sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 3: Tiếng Nói Huyền Bí

Đúng ra là hai biến cố.

Biến cố thứ nhất xảy ra tại trụ sở trung ương Mật vụ Sài Gòn. Biến cố thứ hai, ngay trong phòng, với gã đàn ông dữ dằn, thủ trong tay khẩu tiểu liên Maxim bá phát, bá trúng.

Ông Hoàng vẫn ngồi trong văn phòng kín mít, không cửa sổ, của tòa biệt thự hoang phế giả tạo, gần sân bay Tân Sơn Nhất.

Cũng như Thu Thu, ông tổng giám đốc thức suốt đêm không ngủ. Trên bàn, đĩa đựng tàn thuốc lá đã đầyy ắp mẩu xì-gà Ha-van, mặc dầu từ chập tối Nguyên Hương đã đích thân đổ ba lần vào cái hồ lớn chứa rác ở phòng ngoài. Cái khay nhựn cũ kỹ trên đặt bữa cơm tối vẫn nằm nguyên, ông Hoàng chưa có thời giờ dúng đũa.

Những việc rồn rập xảy ra khiến ong Hoàng quên cả bụng đói cồn cào. Thật vậy, từ sáng sớm đến giờ ông mới uống một phích cà-phê và hai cái bánh bich quy nhỏ xíu thay cho bữa cơm trưa.

Từ tối, ông ngồi thừ trong gian phòng rộng, xanh um khói thuốc, chốc chốc lại nhấc điện thoại ban ra những khẩu lệnh ngắn ngủi và khô khan.

Cánh cửa điện dạt mở.

Nguyên Hương, cô thư ký có thân hình Vệ nư, vẻ mặt mệt mỏi sau 24 giờ đồng hồ làm việc liên tục, và 2 phích cà phê đặc sịt như hắc ín, lặng lẽ bước vào.

Ông tổng giám đốc ngẩng đầu lên:

- Thế nào. xong chưa?

Như mọi lần, Nguyên Hương thản nhiên đưa tận tay ông Hoàng một tờ giấy đánh máy chi chít. Nàng thản nhiên, tuy những tờ giấy này thường định đoạt số mạng của hàng vạn, hàng triệu con người trên thế giới. Có lẽ thản nhiên là thói quen cố hữu của nghề điệp báo nên ông Hoàng cầm lấy bức mật điện như thể cầm lấy tờ chương trình du hí.

Trước khi đọc, ông ra lệnh:

- À, cô liên lạc ngay với bên không quân, dặn sĩ quan hoa tiêu của Sở cho động cơ nổ sẵn. Dặn cả Lê Diệp nữa. Lê Diệp phải có mặt tại đâу trong vòng 20 phút.

Nguyên Hương cung kính hỏi ông tổng giám đốc mà nàng coi như là cha ruột:

- Thưa đi đâu ạ?

- Đi Lào. Và đi liền bây giờ.

- Thưa, sở Khí tượng vừa báo tin trận bão Mary từ ngoài khơi biển Nam Hải có thể thổi vào đất liền nội đêm nay. Nếu có bão, sợ phi cơ không dám cất cánh.

- Không thể hoãn đến mai được. Hoãn thì hỏng hết. Bão cũng phải đi.

- Thưa, sợ đài kiểm soát Tân Sơn Nhất không cho phi cơ của Sở rời phi đạo.

- Ai bảo cô như thế?

- Thưa đó là thủ tục chung về phi hành.

- Hừ, lần này họ phải phá lệ. Phép vua thua lệ làng, cô hiểu chưa? Cô dặn hoa tiêu là tôi cần rời Sài Gòn ngay. Việc lái phi cơ là của hoa tiêu, không phải của tôi. Anh ta làm cách nào chở tôi tới Ai Lao được thì thôi.

- Thưa, có thể xảy ra tai nạn...

- Ồ, tai nạn, tai nạn, lúc nào cô cũng mang tai nạn ra làm ngoáo ộp dọa tôi. Thế hàng chục anh chị em của Sở đang cọ sát với cái chết thì sao? Tại sao họ không sợ tai nạn, tuy họ cũng là con người biết hưởng thụ, biết du hí? Tại sao họ không sợ tai nạn, tuy họ đã có gia đình? Dầu sao tôi cũng già rồi, chẳng còn sống bao lâu nữa. Phi cơ lâm nạn càng may cho tôi. Khỏi phải ngồi lì quanh năm trong sà lim nghẹt thở này...

Biết khuất phục không được. Nguyên Hương đành phụng phịu trở ra. Nàng đã hiểu ông Hoàng quá nhiều. Quyết định việc gì, ông sẽ làm bằng được. Cái chết không phải là trở ngại đáng kể đối với một người giàu nghị lực, nhiều mưu kế và lú kiến thức siêu đẳng như ông.

Ngồi một mình trong phòng, ông Hoàng nhẩm đọc bức điện ghê gớm...

*

* *

Thu Thu cũng phải đối phó một mình với khẩu liên thanh Maxim ghê gớm.

Nàng nhếch mép cười ngạo nghễ khi nhận ra Mi-fai, thuộc viên thân tín của đại tá Sisumang. Nàng cười ngạo nghễ vì thấy ngón tay của hắn không đặt vào cò súng. Nghĩa là hắn chưa dám hạ thủ nàng. Chi tiết này mang lại cho nàng một hy vọng rộng lớn.

Nàng bảo hắn, giọng ôn tồn:

- Anh coi chừng, đại tá sắp quay lại. Đại tá đã cho anh về ngủ, anh bén mảng tới phòng này làm gì? Và ai cho phép anh chĩa súng vào người tôi?

Gã vệ sĩ Mèo cười hềnh hệch:

- A ha, đóng kịch khéo quá! Bà đánh lừa được ông quan năm dại gái, chứ không đánh lừa được tôi. Tôi đứng núp ngoài cửa, thấy rõ bà hạ sát Gary.

- Bịa đặt.

- Ồ, ngụy biện làm gì nữa. Bà đã chặn nghẽn mạch máu lên óc của hắn. Chỉ liếc qua ngón tay điểm huyệt của bà, tôi biết ngay bà không phải là nhà nữ bác học chân yếu tay mềm. Bà phải là đai đen nhu đạo, giỏi môn atémi. Bà ơi, tôi cũng là đai đen nhu đạo, và cũng là võ sĩ cừ khôi atémi. Đây, tôi nói thẳng cho bà biết: bà là đồng lõa của tên phản bội Gary. Bà phải chết. Tôi sẽ giao bà cho đại tá Sisumang.

- Đại ta sẽ không tin anh đâu.

- Vậy tôi làm tờ trình thẳng lên tướng Luy xốp.

- Té ra anh phản đại tá.

Không đáp, Mi-fai lia khẩu tiểu liên nửa vòng. Loại súng Maxim –Tôkarếp này, Thu Thu đã thấy nhiều lần tại Trung Quốc trong cuộc chiến tranh Hoa-Nhật. Nó bắn rất nhạy, chỉ phiền một điều là hơi cồng kềnh. Đặt trên càng sắt thì bắn trúng dễ dàng, còn nếu cầm tay thì nặng nề.

Biết vậy, nàng không sợ nữa. Nàng tin có thể chế ngự được gã vệ sĩ Mèo thông minh.

Nàng tìm cách hoãn binh:

- Mi-fai, anh lầm rồi. Anh có bỏ súng xuống không nào.

Vừa nói, nàng vừa tiến lên một bước.

Mi-fai quát to:

- Dừng lại, không tao bắn.

Dùng danh từ “mày, tao” thô bỉ, Mi-fai đã không kiêng nể nàng nữa. Bắt buộc nàng phải liều mạng. May thì nàng quật được hắn, đoạt khẩu súng và đưa hắn về chầu Diêm chúa.

Nhược bằng không may...

Không may thì một xác-giơ Maxim sẽ cắm tua tủa vào người nàng. Dầu sao, nàng cũng không còn thời gian đắn đo thành bại nữa.

Вỗng có tiếng của mở.

Rồi tiếng kêu:

- Gì thế, Mi-fai?

Đó là tiếng nói của Sisumang. Nghe tiếng chủ, gã vệ sĩ Mèo nhìn về phía cửa.

Trong một vi phân tích tắc, hắn quên bẵng Thu Thu. Và sự cẩu thả này đã được nàng lợi dụng triệt để.

Nhanh như chớp, nàng phóng lại bàn, chộp khẩu Na-găn. Mi-fai vụt quay người lại đưa tay lên cò.

Thu Thu không vớ được khẩu súng quen thuộc. Chân nàng vướng thùng nước mà Mi-fai bưng vào hồi nãy. Nàng ngã sóng soài trên đất. Mi-fai chĩa súng vào người nàng.

Nàng định cuộn tròn người, lăn vào góc nhà, song lệnh của thần kinh hệ không đủ sức sai khiến các đường gân, thớ thịt đã bị đau điếng. Nàng biết là không còn cách nào thoát chết.

Trừ phi...

Mọi việc diễn ra rất nhanh, nhưng không hiểu sau khi ấy thời gian lại chậm hẳn lại, và những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn diễn qua trí nàng. Đột nhiên, nàng cảm thấy tâm thần thơ thới. Lúc bước chân vào nghề điệp báo, nâng đã đoán trước ngày mai bấp bênh và kinh khủng. Nàng đã can đảm chấp nhận may rủi.

Và đây là phút cuối cùng của cuộc đời trôi nổi...

Nàng nhắm nghiền mắt, sẵn sàng đợi chết một cách bình thản và lì lợm.

Một tràng đạn tiểu liên nổ ròn.

Rồi một tiếng ối.

Tiếp theo tiếng keng của khẩu súng nặng nề rớt xuống sàn gạch.

Thấy mình còn sống, Thu Thu mở mắt, trống ngực đập mạnh. Sisumang đã nổ súng cứu nàng. Viên đạn của gã đại tá Lào trúng cái đồng hồ vàng ở cườm tay phải Mi-fai.

Tên vệ sĩ Mèo vứt súng, ngồi thụp xuống. Loạt đạn tiểu liên của hắn không trúng Thu Thu mà là bắn tua tủa vào tường.

