sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng

cover

Tác giả: Elizabeth Gilbert

Thể loại: Văn học nước ngoài

Tình trạng: Đã hoành thành

Đọc ngay

Mua sách giấy

Tác phẩm

Thế nào là “người đàn ông Mỹ”? Cuốn sach kỳ lạ, lôi cuốn của Elizabeth Gilbert, tác giả của Ăn, cầu nguyện, yêu, dẫn ta đi sâu tìm lời đáp cho câu hỏi đó. Eustace Conway, “người đàn ông Mỹ”, có niềm tin quyết liệt rằng sứ mệnh của mình là làm mọi cách sao cho người dân Mỹ thấy lẽ ra họ có thể mạnh mẽ và đảm lược như cha ông họ ngày xưa - những người Mỹ thời lập quốc - ra sao, họ đã sa đọa và trở nên kém cỏi đến thế nào vì tiện nghi vật chất của cuộc sống hiện đại. Conway là “thần tượng” với nhiều người bởi ý chí kiên định đi theo con đường mình đã chọn, cho dẫu anh không phải không có những nhược điểm riêng khiến cho công cuộc xây chốn địa đàng theo tâm nguyện của anh thật không dễ dàng. Song cái lớn ở anh là những khiếm khuyết và bất thành đó không làm anh gục ngã; anh luôn luôn là anh, con người xứng đáng với cái danh xưng đẹp mà gây bứt rứt, “Người Đàn Ông Mỹ Cuối Cùng”.

Nhận định

“Conway là một nhân vật đẹp đến nỗi khó tin là thật. Ở Gilbert, có lẽ anh đã tìm được nhà văn hoàn hảo để viết ra câu chuyện của anh… Từ cuộc đời Conway, Gilbert bàn rộng ra về bản chất của nam tính, sự hấp dẫn của các cộng đồng không tưởng chủ nghĩa, lịch sử vùng biên cương và huyền thoại dai dẳng về người đàn ông vùng biên cương. Chủ đề trở nên rộng lớn hơn nhiều so với một đời người. Cuốn sách cho ta thấy sự tiến bộ đã khiến ta đánh mất những gì và ta có thể phục hồi lại những gì.”

