sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 8: Người Lùn Bí Mật

Trên lầu hai của tòa biệt thự rộng thênh thang gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng và Phan Đình Phùng, ông tổng giám đốc Mật vụ lặng lẽ đứng bên cửa sổ nhìn xuống vườn. Chiếc xe 4 ngựa chở Văn Bình chạy từ từ ra cổng, hai ngọn đèn đỏ hấp háy chìm dần vào bóng đêm dày đặc.

Một chiếc tắc xi mở máy rượt theo, nổ lên những tiếng ròn rã. Ông Hoàng ném điếu xì-gà Ha van hút dở xuống đất, và đóng cửa sổ lại. Đèn trong phòng được bật lên. Lê Diệp, anh chàng sếu vườn của sở Mật vụ, đang dán mắt vào cái máy kỳ quặc trông như tủ lạnh, bên trên gắn một dãy đồng hồ tròn, kim đỏ.

Nghe tiếng động, Lê Diệp ngước đầu lên:

- Thưa ông, chưa nghe được gì.

Ông Hoàng hỏi:

- Hồi nãy, anh lắp ống loa vô tuyến ở đâu?

- Thưa, ở phía trước, ngay trong bộ phận phát thanh của xe.

Ông Hoàng trầm ngâm đi đi, lại lại trong phòng. Thừa lúc Rôdin chuyện trò với Văn Bình, ông ra lệnh cho Lê Diệp gắn một dụng cụ điện tử tối tân vào xe hơi. Đó là một ống loa đặc biệt, chỉ nhỏ bằng hộp diêm, song đủ sức thu mọi thứ tiếng động trong xe, từ tiếng thở dài nho nhỏ đến câu chuvện tâm tình nói sát lỗ tai, và truyền lại cho máy thu thanh vô tuyến của sở Mật vụ. Với ống loa và máy thu thanh riêng này, ông Hoàng có thể theo dõi được mọi việc xảy ra trong xe hơi của Văn Bình.

Bỗng ngọn đèn trong máy nhấp nháy. Mừng rỡ, Lê Diệp bấm vào một cái nút. Trong máy vẳng ra một âm thanh dè dè. Qua tiếng động cơ xe hơi là tiếng nói thì thào của Văn Bình.

Ông Hoàng hỏi:

- Z.28 nói gì?

Lè Diệp đáp:

- Thưa, chẳng có gì đáng kể.

- Tôi vừa nghe Văn Bình nói. Anh ta lại tán hươu, tán vượn, phải không?

- Thưa ông, vâng.

Ông Hoàng thở dài đánh sượt:

- Lạ thật, tật xấu ấy bảo mãi không chừa. Văn Bình lại mê hoặc thiếu phụ đa tình này thì phiền phức lắm.

- Thưa, Văn Bình chỉ lăng nhăng để giải sầu, chứ bao giờ gắn bó với ai lâu.

Đối với Rôdin, lăng nhăng suông cũng đủ nguy hiểm, lựa gì phải gắn bó. Nàng là nhân tình của U Myen. Nhà bác học đa nhân duyên ấy không thiết tha tới nàng, nhưng lại có tính ghen bóng, ghen gió ghê gớm. Hễ đã ghen rồi là công việc vứt bỏ. U Myen có con với Rôdin nên càng ghen hơn. Anh thừa đoán được U Myen sẽ nghĩ sao nếu sau này phăng ra Văn Bình mạo danh, làm chuyện phi thường từ Hồng Kông tới Sàigòn, và phỗng luôn người yêu cũ.

- Thưa ông, Văn Bình là người si tình đệ nhất trên thế gian. Theo tôi, chỉ có cười vợ là xong.

Ông Hoàng nhăn mặt:

- Hừ, cưới vợ rồi hắn sẽ làm khổ vợ. Cũng như Rôdin...

Lê Diệp hỏi gặng:

- Thưa ông, Rôdin ra sao?

Ông Hoàng thở dài:

- Tôi là người không tin dị đoan, song nhiều lần đã phải tin là «nhất ẩm, nhất trác, giai do tiền định». Từ bao năm nay, Rôdin dính vào người đàn ông nào cũng đem lại bất trắc, U Myen suýt tử nạn xe hơi ở Mỹ sau một cuộc hẹn với nàng. Một diễn viên màn ảnh Pháp sống chung với nàng được ba tháng thì chết đuối. Hai người khác tắt thở trong bệnh viện vì đạn. Rôdin là người luôn luôn reo rắc sui sẻo cho kẻ khác.

- Thưa ông, đó là dị đoan.

- Anh muốn cho là dị đoan tùy ý. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi đã gặp nhiều người chuyên mang cái hên, và nhiều người khác chuyên mang cái rủi tới. Vả lại, khoa học đang nghiên cứu hiện tượng này. Bửu Tấn cũng dành một ban riêng trong trung tâm siêu hình Z.003.

Lê Diệp nín lặng. Máy vô tuyến cũng nín lặng. Rồi có tiếng hôn chùn chụt trong máy. Tiếp theo là những mẫu đối thoại âu yếm, thân mật mà người đàn bà và người đàn ông chỉ trao đổi trong phòng khóa chặt và tắt đèn. Lê Diệp lắc đầu:

- Thưa ông, tôi khóa máy lại nhé?

Ông Hoàng xua tay:

- Anh sợ nhàm tai về những mẩu chuyên rác rưởi ấy chứ gì? Cũng như anh, tôi không thích nghe Văn Bình tỉ tê. Nhưng trong nghề này, lắm khi ta phải thích những cái không thích. Vả lại, tôi đoán có việc sắp xảy ra.

- Thưa ông, việc gì?

- Tôi chưa dám chắc. Song nhất định là có. Muốn bắt cóc U Myen địch sẽ phục kích dọc đường. Hay là...

Gương mặt trở nên đăm chiêu, ôngHoàng hỏi:

- Khi lắp ống loa, anh nhìn băng sau không?

Lê Diệp giật mình như bị kiến lửa đốt vào má:

- Thưa, tôi đinh ninh xe 4 ngựa chật chội nên không ai núp ở băng sau được.

Ông Hoàng nghiêm giọng:

- Trong Đại chiến Thứ hai, nhiều điệp viên cũng đinh ninh như anh nên mất mạng. Địch có thể núp bất cứ ở đâu.

Một giọng nói khô khan từ máy vô tuyến vẳng ra làm Lê Diệp đứt hơi thở:

- U Myen, hãy ngồi yên.

Ông Hoàng nhấc kiếng cận thị ra khỏi mắt, suy nghĩ một giây. Lê Diệp há miệng, sửng sốt, nhìn ông tổng giám đốc. Bỗng ông Hoàng ngồi xuống, bấm nút liên lạc với quân xa hộ vệ. Một giây sao có tiếng trả lời. Ồng Hoàng nói một hơi:

- Alô, Bình Minh đây, Thái Dương phải không?... Alô, phía sau xe của trung úy còn mấy xe nữa? Alô, tôi hỏi đây là hỏi xe nào mà trung úy ngờ là của địch.

Tiếng trong máy đáp:

- Thưa, vì đường vắng nên tôi quan sát rất dễ. Phía sau có 2 xe. Cả 2 đều tắt đèn. Nhờ viễn kính hồng ngoại tuyến, tôi nhận ra một chiếc tắc- xi, và sau tắc xi là chiếc Ford kiểu mới.

- Địch gồm mấy người?

- Thưa, 3 hay 4.

- Trung úy đang ở quãng đường nào?

- Thưa, xe của tôi vừa qua vườn Tao Đàn. Xe phía trước sắp quẹo tay phải vào Lê Văn Duyệt. Thưa, bây giờ tôi phải làm gì?

Tiếng ra lệnh của ông Hoàng sang sảng, như viên đại tướng ngoài mặt trận:

- Trung úy hãy nghe kỹ chỉ thị của tôi: bằng mọi cách, tôi muốn xe phía trước phải dừng lại. Trung úy hãy bắn vào bánh xe. Hễ xe họ đậu lại, trung úy phải chạy lại ngay. Trong xe có 3 người.

- Thưa, chỉ có bác sĩ U Myen và cô Rôdin, làm gì có 3 người...

- 3 người, trung úy nhớ chưa? Nhiệm vụ của trung úy là hạ sát kỳ được người thứ ba, và không đụng tới U Myen và Rôdin. Sau khi bắn lốp xe 4 ngựa, trung úy dặn tài xế quân xa đâm vào lề đường. Nghĩa là tôi muốn trung úy tạo ra một tai nạn giao thông, khiến hai xe chạy sau có thể vượt qua, mang U Myen và Rôdin đi.

- Thưa, tôi cần đuổi theo không?

- Không cần. Nhiệm vụ của trung úy đến đó là hết. Trung úy mang xác tên bị giết về trụ sở cho tôi. Muốn địch khỏi nghi ngờ, trung úy hãy giả vờ rượt theo chúng, chờ mất hút hãy về. Tiểu đội hộ vệ cũng phải tới trụ sở trình diện lập tức.

Ông Hoàng ngồi lại xuống ghế, bật lửa hút xì- gà. Trông gương mặt bình thản của ông, đố ai biết được ông tổng giám đốc vừa đưa ra một quyết định vô cùng quan trọng. Nhìn cặp mắt ngạc nhiên của Lê Diệp, òng Hoàng mỉm cười:

- May tôi liên lạc với tiểu đội hộ vệ bằng luồng sóng điện riêng, không thì nguy.

Lê Diệp nói, giọng nho nhỏ:

- Xin lỗi ông, tôi không ngờ địch lại có thể núp ở băng sau. Và thú thật đến phút này tôi vẫn chưa hiểu. Đành rằng tôi không xem kỹ, nhưng theo thói quen tôi đã nhìn phía sau trước khi lắp loa thu thanh.

- Việc này không lỗi tại anh. Dầu nhìn kỹ, anh cũng chẳng thấy gì. Theo tôi, có lẽ địch nằm dưới đệm xe. Có lẽ chúng khoét lỗ hổng trong đệm rồi trốn bên dưới.

- Thưa ông, đệm xe mỏng dính, làm sao núp được?

- Anh biết một mà không biết hai. Nghề gián điệp không phải là toán học, 2 cộng 2 bắt buộc là 4. Nhiều lần tôi đã nói với anh rằng nghề gián điệp là nghề của người điên. Đệm xe mỏng dính, tôi đồng ý, người thường cao thước sáu, nặng 50, 60 kilô không núp được, song nếu kẻ núp chỉ cao 40 phân tây, và nặng 10 kilô thì sao?

Lê Diệp tái mặt:

- Trừ phi là thằng lùn...

Ông Hoàng đủng đỉnh:

- Phải, thằng lùn. Thằng lùn làm xiếc. Tôi chắc R.U cho người lùn núp trong xe của Rôdin. Từ lâu, tôi được tin R.U xúc tiến việc kết nạp và đào tạo người lùn.

