Chúng tôi chưa có đủ thông tin về những công việc của ông Ba Quốc từ sau giải phóng đến nay. Tuy nhiên theo ông Mười Nho thì công lao của ông trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới của Tổquốc là "nổi bật hơn và có những công lao đặc biệt".
Ông Ba Quốc đã cống hiến cả cuộc đời vì độc lập, tự do của đất nước theo đúng nghĩa chính xác của những từđó. Bởi vì ông vẫn làm việc cho ngành tình báo quốc phòng đến ngày ông vào bệnh viện. Ông sống rất kham khổ, hầu như không có ngày nào được nghỉ ngơi. Về những năm làm ở Sở Nghiên cứu chính trị và Đặc ủy Trung ương tình báo, ông kể : "Sáng tôi dậy lúc 5 giờ , tập thể dục 15 phút, đánh răng rửa mặt xong vào ăn cơm rang rồi nghe đài, lo cho các cháu đi học rồi đi làm, 12 giờ về ăn cơm, nghỉ trưa một lát đến1 giờ đi, 6 giờ về , giặt quần áo cho các cháu, phân công các cháu giúp đỡ mẹ của chúng lau nhà, đi chợ, rửa bát... Cơm tối xong 7 giờ đi, 10 giờ về nghe đài, dạy các cháu học, viết báo cáo đến 1 giờ sáng đi ngủ. Tôi không có ngày nghỉ , không có chủnhật, không có ngày lễ. Nói thật là hồi đó tôi rất ít khi được ăn một bát phở ...". Ông biết tiếng Pháp, tiếng Anh và chữ Hán. Nhưng tiếng Anh thì khi vào Nam ông mới học. Ban đầu ông cũng hơi bảo thủ trong việc học tiếng Anh, ông nhớ lại: "Lúc đó đứng trước làn sóng người đủ mọi thành phần đổ xô đi học tiếng Anh, tôi nóng mặt nghĩ đến trước đây người ta học tiếng Pháp để làm thông ngôn cho Pháp, bây giờ học tiếng Mỹ để làm bồi cho Mỹ . Tuy biết rằng phải học để phục vụ nhu cầu công tác, nhưng nghĩ đến chuyện đó tôi thấy không hứng thú đi học. Tôi kể cho anh Ba Hội nghe tâm trạng của tôi, anh Ba Hội bảo tôi phải học. Từ đó tôi học tiếng Anh và học rất chăm".
Giữa Sài Gòn phồn hoa đô hội hồi đó ông đã sống "như một nhà tu". Còn sau này, một người con của ông ở Sài Gòn kể rằng, sau những ngày bận rộn với công việc tiếp quản Sài Gòn mới giải phóng, ông được cử đi học chính trị tại Hà Nội, nhưng chỉ học được một thời gian rất ngắn, ông lại nhận lệnh đi làm nhiệm vụ. Những tháng đầu tiên sau giải phóng, ông làm việc và ở lại cơ quan, lâu lâu mới về nhà một lần. Và suốt từ năm 1976 cho đến năm 1988, thỉnh thoảng khi 2 tháng, khi 3 tháng ông mới về thăm nhà. Đến năm 1988, ông về làm việc ở TP.HCM nhưng do yêu cầu công việc ông cũng ở luôn tại cơ quan, mỗi tuần về thăm nhà một lần. Từ năm 1990, buổi tối ông mới về nhà. "Anh có thấy bố anh nghỉ phép không?". "Không, tôi chưa thấy ông nghỉ phép ngày nào cả. Cả chủ nhật và ngày lễ ông vẫn đi làm. Còn Tết thì mồng một ông đã đi làm rồi". Người con của ông cũng cho biết tiền lương của ông thì "chia đôi", gửi cho bà ngoài Bắc một nửa, bà trong Nam một nửa. Những năm sau giải phóng bà Xuân mở một quầy bán sách báo và nuôi heo để "cải thiện" đời sống. Ông làm việc cho đến mãi cách đây 1 năm, lúc đã 82 tuổi (ông sinh năm 1922, tuổi "mụ" là 83 tuổi) mới dứt ra khỏi công việc thường xuyên, nhưng mỗi tuần ông vẫn đến làm việc ở cơ quan khoảng 1 hoặc 2 lần.
"Thú vui của bố anh là gì?". "Là đọc sách, nghe đài, coi tivi và đọc báo. Hồi làm ở Phủ Đặc ủy trung ương tình báo chế độ Sài Gòn bố tôi hình như còn làm việc kiểm duyệt báo chí nữa, mỗi ngày tôi thấy ông mang về một tập báo dày. Bố tôi đọc báo kỹ lắm, hồi đó ông theo dõi các đảng phái, tôi thấy từng đảng phái một ông đều có hồ sơ riêng, trong đó có tất cảnhững bài báo viết về đảng phái đó. Ông hay đọc truyện, nhưng ông thích nhất là truyện Tàu. Hôm nào ông cũng coi tivi, nghe đài BBC, đài VOA... Khi vào nằm bệnh viện, ông còn mang cái đài theo. Mấy tuần trước ông đã yếu lắm rồi nhưng vẫn còn mở đài nghe. Khi đã ở trạng thái lúc mê lúc tỉnh, lúc tỉnh dậy ông lại bảo con cháu đọc báo cho ông nghe...". Cho đến những ngày cuối cùng ông vẫn không tách mình ra khỏi thời cuộc.
Năm ngoái, trong một lần trò chuyện với chúng tôi, lúc ấy tòa án đang xử vụ Năm Cam, ông Ba Quốc không giấu được vẻ buồn rầu khi nói đến những cán Bộ nhà nước thoái hóa biến chất cam tâm làm "bảo kê" cho tội phạm. Ông bảo một số cán Bộ cấp cao tiếp tay cho tội phạm trong vụ này là không thể tha thứ được, nhưng cũng do công tác tổ chức thiếu chặt chẽ. Ông cũng cho rằng nạn tham nhũng, nhận hối lộ, tiếp tay cho tội phạm của một Bộ phận cán Bộ không chỉ do sự sơ hở của cơ chế chính sách và sự thiếu sót của công tác tổ chức mà còn do "lương của cán Bộ ta thấp quá".
Người anh hùng sống một cuộc đời khổ hạnh này không bao giờ lấy mình làm chuẩn để phán xét người khác. Ông không bảo thủ, không nhìn cuộc đời theo lăng kính của ông, ông nhìn cuộc đời nhưnó vốn có...
@by txiuqw4