sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Trương Khiên Thông Tây Vực

Trương Khiên là một sứ giả hứu hảo ngoại giao có ảnh hưởng đầu tiên trong lịch sử TQ.

Bấy giờ sự giao lưu giữa nhà Hán và Hung Nô đang gay gắt, triều nhà Hán đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống trả Hung Nô. Trong một trường hợp ngẫu nhiên, Hán Võ Đế qua tra hỏi tù binh Hung Nô được biết ở Tây Vực có một quốc gia gọi là Đại Nguyệt Thị, vua nước này bị vua Hung Nô giết chết, rồi lấy hộp sọ làm bầu đựng rượu. Nguyệt Thị Vương vốn muốn báo thù cho cha, nhưng ngặt vì không có người trợ giúp. Hán Võ Đế biết được tin này rất muốn liên hợp với Đại Nguyện Thị, nên đã quyết định cử lang quan Trương Khiên làm sứ giả đi làm việc này.

Năm Kiến Nguyên thứ 2, tức năm 139 trước công nguyên, Trương Khiên và một hướng đạo người Hung Nô tên là Đường Ấp Phụ, dẫn hơn trăm người xuất phát từ Lũng Tây?Tức vùng Cam Túc hiện nay??họ ngày đi đêm nghỉ, vất vả đường trường, nhưng dọc đường bị không may bị quân Hung Nô bắt làm tù binh. Nhằm lung lạc Trương Khiên, Hung Nô đã cưới vợ cho ông và sinh được một mụn con trai, rồi việc giam lỏng này kéo dài tới 10 năm trời, mặc dù vậy vẫn không sao lay chuyển được quyết tâm hoàn thành sứ mệnh thông Tây vực của Trương Khiên, các đồ sính lễ mà ông mang theo vẫn giữ nguyên bên mình.

Vào một buổi tối, Trương Khiên nhân thấy bọn lính lơ là việc canh phòng, liền dẫn đám người của mình trốn khỏi Hung Nô, họ vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng mới đến được nước Đại Nguyệt Thị. Nhưng tình hình nước Đại Nguyệt Thị lúc này đã có sự đổi thay to lớn. Sau khi nước này di dời đến lưu vực Vị Thủy, đã chinh phục được nước láng giềng Đại Hạ?Tức miền bắc Áp ga ni xtan?rồi quyết định an cư lạc nghiệp tại đây?không còn muốn chống chọi với Hung Nô nữa. Hơn nữa, họ cho rằng nhà Hán cách mình quá xa, cơ bản không thể liên hợp cùng chống Hung Nô. Trương Khiên đi khảo sát các nơi của Đại Hạ, rồi năm sau lên đường về nước. Nhưng dọc đường ông lại bị Hung Nô bắt giữ, bị giam đến hơn một năm trời. Đến năm Nguyên sóc thứ 3, tức năm 126 trước công nguyên, Hung Nô xảy ra nội loạn, Trương Khiên nhân đó dẫn vợ và trợ thủ Đường Ấp Phụ trốn về nhà Hán. Sau khi chăm chú lắng nghe Trương Khiên báo lại tình hình Tây vực, Hán Võ Đế vô cùng phấn khởi, liền phong ông làm Thái Trung Đại Phu. Trương Khiên xuất sứ trước sau mất 13 năm, đã khi khắp các nơi trung Á và tây Á, là một người Trung Nguyên đầu tiên đi các nước Tây vực.

Khi còn ở Đại Hạ, Trương Khiên đã chính mắt nhìn thấy gậy tre của Tứ Xuyên và vải mịn của Thục Địa bày bán trên thị trường, liền hỏi nhà buôn thì họ nói là buôn từ Thân Độc về. Thân Độc nằm ở phía đông nam Đại Hạ, cách xa hàng mấy nghìn dặm. Còn Đại Hạ cách xa nhà Hán hơn 10 nghìn dặm, nằm ở hướng tây nam TQ. Nếu từ Thục Địa đi qua Thân Độc đến Đại Hạ là một đường đi nhanh tiện nhất, vừa có thể tránh được sự ngăn cản của Hung Nô. Ông bèn kiến nghị với Hán Võ Đế mở thông đường Tây Nam Di và thu được hiệu quả to lớn.

Hai năm sau, Trương Khiên lại khuyên Hán Võ Đế liên hợp với U Sun, tức lưu vực sông Y Li ngày nay. Nhà vua phong Trương Khiên làm Trung lang tướng, dẫn theo 300 người, 600 con ngựa, cùng hàng vạn đồ kim ngân, bò, cừu, lần thứ hai xuất xứ Tây vực. Bấy giờ, thế lực Hung Nô đã bị đuổi khỏi hành lang Hà Tây. Sau khi đến U Sun, Trương Khiên khuyên vua U Sun rời về đất cũ ở phía đông, nhưng vì vua đã già yếu không thể làm chủ, còn các đại thần thì rất sợ Hung Nô, họ cho rằng triều nhà Hán ở quá xa, nên không muốn rời đến. Trương Khiên bèn cử phó sứ đi hoạt động ngoại giao tại các nước Đại Uyển, Khang Cư, Đại Nguyệt Thị, An Tức, Thân Độc v v, thuộc Tân Cương ngày nay, họ đã đặt chân tới các vùng của trung Á và tây nam Á, có sứ giả đi xa nhất đã tới đế quốc La Mã và bắc Phi ở ven bờ Địa Trung Hải.

Năm Nguyên Đỉnh thứ 2, tức năm 115 trước công nguyên, vua U Sun đã cử phiên dịch và hướng đạo hộ tống Trương Khiên về nước, cùng đi còn có mấy chục sứ giả U Sun, đây là người Tây vực lần đầu tiên đến Trung Nguyên, vua U Sun dâng biếu Hán Võ Đế mấy chục con ngựa quý. Nhà vua rất vừa ý liền phong Trương Khiên làm Đại Hành, phụ trách việc tiếp đón sứ giả và khách các nước. Hai năm sau Trương Khiên qua đời, các sứ giả do ông cử đi sau đó cũng nối tiếp nhau dẫn sứ giả các nước đến Tràng An, triều nhà Hán và các nước Tây vực đã thiết lập nên quan hệ hữu hảo, sản vật của các nước cũng do đó ùn ùn tiến vào Trung Nguyên.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx