Chúng ta thường nghe đây đó những câu chuyện về các nhà tình báo của chúng ta được cử đi "theo địch" vào Nam hoạt động, vợ con ở ngoài Bắc phải chịu cảnh éo le, vì có chồng, có cha "làm tay sai cho địch". Họ mang một bản lý lịch không trong sạch, bị chính quyền địa phương hoặc đơn vịcông tác phân biệt đối xử, con cái không được học hành, vì hồi đó những người có lý lịch "không trong sạch", "không rõ ràng" thì khó mà học lên đại học.
Những người có trách nhiệm chỉ đạo hoạt động tình báo nhiều khi vẫn biết gia đình đồng đội của mình bị rơi vào hoàn cảnh như vậy nhưng đành phải "cắn răng" không can thiệp, vì nếu can thiệp thì sẽ không giữđược bí mật, rất nguy hiểm cho người tình báo.
Gia đình ông Ba Quốc ở miền Bắc cũng chịu một số phận như vậy. Chúng tôi đã gặp người con trai của ông Ba Quốc và bà Phạm Thị Thanh. Anh năm nay đã ngoài 50 tuổi và cũng là một cán Bộ quân đội. Anh bảo: "Hồi đó sau khi bố tôi đi họ p về , bảo với mẹ tôi rằng: Anh phải đi, 2 năm nữa sẽ về . Bố cũng nói với mẹ về chuyện cô Xuân, mẹ bảo vì nhiệm vụ của bố nên chấp nhận. Thế rồi không phải 2 năm mà đến 20 năm sau bố mới trở về ".
Khi ông Ba Quốc vào Nam, bà Thanh đang làm việc tại công trường xây dựng Nhà máyin Tiến Bộ . Anh kể tiếp: "Mẹ tôi đang làm ở đó thì bị đưa lên Phú Thọ , nơi đấy rừng núi âm u lắm. Ban đầu bà làm cấp dưỡng cho một đơn vị, sau đó chuyển qua Nông trường chè Vân Lĩnh. Lúc đó tôi nghe nhiều thông tin về bố tôi, có người bảo bố tôi chết rồi, có người bảo bố tôi theo giặc. Mẹ tôi cũng giấu không nói bố tôi đi đâu. Chị em chúng tôi không biết gì cả. Mãi đến sau này, khi mẹ tôi bị một trận ốm rất nặng, tưởng không qua khỏi, bà mới gọi chúng tôi lại bảo rằng bố chúng tôi đi B".
Chúng tôi hỏi cuộc sống của gia đình hồi đó như thế nào, anh nhớ lại: "Lên nông trường mẹ tôi khổ lắm. Lương thì ít ỏi mà phải nuôi ba miệng ăn. Mẹ tôi là con gái Hà Nội, được học hành tử tế, vậy mà lên đến Vân Lĩnh phải làm đủ thứ công việc, từ cuốc đất trồng chè, giữ kho quần áo bảo hộ lao động và nhiều công việc nặng nhọc khác. Mà ăn uống thì có bao giờ đủ no đâu. Cả ba mẹ con chúng tôi chỉ trông vào một suất gạo của mẹ, nên ăn sắn ăn khoai là trường Kỳ, thậm chí có thời gian cả tháng trời phải ăn sắn. Tôi nhớ một lần chị tôi đi tập huấn bắn súng, vì chị tôicó năng khiếu thể thao, chị tôi tiết kiệm được mang về một ít gạo. Các anh có tưởng tượng được không, chúng tôi chỉ nấu lên chưa ăn đã thấy ngon, rồi ăn tới đâu tỉnh người tới đấy. Chưa hết đâu, ngay cả quần áo chúng tôi cũng không đủ để mặc, nên nhiều khi mẹ tôi và chị tôi phải mặc chung đồ của nhau. Mẹ tôi bị nông trường phê bình rất nhiều về việc mặc chung đồ với con gái, nhưng bà phải chịu thôi, vì quá nghèo biết làm thế nào được, cái ăn còn không đủ thì lấy đâu cái mặc".
Nhớ lại những chuyện đã xảy ra, đã lâu lắm rồi mà anh tưởng như vừa mới xảy ra. Anh nói tiếp: "Hồi ấy gần chỗ chúng tôi ở có một cái căn - tin, thấy người ta ăn phở chúng tôi thèm lắm. Nhưng phở đối với chúng tôi là cả một vấn đề. Có lần thèm quá chúng tôi về xin mẹ, mẹ không có tiền, nhưng thương con bà cũng tìm được cho chúng tôi. Tiền mẹ cho chỉ đủ mua một tô phở thôi. Thế là hai chị em hăm hở đến căn - tin xếp hàng, đến lượt chị tôi mua thì đồng xu do chen lấn đã rơi đâu mất. Chúng tôi buồn bã quay về nhà nói với mẹ. Mẹ bảo hai chị em về nhà đi, đợi mẹ. Chúng tôi vừa buồn vừa sợ. Rồi mẹ về , mẹ chỉ khóc thôi. Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn không hiểu vì sao cuộc sống của chúng tôi lại cơ cực đến vậy".
"Còn chuyện ở , cũng nhiêu khê lắm, cực Kỳ tạm bợ. Một lần, lúc đó tôi đã lớn rồi, về nhà tôi thấy áo quần đồ đạc bị bỏ ra ngoài sân. Người ta lấy lại chỗ ở đó. Nếu muốn lấy lại nhà thì người ta chỉ cần bỏ đồ đạc của chúng tôi ngoài sân. Lúc bấy giờ mẹ con tôi lại lóc cóc, người ta chỉ đến đâu thì đến đó. Thời gian ấy có năm mẹ con tôi phải chuyển đi đến 4 lần. Bởi vì chỗ ở là của nông trường, hễ có một ai đó xây dựng gia đình, người ta lại "mời" mẹ con tôi đi chỗ khác lấy chỗ cho vợ chồng mới cưới ở , họ bảo mình tới đâu thì mình tới đó", anh nhớ lại.
Chúng tôi cũng đã gặp chị Đặng Thị Châu Giang, người con gái đầu của ông Ba Quốc. Nói thêm về chuyện nhà cử a, chị Giang bảo: "Nhà của mẹ con tôi hồi ấy không có cử a nẻo gì hết, chui ra chui vô bất cứ chỗ nào cũng được. Phía trên trời nắng thì không sao, còn trời mưa thì ba mẹ con cứ căng tấm nilon lên, dồn vào một cái giường. Cái giường là vật đáng giá nhất của mẹ con tôi, tính ra trị giá khoảng 15 ngàn đồng bây giờ ".
Sống trong một hoàn cảnh như thế, bà Thanh đã có một bản lĩnh đáng nể. Anh Trần Sơn, chồng chị Giang, cũng là một cán Bộ quân đội về hưu, nói về mẹ vợ của mình: "Bà là người tuyệt vời lắm. Kiếm một phụ nữ như thế là hơi khó đó, không phải bà là mẹ vợ của tôi mà tôi nói vậy đâu...".
@by txiuqw4