Tìm ra người lùn nào dưới một thước bề cao họ đều đưa về Mạc Tư Khoa, gia nhập tổ chức gián điệp hải ngoại. Mặt khác, các nhà bác học Xô Viết lại tìm cách lấy tinh trùng người lùn để sinh ra những người lùn khác. Họ cần thật nhiều người lùn, vì trận Đại chiến Thứ hai vừa qua chứng tỏ người lùn có thể hoạt động dễ dàng và hữu hiệu. Với người lùn, chúng ta không phải mất công thả dù nhân viên như trước nữa. Chỉ cần bỏ người lùn vào va li đựng áo quần, như gián điệp Đức đã làm trên đất Anh. Người lùn dùng vào việc ám sát rất tiện lợi, vì thân hình bé nhỏ có thể lẻn vào nhà, chui qua song sắt không bị để ý. Cách đây ít lâu, tôi được mật báo là R.U đưa vào Sàigòn một hay hai tên lùn gián điệp. Nên tôi chắc kẻ núp trong xe Văn Bình là người lùn (1)

Theo kế hoạch, tôi nhắm mắt cho địch bắt cóc Văn Bình. Nhưng sự hiện diện của người lùn RU làm kế hoạch này bị đảo lộn. Núp trong xe người lùn đã biết anh gắn loa thu âm, địch sẽ khám phá ra mưu mô của ta. Vì vậy, tôi phải ra lệnh cho trung úy an ninh hạ sát nhân chứng. À, còn việc này nữa: nội đêm nay, anh lo liệu máy bay chở tiểu đội an ninh ra Phú Quốc nghỉ mát.

Sợ nghe lầm, Lê Diệp hỏi lại:

- Thưa, đảo Phú Quốc?

- Phải, anh mượn phi cơ của không quân chờ họ ra ngoài ấy. Tôi không muốn họ đổi gió ở Đà Lạt hoặc Vũng Tàu, sợ bép sép. Họ cần xa Sàigòn trong hai tuần lễ. Trong thời gian dưỡng sức, họ được trả phụ cấp đặc biệt. Anh gửi thật nhiều rượu, thuốc lá và đồ hộp cho họ.

Ông Hoàng ngưng bặt. Tiếng súng tiểu liên trong máy vô tuyến vẳng ra ròn rã. Tacata, tacata… Rồi nhiều âm thanh hỗn độn khác xen vào, khiến Lê Diệp điếc tai, không phân biệt được nửa. Rồi âm thánh câm lặng. Câm lặng như báo hiệu tử thần.

5 phút sau, đèn đỏ trên máy phựt cháy.

- Alô, Thái Dương tràn trọng báo cáo với Bình Minh...

Ông Hoàng đáp:

- Binh Minh đây, Alô Thái Dương nói đi. Trung úy hạ sát được hắn chưa?

- Thưa rồi, công việc xảy ra đúng với kế hoạch đã định.

- Bây giờ trung úy ở đâu?

- Thưa ở cuối đường Yên Đổ. Tôi đang cho khiêng xác tên bị hạ sát lên xe, chở về trình ông. Thật là lạ lùng.

- Trung úy cho là lạ lùng vì hắn là người lùn phải không?

- Vâng. Đó là người lùn cao chưa được nửa thước. À, thưa, tại sao ông lại biết?

Ông Hoàng làm thinh không đáp. Lê Diệp trợn tròn mắt, nhìn ông tổng giám đốc, người được coi là hung thần số một trong làng gián điệp thế giới. Ông Hoàng từ từ đứng dậy. Vừa lau kiếng cận thị, ông vừa dặn Lê Diệp:

- Chương trình đêm nay của tôi có thể gọi là xong. Bây giờ tôi về ngủ.

- Thưa, gặp chuyện khẩn cấp có đánh thức ông dậy không?

Ông Hoàng cười mỉm:

- Không, tôi muốn ngu đẫy giấc đêm nay. Đến mai, còn nhiều việc quan trọng phải làm. Cả anh nữa, anh cũng về nghỉ đi.

- Thưa... tôi phải thường trực.

- Có gì đâu mà thường trực. Anh chỉ cần lo phi cơ cho tiểu đội an ninh là hết việc. Sáng mai, đúng 10 giờ, anh tới văn phòng gặp tôi.

Ông tổng giám đốc Mật vụ lặng lẽ xuống thang gác. Ba phút sau, chiếc xe hòm đen cũ kỹ rồ máy chạy trên con đường vắng ngắt. Trong xe, giữa hai người vệ sĩ đồ sộ, ông Hoàng ngủ không biết từ bao giờ.

*

Trần Hinh choáng mắt, tưởng như mê ngủ khi nghe súng nổ chát chúa. Bất giác, hắn cho tay vào trong người, rút súng, đặt trên đùi. Từ nãy đến giờ, hắn thi hành đúng chỉ thị của đại úy Côlin. Mặc Rôdin lái vào biệt thự, hắn tiếp tục chạy thêm một quãng rồi dừng lại, dưới lùm cây um tùm mà ánh đèn đầu phố không chiếu tới. Đúng mười phút sau, chiếc xe bốn ngựa của Rôdin từ trong khu vườn rộng rãi tiến ra đường cái.

Hắn chờ chiếc quân xa chở nhân viên hộ vệ phóng theo mới đút chìa khóa vào đề ma rơ. Trong một phút, Trần Hinh tỏ vẻ ngạc nhiên. Côlin chỉ dặn hắn bám sát Rôdin đề phòng bất trắc, chứ không nói rõ người đàn ông ngồi bên nàng là nhà bác học U Myen.

Tacata, tacata...

Một loạt tiểu liên nổ vang, xé bầu không khí tịch mịch. Đoạn đường phía trước được những ngọn đèn ống của một trạm văng chiếu lại nên Trần Hinh thấy rõ chiếc quân xa đảo sang bên trái và húc mũi vào một thân cây, trong khi chiếc xe hơi 4 ngựa của Rôdin loạng choạng một giây rồi đứng lại giữa đường.

Trần Hinh đạp lút ga xăng. Chiếc tắc xi đeo sổ giả nhảy chồm lên. Suýt nữa hắn chạm phải chiếc xe Hoa Kỳ sơn đen từ phía sau vọt tới. Nửa phút sau hắn mới biết là xe hơi của đại úy Côlin.

Trần Hinh thắng lại thật nhanh. Một tràng tiểu liên nổ ròn bên tai. Mở cửa xe, hắn nhảy ra, nằm rạp xuống. Hai người đàn ông cùng vừa trên xe Hoa Kỳ vọt ra ngoài. Tiếng đại úy Côlin hét lên:

- Trần Hinh, bắn trả lại đi?

Trần Hinh nhắm một bóng đen cao lớn đang quỳ trên lề đường, trong tay thủ khẩu tiểu liên. Thấy hắn bóng đen lộn tròn một vòng, núp sau gốc cây cổ thụ. Trong khi ấy Tôkarin đã bồng Văn Bình và Rôđin lên xe.

Trần Hinh chỉ kịp mở cửa sau nhảy lên thì chiếc Ford chứa 40 mã lực trong độug cơ rùng mình thật mạnh rồi lao đầu vào đêm tối. Một xác-giơ tiểu liên được bắn ra, nhưng xe hơi đã thoát khỏi tầm đạn nguy hiểm. Tôkarin ra lệnh cho tài xế:

- Chạy nhanh nữa lên! Liệu bỏ rơi được họ không?

Tài xế nhún vai đáp:

- Đồng chí yên lâm. Cam nhông bị đâm vào cây, bọn vệ sĩ trên xe đã bị thương gần hết. Dầu họ đuổi theo cũng vô ích. Con đường này, tôi thuộc làu từng cột đèn, từng chỗ lồi lõm. Xe hơi mạnh nhất của cảnh sát chỉ chạy được 200 cây số là nhiều nhất, còn xe của ta có thể tới 260, 270.

Nghe tài xế gọi đại úy Côlin là đồng chí, Trần Hinh chột dạ. Một niềm lo sợ man mác tràn ngập lòng hắn, thì một bàn tay to lớn, bàn tay lão luyện về nhu thuật của Côlin, đập vào vai hắn:

- Trần Hinh, anh rất đáng khen.

Trần Hinh cứng lưỡi như bị trúng phong. Hắn muốn thốt ra một tiếng để biểu lộ sư kinh ngạc, nhưng không nói được. Một lát sau, hắn mới lắp bắp được mấy chữ:

- Cám ơn đại úy.

Tôkarin cười gằn:

- Tôi không phải đại úy. Mà là trung tá.

Tôkarin định nói rõ «trung tá Tôkarin, sĩ quan GRU Xô Viết», song ngưng bặt kịp thời. Hắn cảm thấy cánh mũi phồng lên vì thượng cấp hứa thăng hắn lên trung tá khi hắn về Mạc Tư Khoa.

Trần Hinh choáng váng trong giây phút. Trong tiếng cười gằn khinh mạn của Tôkarin, hắn nghe rõ tiếng loảng soảng của binh khí chạm nhau. Tại sao hôm trước Côlin xưng là đại úy, giờ đây lại vọt lên trung tá? Trong nghề gián điệp, giấu tên, giấu chức vụ là thường, tuy nhiên lần này Trần Hinh nhận thấy một sự kỳ quặc.

Tài xế lái veo veo trên con đường vắng. Xe hơi phóng nhanh nên Trần Hinh không kịp nhận ra đường nào, song căn cứ vào những trại quân hai bên hắn đoán già là đại lộ Trần Quốc Toản thẳng vào Phú Thọ.

Gã tài xế cất tiếng khàn khàn:

- Bọn chúng bị ăn bụi rồi, đồng chí.

Tôkarin buông thõng:

- Thế à...Tôi lại mong chúng đi theo để thưởng thức tài bắn tiểu liên của tôi để lần sau chường mặt.

Tài xế nói tiếp:

- Riêng vụ này đã làm chúng khiếp vía, làm gì còn lần sau nữa...

Xe hơi vòng vào một khu tối om. Cửa cổng mở rộng toác, chiếc Ford dài ngoằng chạy một mạch vào ga-ra một tòa biệt thự tối om.

Tôkarin ra lệnh cho Trần Hinh:

- Vác thằng này vào nhà.

Cây thịt trên 70 kilô của Văn Bình đè nặng trên vai, khiến Trần Hinh có cảm giác như xụn xương. Hắn ì ạch bế Văn Bình ra khỏi ga-ra, rồi men con đường tối như hũ nút lên nhà trên. Tôkarin ung dung theo sau hai tay đút vào túi quần.

Vào nhà, Tôkarin kéo riềm, rồi vặn đèn điện. Ánh đèn nê-ông xanh nhạt chiếu xuống gian phòng khách rộng rãi, trang hoàng theo kiểu xua.

Nằm dài trên đi-văng, Rôdin bắt đầu tỉnh. Nàng mở mắt, đòi uống nước. Trần Hinh định chạy lại, nhưng Tôkarin ngoắt tay, ra hiệu cho hắn sang phòng bên. Khi ấy, trống ngực Trần Hinh đập thình thịch như trống ngũ liên. Hắn không thể đoán được Tôkarin bảo hắn qua phòng bên làm gì, song chắc để giải quyết một việc quan trọng có thể ảnh hưởng tới mạng sống của hắn. Giọng lơ đãng, Tôkarin hỏi:

- Anh mất súng trên đường Phan Đình Phùng phải không?

Là kẻ có kinh nghiệm, Trần Hinh đọc thấy thâm ý của Tôkarin. Lúc nãy Trần Hinh ném xạc- giơ đạn xuống đường nhựa, gây tiếng động khô khan, khiến Tôkarin tưởng lầm là hắn rơi súng. Kỳ thật khẩu súng bắn rất nhạy ấy đã được Trần Hinh cất vào túi bằng vải dầy đeo lủng lẳng dưới nách. Trong súng, còn 3 viên đạn, 1 viên được đẩy vào nòng, chỉ ấn nhẹ vào cò là khạc ra thần chết.

Trần Hinh đáp:

- Vâng, trong khi hoảng hốt tôi bỏ mất.

Tôkarin chắt lưỡi:

- Võ khí là bùa hộ mệnh, anh không được quyền để mất. Nhưng lỡ rồi thì thôi. Vả lại, có lẽ từ nay anh không cần súng nữa.

Lời nói của Tôkarin dội xuống như thùng nước lạnh một đêm đại hàn. Căn phòng quét vôi màu trắng, cửa sơn toàn đen, làm Trần Hinh lạnh thêm. Tuy nhiên, nét mặt lì lợm thường ngày của hắn vẫn không biến đổi. Tookarin nhìn chằm chằm giữa mắt hắn;

- Anh hiểu ý tôi chưa? Tôi nói là từ nay anh không còn dịp dùng súng nữa.

Trần Hinh đáp:

- Vâng, tôi chán súng đạn rồi. Tôi chỉ muốn làm việc gì không dính dáng tới chết chóc.

Tôkarin cười ha hả:

- Giản dị lắm, nếu anh thật tình mong muốn tôi sẽ giúp anh toại nguyện. Trần Hinh, anh cần nhắn điều gì với vợ anh không?

Hơi hạnh chạy dọc xương sống, Trần Hinh nói, giọng nhát gừng:

- Côlin, tại sao anh giết tôi?

- Hừ, anh đặt ra câu hỏi ngu độn quá! Con người như anh khác nào mảnh giấy bọc ngoài cái kẹo. Kẹo ăn hết rồi còn giữ giấy bọc làm gì nữa?

- Anh là đứa tàn nhẫn. Vì anh tôi giết mấy mạng người trong một lúc. Giờ đây, tôi hối hận đã muộn. Oan hồn hai đứa trẻ và tên phổ ky vộ tội sẽ ám ảnh anh tới chết. Nếu tôi chết, tôi cũng hiện lên bóp cổ anh.

- Ha, ha, anh định hăm dọa tôi! Anh đừng quên tôi là kẻ vô thần. Tôi chẳng tin gì hết. Tôi chẳng phải là nhân viên C.I.A. mà là đại ta R.U.

- Nghe bọn anh xưng hô, tôi đã biết. Trước kia, nếu biết anh là gián điệp Xô Viết dầu đói rách tôi cũng không ngần ngại tố cáo anh với ông Hoàng.

- Tố cáo vô ích vì lát nữa anh sẽ chết. Thôi bây giờ phiền anh quay lưng lại. Nến anh run sợ, tôi sẽ sẵn lòng buộc vải đen quanh mắt anh, hoặc trói anh vào cửa sổ.

Trần Hinh thở dài:

- Giết tôi là việc cần thiết lắm sao? Anh tha chết, tôi sẽ rời Sàigòn nội đêm nay. Cam đoan quên hết mọi việc xảy ra. Nếu anh muốn, tôi trả lại hết tiền.

- Đồ ngu như bò. Anh trả tiền lại làm gì? Vì lẽ dễ hiểu, đó là bạc giả. Còn vấn đề tha chết, tôi không thể chiều anh được. Anh còn sống sẽ có hại cho chúng tôi.

- Tôi làm gì hại anh?

- Sao lại không? Thứ nhất, anh đã biết mặt người dụ anh để kết nạp vào tổ chức. Được tha, anh tố giác với ông Hoàng, hệ thống của tôi sẽ bại lộ. Thứ hai, anh biết tôi tiếp xúc với Rôdin, dùng Rôdin đánh bẫy bác sĩ U Myen. Thứ ba, anh đã biết căn nhà này, nơi tôi làm trụ sở bí mật. Riêng một trong ba điều ấy đủ làm anh mất mạng, phương chi anh biết rõ cả ba.

Nhưng dầu sao tôi cũng cám ơn anh. Anh đã giúp chúng tôi nhiều lắm. Nhờ anh giới thiệu tôi mời quen Rôdin và được nàng tin cẩn. Thật vậy, nếu không có anh vô tình làm tay trong, kế hoạch hành động của tôi khó thể thành công. Thôi, chuyện phiếm mãi, mất thời giờ quá, tôi còn phải ngủ một giấc cho lại người. Anh sửa soạn đi, lát nữa anh sẽ được ngủ một giấc dài. Giấc ngủ ngàn thu.

- Vâng, tôi sẵn sàng chết. Dại dột nên bị đánh lừa, tôi chết như vậy là đáng đời, không dám than thân trách phận nữa. Song trước khi từ giã cõi đời, tôi xin anh một đặc ân: anh làm ơn báo tin cho vợ tôi biết và cho nó ít tiền.

- Được, tôi xin làm đúng. Tôi còn cho anh đặc ân khác không ngờ. Trước khi tắt hơi, anh sẽ được gặp vợ anh.

Trần Hinh rùng mình. Té ra Tôkarin đã nhẫn tâm bắt Thanh Xuân, người đàn bà được Trần Hinh thương yêu đằm thắm, dầu nàng bán thân hàng ngày cho khách lạ. Nỗi căm tức bùng lên phần phật trong lòng. Hắn muốn rút phăng khẩu súng, tặng cho Tôkarin ba phát vào ngực. Tuy nhiên, hắn chưa dám vì Tôkarin đang thủ trên tay khẩu súng côn cỡ lớn.

Trần Hinh bèn nói:

- Nếu còn chút tình thương anh nhắm vào đầu tôi mà bắn. Tôi ao ước được chết ngay sau phát đầu tiên. Không gì đau đớn bằng hấp hối với viên đạn nằm trong bụng. Anh có thể thỏa mãn lời thỉnh cầu của kẻ sắp vĩnh biệt không?

Tôkarin nhếch mép cười ngạo mạn:

- Tưởng gì chứ chỉ có thế tôi không khi nào từ chối. Nào, anh quay lưng lại. Tôi sẽ dí súng vào lưng anh mà bóp cò. Viên đạn trúng tim, anh sẽ chết lập tức.

Tôkarin tiến lại gần Trần Hinh. Trong khi ấy, Trần Hinh từ từ quay mặt vào tường. Mặc dầu tay chân không còn dẻo dai như thời hoạt động trong Phòng Nhì nữa, Trần Hinh vẫn phản công nhanh như chớp. Có lẽ vì sợ chết, vì thương Thanh Xuân bị nạn oan, nên Trần Hinh đã lấy lại sự dẻo dai đã mất theo ngày tháng.

Bàn tay hắn vụt hạ xuống, trong khi hai chân hắn bước tròn, giả vờ quay mặt vào tường. Viên đạn do Tôkarin bắn chưa kịp rời khỏi nòng, bàn tay Trần Hinh đã giáng vào giữa khẩu súng. Phát đạn thứ nhất chệch sang bên, cắm vào tường. Trần Hinh bồi thêm cái đá thật mạnh.

Khẩu súng ngạo nghễ bị văng xuống đất. Tôkarin tái mặt, sợ hãi thì ít, mà xấu hổ thì nhiều. Hắn mất súng vì quá khinh địch. Ngờ đâu, Trần Hinh đã lật ngược thế cờ dễ dàng. Trần Hinh điềm nhiên luồn tay vào người lấy súng. Hắn quát to:

- Côlin, anh mới là kẻ tận số.

Cơn tức làm Tôkarin ù tai, không nghe được tiếng Trần Hinh. Tôkarin đang nghĩ đến những tuần lễ học tập vất vả trong trường điệp báo Kuchinô. Riêng về môn tác xạ, R.U đã mời các nhà vô địch thế giới về dạy, và Tôkarin được coi là quán quân trong trường. Bắn chim đất sét, hắn đã hạ được mỗi phút 20 con (2). Cách xa 5 thước, hắn bắn trúng đồng xu, 5 phát trong vòng 1 phút (3). Tôkarin rút súng nhanh không kém nhà vô địch Mỹ Dillon (4)...

Với những thành tích vẻ vang đủ làm đối phương hữu danh khiếp phục, Tôkarin lại thua một nhân viên gián điệp tầm thường. Dường như đọc được tâm can Tôkarin, Trần Hinh cười nhạt:

- Hừ, đừng tiếc nuối nữa. Kiếp sau anh mới có hy vọng báo thù.

Tôkarin rít lên:

- Đồ hèn. Giấu súng trong người mà bảo đánh mất. Biết thế tôi đã hóa kiếp cho anh từ nãy.

- Ai hèn, anh đã biết. Chỉ có bọn hèn như anh và tổ chức R.U. của anh mới trả lương bằng bạc giả, mới giết người vô tội, mới phỉnh phờ nguời khác giúp đỡ, rồi báo ơn bằng viên đạn.

- Coi chừng. Hạ sát tôi, anh không thoát khỏi nơi nầy đâu. Nhân viên của tôi luôn luôn túc trực trong biệt thự. Phòng bên cũng có người. Nghe súng nổ, họ sẽ chạy vào. Tôi sẽ bảo toàn mạng sống cho anh nếu anh cất súng và ra khỏi nhà này.

- Kể ra phải giết anh một trăm lần tôi mới hả giận. Nhưng vì Thanh Xuân, vì vợ tôi, tôi sẽ không hạ thủ anh. Đền lại, anh phải thả nàng, và sai đàn em đưa nàng tới đây. Xin anh nhớ tôi là tay súng cừ khôi. Vạn nhất xảy ra chuyện gì, tôi vẫy tay nhẹ là giết anh như chơi.

- Được. Tôi sẽ ra lệnh cho thuộc viên.

- Có hai điều. Thứ nhất, anh ra lệnh cho một tên, một, không được hai, dẫn nàng tới phòng này, và riêng nàng được vào, hắn phải đứng ngoài. Thứ hai, khi nàng vào đây, anh sẽ dặn toàn thể thuộc viên của anh lui ra xa, và anh sẽ mở cửa, chỉ lối cho chúng tôi ra cổng.

Trần Hinh đứng nép bên cửa, miệng súng kề vào hông Tôkarin trong khi viên thiếu tá R.U. ló nửa mặt ra ngoài, ra lệnh cho tên tài xế. Tôkarin ra lệnh bằng tiếng Nga nên Trần Hinh không hiểu. Trần Hinh hăm dọa:

- Anh dặn đàn em phục kích ngoài vườn phải không? Tôi nhắc lại lần nữa. Hễ anh nhúc nhích tôi bắn nát óc.

Tôkarin đáp:

- Tôi không dại gì làm thế. Lát nữa anh sẽ có dịp chứng kiến thiện chí của tôi.

Cửa phòng mở hé, Thanh Xuân bước vào. Trần Hinh không ngăn được sửng sốt vì Thanh Xuân trang điểm rất lộng lẫy. Trong óc, hắn đinh ninh nàng bị Tôkarin lôi đi giữa lúc ăn mặc lôi thôi, bẩn thỉu, và đến đây nàng bị ném vào sà lim nhỏ xíu, đầy rác rưởi hôi hám. Ngờ đâu, nàng mặc áo dài bằng xuya-ra bóng, trên cổ chễm chệ chuỗi hạt trai thật, môi tô son đỏ chót, lông mày kẻ đen sì và cong veo.

Trần Hinh buột miệng:

- Em.

Thanh Xuân ngó quanh quất thấy Tôkarin đứng giơ hai tay khỏi đầu bèn hỏi:

- Gì thế anh Hinh?

Trần Hinh nói:

- Em lại phía này với anh. Để anh bắt hắn dẫn đường cho hai đứa mình thoát khỏi hang rắn độc này.

Thanh Xuân õng ẹo tiến lại gần Trần Hinh. Hắn định gắt lên, vì không thể chịu được lối đi lượn khúc, sặc mùi dâm đãng của nàng. Song không hiểu sao hắn lại thương yêu Thanh Xuân gấp bội. Vì hắn, nàng bị bắt, và nếu hắn không nhanh tay, chuyển bại thành thắng, nàng đã ra người thiên cổ. Hắn đã quên cảnh Thanh Xuân kề vai, bá cổ những người đàn ông gạ gẫm trên hè phố, sau ly cà phô phin hoặc điếu thuốc sợi vàng được châm lửa. Nếu định mạng run rủi hắn thoát khỏi tay Tôkarin, hắn quyết đưa nàng về vùng quê, sống cuộc đời nông dân nghèo nàn và ẩn dật, không bôn ba trong nghề nghiệp bất chính cũng không quyến luyến xe hơi, sâm banh và xa xỉ phẩm nữa.

Đột nhiên, Thanh Xuân ôm lấy cánh tay Trần Hinh. Nàng trượt chân làm hắn lảo đảo suýt ngã.

Tiếng súng nổ rền.

Khẩu Luger văng khỏi tay Trần Hinh. Hắn rú lên, ngã ngồi, bàn tay bê bết máu. Cửa phòng mở rộng, gã tài xế lăm lăm khẩu súng còn bốc khỏi nghi ngút. Chưa kịp rú lên tiếng thứ hai, Trần Hinh đã bị bắn vào bụng.

Tôkarin ra hiệu cho gã tài xế ngừng bắn rồi cúi xuống đỡ Trần Hinh dậy, trong khi Thanh Xuân thản nhiên mở ví da lấy thuốc lá ra hút, thản nhiên như không hề quen Trần Hinh. Quằn quại trên đất, hai bàn tay ôm bụng như muốn bịt vết đạn cho máu và ruột khỏi trào ra, Trần Hinh rên rỉ:

- Thanh Xuân ơi!

Tôkarin cười đắc chí:

- Trần Hinh, anh gặp vợ anh rồi đấy. Đã mãn nguyện chưa?

Trần Hinh nói, nước mắt ràn rụa:

- Trời ơi, tôi không ngờ.

Thanh Xuân, giọng ráo hoảnh:

- Anh không ngờ nên mất mạng.

Trần Hinh hỏi lớn:

- Xuân ơi, tại sao em phản anh?

Giọng nói của Trần Hinh như chìm trong nước mắt. Hắn còn bám lấy tia hy vọng cuối cùng: hy vọng nàng lắc đầu, trả lời trong đau đớn là nàng vẫn yêu hắn tha thiết, nàng không phản hắn. Chẳng qua nàng bị ép buộc. Nhưng sự thật lại xảy ra quá tàn nhẫn. Thanh Xuân cười hềnh hệch:

- Anh lầm rồi. Tôi chưa hao giờ yêu anh thành thật nên vấn đề phản anh không đáng đặt ra.

Trần Hinh rền rĩ:

- Thật ư?

Thanh Xuân gật đầu:

- Thật. Anh sắp chết, tôi chẳng giấu diếm anh nữa. Tôi là nhân viên R.U từ lâu. Trung ương R.U ra lệnh cho tôi báo cáo về anh. Lẽ ra anh còn sống nếu tôi không trình với thượng cấp là anh quen thân Rôdin. Tội nghiệp cho anh. Vì gái, anh chết.

Trần Hinh thở ra một cách chua chát:

- Trời ơi, tôi cứ đinh ninh cô là người tình chung thủy, cô làm nghề mãi dâm để nuôi tôi. Mãi đến lúc cô lập mưu, lôi tôi trượt ngã cho đồng lõa nã đạn, tôi mới phăng ra lòng lang, dạ thú của cô. Song đã muộn, quá muộn rồi.

Thanh Xuân bĩu môi:

- Mãi dâm knông phài là nghề xấu đối vói những người hoạt động điệp báo. Tôi làm mãi dâm để lấy tin tức. Anh đừng vội hiểu lầm tôi làm mãi dâm kiếm tiền. Tôi không hề thiếu tiền. Tôi không cần tiền, cũng như không yêu anh mà vẫn chung giường, chung chiếu. Thôi, sự thể đã tan vỡ hoàn toàn, tiếc nuối vô ích. Tôi thành thật cầu mong anh được đầu thai làm nghề khác, đoạn tuyệt với số kiếp làm gián điệp dại dột và ngu xuẩn này.

Trần Hinh đau buốt từ bụng lên ngực. Hắn có cảm giác như ai cầm dao lôi ruột hắn ra cắt vụn từng đoạn. Từ ngày thôi làm việc với Phòng Nhì, hắn coi Thanh Xuân là lẽ sống của đời hắn. Ngờ đâu...

Hắn dương cặp mắt thao láo nhìn Thanh Xuân. Nàng ngửa cổ lên trần nhà, rít hơi thuốc lá thơm, rồi thở phào ra một làn khỏi trắng. Nàng vẫn có cử chỉ cầm thuốc và thở khói quí phái, dư vị của thời cực thịnh trên sàn nhảy. Trong căn phòng ám bụi vàng ệch và tối tăm, nàng mặc áo rách, nằm dài trên giường hút điếu Mélia vàng nhàu nát mà Trần Hinh ngắm mãi không chán. Huống hồ nàng mặc áo xuya-ra nhập cảng đắt tiền, đeo đồng hồ Oméga vàng, và... hút thuốc Lucky 3 ngôi sao... Mùi thuốc thơm thơm tạt vào mũi Trần Hinh.

Đứng cạnh nàng, Tôkarin đang đùa với cái quẹt máy mạ vàng. Dường như hắn không thèm để ý đến Trần Hinh. Thái độ nhởn nhơ của Tôkarin làm Trần Hình tức uất. Trần Hinh biết địch cố tình bắn vào bụng khiến hắn lâm chung hàng giờ mới chết. Bắn vào ruột là thú tiêu khiển tàn ác của những người muốn hành hạ kẻ thù. Vết thương đau soắn tới óc, song Trần Hình không biết đau nữa. Sự lừa lọc của Thanh Xuân làm hắn đau gấp ngàn lần. Nàng vẫn đứng sờ sờ trước mặt. Nhìn hắn, nàng nhún vai, bình thản như đứa trẻ đập chết con ruồi.

Hai giòng lệ nóng hổi đã trào xuống má Trần Hinh. Hắn biết còn lâu nữa mới chết. Một kế hoạch táo bạo nhú lên trong đầu hắn. Mặc dầu mất nhiều máu, hắn bỗng cảm thấy sức khỏe khác thường. Có lẽ sức khỏe do ghen tuông và hối hận mà ra.

Trần Hinh ra hiệu cho Thanh Xuân cúi xuống, Nàng hỏi, dáng điệu khinh miệt:

- Anh còn muốn gì nữa?

Trần Hinh thều thào:

- Tôi sắp... chết rồi. Yêu cầu cô một...

Kể ra hắn còn đủ sức nói luôn một hơi. Song hắn cố tình nói nhát gừng, để lừa nàng ghé tai sát vào miệng hắn. Và vừa nói, hắn vừa ngã sóng soài, hai bàn tay bịt chặt lấy bụng đẫm máu.

Thanh Xuân liếc nhìn Tôkarin. Tôkarin gật gù:

- Đồng chí cúi xuống nghe hắn trối trăng. Biết đâu hắn chẳng tiết lộ một bí mật quan trọng.

Thanh Xuân quỳ một chân bên cạnh Trần Hinh. Cặp mắt nạn nhân bắt đầu lạc thần. Thanh Xuân giục:

- Nói đi?

Hắn lắp bắp:

- Thanh... Xuân...

Nàng cúi sát nữa, sát nữa. Xuất kỳ, bất ý, Trần Hinh vùng dậy. Có lẽ trời cao có mắt nên khi ấy tay hắn trở nên cứng như gọng kềm. Hắn siết chặt bàn tay quanh cổ Thanh Xuân, và giật nàng ngã xuống. Thanh Xuân kêu lên ú ớ. Tôkarin đá mạnh vào gáy Trần Hinh, song hắn không chịu nhả Thanh Xuân. Da mặt nàng chuyển sang màu đỏ rồi màu tím. Mười ngón tay của Trần Hinh tựa như mười cái dùi sắt xiên vào họng Thanh Xuân, làm nàng chết không kịp trối. Và Trần Hinh tắt thở luôn trên người nàng.

Loay hoay một lát sau, Tôkarin mới lật được Trần Hinh nằm ngửa. Trên miệng người chết còn phảng phất một nụ cười. Trước khi bước sang thế giới bên kia, Trần Hinh đã báo thù được người đàn bà một mặt hai lòng.

Thanh Xuân nằm tênh hênh trên nền gạch loang lổ máu đào. Nàng dãy dụa quá mạnh nên chuỗi hạt đắt tiền đứt khỏi cổ, văng tung tóe khắp nơi. Cái áo xuya-ra đắt tiền của nàng rách toạc từ lưng tới vai, đôi giày cao gót sang trọng màu xanh da trời bắn vào góc phòng. Mặt nàng méo mó một cách dễ sợ, miệng gẫy gần hết răng nhô ra cái lưỡi dài lê thê, màu xám xịt, mắt nàng lòi tròng đen ra ngoái.

Tòkarin nhổ bãi nước bọt, lẩm bẩm:

- Càng hay. Mình khỏi phải giết.

*

* *

Ly huýt-ky đầy ắp vừa bưng tới. Rôdin đỡ lấy, uống cạn một hơi. Nàng cần uống rượu để khỏa lấp sự trống trải đang dâng lên trong lòng.

Nâng nhìn người đàn ông đối diện. Hắn không phải đại úy Mỹ Côlin, với gương mặt khả ái, và giọng nói ôn tồn. Gã đàn ông này làm nàng chột dạ, với gò má nhọn hoắt, mắt trái nháy lia lịa, tiếng nói ồm ồm như vịt đực.

Bỗng nhiên nàng nhớ đến con. Giờ này, nó đã ngủ say. Rôdin lạnh toát người. Nàng chợt nhận ra đây không phải ngôi nhà nhỏ bé và ấm cúng của nàng. Nàng bèn hỏi:

- Đại úv Côlin đâu?

Gã đàn ông chưa kịp đáp nàng đã hỏi tiếp:

- Con tôi đâu?

Tôkarin mở cửa bước ra. Nàng rú lên, mừng rỡ:

- Đại úy Côlin?

Tôkarin ngó nàng một cách lạnh lùng. Ngồi xuống ghế, rót rượu uống, hắn dằn từng tiếng:

- Tôi muốn cô hiểu rõ sự thật bắt đầu từ phút này. Chúng tôi được lệnh mang cô và bác sĩ U Myen ra khỏi nước. Cô phải hết lòng cộng tác với chúng tôi. Nhược bằng...

Rôdin cắt ngang:

- Đi đâu cũng được, tôi không cần, miễn hồ có U Myen và con tôi. Tuy nhiên, trước khi nhận lời, tôi yêu cầu được hỏi ý kiến Trần Hinh.

Tôkarin cười khẩy:

- Cô muốn gặp Trần Hinh hả? Mời cô vào trong này.

Rôdin rú lên, hai bàn tay bưng mặt khi thấy Trần Hinh nằm co quắp trên sàn gạch hoa bên cạnh Thanh Xuân. Nàng lùi sát tường, loạng choạng suýt ngã. Một phút đồng hồ sau, nàng mới lắp bắp được hai tiếng:

- Trời ơi!

Tôkarin ra lệnh:

- Cô hãy bỏ tay ra.

Rôdin rên rỉ:

- Trời ơi, thật kinh khủng. Tôi sợ quá, làm sao thế, đại úy?

- Giản dị lắm. Vì Trần Hinh và Thanh Xuân không chịu hợp tác thành thật. Tôi muốn cô thấy tận mắt hai cái chết đau đớn và thảm thê để nhắc nhở cô tuyệt đối tuân theo lệnh tôi.

- Tuyệt đối luân theo lệnh ông? Ông là ai mà có quyền độc đoán như vậy?

- Cô đã biết rõ. Tôi là đại úy Côlin.

- Tôi không tin người Mỹ tàn ác như ông. Tôi đã sống nhiều năm bên ấy. Phải, tôi biết là lầm. Ông đã nhẫn tâm lợi dụng vợ chồng Trần Hinh, nhẫn tâm lợi dụng tôi, và nhẫn tâm hạ sát sau khi không cần tới. Ông là người Nga đội lốt CIA.

- Cô nói đúng. Tôi là sĩ quan R.U. Tôi nhẫn tâm với mọi người, song sẽ nhân đạo với cô. Tôi cam kết bảo vệ tánh mạng cho cô. Nay mai, tôi sẽ mang cô ra khỏi Việt Nam.

- Nếu tôi từ chối?

- Tôi đoan chắc cô sẽ không từ chối.

- Ông đã xét sai về tôi. Tuy là đàn bà, tôi lại là đàn bà có nghị lực. Tôi có thể chết, nếu cần chết để bảo vệ lý tưởng, và chân lý.

- Cô can đảm đấy. Tôi thành thật ngợi khen. Song lớn tuổi và giàu kinh nghiệm như cô mới có thể nhìn cái chết một cách thản nhiên. Còn đứa con gái mũm mĩm và thơ ngây của cô, cô muốn nó chết oan uổng vì sự bướng bỉnh của cô không?

- Ông là kẻ sát nhân.

- Ồ, sát nhân đối với tôi là chuyện thường.

Trong đời, tôi đã sát nhân nhiều lần, nay sát nhân thêm nữa cũng như hút thêm điếu thuốc lá, uống thêm ly nước ngọt mà thôi. Sở dĩ tôi cần nói thật để cảnh cáo rằng cô không còn đường nào khác ngoài việc hợp tác thành thật với tôi. U Myen là nhà khoa học đại tài, tôi mang về Liên Xô để phụng sự cho phe xã hội chủ nghĩa. Ở nước tôi, cô sẽ được chung sống hạnh phúc với U Myen. Nếu U Myen trốn thoát, hoặc nếu cô cố tình không nghe lời, miễn cưỡng tôi phải dùng biện pháp mạnh.

- Con tôi đâu? Trước nhất, ông phải cho tôi gặp lại con tôi.

Tôkarin biết là Rôdin đã chịu khuất phục. Dọa giết con để bắt mẹ đầu hàng là chiến thuật được dùng hàng trăm lần trong lịch sử gián điệp quốc tế và lần nào cũng mang lại kết quả. Với đứa bé trong tay, Tôkarin có thể bắt Rôdin làm bất cứ việc nào hắn muốn. Nhờ Rôdin, hắn sẽ nắm vững được U Myen cho đến ngày rời Sàigòn.

Tôkarin ấn chuông điện ngầm trong tường. Cửa phòng mở ra. Hắn hất hàm ra lệnh cho gã tài xế:

- Dẫn u già và đứa bé vào đây.

Đứa bé đã ngủ ngoan ngoãn trên vai người vú. Bước vào phòng, thấy Rôdin, người vú òa lên khóc. Rôdin cũng sùi sụt khóc theo. Tôkarin nheo mắt, vẻ vô cùng khoái trá. Dưới ánh đèn đêm, mặt đứa trẻ trông đáng yêu khác thường. Nhìn con, Rôdin mất hết can đảm. Để cứu con, nàng sẵn sàng nhảy vào đống lửa.

Tiếng ồn làm đứa bé thức giấc. Nó mở rộng mắt nhìn quanh. Chợt nhận ra mẹ, nó nhoẻn miệng cười. Ruột đau như cắt, Rôdin ôm chầm lấy con. Tôkarin gỡ nàng ra, giọng lạnh như tảng băng:

- Thong thả.

Người vú phản đối:

- Ông là ai mà ăn nói lạ lùng vậy? Hồi nãy, ông đánh tôi, mang cháu bé về đây, nhốt kín trong phòng. Bây giờ ông lại cấm cô tôi bế con. Ông làm như thế là phạm pháp.

Lời nói của u già không thay đổi sắc diện của Tôkarin. Hắn cười gằn, hỏi u già:

- Vú nói xong chưa?

Người u già quắc mắt:

- Ông đừng dọa già. Ông phải thả chúng tôi ra? Nếu không, tôi sẽ la cầu cứu.

Tôkarin dằn từng tiếng:

- Vú thử la lên xem ai nghe không?

Người u già còn lưỡng lự, bàn tay hộ pháp của Tôkarin đã giáng giữa mặt. Bàn tay tàn bạo của Tôkarin có thể đánh ngã những võ sĩ nặng trăm kilô và giỏi chịu đòn, phương chi u già chỉ là nguời đàn bà yếu như sên và nhẹ như bấc.

Bị đòn đau, thiếu phụ ngã nhào xuống đất và nằm lịm, mặt đầm đìa máu. Rôdin có cảm giác như trời đất quay cuồng trước mặt. Nàng ghì chặt con vào lòng để khỏi ngất. Mấy phút sau, nàng mới thốt lên:

- Khổ quá, ông đánh u già chết rồi.

Tôkarin cuời đanh ác:

- Cô đừng lo. Mụ lắm mồm nãy chưa chết được đâu. Nhưng nếu mụ tiếp tục bi bô thì sẽ mất mạng. Lát nữa, khi mụ tỉnh dậy, tôi nhờ cô nói cho mụ biết. Và tôi mong cô lấy đó làm bài học.

Nói đoạn, Tôkarin vùng vằng ra ngoài. Cửa đóng lại, kêu sầm một tiếng điếc tai. Rôdin nghe tiếng khóa trái lách cách. Nàng biết là cuộc đời tù tội bắt đầu. Sau bao năm nổi trôi, nàng chẳng còn thiết gì tấm thân nữa. Nhưng còn đứa con gái đáng yêu của nàng và U Myen.

Nàng gục mặt vào đầu con, nước mắt thấm ướt áo ngắn màu xanh của đứa bé. Nó mút ngón tay hỏi mẹ, giọng ngây thơ ngọng nghịu:

- Búp bê đâu hả mẹ?

Suốt ngày nó quấn quít vói con búp bê Nhật Bản. Lên giường, nó đòi ôm búp bê mới bằng lòng ngủ. Lần đầu tiên từ khi chào đời và biết chơi búp bê nó bị đoạt mất đồ vật ham thích. Rôdin tát yêu vào má con:

- Ừ, mẹ nói với u già tìm búp bê cho con.

Nước mắt nàng rơi lã chã vào mặt đứa trẻ. Nó hỏi nàng bằng một giọng mà nàng không tài nào quên được:

- Tại sao mẹ khóc? Cười với con đi mẹ?

Rôdin cố nhếch mép cười. Đứa bé cười trả một cách sung sướng. Trông con cười, nàng bất giác nghĩ đến U Myen.

Do thói quen tập được sau nhiều năm vào sinh ra tử, Văn Bình vẫn nằm bất động, mặc dầu tỉnh hẳn. Chàng hé một mắt, nhìn chung quanh. Đến khi không thấy ai, chàng mới mở lớn.

Đó là một căn phòng nhỏ, bày biện đơn sơ. Chỉ cần một phút đồng hồ quan sát chàng đã biết chủ nhà là người yêu nhạc. Đối diện cái giường sắt chàng nằm là cái dương cầm đồ sộ đánh vẹt-ni bóng loáng, màu gỗ mun óng ả tương phản với phím ngà trắng toát. Phía trên dương cầm, một ngọn đèn còn bật sáng, chiếu lên tập nhạc dở ra nửa chừng. Chi tiết này chứng tỏ chủ nhân đang đánh đàn thì Văn Bình được khiêng vào phòng.

Bản nhạc đánh chưa hết là một tác phẩm êm đềm của Sô-panh. Văn Bình bâng khuâng mường tượng đến một người đàn bà có đôi tay dài, mềm, mát và trắng, chạy rảo thoăn thoắt trên phím dương cầm.

Cạnh dương cầm, Văn Bình nhận thấy cây đàn nguyệt xinh xắn và những dụng cụ kích động nhạc. Vốn chơi được đủ loại nhạc khí, và chơi rất hay, chàng không ngăn được tâm hồn rào rạt khi đảo mắt qua cái trống, cái kèn, cây đàn nguyệt nhỏ nhoi và chiếc dương cầm mơ mộng. Đã lâu, chàng không có dịp so lại giây đàn để gẩy những khúc chứa chan tình cảm mà chàng vốn thích, tuy trong nghề gián điệp, chàng lại là kẻ ghét tình cảm.

Văn Bình ngồi dậy. Chàng nhoẻn miệng cười vì trên bàn nhỏ kê sát đầu giường chàng vừa nhận ra mấy chai rượu mạnh. May mà bác sĩ U Myen cũng có thú uống ruợu bê tha như chàng nên trong những phút tù hãm bực bội chàng có thể khuây sầu dễ dàng. Chàng thầm cám ơn ông Hoàng đã có nhã ý đặt chàng vào những vai trò không đến nổi buồn nản và tẻ lạnh.

Văn Bình vừa cầm chai huýt ky định khui, thì cánh cửa mở rộng, một người đàn ông cao lớn nét mặt phớt tỉnh chậm rãi bước vào. Trông dáng đi, cách nhìn, Văn Bình biết hắn là tay gián điệp lão luyện. Chàng giả vờ sửng sốt, đánh rơi cái mở nút chai xuống bàn kêu choang một tiếng,

Người ấy đứng yên giữa phòng, đầu hơi nghiêng:

- Chào bác sĩ. Tôi là Tôkarin, trung tá Tôkarin.

Văn Bình hỏi:

- Tôkarin... cái tên nghe lạ quá!

Tôkarin cười:

- Không có gì đáng làm bác sĩ ngạc nhiên. Tôi là bạn thân của bác sĩ. Tôi đã tới đúng lúc để cứu bác sĩ ra khỏi cạm bẫy của quân gian.

- Thú thật với ông tôi chẳng hiểu gì hết. Hiện thời, tôi ở đâu? À, còn Rôdin nữa? Tại sao tôi lại bị tiêm thuốc mê và giam giữ trong phòng này?

- Bác sĩ không phải tù nhân, mà là thượng khách. Đúng ra là quốc khách.

- Dĩ nhiên, vì tôi được chính phủ Việt Nam mời về cộng tác.

- Họ không có đủ phương tiện khoa học và cơ khí để bác sĩ tiếp tục thí nghiệm và áp dụng tài học vào thực tế. Tài của bác sĩ chỉ có thể nảy nở hoàn toàn nếu bác sĩ có riêng một sở thí nghiệm to lớn. Chúng tôi sẽ cố gắng thỏa mãn mọi yêu cầu về sưu tầm và phát minh của bác sĩ.

- Thế ra trung tá không phải là đại diện của chính phủ Việt Nam?

- Vâng, bác sĩ nói rất đúng. Tôi thay mặt cho một chính phủ khác, chính phủ một nước hùng mạnh, mời bác sĩ cộng tác.

- Ông lầm rồi. Tôi đã ký khế ước xong xuôi với chính phủ Sàigòn. Tôi không thể nào dẫm lên trên chữ ký.

- Bác sĩ là người Miến Điện, không dính dáng gì tới nước Việt Nam. Không làm với người Việt, bác sĩ sẽ làm với người khác. Về phương tiện, bác sĩ sẽ được cung cấp dư dã, như tôi đã nói hồi nãy. Về tiền nong cũng không hạn chế.

- Song ít ra chính phủ của ông phải hợp với tư tưởng chính trị của tôi, và tôi chỉ nhận lời nếu không xảy ra phiền phức sau này.

- Cái đó, bác sĩ khỏi lo. Nếu tôi không lầm, bác sĩ đã có chân trong nhiều hội đoàn khuynh tả ở Mỹ. Bác sĩ có cần tôi kể tên các hội đoàn ấy, hoặc nhắc lại ngày gia nhập, và hoạt động của bác sĩ trong công cuộc bảo vệ hòa bình không?

Nghe Tôkarin nói, Văn Bình lạnh toát người. Chàng bắt đầu hiểu rõ vì sao ông Hoàng cả quyết là R.U. tổ chức bắt cóc U Myen. Vì U Myen là nhà khoa học thiên tả. Việc Tôkarin biết U Myen có chân trong các hội đoàn khuynh tả ở Mỹ là một chi tiết vô cùng quan trọng, chứng tỏ địch đã trà trộn vào đám người thân tình với U Myen. C.I.A. từng nghi những người này hoạt động cho địch. Nhờ chi tiết này, C.I.A. sẽ phăng ra bọn tay sai trà trộn là ai.

Chi tiết này đã chứng minh cho sự nhập đề quá đột ngột của Tôkarin. Theo thông lệ của nghề do thám, Tôkarin phải giấu không cho U Myen biết sẽ phải đi đâu và làm gì. Một khi thản nhiên xưng tên họ, và nói rõ kế hoạch, ít ra Tôkarin có thể tin cậy được U Mven.

Sực nhớ U Myen là nhà bác học đam mê tửu sắc, Văn Bình bèn nói, giọng băn khoăn:

- Trung tá chỉ nói thoáng qua là tôi hiểu rồi. Như vậy, rất hợp với ý muốn của tôi. Song trung tá đừng quên tôi có nhiều tật xấu. Tôi không thể sống ở một nơi khô khan, thiếu tình yêu. Nói dễ hiểu hơn, tôi chỉ làm việc có kết quả ở nơi nào có đàn bà, và là đàn bà đẹp. Tôi lại có thói quen tiêu tiền, tiêu bao nhiêu cũng chưa đủ. Tôi không tin trung tá chấp thuận được điều yêu cầu này.

- Ồ, tưởng gì, nếu chỉ có thế thì không đáng ngại. Bác sĩ đòi ngần ấy, giả sử đòi gấp năm, gấp mười nữa, tôi vẫn làm vui lòng được. Nội mấy ngày nữa, bác sĩ sẽ lên đường đi Liên Xô. Tôi nói trước để bác sĩ sửa soạn.

- Có gì mà phải sửa soạn. Trung tá lôi tôi đi lúc nào cũng được. Dầu sao, tôi cũng là phạm nhân của trung tá.

- Xin bác sĩ thông cảm. Bác sĩ chịu khó mất tự do một thời gian ngắn nữa thôi. Lên tới phi cơ, bác sĩ sẽ được hoàn toàn tự do.

- Trung tá vừa nói tôi sẽ lên đường trong vòng mấy ngày. Mấy ngày là bao nhiêu ngày, hả trung tá?

- Tôi chưa thể trả lời nhất định. Nhưng chậm lắm là non một tuần nữa.

- Còn số phận của Rôdin?

- Số phận của nàng và của con nàng hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ của bác sĩ.

- Lạ lùng quá! Mọi điều kiện, đều được tôi chấp thuận không bàn cãi, không phản đối, tại sao trung tá còn dùng lời lẽ hăm dọa và bắt chẹt.

- Tôi xin nhận lỗi với bác sĩ, song tôi không thể nào làm khác. Vì đây không phải lần đầu chính phủ Liên Xô mời bác sĩ về Mạc Tư Khoa. Hai lần trước, bác sĩ nhận lời rồi bội hứa. Vào phút chót, đáng lẽ áp dụng kế hoạch thoát thân ra khỏi đất Mỹ, bác sĩ đã ở lại. Cho nên, rút kinh nghiệm cũ, tôi được cấp trên ra lệnh nói thẳng với bác sĩ, và nếu bác sĩ không thật lòng, miễn cưỡng tôi phải cứng rắn.

Văn Bình nhắc lại:

- Thải độ cúng rắn? Trung tá hăm dọa tôi phải không?

Tôkarin đáp, giọng nhã nhặn:

- Không phải tôi hăm dọa bác sĩ. Tôi nói thật đấy. Nếu bác sĩ không có thiện chí, bắt buộc tôi phải nặng tay với Rôdin và đứa con gái nhỏ. Mặt khác, tôi sẽ chích cho bác sĩ một thứ thuốc ngủ đặc biệt. Bác sĩ sẽ ngủ một giấc dài, về Mạc Tư Khoa mới tỉnh. Song le, tôi không tin bác sĩ làm tôi phiền lòng. Dầu sao bác sĩ cũng tà một phần tử tiến bộ như tôi.

Văn Bình cắn môi suy nghĩ. Thật ra, chàng chẳng có điều gì cần suy nghĩ. Chàng phải lên mặt trang nghiêm, hầu khỏi phá lên cười trước lời nói trào lộng của gã trung tá mật vụ Xô Viết.

Tôkarin chìa tay ra:

- Nào, ta bắt tay nhau thân mật để ăn mừng, cuộc hợp tác lâu dài và hữu ích.

Văn Bình nắm bàn tay lại thật nhẹ. Chàng phải cẩn thận vì từ bao năm nay chàng vẫn nổi tiếng có bàn tay bằng thép. Đội vệ sĩ của ông Hoàng gồm toàn lực sĩ cao một thước tám, nặng tám chục kilô, võ nghệ cao cường, mà không người nào dám bắt tay chàng nếu chàng chủ ý chơi một vố. Bàn tay của Văn Bình có những đặc điểm lạ lùng. Khi bóp lại cứng như gọng kềm, bàn tay chàng lại mềm mại khi mở ra khiến nhiều kẻ tưởng lầm chàng là gã bạch diện thư sinh, không thể ngờ chàng là quán quân nhu đạo vang danh trên nhiều võ đài quốc tế.

Trong thời gian phiêu bạt ở Âu châu, Văn Bình đã có dịp thi thố hai bàn tay sắt với những lực sĩ khổng lồ. Tuy chưa được chạm trán các nhà vô địch về cao và nặng, song hơn một lần chàng đã làm những võ sĩ cao hơn hai thước và cân nặng trên 150 kilô phải trợn mắt kinh ngạc. (5).

Cái độc đáo của bàn tay chàng là có thể đánh ngã một con bò mộng, hoặc đập vụn mấy viên gạch chồng lên nhau, nhưng mỗi khi cần đến, chàng lại đủ tài mơn trớn làn da êm ái đàn bà đẹp, khiến mỹ nhân sởn gai ốc trong cơn hoan lạc vô biên và kỳ dị.

Tôkarin lúc lắc bàn tay thật mạnh, miệng nói:

- Chúc bác sĩ ngủ ngon, À quên, nếu bác sĩ bằng lòng, tôi cho mời cô Rôdin.

Đối với Văn Bình, phụ nữ là món cần thiết, như người mắc bệnh có vi trùng phải dùng thuốc trụ sinh mới khỏi. Lúc này, chàng muốn trút bầu tâm sự với bất cứ người đẹp nào, phương chi người đẹp ấy là Rôdin, một thiếu phụ không nghiêng nước, nghiêng thành nhưng cũng có thể làm kẻ khó tính nhất bồi hồi. Nhưng Văn Bình lại giật mình, e ngại. Tôkarin lầm chàng là U Myen, nhưng Rôdin không thể lầm. Hồi tối, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, Rôdin đã sửng sốt. Nàng đã sửng sốt về diện mạo của chàng, chắc chắn nàng sẽ ngờ vực một khi được chung chăn, chung gối với chàng. Vẫn biết chàng bắt chước đúng thói quen của U Myen, song còn những thói quen khác chàng không biết, đặc biệt trong lúc tối lửa, tắt đèn. Đánh lừa đàn bà là việc không lấy gì làm khó, nhưng thật khó, lộn sòng ân ái, vì tạo hóa đã phú tài riêng cho phụ nữ để khám phá mọi sự giả mạo.

Văn Bình thở dài não nuột khi nghĩ đến còn lâu mới sáng. Rót thêm ly rượu đầy ắp, chàng đưa lên môi như muốn nhờ hơi men xóa bỏ hết thực tại lạnh lùng.

Có tiếng đẩy cửa. Ngẩng đầu lên, chàng thấy Rôdin. Nàng chạy tới ôm chầm, nước mắt ràn rụa làm ướt vai áo sơ mi của chàng. Tự nhiên, chàng kéo nàng ngửa mặt lên. Khi khóc Rôdin hấp dẫn hơn ngày thường. Văn Bình cúi xuống hôn vào làn môi ươn ướt. Rôdin run bắn người. Ngực nàng căng lên, dẹp xuống theo nhịp thở từ người Văn Bình truyền sang.

Văn Bình du nàng ngã xuống đệm. Chàng không còn nhớ gì nữa. Rôdin nhắm nghiền mắt, mũi thở rồn rập như vừa chạy bộ trên quãng đường dài. Mỉm cười, Văn Bình tắt ngọn đèn ấm áp trong phòng. Thấy đèn tắt, ở phòng bên Tôkarin cũng mỉm cười. Nhưng là nụ cười lạ lùng và bí mật.

Tới khu bán hoa cuối đường Nguyễn Huệ, Tôkarin dừng lại. Những màu sắc rực rỡ và tươi tắn làm hắn vui lây. Vì là sáng chủ nhật nên xen lẫn màu sắc của hoa còn thêm màu sắc của những tà áo nhí nhảnh và tha thướt. Tôkarin lắc đầu mấy cái, như để xua đuổi những ý nghĩ thèm muốn ra khỏi tâm trí. Hắn cần giữ sáng suốt vì còn nhiều công việc phải làm.