Nếu là dịp khác, Thu Thu đã reo lên một tiếng khâm phục. Sisumang quả là thần xạ. Nếu hắn rút súng chậm, nàng đã thành người thiên сổ. Ngón tay của Mi-fai vừa ướm cò súng thì phát đạn 9 li của Sisumang đã làm xương cổ tay hắn vỡ nát, tầm súng Maxim bị trệch ra ngoài.

Tuy đau rần, Thu Thu vẫn gượng ngồi dậy. Nàng ngồi dậy vì vừa nghe gã vệ sĩ Mèo phân trần:

- Đại tá bắn lầm... Gary...

Thu Thu không cho hắn nói thêm nữa. Bàn tay trắng trẻo của nàng đã nắm chặt khẩu Na-găn. Viên đạn ở cườm tay làm Mi-fai đau đớn, nhưng chỉ mấy phút sau, cầm được máu và băng bó vết thương, hắn sẽ bình phục. Khi ấy, hắn sẽ tố cáo nàng. Giàu kinh nghiệm như Sisumang, vết atémi ở cổ Gary sẽ là bằng chứng cụ thể.

Muốn sống, nàng phải bịt miệng Mi-fai. Bịt miệng vĩnh viễn bằng viên đạn Na-găn.

Sisumang la lớn:

- Đừng… đừng bắn, Susu!

Lẽ ra, nàng nổ cò lập tức, song nàng sợ Sisumang khám phá ra nàng là kẻ bắn giỏi nên giả vờ lúng túng. Nàng chạy đến bên người Mi-fai. Sisumang chạy theo không kịp.

Nằm dài trên đất nhòe nhoẹt máu tươi, gã vệ sĩ Mèo đang ôm cứng cổ tay bị đạn. Thấy miệng sủng Na-găn chĩa vào mặt, hắn há hốc miệng kêu cứu:

- Đại tá cứu em với!

Thu Thu dí sát họng súng vào mặt Mi-fai rồi nhắm mắt bóp cò. Một lần nữa, nàng đã đóng trò như thật. Nàng giả vờ ngã ngửa dưới sức giật của khẩu súng trận Xô Viết.

Trong cố gắng tuyệt vọng, gã vệ sĩ Mèo chồm dậy, nhưng viên đạn đã phóng khỏi nòng thép với tốc độ và sức công phá ghê gớm. Hàm răng hắn bị phá tung. Hắn nằm vật xuống, miệng mũi và mắt biến thành đống thịt nát bấy.

Sisumang giằng khẩu súng trong tay Thu Thu. Nàng chịu để tước khí giới một cách ngoan ngoãn vì nàng biết chỉ có Thượng đế mới cứu nổi Mi-fai. Sau khi mất súng, nàng bưng mặt khóc vùi như đứa trẻ.

Sisumang quỳ xuống, đặt bàn tay lên ngực nạn nhân. Thở dài, hắn đứng lên:

- Thế là xong. Hắn chết rồi.

Thu Thu hỏi qua tiếng nức nở:

- Trời ơi, Mi-fai chết thật rồi anh?

Giọng Sisumang buồn vô hạn:

- Phải. Chết thật rồi. Hắn là người thân duy nhất của anh ở đây. Anh vẫn coi hắn như em ruột.

Thu Thu nín bặt.

Bất ngờ nàng cướp khẩu Na-găn mà Sisumang vừa giắt vào lưng. Nhanh như cắt, Sisumang gạt tay nàng ra. Nếu chủ tâm, nàng có thể đoạt súng dễ dàng. Vì dầu sao nàng cũng là nữ điệp viên khá giỏi nhu đạo.

Song đó chỉ là màn kịch, không hơn không kém. Mi-fai là thuộc viên trung thành và tin cậy của Sisumang, nàng phải giả vờ tự tử để gây cho anh chàng đại tá si tình cái cảm tưởng sai lầm là nàng hối hận, và sợ hãi sau khi lỡ tay giết người.

Sisumang ôm chầm lấy nàng:

- Sao em dại thế?

Thu Thu ngồi xuống ghế, thở dài não ruột:

- Trong một phút nóng giận, em đã mất cả lương tri. Em không ngờ giết hắn. Trời ơi, lần đầu trong đời em phạm tội giết người. Anb ơi, em chẳng thiết sống nữa. Em quyết chết để tạ tội với anh.

Sisumang vuốt má nàng, an ủi:

- Em điên rồi. Hắn chỉ là đàn em tâm thường. Anh thương hắn thật đấy, nhưng sánh với em hắn là hạt bụi. Hắn thiệt mạng, anh không phàn nàn gì hết. Duy anh chỉ buồn một điều: tại sao hắn định giết em và tại sao em lại giết hắn?

Thu Thu khóc to hơn. Về nghệ thuật khóc, nàng đã đạt tới trình độ phi thường. Nếu lên sân khấu, nàng phải được chọn để thủ vai đào thương, và khán giả sẽ tán thưởng nồng nhiệt. Nàng có thể khóc bất cứ lúc nào, không cần thoa dầu cù là vào đuôi mắt, hoặc tát đau điếng vào má.

Sisumang ngồi xuống bên. Thu Thu bèn giảm bớt tiếng khóc. Nàng gục đầu vào cánh tay, khóc nhè nhẹ, hai vai rung lên. Đứng trước mỹ nhân sầu não tượng đá cũng động lòng, huống hồ gã Thúc sinh khờ khạo.

Hắn giục nàng:

- Nói đi em. Tại sao em lại giấu anh?

Nàng ngẩng phắt, giọng ráo hoảnh:

- Đàn ông các anh vô tình thật. Nếu biết anh tệ bạc, em đã chẳng trao thân gửi phận cho anh. Anh chưa thấy gì ư? Mời anh nhìn lại em lần nữa? Nhìn lần nữa để gắn huy chương cho đàn em của anh...

Sisumang dán mắt vào ngục nàng. Trong khi giằng co với gã vệ sĩ Mèo, nàng bị đứt hai nút áo ở cổ. Nhân cơ hội cúi xuống lau nước mắt, nàng giựt thêm, và kéo áo trệ xuống thật sâu. Biết Sisumang để ý tới, nàng ra vẻ thẹn thùng, khép vạt áo lại, kèm theo giọng nói chán chường:

- Vì anh giới thiệu Mi-fai là đàn em tin cậy nên em không giữ kẽ. Anh cho phép hắn đi nghỉ, không ngờ hắn ẩn núp sẵn ở phòng bên, chờ anh ra khỏi là mở cửa vào liền. Thừa lúc em đang quay lưng lại, hắn nhảy bổ tới ôm cứng lấy em. May thay em vùng ra và gỡ thoát. Em định bắn song bắn nhanh hơn chỉa súng vào người em. Vừa khi ấy, anh về. Nếu anh về chậm một giây nữa, em đã thành người thiên cổ.

Nghe tình nhân than thở, Sisumang giận đỏ mặt. Hắn nhìn thi thể Mi-fai trên vũng máu bằng cặp mắt khinh bỉ, rồi đá mũi giày vào đầu xác chết, lẩm bẩm:

- Tưởng gì, nếu hỗn xược như vậy thì chết đáng đời.

Sisumang rút mù soa lau nước mắt cho nàng:

- Em đừng bận tâm nữa. Để anh lo liệu hết cho.

Mặt tươi hẳn, nàng nép vào ngực Sisumang:

- Em làm khổ anh quá. Anh sẽ báo cáo về hắn ra sao?

Sisumang nhún vai: -

- Không hề gì. Anh buộc hắn vào tội đánh cắp tài liệu mật. Bị bắt quả tang, hắn chống cự thì anh bắn chết. Thế thôi. Mạng người trong Trung tâm KX này không bằng mạng ruồi. Anh sẽ quẳng xác hắn vào máy nghiến tài liệu. Năm phút sau là chẳng còn sót lại gì hết. Cả đến xương hắn cũng tan vụn thành bột.

Sisumang nắm một chân của xác chết định lôi ra cửa, bỗng đứng lại. Chợt nhớ đến Gary hắn quay lại. Vẻ sửng sốt vô biên hiện trên mặt khi hắn nhận thấy Gary đã chểt. Hắn chép miệng:

- Lạ nhỉ!

Nàng thở dài:

- Nghe Gary thở hắt ra, em định làm hô hấp nhân tạo cho hắn. Nhưng Mi-fai lại vào làm hỗn. Mải đối phó với hắn, em quên bẵng Gary. Gary chết là lỗi tại em.

Sisumang lắc đầu:

- Lỗi tại em sao được. Em không có lỗi nào hết.

Thu Thu nhìn đồng hồ, giật nảy người:

- Ấy chết, gần sáng rồi.

Sisumang nâng càm nàng lên trong cử chỉ âu yếm:

- Em buồn ngủ ư?

- Không, ngồi với anh suốt đêm em cũng không buồn ngủ. Em chỉ sợ bọn gác thấy em trong khu vực Đỏ.

- Bọn gác không vào đến phòng này. Vả lại, họ gặp em cũng chẳng sao.

Sisumang kéo nàng vào lòng. Nàng lặng yên cho hắn ôm hôn. Kể ra hắn không đến nỗi xoàng về nghệ thuật mơn trớn phụ nữ. Song tâm hồn Thu Thu đã được dành riêng cho người vắng mặt.

Hắn nựng nàng:

- Bây giờ, anh đưa em về. Một giờ nữa trời mới sáng. Đáng tiếc, nếu không xảy ra lôi thôi, anh đã đưa em đi viếng khắp khu vực Đỏ.

- Lo gì. Đêm nay, anh vẫn là sĩ quan trực.

- Đúng. Chúng mình hẹn nhau đến tối.

Hắn hôn đùa lên tóc, lên trán nàng. Nàng luồn tay dưới nách hắn rồi sánh vai ra ngoài.

Trời vẫn còn tối khi xe hơi ra khỏi thạch động. Một làn sương mù sắc như dao cạo cọ vào da thịt Thu Thu. Nàng rùng mình gấy lạnh. Sisumang âu yếm hỏi:

- Em lạnh lắm ư?

Nàng nắm chặt bàn tay Sisumang:

- Vâng, lạnh lắm.

Xe hơi chạy chậm lại, rồi lượn vòng biệt thự. Thu Thu bước xuống, trong lòng nao nao.

Nàng bồi hồi không phải vì Sisumang vừa ôm nàng, hôn rất lâu. Trời gần sáng lạnh thật, nhưng lòng nàng chưa cần sưởi ấm.

Nàng bồi hồi vì ngôi nhà le loi giữa khu vườn đầy sương đã lôi nàng trở lại thực tế phũ phàng. Nội đêm nay, nàng phải xuống khu vực Đỏ. Lợi dụng Sisumang, nàng sẽ chiếm đoạt tài tiệu mật. Rồi nàng sẽ cùng Lisa trốn khỏi Trung tâm KX.

Và dĩ nhiên nàng phải nhẫn tâm hạ sát Sisumang, tuy hắn thành thật yêu nàng...

Dưới ánh đèn xanh nhạt, Lisa ngồi cặm cụi хеm sách, cuốn sách nói về công dụng của vũ trụ tuyến. Thấy nàng, người nữ tỳ ngước đầu lên, và không thốt nửa lời, từ từ đứng dậy.

Biết ý bạn, Thu Thu bước theo Lisa xuống bếp. Lisa rút trong tủ lạnh ra một mảnh giấy gấp tư, đưa cho Thu Thu.

Mở ra, Thu Thu choáng váng.

Bên trong là một bức điện. Nhìn bên trên, ghi giờ tiếp nhận, nàng biết là Lisa mới dịch ra xong. Nàng nhẩm đọc:

“Của HH. Gửi FR-234.

Tiếp theo điện số... Trung ương MI-6 vừa cho biết là đã gài được một tổ chức trong Trung tâm KX. Một nhân viên mà FR-234 biết mặt đã chiếm được một số tài liệu quan trọng. Nhân viân ấy đã được lệnh tiếp xúc với FR-234 để trao tài liệu.

Hãy thận trọng! Sau khi nhận tài liệu, FR-234 phải thực hiện lập tức kế hoạch RT. Hẹn trong 24 giờ đồng hồ sau khi nhận bức điện này, FR-234 phải hoàn thành công tác. Quá thời hạn ấy, tính mạng sẽ bị đe đọa.”

Thu Thu đọc lại lần nữa cho thuộc. Đứng bên, Lisa đã quẹt diêm, đốt tờ giấy ra than.

Thu Thu ngồi phịch xuống ghế, ôm đầu nghĩ ngợi. Nhân viên MI-6 trong Trung tâm KX là Garyv. Thu Thu đinh ninh nàng là điệp viên thứ nhất của thế giới tự do lọt vào căn cứ chế tạo phi thuyền chở Tia sáng giết người. Ngờ đâu còn có MI-6. Còn có Gary.

Đây là một trong các khuyết điểm thông thường trong cuộc hợp tác giữa các cơ quan điệp báo đồng minh. Song cũng có thể là thủ đoạn của ông Hoàng. Thấy tình báo Anh Quốc muốn ăn mảnh một mình, ông Hoàng bèn tung nhân viên vào KX, bắt buộc MI-6 phải chia phần.

Thu Thu ngoảnh về phía Lisa.

Ngưòi nữ tỳ siêng năng đang loay hoay với cái lọc cà phê kiểu mới. Những giọt cà phê màu nâu sẫm rơi long tong xuống cái ly pha lê xinh xắn.

Lisa nói, giọng trầm trầm:

- Chị nhớ không? Mình chỉ còn 24 tiếng đồng hồ nữa.

Thu Thu chép miệng:

- Thú thật, tôi chẳng hiểu gì hết. Lúc lên đường, tôi đã hỏi kỹ ông Hoàng về thời gian công tác, thì được trả lời là từ một đến hai tuần, hoặc có thể lâu hơn nữa. Giờ đây, lại bắt áp dụng kế hoạch RT.

Hai nữ điệp viên lặng lẽ nhìn nhau trong căn phòng rộng. Cà phê vẫn giỏ giọt đều đều. Ánh điện xanh mát chiếu xuống da mặt hơi tái của Thu Thu sau một đêm mất ngủ.

Tuy không nói với nhau, họ đều nghĩ đến kế hoạch RT. Mọi công tác gián điệp trong vùng địch đều gồm nhiều kế hoạch song song, đề phòng kế hoạch này thất bại thì áp dụng kế hoạch khác. Một trong các kế hoạch được cứu xét chu đáo nhất là kế hoạch rút lui trong trường hợp thành công, cũng như trong trường hợp thất bại.

Lế hoạch thoát thân này được Sở Mật vụ Việt Nam gọi là RT.

Hàng chục dấu hỏi quay cuồng trong óc Thu Thu. Tại sao ông Hoàng hạ lệnh cho nàng áp dụng kế hoạch RT trong vòng 24 giờ đồng hồ? Căn cứ vào đâu, ông Hoàng lại cả quyết rằng tính mạng của nàng và của Lisa đang bị đe đọa nghiêm trọng?

Dường như đọc được ý nghĩ của nàng, Lisa chép miệng:

- Có lẽ địch đã phăng ra chúng mình.

Thu Thu giật mình:

- Chị nói sao?

Người nữ tỳ phóng tầm mắt ra vườn, bắt đầu sáng tờ mờ, giọng đầy lo ngại:

- Tôi có linh tính là Smerch đã tìm thấy tung tlch của tôi, hoặc của chị. Vì vậy, Sài Gòn mới yên cầu chúng ta áp dụng kế hoạch RT.

- Chị dựa vào уếu tố nào để quyết đoán?

- Không, tôi không quyết đoán. Tôi đã nói rõ đây là linh tính. Lăn lộn trong nghề nguy hiểm, tôi có thể đánh hơi thấy cái chết, giống như con thú đánh hơi thấy thợ săn trong rừng rậm. Nói ra thì là dị đoan, song từ nhiều năm nay tôi không bao giờ lầm.

Trong thâm tâm, Thu Thu cũng nghĩ như Lisa. Song nàng cố cãi lại:

- Tôi xin phép nêu lên một nghi vấn quan trọng: nếu Smerch đã phăng ra chúng mình, dại gì họ còn đưa tới Trung tâm KX?

- Chị nói đúng. Tuy nhiên, tôi cho rằng sau khi chúng mình đến đây, Smerch mới biết.

- Tại sao họ chưa ra lệnh bắt?

- Đó là điều tôi đang thắc mắc. Theo tôi, có lẽ họ mới nghi ngờ, chưa hoàn toàn tin chắc. Vả lại. theo kế thuật thông thường, đôi khi Smerch nhắm mắt cho chúng mình hoạt động một thời gian sau mới ra tay. À, tôi nhớ ra rồi. Trời ơi!

Thu Thu hỏi dồn:

- Chị nhớ ra chuyện gì?

Lisa thở phào ra:

- Chuyện cái ly cà phê. Câu chuyện giản dị và tầm thường như vậy mà bây giở tôi mới vỡ nghĩa.

Thu Thu chỉ bộ ly pha lê trong vắt trước mặt.

- Bộ ly này ấy à?

Lisa gật đầu:

- Phải. Chị nhìn lại lần nữa sẽ thấy. Bộ ly này khác bộ ly hôm qua. Tôi ở nhà suốt đêm mà người ta đến tráo ly lúc nào không biết.

- Lisa, tôi e chị lầm. Theo tôi, không hề có chuyện tráo ly. Tráo ly như vậy làm gì, hả chị? Tôi nhớ kỹ lắm: mấy cái ly còn mới toanh.

- Đồng ý là ly mới toanh. Song đó không phải là bộ cũ. Sở dĩ tôi phăng ra vụ tráo ly vì chiều qua khi chị lên văn phòng tướng Kôrin thì ở nhà tôi sửa soạn rửa ly lại cho sạch. Hai cái ly dính đầy sáp môi của chị. Định rửa, tôi lại quên bẵng. Nghĩa là từ hôm qua đến giờ, tôi chưa hề rửa ly. Thế mà sáng nay, hai cái ly dính đầy sáp môi không còn nữa. Trừ phi ma hiện về... Tôi không tin ma... Tôi cũng không tin đại tá Bun vích cất công vào đây lau giùm ly cho tôi... Tất nhiên, có người đánh tráo....

Nghe Lisa nói, Thu Thu ngồi thừ, vẻ mặt bàng hoàng. Lisa suy dẫn rất hợp lý: hai cái ly pha lê bị tráo vì người ta muốn lấy vân ngón tay của Thu Thu.

Người ta ngờ nàng không phải là bác sĩ Môna.

Bất giác, nàng đau nhói một bên ngực.

Nàng vừa nhớ lại một cử chỉ khác thường của đại tá Bun vích trong câu lạc bộ. Lúc nàng bỏ vào phòng rửa mặt để gặp Sisumang thì ly rượu của nàng đã cạn hai phần ba. Nhưng đến khi nàng trở ra thì lại gần đầy. Khi ấy nàng không quan tâm vì tưởng Bun vích rót thêm.

Song giờ đây nàng đã hiểu.

Bun vách đã tráo ly.

Có thể hắn đã gói cái ly của nàng vào mù soa và cất vào túi. Sau đó, hắn mang tới phòng thí nghiệm để in dấu tay của nàng.

Điều này xác nhận một cách hùng hồn rằng hắn nghi ngờ nàng. Những lời nói yêu đương của hắn chỉ là một màn kịch đóng khéo. Nàng đóng kịch, hắn cũng đóng kịch.

Tuy nhiên, nàng vẫn còn thời giờ thoát thân. Lấy xong dấu tay của nàng, Bun vích phải gửi về trung ương Smerch ở tận Mạc Tư Khoa. Dầu gửi bằng vô tuyến, cũng mất một ngày. Nghĩa là nàng còn từ 12 đến 24 giờ nữa để hoạt động.

Tiếng nói của người nữ tỳ làm Thu Thu bừng tĩnh. Đưa ly cà phê cho nàng, Lisa ân cần:

- Chị uống mội hớp cho đỡ mệt.

Vị cà phê ngào ngạt thấm vào cuống họng Thu Thu. Mỗi khi cần suy nghĩ, nàng thường uống cà phê đặc. Giọt cà phê đen kịt rớt xuống đĩa cũng đen kịt như tương lai của nàng. Nàng không biết, và không dám đoán biết tương lai của nàng sẽ ra sao.

Nàng dựa đầu vào ghế, mắt nhắm nghiền, nhẩm lại những giòng chữ ghê gớm trong bức điện của ông Hoàng.

Rồi nàng ngủ quên.

*

* *

Thu Thu ngủ, nhưng ông Hoàng phải thức, mặc dầu ông ở trên đất nhà, giữa sự bảo vệ của những dụng cụ điện tử và nhân viên hùng hậu. Ông phải thức để theo dõi từng giờ, từng phút những biến chuyển trên khắp thế giới.

Ông nhẩm đọc bản dịch bức mật điện do nhân viên của Sở từ Mạc Tư Khoa gởi về:

“Bản dịch mật điện nhận được hồi 12g5, giờ Sài Gòn của Z. 754.

Trân trọng phúc trình là cách đây hai hôm, thi thể bác sĩ H. nhà khoa học phát minh Tia sáng giết người, được khai quật cho luật y khám nghiệm. Cuộc giải phẫu diễn ra trong bệnh viện riêng của Smerch tại Mạc Tư Khoa.

Tin này được nhà chức trách Xô Viết giữ kín. Không báo nào đăng tin, kể cả tờ Sự Thật, và thông tấn xã Tát, trong đó, bác sĩ H. có nhiều bạn hữu.

Tôi biết tin do một nhân viên nhị trùng trong sở Hành chính Smerch báo cáo. Cho đến phút này, tôi chưa tìm ra nguyên nhân của vụ quật mồ. Theo báo cáo của nhân viên nhị trùng thì tướng Grubo (1), đích thân hạ lệnh khám nghiệm xác chết là vì cách đây một tuần, nhân một hội nghị các chuyên gia thần kinh hệ Xô Viết, một nhà bảc học đã tiết lộ là bác sĩ H. không thể từ trần về chứng não xung huyết. Nhà bác học này còn nói thêm là một số đạn độc dược có thể tạo ra triệu chứng não xung huyết trong người nạn nhân. Hiện nay, Smerch vẫn dùng súng bắn đạn độc dược để ám sát, và nạn nhân cũng bị máu tắc nghẽn trong óc, như bác sĩ H.

Nửa ngày sau khi thi thể được khám nghiệm lại, nhân viên của tôi nhận thấy xe của mật vụ KGB đến tòa nhà của cố bác sĩ H. nơi bà Môna trú ngụ trước ngày xuất ngoại.

Căn nhà này hiện do một bà con bên nội bác sĩ H. ở. Sau đó, mật vụ KGB mời một số người trong nhà về trụ sở hỏi chuyện. Phòng Căn cước và Khám phá Hóa chất của KGB cũng phái nhân viên đến lấy dấu tay và khám nghiệm vết tích.

Căn cứ vào những sự việc kể trên, tôi có thể kết luận rằng địch bắt đầu nghi ngờ về cái chết của bác sĩ H.

Nhận thấy tin này rất quan trọng nên tôi áp dụng kế hoạch truyền tin PO.”

Buông tờ giấy xuống bàn, ông Hoàng châm điếu xì-gà mới. Ông vừa đọc xong một bản án tử hình... Bản án tử hình đối với Thu Thu và Lisa..

Thường lệ, nhân viên của Sở tại Mạc Tư Khoa, cũng như ở sau bức màn sắt chỉ được gửi về những bức điện rất ngắn, cô đọng trong một phút. Quá 60 giây, cơ quan tầm đài của Phản gián có thể khám phá ra.

Bức điện về vụ bác sĩ H. dài 3 trang giấy chuyển đi đúng 4 phút, nghĩa là 240 giây mới hết. Nghĩa là ngoài thời hạn an toàn đã định. Muốn khỏi bị Phản gián tìm ra, nhân viên của ông Hoàng phải áp đụng kế hoạch PO.

PO - theo từ ngữ riêng của Sở Mật vụ là điện đài chỉ được sử dụng một lần.

Loại máy này lớn bằng hộp bánh bich quy - Lu. Trước hết, nhân viên dịch bức điện ra mật mã. Rồi đánh đi, bằng cần mã tự trong máy. Song bức điện này không được truyền đi thẳng mà là được thu vào băng kim khí. Bố trí xong xuôi, điệp viên vặn kim đồng hồ, hẹn giờ, phút, cho băng kim khí được phát âm.

Rồi điệp viên thản nhiên rút lui. Với phương pháp PO, điệp viên muốn đánh điện ở đâu cũng dược. Có thể y mang hộp PO vào công viên, giấu trong bụi rậm rồi bỏ trốn. Hoặc đem vào rạp chiếu bóng... Đến khi Phản gián tìm ra, đồ xô tới bắt thì chỉ còn một đống sắt nát bấy.

Vì máy PO được gắn một ngòi nổ đặc biệt khi bức điện được truyền xong thì máy tự động nổ tung.

Ông tổng giám đốc thở dài nhè nhẹ, cất tờ giấy đánh máy vào cái bìa cứng màu vàng. Bức điện của nhân viên Mạc Tư Khoa liên quan chặt chẽ đến công tác của FR-234 ở biên giới Lào-Việt.

Trước mặt ông, bản phúc trình mới nhất của hệ thống tình báo ở phía bắc vĩ tuyến 17 đã được để sẵn từ nửa đêm. Ông đã đọc đi, đọc lại nhiều lần, đến nỗi thuộc làu từng chữ. Và để chú ý thêm, ông gạch bút chì xanh dưới những chữ quan trọng.

Bức điện này được trình ông đúng 12 giờ khuya. Giờ thủ đô Sài Gòn đã ngủ say, trừ dân ăn chơi, gian phi, nhân viên an ninh và ông tổng giám đốc già nua của sở Mật vụ.

Người gửi là Z.30 tức “Anh Cả” Triệu Dung, trưởng hệ thống tài ba, đức độ mà ông định triệu về thay thế trong trường hợp ông lâm bệnh hoặc từ giả cõi đờí.

Triệu Dung rất giỏi về tổ chức. Sau nhiều trận lùng bắt ghê gớm, địch đã phá vỡ được phần lớn cơ sở của ông Hoàng ở miền Bắc. Triệu Dung chỉ cần hoạt động trong vòng nửa năm là phục hồi được hết, ngoài ra lại còn mở rộng thêm.

Nội dung bức điện của Triệu Dung như sau:

“Z.30 kính gửi HH

Tiếp theo hai báo cáo 165 và 166, xin trình rằng điệp viên 47 đã cắn lưỡi chết trong nhà giam, vào lúc 8 giờ tối nay, không chịu khai nửa lời. Dầu sao tôi vẫn có cảm tưởng là có sự trục trặc. Xin Trung ương áp dụng biện pháp dự phòng và tiếp cứu cần thiết, sẵn sàng đợi lệnh trên tần số cấp cứu đặc biệt.”

Tần số đặc biệt là phương pháp truyền tin qua trung gian vệ tinh viễn thông. Biết địch tăng cường theo dõi, Triệu Dung tạm thời bỏ phương pháp truyền tin bằng điện đài thông thường.

Triệu Dung vốn là một thủ lãnh làm nhiều, nói ít. Xưa nay chàng rất thận trọng. Nếu tình hình chưa căng thẳng cực độ, chàng chưa dùng tần số đặc biệt.

Nếu vậy, tất Thu Thu bị nguy rồi...

45 là bí hiệu của Bilết, sĩ quan an ninh KGB ở Hà Nội, kiêm điệp viên CIA. Bilết ỉà người được Triệu Dung phái tới biệt thự đường Cửa Đông tiếp xúc với Thu Thu và Lisa.

Kế hoạch đưa nữ bác sĩ Môna ra khỏi Bắc Việt được thi hành đúng ngắc, không chậm một phút đồng hồ.

Tuy nhiên...

Đúng giờ đã định, chiếc tiềm thủy đĩnh xì gà lợi hại của sở Mật vụ từ ngoài khơi biển Nam Hải, quay mũi, trực chỉ bãi biển Sầm Sơn. Từ ngày Nam-Bắc chia đôi, Đồ Sơn biến thành trung tâm dưỡng sức của cố vấn ngoại quốc, thì Sầm Sơn là bãi biển duy nhất được thường dân tới ở.

Dọc chân núi đá, nước rất sâu và đục, tiện cho tàu ngầm lẻn vào nên nhà chức trách địa phương đã thiết lập một hệ thống phòng vệ vô cùng cẩn mật, gồm lưới thép gắn thủy lôi, một đơn vị giang đĩnh tuần tiễu trang bị ống viễn kính, đại bác hồng ngoại tuyến, và máy móc thăm dò tàu ngầm tân tiến. Trên bãi cát, nhiều công sự bê-tông cốt sắt được xây cất, với một lữ đoàn bảo vệ và chó bẹt-giê được huấn luyện đặc biệt. Ngoài ra, tại Hòa Nẹ, một hải đảo nhỏ cách thị trấn Sầm Sơn không xa, còn có một đại đội người nhái, đêm ngày đặt trong tình trạng bảo động.

Tuy nhiên, con tàu bí mật do ông Hoàng cử đi từ Nha Trang đã lặng lẽ luồn dưới biển sâu, lọt qua cánh cửa nhỏ trổ trong lưới sắt khổng lồ, tiến vào nội địa Sầm Sơn, và nổi lên hồi 4 giờ sáng tại tọa độ A-16.

Như sở thiên văn đã tiên đoán từ trưởc, rạng đông hôm ấy trên biển Sầm Sơn bị phủ kín dưới màng sương muối dầy đặc và lạnh buốt. Lính gác co ro trong công sự bê-tông, không dám đặt chân xuống bãi cát, sợ nước và cát bị gió thổi bắn vào người như mũi kim đau nhói.

Hạm trưởng chờ đúng 30 giây đồng hồ thì nhận được tia đèn báo hiệu.

Cửa lên boong được mở ra, xuồng cao su bập bênh trên mặt biển chở theo 2 thủy thủ võ trang bằng súng tiểu liên bắn không kêu thành tiếng, và có ống ngắm hồng ngoại tuyến.

Khi trở lại hông tàu, xuồng cao su chở một cái bọc dài. Y sĩ trong tàu vội mở ra: bên trong nằm thiêm thiếp một người đàn bà đẹp.

Hạm trưỏrng và thủy thủ không biết thiếu phụ này là ai.

Một giờ sau, tiềm thủy đĩnh ra giữa biển rộng, và rẽ sóng nhô lên.

Trên hải phận quốc tế, một chiếc thủy phi cơ trắng xóa, không đeo phù hiệu nước nào, từ hướng nam bay vù tới, hạ xuống bên cạnh tiềm thủy đĩnh.

Một thanh niên cao lêu nghêu, khuôn mặt xương xẩu, mắt sáng như sao, dáng đi nhanh nhẹn, từ phi cơ thoăn thoắt trèo sang boong tàu, bắt tay hạm trưởng.

Hạm trưởng không biết thanh niên này là ai. Nhưng đối với người quen với xã hội điệp báo thì y là Lê Diệp, chàng “Sếu vườn” của sở Mật vụ.

Lê Diệp được lệnh chở Môna tức tốc về Sài Gòn. Phải, thiếu phụ nằm trong bọc vải được khênh xuống tàu là nữ bác sĩ Môna, vợ cố bác sĩ H., nhà thông thái đã phát minh ra phi thuyền không gian chứa Tia sáng giết người.

Môna được đưa về miền tự do.

Nhưng kế hoạch của ông Hoàng đã bị trục trặc. Triệu Dung đã báo cáo chi tiết trong một cuộn băng nhựa đặc biệt, bỏ trong hộp sắt nhỏ buộc vào cổ tay Môna. Băng ghi âm này nhỏ như sợi tóc, bằng kim khí riêng, thu và nghe cũng bằng máy riêng (2).

Ông Hoàng vặn nút trên bàn.

Nút này mở máy thu phát âm đặc biệt. Từ cái hộp hình chữ nhật, nhỏ bằng gói thuốc lá, tiếng nói rắn rỏi của Triệu Dung vẳng ra, nghe rõ mồn một:

...Thưa, tôi xin báo cáo tiếp... Thu Thu lên đường sang Gia Lâm, đúng với dự tính.

45 chờ phi cơ cất cánh mới trở lại Hà Nội. Hiện tôi chưa biết Thu Thu đi đâu, nhưng chỉ nội ngày mai là biết.

Tôi đón 45 ở một địa điểm gần bót cảnh sát Hàng Đậu, rồi cùng 45 về tòa nhà dành cho Thu Thu trú ngụ ở đường Cửa Đông. 45 vào được 10 phút rồi quay ra.

Tôi hỏi vào làm gì thì 45 cho biết là để thanh toán nốt mấy tên lính an ninh Xô Viết. Sở dĩ 45 phải hạ sát bọn lính vì sợ bại lộ. Dường như hồi tối 45 đã để lại một vài cử chỉ hớ hênh. 45 không nói rõ là có cử chỉ hớ hênh nào, song tôi nhận thấy nét mặt anh rất đăm chiêu và lo lắng.

45 đi với tôi tới căn phòng của anh, cuối đại lộ Lý Thường Kiệt. Lẽ ra tôi vào cùng để uống rượu cho ấm bụng trước khi vượt gần 200 cây số từ Hà Nội về Thanh hóa. Linh tính thấy сhuyện bất tường, tôi yêu cầu 45 đi thẳng, đừng vào nhà nữa.

Nhưng 45 từ chối. 45 cần từ biệt một người bạn gái. 45 thường tỏ ra mềm yếu đối với phụ nữ đẹp. Từ lâu,45 sống chung với người yèu cũ của một đại tá Phản gián Bắc Việt. Sống chung như vậy có lợi là 45 khai thác được một số tin tức. Nhưng lại có cái hại là bị để ý, và bất thần có thể bại lộ vai trò nhị trùng. 45 tự hào là không ai dám đụng tới anh, sĩ quan An ninh, đội quốc tịch Xô Viết.

Sau nửa giờ không thấy 45 ra nên tôi rất sốt ruột. Đinh ninh 45 còn quyến luyến tôi ráng chờ một lát nữa.

Sự thật 45 bị bắt. Tôi định tiến vào nhà, trèo lên lầu để gặp 45 thì một cánh cửa sổ trên gác được mở hé. Ánh điện hắt ra ngoài, rồi tôi nghe tiếng thét lớn bằng Nga ngữ của 45. 45 nói rằng “các anh không có quyền bắt tôi”. Tiếp theo là tiếng lóng của Anh ngữ. 45 dùng tiếng lóng cốt không cho Phản gián hiểu nghĩa. Anh nói là bị nội phản, và yêu cầu tôi đi ngay, anh ấy chịu chết mà không cung khai.

45 thét lớn mấy tiếng thì một người đàn ông lực lưỡng nhảy tới ôm ngang lưng. 45 đánh hắn bật ra, thì người thứ hai đã quặt cánh tay anh ra sau lưng.

Tôi không hiểu tại sao mật vụ Xô Viết lại khờ khạo đến thế. Họ đã khờ khạo cho 45 mở cửa để thông tin cho tôi. Họ lại khờ khạo xây lưng ra ánh sáng, biến thành mục phiêu ngon lành cho súng lục.

Tôi rút súng định bắn. Song tôi chợt nghĩ đến Môna, đến Thu Thu, đến nhiệm vụ của tôi hiện thời tại Bắc Việt. Tôi đành cất súng vào mình.

Và tôi lái xe vào Sầm Sơn. Nhờ có thông hành đặc biệt của bộ trưởng Công an Lê Quốc Thân, chứng nhận tôi là cố vấn Trung Quốc nên dọc đường tôi không bị giữ lại...

Ông Hoàng gạt tàn xì gà vào cái đĩa lớn dáng điệu mơ màng.

Cửa mở, Lê Diệp lẫm liệt bước vào. Dưới ánh đèn đêm, mắt chàng sáng rực như mắt thiên thần. Đi bên chàng, người ta có cảm tưởng là không bao giờ lâm nạn.

Lê Diệp hỏi:

- Thưa, ông gọi tôi?

Ông Hoàng đứng dậy:

- Phải. Anh sửa soạn xong chưa?

Lê Diệp chưa vợ, và chưa có người yêu nên chẳng có gì để sửa soạn. Vì thế, chàng hỏi lại:

- Thưa, sửa soạn gì ạ?

Ông Tống giám đốc nhún vai:

- Đi với tôi.

- A, tưởng gì. Thời tiết còn xấu lắm. Sở Khí tượng cho biết đến sáng mai mới có hy vọng trời tốt.

Anh liên lạc với phi công chưa?

- Thưa rồi. Thiếu tá hoa tiêu cho biết là không dám đảm bảo an toàn.

- Dầu sao ta cũng phải đi.

- Thưa, tôi xin đề nghị tạm hoãn đến mai.

- E không kịp nữa. Nguy đến nơi rồi. Tôi phải lên Vạn Tượng đêm nay may ra còn cứu được mấy mạng người quan trọng. Và nhất là cứu được hàng trăm triệu con người ra khỏi hiểm họa kinh khủng của Tia sáng giết người.

Lẻ Diệp ngó ông Hoàng, dáng điệu hơi sửng sốt:

- Thưa... thưa, ông định lên gặp Văn Bình phải không?

Ông Hoàng rít một hơi xì gà, rồi nhả khói xanh um lên trần nhà, giọng lơ đãng:

- Anh đoán đúng đấy.

Giọng Lê Diệp chứa đầy băn khoăn:

- Thưa, tôi sợ...

Ông Hoàng xua tay:

- Anh yên tâm.

Lê Diệp vẫn lải nhải:

- Theo chỗ tôi biết. Văn Bình đã trở thành nhà sư, ăn chay niệm Phật gần một năm rồi. Văn Bình đã tiếp đón Thu Thu một cách lạnh nhạt. Cách đây ba tuần, Nguyên Hương gửi quà biếu mà Văn Bình không nhận. Cả thư của tôi cũng bị trả về. Hẳn ông đã biết tôi là bạn trai thân nhất của Văn Bình. Bạn gái thì là Nguyên Hương...

- Hừ anh sợ Văn Bình không đi... Chẳng qua anh biết một mà chưa biết hai. Trước khi ra Hà Nội, Thu Thu ghé vào chùa, yêu cầu Văn Bình cùng đi, nhưng anh ta từ chối, song bây giờ anh ta sẽ không từ chối nữa.

Lê Diệp hỏi:

- Thưa ông vì sao?

Ông tổng giám đốc xoa hai bàn tay răn reo, giọng thơ thới:

- Rồi anh sẽ biết.

Lê Diệp không dám hỏi gặng nữa. Chàng đã hiểu tính ông Hoàng. Khi ông muốn nói thì không hỏi cũng nói. Nhưng đến khi ông ngậm miệng thì cậy răng ông cũng không hé nửa lời.

Ngoài vườn trời tối om như gần Tết Nguyên đán. Xa xa, thoáng lên những tia sáng yếu ớt và mệt mỏi của trung tâm thành phố.

Gió mạnh thốc vào, làm rặng cây đen thui, trước bồn nước bẩn thỉu reo lên những tiếng lào xào buồn tênh.

Nguyên Hương hết nhìn ra vườn lại nhìn ông tổng giám đốc, giọng lo lắng:

- Không khéo bão mất.

Ông tổng giám đốc không để ý đến tiếng thở dài não ruột của cô bí thư đứng tần ngần trên thềm biệt thự.

Lặng lẽ, ông trèo lên xe hơi. Đèn trong biệt thự đã tắt ngúm. Người ta phải tắt đèn vì không muốn xóm giềng biết là biệt thự còn rộn rịp giữa đêm hôm khuya khoắt. Vả lại, phải tắt đèn để bảo vệ ông Hoàng. Dưới đèn sáng, nhân viên của địch lảng vảng bên ngoài có thể hạ sát ông tổng giám đốc dễ hơn bằng súng trường lấp ống ngắm viễn kính.