- The Atlanta Journal-Constitution

Tác giả

Elizabeth Gilbert thực sự “gây chấn động” giới văn chương với cuốn tự truyện Eat, Pray, Love: One Woman’s Search For Everything Across Italy, India And Indonesia (NXB Viking - 2006). Thành công của Eat, Pray, Love... là tác phẩm này gây ấn tượng với độc giả không phải bằng những thủ pháp thông thường như đánh vào cảm giác mạnh, khêu gợi những bản năng hay thú tính tầm thường. Vấn đề mà nó đặt ra đầy mới mẻ và thời sự... Cố gượng dậy sau vụ ly dị người chồng đầu tiên, Elizabeth Gilbert quyết định dành một năm đi qua Italia, Ấn Độ và Indonesia để tìm kiếm những trải nghiệm mới cho sự nghiệp sáng tác của mình, dù khi đó chị đã 34 tuổi... Ngay sau khi xuất hiện tại các hiệu sách, cuốn tự truyện này lập tức có tên trong danh sách các tác phẩm ăn khách thể loại không hư cấu trên tờ New York Times. Eat, Pray, Love... còn được hãng Paramount Pictures chọn chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh với diễn xuất của “Người đàn bà đẹp” Julia Roberts. Tác phẩm thứ tư này của chị được tạp chí Entertainment Weekly suy tôn là “1 trong 10 tác phẩm hư cấu hay nhất năm 2006” và đã đến với khoảng 5 triệu độc giả ở 36 quốc gia, đa phần là độc giả nữ. Khi mới 18 tuổi, Elizabeth Gilbert đã bắt đầu gửi đăng các truyện ngắn của mình, với mục đích mà như chị nói là “phải đem đến cho công chúng một cái gì đó trước khi chết”. Nhưng đáp lại, mấy năm sau đó, chị chỉ nhận được những lá thư từ chối. Mãi đến năm 1993, tạp chí Esquire mới chọn đăng truyện ngắn Pilgrims của Elizabeth Gilbert với lời quảng cáo “Sự ra mắt của một nhà văn Mỹ” và ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng yêu văn chương. Elizabeth Gilbert là nhà văn đầu tiên chưa có tác phẩm xuất bản xuất hiện trên Esquire kể từ sau Norman Mailer (1923 - 2007) hồi năm 1964. Pilgrims được nhà văn, nhà báo nổi tiếng người Mỹ Annie Proulx ca ngợi là “tác phẩm của một tài năng trẻ rực sáng”. Thành công của Pilgrims giúp Elizabeth Gilbert có công việc viết báo khá ổn định cho nhiều tạp chí có uy tín như SPIN, GQ, New York Times Magazine, Allure, Real Simple, Travel + Leisure. Elizabeth Gilbert sinh ngày 18/ 7/1969 trong một gia đình nông dân ở Connecticut (Mỹ). Năm 1991, chị tốt nghiệp ngành Khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp New York. Cho đến nay, Elizabeth Gilbert mới có 4 tác phẩm được xuất bản, nhưng khá đa dạng về thể loại, gồm tập truyện ngắn Pilgrims (1997), tiểu thuyết Stern Men (2000), cuốn tiểu sử The Last American Man (2002) và tác phẩm mới đây nhất là tự truyện Eat, Pray, Love... (2006). Là một người sở hữu cá tính mạnh, trong Elizabeth Gilbert luôn có sự giằng xé giữa ham muốn được tự do với việc phải tuân thủ một cách rập khuôn, đôi khi quá gò bó những nguyên tắc hoặc các ràng buộc xã hội. Elizabeth Gilbert từng sống như một “nhà văn lang thang” - trải nghiệm cuộc đời của một đầu bếp, người phục vụ quán bar, chân sai vặt ở một tạp chí... tại nhiều bang của Mỹ, rồi qua cả châu u, châu Phi... để viết về chính những con người, sự việc mà chị gặp thường ngày. Các ghi chép của Elizabeth Gilbert trong những ng ngày rong ruổi đã làm nên tập truyện ngắn đầu tay Pilgrims (NXB Houghton-Mifflin - 1997, đoạt giải văn học Pushcart và vào chung khảo giải PEN/Hemingway). Bài báo “The Muse Of The Coyote Ugly Saloon” của Elizabeth Gilbert trên tạp chí GQ năm 1997, một ký sự về quãng thời gian chị làm người phục vụ quán bar Coyote Ugly Saloon ở East Village (Manhattan, New York), được lấy làm cốt truyện cho phim Coyote Ugly (ra mắt năm 2000 và từng giành được một số giải thưởng điện ảnh). Elizabeth Gilbert sau đó còn chuyển thể bài báo “Eustace Conway Is Not Like Any Man You’ve Ever Met” trên GQ năm 1998 thành cuốn tiểu sử về nhà tự nhiên học đương đại người Mỹ Eustace Conway mang tên The Last American Man (NXB Viking - 2002, tác phẩm này vào chung khảo giải Sách quốc gia Mỹ ở thể loại Tác phẩm không hư cấu và Giải thưởng Hội phê bình Văn học quốc gia Mỹ). Elizabeth Gilbert ở Việt Nam hồi tháng 8/2006.

Tặng hai người phụ nữ xuất sắc nhất mà tôi biết - chị gái tôi Catherine Murdock

và bạn Deborah Luepnitz yêu quý của tôi.

Ảnh hưởng của hai người thật vô cùng.

Kết quả là nhờ vùng biên mà Trí Tuệ Mỹ có được những đặc trưng nổi bật. Sự thô mộc và mạnh mẽ kết hợp với sự sắc bén và tính ham hiểu biết; lối tư duy thực tế, đầy sáng tạo, nhanh nhạy trong tìm mưu kiếm kế; tinh tường những thứ vật chất, thiếu óc thẩm mỹ nhưng đầy sức mạnh để tạo ra kết quả vĩ đại; cái sinh lực năng động, không yên; chủ nghĩa cá nhân chi phối, làm việc bất luận xấu tốt, và cả tinh thần hăng hái cùng nhựa sống căng tràn sinh ra từ sự tự do - đây là những nét tiêu biểu của vùng biên...

-Frederick Jackson Turner [1]

[1] Frederick Jackson Turner (1861-1932): sử gia người Mỹ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là The Significance of the Frontier in American History (Tầm quan trọng của vùng biên trong lịch sử Mỹ).

Nguồn: https://www.facebook.com/groups/chamchilamebookfree

Dự án: Phi Phi Yên Vũ

Chụp pic: Boom Boom Boom

Beta:

Lee Ock Hijk, Ha Huyen

Ly Lee, Mưa Mùa Hạ

Hiệu chỉnh: Ngan Dinh

Ebook: Devil

Thực hiện bởi nhóm Biên tập viên : Mai – Kaitoukiddo1412 – Tiểu Bảo Bình (Tìm - Chỉnh sửa - Đăng)​


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx