Cả tình báo quân sự lẫn tình báo chính trị đóng vai trò lớn trong việc nước ta chuẩn bị và tiến hành các hội nghị Teheran, Potsdam và Yalta, những hội đàm và gặp gỡ của ngoại trưởng các quốc gia liên minh chống Hitler những năm 1943 - 1945. Để thực thi mệnh lệnh NKVD Liên Xô, ngày 8- 8- 1945 trước hội nghị Yalta tôi được giao việc giải quyết nhanh nhất các vấn đề của các cơ quan trung ương NKVD- NKGB Liên Xô trong việc tiến hành những hoạt động cần thiết về hội nghị ở Moskva. Để dẫn tới cuộc gặp gỡ của Stalin, Roosevelt và Churchill ở Yalta đã có trù bị những cuộc gặp không chính thức mà trong đó Fitin và tôi tham dự - với người dẫn đầu phái đoàn quân sự Mỹ ở Moskva tướng Din, phó thuỷ sư đô đốc Olsen, đại sứ Mỹ Harriman, cố vấn sứ quán Anh Robert. Chúng tôi bàn kín kẽ về những cách tiếp cận có thể để giải quyết các vấn đề tranh cãi, trao đổi cho nhau mạng điệp viên bị đổ vỡ và các chuyên gia quân sự Đức bị bắt, các vấn đề tế nhị về việc phân chia có thể sau chiến tranh ở các nước Đông Âu. Harriman nói riêng, không phản đối ý tưởng thành lập một chính phủ liên hợp tại Ba Lan sau chiến tranh do Stalin và Molotov đề đạt.
Những cuộc gặp gỡ cuối này với các đại diện tình báo Mỹ và Anh kiểu như tổng kết sự hợp tác của các cơ quan đặc biệt của các nước đồng minh trong những năm chiến tranh. Nó có kết quả nhất là ở Afganistan, nhân nhóm trưởng tình báo ta Alakhverdov đã vô hiệu hoá được các hành động của mạng điệp viên Đức ở các khu vực biên giới. Cùng với người Anh đã đập tan mạng lưới gián điệp phá hoại của tình báo Đức và Nhật ở Ấn Độ và Myanmar. Đánh giá cao sự ủng hộ của chúng ta đối với các hoạt động của tình báo Anh ở Ấn Độ và Myanmar, về phía mình, người Anh đã trao cho ta nhiều điệp viên thân Đức ở Afganistan và Trung Á, bị người Đức chiêu mộ cho các hoạt động trong hậu phương chúng ta.
Những thảo luận chung về các chiến dịch phá hoại hợp tác chống bọn Đức ở Tây Âu với các cơ quan đặc biệt Anh và Mỹ không tiến triển. Thế nhưng chúng tôi đã dàn xếp các tiếp xúc với những nhân viên tình báo Anh đang hoạt động trong bộ tham mưu của nguyên soái Tito tại Nam Tư, trung tá Kvasnin thiết lập các quan hệ cá nhân tốt với Rendolf, con trai của Churchill và đã giúp nhiều cho các sĩ quan Anh trong việc thoát khỏi vòng vây bọn Đức. Thông tin nhận được từ Kvasnin có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá các ý đồ của giới cầm quyền Anh và trong đường lối hậu chiến ở Nam Tư.
Các giới làm ăn Mỹ thể hiện mối quan tâm đến những hình thức có thể của vấn đề Do Thái, đưa ra trợ giúp tài chính cho sự khôi phục Gomel cho giới hạn được gọi là “độ định cư Do Thái” và Krưm, nơi dự trù thành lập một nước cộng hoà Do Thái. Trong các cuộc trò chuyện không chính thức với Harriman diễn ra tại nhà hàng Aragvi và được ghi băng lại, điệp viên ảnh hưởng, công tước Ianus Radzivill, bạn làm ăn của gia đình Harriman về các phi vụ tài chính ở Ba Lan và các nước Đông Âu, tham gia với tư cách thông ngôn của tôi. Ông ta lại bị NKVD bắt ở Ba Lan tháng 1- 1945.
Ngay trước hội nghị Yalta dưới sự chủ toạ của Golikov, sau là Beria, có một cuộc họp dài nhất trong suốt thời kỳ chiến tranh của các lãnh đạo tình báo Bộ Quốc phòng, Hạm đội hải quân và NKVD- NKGB. Vấn đề chủ yếu - đánh giá các khả năng tiềm tàng của các lực lượng quân sự Đức để chống chọi tiếp theo đối với đồng minh - được xem xét ròng rã trong hai ngày. Các dự đoán của chúng tôi về việc chiến tranh ở châu Âu kéo dài không quá ba tháng do bọn Đức thiếu nhiên liệu và vũ khí, đã hoá ra đúng. Ngày thứ ba, ngày làm việc cuối cùng của hội nghị được dành để so sánh các tài liệu có được về các mục đích chính trị và dự định người Anh và người Mỹ tại hội nghị Yalta. Chúng tôi đồng tình với việc là cả Roosevelt, cả Churchill sẽ không thể chống đối đường lối của phái đoàn ta về củng cố địa vị của Liên Xô tại Đông Âu.
Chúng tôi xuất phát từ thông tin xác thực về việc người Mỹ và người Anh sẽ có quan niệm linh hoạt và chịu nhún nhường do quan tâm đến việc Liên Xô tham gia nhanh chóng vào chiến tranh với Nhật Bản. Dự báo của NKVD và tình báo quân đội về khả năng thấp của người Nhật đối chọi với những đòn giáng mạnh của các tập đoàn quân cơ động của ta đánh tạt sườn vào khu vực tăng cường do người Nhật xây dựng dọc biên giới Liên Xô, được khẳng định vào tháng 8 - 1945. Thế nhưng chúng tôi không lường trước, bất kể những cứ liệu chi tiết về sự hoàn tất công việc về bom nguyên tử, rằng người Mỹ sẽ ứng dụng bom nguyên tử để chống lại Nhật Bản.
Ngay trước hội nghị Potsdam các đánh giá của chúng ta lại càng lạc quan hơn. Beria và Golikov nói chung không nhắc tới tiền đồ phát triển xã hội chủ nghĩa Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari, Rumani. Sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội như một hiện thực đối với chúng tôi ở các nước châu Âu chỉ rõ nhiều hoặc ít đối với Nam Tư. Chúng tôi xuất phát từ chỗ Tito như một nhà lãnh đạo quốc gia và ĐCS dựa vào sức mạnh quân sự hiện thực. Trong những nước khác thì tình hình không thế. Thế nhưng chúng tôi đã thống nhất ở chỗ là sự hiện diện của quân đội ta và cảm tình đối với Liên Xô của đông đảo nhân dân sẽ đảm bảo sự cầm quyền ổn định ở Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungari cho những chính phủ sẽ định hướng đến liên minh và hợp tác chặt chẽ với chúng ta.
Các tư vấn quân sự- chính trị của chúng tôi về nước Đức cũng còn xa vời với sự thiết lập chủ nghĩa xã hội tại vùng chúng ta chiếm đóng. Vấn đề đặt ra là một nước Đức trung lập vĩnh viễn bị giải giáp vũ khí với một nhóm lãnh đạo tiến bộ, ổn định, có định hướng về nước Nga.
Kết quả các quyết định của hội nghị của chúng tôi trong biên bản mật được ký tại hội nghị Yalta ngày 11- 2- 1945 bởi Molotov, Hell, Iden, còn là sự giao phó cho phó tổng cục trưởng tình báo (Tổng cục 1) Kuznetsov thoả thuận với các đại diện cơ quan tình báo Anh, Mỹ về sự trao đổi ban chỉ huy của quân đội Vlaxov, nói riêng là Jilenkov, để đổi cho người Anh và người Mỹ các tướng và đô đốc Đức mà họ quan tâm: đô đốc Reder đang bị tù ở Moskva.
Tôi chỉ dừng lại ở một số chiến dịch tình báo cơ bản trong cuộc chiến tranh Xô - Đức, những đánh giá tài liệu tình báo của ban lãnh đạo quân sự- chính trị Liên Xô. Không thể không thừa nhận rằng sự chú ý có hệ thống tới công tác tình báo được tăng cường dưới ảnh hưởng của những thất bại nặng nề của ta vào đầu chiến tranh.
Tất nhiên, đưa ra chỉ toàn những thành công là không đúng. Abwehr và Gestapo đã gây tổn thất nghiêm trọng cho các cơ quan tình báo của NKVD và Bộ Quốc phòng. Ngoài việc hy sinh những điệp viên và cán bộ tác chiến quý giá ở Tây Âu những năm 1941- 1943, kết quả hoạt động của phản gián Đức làm chúng ta mất đi lãnh đạo các nhóm điệp viên ở Xmolenxk, Kiev, Odexxa, Kherxon, Nikolaev, ở những thành phố chủ yếu bị lọt vào vùng chiếm đóng.
Năm 1942 ở Afganistan, Fridgud, nhà tuyển mộ danh tiếng của Grigulevich, đã hy sinh. Ông cùng với Alakhverdov tiến hành chiến dịch vô hiệu hoá các điệp viên Đức. Viktor Liagin được ném vào hậu phương địch đã bị bọn Đức bắt và xử bắn: không khai báo ai, ông từ chối chạy trốn vì không muốn bỏ mặc điện đài viên đang bị thương. Ivan Kudria chui vào mạng lưới điệp viên Abwehr và chuyển những tin tức quan trọng về Moskva đến trước khi anh bị phản bội. Vladimir Molodsov bị bọn Rumani bắt và cũng bị xử bắn. Theo đề cử của tôi, Liagin, Molodsov, Kuznetsov sau chiến tranh được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Đến trước lúc bị bắt tôi đã quan tâm để gia đình họ thường xuyên nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ từ phía cơ quan an ninh.
Được giới thiệu tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô có các sĩ quan du kích Morozov, Kolexnikov (IU. Kolexnikov) sau 50 năm đã nhận danh hiệu Anh hùng Liên bang Nga nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày chiến thắng phát xít Đức), các nhà hoạt động bí mật Geft, Gordienko và nhiều người khác.
Sự kết thúc chiến tranh đến giờ vẫn sống động trong trí tôi như một sự kiện kỳ vĩ, rửa sạch tất cả mọi ngờ vực của tôi liên quan đến sự sáng suốt của ban lãnh đạo đất nước. Các sự kiện hào hùng và bi thương đã qua, sự mất mát con người và thậm chí sự thanh trừng hàng loạt - tất cả những thứ đó có vẻ được biện minh bởi Chiến thắng Vĩ đại trước Hitler. Tôi nhớ bữa tiệc lớn tại phòng Georgiev điện Kremli nơi tôi vinh dự được ngồi cùng bàn với phó tổng tham mưu trưởng tướng Stemenko, tổng cục trưởng tình báo NKVD Fitin, tổng cục trưởng tình báo Bộ tổng tham mưu tướng Ilitsev, tổng cục trưởng tình báo quân đội đại tướng Kuznetsov. Tôi nhớ Stalin đã đến bàn chúng tôi, chào Ixakov bị mất một chân trong trận ném bom của Đức năm 1942 ở Kavkaz, và nâng cốc chúc ông. Ixakov không thể bước ra trước lớp khán giả như thế trên nạng, và chúng tôi cảm động tận đáy lòng trước cử chỉ của Stalin. Chúng tôi cảm thấy mình là học trò và người thừa kế của ông. Sự chú ý được nhấn mạnh của Stalin đối với lớp tướng tá và đô đốc trẻ chỉ ra rằng ông gắn tương lai đất nước với thế hệ chúng tôi.
@by txiuqw4