Những giọt mưa lăn tăn bắt đầu rơi xuống.

Rồi mưa lớn trút ào ào.

Mùi đất khô thấm nước xông lên ngạt thở. Tài xế mở quạt nước, tiếng động cơ kêu sành xạch, át tiếng máy êm ái, và tròn trịa của chiếc tờ-rắc-xông bề ngoài già nua và ọp ẹp.

Xe hơi phóng nhanh vào màn mưa. Ông Hoàng ngồi băng sau, nhỏ bẻ và gầy ốm. Lê Diệp đặt một tay lên đệm, sẵn sàng đối phó nếu nguy biến xảy ra.

Còn lại một mình trên bao lơn rộng thênh thang, không hiểu sao Nguyên Hương cảm thấy trống trải và buồn bã lạ lùng. Hơn ai hết, nàng biết rằng ngoài nàng ra, trong biệt thự còn rất nhiều người, những vệ sĩ bí mật, gần như là vô hình, ngày đêm túc trực dưới hầm, với những dụng cụ phòng vệ tối tân, đủ sức đánh tan mọi âm mưu của địch.

Song sự hiện diện của vệ sĩ đoàn chỉ làm tăng thêm vẻ lẻ loi của nàng. Bâng khuâng, nàng nhìn màn mưa dầy đặc. Một làn chớp xẹt trong khoảng không mù mịt, tiếp theo là những tiếng sét ghê hồn.

Ruột rối như tơ vò, nàng nghĩ đến ông Hoàng, vừa thương, vừa phục ông già mảnh khảnh đã coi thường giông tố, thản nhiên trèo lên phi cơ ra ngoại quốc.

Trời mưa lớn ở ngoài.

Trời cũng mưa lớn trong lòng nàng.

Trong giây phút, nàng nhận thấy sự quạnh quẽ thê lương của cuộc đời nữ điệp viên. Những bạn gái cùng tuổi với nàng đang hưởng hạnh phúc bên cạnh chồng con.

Nàng lại đẹp, lại học rộng hơn những bạn gái cùng tuổi. Tuy nhiên, nàng vẫn độc thân.

Bất giác, mắt Nguyên Hương mờ đi. Hai giọt lệ nóng hổi từ từ lăn xuống gò má. Nàng liên tưởng đến người nữ đồng nghiệp thân thiết đang đùa bỡn với Tử thần, gần biên giới Ai Lao.

Nàng buộc miệng:

- Thu Thu.

★ ★

Thu Thu kéo cao cổ áo cho đỡ lạnh. Nàng không ngờ giữa mùa hạ nóng bức mà trung tâm KX lại rét ngọt đến thế.

Từ lúc đại tá Sisumang cáo từ, nàng không chợp mắt được phút nào. Nằm chán nàng trở dậy tắm rửa, thay quần áo rồi ra ngồi thật lâu trước lò sưởi và phích cà phê đặc sệt.

Lisa đóng cửa. Sương muối phủ trắng con đường quanh co vào biệt thự. Thu Thu quay lại, nắm tay người tớ gái giả hiệu:

- Tôi đi nhé.

Lisa nhìn tận mắt Thu Thu:

- Bà coi chừng.

Thu Thu cười:

- Lisa đừng ngại. Tôi đã trữ sẵn thuốc an thần. Một viên... chỉ một viên nhỏ là đủ...

Xe hơi đã khuất vào sương mù dầy đặc.

Lisa đứng bần thần, như vừa đánh mất món nữ trang quý giá. Lời nói bình thản của Thu Thu còn văng vẳng bên tai. Thuốc an thần! Danh từ nghiêm chỉnh này đã được Thu Thu dùng một cách khôi hài. Vả lại, đó không là thuốc an thần thì còn là gì nữa?

Vì viên thuốc dèn dẹt được bỏ vào miệng, thấm nước bọt cho ướt, hoặc lấy răng nghiền vỡ, là thần kinh hệ bị tê liệt tức khắc. Viên thuốc này làm người uống an thần, nhưng không phải an thần trong giây lát. Mà là an thần vĩnh viễn.

Cũng như Thu Thu, Lisa đã bỏ sẵn mấy viên trong túi, vừa tầm tay để có thể sử dụng nhanh chỏng...

Bỗng Lisa giật mình.

Đại tá Bun vích đặt chân lên thềm, khoác ngoài quân phục cái áo tơi mỏng, cắt khéo, màu tím sẫm. Không gõ cửa và đợi Lisa lên tiếng, hắn vặn quả nắm, bước vào.

Hai tiếng thân mật “chào Lisa“ mà người nữ tỳ thường nghe không được cất lên. Bun vích đứng lại giữa phòng khách giọng sắt như lưỡi dao cạo:

- Lisa bận việc không? Tôi có chuyện cần muốn nói.

Trông diện mạo của hắn, người tớ gái đoán biết câu chuyện sắp nói liên quan đến số mệnh của Thu Thu. Lisa mỉm cười ngoại giao:

- Mời đại tá tự tiện. Hơi tiếc là bà Môna đã đi làm.

Bun vích chữa:

- Bà Susu chứ.

Lisa vẫn cười:

- Ấy, xin lỗi đại tá, tôi quên luôn. Phải gọi là bà Susu mới đúng.

Bun vích cởi áo tơi, khoan thai ngồi xuống sa lông. Khi ấy, Lisa mớ sực nhớ viên đại tá Xô Viết đứng từ nãy đến giờ, và nàng đãng trí không kéo ghế mời hắn như thường lệ. Nàng vụt quên vai trò hiện thời của nàng, vai trò người tớ gái lớn tuổi, chất phát, trung thành và ngoan ngoãn.

Nghĩ đến cử chỉ hớ hênh của mình, Lisa chột dạ. Là sĩ quan điệp báo chuyên nghiệp. Bun vích khó thể bỏ sót thái độ khác thường của người nữ tỳ thiếu bình tĩnh.

Lisa tìm kế gỡ lại:

- Đại tá dùng cà phê nhé? Cà phê pha với rượu rom uống rất đậm đà và ấm bụng.

Bun vích xua tay:

- Cám ơn Lisa. Tôi đến đây hôm nay vì công vụ.

Người tớ gái trổ mắt:

- Vì công vụ?

Bua vích mân mê cái bật lửa xinh xắn trong tay:

- Lẽ ra tôi phải đến vào lúc bà Susu còn ở nhà. Song tôi không thể làm vậy vì hai điều, thứ nhất, phải để Susu tới văn phòng, hôm nay là buổi làm việc đầu tiên, nghĩ nhà e bất tiện, thứ hai, tôi muốn câu chuyện sau đây chỉ xảy ra giữa tôi và Lisa và cố nhiên chỉ tôi và Lisa được biết.

- Thưa đại tá chuyện gì à?

- Ồ, chẳng có gì quan trọng. Tôi chỉ yêu cầu Lisa cho biết thêm chi tiết về đời sống cá nhân.

- Nếu đại tá cho phép, tôi xin hỏi lại một câu. Đại tá cần tôi khai thêm chi tiết để làm gì? Tôi đã khai không sót điểm nào tại Mạc Tư Khoa trước khi lên đường.

- Theo lệnh thượng cấp, bà phải khai lại.

Cố tạo bộ mặt sửừng sốt lẫn sợ sệt. Lisa nói:

- Vâng, đại tá ra lệnh, tôi đâu dám trái, song cuộc đời thơ ấu của tôi quá phức tạp, không thể kể lại hểt. Trí nhớ của tôi lại kém cỏi...

- Tôi sẽ giúp Lisa nhớ lại dần dần... Nào, chúng ta bắt đầu bằng ngày sinh, tên song thân...

- Thưa đại tá, tôi sinh vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười. Gia đình tôi thật vinh dự lớn lao. Đúng ngày tôi ra đời, 7 năm sau, đồng chí vĩ đại Lênin lên nắm chánh quyền tại Liên Xô.

Tôi chôn nhau, cắt rốn trong một làng nhỏ chuyên nghề chăn cừu ở Uycờren, gần núi Uran. Cha tôi làm nghề đốn gỗ trong rừng. Chắc đại tá đã nghe nói nhiều về thời kỳ ấy, số tiền cha tới lãnh hàng ngày chỉ đủ mua bánh khô ăn cầm chừng.

Tội nghiệp mẹ tôi! Răng bà rụng hết nửa hàm, nhai cháo còn khó, mà phải ngoạm bánh cứng như đá...

Lisa nín bặt.

Bun vích nhận thấy mắt người tớ gái đỏ hoe và ươn ướt.

Người nữ nhân viên C. I. A. đóng kịch thật tài tình. Giờ đây, nhắm mắt lại, nàng có thể đọc vanh vách cuộc đời nghèo túng của người tớ gái mang cái tên dễ nhớ là Lisa.

Hồi còn ở Hoa Kỳ, nàng đã học thuộc 30 trang giấy đặc chữ về cuộc đời của Lisa. Tình bảo Mỹ đã theo dõi quá khứ của người hầu gái mật thiết đến nổi biết hết chi tiết, thậm chí biết cả số nốt ruồi, và nơi có nốt ruồi trong người nữa.

Bun vích gợi chuyện:

- Sau đó, ông thân mắc bệnh từ trần phải không?

Lisa phập phòng lo ngại. Rõ ràng là Bua vích gài bẫy. Phụ thân của người tớ gái thật thụ - mà thi thể đã rữa thịt trong cái hố lấp đầy đất và đá dăm ở ngoại ô - đã thiệt mạng trong hàng ngũ Hồng quân, trong một trận giao phong với phe nổi loạn Bạch Nga.

Lisa bèn đứng phắt dậy:

- Đại tá lầm rồi. Cha tôi không chết vì bệnh một cách tầm thường như hàng vạn, hàng triệu người khác. Cha tôi là chiến sĩ của Hồng quân Xô Viết. Sau Cách mạng, cha tôi tòng quân, và thăng cấp rất nhanh, nhờ chiến đấu dũng cảm. Và cha tôi đã hy sinh cho cách mạng...

