô Xoài bắt đầu tấn công địch thì phóng pháo hiệu báo tin. Chừng đó chúng ta vượt sông, hai đầu cùng đánh úp như thế mới bắt được bọn chúng, hoặc ít ra cũng buộc chúng phải chạy về Giản Phố.

Đang bàn luận chợt có tên đệ tử Thần Quyền Môn giữ nhiệm vụ do thám bên Trấn Biên chạy đến xin gặp Văn Hiến. Chàng cả mừng liền cho gọi đến hỏi:

- Tin tức bên đó thế nào?

Tên đệ tử đáp:

- Thưa sư thúc, bọn Kim Cương Môn đang tập trung tất cả lực lượng ở bên này cầu ván và chờ đạo quân Bình Dương sang sông sẽ đánh úp.

Trương Đồ nghe báo kinh sợ nói:

- Trương huynh đúng là liệu việc như thần! Giờ chúng ta làm thế nào?

Văn Hiến đáp:

- Như vậy là chúng né lực lượng hùng mạnh của Mô Xoài và muốn phá tan chúng ta trước rồi kéo nhau lên Tây Ninh liên lạc với Cao Miên. Đã thế chúng ta cứ phục binh bên này, chờ lúc bọn chúng sang sông để tiêu diệt từng nhóm nhỏ.

Tên đệ tử nói:

- Đệ tử thấy chúng tập trung nhiều thuyền buôn lại. Có thể chúng sẽ dùng thuyền mà sang bờ hay lên thượng nguồn rồi mới qua sông cũng không chừng.

Văn Hiến khen:

- Ngươi giỏi lắm! Làm thám báo phải tinh nhạy như thế mới được.

Trương Đồ hỏi:

- Trương huynh tính thế nào?

- Nếu chúng đổ bộ sang thì ta phục binh bất ngờ đánh úp. Nếu chúng dùng thuyền đi thẳng lên mạn trên mới sang sông thì cứ chờ cho thuyền của bọn chúng đến nơi khúc ngoặt của dòng sông dưới bến Bửu Long rồi chúng ta kết bè lửa lại thả xuống. Như vậy thuyền của chúng ắt sẽ làm mồi cho thần hỏa, chừng đó chúng ta cứ từ từ mà bắt từng con cá một.

Đại Bằng hỏi:

- Trường hợp chúng dùng thuyền theo sông lớn chạy trốn ra biển Đông thì sao?

- Giờ này chắc đội thủy quân của Phiên Trấn đã lên gần đến Giản Phố rồi. Chúng có muốn chạy trốn cũng không thoát hết được đâu.

Trương Đồ vỗ tay khen:

- Trương huynh thật là mưu kế như thần! Tôi thân làm tướng mà không có được tài ứng biến với tình hình mau lẹ như thế được, thật hổ thẹn. Những kinh nghiệm này tôi nhất định sẽ ghi nhớ kỹ trong lòng. Kính phục, kính phục!

Trương Đồ quả nhiên là người hào sảng, bụng dạ rộng rãi. Ông ta thấy mưu kế hay thì buột miệng khen thật lòng, không có chút gì là tự ái hay đố kỵ với Văn Hiến. Đại Bằng khen:

- Trương tướng quân quả nhiên là người khoáng đạt. Sẵn bụng dung người không chút tị hiềm. Chẳng trách tuổi còn trẻ mà đã làm đến phó vệ úy.

Trương Đồ cười nói:

- Tự lừa dối mình là điều ngu xuẩn nhất thiên hạ. Tôi lúc nào cũng sẵn sàng học hỏi nơi cao nhân. Trương huynh đây xứng đáng làm thầy của tôi. Tôi thật sự kính phục chứ không nói lời đãi bôi đâu.

Văn Hiến nói:

- Cảm ơn Trương tướng quân. Giờ chúng ta hãy mau chuẩn bị mọi sự cho kịp.

Quay sang tên đệ tử, chàng dặn:

- Ngươi trở về lại bên đó, tìm cách gặp cho được Đinh sư thúc và Phong sư thúc, chuyển lời ta như vầy... như vầy... Ta giao cho ngươi ba viên pháo màu, màu đỏ là dấu hiệu bọn Kim Cương Môn giao đấu với Mô Xoài, màu vàng là chúng kéo nhau theo đường bộ lên, màu xanh là chúng dùng thuyền. Cẩn thận đừng để bị chúng bắt được.

Tên đệ tử vâng dạ rồi đi ngay. Trương Đồ lập tức ra lệnh cho thuộc hạ làm bè dẫn hỏa và chia nhau thám thính dọc bờ sông. Sau đó ông lại sai lính chặt tre đan thúng, mỗi thúng có thể chở năm tên lính sang sông và trưng dụng những chiếc đò trên bến Bửu Long để chở ngựa. Cắt đặt xong đâu đó bèn đóng quân bên bờ nam chờ đợi.

Nhắc lại bọn Lý Văn Quang, khi đã tập trung đủ lực lượng tại đầu cầu ván để chuẩn bị tiến đánh đạo quân Bình Dương thì có tin thám báo nói rằng quân Mô Xoài đã tiến đến gần dinh Trấn Biên. Còn đang trong cơn hoảng hốt lại có quân chạy về báo đạo Bình Dương đóng quân bên kia bờ sông từ đầu giờ Tị mà vẫn không chịu sang. Hà Huy nghe quân báo than:

- Bên địch tất có người tài hiến kế. Chúng sợ ít quân sang sông sẽ bị bọn ta dồn sức tiêu diệt nên chúng đóng quân bên kia sông là có ý chờ đạo quân Mô Xoài hùng mạnh hơn tiến đánh trước rồi mới sang sông đánh giáp công.

Văn Quang tỏ vẻ lo lắng hỏi:

- Theo ý quân sư thì ta nên làm sao? Hay chúng ta cứ dùng thuyền đi ngược sông lên mạn trên rồi đổ bộ kéo sang Tây Ninh?

- Họ đã không chịu sang sông tất sẽ có kế hoạch ngăn chặn không cho chúng ta theo thủy lộ vượt lên mạn trên. Nếu dùng thuyền, e rằng không tránh khỏi bị chúng kết bè hỏa, chọn khúc sông hẹp và hiểm yếu thả xuống đốt sạch. Chừng đó chúng ta chỉ còn cách mạnh ai nấy nhảy xuống sông để lo cho mạng sống của mình. Nếu rơi vào tình huống đó thì không phải chúng ta sẽ bị chúng bắt gọn từng người một sao?

Lý Văn Quang nóng nảy:

- Cách này không được, cách kia không xong. Quân sư quyết định đi!

Hà Huy ngẫm nghĩ một lúc rồi đáp:

- Chúng ta đã có thuyền, chi bằng cứ đánh nhau với bọn Mô Xoài một trận, thắng thì từ đó khởi sự, thua thì xuống thuyền theo sông lớn ra biển Đông về lại Trung Quốc.

Tạ Tam hỏi:

- Trường hợp chúng cho thủy quân từ Nhà Bè tiến lên chặn đánh thì sao?

- Thì chúng ta rút lên Giản Phố, phá bỏ cầu ván cố thủ chờ cơ hội. Càng có nhiều thời gian bao nhiêu, cơ hội càng dễ nảy sinh bấy nhiêu.

Dòng máu kiêu hùng của tổ tiên bỗng sôi sục trong huyết quản Lý Văn Quang, hắn ngửa mặt lên trời cười to:

- Được! Chúng ta trở lại giữ dinh Trấn Biên, đánh với bọn Mô Xoài một trận cho thật oai hùng. Sấm vương ngày xưa đã không phải từ hai bàn tay không mà đánh ngã cả thiên hạ Đại Minh đó hay sao? Ta không cần bọn Cao Miên cũng có thể làm nên đại nghiệp vậy. Ha ha...

Nói rồi hắn phóng mình lên ngựa, tuốt thanh Ỷ Thiên trường kiếm cầm trong tay, thúc ngựa phi nhanh về phía dinh Trấn Biên. Hình ảnh đó thật oai phong lẫm liệt chẳng khác nào Lý Tự Thành năm xưa. Bọn thủ hạ nhìn vẻ kiêu hùng của đại vương mình cũng thấy dòng máu Đại Hán trong người như sôi lên sùng sục. Tạ Tam và cả bọn hô lớn:

- Đi! Chúng ta quyết tử chiến với bọn An Nam một phen. Được ăn cả, ngã về không! Tiến lên!!!

Cả bọn đồng thanh hô vang “Tiến lên!” làm rung động cả một bờ Sa Hà. Chúng hăng hái kéo nhau chạy theo Lý Văn Quang. Khi chúng vừa đi khỏi thì trong một lùm cây rậm cách đó không xa có một viên pháo hoa bay vút lên nền trời cao, nổ một tiếng nhỏ rồi tỏa ra làn khói đỏ. Bên kia bờ sông, thám mã của Trương Đồ nhìn thấy pháo hiệu vội vàng chạy về báo cho trung quân hay. Trương Đồ lập tức lệnh cho quân bỏ thúng xuống sông, mỗi chiếc chở năm sáu tên lính thả trôi theo dòng nước tấp sang bờ bên kia và đổ bộ lên đất liền. Đồng thời lại dùng đò chở ngựa sang sông, sau đó kéo quân tiến xuống Trấn Biên.

Trong dinh, Hà Huy cắt đặt thuộc hạ vào những vị trí phòng thủ xung yếu mang tính chiến lược. Việc xong hắn và Lý Văn Quang cùng bọn Tạ Tam lên vọng gác quan sát. Trên nóc vọng gác, Hà Huy cho treo một lá cờ lớn mô phỏng hình thức và màu sắc của lá cờ mà ngày xưa Sấm vương Lý Tự Thành đã dùng trong quân. Lá cờ hình chữ nhật được viền rua màu đỏ, ở giữa cờ có một mặt trời màu vàng, quanh mặt trời có những tia chớp, chính giữa mặt trời có một chữ Lý thật lớn. Gió từ sông Đồng Nai thổi lên làm lá cờ tung bay phấp phới trông rất oai hùng.

Dinh Trấn Biên chỉ là một tòa thành nhỏ với hai cửa chính ở phía đông và tây, không có hào sâu bao bọc. Kể từ khi Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh phân định địa giới cho dinh Trấn Biên đến nay, vì việc binh đao yên ổn, chung quanh lại có các đạo binh Long Hồ, Bình Dương, Mô Xoài trấn giữ nên dinh chỉ xây dựng theo lối một cơ sở hành chánh, vì vậy thành trì không vững chắc, không thể dùng trong chiến tranh để chống lại địch quân.

Chợt phía đông bụi đất tung bay mịt mù, đại quân của Tống Phước Đại kéo đến chỉ còn cách dinh chừng nửa dặm. Rất nhanh sau đó, đại quân đã đến gần bên thành. Đi đầu là một viên tướng mình mặc giáp trụ vàng đang ngồi trên lưng con bạch mã, thanh đại đao gác ngang qua mình ngựa trông thật uy phong. Phía trên, một lá soái kỳ có chữ Tống đang bay phần phật trong gió. Bên phải là một viên phó tướng cưỡi con ngựa đen và bên phải nữa, ngồi trên mình con ngựa sắc lông đỏ như máu chính là Đoàn Phong. Hà Huy chỉ tay về phía đạo binh nói với Lý Văn Quang:

- Đạo binh này chí ít cũng phải có ngàn quân. Nhìn chúng tiến quân mà hàng ngũ chỉnh tề, giáo gươm sáng chói, ngàn quân mà bước đi như một cũng đủ biết Tống Phước Đại là một tay kiện tướng. Cuộc chiến này e rất khó cho chúng ta.

Lý Văn Quang nói:

- Từ lâu ta vẫn có ý coi thường bọn An Nam, nhưng qua mấy lần giao chiến mới biết mình đã lầm. Lời của Dung nhi nói quả không sai. Nhưng đánh với những địch thủ mạnh như thế mới thật sự thống khoái.

Bên dưới, đạo quân của Tống Phước Đại đã dừng lại trước cửa đông của dinh. Tống Phước Đại ngồi trên lưng ngựa nhìn lên vọng gác nói lớn:

- Lý Văn Quang, đại quân của ta đã kéo tới đây sao bọn ngươi còn chưa chịu bó tay quy hàng để may ra ta nể mặt Thanh triều mà tha cho con đường sống. Bằng ngược lại thì ngọc đá tan hoang, chớ trách ta hạ thủ vô tình.

Lý Văn Quang ngửa mặt lên trời cười to:

- Đầu hàng? Ha ha... Họ Lý ta chỉ có hoặc làm vua hoặc là chết chứ không bao giờ nói tới hai tiếng “đầu hàng”.

Đoàn Phong ngồi trên lưng con huyết mã nghe Lý Văn Quang nói như thế cũng ngửa mặt cười khan, giọng cười đầy vẻ chế giễu. Lý Văn Quang tức giận chỉ tay xuống nói:

- Họ Đoàn kia, giọng cười của ngươi đầy vẻ giễu cợt như thế là có ý gì?

Đoàn Phong lại cười ha hả nói:

- Ta nghe ngươi nói họ Lý nhà ngươi không biết nói tiếng “đầu hàng” làm cho ta tức cười quá không thể nhịn được.

Lý Văn Quang trợn mắt hỏi:

- Lời ta nói có điểm nào khiến ngươi tức cười?

Đoàn Phong nghiêm nét mặt lại đáp:

- Ngươi quên hay đã cố tình quên sự tích tổ tiên của mình?

- Ngươi biết gì về tổ tiên của ta, nói ra nghe thử?

- Năm Sùng Trinh thứ bảy, tổ ngươi là Lý Tự Thành bị quân Minh vây khốn ở núi Xa Sương huyện Hưng An, Thiểm Tây đến độ quân phải giết ngựa để lấy thịt thay cơm, lấy máu thay nước. Tổ của ngươi sợ quân tan rã nên đã giả cách trá hàng, sau khi ra khỏi vùng hiểm yếu thì lập tức phản lại tiêu diệt đội quân của Minh triều. Ngươi nói đó có phải là hai chữ “đầu hàng” không?

Lý Văn Quang giật mình đánh thót. Hắn không ngờ ở cái xứ xa xôi này mà tên chết tiệt kia lại có thể biết rõ lịch sử của nội tổ mình như vậy. Hắn vừa thẹn vừa giận vì niềm tự tôn bấy lâu đã bị hạ bệ nhưng vẫn cố nén giận nói gượng:

- Binh bất yếm trá, đó chỉ là ngộ biến tùng quyền mà thôi. Sấm vương không làm thế thì làm sao có thể diệt được nhà Minh?

- Như vậy thì ngươi đừng có múa mỏ làm ra vẻ anh hùng nữa. Ngươi cậy có thanh Ỷ Thiên kiếm của Tào Tháo năm xưa nhưng có dám xuống đánh cùng ta một trận không?

Lý Văn Quang cười lớn:

- Lần trước ngươi đã bỏ chạy thục mạng, giờ còn dám khiêu chiến với ta sao? Hay ngươi cậy vào đội quân kia để lên mặt?

- Ta đơn thân khiêu chiến với ngươi, không cần tới binh đội của Tống tướng quân. Nghe nói ngươi rất tự phụ với hai mươi bốn đường Thất Tinh kiếm, tuyệt học của Võ Đang, ta muốn cho ngươi thấy võ học của Đại Việt ta còn lợi hại hơn nhiều.

Lý Văn Quang đang muốn tìm nơi phát tiết cơn giận nên vừa nghe Đoàn Phong khiêu chiến thì hắn cuồng ngạo bật cười:

- Được, đó là do ngươi muốn tìm cái chết!

Hà Huy định lên tiếng can ngăn thì Lý Văn Quang đã tung người từ trên tháp canh tà tà đáp xuống trước cửa dinh. Một mình hắn đứng đối diện với cả một đạo quân, giương đôi mắt sáng như điện nhìn mọi người, uy phong lẫm liệt, khí thế áp đảo tinh thần kẻ địch. Đoàn Phong buột miệng khen lớn:

- Không hổ là con cháu của Sấm vương Lý Tự Thành! Đoàn Phong ta bình sinh mới gặp được người đối đầu như các hạ.

Chàng định tung người nhảy xuống đất chợt nghe Hồng Liệt ngồi trên lưng ngựa phía sau nói:

- Phong huynh hãy sử dụng thanh kiếm này để đối địch với Ỷ Thiên kiếm của hắn.

Đoạn chàng rút thanh Thắng Tà trên lưng ra đưa cho Đoàn Phong. Đoàn Phong đổi thanh kiếm nói:

- Cảm ơn Đinh huynh! Thế này thì tôi không còn e dè gì nữa.

Chàng cầm thanh kiếm tung người xuống đất đứng đối diện với Lý Văn Quang, phong thái thật ung dung. Trên tháp canh, Hà Huy và Tạ Tam vội vã chạy xuống mở cửa dinh kéo bộ hạ ra đứng phía sau lưng Lý Văn Quang áp trận. Đạo quân của Tống Phước Đại cũng dàn hàng ngang đứng xem. Lý Văn Quang nhìn phong thái an nhiên tự tại của Đoàn Phong chợt thấy rúng động trong lòng nên bật tiếng khen:

- Ngươi quả nhiên là địch thủ mà ta hằng mong đợi. Hay lắm! Mời!

- Mời!

Hai thanh kiếm cùng tuốt ra khỏi vỏ. Lý Văn Quang xuất ngay chiêu Thất tinh triều đẩu tấn công. Bảy đốm sáng như bảy ngôi sao băng bắn thẳng vào người đối phương. Đoàn Phong múa tít thanh Thắng Tà công thẳng vào vùng sao bạc đó. Những tiếng keng keng vang lên không ngớt, chiêu kiếm của Lý Văn Quang đã bị hóa giải. Hắn la lớn:

- Kiếm pháp nhanh! Đỡ tiếp đây!

Ỷ Thiên kiếm lại vung lên, chiêu thứ hai của Thất Tinh kiếm pháp mang tên Thất tinh yểm nguyệt phóng ra còn nhanh hơn chiêu trước, kiếm chiêu xé gió lao tới trước bụng Đoàn Phong. Đoàn Phong sử dụng chiêu Phi yến xuyên dương trong Hoa Lư kiếm pháp để chống trả. Trong chớp mắt, hai bên, một tấn công một phòng thủ đã đánh ra hơn mười lăm chiêu. Lý Văn Quang càng đánh càng tỏ ra nóng nảy vì Thất Tinh kiếm pháp của Võ Đương được coi là thiên hạ đệ nhất kiếm pháp vùng Trung thổ, trong tay hắn lại còn có thanh báu kiếm Ỷ Thiên chém sắt như chém bùn vậy mà đã xuất hơn mười lăm chiêu vẫn còn chưa hạ được đối phương. Tất cả những kiếm chiêu hắn công ra đều bị đối phương phá vỡ một cách tài tình. Hắn giận dữ hét lớn:

- Kiếm pháp hay lắm! Đỡ chiêu này của ta!

Miệng nói, tay xoay tít thanh Ỷ Thiên kiếm thành bảy vòng tròn nhỏ, sau đó lớn dần lên tạo nên một cơn lốc những ngôi sao chụp xuống người Đoàn Phong. Đó là tuyệt chiêu thứ hai mươi bốn, cũng là chiêu kiếm cuối cùng trong Thất Tinh kiếm pháp mang tên Mãn thiên tinh đẩu. Chiêu kiếm xuất ra vô cùng uy lực. Nhìn thấy kiếm khí đầy trời như vậy, Đoàn Phong vội vàng sử dụng chiêu Trăm hoa đua nở để chống đỡ. Thanh Thắng Tà trong tay chàng xoay tít, tạo ra hàng trăm điểm hồng quang như hàng trăm đóa hồng đào bay xẹt vào vùng kiếm ảnh của Lý Văn Quang. Đồng thời cùng lúc, thân hình chàng tung ngược ra sau thoát khỏi vùng kiếm khí của đối phương trong đường tơ kẽ tóc. Ngay khi Đoàn Phong vừa chạm chân xuống đất thì chàng liền hét lớn một tiếng, tung người lên cao, thanh Thắng Tà như con giao long uốn lượn thành những vòng tròn mờ mịt hồng quang từ trên không trung chụp xuống đầu Lý Văn Quang. Đó là chiêu cuối cùng mang tên Độc long xuất động của Hoa Lư kiếm pháp. Tuyệt chiêu này uy lực kinh người, đây là lần đầu tiên trong đời Đoàn Phong sử dụng nó. Lý Văn Quang vội vàng trụ bộ, tay kiếm không ngớt xoay tròn công thẳng vào vùng kiếm ảnh của đối phương. Hàng loạt những tiếng kiếm va chạm nhau nghe đinh tai nhức óc rồi kiếm quang đột ngột tắt ngấm. Đoàn Phong tung người ngược lại phía sau, hạ xuống đứng sừng sững giữa đấu trường. Y phục trên người chàng bị thủng nhiều lỗ lớn, những mảnh vải còn dính toòng teng trên áo đong đưa trong gió nhẹ. Bên kia Lý Văn Quang cũng chống trường kiếm đứng yên, mắt tóe lửa nhìn đối thủ, vai trái của hắn đã bị mũi kiếm Thắng Tà đâm thủng một lỗ lớn, xương vai đứt tiện, máu từ đó phun ra không ngừng. Hà Huy thất kinh la lớn:

- Bảo vệ đại vương! Rút lui!

Tạ Tam vội phất tay cho bọn thủ hạ tràn tới đứng chắn trước mặt Lý Văn Quang. Hà Huy và một số tên khác chạy đến dìu chủ tướng trốn vào trong dinh. Tống Phước Đại đưa tay lên phất một cái, lập tức cả đoàn quân hò hét xông tới tấn công bọn nghịch đảng. Cuộc hỗn chiến diễn ra vô cùng ác liệt trước cửa dinh. Bọn nghịch đảng tuy toàn là cao thủ võ lâm nhưng cũng khó mà chống chọi nổi cả một binh đoàn hùng hậu với kỹ thuật kết hợp tác chiến đã dạn dày kinh nghiệm. Bởi vậy chỉ sau một lúc, bọn nghịch đảng đã bị đẩy lui dần đến cửa dinh. Tạ Tam hô lớn:

- Tất cả rút lui!

Nghe lệnh, chúng đồng loạt vung đao kiếm tung ra những chiêu thí mạng rồi quay người chạy hết vào trong. Đám binh sĩ ùa tới phá nát cửa dinh, tràn vào trong như nước vỡ bờ, khí thế mạnh mẽ không gì ngăn cản nổi. Các tướng lĩnh theo sau Tống Phước Đại cũng giục ngựa vào trong dinh. Bọn nghịch đảng đã mở cửa tây và kéo nhau chạy xuống bến sông nơi cầu ván. Chúng vừa định xuống thuyền thì từ phía tây, đạo quân Bình Dương của Trương Đồ và Văn Hiến đã rầm rộ kéo xuống. Hà Huy thất kinh vội ra lệnh cho cả bọn theo cầu ván chạy về Giản Phố. Lúc đó, đạo binh Tống Phước Đại cũng vừa đuổi theo đến nơi. Thấy nguy, Hà Huy lệnh phá cầu. Đám nghịch đảng ra sức phá đứt một đoạn giữa của cây cầu, bỏ lại một số thuộc hạ phía bên kia. Những kẻ ở lại, lớp bị chém giết bỏ mạng, lớp nhảy xuống sông rồi trôi theo dòng Sa Hà mất tích. Dưới sông, những chiếc thuyền của bọn Kim Cương Môn cũng quay mũi bơi về bờ bên kia. Hai đạo quân Bình Dương và Mô Xoài gặp nhau nơi đầu cầu nhưng cũng chỉ biết đứng nhìn theo la ó. Tống Phước Đại chỉ tay về phía Giản Phố nói:

- Bọn chúng bây giờ như cá nằm trong nôm chỉ chờ chúng ta đến bắt mà thôi.

Trương Đồ giục ngựa đến cúi đầu chào:

- Tiểu tướng xin ra mắt Tống tướng quân. Kế hoạch sắp tới thế nào xin tướng quân phân phó.

Tống Phước Đại ra lệnh:

- Bao vây khắp các nơi quanh Cù lao Phố, không để một tên nào chạy thoát, đợi thủy quân dưới Phiên Trấn lên đến nơi thì chúng ta sẽ đổ bộ sang bên đó.

Trương Đồ và các tướng y lệnh, rầm rộ kéo đi chia nhau canh giữ bốn mặt Cù lao. Mọi việc tiến hành đâu vào đó xong chợt thấy dưới sông có hai chiếc khinh thuyền lướt nhanh đến tấp vào bờ. Một người từ mũi thuyền tung người lên cao rồi đáp nhẹ nhàng xuống mặt đất, tiếp liền theo sau là một người mặc quân phục cũng nhún mình nhẹ tênh phi thân lên bờ, thân ảnh của cả hai đều tuyệt đẹp. Đoàn Phong nhận ra ngay Ngô Mãnh đang đi trước, người trẻ tuổi mặc quân phục đi sau mau mắn bước tới cúi đầu chào Tống Phước Đại và Đoàn Phong:

- Tiểu tướng Hoàng Kim Phụng xin ra mắt Tống tướng quân. Xin chào Đoàn tả hộ vệ.

Phước Đại hỏi:

- Ngươi là cận tướng của Vương phó đề đốc ở Phiên Trấn phải không?

Kim Phụng lễ phép đáp:

- Dạ đúng thế ạ!

- Ngươi người Tuy Viễn, Quy Nhơn à? Hôm trước gặp mặt, Vương phó đề đốc có khoe với ta ông ấy vừa thu nhận được một viên tướng trẻ tài năng. Ông ấy đã không tiếc lời ca ngợi ngươi đấy. Khá lắm!

Kim Phụng cúi đầu nói:

- Đa tạ Tống tướng quân đã ngợi khen. Dạ, tiểu tướng quê ở cạnh đầm Hải Hạc. Vương phó đề đốc lúc nào cũng yêu thương thuộc hạ của mình nên ngài mới nói thế thôi ạ.

- Thủy quân Phiên Trấn lên đến đâu rồi?

- Bẩm tướng quân, đang đóng ở ngã ba Đồng Nai và Sa Hà. Phó đề đốc đã cho giăng xích ngang sông để chặn bọn nghịch đảng bỏ chạy. Phó đề đốc muốn biết ý kiến của tướng quân thế nào?

- Phó đề đốc lần này mang theo bao nhiêu chiến thuyền? Quân số bao nhiêu?

- Bẩm, hai mươi chiến thuyền với năm trăm quân, thêm năm thuyền buôn của cánh Ngô huynh đây nữa là hai mươi lăm.

- Ngươi về nói với ông ta giữ chặt đường sông không cho bất cứ thuyền bè nào qua lại. Đổ một số quân lên bờ nam Cù lao, nghỉ ở đó qua đêm nay rồi mang lên cho ta mượn mười lăm chiến thuyền. Hẹn đầu giờ Thìn ngày mai nhất loạt tấn công vào Giản Phố. Trách nhiệm cánh quân bên đó là bờ nam và góc tây nam. Nhắn lời ta là vạn bất đắc dĩ, phải cố giảm thiểu tối đa sự thiệt hại cho sinh mạng người dân và nhà cửa của họ.

- Tiểu tướng ghi nhớ. Tiểu tướng xin cáo từ.

Văn Hiến đang từ xa đi tới, nghe Tống Phước Đại nói như thế thì vội lên tiếng:

- Có một cách có thể giúp giảm thiểu sự thiệt hại về nhân mạng và tài sản của cư dân Giản Phố.

Tống Phước Đại vội chào hỏi:

- Vị hiệp sĩ này có phải là Trại Ức Trai không?

Đoàn Phong đáp:

- Đúng vậy!

Văn Hiến cúi đầu chào:

- Văn Hiến xin chào Tống tướng quân.

Phước Đại cười nói:

- Chào Trương hiệp sĩ! Nghe danh Trại Ức Trai đã lâu giờ mới có dịp đàm đạo. Xin cho nghe cao kiến.

Văn Hiến nói:

- Trương vệ úy đã cho kết bè lửa ở khúc sông trên, Vương phó đề đốc lại chăng dây xích ở khúc sông dưới, khi ta tấn công Giản Phố nên mở cho chúng một con đường thoát xuống bến sông. Chúng biết mình yếu thế hơn, lại thấy có sinh lộ tất không liều mạng đánh nhau mà sẽ kéo xuống bến, dùng thuyền xuôi dòng sông Đồng Nai chạy trốn ra biển Đông về Trung Quốc. Chừng đó thuyền của chúng sẽ vướng xích sắt nằm lại một chỗ, chúng ta cứ thả bè lửa từ trên xuống rồi chuẩn bị chu đáo để bắt từng tên một ở dưới sông.

Phước Đại cười ha hả nói:

- Diệu kế! Quả nhiên không kém ngài Ức Trai năm xưa chút nào. Chúng ta sẽ thực hiện theo kế hoạch đó. Kim Phụng, ngươi về báo lại cho phó đề đốc việc này nhé.

Kim Phụng “dạ” một tiếng xong định quay đi, bỗng Ngô Mãnh nói:

- Ở đây đã có Tống Tướng quân và Đoàn Phong cùng Đại Bằng, Trương huynh và Đinh huynh đi với tôi xuống chi viện cho cánh quân dưới đó.

Đoàn Phong nói:

- Ý kiến hay đấy! Hai người đi đi!

Xong, chàng đưa thanh Thắng Tà trả lại cho Hồng Liệt. Hồng Liệt nói:

- Phong huynh cứ giữ nó. Cánh chúng tôi đã có Thanh Long kiếm rồi. Phòng trường hợp phải đối đầu với hai thanh kiếm Ỷ Thiên và Thanh Hồng. Phen này ta phải thu hết những thanh bảo kiếm đó mới được.

Văn Hiến mỉm cười:

- Ngươi lại nổi máu đạo chích, muốn sưu tầm cổ vật nữa rồi phải không?

Hồng Liệt cười hề hề:

- Bọn chúng dám dòm ngó tới bảo đao của Đại Việt ta thì ta cũng phải để ý tới bảo kiếm của chúng chứ. Đó gọi là có qua có lại.

Cả bọn cười rộ lên. Nhóm Ngô Mãnh chào mọi người rồi nhảy xuống hai chiếc khinh thuyền chèo đi. Tống Phước Đại hạ lệnh cho quân lính hạ trại tại đầu cầu ăn uống nghỉ ngơi qua đêm. Quân lính vừa ăn uống xong đã thấy Kim Phụng đưa mười lăm chiến thuyền cập vào bờ. Kim Phụng lên trại gặp Phước Đại giao thuyền xong liền nhảy xuống khinh thuyền của mình trở về. Phước Đại buột miệng khen:

- Tên tiểu tướng này làm việc rất hăng say và rất hiệu quả. Con đường tương lai của hắn mai này tất sáng sủa vô cùng.

***

Đó là buổi sáng sớm mồng bốn tết Đinh Mão, năm 1747. Mặt trời vừa ló dạng chiếu những tia nắng mai yếu ớt xuyên qua màn sương mù dày đặc trên sông Sa Hà. Hai phần ba số quân Mô Xoài đã xuống mười lăm chiến thuyền theo lệnh chủ tướng, lẫn trong sương mù chèo sang đổ bộ lên Giản Phố. Số quân còn lại trang bị cung tên đầy đủ trấn giữ bờ bên này không cho bọn nghịch đảng chạy trở lại Trấn Biên. Bên góc tây nam, đội thủy quân của phó đề đốc Vương cũng chia làm hai, một nửa tiến vào trung tâm Giản Phố, một nửa ở lại canh giữ mặt sông. Hai cánh quân tạo thành thế gọng kìm tiến sát đến trang viện Kim Cương Môn. Trận giao đấu nảy lửa giữa Kim Cương Môn và Thần Quyền Môn, rồi ngọn lửa thiêu rụi những cơ ngơi to lớn của Thần Quyền Môn và năm thương hiệu lớn khác vào sáng hôm qua đã khiến cư dân Giản Phố nơm nớp lo sợ. Ngay chiều hôm đó, những gia đình nào có thuyền đã thu gom toàn bộ đồ quí báu chạy đi lánh nạn. Những gia đình còn lại đóng tất cả các cửa nẻo, ở yên trong nhà không ai dám ra ngoài. Cả một cù lao rộng lớn trở nên yên ắng lạ thường trong ngày mồng bốn tết. Hai cánh cửa to lớn ở mặt trước và mặt sau của trang viện Kim Cương Môn đóng im lìm, bên trong bức tường cao cũng không nghe thấy một tiếng động gì. Một tên lính theo lệnh của Tống Phước Đại bắc loa nói lớn vào bên trong:

- Bọn phản nghịch Kim Cương Môn nghe đây, các ngươi đã bị bao vây, mau mở cửa đầu hàng để tránh thiệt hại đến tính mạng và tài sản. Bằng cứng đầu ngoan cố, quân đội sẽ bắn tên lửa thiêu rụi cả trang viện, chừng đó các ngươi cũng sẽ phải chui ra nộp mạng mà thôi. Chúng ta cho các ngươi thời gian tàn nửa cây nhang để suy nghĩ rồi quyết định.

Bên trong trang viện vẫn lặng như tờ không chút động tịnh. Tên lính bắc loa lặp lại lời thông báo lúc nãy lần nữa. Tống Phước Đại đưa tay ra hiệu cho toán cung thủ sẵn sàng đợi lệnh phát tên. Khoảng chừng tàn nửa cây nhang, Phước Đại phất tay, toán cung thủ châm lửa vào đầu mũi tên rồi tiến lại gần giương cung chuẩn bị bắn vào trong. Bỗng ngay lúc đó, bên trong bức tường cao có tiến hô lớn: “Bắn!” Tức thì vô số đầu người nhô lên khỏi bức tường, hàng loạt mũi tên bay vút ra, nhắm vào đội cung thủ đang đứng gần bờ tường. Bọn cung thủ bị tập kích bất ngờ, trúng tên ngã nhào hàng loạt. Tống Phước Đại kinh hoảng thét lớn:

- Lui!!!

Đội cung thủ vội tháo lui thật nhanh ra khỏi tầm tên. Bọn nghịch đảng bắn xong loạt tên liền thụp đầu xuống biến mất sau bức tường. Bên trong trở lại im lìm như trước. Chỉ một loạt tên đầu tiên đã có gần ba mươi cung thủ của quân triều đình bị bắn hạ, có người bị cắm một lúc hai ba mũi tên chết tại chỗ, số còn lại bị thương rên la không ngớt. Tống Phước Đại điên tiết hét lớn:

- Toán tiền phong đi trước đỡ tên, cung thủ theo sau phóng tên lửa. Một toán đợi bọn chúng nhô lên là xạ tiễn!

Lập tức toán lính tiền phong với mộc che tên tiến lên phía trước, bọn cung thủ có tên lửa theo sau. Khi đến gần bờ tường, bọn cung thủ bắn hàng loạt tên lửa vào bên trong và lên nóc trang viện. Ngay lúc đó lại có tiếng hô “Bắn!” vang lên. Bọn nghịch đảng lại nhô đầu lên định xạ tiễn nhưng đã bị hàng loạt mũi tên bắn đến như mưa, chúng la lên kinh hoàng, té nhào trở xuống.

Tống Phước Đại lại hô lớn:

- Bắn tên lửa!

Một toán cung thủ khác đốt lửa ở các mũi tên bắn vào trang viện. Chẳng bao lâu đã thấy có khói đen bốc lên. Bọn nghịch đảng bên trong lại đồng loạt nhô lên định trả đũa nhưng cũng như lần trước, chúng chưa kịp ra tay đã bị hàng loạt tên từ bên ngoài bắn vào. Cách thức luân phiên nhau, kẻ lắp tên, người bắn đã được bọn lính tập luyện nhuần nhuyễn, bởi vậy tên lửa bay vào bên trong tới tấp. Ngọn lửa đã bắt đầu cháy lớn. Tống Phước Đại hô to:

- Phá cửa!

Tức thì bọn lính tiền phong lại làm bia đỡ tên che cho toán quân phá cửa tiến đến, họ định dùng thân cây lớn để phá cánh cửa nhưng Đoàn Phong la lên:

- Không cần! Để đó cho ta!

Chàng lướt người tới trước, vung thanh Thắng Tà chém vào cánh cửa mấy nhát rồi tung chân đạp mạnh một phát, cánh cửa bật ra. Chàng dẫn đầu đoàn quân xông vào bên trong. Hàng loạt tên bắn tới cản đường. Đoàn Phong múa kiếm gạt hết những mũi tên, phía sau Đại Bằng cũng múa tít thanh kiếm lướt tới. Bọn lính tiền phong giơ cao mộc đỡ tên che phía trước rồi hò hét xông vào. Ở bờ tường phía tây đã thấy xuất hiện một đám người rất đông, đó là bọn Hồng Liệt, Văn Hiến, Ngô Mãnh và các binh tướng của đạo thủy quân. Họ lao mình xuống tấn công bọn Kim Cương Môn đang đổ ra sân lớn phía trước chặn đánh toán quân triều đình. Cuộc hỗn chiến thật kinh thiên động địa. Bọn lính tuy võ công không cao nhưng kỹ thuật phối hợp tác chiến rất giỏi, họ lại đánh nhau với tinh thần quyết tử chứ không lùi, bởi vậy bọn võ sĩ Kim Cương Môn bị thương vong vô số. Trong khi đó hai thanh báu kiếm Thanh Long và Thắng Tà như hai con rồng thiêng uốn lượn khắp nơi, hạ thủ không biết bao nhiêu tặc đảng mà kể. Quanh trang viện, trên nóc nhà ngọn lửa đang bốc cháy mỗi lúc một mạnh hơn. Bỗng có tiếng thét lớn:

- Ngừng tay!

Cùng với tiếng thét là sự xuất hiện của bọn Lý Văn Quang, Hà Huy, Phùng Đạo Đức, Tạ Tam, Diệp Hồng Sanh... và một số kiếm thủ mặt mày hung tợn đang từ bên trong đại sảnh bước ra sân. Phùng Đạo Đức bàn tay phải bị thương hôm qua đã được băng lại. Trên vai áo Lý Văn Quang cũng thấy cộm lên vì vải băng, tay trái được cố định bằng miếng vải buộc vòng qua cổ, còn tay phải vẫn cầm thanh Ỷ Thiên kiếm. Cạnh hắn, Tạ Tam lăm le Thanh Hồng kiếm trong tay. Nét mặt bọn chúng tên nào tên nấy vừa tỏ ra tức giận vừa vô cùng lo âu. Cuộc hỗn chiến đã dừng lại, hai bên đứng đối diện nhau. Hà Huy nói:

- Ta muốn nói chuyện với Tống tướng quân.

Bọn lính vẹt ra, Tống Phước Đại bước tới đứng ngang hàng với bọn Đoàn Phong, Văn Hiến. Ông nhìn Hà Huy hỏi:

- Các ngươi giờ như cá nằm trên thớt, chỉ còn một nước là buông vũ khí đầu hàng, còn gì để nói với ta?

Hà Huy mỉm cười nói:

- Binh lính của ngài tuy đông nhưng lực lượng của chúng tôi đều là hảo thủ võ lâm. Nếu đánh nhau tới chết hết thì bên ngài một ngàn quân cũng chỉ còn lại một vài trăm. Đó là lưỡng bại câu thương, chi bằng ta giảng hòa, hai bên đều có lợi.

- Hòa là thế nào?

- Chúng ta bãi chiến, tướng quân để cho chúng tôi xuống thuyền ra biển Đông trở về Trung Quốc.

Phước Đại cười lớn nói:

- Các ngươi sang đây, chúa ta tạo điều kiện thuận lợi cho làm ăn buôn bán trở nên giàu có đã không biết ơn lại còn đi câu kết với bọn Cao Miên mưu tính chiếm đất làm vua. Bây giờ tan tác, làm thân cá nằm trên thớt còn chưa chịu buông giáo đầu hàng hòng giảm bớt tội trạng mà còn dám tính chuyện giảng hòa ư? Ngươi dựa vào cái gì mà cao vọng đến thế?

Hà Huy chậm rãi đáp:

- Tướng quân còn có điều chưa biết. Vương gia ta đây là cha nuôi của tổng đốc Phúc Kiến, còn Phùng chưởng môn đây là sư phụ của tổng đốc Quảng Đông và là cánh tay phải của lực lượng phù Thanh diệt Minh, tiêu diệt đám phản tặc Thiên Địa Hội rất được hoàng thượng Thiên triều tin dùng. Tướng quân cũng nên vì tình hòa hiếu giữa hai nước mà tránh chuyện xích mích có thể dẫn đến can qua.

Tống Phước Đại nghe giọng nói vừa tự phụ vừa có vẻ uy hiếp của Hà Huy liền nổi giận, ông ngửa mặt lên trời cười ha hả nói:

- Ngươi định đem Thiên triều của ngươi ra hù dọa ta phải không? Ha ha... Ta cứ bắt hết bọn phản nghịch các ngươi tống giam vào ngục tối ở Đại Việt cho đến mục xương để thử xem ngài tổng đốc Phúc Kiến của ngươi sẽ làm được gì bọn ta cho biết.

Bọn Lý Văn Quang nghe nói, sắc mặt chúng lập tức lộ rõ vẻ tức giận, chỉ có Hà Huy vẫn còn giữ được bình tĩnh. Hắn mở đôi mắt hí lên nhìn Tống Phước Đại.

- Tống tướng quân xin đừng nóng giận, ngài nên suy nghĩ kỹ điều lợi hại. Như tôi đã nói lúc nãy, nếu tướng quân muốn bắt hết chúng tôi thì bên tướng quân cũng sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Vậy sao không chọn giải pháp hòa bình mà lại chọn con đường ngọc đá đều tan?

Phước Đại vốn tính nóng như lửa, ông nói lớn:

- Ngươi không cần nhiều lời! Dẫu cho ngọc đá đều tan ta cũng chấp nhận!

Hà Huy nghe giọng nói như đinh đóng cột của Phước Đại, hắn biết việc thương thuyết không thành. Hắn liền lớn tiếng gọi:

- Đem ra đây!

Phía sau, hai tên sát thủ bước ra, trên tay mỗi tên bưng một trái cầu tròn màu đen như quả bóng bằng sắt, có sợi chỉ mồi màu đỏ, tay kia chúng cầm một mồi lửa đang ngún cháy. Hà Huy nhìn Phước Đại hỏi:

- Tướng quân có biết là vật gì đây không?

Tống Phước Đại nhìn thấy hai quả cầu đen thì giật thót người, mặt biến sắc. Nhưng chỉ thoáng chốc ông đã lấy lại được sự bình tĩnh cố hữu của một viên tướng già dặn kinh nghiệm. Ông mỉm cười đáp:

- Là hai viên phích lịch hỏa đạn chứ gì.

Hà Huy mỉm cười đanh ác:

- Tướng quân đã biết thì chắc cũng thừa hiểu sức công phá của nó chứ? Hai viên phích lịch hỏa đạn này mà nổ thì tất cả mọi người ở đây sẽ không còn một ai có thể sống sót. Tướng quân không muốn điều đó xảy ra phải không?

Tống Phước Đại ngần ngừ chưa biết phải trả lời thế nào. Văn Hiến đứng gần đó nhẹ nhàng đưa tay trái đút vào túi, liếc mắt nhìn Đoàn Phong và Hồng Liệt thật nhanh rồi lên tiếng hỏi:

- Nếu chúng ta đồng ý giảng hòa thì phải thế nào?

Hồng Liệt cũng bắt chước Văn Hiến lặng lẽ đút tay vào túi. Hà Huy hỏi lại:

- Ngươi có đủ tư cách để đàm phán với bọn ta không mà lên tiếng?

Tống Phước Đại biết Văn Hiến có nhiều mưu kế nên đáp thay:

- Lời hắn nói cũng như ta nói. Ngươi an tâm đi.

Hà Huy gật đầu:

- Được! Nếu giảng hòa thì Tống tướng quân phải chịu khuất tất một chút để bọn ta đưa đi theo. Khi nào ra đến biển Đông ta sẽ giao cho một chiếc thuyền để ngài trở về. Bảo đảm an toàn không có một chút thiệt hại nào.

Văn Hiến đưa mắt nhìn Tống Phước Đại làm như muốn hỏi ý kiến. Bọn Hà Huy cũng dồn tất cả ánh mắt về phía Tống Phước Đại để chờ câu trả lời. Bỗng Văn Hiến hô lớn “lên”. Cùng với tiếng la, ba bóng người như ba tia chớp phóng nhanh tới trước, hai đồng tiền nhỏ từ hai tay của Văn Hiến và Hồng Liệt bắn ra ghim thẳng vào huyệt mi tâm của hai tên sát thủ đang bưng hai trái đạn. Nhanh như cắt ba thanh kiếm đồng loạt nhoáng lên, công thẳng vào những tên đứng hàng đầu bên phe nghịch đảng. Hai tiếng rên nhỏ vang lên, hai tên sát thủ ngã xuống. Đại Bằng cùng Ngô Mãnh cũng nhanh không kém, họ phóng tới đưa tay chộp lấy hai viên phích lịch đạn đang rơi xuống. Tất cả diễn ra chỉ trong chớp mắt, những cao thủ như Phùng Đạo Đức, Lý Văn Quang và Tạ Tam cũng không sao phản ứng kịp. Đến khi giật mình nhận ra thì các đường kiếm hiểm hóc của ba người đã công tới nơi. Thanh Hồng kiếm trên tay Tạ Tam nhoáng lên đỡ thanh Thanh Long kiếm của Văn Hiến, còn Ỷ Thiên kiếm trong tay họ Lý may mà kịp tung ra để ngăn chặn thanh Thắng Tà đang chém xuống của Đoàn Phong. Hai thanh báu kiếm Ỷ Thiên và Thắng Tà chạm nhau bằng sức mạnh kinh hồn của hai cao thủ đã gãy làm bốn đoạn, cả hai đều tiếc thầm trong bụng nhưng đang lúc giao tranh nguy hiểm nên chẳng ai mở miệng than thở một lời. Trong khi đó, thanh cương đao trên tay trái của Phùng Đạo Đức nhoáng lên đỡ đường kiếm ác liệt đang đâm tới mặt Hà Huy của Hồng Liệt. Hà Huy kinh khiếp vội nhảy lùi ra sau. Tống Phước Đại la lớn:

- Tấn công! Bắt hết bọn nghịch đảng cho ta!

Ba quân nghe lệnh liền la ó vang trời, lăn xả vào chém giết, khí thế long trời lở núi. Hà Huy biết bên mình yếu thế nên la lớn:

- Tất cả rút lui xuống thuyền!

Rồi hắn quay người tức tốc bỏ chạy. Bọn nghịch đảng nghe tiếng hô thì vừa đánh vừa lui vào bên trong đại sảnh. Ngọn lửa bấy giờ đã phủ gần khắp các nơi trong trang viện, bên trong gian đại sảnh lửa cũng đang cháy dữ dội. Diệp Hồng Sanh xông vào giúp Lý Văn Quang. Hắn nói nhanh:

- Vương gia để cho thuộc hạ. Ngài chạy xuống thuyền mau đi!

Rồi hắn xuất liên tiếp mấy chiêu kiếm liều chết đâm túi bụi vào Đoàn Phong. Lý Văn Quang rảnh tay bèn quay người chạy ra phía sau. Ba tên sát thủ đứng gần đó xông đến giúp cho Diệp Hồng Sanh, một tên la lớn:

- Diệp huynh theo bảo vệ cho vương gia, để bọn tôi liều chết đoạn hậu cho.

Hồng Sanh bèn quay người đuổi theo Lý Văn Quang, cả hai cùng chạy nhanh ra bến sông xuống thuyền. Những tên sát thủ giờ đã xông lên phía trước, liều chết chống đỡ để cho đồng bọn thoát thân vào bên trong. Đoàn Phong với thanh kiếm gãy trên tay vẫn ráo riết tấn công. Tạ Tam nhìn thấy lửa cháy lớn, một ý nghĩ bỗng lóe lên trong đầu hắn. Hắn phóng người chạy một vòng, vung báu kiếm chém vào những cột trụ chính đỡ gian đại sảnh rồi hét lớn:

- Anh em rút lui nhanh!

Tiếng hô vừa dứt đã nghe thấy những tiếng răng rắc vang lên, gian đại sảnh từ từ đổ xuống. Bọn Đoàn Phong cũng la lớn:

- Rút lui mau!

Mọi người vừa rút chạy ra đến bên ngoài thì mái đại sảnh cũng vừa đổ ập xuống, lửa bắn tung tóe khắp mọi nơi và tiếp tục bốc cao trên đống đổ nát. Bọn Đoàn Phong vội chia nhau chạy vòng qua đống lửa, vượt tường đuổi theo. Ra đến bờ sông thì bọn nghịch đảng đã xuống hết dưới thuyền, mười chiếc thuyền buôn từ từ tách bến. Đám cung thủ của Tống Phước Đại vội lắp tên bắn theo như mưa rào, bọn nghịch đảng đứng trên thuyền múa đao kiếm gạt tên, tuy vậy cũng có không ít tiếng rên la vì bị trúng tên. Bắn tới loạt tên thứ ba thì mười chiếc thuyền của chúng đã bơi ra xa, rời khỏi tầm bắn. Chúng vừa chèo vừa trương buồm, chẳng mấy chốc đã đến ngã ba sông rồi xuôi dòng Đồng Nai xuống hướng Nhà Bè. Tống Phước Đại vội ra lệnh bắn pháo hiệu lên trời. Cánh quân của Trương Đồ nhìn thấy pháo hiệu liền đốt các bè lửa thả trôi theo dòng sông. Phước Đại ra lệnh cho binh lính chạy dọc bờ sông đuổi theo thuyền của bọn nghịch đảng xuống góc tây nam của Cù lao Phố.

Mười chiếc thuyền của Diệp Sanh Ký vừa qua khỏi ngã ba Sa Hà ở góc tây nam Cù Lao thì vướng phải dây xích sắt giăng ngang qua sông Đồng Nai nên đành nằm yên tại đó. Từ phía trên, mấy chục chiếc bè lửa chở theo nhiều vật dẫn hỏa cũng đã trôi xuống tới nơi rồi đâm mạnh vào những chiếc thuyền đang mắc kẹt, vật dẫn hỏa bắn tung lên đoàn thuyền. Không bao lâu thì cả mười chiếc thuyền đều bắt lửa bốc cháy, bọn nghịch đảng kinh hoảng xông vào ráng dập tắt nhưng lửa cháy mạnh quá không tài nào ngăn nổi. Sau một lúc, cả mười chiếc thuyền bốc cháy dữ dội. Bọn nghịch đảng cuống cuồng, có nhiều tên đã bắt đầu nhảy xuống sông bơi vào bờ vì không chịu nổi sức nóng. Hai bên bờ, phó đề đốc Vương đã cho lính chuẩn bị sẵn lưới và dây trói, chỉ cần bọn nghịch đảng vừa bơi vào lập tức bị bọn lính quăng lưới kéo lên rồi trói lại. Lý Văn Quang nhìn thấy tình cảnh đó bỗng ngửa mặt lên trời cười một tràng dài, tiếng cười chứa đựng nỗi bi thương và thống hận:

- Ta một đời kiêu hùng dọc ngang Trung thổ, không ngờ lại chết ở mảnh đất An Nam nhỏ bé này!

Nói rồi hắn rút thanh đoản kiếm đeo bên hông định đâm vào cổ mình. Diệp Hồng Sanh từ nãy giờ vẫn theo sát bên cạnh vội giữ tay họ Lý lại, thu thanh đoản kiếm và nói:

- Xin vương gia hãy lưu lại kim thể. Dù bọn chúng có bắt sống được ta cũng không dám giết ngay đâu. Có tiền chúng ta chắc chắn còn có hi vọng.

Hà Huy cũng lên tiếng can:

- Hồng Sanh nói đúng. Vương gia hãy ráng nhẫn nhục. Cứ để cho chúng bắt, chúng ta từ từ tìm phương sách thoát thân sau.

Lý Văn Quang nghe bọn thuộc hạ khuyên can cũng xiêu lòng. Dù vô tình hay hữu ý thì hắn cũng đang lặp lại chiêu thức trá hàng mà nội tổ Lý Tự Thành năm xưa sử dụng. Hắn buông tay xuống thở dài, giọng căm phẫn:

- Ta mà thoát được nhất định không bỏ qua mối hận này!

Ngọn lửa tới gần, mặt mọi người đã nóng rát không còn chịu đựng nổi. Hà Huy nói:

- Chúng ta đành phải nhảy xuống sông thôi.

Nói rồi cả bọn phóng người xuống nước. Tất cả những tên còn lại trên mười chiếc thuyền cũng lần lượt nhảy xuống theo. Diệp Hồng Sanh nhảy xuống rồi lặn thật sâu để cho thân người trôi theo dòng nước. Từ nhỏ hắn vốn có biệt tài về lặn sâu dưới nước và có thể ở lâu trong nước hàng nửa canh giờ mà không trồi lên cho nên người ta mới gọi hắn là Tiểu long ngư. Trên tay hắn còn cầm thanh đoản kiếm vừa lấy từ tay Lý Văn Quang chưa kịp trả lại. Thanh đoản kiếm này vốn là một thanh báu kiếm mà Lý Văn Quang yêu quí chẳng kém gì thanh kiếm Ỷ Thiên. Hắn trôi xuôi theo dòng nước chừng trăm trượng thì bỗng đụng phải một cái lưới giăng ngang qua lòng sông. Thì ra Vương phó đề đốc đã cho giăng ba lớp lưới ở đây đề phòng có kẻ lặn dưới nước trốn đi, trên bờ phục sẵn lính canh để bắt. Lưới này được bện bằng một loại sợi rất bền, đao kiếm bình thường khó có thể cắt đứt được. Đã có mấy tên sát thủ và đệ tử Kim Cương Môn lặn xuống đến đây nhưng rốt cuộc cũng bị bọn lính trên bờ bắt được.

Hồng Sanh vướng vào lưới thì giật mình, hắn bèn vung thanh đoản kiếm rạch một nhát, chiếc lưới thủng toạc một lỗ, hắn mừng rỡ chui người qua rồi đạp nước phóng đi. Bơi được một đoạn, hắn lại vướng vào một tấm lưới khác và lại phải dùng kiếm rạch lưới chui qua. Đến chiếc lưới thứ ba thì hắn gần như hết hơi, cố gắng rạch chiếc lưới xong, hắn ráng đạp mạnh chân để phóng người đi. Không ngờ cán thanh đoản kiếm vướng vào một mắt lưới, lực phóng đi nhanh quá khiến thanh bảo kiếm tuột khỏi tay chìm dần vào dòng nước đục. Hắn xoay người định lặn theo nhưng cảm thấy đã quá mệt, cần giữ sức lặn đoạn đường xa phía trước nên đành bỏ mặc thanh báu kiếm chìm mất hút xuống lòng sông.

Trận chiến ở Trấn Biên và Giản Phố như thế là đã kết thúc. Bọn tặc đảng cuối cùng đã đầu hàng, tổng kết lại có đến năm mươi bảy tên bị bắt sống gồm Lý Văn Quang, Hà Huy, Tạ Tam, Tạ Tứ, Phùng Đạo Đức, Triệu Phi Yến... và bọn thuộc hạ. Lúc ấy Hoàng Kim Phụng mang Tạ Tam và thanh kiếm Thanh Hồng đến giao cho Tống Phước Đại. Phước Đại cười nói:

- Chiến lợi phẩm này tặng cho ngươi. Dùng nó mà tiêu diệt quân thù giúp nước mai này.

Kim Phụng nâng thanh báu kiếm trong tay mừng rỡ nói:

- Đa tạ tướng quân! Việc này vượt quá ước mơ của tiểu tướng rồi.

Sau đó Tống Phước Đại cho đóng gông cả bọn giải sang Trấn Biên rồi nhốt riêng từng tên vào nhà lao, cử người canh giữ nghiêm mật ngày đêm. Đồng thời ông làm bảng cáo trạng gởi về Phú Xuân và xin chỉ thị từ phủ Chúa. Đoàn Phong cũng gởi một bản tường trình cho Hình bộ, xin chỉ thị từ Tôn Thất Dục. Cuối cùng, mọi người dùng thuyền trở về Giản Phố. Chiếc cầu ván bị phá sập mãi mãi không thể sửa lại và nó nằm đó như một dấu tích nhắc nhớ mọi người về cuộc nổi loạn của tên Giản Phố Đại vương Lý Văn Quang. Bọn Đại Kỳ, Hồng Liệt và các đệ tử Thần Quyền Môn đứng nhìn đống tro tàn ở nơi từng là một võ đường khang trang ai nấy đều không khỏi ngậm ngùi tiếc rẻ. Đại Kỳ nói:

- May mắn là toàn cuộc chiến chúng ta không bị thiệt hại về nhân mạng. Đống đổ nát này chúng ta hãy cùng nhau xây dựng lại.

Đám đệ tử đồng thanh nói:

- Dạ, sư phụ!

Đoàn Phong cầm thanh kiếm Thắng Tà giờ chỉ còn một nửa trả lại cho Hồng Liệt nói:

- Thật xin lỗi, thanh báu kiếm này đã bị tôi làm gãy mất rồi.

Hồng Liệt cười nói:

- Không can gì! Thanh Thắng Tà của Đại Việt đã làm xong nhiệm vụ của nó là hủy diệt thanh Ỷ Thiên tà ma của Tàu. Tôi sẽ giữ lấy nó để làm kỷ niệm ghi nhớ về lần thắng trận này.

Bỗng tên đệ tử làm nhiệm vụ thám báo bên Trấn Biên bế một đứa bé chừng bốn năm tháng tuổi chạy đến khoe với Đại Kỳ:

- Sư phụ, hôm qua con nhặt được đứa trẻ này cạnh một bụi rậm bên Trấn Biên, không biết con ai đã bỏ rơi. Sư phụ xem chúng ta phải làm gì với nó?

Mọi người xúm lại xem. Thằng bé vẫn ngủ im, mặt mũi rất phương phi, tú khí. Đại Bằng nói:

- Vợ chồng tôi không có con, đứa bé này xin giao lại cho tôi. Nếu tìm được cha mẹ của nó thì hay, bằng không tôi sẽ nhận nó làm dưỡng tử, dạy nó nên người.

Đại Kỳ cười nói:

- Được vậy thì thằng bé này quá may mắn rồi. Bằng huynh giữ nó đi.

Đại Bằng đưa tay bế thằng bé, bỗng ông hỏi Đoàn Phong:

- Phong huynh, từ khi tôi nhìn mặt cậu quí tử của huynh trong lòng cứ ao ước mãi. Nay nhận được đứa bé này, huynh cho tôi mượn ké cái tên của con trai huynh mà đặt cho đứa nhỏ này nhé?

Đoàn Phong mỉm cười:

- Bằng huynh chữ nghĩa đầy bụng, một cái tên có khó gì. Nhưng nếu huynh đã thích thì cứ tự nhiên. Tôi còn hãnh diện nữa là.

- Vậy tôi đặt thằng bé này là Tiểu Phi. Tiểu Phi là đứa nhỏ em của Đoàn Phi.

Mọi người ai nấy đều vui vẻ. Thằng bé trong tay Đại Bằng bỗng mở mắt ra và nhoẻn miệng cười thật hồn nhiên khiến cho mọi người càng vui hơn.

Vậy đó, luôn luôn có những hạnh phúc bất ngờ xuất hiện giữa cuộc bi thương. Như đứa bé này chẳng hạn, nó bỗng mang đến niềm vui và nụ cười giữa đống đổ nát, chết chóc của Giản Phố khiến cho mọi thứ như được hồi sinh. Sự sắp đặt của tạo hóa kể ra cũng thật công bằng. Nhờ vậy mà giữa bể trầm luân con người vẫn cứ sống mãi và sinh sôi nẩy nở.

***

Mọi người đã cùng nhau dọn dẹp và xây dựng lại cơ sở Thần Quyền Môn. Cũng trong thời gian này vợ Đại Kỳ đang ở bên nhà mẹ đã hạ sinh một cháu gái. Nỗi buồn mất mát về vật chất đã tan biến nhanh chóng vì sự ra đời của cô tiểu thư nhỏ này. Đứa bé chào đời nhằm đúng ngày rằm tháng giêng nên Đại Kỳ bèn chọn cái tên Hồng Liên đặt cho con gái mình. Một lần nữa hạnh phúc lại nảy mầm giữa những thương đau. Một tháng sau Trấn Biên mới nhận được quyết định của Phú Xuân gởi vào. Võ vương vì không muốn mất lòng với Thanh triều nên đã hạ lệnh cho Hình bộ mang tất cả bọn loạn đảng về giam tại nhà lao lớn ở dinh Quảng Nam. Trách nhiệm áp giải tù binh được giao cho thủy quân Phiên Trấn có Đoàn Phong và Ngô Mãnh của Hình bộ tháp tùng. Tiểu tướng Hoàng Kim Phụng được lệnh đem theo năm chiến thuyền lớn và một trăm lính hộ tống đoàn tù. Bọn Phong Điền tam hữu và Hồng Liệt cũng theo thuyền trở lại cửa Hàn.

Buổi sáng hôm đoàn thuyền chở tù binh và những chàng hiệp sĩ rời bến Sa Hà đi Quảng Nam, trên dưới Thần Quyền Môn cùng những gia đình thương buôn ở Giản Phố đều quyến luyến đưa tiễn. Thuyền tách bến, Bạch Mai hai hàng nước mắt rưng rưng, không biết nàng khóc vì điều gì, do ai và cho ai nhưng đó rõ ràng là những giọt nước mắt của sự đau khổ âm thầm. Nàng nói với theo:

- Muội sẽ ra thăm bọn trẻ một ngày gần đây.

Hồng Liệt vẫy tay:

- Huynh và bọn nhỏ lúc nào cũng chờ muội.

Hồng Liệt nhìn những giọt lệ trên má nàng mà lòng thấy xót xa. Chàng cắn nhẹ môi thầm nghĩ: “Xin lỗi, mong Bạch muội có một tương lai tốt đẹp và hạnh phúc.”

Nửa tháng sau đoàn thuyền ra tới dinh Quảng Nam bình an vô sự. Đoàn Phong làm thủ tục chuyển giao phạm nhân, sau đó cả bọn trở về cửa Hàn với bọn trẻ. Hơn một năm đi vắng, thấy Hồng Liệt và Văn Hiến trở về, bọn trẻ vui mừng rơi nước mắt. Chúng nhảy nhót reo hò, chúng xúm lại ôm hôn, chúng hỏi han đủ điều... Hồng Liệt cũng xoa đầu, ôm hôn lại chúng. Xong, chàng bế bé Út lên, hôn má nó mấy cái liền rồi hỏi:

- Út ở nhà một năm nay học được bao nhiêu chữ rồi? Chị hai có dạy Út học đều không?

Út Nhi vừa khóc vừa nói:

- Có. Chị hai bắt bọn em học nhiều hơn lúc anh cả còn ở nhà nữa đó. Mà sao anh cả và anh hai đi lâu quá vậy? Bọn em ở nhà nhớ hai anh quá chừng chừng.

Hiền Nhi chạy lại nắm tay Văn Hiến, nước mắt vẫn còn lưng tròng, rồi nàng đi chung quanh chàng nhìn thật kỹ từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Văn Hiến mỉm cười hỏi:

- Em làm gì mà xem xét anh kỹ dữ vậy Hiền Nhi?

Hiền Nhi lau nước mắt, nở nụ cười bẽn lẽn đáp:

- Coi thử anh hai có bị thương ở đâu không. Em cũng vừa kiểm tra anh cả xong. Cả hai anh đều lành lặn hết phải không?

- Tất nhiên rồi. Có lẽ nhờ em ở ngoài này vẫn cười luôn phải không?

Hiền Nhi mắc cỡ nói:

- Anh hai chọc quê em hoài.

Nói rồi, nàng quay qua chào bọn Đoàn Phong:

- Các anh mà phối hợp lại thì có lẽ trên đời này không còn một lực lượng nào có thể thắng nổi nữa. Tất cả đều vô sự phải không Phong huynh?

Đoàn Phong cười đáp:

- Vâng, cảm ơn cô gái. Cô làm cái gì khao quân đi chứ?

Hiền Nhi vui vẻ nói:

- Tất nhiên rồi. Các anh cho em một tí thời gian nhé.

Bỗng nàng thấy Đại Bằng bế một đứa trẻ trên tay thì vội reo lên:

- Ủa, Bằng huynh bế con của ai vậy? Trời ơi, cho em xem nào!

Đại Bằng đưa Tiểu Phi cho Hiền Nhi:

- Nó bị bỏ rơi trong ngày loạn lạc, đám đệ tử nhặt được nên anh mang nó về nuôi.

- Tội nghiệp thật! Nhưng nó được anh nhận về nuôi thì cũng phúc đức lắm rồi.

Nàng nựng đứa bé một lúc rồi trao lại cho Hồng Nhi bế để Đại Bằng nghỉ ngơi. Nàng sai Việt Nhi và Thảo Nhi lấy ngựa chạy nhanh ra chợ Cửa Hàn mua thực phẩm và rượu. Bọn trẻ ở trại thì đi hái những rau quả trồng sau vườn, bao nhiêu cá chúng bắt được còn rộng trong các chum cũng đem ra làm thịt tất. Một canh giờ sau, một bữa ăn thịnh soạn được bày ra nơi phòng luyện võ. Mọi người cùng đám trẻ ngồi thành vòng tròn lớn ăn uống vui vẻ mừng ngày đoàn tụ.

Hôm nay đúng ngày mười sáu, sau bữa cơm đoàn tụ của đại gia đình, Hiền Nhi lại bày một cuộc rượu ở sau vườn để các anh uống rượu ngắm trăng. Mọi người sau những ngày gian lao vào sinh ra tử, nay bình an trở lại quê nhà ngồi thong thả uống rượu ngắm trăng thế này, trong lòng không khỏi lâng lâng vui sướng. Đoàn Phong nâng ly rượu lên nói:

- Chúng ta cùng uống mừng mã đáo thành công.

Mọi người cạn ly. Đại Bằng nói:

- Lời thề trước mộ gia đình Võ gia và Trần gia hôm nọ coi như chúng ta đã hoàn thành hơn phân nửa, cũng tạm để an ủi vong linh hai nhà.

Hồng Liệt tiếp lời:

- Còn tên Trần Đại Chí nữa. Tôi sẽ theo sát hắn để dò xem tên chủ mưu đứng đằng sau vụ thảm sát nhà họ Võ rồi bắt cả bọn cùng đền tội.

Ngô Mãnh nói giọng chắc nịch:

- Ngoại trừ Trương Phúc Loan ra thì còn ai vào đây nữa? Việc cần làm là tìm cho được chứng cứ mà thôi.

Văn Hiến lên tiếng:

- Hôm nọ nghe bọn Diệp Sanh Ký nói Trần Nguyên Hào đã ôm thanh Ô Long đao nhảy xuống một cái hồ nào đó mà nước rất lạnh và xoáy mạnh đến độ không thể lặn sâu xuống được. Chúng ta phải tìm xem hồ đó ở đâu. Biết đâu chừng sẽ có tung tích của Trần huynh. Còn con bạch mã chở hai mẹ con nhà Võ Trụ nữa, chúng ta phải tìm cho ra họ trước. Nếu để bọn chúng nhổ cỏ tận gốc thì tội nghiệt của chúng ta không nhỏ đâu.

Hồng Liệt nói:

- Đằng nào chúng ta cũng phải vào chỗ chú Hữu Dụng để lấy lại mấy con ngựa, chúng giờ là di vật của Võ Trụ huynh rồi.

Đoàn Phong nhắc:

- Hoàng Kim Phụng sẽ ghé thuyền vào đầm Hải Hạc để thăm nhà, chúng ta có thể đi với hắn. Việc tìm kiếm sau này trông cậy vào các bạn. Tôi và Ngô Mãnh sẽ lo vụ Trương Phúc Loan.

Hiền Nhi từ trong nhà mang ra thêm một bình rượu đã hâm nóng. Nàng rót ra chung cho mọi người. Hồng Liệt bảo:

- Hiền Nhi ngồi xuống uống với bọn anh một chút cho vui. Đồ gàn ngươi làm một bài thơ cho cuộc rượu khải hoàn hôm nay để mừng chiến thắng và cảm ơn Hiền Nhi đã có công chiêu đãi chúng ta đi.

Hiền Nhi “dạ” một tiếng nhỏ rồi ngồi xuống. Văn Hiến nâng ly rượu lên, cao giọng ngâm:

Khủng văn huyết mãn Bích Khê trang

Bạt kiếm lục bằng thệ diệt gian

Nhất nộ Biên thành tru tặc đảng

Hàn môn hỉ tửu khải hoàn lang.

Dịch:

Lòng kinh khiếp khi nghe tin máu nhuộm Bích Khê trang

Tuốt kiếm ra, sáu người bạn cùng thề sẽ giết quân gian

Thành Trấn Biên chỉ một cơn nổi giận đã tiêu diệt đảng cướp

Nơi cửa Hàn có người bày cuộc rượu đón mừng những chàng trai thắng trận trở về.

Hiền Nhi vỗ tay, mọi người cũng vỗ tay theo. Đoàn Phong nói:

- Hay quá! Trương huynh làm thơ như uống rượu vậy, thật nhanh mà thật ý tứ. Bài thơ hôm nọ của Bằng huynh là sự mở đầu, còn bài này là sự kết thúc.

Hiền Nhi cười nói:

- Phong huynh là người văn võ song toàn, huynh cũng làm tặng mọi người một bài thơ đi.

Đoàn Phong cười ha hả nói:

- Cô đừng có làm khổ tôi. Ai bảo với cô là tôi văn võ song toàn vậy?

- Hiền Nhi nhận thấy như vậy và tin chắc là vậy. Không ai bảo cả.

- Cô gái này thật là... Dù sao tôi cũng cảm ơn nhận xét tốt đẹp của cô, nếu từ chối thì sẽ phụ hảo tâm, hảo ý đó nhưng có điều tôi không thích thơ Đường luật. Tuyết Hoa vợ tôi dạy mãi mà tôi cũng không nhớ được, làm ra chỉ sợ mọi người cười chết ngất thôi.

Ngô Mãnh đã từng nghe Đoàn Phong ngâm thơ trong những khi tửu hứng nên nói chêm vào:

- Không ai cười đâu. Cứ coi như anh đang ngâm thơ cho tôi nghe như mọi lần là được.

- Anh với tôi là bọn thảo mãng thì xá gì, nhưng đây còn có Bằng huynh, Hùng huynh, Văn Hiến và cô học trò nhỏ này nữa đó.

Hiền Nhi nói:

- Phong huynh an tâm đi, nếu có ai cười Hiền Nhi sẽ cắt phần rượu của người đó.

Mọi người bật cười vì câu nói của Hiền Nhi. Đoàn Phong đành trổ tài.

- Vậy được, cảm xúc từ khung cảnh và bài thơ của Bằng huynh đêm hôm trước tôi vẫn giữ mãi, xin mượn từ và ý trong đó để làm của riêng nhé.

Rồi chàng cao giọng ngâm:

Vân vụ sơn đầu nguyệt mãn thiên

Thanh phong dã thượng tải phương liên

Liên trì dục nguyệt văn tiên tiếu

Dạ đáo vô chung diệc niệm thiền

Phong vũ hốt cuồng hoa lạc tận

Huyết mãn Liên Trì biên cốt khô

Ma ảnh phiêu phiêu Long Cốt hận

Tiếu khốc thê thê lãnh nguyệt hồ.

Dịch:

Mây mù trên đỉnh núi, trăng sáng khắp bầu trời

Làn gió mát thổi qua cánh đồng mang theo hương sen

Trăng tắm dưới ao sen vẳng nghe tiếng cười của tiên nữ

Đêm đến không tiếng chuông vẫn thấy lòng thanh tịnh.

Chợt bão tố cuồng phong nổi lên hoa sen rụng hết

Máu nhuộm Liên Trì xương khô chất đầy bên bờ

Bóng ma vất vưởng ở núi Long Cốt còn ôm mối hận

Tiếng khóc cười thê lương những đêm trăng lạnh trên hồ.

Đoàn Phong vừa ngâm dứt bài thơ, không khí vui nhộn của cuộc rượu bỗng chùng xuống. Hình ảnh thương đau của hai vụ thảm sát lại hiện lên trong tâm trí mọi người. Hiền Nhi rươm rướm nước mắt nói:

- Bài thơ nghe thật cảm xúc. Âm hưởng hết sức dạt dào, Hiền Nhi nghe mà không ngăn được nước mắt. Tuy không đúng luật nhưng với Hiền Nhi thì đây đúng là một tuyệt tác.

Đoàn Phong nói:

- Cảm ơn cô gái. Do cô là người nhạy cảm lại tốt bụng nên mới thấy vậy mà thôi.

Kim Hùng tán thành ý kiến của Hiền Nhi:

- Đúng vậy. Bỏ qua chuyện luật lệ Đường thi gì gì đó đi, bài thơ của Phong huynh quả thật là đầy cảm xúc. Tôi rất thích.

Đoàn Phong cười nói:

- Quả tình khi làm thơ tôi không thích bị bó buộc trong vấn đề tuân thủ niêm luật, nó khiến cho kẻ làm thơ mất đi sự phóng túng, thoải mái.

Đại Bằng phản đối:

- Ba người nói thế tôi không đồng ý. Phong huynh đừng giận nhé.

Đoàn Phong mỉm cười:

- Xin anh cứ tự nhiên, nhân cuộc vui chúng ta cứ thẳng thắn trao đổi để hiểu nhau hơn.

- Theo tôi, cuộc chơi nào cũng có lề luật của nó. Đã là Đường thi thì phải tôn trọng qui luật của Đường thi. Còn không thì nên chọn thể thơ khác. Cũng như một quốc gia vậy, trên có vua dưới tất có thần tử. Tôn ti này vốn được ràng buộc bởi những lề luật gọi là “tam cương” và “ngũ thường”. Nếu thoát ra ngoài lề luật đó tất rơi vào phản loạn, đại nghịch. Người quân tử không làm điều này.

Kim Hùng lên tiếng cãi:

- Anh thì lúc nào cũng tam cương với ngũ thường. Tôi ủng hộ lối suy nghĩ phóng khoáng của Phong huynh. Đồng ý là mọi cuộc chơi cũng như mọi tổ chức, quốc gia đều phải có lề luật riêng, nhưng nếu lề luật đó bó buộc con người vào một khuôn khổ không thể chấp nhận được thì chúng ta hoặc phải loại bỏ hoặc phải sửa đổi nó đi. Không thể cứ bo bo giữ hoài một luật lệ cũ rích đã có từ ngàn xưa do người thượng cổ đặt ra được.

Ngô Mãnh vỗ tay nói:

- Hay lắm! Mãnh tôi là tên võ biền, không dám lạm bàn về thơ văn nhưng nghe Hùng huynh nói tôi quả thấy khoái chí vô cùng. Đời người ngắn ngủi, sao không sống cho thoải mái mà lại cứ bó mình vào những luật lệ khô cứng không cần thiết? Ví như uống rượu, sao không nâng bát lớn hoặc ôm cả vò mà nốc cho sảng khoái, việc gì cứ phải lỉnh kỉnh chén ngọc mâm vàng thì mới là rượu ngon?

Đại Bằng nhìn Kim Hùng nghiêm sắc mặt nói:

- Nói thế không đúng. Nghề chơi cũng lắm công phu. Không công phu thì cuộc chơi sẽ không thú vị, không công phu thì người chơi sẽ không bao giờ được biết thế nào là sự tuyệt đỉnh của nghệ thuật. Có xả thân, có dâng hiến mới tìm được giá trị đích thực cần đạt đến. Còn về mặt xã hội, nói như chú thì đạo của người quân tử đành xếp xó ư?

Kim Hùng lại phản đối:

- Anh thì lúc nào cũng khư khư giữ cho đúng cái đạo quân tử của ngài Khổng phu tử. Mà không biết cái đạo ấy có phải thực là của ngài không, hay lại là của bọn vua quan nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống... sau này biên chế ra để phục vụ cho mục đích của chúng? Em thì chuộng phong cách của những chàng hiệp sĩ chúng ta hơn.

- Phong cách hiệp sĩ của chúng ta là thế nào chú nói anh nghe thử?

- Em không biết diễn tả thế nào cho đúng nhưng rõ ràng là người hiệp sĩ của chúng ta cũng cứu khốn phò nguy, kiến nghĩa dũng vi. Tuy nhiên cuộc sống của họ thật hào sảng, khoái hoạt, không gò bó, cúi đầu.

Đoàn Phong nói:

- Nghe anh Đại Bằng hỏi về tính cách của người hiệp sĩ làm tôi nhớ lại lần đầu tiên gặp Võ Trụ huynh ở chùa Thiên Mụ năm trước. Khi ấy Võ Trụ huynh đang giải thích cho tên đồ đệ về sự hòa đồng tam giáo Nho, Thích, Lão và có đúc kết lại tính cách của người hiệp sĩ trong xã hội đương thời của chúng ta. Thật đơn giản nhưng chí lý và thâm sâu.

Đại Bằng giục:

- Phong huynh nói lại nghe đi.

Đoàn Phong uống cạn chung rượu như để tưởng nhớ đến người bạn quá cố rồi nói:

- Lúc đó, anh ấy nói: “Người hiệp sĩ mà xã hội hiện thời của chúng ta đang ca tụng mang sự hòa hợp chung của ba đạo Nho, Thích, Lão. Người hiệp sĩ có cái khí tiết quân tử, đức độ trung dung của Nho giáo, có tính ung dung tự tại của Lão giáo, có cái tâm từ bi của Phật giáo và tấm lòng nhân bản của Việt Nho nguyên thủy”.

Kim Hùng và Ngô Mãnh đồng vỗ tay:

- Chí lý! Chí lý!

Đại Bằng cũng gật gù tán thành:

- Đúng là lời cao luận.

Đoàn Phong cười nói:

- Cũng nhờ lời cao luận đó mà chúng tôi quen nhau. Hà! Nay thì anh ấy đã ra người thiên cổ. Thật đáng hận.

Hiền Nhi từ bé đã được Văn Hiến dạy cho chữ nghĩa văn chương nên với nàng, ý kiến của Văn Hiến luôn là khuôn vàng thước ngọc. Nàng bèn hỏi:

- Về luật thơ thì ý anh hai thế nào?

Văn Hiến đáp:

- Thơ Đường luật do người sống ở đời Đường bên Tàu đặt ra để qui định cách sáng tác riêng trong cuộc chơi thơ của họ. Ai thích thì cứ theo đúng luật mà chơi, ai không thích thì tìm thể thơ khác. Anh Đại Bằng lúc nãy nói rất đúng, ngày xưa anh hai cũng luôn giữ mô thức sống như vậy nhưng hơn một năm nay, trải qua nhiều biến cố cũng như sau mấy tháng gặp lại sư phụ và sư Phật Chiếu với bao nhiêu lời giáo huấn, cái nhìn của anh hai về cuộc sống và xã hội đã khác đi nhiều rồi. Bài thơ của Phong huynh đã phản ảnh đúng tâm hồn và cảm xúc của anh ấy, do đó nó dễ thâm nhập vào lòng người hơn. Và đó mới là điều quan trọng, còn những chi tiết khác như luật lệ chỉ là thứ yếu thôi. Xã hội mỗi thời mỗi khác, con người cũng vậy, tri thức và tâm thức cũng biến đổi theo thời gian, không gian cho nên mọi luật lệ cũng cần phải thay đổi để phù hợp. Đó là sự biến dịch. Dịch biến để thông, không biến sẽ bị cùng, bị tắt. Nếu mãi bó mình theo luật lệ do người khác đặt ra thì chắc chắn sẽ không làm được bài thơ hay như thế. Huống chi luật Đường thi là của Tàu, vậy hà cớ gì chúng ta là người Việt mà lại cứ chăm chăm giữ đúng luật? Hơn nữa, cứ bắt buộc đúng theo niêm luật sẽ làm khó cho những ai không rành về nó.

Hồng Liệt nhảy dựng lên vỗ tay nói:

- Hay lắm! Từ nay ta không thể gọi ngươi là đồ gàn được nữa rồi.

Đại Bằng tỏ vẻ bực bội:

- Chú nói thế sao được? Bài thơ của Phong huynh rõ ràng là thất ngôn bát cú mà. Đó là thể thơ Đường luật. Đã là thơ Đường luật thì phải tuân thủ đúng niêm luật của nó. Tuân thủ luật mà thơ vẫn hay, đó mới là cách chơi của bậc cao sĩ.

Văn Hiến nói:

- Em không bác bỏ việc tuân thủ luật thơ, nhưng thơ bảy chữ tám câu đâu nhất thiết phải là thơ Đường luật. Giờ đã là thời Vua Lê, Chúa Nguyễn chứ đâu còn là thời của Đường Minh Hoàng trị vì. Thời nay là thời của những hiệp sĩ tiêu diêu tự tại như Võ Trụ huynh đã nhận xét, không còn là thời của quân tử hay hảo hán bó gối khép mình nữa rồi.

- Nói như thế chẳng khác nào chú đang chối bỏ hết mọi giá trị luân lý, kỷ cương mà xưa nay chúng ta vẫn tôn vinh.

- Có lẽ chúng ta nên làm vậy, làm một cách từ từ để lột bỏ cái vỏ quân tử Hán đi và khoác chiếc áo hiệp sĩ Việt vào. Như thế dân Việt ta mới có cơ hội lớn mạnh, tự cường được.

- Vậy thì theo chú bài thơ của Phong huynh thuộc thể thơ gì?

- Thoát khỏi luật lệ gò bó đó là sự tự do. Là thể thơ tự do vậy.

Ngô Mãnh vỗ tay đánh “bốp” một tiếng:

- Hay lắm! Tự do! Người sống tự do để uống rượu và làm thơ tự do.

Đoàn Phong cũng tán thành:

- Cao luận! Đoàn Phong tôi xin kính cẩn lắng nghe và ghi nhớ để làm người.

Kim Hùng vỗ vai Văn Hiến cười ha hả nói:

- Được, tốt lắm! Anh mừng cho chú đã có sự thay đổi lớn.

Đại Bằng định lên tiếng phản đối tiếp nhưng thấy mọi người đều ủng hộ ý kiến của Văn Hiến nên lại thôi. Hiền Nhi có chút cảm thông với Đại Bằng nên rót rượu ra các chung nói:

- Thôi, các anh đừng tranh luận nữa. Uống ly rượu khải hoàn này đi, chính tay Hiền Nhi rót mừng đấy.

Đoàn Phong nheo mắt nhìn Hiền Nhi:

- Đây là ý tứ trong câu kết của bài tứ tuyệt mà Trương huynh vừa ngâm phải không? Năm người chúng tôi xin được uống ké vậy.

Hiền Nhi tròn xoe mắt ngạc nhiên hỏi:

- Sao Phong huynh lại nói năm người uống ké?

Đoàn Phong mỉm cười ý nhị:

- Thì câu kết rằng “Hàn môn hỉ tửu khải hoàn lang”, không phải là cuộc rượu của người hiền nữ mừng đón tình lang của mình về sao? Năm chúng tôi không phải là những người được uống ké thì là gì?

Hiền Nhi đỏ mặt:

- Không phải! Chữ “lang” của anh hai là chỉ các chàng trai nói chung chứ đâu phải là tình lang. Phong huynh...

Đoàn Phong cướp lời:

- Cho nên tôi mới nói Trương huynh còn tài hơn cả Tào Thực. Trong chớp mắt đã làm được bài thơ theo yêu cầu của Đinh huynh, lại còn khéo léo chơi chữ để dành tặng riêng cho Hiền Nhi nữa.

Nói xong chàng cười ha hả. Hiền Nhi nghe Đoàn Phong nói thế thì đỏ mặt thẹn thùng. Nàng bối rối cãi:

- Là Phong huynh nghĩ ác cho Hiền Nhi đó thôi. Anh hai làm gì có ý đó.

Xong nàng vụt đứng lên bỏ chạy vào nhà. Năm chàng trai nhìn theo cười lớn. Văn Hiến nhìn Hồng Liệt bằng một thái độ hết sức nghiêm túc.

- Nhờ ngươi giúp ta một chuyện.

Hồng Liệt hỏi:

- Chuyện gì?

- Chuẩn bị tinh thần giùm cho Hiền Nhi. Ta muốn chính thức cầu hôn nàng.

Hồng Liệt vì đã nghe Văn Hiến nói về việc này rồi nên không tỏ vẻ ngạc nhiên lắm. Riêng bốn chàng trai còn lại thì có chút bất ngờ. Sau đó, không hẹn mà cả năm người cùng bưng chung rượu Hiền Nhi vừa rót lúc nãy lên cười vui vẻ. Đoàn Phong nói:

- Chúc mừng, chúc mừng! Hỉ sự này càng sớm càng tốt nhé. Hôm nay uống trước ly này đi đã.

Đại Bằng nói:

- Như vậy ly rượu khải hoàn trở thành ly rượu cầu hôn rồi. Hay lắm! Xin chúc mừng chú.

Trong đêm trăng thanh vắng ở cửa Hàn, sáu chàng trai cụng chén nghe “coong” một tiếng thật giòn.

*****


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx