sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Kỳ 23: "Xúi" Nguyễn Cao Kỳ Đảo Chính Lật Nguyễn Văn Thiệu

Trong cuốn hồi ký Chúng ta đã thua trận ở Việt Nam như thế nào? xuất bản ở nước ngoài năm 1985, ông Nguyễn Cao Kỳ kể lại: "Khi sắp bầu cử tổng thống và nhiệm Kỳ 4 năm của tôi sắp hết, tôi quyết định là dù ông Thiệu có muốn tôi cũng không ứng cử phó tổng thống nữa.

Nhưng ông Thiệu không muốn và đã chọ n ông Hương (Trần Văn Hương - PV). Ông Hương từng là thủ tướng đầu tiên của Thiệu, về sau làm tổng thư ký cho Thiệu ở Dinh Độc Lập. Còn tôi, tôi quyết định ứng cử tổng thống. Nhưng cuộc bầu cử đã bị gian lận, như tôi chờ đợi, Thiệu có 2 đối thủ chính - ông Minh Lớn (Dương Văn Minh - PV), từ ngoài chính quyền trở lại và tôi - nhưng trong 4 năm cầm quyền Thiệu đã củng cố địa vị của mình đến độ không còn có thể tổ chức một cuộc bầu cử thực sự tự do được nữa. Ông đã làm ra những đạo luật khiến cho người ta khó lòng có thể tranh cử chứ đừng nói đến thắng cử ...

Người muốn ứng cử phải đại diện cho một đảng lớn (tôi không phải là đảng viên của một đảng nào), hoặc phải được 40 nghị sĩ, dân biểu giới thiệu và bảo đảm. Nhưng Thiệu đã kiểm soát tất cả các dân biểu và nghị sĩ. Người ta đòi hỏi chữ ký giới thiệu của hơn 100 hội viên hội đồng tỉnh. Tôi biết là có đủ số hội viên muốn tôi ra ứng cử nhưng Thiệu lại đưa ra một đạo luật cho ông ta được quyền cách chức họ một cách độc đoán, vì thế đã đặt họ vào một địa vị khó xử.

Thiệu làm đủ điều để ngăn cản các đối thủ ra tranh cử . Nhiều nhân viên mật vụ của ông nói với tôi là có thể có đến 65 phần trăm quân đội bầu cho tôi hoặc cho ông Minh nếu có bầu cử trung thực, nhưng sau bố n năm cầm quyền Thiệu đã kiểm soát được công an và qua công an, đã kiểm soát được nhân dân.

Trong một nước mà đảo chính đã trở thành cơm bữa, dĩ nhiên là chúng tôi có thảo luận về khả năng làm đảo chính để lật đổThiệu. Tôi biết rằng tôi có thể hoàn toàn tin tưởng ở không quân và đa số tướng lãnh trong quân đội, nhưng không thể nào giữđược bí mật bởi vì những người Mỹ còn lại vẫn liên lạc chặt chẽ với các đơn vị Việt Nam. Chắc chắn họ sẽ mách Thiệu.

Nhiều tướng lãnh khẳng định là chúng tôi không cần lính. "Chỉ cần làm sao cho các sĩ quan cao cấp nhất ký một tối hậu thư là Thiệu sẽ ra đi", một người nói như thế .

Nhưng việc ấy không làm được. Các tướng lãnh có thể ủng hộ một sự thay đổi chính phủ, nhưng những sĩ quan cao cấp nhất, những người làm việc cho Bộ Tổng tham mưu, đã được người Mỹ cảnh cáo là đừng có can thiệp, đồng thời tìm cách mua chuộc một cách tế nhị...

Có điều lạ lùng là, mặc dù Bộ Ngoại giao Mỹ đã nói cho tôi hiểu rằng họ không chấp nhận một cuộc xung đột công khai giữa Thiệu và tôi (hay bất cứviệc gì có vẻ như một cuộc đảo chính), họ lại rất muốn tôi ra tranh cử để chống lại Thiệu. Họ nghĩ rằng việc ấy sẽ làm cho cuộc bầu cử có vẻ dân chủ hơn. Một buổi chiều, Đại sứ Bunker đến nhà tôi trong căn cứ không quân và nói với tôi: "Bầu cử và độc diễn thì không phải là tấm gương tốt cho thế giới". Ông ta còn xung phong kiếm tiền cho tôi vận động bầu cử, chắc hẳn ông ta thừa biết tôi chẳng có hy vọng gì trúng cử, nhưng có lẽ người Mỹ nghĩ rằng nếu phải tổn phí mà tạo được một cái vỏ ngoài bầu cử tự do thì cũng đáng đồng tiền.

CIA cũng làm áp lực để tôi phải ra tranh cử , nhưng tôi trả lời họ như tôi đã trả lời Đại sứ Bunker: "Không thể được. Thiệu nắm chắc quá, và nhất định sẽ không chịu để cho tôi trúng cử ". Rốt cuộc, cả Minh và tôi đều rút lui và cuộc bầu cử đã tiến hành với một tên duy nhất trên lá phiếu: tên của Thiệu".

Đó là cuộc bầu cử năm 1971 mà báo chí gọi là "trò hề độc diễn" của Nguyễn Văn Thiệu. Điều tra thực chất cuộc bầu cử này là nhiệm vụ trọng tâm mà cấp trên giao cho ông Ba Quốc. Nhưng ông không chỉ điều tra mà còn làm một cuộc khuấy động, khoét sâu mâu thuẫn giữa Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu.

Tiếp xúc, theo dõi các thủ lĩnh các đảng phái, tôn giáo là chức năng của ông Ba Quốc ở Đặc ủy Trung ương tình báo. Nhưng không chỉ có vậy. Ông còn "tham mưu", "cố vấn" cho họ nhiều kế hoạch. Trong cuộc bầu cử năm 1971, thông qua các "chân rết" của mình nằm trong Bộ tham mưu của Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ và Dương Văn Minh, ông nắm rất chắc tương quan lực lượng. Lúc này Tổng thống Mỹ Nixon tập trung ủng hộ Nguyễn Văn Thiệu nhằm chứng minh sự thành công của học thuyết "Việt Nam hóa chiến tranh". Trong cuộc bầu cử này, Dương Văn Minh được Phật giáo ủng hộ nhưng vì không nắm được âm mưu của người Mỹ nên phải rút lui. Ông Ba Quốc kể : "Bunker sợ Thiệu độc diễn nên sẵn sàng chi cho Nguyễn Cao Kỳ 2 tỉ đồng để Kỳ ra tranh cử . Ông Thái Lăng Nghiêm và ông Lê Văn Thái nằm trong Ban tham mưu của Nguyễn Cao Kỳ . Hai người này đều thân quen với tôi từ khi tôi mới vào Nam. Tôi một mặt tiếp cận với Nguyễn Cao Kỳ, mặt khác tiếp cận với Phật giáo qua thượng tọa Thích Thiện Minh. Tôi gặp vị thượng tọa này để thống nhất một kế hoạch. Sau đó, tôi xúi Hoàng Văn Giàu, người của thượng tọa Thích Thiện Minh viết bài trên tờ Lập Trường chống Thiệu, đề cao vai trò Nguyễn Cao Kỳ . Đồng thời thông qua Lê Văn Thái, tôi đến gặp Nguyễn Cao Kỳ . Khi tôi đến nhà Nguyễn Cao Kỳ, Lê Văn Thái giới thiệu với Kỳ tôi là người của thượng tọa Thích Thiện Minh, ông Kỳ có thể trông cậy vào tôi để lấy chữ ký của nghị viên Phật tử. Tôi nói với Nguyễn Cao Kỳ rằng, việc lấy chữ ký vào thời điểm này là hơi muộn, vì Nguyễn Văn Thiệu đã mua gần hết, nhưng vẫn còn có khả năng nếu ông Kỳ được Phật giáo ủng hộ. Tôi cũng thông báo cho Nguyễn Cao Kỳ biết, vấn đề quan trọng là Phật giáo sẽ ủng hộ ai trong cuộc tranh cử này. Nguyễn Văn Thiệu tất nhiên là Phật giáo không ủng hộ rồi. Tôi nói: Còn đối với ông Kỳ, một là Phật giáo không chấp nhận tính hiếu chiến của ông, hai là vụ ông Kỳ đàn áp Phật giáo ở miền Trung vừa qua họcũng không chấp nhận. Phật giáo không cần tiền, họchỉ cần ông Kỳ có thái độ rõ rệt đối với các yêu cầu của Phật giáo. Nguyễn Cao Kỳ nói nếu được ủng hộ ông ta sẽ làm theo yêu cầu của Phật giáo. Ông ta hẹn gặp lại tôi trưa hôm sau. Tôi về gặp lại thượng tọa Thích Thiện Minh, cho ông ta biết là Nguyễn Cao Kỳ sẽ làm bất cứ việc gì miễn là được Phật giáo ủng hộ.