Quán Long Thành ngồi thu hình dưới rặng cây lớn. Không để ý tới những chiếc máy ảnh tối tân bày la liệt trong tủ kính. Tôkarin tiến lại quầy hàng. Người khách cuối cùng vừa ra khỏi ki-ốt. Tôkarin nhận ra Kiều Diễm. Nàng mặc áo dài hở cổ, sau lưng xẻ xuống thật sâu để lộ làn da trắng trẻo.

Tôkarin đặt cùi tay lên mặt gương, gọi nho nhỏ:

- Kiều Diễm.

Nàng quay lại, mặt hơi biến sắc:

- Kìa, Vi tốp.

Vi-tốp là tên giả của Tôkarin. Hắn hỏi nàng:

- Lê Ái có nhà không?

- Có.

- Cô nói Lê Ái là tôi muốn gặp ngay.

- Gặp ở đâu?

- Tại phòng riêng của anh ta.

- Nguy hiểm lắm.

- Không hề gì. Trong 15 phút tôi trở lại. Nếu Lê Ái bằng lòng gặp, thì khi thấy tôi cô mang một cái máy ảnh 35 ly ra giả vở sửa chữa.

- Em đi nhé?

Nàng nghiêng đầu cười tình với hắn. Ngây ngất như người vừa hít bạch phiến, hắn thốt ra lời khen:

- Cô đẹp quá. Tôi chưa thấy người đàn bà nào đẹp như cô.

- Đại tá quá khen, còn nhiều người đẹp gấp trăm, gấp ngàn em nữa.

Đột nhiên, Tôkarin để ý tới quyển tự vị Miến ngữ dày cộm đặt trên bàn. Hắn hỏi Kiều Diễm:

- Cô biết tiếng Miến ư?

Nàng cười, khoe hàm răng đều đặn:

- Không phải em, đó là Ngọc Tú.

- Ngọc Tú là ai?

- Nàng bán hàng ở đây với em.

- Tin cậy được không?

- Được. Ngọc Tú là bạn thân nhất của em.

- Nàng biết rõ hoạt động của Lê Ái không?

- Không. Nhưng về tư tưởng, chẳng có điều gì đáng ngại. Nàng thường bàn luận chính trị với em. Từ lâu, em định đưa nàng vào tổ chức, song Lê Ái từ chối. Vả lại, còn phải đợi lệnh trên.

Tôkarin khấp khởi mừng thầm. Không ngờ trong chuyến công tác này, hắn gặp nhiều may mắn đến thế. Hắn nhớ lại cuộn băng nhựa đang quay từ từ trong tủ, kê cạnh phòng ngủ U Myen. Nhờ tin lức từ Mỹ gửi về Mạc Tư Khoa, Tôkarin được biết U Myen mắc một chứng bệnh lạ lùng, ấy là trong giấc ngủ sau khi ân ái, nhà khoa học siêu hình Miến Điện thường mê sảng. Trước khi rời Mạc Tư Khoa, Tôkarin đã nhận được chỉ thị rõ rệt, ghi âm vào băng nhựa. Lẽ ra hắn giết Rôdin sau khi bắt được U Myen. Nàng còn sống, vì Tôkarin dùng nàng làm con chuột bạch thí nghiệm. Nhờ Rôdin, Tôkarin mới hy vọng phăng ra những bí mật mà U Myen giấu kín trong tiềm thức.

U Myen là bộ óc kỳ tài có một không hai trong lãnh vực nghiên cứu siêu hình học. Duờng như U Myen phát minh ra một phương pháp thần giao cách cảm tân tiến thay thế kỹ thuật liên lạc cổ điển bằng vô tuyến điện. Không hiểu sao U Myen không chịu nói.

Quả như R.U. trù liệu, đêm qua U Myen thức giấc 3 lần. Trông bóng tối, bên cạnh Rôdin ngủ mê mệt, U Myen nói lảm nhảm một hồi. Những lời độc thoại ấy được Tôkarin thu lại rõ mồn một.

Tuy nhiên, Tôkarin bực mình vì U Myen nói lảm nhảm bằng tiếng Miến.

Bỗng nhiên Ngọc Tú xuất hiện. Với nàng, hắn sẽ có một người phiên dịch tin cẩn. Vả lại, nếu Ngọc Tú không trung thành hắn cũng chẳng cần. Chỉ một cái vẫy tay nhỏ hắn có thể làm nàng im lặng mãi mãi. Ngoài ra, nàng lại đẹp, ít ra trong thời gian đợi xuống tàu ngầm, hắn có thể giải sầu một cách xứng đáng.

Câu hỏi của Kiều Diễm làm Tôkarin tỉnh mộng:

- Đại tá Vi tốp mê nàng rồi ư?

Tôkarin cười:

- Cô nói lạ. Tôi chưa gặp mặt thì mê sao được.

- Rồi đại tá sẽ mê.

- Cô yên tâm. Tôi là người cứng cỏi, không mềm yếu như cô tưởng đâu.

Kiều Diễm reo lên:

- Kìa, Ngọc Tú đã về.

Tôkarin nhìn ra đường. Toàn thân hắn rung lên như bị điện giật. Hắn có cảm giác như lạc vào cõi trời đầy hương hoa và nhã nhạc. Trong đời, hắn đã biết hàng trăm người đàn bà đẹp. Nhưng cái đẹp trên thế gian chỉ đến thế này là tột bực, và hắn dám chắc từ cổ chí kim không ai đẹp hơn nàng nữa.

Nàng có thân hình cao thon của các hoa hậu. Cái eo mỏng mai, bộ ngực căng phồng càng mỏng mai và căng phồng thêm sau làn áo mịn, nổi bật những đường cong tuyệt mỹ. Cái áo dài tây phương màu hồng nhạt của nàng buông lả dưới đùi, khiến đôi chân dài, tròn lẳn có dịp khoe khoang với những người đàn ông sành điệu.

Tôkarin thích nhất cái miệng và đôi mắt của nàng. Nàng mím miệng lại mà vẫn tưởng như cười, mắt nàng thì to và đen, màu đen của mắt hòa hợp với làn mi dài và cong, và đây là lông mi thiên nhiên, không phải thứ nhân tạo mà người làm đỏm cặm vào để dành lừa bọn con trai nghèo kinh nghiệm.

Tuy gặp nàng lần đầu, Tôkarin tưởng chừng quen nàng thân mật từ lâu. Trên xích lô bước xuống nàng cũng để ý tới hắn bằng nụ cười miệng âu yếm.

Kiều Diễm hỏi hắn, giọng thách thức:

- Đại tá đầu hàng chưa?

Tôkarin đáp:

- Chịu rồi.

Ngọc Tú đẩy cửa tiến vào ki-ốt. Kiều Diễm đon đả:

- Giới thiệu với chị đây là...

Tôkarin buột miệng:

- Đại tá Vi tốp.

Ngọc Tú chìa bàn tay trắng muốt:

- Hân hạnh được quen đại tá.

Tôkarin chỉ chờ có thế là vồ lấy bàn tay xinh đẹp. Lúc hắn ngoảnh lại Kiều Diễm đã thoăn thoắt biến sau dãy xe hơi đậu dọc đường Nguyễn Huệ. Tôkarin nhìn vào giữa mắt Ngọc Tú:

- Tôi nghe Kiều Diễm nói nhiều về cô. Hiện tôi cần một người thông ngôn tiếng Miến. Không biết tôi có hân hạnh được cô nhận lời cộng tác không?

- Đại tá muốn em làm thông ngôn ư? Em rất sẵn sàng, miễn hồ...

- Cô đừng ngại về vấn đề thù lao. Nến cần, tôi xin trả gấp năm, gấp mười số lương cô kiếm ở đây.

Nói xong, Tôkarin hối hận. Hắn không ngờ có thể lỡ lời một cách dại dột. Hắn chưa biết Ngọc Tú lãnh lương hàng tháng bao nhiêu mà đã hứa liều. Đột nhiên được săn đón và trả thật nhiều tiền, nàng phải nảy ra ngờ vực. Song hắn chỉ bực mình một phút rồi trở lại vui vẻ như cũ. Hắn đã có cách khiến nàng không thể nào ngờ vực nữa.

- Văn phòng đại tá ở đâu?

- Trong Chợ Lớn.

- Trời, đại tá nói tiếng Việt đúng giọng quá! Em không thể ngờ đại tá là người Mỹ.

- Cám ơn cô quá khen. Nếu cô cho phép tôi xin hỏi một vài chi tiết cần thiết. Gia đình cô ở đây với cô không?

Giọng Ngọc Tú có vẻ xa xôi và bùi ngùi:

- Không. Em ở đây một mình. Kiều Diễm và em thuê chung buồng. Cha mẹ em còn ở lại Hà Nội.

Tôkarin hỏi bừa:

- Sao cô không tìm cách về ngoài ấy thăm nhà?

Hỏi xong, hắn đưa mắt dò ý tứ Ngọc Tú. Nàng bỗng buồn hẳn:

- Dĩ nhiên em muốn về, nhưng hoàn cảnh không cho phép.

Tôkarin không cần hỏi dài giòng nữa. Hắn đã biết đủ những điều đáng biết. Trong khi ấy, Kiều Diễm đã trở lại quán Long Thành. Nàng lúi húi mở tủ gương lấy ra một cái máy ảnh, cỡ dùng phim 35 ly. Tôkarin khoe:

- Cô Ngọc Tú đã nhận lời làm thông dịch cho tôi. Lát nữa, tôi sẽ đón nàng về văn phòng.

Kiều Diễm reo lên:

- Ồ, chị Ngọc Tu tốt số quá!

Tôkarin đút tay túi quần, lững thững bước vào tòa nhà đồ sộ xế cửa quán Long Thành. Hắn trèo thang gác, lên lầu ba. Phòng của Lê Ái ở khuỷu hành lang. Cửa mở hé, Lê Ái ra hiệu cho hắn tiến vào.

Tôkarin chưa kịp ngồi xuống ghế thì Lê Ái vò đầu, bứt tai:

- Đại tá lại giết tôi lần nữa. Lần này tôi chắc chết. Bọn tay sai của ông Hoàng sẽ phăng ra tôi. Tại sao đại tá không hẹn tới chỗ khác thuận tiện hơn?

Tôkarin gạt đi:

- Gấp quá, tôi không có thời giờ phí phạm nữa. Anh đừng ngại. Từ lâu, anh xin đi Mạc Tư Khoa. Lần này, tôi sẽ giúp anh toại nguyện. Dẫu địch phăng ra anh cũng đã muộn. Nay hay mai anh sẽ ra khỏi nước.

- Thật không, đại tá?

- Chả lẽ tôi nói đùa với anh.

- Ồ, nếu được sang Liên Xô, tôi không cần phải thận trọng nữa.

- Lê Ái, đêm qua anh nhận được mấy bức điện?

- Hai. Bức thứ nhất lúc 2 giờ 30. Bức thứ hai, lúc 4g10 phút.

Tôkarin hí hoáy lấy bút chì nguệch ngoạc trên giấy để dịch mật điện. Năm phút sau, hắn tìm ra nghĩa.

Bức điện thứ nhất gồm những chữ như sau:

«Cá kình gửi cá đuối. Nửa đêm, cá kình không may chạm phải thủy lôi. Phòng máy bị hư hại nặng. Không hiểu có sửa chữa kịp để sáng mai lặn xuống được không. Nếu không, đành phải ra ngoài hải phận quốc tế, để tiến hành công tác sửa chữa, khi nào hoàn tất sẽ trở vào».

Bức điện thứ hai ngắn hơn và khô khan hơn:

«Cá kình gửi cá đuối. Rất lấy làm tiếc báo với cá đuối rằng cá kình không thể sửa chữa kịp trong đêm nay. Bắt buộc phải nổi lên và chạy về phía bắc Quảng Bình. Dầu sửa chữa xong cũng không thể nào quay lại địa điểm đã định vì tàu tuần tiễu duyên hải của địch đã khám phá ra. Yêu cầu cá đuối trở về bằng cách khác».

Tôkarin vò hai mảnh giấy trong lòng bàn tay. Bồ hồi toát ra ướt đầm cổ áo. Thế là hết. Con tàu đợi hắn ngoài khơi Vũng Tàu đã chạm thủy lôi, và hải quân Miền Nam đã biết. Hắn không còn hy vọng thoát thân bằng đường thủy nữa, vì vào giờ này đối phương đã canh phòng chặt chẽ.

Lặng lẽ, Tôkarih đánh diêm đốt hai viên giấy. Chữ cháy thành than, hắn nghiền vụn, đổ vào cái đĩa đựng tàn thuốc lá. Lê Ái nói:

- Dường như địch đã biết căn phòng của tôi là nơi truyền tin. Hoàn cảnh của tôi hiện rất nguy hiểm.

Tôkarin đáp:

- Đó là chuyện dĩ nhiên. Đêm qua anh đánh đi bức điện quá dài, cơ quan đo góc của lão Hoàng có thể phăng ra dễ dàng. Biết tàu ngầm Liên Xô nằm chờ ngoài khơi, địch sẽ suy luận ra chúng ta dính vào vụ bắt cóc U Myen. Nội ngày nay, hoặc lát nữa, nhân viên phản gián sẽ ập vào phòng này. Bây giờ còn kịp chán, anh phá hủy điện đài đi.

Lê Ái mở tủ đựng quần áo, lôi ra cái thùng các-tông nhỏ. Hắn bưng vào buồng tắm, Tôkarin đi theo. Bên trong thùng các-tông là cái máy thu và nhận tin tối tân. Lê Ái dốc nửa chai ác-xít đặc vào điện đài, khói bốc lên sèo sèo.

Chợt chuông điện thoại ngoài phòng khách reo lên. Lê Ái đặt ống nghe vào tai, mặt biến sắc. Tôkarin hỏi dồn:

- Ai gọi?

- Kiều Diễm. Nàng báo tin là nhân viên công an đặc vụ vừa đậu xe ngoài cửa, sửa soạn lên lầu.

Có chứng kiến những phút nguy biến mới đánh giá được thực tài của Tôkarin. Mắt hắn chỉ chớp nhẹ, hắn không run tay hoặc tái mặt. Giọng hắn vẫn thản nhiên:

- Có lối riêng nào xuống đường không?

- Ra cửa, quặt tay trái. Lối này ăn thông ra kho chứa hàng.

- Anh đi trước, tôi ra sau để bảo vệ cho anh.

- Đại tá nán lại vài ba phút. Tôi cần tiêu hủy tài liệu.

- Ừ, anh cử thong thả mà làm.

Tôkarin ngồi xuống ghế, châm thuốc hút. Trong khi ấy, Lê Ái run rẩy mở ngăn kéo, lấy ra một đống giấy, tưới xăng, đốt cháy ngùn ngụt. Luống cuống, Lê Ái vướng sơ mi vào mép bàn, ngã chúi xuống. Tôkarin cười khinh bỉ:

- Mới thế anh đã mất tinh thần ư?

Tiếng giày cồm cộp lên cầu thang. Tôkarin hỏi Lê Ái:

- Anh thu nhận được tin tức đầy đủ về Y 1065 chưa?

- Vừa nhận được xong. Y 1065 đã chết.

Y.1065 là gã lùn làm xiếc, núp trong xe hơi của Rôdin. Tôkarin thở dài:

- Thảo nào bọn phản gián tìm ra.

Tiếng giày nghe mỗi lúc một gần. Tôkarin mở hé cửa nhìn ra hành lang. Một cái đầu đội mũ phớt nhô khỏi cầu thang. Tôkarin nhanh nhẹn rút khẩu Oét-xông quen thuộc. Phát đạn kêu đoàng điếc tai. Tiếp theo tiếng thét. Xác người lăn lóc trên gác xuống đất. Tôkarin quay lại. Lê Ái sợ hãi đến nổi bước đi không vững, mặt trắng bệch như tờ giấy, cặp mắt lạc thần.

Một cái đầu nữa nhô lên. Tôkarin chưa kịp bắn, một tràng tiểu liên đã nổ ròn rã. Tôkarin dắt Lê Ái chạy ra bao lơn. Một phút sau, hắn tuột xuống từng dưới.

Trước mặt Tôkarin là cái sân rộng. Chạy qua sân, hai người có thể bước vào kho chứa hàng mênh mông. Lê Ái đã lấy lại bình tĩnh nên da mặt bớt tái, dáng đi trở nên vững vàng. Một loạt súng nổ chát chúa phía sau. Tôkarin hỏi Lê Ái:

- Liệu họ tìm ra lối này không?

Lê Ái kiểm lại bì đạn, miệng đáp:

- Tôi không biết nữa.

Hắn vừa dứt lời thì một bóng đen vạm vỡ từ sau đống hàng hóa ngổn ngang phóng lại. Bị húc vào ngực, Lê Ái ngã nhào. Hai người lực lưỡng khác vọt tới.

Lúc ấy, biệt tài của Tôkarin mới được thi thố hoàn toàn. Hắn dựa lưng vào tường, chờ ba cây thịt dữ dằn đâm tới một lượt. Người thứ nhất sán tới, Tôkarin hoành cánh tay cuồn cuộn bắp thịt ra, quật tréo một cái. Chỉ nghe một tiếng động khô khan rồi người ấy chúi đầu vào đống rơm.

Kẻ thứ nhì tấn công Tôkarin bằng lưỡi dao nhọn hoắt. Nhát dao vút tới thập phần nguy hiểm, song Tôkarin đã xuống tấn, vung tay bắt cán, bẻ ngược một vòng. Đồng thời, hắn tung ra ngọn độc cước ghê gớm. Người cầm dao bị gẫy xương cổ tay, ngã quỵ. Ngọn độc cước trúng giữa bụng người thứ ba. Một tiếng rên nổi lên. Thế là hết.

Tóm lại, Tôkarin chỉ mất vẻn vẹn một phút đồng hồ để quật ngã ba địch thủ có khí giới. Mặc dầu bị đau điếng, Lê Ái vẫn gắng gượng đứng dậy. Hắn cảm thấy xấu hổ trước võ thuật cao cường của Tôkarin.

Tôkarin hỏi:

- Anh hề gì không?

Lê Ái lấy khăn lau giòng máu vừa rĩ ra mép:

- Tôi có thể đi được,

Ánh nắng bên ngoài chiếu vào làm hai người chói mắt. Trước mặt là con đường hẻm ăn thông ra đường Võ Di Nguy. Tôkarin không lộ vẻ kinh ngạc khi thấy cái xe hơi nhỏ của Kiều Diễm đậu sẵn. Kiều Diễm ngồi sau vô lăng, điếu thuốc thơm phì phèo trên môi. Ngọc Tú mở cửa xe cho hai người trèo lên. Động cơ nổ nhè nhẹ. Lê Ái hơi bối rối trước sự hiện diện của Ngọc Tú. Tôkarin cười:

- Chúng tôi đã quen nhau. Bắt đầu từ nay, nàng làm việc với tôi.

Lê Ái không nói nửa lời. Không phải hắn mê tín, nhưng Ngọc Tú đẹp quá, lả lơi quá nên hắn linh tính sẽ có việc chẳng lành. Giới tài xế chuyên chở đường trường có thói quen không rước đàn bà đẹp, nhất là không bao giờ cho đàn bà đẹp ngồi băng trước. Lê Ái nghĩ thầm lát nữa sẽ bàn bạc với Tôkarin.

Xe hơi bóp kèn inh ỏi. Con đưòng Trần Quốc Toản mở rộng như bãi cát trắng dưới mặt trời buổi trưa sáng quắc.

-------------------------------

Chú thích:

(1) Những điều kể trên hoàn toàn có thật. Người lùn nhất trong lịch sử y học được Georges Buffon (1707- 1788) nhắc tới trong cuốn «lịch sử Thiên nhiên» (Histoire- Naturelle), cao 40 phân tây, hồi 37 tuổi. Thằng lùn làm hề cho hoàng Hậu Henriette Marie tên là Jeffery Hudson (sinh năm 1619 tại Oakham, Anh quốc) chỉ cao 45 phân, năm 1649, khi y được 30 tuổi. Walter Boehning, 48 tuổi, cao 50 phân, chết tại Delmenhorst, Đức quốc, tháng 2-1955. Y được coi là người lùn nhất trong giai đoạn cận kim. Trong Thế chiến Thứ hai, gián điệp Đức quốc xã đã dùng người lùn.

(2) Bắn chim bồ câu đất sét là cuộc thi bắn bằng cách tung chim đất sét lên không, cho người khác bắn. Kỷ lục bắn hạ trong một giờ là 1.308 con, do nhà vô địch J.. Wheater (Anh quốc) thực hiện tại Bedford, Anh quốc, ngày 21-9 1957. Dùng 5 khẩu súng và 7 người xạc đạn, ông bắn 1.000 con trong vòng 42 phút, 22 giây rưỡi.

(3) Kỷ lục bắn nhanh nhất thế giới là Ed. Mc Givern (Hoa Kỳ). Ngày 20-8-1932, Mc Givern 2 lần bắn 5 phát, trong vòng 2/3 phút đồng hồ trúng một mục phiêu nhỏ bằng đồng xu cách xa 5 thước.

(4) Kỷ lục rút súng nhanh nhất thế giới nằm trong tay Jam Dillon (Denver, tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ). Năm 1959, ông rút súng ra bắn trong vòng 1/10 giây đồng hồ, bàn tay ông để xa bao súng 10 phân. Kỷ lục rút súng của phụ nữ là 4/10 giây, do Carol Hall (Hoa Kỳ), tháng 11-1961.

(5) Vô địch cao thế giới là Robert Pershing Wadlow, sinh năm 1918, chết năm 1940 tại Manistee, tiểu bang Michigan (Hoa Kỳ) nặng 245 kí lô, và cao trên 2 thước rưỡi. Người cao nhất còn sống là Albert Kramer (Hòa Lan), cao 2 thước rưỡi, được các y sĩ đo năm 1923. Thiếu phụ cao nhất thế giới là Marianne Wehde (Đức quốc), sinh năm 1866, cao 2 thước rưỡi, chết năm 1883, tại Bá Linh, và Delores Pullard, sinh năm 1947 tại De Quincy, tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ), năm 1961 do được 2 thước tư. Người nặng nhất thế giới là Robert Earl Hughes, tiểu bang Illinois (Hoa Kỳ) nặng hơn 500 kilô, năm 1948. Hiện nay, người nặng nhất là Charles Kineseg (Hoa Kỳ) nặng 375 kilô. Người đàn bà nặng nhất thế giới là một thiếu phụ da đen Mỹ nặng 425 kilô, chết năm 1888, tại Ballimore.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx