Khoảng cách năm mươi bước, Lý Tĩnh cũng không có hạ lệnh. Có không ít đại tướng của quân Tùy đều đã đổ mồ hôi lạnh đầy tay. Đây là việc trước giờ tác chiến bọn họ còn chưa thấy. Phương pháp dùng đoản mâu để công kích đối phương từ xa là chiến thuật do Lý Tĩnh nghĩ ra.
Vào lúc này, quân Tùy đột nhiên tăng tốc. Mà kỵ binh quân Đường cũng gấp rút lui về phía sau. Trong khoảng thời gian này, đội ngũ quân Đường cũng bắt đầu lui về. Đây cũng là chỗ thông minh của Lý Hiếu Cung. Tại thời điểm sau cùng, lại đem quân lính lui về. Như vậy sức sát thương của đoản mâu quân Tùy sẽ giảm tới thấp nhất.
Chiến mã lao nhanh, ky binh quân Tùy thét lên một tiếng, ùn ùn lao tới chém giết quân Đường. Ba mươi bước, Lý Tĩnh đưa chiến đao lên hết lớn một tiếng:
- Phóng!
Tiếng trống vang lên ầm ầm như sấm, phía trước kỵ binh quân Tùy hàng nghìn đoản mâu trong phút chốc đã phóng ra. Hàng nghìn đoản mâu được phóng ra theo hình vòng cung. Đoản mâu như mưa rào, gào thét đâm về hướng kỵ binh của quân Đường.
Mặc dù Lý Hiếu Cung đã nghĩ đến sự lợi hại của đoản mâu nhưng kết quả lại khiến hắn phải thống khổ nhắm mắt lại.
Cương mâu mạnh mẽ đan xen thành một mảnh, bay lượn trên không trung, thanh thế to lớn, đâm xuyên qua tấm chắn của kỵ binh quân Đường, bắn thủng áo giáp, xuyên thấu cơ thể. Chiến mã ngã bổ nhào xuống đất, kỵ binh cũng lập tức ngã theo kêu la thảm thiết. Trong nháy mắt ngựa ngã người đổ, gần bốn trăm người bị trúng ngã nhào.
Đợt đoản mâu hung mãnh đã khiến sĩ khí của quân Đường trùng xuống. Ngay sau đó, lại thêm hàng nghìn đoản mâu được phóng ra dày đặc, đâm tới trong kỵ binh quân Đường.
Chỉ ngắn ngủi hai đợt đoản mâu, quân Đường đã tổn thất gần tám trăm người. Sau khi phóng xong hai đợt đoản mâu, trong nháy mắt, kỵ binh quân Tùy hung mãnh chạy qua đầu trận tuyến đã loạn vọt thẳng vào trong đại trận của quân Đường.
Quân Tùy hiển nhiên cũng không tính toán sẽ hỗn chiến cùng quân Đường. Bọn họ cứ trăm người hình thành một đội, tự mình linh hoạt tác chiến.Tận lực dùng uy lực của đoản mâu quấy nhiễu đầu trận tuyến của quân Đường.
Bọn họ lúc thì phối hợp với nhau hợp thành một đoàn, lúc thì phân tán ra tự mình chiến đấu.Tuy rằng nhìn qua rất hỗn loạn, nhưng phảng phất như có một sợi dây buộc bọn họ vào một chỗ. Sợi dây đó chính là chiếc cờ chỉ huy của quân Tùy. Cờ xí không ngừng biến ảo ra các loại tổ hợp, chỉ huy tiết tấu tấn công của quân Tùy.
Mà trận hình hoàn mỹ của quân Đường không ngừng bị quân Tùy đánh tan, lại không ngừng tụ hợp, chống lại sự tấn công của quân Tùy.
Phương thức chiến đấu nhanh nhẹn của quân Tùy với những cơn mưa mâu dày đặc đã chém giết rất nhiều địch nhân, sau đó đột nhiên tan rã. Đây hiển nhiên là chiến thuật tác chiến được thiết lập để nhằm vào sự co cụm binh của đối phương.
Nếu đánh với quân đội được huấn luyện yếu kém của Lưu Vũ Chu hoặc Đậu Kiến Đức, có lẽ phương thức tác chiến rất linh hoạt, sắc bén này của quân Tùy có thể sẽ đạt được hiệu quả cực kỳ tốt.
Nhưng quân Đường được huấn luyện bài bản, phòng ngự nghiệm mật lại có khả năng chống đỡ phương thức tác chiến này của quân Tùy. Ưu thế của mỗi bên được thể hiện ra vô cùng nhuần nhuyễn trong trận kỵ binh đại chiến này.
Lúc này, cánh quân Tần Quỳnh bên phải có năm nghìn kỵ binh, cùng cánh quân La Sĩ Tín bên trái có một vạn trường mâu binh cũng lén đánh tới. Bọn họ cũng công kích hai bên cánh của quân Đường.
Hai cánh đại quân kịch liệt chiến đấu trong mưa bụi mờ mịt. Trên mặt đất bùn lầy lội cùng vô số những vũng nước đọng khiến cho trận chiến này càng thêm mệt mỏi.
Lúc này đội ngũ năm vạn quân Đường đã hoàn toàn bị áp chế. Mà bên quân Tùy vẫn còn có hai vạn binh sĩ đang chờ mệnh lệnh.
Mặc dù quân Tùy cũng không áp chế toàn bộ mọi tuyển nhưng quân Đường đã có dấu hiệu bại trận. Dấu hiệu đầu tiên ở chỗ một vạn binh đao thuẫn của quân Đường đánh với năm nghìn kỵ binh do Tần Quỳnh suất lĩnh.
Binh chủng đã rơi vào hoàn cảnh xấu, lại thêm việc từng nhóm nhỏ quân Tùy linh hoạt tấn công nhiều nơi khiến cho đầu trận tuyến của quân Đường đã bắt đầu rối loại. Bọn họ dần dần giống quân Tùy chia ra từng nhóm nhỏ chiến đấu. Bọn họ đều là chân chính tự mình lập trận, không có chỉ huy thống nhất, cũng không có phối hợp với nhau, có vẻ rất mất trật tự. Đao thuẫn binh của quân Đường rõ ràng đã bị rơi vào thế hạ phong.
Lý Tĩnh lúc này thấy thời cơ đã đến lập tức hạ lệnh:
- Bắn hỏa tiễn!
Một đoàn hỏa tiễn bay lên trời kéo theo một đoàn khói đen thật dài xẹt qua không trung. Đột nhiên từ trong Hắc Tùng lâm phía sau quân Đường, có ba nghìn trọng giáp kỵ binh quan Tùy đánh ra. Bọn họ đội ngũ chỉnh tề, xếp thành một trận hình hoàn chỉnh. Chiến mã thì hăng hái, sát khí tận trời, chạy về phía một vạn đao thuẫn binh ở cánh trái.
Cánh quân Tùy này sắc bén, sức lực vẫn còn ở trạng thái tốt nhất giết ra. Quân Tùy trước sau công kích. Đao thuẫn binh của quân Đường cuối cùng cũng không chống đỡ được, sĩ khí mất hết, bắt đầu loạn lên.
Ba quân tác chiến quân trọng nhất là sự phối hợp, không thể để bị mất một cánh quân nào. Chỉ cần trong đó có một cánh quân bị tan vỡ thì loại tan vỡ này giống như bệnh dịch, trong nháy mắt sẽ truyền nhiễm khắp toàn quân.
Từ khi cánh trái đao thuẫn binh bị tan rã, quân đội của Lý Hiếu Cũng cũng lập tức tan rã toàn diện. Trận đại chiến Trung Nguyên này cuối cũng cũng đã tới lúc kết thúc….
Tin tức về quân Tùy ở đông tuyến đã tiêu diệt toàn bộ quân đội của Lý Hiếu Cung, đã truyền tới đại bản doanh quân Tùy ở phòng tuyến phía tây. Trong đại doanh quân Tùy được một phen vui mừng.
Giằng co hơn một tháng, cuối cùng quân Tùy đã lùi một bước để đánh trả đối phương. Kết quả là dành được thắng lợi huy hoàng, tàn quân bị Từ Thế Tích chặn lại, Trưởng sử Độc Cô Hoài Ân bị bắt, Lý Hiếu Cung dẫn không tới ngàn quân chạy về Tương Dương.
Đây là trận chiến quyết định toàn bộ bố cục Trung Nguyên. Kết thúc trận chiến này có ý nghĩa là thế lực nhà Đường bị đuổi hoàn toàn ra khỏi Trung Nguyên. Lý Mật lui về phía đông. Đậu Kiến Đức nội chiến, Vương Thế Sung một thủ Cô thành. Điều này chứng tỏ Trung Nguyên sắp trở thành lãnh thổ nhà Tùy.
Trong đại bản doanh, binh sĩ quân Tùy ca múa vui mừng. Đúng lúc này thì trong lều trung quân lại vô cùng yên tĩnh. Cửa lều hai lớp trong ngoài đều buông xuống. Ánh sáng trong lều lóe lên những tia lờ mờ. Dương Nguyên Khánh một mình đứng ở trước sa bàn c, đang nhìn xuống đó, nhưng trong đầu lại có muôn vàn suy nghĩ.
Mặc dù thắng lợi đông tuyến khiến mọi người phấn chấn, nhưng là người cầm đầu toàn quân, ở vào thời khắc mấu chốt này, đòi hỏi Dương Nguyên Khánh phải giữ được bình tĩnh.
Trận thắng ở Trung Nguyên, trong dự đoán của hắn, hắn phòng thủ nghiêm ngặt, mưu tính sâu xa từng bước đi một cho tới hôm nay. Nếu như còn nói vẫn có thể thất bại, thì chỉ có thể chứng minh Lý Tĩnh chẳng có tài cán gì.
Lúc này, cái mà Dương Nguyên Khánh cực kì quan tâm chính là bước đi tiếp theo. Hắn mới nghe tin, Giang Đô Trần Lăng đã đầu hàng Lý Mật. Điều này có nghĩa, thế lực Lý Mật di chuyển về đông, đã bước ra một bước đi quan trọng.
Song song với chuyện này, hắn đồng thời phải quan tâm tới một tin tức khác. Ba trăm ngàn quân Đỗ Phục Uy tại huyện Từ Thành quận Hạ Bì bị Đơn Hùng Tín đánh bại. Đỗ Phục Uy chỉ dẫn khoảng mấy trăm người quay về Lịch Dương.
Việc đầu hàng của Trần Lăng và sự thất bại của Đỗ Phục Uy, khiến kết cục ở Giang Đông có sự biến đổi lớn. Thế lực Lý Mật mạnh lên, làm chủ ở Giang Đông là kết cục đã định.
Mà thất bại của triều đình nhà Đường tại Trung Nguyên cũng sẽ khiến cho Lý Uyên áp dụng thủ thế, Lý Mật sẽ chuyên tâm khai thác Giang Đông. Vậy bước tiếp theo Dương Nguyên Khánh sẽ phải làm gì?
Tuy rằng, trong lá thư Lý Tĩnh gửi cho hắn, kiến nghị mở rộng ưu thế, chiếm giữ Kinh Tương. Nhưng Dương Nguyên Khánh lại cực kì bình tĩnh. Chiến tuyến kéo quá dài, việc mở rộng bành trướng là mù quáng, không thực tế. Rốt cục cũng chỉ dẫn đến toàn tuyến của hắn tan tác mà thôi.
Nếu như phải lựa chọn, thà rằng hắn chọn tiêu diệt Đậu Kiến Đức, giải trừ hậu họa về sau ở Hà Bắc còn hơn.
Lý Tĩnh không rõ lắm áp lực của triều đình. Nhưng Dương Nguyên Khánh thì nắm rõ hơn so với y. Ngụy Trưng vì sao lại đến, chính là bởi vì sự phân kỳ trong nội bộ triều đình vì nam hạ Trung Nguyên xảy ra sự bất đồng lớn.
Năm nay nông nghiệp mất mùa. Nhìn chung thu hoạch thấp, mà quân tây Đột Quyết thì không ngừng mở rộng xuống hướng đông, uy hiếp nghiêm trọng tới sự an toàn của Phong Châu. Điều này khiến cho triều đình phải di dân với số lượng lớn từ Phong Châu trở lại Hà Bắc. Khiến cho việc canh tác ở Phong Châu giảm mạnh. Sản lượng lương thực năm nay thật đáng lo.
Sự đổ nát ở Hà Bắc hiện nay mà triều đình phải gánh vác là rất lớn. Trong thời gian một hai năm, thì khó có thể khôi phục lại như ban đầu. Trên thực tế, Triều Tùy toàn bộ dựa vào sự chống đỡ của vùng Hà Đông, phải duy trì quân lương của hai trăm ngàn đại quân, lại còn phải chi viện nhiều cho Hà Bắc. Hơn nữa, thu hoạch năm nay không được nhiều, triều đình cực kì bị áp lực.
Dành được Trung Nguyên, chẳng qua chỉ là thắng lợi về mặt quân sự. Nhưng đối với kinh tế mà nói, thì đây lại là một đảm nhiệm thật lớn của triều Tùy, không thua kém gì Hà Bắc.
Sự tấn công tạo phản của nông dân cuối triều Tùy đã khiến cho các khu kinh tế ở Trung Nguyên bị tàn phá nặng nề. Lương thực dự trữ của triều Tùy trong ba mươi năm đã không còn sót lại chút gì.
@by txiuqw4