Một tờ báo nước ngoài đã viết như vậy về ông Thiếu tướng tình báo có một không hai trong lịch sửViệt Nam, thiếu tướng tình báo, nhà báo Phạm Xuân Ẩn. Ông đã ra đi ở cái tuổi 80 vào ngày 20/8 vừa qua nhưng cuộc đời ông là một cuốn sách mà bất cứ ai sống trên đời này cũng không thể bỏ qua.
"Tôi chiến đấu v ì2 điều: độc lập và công lý xã hội". Đó là câu nói của cố Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, người mới qua đời ngày 20/8 vừa qua. Nhiều hãng tin quốc tế trong những ngày này đã đồng loạt viết về Thiếu tướng và trích dẫn câu nói này để nói về một vị tướng tình báo có một không hai trong lịch sửViệt Nam.
Thọ 80 tuổi, 20 năm hoạt động trong lòng địch, thiếu tướng đã làm được những việc ít có nhà tình báo làm nổi. Những tin tức tình báo cùng những phân tích sắc xảo về các kế hoạch quân sự của đối phương do ông cung cấp đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam.
Làm báo giỏi để làm tình báo càng hay
Tham gia hoạt động tình báo từnhững năm 50 của thế kỷtrước, Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn được cách mạng cử theo học báo chí tại Mỹ .
Ông chọn nghề báo, nghề này cho ông nhiều lợi thế hoạt động nhưng mạo hiểm, vì lúc nào cũng có an ninh theo. Muốn có quan hệ sâu rộng, không chỉ làm một nhà báo giỏi, hơn thế phải trở thành một chính khách mà mọi giới xã hội đều tìm đến. Ông làm việc theo nguyên tắc ấy và đã thành công.
Ông từng nói rằng, làm phóng viên hay làm gián điệp chỉ khác nhau ở chỗ ai là người đọc thông tin của ông.
Suốt từ đầu thập niên 60 cho đến 1975, ông là một nhà phân tích quân sự - chính trị số một của Sài Gòn, người mà những Trần Kim Tuyến, Trần Văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ, Tôn Thất Đính, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có, Cao Văn Viên, Nguyễn Chánh Thi, Đỗ Mậu..., cùng nhiều cố vấn quân sự Mỹ thường qua lại hỏi ý kiến. Sài Gòn trải qua nhiều chế độ, nhiều thăng trầm với cuộc chiến của nhiều phe cánh, nhưng luôn luôn ông Ẩn là người được tin cậy.
Ông lặn sâu vào các giới xã hội, được coi là best connection man của Sài Gòn. Khi là cố vấn đề cử sĩ quan chỉ huy, ông là người làm thủ tục cho Nguyễn Văn Thiệu đi học khóa sĩ quan hành quân ở Leavenworth. Đó chính là lần đầu tiên Thiệu tới Mỹ. Thời Diệm, ông là người được coi là "hạp nhất", biết Bắc biết Nam để đi chơi với Ngô tổng thống. Trùm mật vụ Sài Gòn Trần Kim Tuyến thì coi ông như bạn ruột, có lần mời ông làm chủ bút một tờbáo do ông Tuyến bỏ tiền lo, lời ăn, lỗ bác sĩ Tuyến chịu.
Thỉnh thoảng, Phủ tổng thống cho ông mượn xe đi thăm các khu trù mật, xe mang biển số cứu tế đềphòng phục kích. Ông đi tận vĩ tuyến 17, đi hành quân, đi nghiên cứu chiến trường bằng trực thăng với các tướng lĩnh, dự giao ban quân sự, là nhà báo Việt Nam hiếm hoi được mời dựcác buổi thuyết trình hạn chế của Phái bộ Mỹ .
Ông là bạn thân của những ký giả nổi tiếng trong làng báo thế giới: Robert Shaplen ở báo New Yorker, Mc Culloch, Neil Sheehan (tác giả Sự lừa dối hào nhoáng - The Shining Lie), Richard Clurman trưởng ban phóng viên Times tại New York, Charlie Mohr nổi tiếng bởi những bài tường thuật về một miền Nam hấp hối đầu thập niên 60.
"Người Việt trầm lặng"!
Sau năm 1975, ngoại trừ một lần đi ra Hà Nội, ông hầu nhưkhông đi đâu ra khỏi Sài Gòn. ỞSài Gòn, làm công việc nghiên cứu, thời gian chủ yếu ở nhà, không có những buổi nói chuyện xã hội hay đi giảng bài, ông quanh quẩn trong ngôi nhà mảnh vườn, chăm cháu nội và nuôi đủchim, kiến, chăm đủthứ cây và chơi với những con chó mà ông cưng chiều (ông có sở thích chăm chút và nuôi chó).
Các nhà báo nước ngoài hay đến nhà ông, họ mong tìm ở ông nhiều câu trả lời cho các vấn đề lịch sử cũng như hiện đại của Việt Nam. Người ta viết nhiều về ông nhưng là các nhà báo nước ngoài viết trên báo chí Anh, Mỹ .
Có một điều rất đặc biệt, người Mỹ tin ông là nhà tình báo Cộng sản, nhưng họ vẫn chơi với ông. Họ không nghi ngờ ông đã không lợi dụng họ trong những tình huống nghiệp vụ xưa kia. Họ không biết ông hoạt động tình báo bằng cách nào và như thế nào. Họ luôn thấy ông là một người bạn tốt, một người dí dỏm và sắc sảo.
Sau này, khi ông bước ra khỏi bóng tối của những ngày hoạt động bí mật, tất cả mọi người đã bất ngờ với danh phận của ông. Bất ngờ kinh ngạc để rồi kính phục. Công việc thầm lặng của ông được báo chí trong và ngoài nước ca ngợi với một niềm thán phục. Một trí thức người Mỹ, Giáo sư Thomas A.Bass đã viết về Phạm Xuân Ẩn trên tờ The New Yorker nhân kỷ niệm30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam: "Ẩn là một người Việt Nam thầm lặng, một mẫu người tiêu biểu với một lý tưởng thuần thành". Các phương tiện truyền thông quốc tế đã gọi ông là nhà tình báo thành công nhất trong lịch sử tình báo chiến tranh.
Khối lượng tin tức đồ sộ mà Phạm Xuân Ẩn đã cung cấp cho tổng hành dinh kháng chiến trong hơn 20 năm, chắc chắn không có bất cứ điệp viên nào, ở bất cứ thời đại nào trên thế giới có thể làm được. Thế nhưng, ông từ chối việc viết hồi ký, dù có quá nhiều chuyện hấp dẫn. Một nhà xuất bản của Pháp vừa mới xuất bản một cuốn sách dầy 192 trang viết về Phạm Xuân Ẩn, mang tên "Một người Việt trầm lặng".
Ông có một cái tên khác là Trần Văn Trung, tức Hai Trung, nhưng ông đã sống và hoạt động phần lớn thời gian cuộc đời mình với cái tên Phạm Xuân Ẩn. Cái tên đúng nhưcuộc đời ông - một ẩn số chưa giải hết, cho đến tận bây giờ .
@by txiuqw4