Thượng tọa Thích Thiện Minh nói: Ông Kỳ dù có lấy đủ chữ ký cũng không thể đắc cử tổng thống được. Vì vậy, ông ta chỉ cần sám hối việc đàn áp Phật giáo vừa qua và đảo chính lật đổ Thiệu thì Phật giáo sẽ ủng hộ. Ông ta có dám làm đảo chính không ? Hôm sau tôi trở lại nhà Nguyễn Cao Kỳ, cho ông ta biết ý của thượng tọa Thiện Minh. Kỳ ưng chịu ngay. Ông ta nói về phía Mỹ ông ta sẽ cử người đi vận động, vì đảo chính mà không được Mỹ ủng hộ thì không thể thành công. Kỳ cũng đi vận động Dương Văn Minh tham gia. Tôi ráp mối cho Nguyễn Cao Kỳ gặp thượng tọa Thiện Minh, ông ta nói sắp xếp xong sẽ cho tôi biết thời gian gặp. Lúc đó thượng tọa Thiện Minh cáo ốm vào nằm Bệnh viện Sùng Chính đợi Nguyễn Cao Kỳ suốt cả tuần lễnhưng không thấy tin tức gì. Tôi lại đến nhà Nguyễn Cao Kỳ . Ông ta nói rằng người Mỹ dứt khoát không ủng hộ, còn ông Dương Văn Minh thì không chịu hợp tác. Ông ta đề nghị: Chỉ còn một cách thôi, Phật giáo cứ đưa phong trào lên, tôi sẽ nhân cơ hội đó đặt người Mỹ vào một chuyện đã rồi. Nhưng thượng tọa Thích Thiện Minh vẫn một mực đòi hỏi ngược lại: Nguyễn Cao Kỳ phải công khai xin lỗi Phật giáo, rồi làm đảo chính, lúc đó Phật giáo sẽ đưa phong trào ra ủng hộ cuộc đảo chính này. Cuối cùng, hai bên đều bỏ cuộc".

Kỳ 24: Mật vụ và chính khách

Sau việc "xúi" Nguyễn Cao Kỳ đảo chính Nguyễn Văn Thiệu không thành công, khi phong trào chống Thiệu bùng phát dữ dội, ông Ba Quốc bảo ông lại xáp vào làm một cuộc vận động nữa nhưng cũng thất bại. Ông rút kinh nghiệm và điều chỉ nh lại các hoạt động.

Năm 1972 là năm có nhiều biến cố quan trọng. Nếu năm 1971 quân giải phóng mới tiêu diệt địch “dã ngoại” thì năm 1972 đã tiêu diệt địch ở những cứ điểm rắn nhất, giải phóng Quảng Trị , đánh đường 13 bao vây An Lộc... Mặc dù quân đội Sài Gòn được Mỹ yểm trợ không quân và hải quân với quy mô chưa từng thấy, mặc dù Mỹ điên cuồng ném bom dữ dội xuống Hà Nội và Hải Phòng cuối năm 1972, nhưng đây cũng là năm Mỹ phải chấp nhận thất bại, buộc phải ký Hiệp định Paris vào đầu năm 1973. Đây cũng là năm mà các phái đoàn quân sự từ Mỹ, Pháp, Thái Bình Dương... qua Sài Gòn nghiên cứu đông nhất, cũng là năm mà các tướng tá quân đội Sài Gòn dao động chưa từng thấy. Lúc này ông Ba Quốc đã mở rộng thêm được nhiều mối quan hệ .

Về quân sự, từ năm 1971 ông lợi dụng mâu thuẫn giữa Đặc ủy trưởng Nguyễn Khắc Bình với Tổng tham mưu trưởng quân đội Cao Văn Viên để lấy cắp các tài liệu của Bộ Tổng tham mưu mà người cung cấp chỉ biết ông lấy cho Phủ Đặc ủy trung ương tình báo. Ông còn thân thiết với Giám đốc Trung tâm Tình báo hỗn hợp Bộ Tổng tham mưu Vũ Văn Nho, với nhiều phòng ban của Bộ Tổng tham mưu, rồi mở rộng quan hệ với chuẩn tướng Vũ Văn Giai (Quân đoàni) và trung tướng Ngô Du (Quân đoàniI), với Phó đại sứ Mỹ Comer, với các sĩ quan Mỹ trong cơ quan

MACV... Ông không chỉ lấy được những tài liệu nguyên bản về Hồ sơ trận liệt suốt từ năm 1971 đến 1974 mà còn báo những tin quan trọng về tình trạng suy sụp của Quân đoàn 2 và kế hoạch sử dụng địa phương quân của Ngô Du, về mức độ tan vỡ của hai binh chủng Dù và Thủy quân lục chiến, về việc Lonnol gặp Nguyễn Văn Thiệu chuẩn bị thành lập các trung đoàn hỗn hợp dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, thông tin xung quanh việc Mỹ ném bom B52 ở Hà Nội...

Năm 1973, sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ một mặt ồ ạt đổ chiến cụ vào miền Nam, mặt khác tiếp tay cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu vi phạm hiệp định, đẩy mạnh bình định lấn chiếm. Lúc này ngoài tin tức về quân sự, ông Ba Quốc được chỉ thị đi sâu vào các tổ chức chính trị và các phe phái đối lập. Ông kể : "Kinh nghiệm cho thấy tôi có nhiều khả năng cố vấn những âm mưu chống lại chính quyền bao nhiêu thì càng khai thác được nhiều tin tức bấy nhiêu. Chẳng hạn, tôi "gà bài" cho dân biểu Vũ Công Minh (Vũ Công Minh, người của Hòa Hảo, trước đây dẫn đường cho ông gặp Trị nh Quốc Khánh hồi ông còn làm ở Sở Nghiên cứu chính trị , nên thân với ông từ đó - PV) thì không những tôi khai thác được tin tức của các phe phái Hòa Hảo mà còn sử dụng ông ta điều tra các phe phái tay chân của Mỹ hay của Nguyễn Văn Thiệu trong Hạ viện. Góp ý với Thái Lăng Nghiêm (thượng nghị sĩ) cách chống Nguyễn Văn Thiệu, tôi có thể sử dụng ông ta điều tra bàn tay của Mỹ, của Thiệu hay của Công giáo trong Thượng viện... Còn đối với linh mục Hoàng Quỳnh, lúc đó muốn thành lập Mặt trận nhân dân đòi hòa bình, tự do dân chủ với chủ trương muốn Chính phủ của Thiệu nói chuyện với Hà Nội còn mặt trận của ông ta nói chuyện với Mặt trận dân tộc giải phóng. Linh mục Quỳnh đã liên lạc được với Cao Đài, Hòa Hảo, nhưng chưa liên lạc được với Phật giáo Ấn Quang. Âm mưu của người Mỹ là sử dụng linh mục Hoàng Quỳnh để thành lập "mặt trận liên tôn" chống cộng, nên phải lôi kéo Phật giáo tham gia, vì nếu Phật giáo không tham gia thì các tôn giáo khác sẽ không theo. Tôi hứa với linh mục Quỳnh liên lạc với Phật giáo. Và khi gặp người của thượng tọa Trí Quang, tôi biết ông Trí Quang nắm rõ âm mưu của Mỹ nên không bao giờ hợp tác với Hoàng Quỳnh...".

Ông Ba Quốc kể tiếp: "Để có thể nắm được sát âm mưu của địch trong việc thi hành hiệp định và để nếu chính phủ ba thành phần được hình thành thì tôi đã nằm được trong phe cực hữu, tôi bắt đầu tham gia vào các tổ chức chính trị . Đầu tiên tôi gia nhập lực lượng nhân dân kiến quốc của luật sưLê Trọng Quát với cương vị Ủy viên Trung ương phụ trách Tổng Bộ chính trị . Tiếp đó, trước khi Nguyễn Văn Thiệu đi Mỹ gặp Nixon, ông ta liên lạc với Trần Quốc Bửu, Chủ tịch Đảng Công nông, Nguyễn Ngọc Huy, Tổng thư ký Tân Đại Việt và Lê Trọng Quát yêu cầu lập mặt trận rộng rãi vừa để hậu thuẫn cho ông ta gặp Nixon vừa sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh chính trị để củng cố quyền lực. Sau nhiều ngày họ p tại trụ sở Tổng liên đoàn Lao công, "Mặt trận quốc gia xã hội" được thành lập, gồm Đảng Công nông, Tân Đại Việt, Lực lượng nhân dân kiến quốc Việt Nam Quốc dân Đảng (nhóm Nguyễn Đình Lương), Việt Nam Dân chủ xã hội Đảng (nhóm Hòa Hảo của Lâm Thành Nguyễn) và Đảng Xã hội của Trương Lương Thiện (Cao Đài). Tôi tham gia mặt trận này với cương vị Ủy viên Trung ương phụ trách Tổng Bộ Lao động".

Việc tham gia hoạt động chính trị như vậy cũng là "chức năng" của ông ở Phủ Đặc ủy trung ương tình báo, vì phủ này cũng cần đưa mật vụ vào nắm giữ các vị trí trong các tổ chức chính trị , bởi vậy coi như ông làm một công đôi việc. Bên cạnh các tin tức quân sự, tin tức chính trị ông gửi lên cấp trên trong thời kỳ này là nhiều nhất...


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx