sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chu Công Phụ Thành Vương

Sau khi diệt xong nhà Thương, Chu Vũ Vương dời đô từ Phong về Cảo Kinh, lập nên triều nhà Chu. Nhằm củng cố thiên hạ của nhà Chu, nhà vua đã phong thân quyến và các công thần làm chư hầu. Thái Công Vọng là người có công danh lớn nhất, nên được phong tại Tề, con của Chu Công Đán thì phong tại Lỗ, còn người con cả của Triệu Công Soảng được phong tại Yến. Nghe nói khi con của Chu Vũ Vương thành vương, thì cả thảy đã chia phong thành hơn 70 nước chư hầu.

Một ông vua dựng nước thường phải lo toan trăm bề, ghi nhớ công lao sáng nghiệp dựng nước gian khổ của tổ tiên, phải ngày đêm quan sát tình hình của thế lực chống đối, để bảo vệ giang sơn đã giành được, phải cảnh giác trước những âm mưu phục quốc của kẻ địch, khiến đất nước bền vững, lâu dài và chuyện từ đời này sang đời khác. Chu vũ Vương chính là một con người như vậy, ông hàng ngày lo toan việc nước đến ăn không ngon, ngủ không yên.Do quá lo nghĩ vất vả, sức khoẻ của Chu Vũ Vương ngày một suy yếu, bước sang năm thứ hai thì ông lâm bệnh, rồi ngày càng nặng thêm. Chu Vũ Vương biết mình chẳng sống được bao lâu nữa, con trai thì còn nhỏ dại, không thể gánh vác được việc lớn nhà nước. Vì cơ nghiệp của Đại Chu, ông có ý muốn để người em trai của mình là Chu Công Đán lên nối ngôi vua. Chu Công Đán nghe được tin này vô cùng cảm động, một mặt tỏ ý từ chốt, mặt khác cung kính cầu khấn tổ tiên rằng: "Vũ Vương bị bệnh nặng, nhưng việc thiên hạ đang cần người đi lo toan, hãy để tôi chịu bệnh và chết thay người". Khi cầu niệm xong, ông bèn ghi lại lời cầu nguyện, bỏ vào trong tráp dùng đai chỉ vàng buộc lại, rồi dặn người coi giữ tráp không được nói cho ai biết. Tuy Chu Công Đán và các đại thần đều mong mỏi Chu Vũ Vương chóng hồi phục sức khỏe, song bệnh tìn của nhà vua đã quá nặng, chẳng bao lâu thìa lìa đời.

Bấy giờ người con cả của vua là Tụng mới chỉ có 13 tuổi, được các đại thần như Chu Công, Thái Công, Triệu Công nâng đỡ lên nối ngôi vua và đặt hiệu là Thành Vương. Nhưng thiên hại lúc bấy giờ còn chưa ổn định, các thế lực cũ của Ân Thương đang ngóc đầu dậy âm mưu làm phản. Xét vì Thành Vương còn nhỏ dại, không thể đối phó với tình hình hiểm ác lúc bấy giờ, nên Chu Công Đán đã quyết định đứng ra làm thay cho Thành Vương, gánh vác việc lớn nhà nước.

Quyết định này của ông đã gây nên làn sóng phản đối trong triều. Quản Thúc và Sái Thúc vốn đã có lòng ghen tỵ với Chu Công Đán, bèn nhân cơ hội này phao tin rằng: "Chu Công toan nhiếp chính, là có ý chờ dịp sau này lên thay thế nhà vua". Lời nói này nhanh chónh đồn đại khắp nơi và có khá đông người bị mê hoặc. Triệu Công,Thái Công thậm trí đến cả Thành Vương cũng sinh lòng hoài nghi Chu Công Đán.

Chu Công Đán được biết tin này, bèn đến nói với Triều Công và Thái Công rằng: "Tôi sở dĩ né tránh lời đồn đại để gánh vác việc lớn nhà nước, cũng là vì thiên hạ hiện còn chưa thái bình, chúa công thì còn nhỏ thiếu kinh nghiệm, một khi xảy ra phiến loạn, giang sơn bị mất, thì chúng ta còn mặt mũi nào ăn nói với tiên đế? Tôi làm như vậy cũng là vì xã tắc Đại Chu, chứ không có ý gì khác". Qua đó đã xóa bỏ được mối nghi kỵ của Triệu Công và Thái Công, khiến mâu thuẫn không khoét sâu thêm. Sau đó, Chu Công Đán mượn cớ thăm viếng rồi đi sang nước Sở.

Bấy giờ, Vũ Canh khi nghe nói trong triều xảy ra lục đục, cho rằng thời cơ đã tới, bèn cùng tập đoàn Quản Thúc và Sái Thúc vốn có âm mưu cướp ngôi, cùng một số nước chư hầu Đông Di, mượn danh nghĩa phản Chu Công rồi khởi binh làm loạn. Đứng trước tình hình nghiêm trọng này, Thành Vương cũng như Triệu Công và Thái Công đầu óc đã tỉnh táo.Nhất là sau khi họ phát hiện tờ giấy để trong tráp, lại càng thấy rõ được đức tính cao thượng và lòng dạ son sắt của Chu Công Đán, họ tỏ ra rất hối hận, liền cử người sang nước Sở đón Chu Công Đán về.

Nhằm trấn áp quân phiến loạn, bảo vệ giang sơn Đại Chu, Chu Công Đán đã áp dụng biện pháp quả quyết, lập tức tổ chức quân đội đông trinh. Trước lúc xuất phát, Chu Công Đán đã viết một bài văn thảo phạt quân phiến loạn, sau đó dẫn quân rầm rộ tiến về hướng đông. Trải qua 3 năm chinh chiến gian khổ, trước sau trải qua các chiến dịch: Bình định được Quản Thúc và Sái Thúc; Thắng Ân, Phạt Hổ Phương, Bình Hoài Di, Đạp bằng Am và Phổ Cô; Bắc chinh tiêu diệt được nhà Đường v v. Cuối cùng bình định được toàn bộ thế lực phiến loạn ở phía đông. Quản Thúc bị thua phải tự sát, Vũ Canh bị bắt rồi giết chết, Sái Thúc bị bắt rồi cách chức sung quân. Chu Công Đán lại phong cho em ở đất Ân, lập nên nước Vệ.

Chu Công Đán trở về lại tận tụy phò tá Thành Vương. Trong 7 năm chấp chính, ông lại tiếp tục chia phong chư hầu, đặt ra một loạt quyết sách quan trọng, khiến giang sơn vương triều nhà Chu được củng cố. Đến khi Thành vương 20 tuổi, Chu Công Đán mới bàn giao chính quyền cho nhà vua, rồi ít lâu sau thì mất.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx