Đang nói chuyện hôm ấy ở nhà Vũ Học, Sái Kinh sai người hầu hỏi tên viên quan ngồi nhìn trần nhà không chịu nghe giảng binh pháp là ai,mới biết người đó là La Tiễn, quê quán ở Đạt Châu quận Vân Nam, hiện giữ chức Vũ Học dụ. Sái Kinh giận tím người, định quát tháo thì nghe báo có xa giá thiên tử đến. Sái Kinh đành bỏ qua chyện ấy, dẫn bách quan ra nghênh đón. Thiên tử bước xuống, các quan đều múa lạy tung hô. Đạo quân hoàng đế vừa giảng võ xong; quan Vũ Học dụ La Tiễn không chờ Sái kinh lên tiếng, bè bước lên phủ phục tâu rằng:
-Tiểu thần La Tiễn giữ chức Vũ học dụ mạo muội muôn lần tội chết, xin kính cẩn trình bệ hạ soi xét về việc gian tặc Vương Khánh làm loạn ở vùng Hoài Tây. Bọn chúng dấy loạn đến nay đã năm năm, quan quân không đánh dẹp nỗi. Các viên Đồng Quán, Sái Du vâng mệnh đến Hoài Tây đánh dẹp bị thua bại, quân lính không còn môt tên. Bọn họ sợ tội không dám tâu thật lên bệ hạ, nói là quân sĩ không quen thủy thổ, xin tạm lui binh. Vì thế mới dẫn đến mối lo lớn hiện nay. Thế lực của bọn Vương Khánh ngày càng mạnh. Tháng trước đây bọn Vương Khánh đã kéo đến đánh phủ vùng quê thần ở quân Vân An, cướp bóc, hãm hiếp, chém giết gây tội ác thâm độc không nói hết. Bọn chúng đã chiếm giữ tám mươi sáu thành, châu, huyện. Sái kinh là đại thần phụ chính, để con là Sái Du làm hao quân tổn tướng, nhục nước tan quân. Vậy mà hôm trước khi thánh giá lâm ngự, viên ấy vẫn điềm nhiên ngồi trên ghết cao mà giảng dạy binh pháp, khoe khoang không xấu hổ. Thật là càn dỡ không chút lương tâm! Cúi xin bệ hạ trị tội tên tặc thần đã làm lỡ việc nước, chọn người làm tướng, định ngày xuất quân, cấp tốc lên đường cứu sinh dân khỏi chốn lầm than, giữ xã tắc muôn đời bền vững. Như thế thần dân thiên hạ được may mắn lắm.
Tống Huy Tông nghe tâu xong cả giận, nặng lời quở trách tội che giấu của bọn Sái Kinh. Nhưng Sái kinh khéo lựa lời biện bac nên chưa bị trị tội. Thiên tử do tực chốc lát rồi lên xa giá về cung. Ngày hôm sau lại có thái thú Hào Châu là Hầu Mông nhân về kinh chờ sai phái, đã dân thư thẳng thắng vạch tội bọn Đồng Quán, Sái Du làm nhục nước tan quân. Một mặt Hầu Mông khen ngợi Tống Giang là người tài lược nhiều lần lập kỳ công: đi đánh quân Liêu trở về, lại dẹp yên loạn Điền Hổ ở Hà Bắc, khải hoàn về kinh. Thế lực bọn Vương Khánh hùng mạnh, Hầu Mông xin thiên tử ban thưởng cho bọn Tống Giang rồi sai Tống Giang đưa người ngựa đi Hoài Tây dẹp loạn Vương Khánh, tất lập được công lớn.
Huy Tông hoàng đế tấu chuẩn tấu, xuống sắc chỉ giao cho quan sảnh viện bàn việc phong quan tước cho anh em Tống Giang. Quan sảnh viện cùng bạn bạc với Sái Kinh rồi tâu lên:
-Bọn Vương Khánh đem quân đến đánh phá Uyển Châu, gần đây lại có văn thư cáo cấp của báo nơi là Vũ Châu, Đái Châu và Lai huyện. Đó là những châu huyện thuộc Đông Kinh, gần đất kinh sư, xin bệ hạ xuống chiếu lệnh cho bọn Trần Quán, Tống Giang không cần phải đem quân về kinh mà đưa quân mã ruổi gấp đến cứu viện cho Vũ Châu và các nơi nói trên. Bọn thần xin tiến cử Hầu Mông giữ chức hàn quân tham mưu. La Tiễn vốn có hiểu biết thao lược, nên sai cùng Hầu Mông đến quân doan của Trần Quán để tuỳ tiện sử dụng. Bọn Tống Giang vì đang đi chinh thảo, chưa tiện thăng quan ban tước, đợi khi thắng giặc Hoài Tay trở về sẽ châm chước nghị bàn phong thưởng.
Nguyên là Sái Kinh biết Vương Khánh có binh hùng tướng mạnh, nên đã cùng bọn Đồng Quán, Dương Tiễn, Cao Cầu bàn nhau cố ý đưa Hầu Mông, La Tiễn theo việc quân phò tá cho Trần Quán. Nếu Tống Giang thua trận thì Hầu Mông, La Tiễn không có cách nào thoát tội. Bấy giờ sẽ thả một mẻ lưới bắt bọn hết. Đạo quân hoàng đế chuẩn y lời tâu cúa bốn tên tặc thần, sai Hầu Mông, La Tiễn mang chiếu sắc cùng các thứ đồ thưởng vàng bạc, gấm vóc, áo bào, áo giáp, ngựa chiến, ngự tửu lên đường đi Hà Bắc tuyên đọc chiếu dụ cho bọn Tống Giang. Lại sắc cho Lại bộ bổ nhiệm các quan viên chánh phó các phủ châu huyện ở Hã Bắc mới thu phục được, định ngày đến lỵ sở nhậm chức.
Đạo Quân hoàng đế xét việc chính sự đã xong, bọn Vương Phủ, Sái Dụ lại khuyên vua đến đồi Cấn Nhạc xem hát múa giải sầu, chuyện ấy không phải nói đến.
Lại nói chuyện Hầu Mông vâng mệnh mang chiếu sắc đồ thưởng của thiên tử đến ban cho các tướng sĩ. Tất cả đóng gói chở đầy trên ba mươi lăm cỗ xe, rời Đông Kinh đi về Hà Bắc. Chuyện trên đường không có gì đáng nói.
Một ngày kia đoàn người ngựa, xe cộ vượt qua núi Hồ Quan phủ Chiêu Dức tiến vào châu Uy Thắng, cách thành hơn hai mươi dặm thì gặp quan quân áp giải Diền Hổ. Trước đó Tống Giang đã tiếp được chiếu sắc cho phép đem quân về kinh. Quỳnh Anh lo liệu cải táng phần mộ cúa mẹ, hiện cũng đã về. Tống Giang viết sẵn biểu văn tâu lên triều đình về sự tích trung hiếu tiết nghĩa của mẹ con Quỳnh Anh, đã cùng với Diệp Thanh có công trong việc bắt Điền Hổ, cùng là việc bọn Kiều Đạo Thanh, Tôn An quy thuận triều đình có công dẹp giặc. Mọi việc chuẩn bị đã xong. Tống Giang sai Trương Thanh, Quỳnh Anh, Diệp Thanh đem quân áp giải Điền Hổ lên đường đi trước.
Bấy giờ Trương Thanh tiến lên trước đoàn quân, chào đón tham mưu Hầu Mông và La Tiễn. Mọi người chuyện trò, thăm hỏi, đã xong, Trương Thanh sai quân thám mã ruỗi ngựa trở lại báo cho Trần an phủ và Tống tiên phong biết tin. Trần Quán và Tống Giang dẫn các tướng ra ngoài thành nghênh tiếp sứ bộ. Bọn Hầu Mông bưng sắc chỉ của thiên tử đi vào thành đặt lên hưng án ở Long Định Trần Quán cùng Tống Giang và các tướng xếp hàng tề chỉnh rồi quỳ gối hướng về phía bắc. Quan lễ nghi Bùi Tuyên quát: "Lạy!". Mọi người theo đúng nghi lễ lạy đón chiếu sắc của thiên tử. Lạy xong, Hầu Mông quay mặt về hướng nam, đứng về bên trái hương án, mở chiếu thư tuyên đọc:
"Lời chế rằng: Trẫm cai trị muôn dân theo phép lớn, kính trời noi gương người xưa, kế thừa cơ nghiệp to lớn, là nhờ có công lao của các bề tôi hùng kiệt dốc lòng phù tá. Gần đây ở biên thùy nẩy sinh nhiều sự đang lo ngại, thế nước chông chênh. Ngươi tiên phong sứ Tống Giang và các viên khác vượt núi băng ngàn, trải bao gian nguy hiểm trở, đã lập công bắt giặc, khôi phục yên bình cho các địa phương bị quân giặc chếm giữ, thực trẫm được nhờ ơn rất lớn.
Nay trẫm đặc sai tham mưu Hầu Mông mang chiếu thư đến, ban cho an phủ sứ Trần Quán cùng Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa và các tướng vàng bạc, áo gấm, ngựa tốt, áo giáp và ngự tửu đế biểu dương công trạng của các người.
Nay lại có bọn giặc Vương Khánh dấy loạn ở miền Hoài Tây, làm nghiêng đổ các thành trì cúa trẫm giết hại thần dân, cướp phá biên thuỳ làm lay chuyến Tây Kinh. Trẫm theo lệ trước, sắc phong cho Trần Quán làm an phủ sứ, Tống Giang làm Bình Tây đô tiên phong, Hầu Mông làm hành quân tham mưu.
Ngày nào chiếu thư ban đến, các viên nói trên phải thống lĩnh người ngựa, ngày đêm ruổi gấp đến cứu viện cho Uyển Châu. Tướng sĩ các ngươi phải ra sức dốc tận lòng trung, để tâu công dẹp giặc, trẫm sẽ xem xét phong quan ban tước. Các viên đầu mục khác trong ba quân, nếu thưởng vật chưa có đủ để ban phát thì cho Trần Quán được phép mở lấy tiền bạc vật phẩm trong các kho công chủa các châu huyện ở Hà Bắc để cấp thưởng, rồi lập khai sách tấu lên. Bọn các ngươi hãy kính tuân! Nay đặc dụ.
Niên hiệu Tuyên Hòa năm thứ 5 (1124)
tháng tư, ngay..”
Hầu Mông tuyên đọc chiếu thư xong, Trần Quán, Tống Giang và các tướng cùng hô vạn tuế, vái lạy tạ ơn thiên tử. Lễ xong, Hầu Mông lấy các đồ thưởng vàng bạc, gấm vóc, chiếu theo danh sách các tướng sĩ mà ban phát. Trần an phủ, Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa mỗi người được ban vàng tốt năm trăm lạng, gấm vóc mười tấm, áo gấm một chiếc, ngựa tốt một con, ngự tửu hai bình. Bọn Ngô Dụng ba mươi tư viên chánh tướng, mỗi người được ban vàng hai trăm lạng, vóc màu bốn tấm, ngự tửu một bình. Số vàng bạc còn lại, theo ý cúa Trần an phủ, đợi quân các nơi về đủ sẽ đem chia đều cho mọi người. Tống Giang lại ra lệnh cho Trương Thanh, Quỳnh Anh, Diệp Thanh dẫn quân áp giải Điền Hổ, Điền Báo, Điền Bưu về kinh sư. Công Tôn Thắng xin Tống tiên phong giữ lời hứa tu sửa cho năm pho tượng rồng trong miếu Long thần ở núi Ngũ Long. Tống Giang bèn cho đắp sửa các tượng rồng ở miếu sơn thần nói trên.
Tống Giang sai Đái Tôn, Mã Linh đi khắp các phủ lộ chiếu dụ tướng sĩ giữ thành, hễ khi có quan mới đến nhận chức thì bàn giao công việc để về dinh chủ suý hội quân đi đánh giặc Vương Khánh. Trong thời gian Tống Giang làm nốt việc chuẩn bị, các tướng tá giữ thành các phủ lộ bàn giao xong công viêc cũng lục tục đem quân về. Tống Giang cho đem vang bàc được ban thưỡng chia đều cho quân sĩ, lại sai Tiêu Nhượng, Kinh Đại Kiên soạn văn khắc bia đá để ghi chiến công dẹp yên loạn Điền Hổ. Ngày năm tháng năm, đúng ngày tết Thiên trung Tống Giang giao cho Tống Thanh bày tiệc lớn chúc mừng cuộc thái bình. Trong đại tiệc hôm ấy, Tống Giang mời Trần an phủ ngồi ghế nhất. Hầu Mông, La Tiễn và các viên quan mới đến nhậm chức trấn thủ các châu phủ cùng các phó quan châu Uy Thắng ngồi ghế tiếp theo. Anh em Tống Giang, ngoài Trương Thanh đã đưa quân đi trước, còn lại một trăm linh bảy chánh phó tướng, cùng mười bảy hàng tướng Hà Bắc là bọn Kiều Đạo Thanh, Tôn An, Biện Tường đều có mặt đông đú, chia ngồi ở hai bên. Trong bữa tiệc, Trần Quán, Hầu Mông, La Tiễn đều đứng dậy tán dương công lao đánh giặc của anh em Tống Giang. Tống Giang, Ngô Dụng và nhiều đầu lĩnh khác cảm kích trước những lời khen ngợi cúa các quan triều đình. Mọi người bàn luận chính sự, bày tỏ lòng trung thành. Trong ánh đèn nến huy hoàng, mọi nguời cùng nhau cạn chén, chuyện trò cởi mở thân tình, gần nửa đêm mới tan tiệc ra về.
Ngày hôm sau, Tống Giang, Ngô Dụng trù tính công việc một lần nữa, xuống lệnh chỉnh điểm binh mã, rồi từ biệt các quan bản châu, dẫn quân theo Trần an Phủ rời châu Uy Thắng tiến về phía nam.
Trên đường đi, quân sĩ không tơ hào xâm phạm tài sản của dân, trăm họ đem hương hoa đèn đuốc đứng đón hai bên đường, vái chào cảm tạ công ơn của anh em Tống Giang dẹp yên quân giặc khiến cho trăm họ lại thấy ánh mặt trời.
Tạm chưa nói đến chuyện Tống Giang đem quân đi dẹp giặc ở phía nam. Đây nói chuyện Một vũ tiễn Trương Thanh cùng Quỳnh Anh, Diệp Thanh áp giải xe tù chở bọn Điền Hổ về đến Đông Kinh, trước hết đưa trình thư cúa Tống Giang gửi trình Túc thái úy và chuyển đến Túc thái úy các đồ vàng bạc châu báu.
Túc thái úy vào triêu tâu lên thiên tử. Đạo quân hoàng đế khen ngợ mẹ con Quỳnh Anh trinh liệt hiếu thuận, giáng sắc đặc cách ban tước cho mẹ Quỳnh Anh là Tống thị làm Giới Hưu Trinh tiết huyện quân, sai quan sở tại dựng đền thờ biểu dương người trinh liệt, hàng năm xuân thu hai kỳ cúng tế. Phong cho Quỳnh Anh làm Trinh hiếu nghi nhân. Phong Diệp Thanh làm chính bài quân, lại thưởng năm mươi lạng bạc để biểu dương lòng trung nghĩa. Trương Thanh vẫn giữ nguyên chức cũ, chờ khi cả ba người theo Tống Giang đánh giặc Hoài Tây có công trở về thăng thưởng luôn thể.
Đạo quân hoàng đế truyền cho quan pháp ti đem ba tên phản giặc Điền Hổ, Điền Báo, Điền Bưu ra đầu chợ xử lăng trì.
Bấy giờ Quỳnh Anh ôm ảnh vẻ châng dung mẹ đến thưa với quan giám mã trảm xin cho treo trên pháp trường để thanh thoả mối thù riêng với bọn Điền Hổ. Phía dưới đặt một chiếc bàn, chờ đến khắc thứ ba giờ ngọ, sau khi Điên hổ đã bị khai đao róc thịt, Quỳnh Anh nhặt lấy thủ cấp đặt lên bàn; khóc to ba tiếng, lấy máu Điền Hổ làm lễ tế điện cho cha mẹ.
Câu chuyện của Quỳnh Anh mau chóng lan truyền trong dân chúng Đông Kinh. Ngày hôm ấy người các phường phố đến xem chật như nêm, nghe tiếng Quỳnh Anh khóc, ai nấy đều cảm thương rơi lệ.
Quỳnh Anh làm lễ tế điện xong liền cùng Trương Thanh, Diệp Thanh hướng về phía cửa khuyết vái lạy tạ ơn. Rồi đo
ba người rời Dông Kinh lên đường đi Uyển Châu giúp Tống tiên phong đánh giặc Vương Khánh, chuyện không cần nhắc đến.
Đây thuật lại lai lịch Vương Khánh từ nhỏ đến lớn: nguyên Vương Khánh là một viên phó bài quân trong phủ Khai Phong ở Đông Kinh, chuyên lui tới các nha môn nghe ngóng xúi bẩy kiện tụng đẻ kiếm chác, bòn rút hãm hại dân lành. Về khoản ấy ai cũng phải chịu nhận hắn là tay cự phách. Hắn nhờ một thầy địa lý phong thuỷ chọn cho ngôi đất thiêng có phúc sinh quý tử. Đám đất ấy nguyên là cúa một người trong họ đã táng mộ của gia nhân người ấy. Vương Hoạch bàn mưu với thầy địa lý làm đơn kiện nhận là đất hương hoả nhà hắn. Việc kiện tụng kéo dài suốt mấy năm. Nhà kia theo kiện đến khuynh gia bại sản vẫn không thắng nổi Vương Hoạch, phải rời bỏ Đông Kinh đi làm ăn nơi khác (về sau Vương Khánh dấy loạn bị tru di tam tộc, nhà ấy tuy cùng họ nhưng ở xa, lại được quan phủ xác minh là bị Vương Hoạch hãm hại nên được khỏi tội chết). Vương Hoạch đoạt được đất có ngôi đất quý bèn bốc mộ cha mẹ cải táng vào huyệt đất ấy, không bao lâu thì vợ có mang. Vương Hoạch ban đêm chiêm bao, thấy hổ vào nhà ngồi chồm hỗm ỡ phía tây. Bỗng có con thú đầu sư tử nhẩy vào vồ con hổ ấy cõng đi. Vương Hoạch tỉnh dậy cũng vừa lúc vợ chuyển dạ sinh Vương Khánh.
Vương Khánh từ nhỏ lêu lổng rong chơi, đến năm mười sáu, mười bảy tuổi sức vóc lớn khoẻ, không chịu học hành, chỉ ham thích các môn đánh thương, múa gậy, cưỡi ngựa, chọi gà. Hai vợ chồng Vương Hoạch chỉ có mình Vương Khánh là con trai, nên hết sức chiều chuộng. Khánh có làm điều gì càn dỡ cha mẹ cũng một mực bên che. Lâu dần thành tính, đến khi lớn lên không sao câu thúc được nưa. Vương Khánh đam mê cờ bạc, tửu sắc, vợ chồng Vương Hoạch răn dạy, nhưng đành chịu bó tay,mặc cho Khánh muốn làm gì tuỳ ý. Sau sáu bảy năm cờ bạc ăn chơi, Vương Khánh vung phí hết gia tài điền sản, chỉ còn một thân trần, xin sang làm phó bài quân ở phủ Khai Phong. Có chút it nguyệt bổng, Khánh mời bè họp bạn chè chén suốt ngày, không vừa ý điều gì thì vung châng múa tay đanh đá, người ngoài kiềng mặt sợ hãi, nhưng cũng có kẻ thấy hắn ngang tàng lại muốn giao du.
Một hôm, khoảng mờ sáng, Khánh vào phủ đánh trống điểm canh báo sáng, rồi lững thững ra phía cửa nam dạo chơi ở phố Ngọc Tân. Bấy giờ là năm Chính Hoà thứ 6 (1116) đời vua Tống Huy Tông, tháng ba đẹp trời, du khách đi lại trên đường đông như trẩy hội, ngựa xe quân lính nườm nượp như mây, đúng là
Thượng uyển khai hoa đê liễu miên,
Du nhân đội lý tạp thuyền quyên.
Kim lặc mã tê phươnhg thảo địa,
Ngọc lân nhân tuý hạnh hoa thiên.
Thượng uyển hồn đơm tơ liễ nghiêng.
Ngày xuân thấp thoáng bóng thuyền quyên.
Cương thắm vó thung đồng cỏ biếc,
Gác vàng nghiêng chén giấc mơ tiên.
Vương Khánh đi dạo một lúc trên phố, rồi tựa lưng vào gốc thuỳ dương bên bờ hồ, có ý chờ xem gặp ai quen thì rủ vào quán uống dăm chén. Một lúc sau, Vương Khánh thấy từ bờ hồ phía bắc một đoàn hơn mười viên ngu hầu, can biện, vú hầu, đầy tớ theo sau cỗ kiệu đang đi tới. Vương Khánh ngước nhìn thấy kiệu không buông rèm, bên trong có một thiếu nữ xinh đẹp như hoa đang ngồi ngắm phố xá bên ngoài. Vương Khánh là kẻ hiếu sắc, thấy thiếu nữ xinh đẹp thì tâm trí bay hết lên mây. Nhận ra đám đông can biện, ngu hầu ấy là người trong phủ cúa quan khu mật Đồng Quán, Vương Khánh bèn rảo bước theo sau đoàn kiệu đi về phía đồi Cấn Nhạc. Đồi này do Tống Huy Tông sai đắp ở góc đông bắc kinh thành. Ở đây đủ non kỳ đá lạ, thú quý cây già, lâu đài, đình hồ nhiều không kể xiết. Bên ngoài có tường son cổng cuốn có quân câm vệ canh giữ không khác gì hoàng cung, dân thường không ai dám đặt chân đến.
Đoàn tuỳ tùng dừng lại, các vú hầu dìu thiết nữ xuống kiệu. Một đoàn thướt tha yểu điệu đi đến cổng chính. Các viên nội thị cai quản đội cấm vệ dẫn lối cho thiếu nữ và đoàn tuỳ tùng đi qua. Thiếu nữ ấy tiểu danh là Kiều Tú, con gái Đồng Thế, em ruột Đồng Quán, lại là cháu ngoại của Dương Tiễn, được Đồng Quán nhận làm dưỡng nữ, nuôi dạy như con. Năm nay vừa đôi tám, đã hứa hôn với con trai của Sái Du, tức cháu dâu chưa cưới của Sái Kinh. Nhân khi thiên tử ở chơi hai ngày tại nhà Lý Sư Sư, từ mấy hôm trước Kiều Tú đã xin cha mẹ nuôi thi xếp cho mình được đến chơi đồi Cấn Nhạc. Đồng Quán báo trước với đội cấm quân, vì vậy khi Kiều Tú vào không ai dám ngăn cản. Kiều Tú dạo chơi các nơi trong khu đồi Cấn Nhạc lâu đến hơn nửa buổi không thấy ra. Vương Khánh đứng chờ mãi ngoài cỗng, thấy bụng đói cồn cào, bèn chạy đến một nhà hàng mua rượu thịt ăn uống, thấp thỏm chỉ lo người đẹp đi ra lúc nào không biết. Vương Khánh uống vội sáu bảy chén, rồi đứng dậy đi ngay không kịp trả tiền, chỉ móc túi lấy một thỏi bạc chừng hai tiền đưa cho tửu bảo, hẹn sẽ đến tính sau. Ra khỏi quán Vương Khánh quay lại cổng đồi Cấn Nhạc, chờ đợi hồi lâu nữa mới thây thiếu nữ gót sen nhẹ nhàng cùng các vũ hầu đi ra. Thiếu nữ không vội lên kiệu, thong thả dạo ngắm phong cảnh phía ngoài đồi Cấn Nhạc. Vương Khánh đánh bạo đi tới, ngước mặt nhìn, quả là một trang giai nhân mặt hoa phấn, sắc nước hương trời. Vương Khánh nhìn thấy người đẹp, bất giác tâm trí rối bời, gân cốt chùng nhão như tê dại, trong lòng bồn chồn rạo rực như bốc lửa. Một hồi lâu Vương Khánh cứ thờ thẫn đứng bên vệ đường như ngây dại. Kiều Tú đi lẫn trong đám người hầu, nhưng vẫn kịp đưa mắt liếc nhìn trang nam tử dáng điệu tài tử phong lưu, mắt phượng mày đen, như vẽ. Một lúc sau bọn can biện, ngu hầu quát thét dẹp đường, rồi các vú hầu đỡ Kiều Tú lên kiệu, người hầu đi bộ theo. Đoàn người kiệu vòng qua các phố, đưa chủ nhân đến thắp hương cầu phúc ớ nhạc miếu ngoài cửa Toan Táo.
Vương Khánh cũng đi theo cỗ kiệu đến Nhạc miếu. Ở đây người đi lễ đứng chật cả trong ngoài, nhưng khi Kiều Tú đến, phần đông nhận ra các viên can biện, ngu hầu ở phủ của Đồng khu mật, ai nấy đều đứng dẹp đường. Kiều Tú xuống kiệu, vào miếu thắp hương. Vương Khánh đã chen lên trước, nhưng sợ người hầu của Kiều Tú quát đuổi, nên không dám đến gần, bèn giả cách làm quen với người giữ miếu, sấn vào giúp đốt nến thắp hương, nhưng mắt vẫn như dán vào thân hình Kiều Tú. Kiều Tú cũng ý tứ liếc mắt đáp lại.
Nguyên con trai của Sái Du tuy là cậu ấm con cháu quan đại thần nhất phẩm, nhưng bẩm sinh bị tật ngớ ngẩn, Kiều Tú hỏi thì bà mối cũng xác nhận là đúng. Kiều Tú vì thế chán nản, than thân trách phận. Nay thấy Vương Khánh là gã phong lưu, khôi ngô tuấn tú, cô tiểu thư lá ngọc cành vàng cũng động lòng xuân. Viên ngu hầu họ Đổng ở phủ khu mật phát hiện ra Vương Khánh mắt la mày lét nhìn trộm Kiều tiểu thư, bèn giáng cho Khánh một tát nảy đom đóm rồi quát:
-Mi không biết người ấy là con ai sao? Mi chỉ là tên lính ở phủ Khai Phong mà cũng dám to gan chen vào đây? Đợi ta về bẩm với tướng công thì cái đầu lừa của mi rời khỏi cổ!
Vương Khánh chẳng dám ho he một lời, vội ôm đầu lủi ra khỏi miếu, miệng lẩm bẩm: "Thật mình ngu quá! Đúng là đũa mốc chòi mâm son!"
Tối hôm ấy Vương Khánh hổ thẹn, im hơi lặng tiếng về nhà. Ngờ đâu cô tiểu thư Kiều Tú, sau khi về phủ ngày đêm tưởng nhớ, rồi cho nữ tì tiền bạc sai đi tìm Đổng ngu hầu để dò hỏi tỉ mỉ về Vương Khánh. Con nữ tì ấy có quen người đàn bà họ Tiết, bèn bảo mụ ta dẫ Vương Khánh đi lén lối cổng sau, ma chẳng hay người không biết, đế vụng trộm ái ân với tiểu thư. Vương Khánh mừng quá, uống rượu suốt ngày, thật là chuyện nằm mơ cũng cũng dám tưỡng đến!
Thời gian thấm thoắt ba tháng trôi qua, đúng là "lạc cực sinh bi". Một hôm Vương Khánh nốc rượu say mềm, trong khi nói chuyện với chánh bài quân Trương Bân đã lỡ lời nói lộ ra, vì thế mà chuyện kín vỡ lở, tiếng đồn ra bên ngoài, không tránh khỏi lọt vào tai quan khu mật. Đồng Quán cả giận, nghĩ cách hạch tội để đuổi Vương Khánh đi xa, chuyện không cần phải nói.
Lại nói Vương Khánh vì việc bị phát giác, không dám lui tới phủ khu mật nữa. Một hôm Vương Khánh nhàn rỗi ở nhà, bấy giờ là hạ tuần tháng năm, thời tiết oi bức, Vương Khánh xách chiếc ghế đẩu ra ngồi đầu hè hóng mát, vừa đứng dậy vào nhà lấy chiếc quạt, bỗng thấy bốn chân ghế chuyển động, rồi đi từ ngoài hè vào trong nhà. Vương Khánh quát lớn:
-Quái thật! Nói đoạn co chân phải đá tung chiếc ghế. Vương Khánh kêu lên: "Ái dà, đau quá!"
Nếu Vương Khánh không đá chiếc ghết thì muôn sự có thể êm thấm, trót đá vào chiếc ghế, bao nhiêu tai ách gian truân ập đến. Đúng là:
Trời có mây gió thất thường,
Người có ngày đêm họa phúc.
Chưa biết Vương Khánh đá chiếc ghế ấy rồi vì sao mà kêu khổ, xem hồi sau sẽ rõ.
@by txiuqw4