sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Mở Ra, Cánh Cổng Đá !

Ngày xưa, bên bờ biển Đông có một người đánh cá tên là Hồ Tứ. Bác bắt đầu đánh cá từ khi hơn mười tuổi. Hai mươi năm ròng làm nghề, số cá bác đánh bắt được kể phải chất cả núi. Nhưng bác sống nghèo nàn, nghèo không ai nghèo hơn. Giá có được lấy một chiếc thuyền nhỏ mỏng manh hay tấm lưới, nhưng ở đâu ra kia chứ! Hạt gạo trong nhà không có. Phải thuê thuyền và lưới của nhà giàu trong làng, rồi suốt năm lênh đênh ngoài biển khơi, sóng dữ, có lúc tưởng chừng nước nhận chìm xuống đáy. Bác đánh cá nghèo khổ bắt được cá, đem đi bán, được tiền lại phải đem trả tiền thuê thuyền thuê lưới. Nghĩ mà ức, lòng bác giận sôi lên!

Một lần, Hồ Tứ lại ra biển đánh cá. Nước xanh một mầu lấp lánh, không nghe thấy gió thổi, không trông thấy sóng cồn. Bác vừa tung lưới xuống, thì con chim bói cá lông đen nhánh lẫn mầu xanh biếc ở đâu bay đến. Chim lao xuống nước, một tích tắc bay lên, mỏ cặp con cá.

Hồ Tứ nói với chim:

- Chim ơi chim! Chim bắt cá, chim có mỏ cong, chim có đôi cánh. Còn ta bắt cá, ta chẳng có thuyền, chẳng có lưới của ta.

Dường như chim bói cá hiểu được tiếng người. Chim ngừng cánh, thương hại nhìn bác đánh cá, rồi sà xuống mũi thuyền. Chim há mỏ ra, từ trong mỏ ra một con cá vàng rơi thẳng xuống khoang thuyền, giẫy giụa, đập đuôi vào tay chèo. Tiếng lịch bịch dậy lên. Hồ Tứ đi đến xem, thì thấy từ mắt cá nước mắt ứa ra.

Bác đánh cá thương hại, bèn thả cá trở về biển. Cá lật người, quẩy đuôi, quay về phía thuyền, gật đầu ba lần như chào Hồ Tứ rồi bơi đi.

Ba lần bác đánh cá buông lưới. Chẳng được một con cá to nào, chỉ những thứ cá lắt nhắt. Bác đánh cá lo lắng: lấy gì trả tiền thuyền cho chủ? Vợ già ở nhà đang đợi gạo mua về để đổ vào nồi. Ngẫm nghĩ về cái số hẩm hiu của mình, bác đánh cá càng buồn, rồi nghẹn ngào ứa nước mắt khóc. Bác định đưa tay gạt nước mắt, thì đột nhiên nghe có tiếng người nói:

- Hỡi con người tốt bụng, xin đừng khóc!

Hồ Tứ ngửng lên thì thấy một ông già đứng trước mặt, râu tốc bạc phơ, trong tay cầm cây gậy cao lương vỏ còn xanh.

Ông già lên tiếng:

- Con đã cứu con ta, cảm ơn con, ta sẽ ban cho con mọi thứ mà con mong muốn, con cứ ngỏ lời đi.

Hồ Tứ đắn đo, suy nghĩ, cuối cùng bác nói:

- Con chẳng cần gì nhiều, thưa ông già kính mến, chỉ xin người một chiếc thuyền tốt và tấm lưới chắc chắn, làm sao có thể nhẹ nhàng ra biển đánh cá, đến khi trở về không phải buồn lo bữa ăn, manh áo mặc!

Ông già có chòm râu bạc gật đầu tỏ vẻ hài lòng về những lời của bác đánh cá, bèn bảo:

- Trong dãy núi Nhất Sơn có ghềnh đá cao một trăm trượng. Con hãy đưa vợ con chuyển đến đấy mà ở.

Bác đánh cá hỏi lại:

- Nhưng thưa cụ già kính mến, chúng con làm sao đi đến đấy được.

Ông già trả lời:

- Con không phải lo phiền, ta biết phải giúp con như thế nào.

Ông già nói rồi, trao cho bác đánh cá chiếc gậy màu xanh. Hồ Tứ nhận thân cây cao lương, cây gậy ấy mới nặng làm sao, lại lạnh buốt như băng.

Bác đánh cá nhìn vào thì chiếc gậy toả sáng chói lọi, làm đau cả mắt. Bác ngạc nhiên nghĩ bụng: “Mình cần gì cái gậy này nhỉ?'

Nhưng ông già lại nói:

- Con hãy cầm cái gậy, vung về phía ghềnh đá và nói: "Mở ra, cánh cổng đá. Mở ra, cánh cổng đá! Người nghèo đến!” Khi đã bước vào trong rồi, con không được chần chừ e ngại gì, mạnh dạn đi lên trước, và không bao giờ được rời cây gậy.

Hồ Tứ càng kinh ngạc hơn trước, vừa định mở miệng để hỏi thêm cụ già, thì cụ đã biến mất. Bác đánh cá nhận cây gây, trở về nhà. Bà vợ già nhìn thấy thân gậy cao lương thì bực mình:

- Giá mà ông mang gạo hay bột mì về có phải tốt hơn không, cái thân gậy này làm sao cho chúng ta no, và hết khát được.

- Sao bà lại bực mình vô ích thế? Thì cả đời bà chẳng có mỗi một mơ ước: có được chiếc thuyền với tấm lưới, để không phải lo ăn lo mặc nữa sao? - Ông chồng hỏi lại vợ. Sau đó, bác kể lại cho vợ nghe mọi chuyện xảy ra với bác ngoài khơi, không hề quên một chi tiết nào. Nghe chuyện, bà vợ nổi máu tham, căn nhằn ông chồng:

- Sao chẳng xin lấy cái gì quý giá hơn, nhiều hơn? Đằng này lại đi xin chiếc thuyền với tấm lưới!

Hồ Tứ không trả lời, bác chẳng muốn cãi nhau với vợ. Bác chỉ có mỗi mình bà ta trên thế gian, không còn ai nữa, cả đời khốn khổ, bà ta chỉ những lo toan tất bật. Bác xếp cá, cho cả vào hai cái giành, quẩy gánh lên vai và cùng vợ lên đường.

Đúng hai ngày hai đêm, hai vợ chồng đi đến làng nhỏ ở chân núi Nhất Sơn. Trong làng ấy, nhiều lắm là có mươi nóc nhà. Bác đánh cá cùng với vợ ngó nghiêng thì thấy một bà lão ngồi bên cổng một nhà nọ. Hồ Tứ đi đến bên, lên tiếng hỏi:

- Hỡi con người phúc hậu, cụ làm ơn cho chúng tôi biết từ đây đến ghềnh đá cao một trăm trượng còn xa không?

Bà lão đưa ngón tay chỉ về phía tây và bảo:

- Đi thẳng về đó chừng năm dặm, ghềnh đá chính là ở đấy. Chỉ có điều không ai sống ở đấy đâu, ông định mang cá đến bán cho ai?

Hồ Tứ ngẫm nghĩ quả thật bà lão, nói đúng. Thế là bác nói với bà cụ:

- Hỡi con người phúc hậu, cụ làm ơn cho tôi gửi tạm gánh cá lại, chúng tôi có việc phải tới chỗ ghềnh đá ấy.

Bà lão quả là phúc hậu. Bà trả lời bác đánh cá:

- Thôi được! Ông cứ để gánh cá lại, không phải lo lắng gì, để bao lâu cũng thế, không ai động đến một cái vẩy. Chứ gánh theo quả là vất vả đấy.

Hồ Tứ gửi cá lại chỗ bà lão, rồi hai vợ chồng đi đến chỗ ghềnh đá. Vừa ra khỏi làng, họ đã nhìnthấy ghềnh đá nọ. Hây! Sao lạ có một khối đá lớn đến thế kia! Cao chót vót dường như chọc đến trời. Hai vợ chồng đi đến gần, ngửa cổ lên nhìn: máy trắng bao phủ đỉnh ngọn, chim chóc đủ loài đang bay lượn. Hồ Tứ vung cây gậy cao lương xanh vỏ lên và nói:

- Mở ra, cánh cổng đá! Mở ra, cánh cổng đá! Người nghèo đã đến!

Nói thì lâu, mà làm thì chóng. Hồ Tứ vừa dứt lời thì núi đá lay động, mặt đất rung chuyển, chung quanh rền vang ầm ầm, ghềnh đá tách ra làm hai phần - quả đúng là hai cánh cổng đá.

Vợ chồng Hồ Tứ kinh ngạc, hoảng sợ. Chưa kịp chớp mắt, từ trong hang đá một người đàn bà đi ra: lông mày như vành trăng lưỡi liềm, cặp mặt tựa hai vì sao sáng, thật là một tuyệt thế giai nhân. Mặt trời ngời sáng lúc ban mai cũng chỉ chói chang đến như vậy.

Người đẹp đon đã:

- Hỡi những người hiền từ, tôi thấy hai người ham làm lụng, hai bác muốn vào chăng?.

Hai vợ chồng cùng đáp:

- Vâng ạ!

Nói rồi, họ đi vào bên trong. Người đàn bà đưa ngón tay ra: cánh cổng kêu ken két và trong chớp mắt đóng lại Người đàn bà đẹp lại hỏi:

- Con người hiền từ, bác cần gì nào?

Bác đánh cá trả lời:

- Tôi chẳng cần gì nhiều, chỉ xin chiếc thuyền tốt, tấm lưới chắc, để tôi có thể nhẹ nhàng ra biển đánh cá, đến khi trở về, không phải lo cái ăn, cái mặc.

Người đàn bà đẹp cười và bảo:

- Bác đánh cá hiền từ, bác không phải lo lắng gì, mọi thứ sẽ có!

Nói rồi, bà ta đưa ngón tay chỉ về phía đông. Hồ Tứ nhìn theo: trước mắt bác là biển cả mênh mông, không cùng, không tận, chỉ một làn nước xanh như ngọc, bằng phẳng và bình yên như một tấm gương nhẵn lỳ. Từ dưới biển, mặt trời từ từ mọc lên, trong chớp mắt biển rực một mầu hồng. Trên bờ biển người đi lại đông vui. Người đàn bà đẹp đưa ngón tay chỉ ngôi nhà mái ngói và bảo:

- Con người hiền hậu, kia là nhà của vợ chồng bác!

Sau đó chỉ vào chiếc thuyền mới, tấm lưới bền chắc, và bảo:

- Còn kia là thuyền của bác, lưới của bác, hỡi con người hiền hậu.

Hồ Tứ nhìn chiếc thuyền đánh cá và tấm lưới, vui mừng khôn xiết. Vợ bác còn muốn xin thêm đủ thứ nữa, chỉ có điều người đàn bà đẹp đột nhiên đã biến mất.

Từ đó, bác đánh cá sống với vợ trong căn nhà ngói cao. Bác không còn sợ lạnh giá hay nóng nực nữa. Bác có cái để đắp cũng có cái để trải, có cái để mặc, còn đồ dùng, thức đựng thì không để đâu cho hết. Chỉ có thức ăn, đồ uống thì chẳng có một hột. Hồ Tứ lấy lưới chắc, lấy thuvền mới, thu xếp để ra biển đánh cá. Vừa hay gió tây nổi lên, đuổi theo thuyền đánh cá, đưa nó ra tới tận giữa biển. Đến đây gió lặng đi. Nước xanh ngời sáng, từng làn sóng mảnh lăn tăn như những sợi chỉ. Dưới nước, cá nhiều vô kể. Đây cá kiếm sườn bạc, đây cá gáy vẩy vàng hồng, đây cá cúc đại đoá bụng vàng óng ả, đây cá chiên lưng xanh lấp lánh. Hồ Tứ buông lưới, kéo lên một mẻ, lại buông lưới lần nữa, kéo lên mẻ nữa, cá đánh bắt được để đầy khoang, không con chỗ mà đứng, mà ngồi. Bác đánh cá vừa nghĩ đến việc quay trở về, thì gió đông liền nổi lên, đẩy con thuyền lướt trên mặt nước, chỉ một loáng là cặp bến. Bác đánh cá lên bờ, đem cá đổi gạo, đổi bột.

Buổi sáng Hồ Tứ ra khơi, buổi chiều đầy thuyền cá trở về. Không biết bao nhiều thời gian đã trôi qua nữa. Ở nơi này, mặt trời không bao giờ lặn, chỉ có lá cây keo ngả vàng, sau đó thành mầu xanh, lại ngả vàng, rồi lại xanh tươi. Hồ Tứ sống với vợ, không hề biết túng thiếu về thức ăn, về cái mặc.

Nhưng bà vợ thì vẫn không yên, suốt ngày cằn nhằn:

- Đi gặp bà tiên, xin vàng xin bạc đi. Tôi no đủ, có áo mặc, có giày đi, bây giờ tôi muốn giàu có kia.

Máu tham nổi lên, bà đòi vàng bạc, đôi mắt nẩy lửa của bà ta trở nên độc ác. Bà ta quát tháo, làm ầm ĩ. Hồ Tứ không dám trái ý vợ, vì trên đời bác không còn ai nữa, bác bảo vợ:

- Ta cùng đi tìm bà tiên, lúc đó cứ việc xin gì tuỳ ý bà.

Hồ Tứ cầm chiếc gậy thân cao lương vỏ xanh, bà vợ mang theo hai bao dự trữ, và hai vợ chồng lên đường đi tìm người đàn bà đẹp.

Không biết họ đã tìm bao nhiêu ngày trời, vì mặt trời ở nơi này không bao giờ lặn, chỉ có lá trên những cây phong bên đường xanh tươi, rồi héo khô, rồi lại xanh tươi, rồi lại héo khô. Cuối cung, vợ chồng Hồ Tứ mới tìm ra tới cổng đá. Họ nhìn thấy người đàn bà đẹp.

Người đàn bà đẹp lên tiếng hỏi:

- Con người hiền hậu, ham công ham việc, bác cần gì thế?

Bác đánh cá nín lặng, không thể thốt ra được lời.

Bấy giờ, bà vợ bác bèn lên tiếng:

- Tôi là tôi cần có vàng, cần có bạc, càng nhiều càng tốt!

Người đàn bà đẹp không nói năng gì, chỉ chỉ ngón tay về phía tây. Trong chớp mắt tất cả chung quanh sáng ngời lên, lấp lánh. Thứ trắng: là bạc, thứ vàng: là vàng. Nhìn cứ tưởng như không phải vàng, mà là mặt trời hồng ngời sáng.

Bà già hài lòng, không biết để đâu cho hết nỗi vui sướng. Bà ta vốc từng vốc vàng vốc bạc, quát tháo chồng, mau thu nhặt cho vào bao tải. Hai vợ chồng đóng chặt hai bao tải. Vừa lúc đó mặt trời lặn, trời tối sầm. Bác đánh cá buồn rầu bảo vợ:

- Ai mà biết được, giờ thì bao lâu nữa mặt trời mới lại mọc lại? Làm sao chúng ta tìm được ra căn nhà của ta, thuyền cá với cả lưới trong: đêm tối?

Bà vợ đối đáp ngay:

- Không tìm ra cũng chẳng phải là chuyện gì ghê gớm. Mà cũng chẳng việc gì chúng ta lại phải ở đây. Tôi muốn trở thành bà lớn, mà ở đây người ta đều no đủ, chẳng ai chịu đi hầu hạ mình. Có vàng, có bạc trong tay thì chẳng sợ gì, người giàu thì ở đâu cũng sung sướng. Muốn ăn: cứ việc há to miệng ra, muốn uống: cứ việc đưa tay mà cầm lấy, thức uống có sẵn sàng. Ông không còn phải đi đánh bắt cá nữa.

Những lời lẽ ấy không hợp lòng bác đánh cá. Bác nhớ đến biển xanh xanh biếc, không bến không bờ, nhớ đến chiếc thuyền mới, đến tấm lưới chắc chắn. Còn bà vợ bác không chịu yên, cứ khăng khăng ý mình. Bác đánh cá suy nghĩ, bác phải làm gì đây, bởi vì bà ta là vợ bác, và bác đã quyết định phải làm mọi cái như bà ta muốn. Hai vợ chồng mỗi người cõng lên lưng một bao tải của cải, lặc lè lê bước đi và vất vả lắm mới tìm ra được tới chỗ cổng đá. Bác đánh cá vung cây gậy thân cao lương vỏ xanh lên và nói: "Mở ra, cánh cổng đá! Mở ra, cánh cổng đá!....

Vừa dứt lời, mặt đất rung chuyển, núi nghiêng ngả, chung quanh ẩm ầm vang động. Bác đánh cá cùng với bà vợ đi ra. Đất lại rung chuyển, núi lại ngã nghiêng, chung quanh lại ầm ẩm vang động, cánh cổng đá đóng lại, còn ghềnh đá cao một trăm trượng, trước đứng thế nào, nay vẫn cứ thế bác đánh cá ngước nhìn mặt trời, vợ bác cũng nhìn lên, vừa mới qua nửa buổi một chút.

Hai vợ chồng khệ nệ cõng hai bao tải trên lưng đi tiếp tới cái làng nhỏ, nơi đã gửi cá lại. Bạc và vàng đè trĩu trên lưng, không thở nổi nữa, hai vợ chồng bác đánh cá mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Chiếc gậy cao lương vỏ xanh trong tay bác đánh cá không hiểu sao mỗi lúc càng nặng thêm. Hồ Tứ không vứt cây gậy đi vì bác nhớ lời cụ già có chòm râu bạc. Bác dừng lại hỏi vợ xem có nên vứt bớt đi một ít vàng bạc không. Vợ bác không chịu, bảo bác:

- Tốt hơn là vứt cây gậy, bây giờ thì chúng ta cần gì đến nó chứ?

Bác đánh cá nghe vợ, vứt cây gậy cao lương đi. Chung quanh ầm ầm vang động. Cây gậy biến thành con rồng, bay lên trời.

Hai vợ chồng bác đánh cá lê bước đi, khệ nệ cõng vàng bạc trên lưng, đi tới ngôi làng nhỏ, nơi đã gửi cá. Con đường bây giờ khác rồi, không giống con đường trước nữa. Họ đi được năm dặm, đã nhìn thấy làng, nhưng không phải là cái làng nhỏ nữa, mà bây giờ đã là một làng lớn. ít nhất, phải có tới hàng nghìn nóc nhà trong đó. Gặp một người, hai vợ chồng hỏi thăm: đây là làng gì? Người kia đáp:

- Làng này gọi là làng: Cá thối.

Bác đánh cá hỏi:

- Vì sao lai gọi như thế?

Người kia đáp:

- Không rõ đã một trăm, hay hai trăm năm, từ cái ngày làng chúng tôi chỉ có mươi nóc nhà có hai vợ chồng nhà nọ quẩy gánh cá đến, gửi lại gánh cá, rồi đi đến ghềnh đá cao trăm trượng kia. Họ đi và không quay lại nữa, còn gánh cá để thối, mùi khẳm lặm loang khắp làng. Từ đó, làng chúng tôi được gọi là làng Cá thối.

Hai vợ chẳng nhìn nhau, họ chỉ hơi già đi một chút, vậy mà đã qua hàng trăm năm. Đi một quãng nữa họ nhìn thấy có quán ăn. Hai vợ chồng thấm mệt, bủn rủn cả chân tay, bụng đói cồn cào, cơn khát cũng dâng lên. Chồng bảo vợ:

- Ta nghỉ một chút, mua lấy chút gì ăn!

Mụ vợ đặt bao tải xuống, định lấy ra một nén bạc, nhưng nhìn vào thì hoá ra đó là một bao tải đá trắng. Mụ lục lấy vàng, nhìn lại cũng là đá. Chỉ có khác đó là đá vàng. Mụ cố lục tìm nhưng cả bao tải toàn đá là đá. Xanh xám mặt mày, tay chân run rẩy, mụ rũ tung cả bao tải ra đường, nghĩ thầm: có thể ở đáy túi còn chút ít vàng nào chăng? Nhưng làm gì có! Chỉ toàn đá trắng với đá vàng lăn lóc ra mặt đường. Hồ Tứ cũng rũ bao tải của mình ra: không có một mẩu vàng, mẩu bạc cỏn con nào, mà cũng chỉ là đá cùng đá mà thôi.

Hai vợ chồng già trố mắt nhìn, nhưng biết làm sao nữa! Đành chịu bó tay. Họ chạy trở lại bên ghềnh đá cao trăm trượng hy vọng có thể cánh cổng đá lại mở ra lần nữa chăng! Nhưng làm gì có chuyện ấy!

Cây gậy cao lương vỏ xanh đã bị vứt đi. Bác đánh cá đưa ngón tay chỉ vào ghềnh đá, gào lớn:

- Mở ra, cánh cổng đá! Mở ra, cánh cổng đá! Người nghèo đã đến!

Hồ Tứ kêu gào, cổ đã khản đặc, mà ghềnh đá vẫn đứng trơ trơ, không hề động đậy. Bác đánh cá hồi nhớ lại cuộc đời mình, những thiếu thốn nghèo khổ, mà lạnh toát người. Bác thở dài kêu lên:

- Có ăn ngải mới biết ngải đắng!

Nghĩ đi nghĩ lại, hận dâng đầy lòng. Bác đập đầu vào ghềnh đá mà chết. Mụ vợ bác khóc lóc thảm thiết, mụ chẳng còn gì nữa: không nhà, không cửa, không cả người thân thiết duy nhất trên đời. Theo chồng, mụ cũng đập đầu vào ghềnh đá mà chết.

Sáng ngày hôm sau, khi mặt trời vừa lên, người ta thấy có hai con chim nhỏ bay lượn trên ghềnh đá. Đó là bác đánh cá và mụ vợ của Bác. Đêm qua, họ đã biến thành hai con chim nhỏ lông mầu xám.Đôi chim bay lượn, chớp cánh và thảm thiết kêu:

-Hận mà chết! Hận mà chết! Hận mà chết!

Năm này qua tháng nọ, mùa đông thay mùa hè, nóng nực thay giá lạnh, nhưng những con chim nhỏ vẫn cứ bay lượn, kêu than:

-Hận mà chết! Hận mà chết!

Thời gian trôi qua.người đời gọi con chim xám nhỏ bé ấy là những con chim "Buồn hận". Cho đến nay, ở vùng núi Nhât Sơn những con chim “Buồn hận" vẫn còn bay lượn trên ghềnh đá cao trăm trượng. Nó bay và kêu than:

- Hận mà chết! Hận mà chết! Hận mà chết!


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx