Một trong số những điệp viên cộng sản được Tây phương biết đến nhiều nhất, ông Phạm Xuân Ẩn, đã qua đời ở tuổi 79 sau thời gian bệnh nặng.
Truyền thông ở Việt Nam bày tỏsự kính trọng và ca ngợi vị thiếu tướng tình báo, nhưng không nhắc đến một số chương tranh cãi trong cuộc đời ông.
Thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn trút hơi thở cuối cùng vào sáng 20 - 9 ở Bệnh viện Quân y 175, Sài Gòn.
Ông đã sống tại thành phốnày kể từ khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thất thủ ngày 30 - 4 - 1975.
Hoạt động
Sinh năm 1927 ở Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ông tham gia lực lượng Việt Minh chống quân Nhật, Pháp khi còn thiếu niên.
Vào đầu thập niên 1950, người sinh viên học tiếng Anh được tuyển mộ vào lực lượng tình báo mới thành lập.
Năm 1957, ông được cử đi học ở Mỹ, và vào thực tập tại một tờ báo địa phương và tại Liên Hiệp Quốc.
Stanley Karnow viết trong cuốn "Vietnam - A History" rằng ông Ẩn "trở thành người hâm mộ bóng đá - và yêu mến nước Mỹ ."
Quay về Việt Nam năm 1959, ông Ẩn trở thành điệp viên nhị trùng bên trong mạng lưới tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm.
"Ông vừa là điệp viên vừa là nhà chiến lược," Jean - Claude Pomonti, phóng viên đã về hưu của báo Pháp Le Monde, nhận xét.
"Ông có mạng lưới liên lạc sâu sát với người Mỹ và có khả năng phân tích tình huống xuất sắc. Họ chưa bao giờ bắt được ông. Ông là điệp viên hoàn hảo."
Phạm Xuân Ẩn bắt đầu làm việc cho nhiều hãng tin nước ngoài, gồm hãng Reuters và sau đó hoạt động 10 năm với tư cách phóng viên chính người Việt của tạp chí Time.
Nhiều nhà báo phi cộng sản và cảcác nhân vật trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã là bạn của ông Ẩn mà không biết về vai trò thật của ông.
Phức tạp thời hậu chiến
Năm 1975, khi Sài Gòn thất thủ, Đảng Cộng sản ban đầu định tiếp tục cho ông Ẩn sang Mỹ để tiếp tục công tác. Nhưng Hà Nội thay đổi ý định, mà có người cho rằng lý do là vì nỗi e ngại ông Ẩn đã trở nên thân Mỹ .
Terence Smith, người bạn của ông Ẩn khi làm trưởng phòng đại diện báo New York Times ở Việt Nam năm 1968 - 1970, nói ông chịu bi kịch của những người phục vụ hai chủ - họ không được cả hai tin tưởng.
Trong một bài viết hồi năm ngoái sau khi gặp lại ông Ẩn ở TP. HCM, Terence Smith kể rằng ngay cả những người cộng sản cũng cảm thấy khó xử với ông Ẩn.
"Họ thấy khó làm việc với tôi," ông Ẩn nói khi ấy. "Tôi luôn đùa giỡn mà họ thì nghiêm túc."
Có lần ông Phạm Xuân Ẩn được cử ra Hà Nội để học lớp chính trị , nhưng ông bảo "thời tiết ở Hà Nội quá lạnh với người già, và họ cuối cùng để tôi quay về nhà."
Từ 1975 đến 1987, nhà chức trách đặt một lính gác bên ngoài nhà của vị cựu điệp viên.
Ông không được tiếp xúc với người nước ngoài, nhưng lệnh cấm được bỏ vào năm 1988, khi ông được cho phép ăn tối với Robert Shaplen, phóng viên châu Á Kỳ cựu của tạp chí New Yorker.
Các bài viết tưởng nhớ của các hãng tin nước ngoài ngày hôm nay nói ông Ẩn đã bị cho đi "học tập chính trị " một năm sau khi Sài Gòn thất thủ - chi tiết không tờ báo nào trong nước nhắc đến.
Truyền thông trong nước hôm thứ Năm gọi ông là nhà tình báo "vĩ đại", liệt kê các huân chương ông được nhận, nhưng không nói gì đến những hồ nghi một thời của Đảng Cộng sản.
Tuy vậy, báo Thanh Niên có vẻ phần nào ngầm nhắc đến di sản gây tranh cãi của ông, nhấn mạnh rằng ông "đã làm được những việc ít có nhà tình báo cổ kim đông tây nào làm nổi."
Bài viết nói thêm: "Chắc còn lâu lắm chúng ta mới đánh giá hết về con người này."
Tác giả người Mỹ Larry Berman đã viết một tiểu sử về Phạm Xuân Ẩn, sẽ được xuất bản đầu năm sau, với tựa đề "Perfect Spy: Theincredible Double Life of Pham Xuan An, Time Reporter and Vietnamese Communist Agent."
Ông Berman cho rằng Phạm Xuân Ẩn là một người yêu nước trước khi là người cộng sản.
"Ông ấy không tin người Mỹ thuộc về đất nước này. Ông là người theo chủ nghĩa quốc gia," Berman nhận xét.
"Ông cảm thấy đây là chuyện người Việt giải quyết riêng với nhau. Nói cách khác, ông nghĩ Hoa Kỳ đã can thiệp vào lịch sửViệt Nam."
Nguyên Lê
Thật buồn cười khi có một số nhà báo đang cố ép ý kiến chủ quan cho rằng ông Phạm Xuân Ẩn (PXA) chán chế độ CS sau năm 75 để cố gắng tìm các bằng chứng cho việc này.
Ông PXA cũng chỉ là một cái chấm trong vô vàn cái chấm mà bao nhiều người đã cống hiến, đã hy sinh để cho nước nhà được thống nhất. Rõ ràng nhà nước đã ghi nhận chiến công của ông với quân hàm thiếu tướng, anh hùng lực lượng vũ trang và các chuân chương chiến công. Dù sao ông cũng chỉ là một nhà báo, do vậy không phải cứ là điệp viên thì sau 75 ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo này, lãnh đạo kia.
Việc ông cảm thấy hẫng hụt (nếu có) sau năm 75 cũng là điều có thể lý giải được, bởi vì cả cuộc đời hoạt động cách mạng ông chỉ tiếp xúc với ba cán Bộ cách mạng: Mười Hương, TưKang và bà Ba giao liên thì việc cảm thấy không vừa lòng cũng là điều tất yếu.
Là một điệp viên thì việc chịu các hình thức quản lý. học tập chính trị hay bảo vệ đó là điều tất yếu của bất cứ nhà nước cầm quyền nào. Quan trọng hơn với thái độ chuyên nghiệp của nhà tình báo lớn, ông đã ý thức những việc mình làm những hy sinh mình đã và sẽ phải chịu để đạt được mục đích thống nhất đất nước.
Đã dẫn thân vô là chịu cảnh tù đày/ Là gươm kề cổ súng kềvai. Những ai đã từng xem chương trình người đương thời về ông mới thấy toát lên trong con người ông một nhân cách lớn, một tinh thần lạc quan và quan trong hơn một niềm tin vào cách mạng, chứ không nhưcác ý kiến chủ quan của một số người cố gắng áp đặt sự chán chế độ vào trong con người ông
Oanh Lê
Có nhìn thấy được cuộc sống ở thế giới bên ngoài ta mới hiểu rõ hơn về CS, và có thể đồng cảm với nhận xét "Phạm Xuân Ẩn là một người yêu nước trước khi là người CS". Đó chính là nguyên do tại sao "sau chiến tranh, ông không được đối xử công bằng", ông không được CS trọng dụng như trong thời nội chiến. Thật đáng tiếc cho những nhân tài nhưông.
Nguyễn Linh, TP. HCM
Tôi cũng là đảng viên Cộng sản, kết nạp vào Đảng năm 1973, tại Trường Sơn, nơi chiến khu, không có quan hệ gì với người của phía bên kia. Bố mẹ tôi đều là đảng viên cộng sản, nhưng sau giải phóng vào năm 1976 cũng phải làm lại bảng kê khai lý lịch và đều phải xem lại có vào đảng thật hay không.
Thậm chí tôi còn phải yêu cầu người giới thiệu tôi vào Đảng xác nhận, nếu không tôi được công nhận là đảng viên. Đảng viên nào cũng phải làm lại bảng kê khai như vậy theo một quy định của tổ chức đảng thời bấy giờ ( để tránh kẻ đảng viên giả , cơ hội…), tôi nghĩ người ngoài Đảng không hiểu việc làm này của tổ chức Đảng thời Kỳ sau giải phóng nên có thể hiểu lầm là tổ chức Đảng không tin ông Ẩn, đừng nghi ngờ sự cống hiến vô cùng tuyệt với cho đất nước này. Tôi xin nghiên mình trước linh cữu ông - người đồng chí của tôi.
THP
Cộng sản đã mắc những sai lầm như bất kỳ con người nào sinh ra trên đời cũng từng phạm sai lầm, nhưng biết nhận thức và sửa chữa nó mới là điều đáng quý.
Một thời kỳ đã qua của những nhà lãnh đạo già nua và bảo thủ, mở ra một thời kỳ mới cho những nhà lãnh đạo trẻ thế hệ sau, chính họ sẽ thay đổi những sai lầm suốt một thời kỳ dài, mở ra cho Việt Nam một tương lai tương sáng hơn. Kính viếng hương hồn Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn. Một nhân cách lớn, một người con yêu nước.
Đăng Vân, Busan
Tôi cho rằng phản ứng của CS là bình thường, chiến sĩtình báo nào cũng đều phải chịu những thiệt thòi như vậy. Ngay đến bây giờ , phương Tây vẫn ca ngợi ông Ẩn thì trách gì chính quyền CS không dám dùng tiếp. Cầu mong ông an nghỉ nơi vĩnh hằng và chúng tôi luôn tựhào với những cống hiến của ông.
Huỳnh, Tiền Giang
Không chỉ riêng ông Ẩn, nhiều người yêu nước chân chính - đặc biệt là những người miền Nam- đã từng ủng hộ hoặc tham gia cuộc chiến chống Mỹ đều bị hụt hẫng sau ngày 30-4-1975.
Điều nầy có người công khai nói ra, có người giấu kín trong lòng vì lo cho sinh mệnh chính trị của mình hoặc của con, cháu (kể cả bị mất miếng cơm manh áo nếu vào thời bao cấp). Thực tế phũ phàng sau ngày đất nước thống nhất mà họ thấy trước mắt chứ không do "Mỹ - Nguỵ" tuyên truyền đã làm họ vỡ mộng.
Tôi cho rằng ông Ẩn là người yêu nước, đáng trọng. Trước 30 - 4 - 75 ông phải âm thầm đối mặt với hiểm nguy trong từng giây phút để mong sớm đuổi quân Mỹ ra khỏi đất nước; sau ngày hòa bình dù được thăng chức tướng, ông là người dám nói và hậu quả là gần như bị giam lỏng trong thời gian dài. Đời ông là một khúc ca bi tráng mà càng về cuối những nốt trầm buồn càng nhiều. Tôi xin chân thành chia buồn cùng gia đình ông.
Nguyễn Anh, Hà Nội
Kính cẩn nghiêng mình trước vong linh của một nhà tình báo anh hùng. Tôi thuộc thế hệ con cháu chỉ biết đến chiến công của cha anh qua sách vở .
Tô icó may mắn được làm việc cùng nhà tình báo thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc và được biết tất cả các nhà tình báo “nhị trùng” đều phải trải qua một thời kỳ thẩm tra khắt khe sau giải phóng. Điều này là nguyên tắc bắt buộc của tất cả các cơ quan tình báo trên thế giới không riêng gì của Việt Nam. Và điều vĩ đại ở đây là các nhà tình báo như Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Đình Ngọc đều chấp nhận sự “bội bạc” của nghề tình báo một cách bình thản.
Tôi nhớ mãi lời thầy Ngọc “thế hệ chúng tôi đã hoàn thành sứ mệnh giải phóng dân tộc khỏi sự nô lệ về thể chất. Tuy nhiên hiện nay chúng ta vẫn còn là nô lệ về công nghệ và tri thức nước ngoài. Thế hệ các em phải tiếp tục công cuộc đấu tranh giải phóng nô lệ ấy.”
Để hoàn thành sứ mệnh ấy đất nước đang rất cần những hiền tài nối gót cha ông. Xin các bạn ở trong và ngoài nước đừng vì những định kiến hẹp hòi mà bỏ qua cơ hội đóng góp vào công cuộc giải phóng “nô lệ công nghệ và tri thức” của đất nước.
Những người cộng sản Việt Nam cũng đã có những sai lầm, thậm chí sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ. Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là những người cộng sản Việt Nam không như các nước cộng sản khác, họ rất linh hoạt, dám nhìn vào sự thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này không phải là tôi nói mà Akakie, một giáo sư người Úc, nói trong cuốn “Vietnam a transition tiger”.
Những điều một số quý vị phê phán cộng sản Việt Nam nếu nó thực sự có chân giá trị , thì cuối cùng nó cũng sẽ được thay đổi cùng với quá trình phát triển của dân tộc. Do đó nếu các bạn có thể bỏqua được các định kiến hẹp hòi, hãy vì điều to lớn hơn của dân tộc nhưcác vị anh hùng Trần Xuân Ẩn, Nguyến Đình Ngọc, Phạm Ngọc Thạch, Trần Đại Nghĩa v.v…đã làm thì đất nước này còn PHÚC lớn lắm thay.
Lệ, Nha Trang
Ông đã làm được bao nhiêu điều để Việt nam và Mỹ hiểu hơn về nhau vì lợi ích của cả hai bên? Trước hương hồn ông, tôi mong chúng ta thông minh và khiêm tốn hơn ông ngày nào.
TN, Hoa Kỳ
Qua báo chí Mỹ, ông thu lượm tin tức tình báo rồi gởi về Bắc. Ông là một điệp viên kiểu tư bản, thích tự do dân chủ. Sau 75, ông mới thấy có nhiều điều muốn nói nhưng Đảng đã khóa miệng ông lại cũng như Đảng đã từng làm với nhiều người khác, nhất là những ai đã tin là CS sẽ đem lại một đất nước tươi đẹp hơn.
Trong lúc hoạt động bí mật ông Ẩn có thể không sợ tra tấn, tù đày hoặc cái chết nếu chẳng may bị lộ nhưng có lẽ ông biết chuyện gì sẽ xảy đến cho bản thân mình gia đình mình nếu tỏ ra lầm lẫn, ân hận. Ông đã tiết lộ rằng người ta đã không cho ông nói như ông mong muốn. Một người có thể không sợ mất mạng sống nhưng phải biết sợ kiểu dùng người của CS, đó là "vắt chanh bỏ vỏ" không thương tiếc.
ADN
Tôi nhớ không lầm, khi đọc một bài báo trong nước nói rằng tạp chí Time trả cho ông 2 triệu USD để ông viết hồi ký về cuộc đời làm tình báo của ông nhưng ông đã từ chối.
Bởi theo ông những điều ông nói ra sẽ ảnh hưởng đến vợ con của những người đã làm việc với ông. Một lần khác khi nghe Ông nói chuyện trong chương trình người đương thời do VTV3 phát sóng, tôi nghĩ rằng Phạm Xuân Ẩn không chỉ là một nhà tình bao vĩ đại mà còn là một nhân cách lớn của Việt Nam.
Lezard
Sửa lại chút "Đừng tin những gì Mỹ nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Mỹ làm". Coi bao nhiêu công ty khai thác dầu đến Iraq sau chiến tranh nhỉ? Ông Ẩn là người theo chủ nghĩa dân tộc, không muốn Mỹ can thiệp vào chuyện VN là chuyện hiển nhiên. Mỗi dân tộc có quyền tự quyết của mình. Xin nghiêng mình trước người anh hùng của dân tộc.
MTT
Tôi nghĩ ông Ẩn là người theo chủ nghĩa dân tộc, chống lại sự có mặt của người Mỹ tại VN để muốn có một VN thống nhất. Song thời gian trước 1975, có vẻ như ông hợp tác với miền Bắc song lại không hiểu rõ về chủ nghĩa cộng sản tại miền Bắc.
Sau 1975, những người như ông Ẩn có lẽ đã tỏ ra thất vọng, vì miền Nam trở nên tệ hại trong tay cộng sản, 10 năm nhai bo bo và bị hạn chế đủ kiểu, bạn bè VNCH người thì chạy ra nước ngoài, kẻ chết trong ngục tù cải tạo. Những điều ấy rất khó xử đối với những người một thời đã ủng hộ cộng sản song cộng sản đã không làm được như họ mong muốn.
Nguyễn Lân, Hà Nội
Tin làm gì mấy lý do nói trên. Ông Ẩn được mọi người rất tôn trọng, được dựng thành phim, được phong tặng Anh hùng. Mấy câu trích dẫn của BBC liệu có đáng tin cậy không đây?
Người SG
Chuyện ông PX Ẩn phải là bài học đắt giá cho những người còn tin tưởng vào CS. Đáng thương quá cho một người đã lỡ lầm vì giọng điệu tuyên truyền của CSVN. "Đừng tin những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm".
Jason Su, St. Louis, Missouri, USA
Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt thiếu tướng tình báo lỗi lạc Hai Trung. Ông và chỉ huy của ông là thiếu tướng tình báo Sáu Trí là những anh hùng thầm lặng, những chuyện cổ tích thời chiến. Tôi lặng người khi nghe người thân báo tin ông mất qua ĐT. Sau chiến tranh, ông không được đối xử công bằng. Tuy nhiên, tôi tin là rồi đây mọi câu chuyện và chiến công của ông cũng như ông Sáu Trí sẽ được công bố . Tiếp xúc với ông không ít lần, tôi hiểu được tâm tư và suy nghĩcủa ông. Có dịp học tập và công tác ở nhiều nước, tôi tự hứa sẽ làm được những gì ông đã dặn dò. Xin chào vĩnh biệt ông, người tình báo anh hùng. Xin cám ơn ông, vì những đóng góp thầm lặng mà to lớn của ông đã đem lại hòa bình cho những thế hệ sau. Qua lá thư gửi BBC này, con xin được chia buồn cùng gia đình ông, cùng lời xin lỗi vì không thể về VN dự lễ đưa tiễn ông về Lạc Cảnh.
@by txiuqw4