- Xin lỗi Lisa. Tôi đã lầm. Tôi lầm với mẫu thân Lisa...

- Vâng… mẹ tôi từ trần vì bệnh ung thư.

- À, tôi nhớ ra rồi. Bà cụ bị ung thư gan. Ung thư gan là một trong những chứng nan y.

Bun vích lại đánh lừa Lisa lần nữa. Song nàng vẫn thuộc bài làu làu:

- Không. Mẹ tôi từ trần vì ung thư lá lách, không phải ung thư gan.

- Xin lỗi Lisa lần nữa. Lisa lập gia đình năm nào? Phiền Lisa thuật lại một vài chi tiết về đời chồng thứ nhất.

- Đại tá châm chước cho tôi. Từ lâu, tôi không muốn gợi lại quá khứ nữa. Đống tro tàn còn nóng, đại tá ạ... Đụng vào, tay sẽ bỏng nặng… Tôi đã khổ quá nhiều, đừng bắt tôi khổ thêm nữa...

Lisa bưng mặt, khóc rưng rức.

Hồi ở Mạc Tư Khoa, nàng đã bưng mặt khóc rưng rức khi được nhân viên KGB hỏi về đời chồng thứ nhất. Tài đóng kịch của nàng đã lừa được Phản gián Xô Viết. Nàng sẽ lừa được đại tá Bun vích.

Lisa đã hiểu rõ nổi lòng đau khổ của nữ tỳ mà nàng đội lốt. Lớn lên, người tớ gái chất phác gặp một gã đàn ông ăn nói mặn mà, giống hàng trăm, hàng ngàn gã sở khanh khác trên trái đất. Bùi tai, cô gái dậy thì đã ngã vào lòng hắn một đêm đông giá buốt mà tuyết trắng phù đầy mộ phần Lênin ở Công trường Đỏ.

Từ mối tình vụng dại ấy sinh ra một đứa trẻ mũm mĩm, có con mắt đa tình như bố. Cô gái quê chung thủy về nâng khăn sửa túi cho gã đàn ông đẹp trai, song không được làm phép cưới. Và chỉ một năm sau hắn quất ngựa truy phong, khiến người thiếu phụ thơ ngây đành dấn thân trên đường gió bụi.

Tình báo CIA lục lọi, tra cứu nhiều tài liệu, hồ sơ, nên đã biết thân thế gã sở khanh. Song chỉ biết được một phần nhỏ. Đó là nhược điểm mà địch có thể phăng ra. Lisa trình thượng cấp xin điều tra thêm về gã đàn ông, nhưng C.I.A. không còn thời giờ rềnh rang nữa. Lisa phải gấp rút thay thế người nữ tỳ của bác sĩ H.

Vì vậy, Lisa phải áp dụng một chiến thuật đặc biệt. Hễ nghe nhắc đến chồng con là òa lên khóc, và nhứt định không hé răng.

Nếu Phản gián hỏi gặng, nàng chỉ lẩm bẩm như người mơ ngủ:

- Vinh ky, đồ khốn!

Rồi câm bặt như thóc.

Vinh ky là tên gã sở khanh. Lần nào áp dụng chiến thuật này nàng cũng thắng. Nhân viên thẩm cung KGB đành lái sang chuyện khác, không đào sâu vào đời tình ái của người nữ tỳ hẩm hiu nữa.

Song lần này Bun vích lại có thái độ khác hẳn. Hắn dằn từng tiếng:

- Theo hồ sơ. Lisa chưa hề khai chi tiết về việc này. Vì vậy, Trung ương ra lệnh cho tôi gặp gỡ Lisa.

Lisa lắc đầu:

- Đại tá đừng hỏi gặng nữa vô ích.

Bun vích đổi giọng:

- Lisa không được quyền trái lệnh. Nói đi...

Nếu Lisa ngậm miệng, Trung ương sẽ tỏ thái độ…

Lời nói hớ hênh của Bun vích vừa giúp Lisa khám phá ra sự thật phũ phàng. Đúng là trung ương KGB ở Mạc Tư Khoa đã ngờ vực nàng. Có lẽ Bun vích được lệnh đối chiếu lời khai của nàng với lời khai của người tớ gái thật thụ, được cất trong thư khố trung ương.

Lisa vẫn lắc đầu:

- Đại tá có thể bắt tôi làm bất cứ mọi việc, song việc ấy xin miễn. Tôi không chiều ý đại tá dược. Đây không phải lần đầu. Hồi ở trong nước, người ta đã căn vặn tôi nhiều lần, và lần nào tôi cũng nín lặng. Không phải tôi thiếu thiện chí, nhưng vì tôi đã trót nặng lời thề thốt. Tôi đã nguyện suốt đời không nhắc đến con người phụ bạc ấy nữa. Xin đại tá thể tình.

Bun vích nói:

- Đây là trường hợp đặc biệt. Nếu Lisa không tuân lệnh, miễn cưỡng tôi phải đưa về trụ sở an ninh. Tại đó, chưa ai ngậm miệng được hết.

- Tôi là công dân tốt. Tôi không phạm lỗi nào để đại tá bắt tôi thẩm vấn.

- Lisa đừng quên tôi là nhân viên chỉ huy trong ban An ninh KGB. Tôi có quyền giết người vô tội, thì thẩm vấn một người tớ gái là chuyện quá tầm thường.

- Đại tá đừng vội miệt thị. Nghề nào cũng đáng quý.

- Lisa lầm rồi. Nghề của Lisa chẳng có gì đáng quý cả.

- Tôi không lầm chút nào. Tôi làm đầy tớ hầu hạ gia đình bác sĩ H. cũng như đại tá hầu hạ trong quân đội vậy.

- Đừng hỗn.

Bun vích tát Lisa một cái đau điếng. Người nữ tỳ ngã lộn xuống đất.

Tuy bị đánh tàn nhẫn, Lisa không hề tức giận. Mục đích của nàng là trêu tức Bun vích đê sớm kết thúc cuộc thẩm vấn gay go. Vả lại, nàng còn đeo đuổi một kế hoạch ghê gớm khác.

Bun vích cúi xuống nâng Lisa dậy. Lisa có thê thuận tay gạt ngang vào yết hầu Bun vích, và dầu hắn chiếm khôi nguyên đai đen cũng khó thoát được miếng đòn bất thần vô cùng nguy hiềm này.

Nhưng dầu sao nàng chỉ là người hầu gái, già nua, cồm cõi, và không hề am tường võ ngbệ. Bun vích đang bán tín bán nghi, một cử chỉ nhỏ nhặt của Lisa có thể giúp hắn phăng ra sự thật.

Lisa bèn nhăn nhó:

- Đại tá đánh tôi đau qúa. Tôi chết mất!

Bun vích đấu dịu:

- Tôi lỡ tay, Lisa đừng giận. Tính tôi nóng như lửa, nhưng tâm địa rất tốt. Sở dĩ tôi có thái độ cứng rắn vô lý là vì thượng cấp thúc giục.

Lisa vẫn sụt sùi:

- Không lẽ thượng cấp ra lệnh cho đại tá hành hạ một thiếu phụ yếu đuối và vô tội.

Bun vích lắc đầu, giọng ngượng nghịu:

- Không phải thế. Còn một lý do khác mà tôi chưa thể cho Lisa biết. Bây giờ, tôi phải về văn phòng. Tuy nhiên, trước khi đi, tôi cần nhắc lại Lisa một điều: lát nữa, thiểu tướng Luy xốp sẽ cho gọi Lisa, và khi ấy tôi hy vọng Lisa sẽ nói hết. Lời khai của Lisa được coi là đặc biệt quan trọng.

- Tôi không thể cho người ngoài biết rõ đời tư ngày trước của tôi, đời tư mà tôi muốn chôn trong dĩ vãng, sống để dạ, chết đem đi. Đại tá, hoặc thiếu tướng Luy xốp, hoặc ai nữa, cũng không làm tôi thay đổi ý định. Như tôi đã thưa với đại tá, tôi thề rồi, tôi thà chết không bao giờ xóa bỏ.

- Lisa đừng ngoan cố như vậy. Vì ngoan cố như vậy sẽ mang lại hậu quả không hay.

- Đại tá làm như tôi là kẻ bị tình nghi đang bị nhân viên công an thẩm cung.

Bun vích cười gằn một cách dại dột:

- Cũng gằn như thế. Lisa đang bị tình nghi. Trung ương đòi tôi mở cuộc điều tra sâu rộng về Lisa. Nếu Lisa thiếu thành thật, tôi sợ không còn cách nào cứu nổi.

Nói đoạn, hắn lững thững mở cửa ra ngoài.

Tiếng xe hơi rú lên, rồi chìm vào ánh nắng mặt trời buổi sáng. Lisa có cảm tưởng như đang sa lầy trên bãi cát rộng mênh mông, càng quẫy mình càng lún sâu xuống.

Bun vích chưa phăng ra tung tích của nàng. Song với thời gian, hắn sẽ tìm ra.

Mãi suy nghĩ vẫn vơ, Lisa không dể ý đến tiếng giày bước lên thềm. Đến khi nghe tiếng gọi, nàng mới ngoảnh lại.

Khách mới tới là đại tá Sisumang.

Lisa nhìn Sisumang, miệng mím lại một cách buồn bã. Năm ngón tay thô bạo của Bun vích còn in trên má.

Sisumang cất tiếng:

- Đã xảy ra chuyện gì thế?

Lisa thở dài, chua xót:

- Thôi, tôi chẳng muốn nhắc lại làm gì. Nhắc lại chỉ thêm phiền, vì việc này không liên quan đến đại tá, và đại tá cũng không thể giúp tôi.

Sisumang nói một hồi:

- Sao lại không thể giúp Lisa? Lisa nói đi. A, cái vết tay trên má? Tại sao? Ai hành hung Lisa? Nói đi, tôi sẽ đối phó.

Lisa òa khóc.

Sisumang đứng lặng, cố nén xúc cảm. Giờ lâu, người hầu gái mới buột ra trong nước mắt:

- Đại tá Bun vích.

Tưởng nghe lầm, Sisumang lặp lại:

- Ai? Đại tá Bun vích ư?

- Vâng, chính đại tá Bun vích. Chung quy cũng vì bà Môna, vì... Nếu biết sự thể thế này, tôi đã ở lại Mạc Tư Khoa, không xuất ngoại để rước hậu quả đau đớn vào thân.

- Lisa nói gì tôi không hiểu. Việc gì mà liên quan đến bà Môna, và liên quan đến... tôi?

- Chẳng qua vì đại tá hứa hôn với bà Môna nên mới ra nông nỗi. Bà Môna muốn tính chuyện trăm năm với ông nhưng gặp trở ngại.

Sisumang hỏi dồn:

- Trở ngại như thế nào?

Lisa chắp tay xá:

- Thôi, đại tá tha cho. Tôi không dám nói. Người ta sẽ giết tôi chết.

Sisumang thét, giọng căm hờn:

- À, phải rồi, Bun vích, thằẫng Bun vích khốn nạn.

Nhìn cặp mắt đỏ ngầu của Sisumang, người hầu gái kiêm nhân viên CIA, biết là kế hoạch sắp thành công. Nàng bèn đổ thêm dầu vào lửa:

- Bun vích vừa ra khỏi thì đại tá đến. Bun vích tra khảo tôi, đêm qua bà Môna đi đâu. Tôi nói dối là bà nghỉ trong phòng, hắn không tin. Hắn nói là đại tá đã dẫn bà Môna vào khu vực Đỏ. Hắn yêu cầu tôi làm nhân chứng để đưa đại tá ra tòa án quân sự về tội vi phạm kỷ luật của Trung tâm. Tôi từ chối, hắn bèn hành hung.

Sisumang nghiến răng:

- Lisa cứ nói thẳng cho hắn biết rằng đêm qua Môna đi chơi với tôi, và tôi đã mời Môna vào khu vực cấm.

- Trời ơi, hắn sẽ báo cáo với thượng cấp.

- Hắn không dám đâu.

- Dầu sao tôi cũng kính nễ đại tá hơn hắn.

- Hắn nói gì đến tôi không?

- Xin đại tá tha lỗi. Tôi không thể thuật lại, sợ xảy ra hiềm khích. Thú thật là tôi không ngờ Bun vích lại cạn tàu, ráo máng đến thế.

Sisumang giục:

- Lisa cứ nói, tôi sẽ che chở.

Lisa đáp:

- Bun vích dặn cẩn thận rồi. Hắn cho biết nếu tôi bép xép với bất cứ ai, nhất là với đại tá thì sẽ cho nhân viên bắt giam, rồi đem bắn bỏ, vứt xác cho chim kên kên rỉa thịt. Đề phòng, hắn đã cho lính gác ngoài cửa. Đại tá thấy không?

Lisa chỉ một quân nhân đứng lảng vảng ngoài xa. Sisumang nhún vai, giọng gay gắt thêm:

- Để tôi trị tội hắn cho. Lisa đừng ngại. Bun vích còn nói xấu gì tôi nữa không?

- Bun vích hăm dọa nội ngày nay sẽ làm tờ trình. Trình với ai thì tôi không biết. Tuy nhiên Bun vích lại nói là sẽ bỏ qua nội vụ nếu bà Môna không nhận lời kết hôn với đại tá.

- Để rồi Môna sẽ làm vợ bắn... Hừ, đồ chó má...

Thưa, đúng vậy. Bun vích yêu thầm, nhớ trộm bác sĩ Môna từ hồi ở Hà Nội. Hồi ấy, hắn đã có cử chỉ khiếm nhã, và bà Môna đã thẳng tay cự tuyệt.

- Môna đã cự tuyệt hắn rồi ư?

- Thưa. Bun vích định làm hỗn thì bà Môna mắng như tát nước vào mặt. Sau đó, Bun vích nổi đóa, đe dọa sẽ bắt luôn cả bà Môna.

- Hừ, trừ phi hắn là trời con.

- Thưa, Bun vích cũng nói hắn là trời con, muốn làm gì cũng được. Hắn đã dùng lời lẽ lỗ mãng đối với đại tá. lại còn...

- Hắn đòi bắt cả tôi nữa phải không?

- Thưa không. Hắn chỉ nói là đại tá yếu như sên, búng nhẹ là ngã, bắn súng thì cách một tấc cũng trật lất.

- Lần này, hắn biết tay tôi.

- Theo chỗ tôi biết, Bun vích có nhiều thế lực ở Mạc Tư Khoa. Trong quá khứ, hắn phạm lỗi nhiều lần mà không bề bị trừng phạt. Đại tấ đừng nóng nẩy trong lúc này, Bun vích không phải hạng xoàng. Nhún nhường là thượng sách. Tránh voi không xấu mặt đâu, đại tá.

- Cám ơn Lisa đã hết lời khuyên giải. Nhưng tôi đã tới lúc không lùi được nữa. Tôi sẽ đích thân cho hắn thấy tôi yếu như sên, và bắn súng trật lất trong vòng một tấc.

- Tôi van đại tá.

Sisumang lầm lì tiến lại điện thoại.

Hắn nhắc lên, gọi cho Thu Thu.

*

* *

Nhác thấy Mimi, Thu Thu lại giả vờ cúi xuống đống hồ sơ dầy cộm.

Từ sáng đến giờ, nàng đã dở hàng trăm lần những trang giấy trước mặt mà không hiểu ất giáp gì hết. Đây là bản khảo lnận của bác Sĩ H. về công trình nghiên cứu Tia sáng Giết người. Bên cạnh mỗi trang, bác sĩ H. viết chi chít những hàng chữ li ti. Nhiệm vụ của nàng là đọc lại những hàng chữ viết thảo, trước khi tiếp tục công cuộc bỏ dở.

Lần đầu trong đời, Thu Thu phải làm việc bàn giấy, một việc phiền toái, nhức óc mà nàng ghét cay, ghét đắng. Ghét của nào, trời trao của ấy, lần nầy nàng phải làm một việc phiền toái và* nhức óc gấp trăm lần...

Đối diện nàng, ly cà phê đã cạn gần hết.

Càng uống cà phê, nàng càng thấy tâm trí rối beng. Hồi ở Sài Gòn, theo lệnh ỏng tổng giám đốc, nàng đã học lớp huấn luyện đặc biệt về vật lý cao cấp. song đứng trước mớ tài liện mông lung cua bác sĩ H., số vốn kiến thức của Thu Thu trở thành vô dụng.

Vả lại, nàng không cần hiểu nghĩa những tài liệu của bác sĩ H. Việc giải thích dành cho các nhà khoa học ở Sài Gòn. Nhiệm vụ của nàng là chiếm đoạt tài liệu. Ông Hoàng đẫ ra lệnh cho nàng hành động cấp tốc. Nội đêm nay, nàng phải hoàn thành kế hoạch.

Ivan, nhân viên cao cấp Smerch quen thân Môna, sắp tới Trung tâm KX. Thu Thu phải hoàn thành kế hoạch trước khi Ivan tới. Nàng có thể đánh lừa bọn quân nhân dại gái, xa nhà đã lâu, song không thể đánh lừa một y sĩ chuyên môn, kiêm nhân viên Phản gián già dặn. Chỉ cần liếc qua Ivan sẽ biết nàng không phải là Môna bằng xương, bằng thịt.

Ruột gan Thu Thu nóng như lửa đốt.

Nàng vén tav áo xem giờ. Cái đồng hồ vàng xinh xắn vẫn chạy êm ái.

Nàng chỉ ấn vào nút lên giây là đồng hồ biến thành cái máy ảnh tí hon vô cũng bén nhậy. Nó là kỳ công về kỹ thuật chế tạo máy ảnh của Đức Quốc.

Máy ảnh này không khác loại Minox có “mắt thần” là bao, cũng dùng ống kính đặc biệt, có thể chụp không cần đèn, và trong phòng không cần ánh sáng. Máy Minox - loại nhỏ nhất và tinh vi nhất, hiện bán trên thị trường, chụp được 50 tấm ảnh đen, trắng, hoặc 36 tấm ảnh màu trên phim 9 ly rưỡi, còn máy này lại dùng phim rất nhỏ, chưa đầy một li, chụp được một lúc trên một trăm tấm hình.

Ngoài ra, nó còn được trang bị mội loại phim riêng, gần giống phim hồng ngoại tuyến chụp hình trong đêm tối.

Thu Thu áp tay xuống bàn, Để mặt đồng hồ đối diện với tập hồ sơ. Nàng chăm chú lắng tai nghe.

Ở phòng bên, Mimi, cô gái có sắc đẹp khiêu khích, сhâm chọc xác thịt đàn ông, đang cúi đầu trên những con toán dài giằng dặc. Tôtô, nhà báс học đẹp trai, đi vắng từ nãy.

Trong phòng, chỉ còn lại mình nàng với xấp tài liệu quý báu. Mỗi lần, nàng chụp được hai trang. Nếu không gặp trở ngại, trong vòng 5 phút nàng có thể thu hết những bí mật ghê gớm này vào phim nhựa.

Bồ hôi giỏ giọt trên trán Thu Thu...

Nàng đặt tài liệu ngay ngắn trên bàn, cách ống ảnh 30 phân. Tách, một tiếng nhỏ, người thính tai cũng không nghe thấy. Một bức ảnh được chụp xong. Nàng giở qua trang khác.

Bỗng nàng lạnh toát người...

Một tiếng nói huyền bí vẳng bên tai nàng. Tiếng nói kỳ dị này thường thoảng tới mỗi khi nàng dấn vào nguy hiểm, tính mạng bị đe dọa.

Nàng vùng đứng dậy.

Sau lưng nàng, dựa lưng vào tủ sắt, là một người đàn bà, miệng cười ngạo nghễ.

Và một họng súng đen ngòm...

(1) Tướng Grubo là lãnh tụ Phản gián Xô Viết, yếu nhân khét tiếng của Smerch, hiện còn sống ở Mạc Tư Khoa.

(2) Loại máy ghi âm đặc biệt này không được bày bán trên thị trường.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx