sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 43: Thế Cờ Lật Ngược Bất Ngờ

Sáng thức dậy, nàng Ua hát nghêu ngao lúc nấu nước để mấy bác pha trà. Sáu Huỳnh đi xuống, vỗ đầu cô bé:

- Ngủ thẳng giấc không nhỏ?

- Thẳng chớ sao không thẳng. Ôm anh Hai ngủ ngon thấy mồ!

Tôi mọc da gà khắp người. Chia cũng ngồi gần đó đang bỏ trà vào bình, cúi mặt với vẻ chịu đựng phi thường. Sáu Huỳnh bảo Chia:

- Mày về bển bảo má mày sửa soạn đi Sài gòn ngay.

- Chi vậy chú?

- Móc gia đình ông nhà pháo.

- Chưa có sửa soạn gì hết làm sao đi ngay được chú?

- Công chuyện cần kíp không thể chần chờ!

- Còn con nhỏ kia - Sáu Huỳnh chỉ vào Ua - sửa soạn cặp giò đưa má con Chia đi Củ Chi.

Ua nguých ngang:

- Ai đèo cho nổi cái bà mập ú đó!

Bà ngoại đang lọ mọ xuống bếp nghe cháu nói thì quay lại rầy.

- Con nhỏ này hỗn quá. Chú Sáu không dạy nó, để riết nó quen. Nó không có cha...

- Sao không có cha? Không cha làm sao má con có bầu được? Ngoại phải nói là không còn cha hoặc mồ côi cha!

Ua nói tươm tướp một hơi. Bà ngoại cười hiền từ với tôi:

- Thằng cháu cưới nó thì phải biết tánh mà thể tất cho nó đừng có bắt lỗi mẹ nó không biết dạy con nghe chưa?

Ua lại nghênh mặt:

- Con hỗn với ai chớ đâu có hỗn với ảnh.

Uống trà xong, Chín Lộc và Tư Minh đi công tác. Tôi và Sáu Huỳnh xuống hầm của ngoại bàn công chuyện, Chia về nhà còn Ua đi bôm xe đạp để chở cái bà mập ú kia.

Sáu Huỳnh nói với tôi bằng giọng chân tình của một người anh và của một đồng hương. Anh đã là quân đội trưởng quận Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn từ năm 1947. Tập kết ra Bắc mười năm không thăng một cấp nào lại bị chê là thành phần không cơ bản và lớn tuổi nên cho đi đào than ở Mõ Hòn Gai.. Rồi được kêu về Nam cho mặc lại áo lính với cấp bậc thượng úy (ngang với tôi). Tôi đoán là ông anh mang đầy một bụng bất mãn. Quả thật, bất mãn phọt ra từ câu đầu:

- Mày thấy không? Bắc kỳ vô tràn ngập hết cả rồi!

- Hai trung đoàn chiến thắng ở Điện Biên Phủ cũng đã tới đây, tôi gặp ở gần trường Trung Sơ..

- Tao biết hơn thế nữa. Thằng còng làm thằng ngay ăn. Đó là qui luật xưa nay. Huỳnh văn Nghệ, Tư lệnh khu 7 mà ra Bắc lãnh lon thượng tá còn Trần văn Trà, Nguyễn văn Vịnh cũng cấp đó mà lãnh lon Trung Tướng là sao??

Tôi trỏ trỏ về phía hầm Chín Lộc. Sáu Huỳnh gạt tay tôi:

- Tao nói tạt mặt hắn chớ sợ hắn sao mầy. Ấy hổng ấy tao về ba vụ nuôi vịt Tàu hốt trứng.

Rồi anh bắt ngay qua chuyện của tôi:

- Sao mày dại vậy? Ai lại đi khai có em trai làm đại úy Sài gòn?

-Không khai làm sao được anh Sáu! Người ta nắm hết ráo mà. Anh không biết anh Ba Thạnh hiện giờ là Cục phó Chính Trị sao? Anh nuôi tôi hồi kháng chiến đó! Chính ảnh biết và đặt vấn đề.

- Anh nuôi cái con khỉ gì vậy? Mày kẹt rồi, tao cho mày biết để mà đề phòng.

Tôi hơi rối trong bụng. Khi ở trên R, nhận lời với Ba Thạnh (tức Ba Thắng) tôi chưa kịp nghĩ sâu xa nên chưa thấy hết tầm quan trọng. Về Phú Mỹ Hưng gặp Tư Linh cũng nói thế kẹt của tôi. Sáu Huỳnh hỏi:

- Bây giờ mày định thế nào?

- Theo anh thì sao?

- Chỗ anh em tao phân tích lợi hại cho mày nghe nè!

Bỗng tiếng rí rố bên ngoài. Sáu Huỳnh bước ra hầm và quát:

- Cái gì đó Ua?

- Súng du kích báo động.

- Ba cái thằng du kích nứng c... đạo lộ bắn bậy chớ động gì mà báo. Xe tăng có vô thì phải kèm trực thăng và pháo bầy, chớ nó đi êm rơ vậy à?

Ua nói oang oang:

- Ông già nói bậy rồi. Tụi nó thả biệt kích đi đêm đó. Chú không nhớ ở Bàu Trăn chúng nó tóm gọn một tiểu đội du kích cũng vì ỷ y nó không đi hay sao?

Sáu Huỳnh nói cứng nhưng mặt mày dớn dác. Y bảo tôi:

- Tao với mày đi qua nhà con Chia bàn vụ cho má nó đi móc gia đình mày.

Vừa đi, Sáu Huỳnh nói tiếp:

- Mày có muốn thằng em đại úy của mày cộng tác với mình không?

Tôi ngần ngừ chưa kịp đáp thì y hạ giọng:

- Tao với mày đã rơi xuống vũng cứt trâu Hợp tác xã ngọ ngậy cả chục năm không thoát ra được, bây giờ không có lẽ mày lại lôi thằng em rớt xuống với mày? Nó đi, bỏ vợ bỏ con ai nuôi? Ra đây làm cái gì? Mày có thấy thằng Phùng Văn Mười cháu ông Cung không?

- Tôi có gặp... nó đang nuôi heo.

- Nhưng chắc có được yên thân mà nuôi heo không? Cái đó là không chắc, chắc là không!

Chúng tôi đi len qua những giồng mì lá còn đẫm sương ướt mẹp. Sáu Huỳnh vừa đi vừa khịt khịt mũi như chó đánh hơi hang chuột:

- Hồi hôm pháo nổ gần đâu đây,. ít nhất là vài chục.

Tôi nói:

- Trời sương mù dày đặc, khó nhận ra địa vật quá anh Sáu, rủi đụng tụi nó thình lình làm sao?

- Ở đây là năm ăn năm thua thôi chú em ạ. Chết pháo, chết xe tăng, chết biệt kích, chết bom, chết tàu, rồi chết hầm chông lựu đạn của du kích, một trăm thứ chết. Mạng mình ở đây như chuông treo chỉ mành vậy. Mày về đơn vị ít bữa rồi xem.

- Hồi chín năm (*) tôi công tác ở đại đội địa phương 1085 Ô Mô Cần Thơ, tối tối bộ đội vác nóp ra đồng ngủ. Sáng vác nóp vô nhà dân nấu cơm nhờ. Dọc đường đụng commandos, hai bên vật lộn. Nó hô Phơ, tôi cũng hô Phơ. Nó hô ăng na văng, tôi cũng nạt ăng na văng trả lại. Rốt cuộc hai bên đều cắm đầu chạy về nhà, không có phơ phát nào cả. Nhưng tụi tôi phải ớn chúng nó. Chúng nó toàn đi dưới nước, đội lục bình trên đầu, mò vô tận địa điểm đóng quân của mình. May mà mình đã ra đồng, nếu ở đó như bữa trước thì cúng mụ hết cả đơn vị rồi.

Sáu Huỳnh nói:

- Tụi commandos Pháp tao cũng từng đụng ở Trung Huyện hồi chín năm nhưng chẳng ăn thua mẹ gì với tụi biệt kích Mỹ đâu? Tụi này nhảy trực thăng nằm ém trong rừng có khi cả tháng. Nó ăn mặc nói tiếng giống hệt mình. Nó đào hầm ở trong rừng. Ban đêm mò ra xóm tìm cơ quan và chấm điểm cho máy bay bỏ bom. Nó còn bắt cóc người. Bà con sợ đồn là rừng có cọp

- Hồi chín năm có cọp ba móng ở Rừng Sát, Long Nguyên, An Thành...!

- Ừ. Đó là loại thám báo mặc quần áo giống da cọp. Cho nên tiếng đồn rừng có cọp là vậy đó.

Sáu Huỳnh trở lại vụ thằng em tôi:

- Mày viết thơ chưa?

- Viết lâu rồi.

- Kẹp theo tấm hình nghe!

- Có đủ cả anh à!

Sáu Huỳnh đứng lại rỉ tai tôi:

- Chừng nào Thầy có vô (tức ba tôi) nếu tao không có ở nhà thì mày bảo ông là đừng có cho thằng em mày bắt liên lạc với đầu mối của tao tức là má con Chia, chút nữa mày sẽ gặp tại nhà.

- Vậy anh làm sao hoàn thành công tác? Và tôi báo cáo lên trên thế nào?

- Hoàn thành cái chó gì. Tao sẽ giao lại việc này cho thằng Bắc kỳ mắt toét. Nói đúng ra ở trên không tín nhiệm tao đâu. Họ nghi tao bất mãn. Hơn nữa thằng đó có đi học tình báo Liên Xô ba năm. Mày coi chừng nó. Nó làm bộ xổ bầu tâm sự để mình hùa theo, cuối cùng nó nắm thóp hết ráo. Nó là quân báo thì cái nghề của nó thực hành ngay cả trong nội bộ. Nó hiện là Phó bí thư đảng ủy các cơ quan Bộ Tư Lệnh Quân Khu. Năm Lê chức cao hơn nó nhưng không có chân trong đảng ủy nên phải ngán nó.

Tôi hỏi ngang:

- Sao mình không di chuyển qua Bến Cát cho gần chiến khu Long Nguyên cũ, anh Sáu? Ở đây sát nách Đồng Dù tôi phập phồng lắm. Mấy ổng lại giao cho tôi cái H6 toàn đồ nặng. Đánh thì không dám đánh, còn giấu thì súng lẫn người đều rỉ hết.

- Biết làm sao bây giờ! Mấy năm trước còn sinh hoạt ì-xèo, bây giờ lặng trang như tờ. Tối ngủ đến sáng, thức dậy mới chắc mình còn sống. Sống tới chiều cơm nước xong xuống hầm ngủ mới chắc mình chưa chết. Qua Bến.Cát cũng được nhưng làm như vậy có nghĩa là bỏ đất bỏ dân ở lại đây, tuy sẽ không giữ được đất được dân, nhưng dân còn trông thấy mặt mình họ chưa ra ấp chiến lược vội. Mình đi hết, tụi nó sẽ lập ấp chiến lược ngay trong rốn mình để mở rộng vành đai an toàn cho Đồng Dù. Tụi Anh Cả Đỏ ổn định các ụ pháo chắc chắn sẽ càn một trận để quét sạch các căn cứ của mình ở cận Đồng Dù như Bàu Cạp, Truông Viết, Bến Mương, Ngã Ba Cây Trắc v.v... Xong rồi, nó sẽ cho B52 cày khắp từ Bàu Cạp đến Gò Nổi, Gò Đình. Thế là sạch láng.

- Sao anh đặt kế hoạch trước cho tụi nó vậy?

- Thằng nào cầm quân mà có phương tiện đầy đủ trong tay cũng sẽ làm như vậy cả. Chặt khúc, rồi băm nát. Băm xong cho lính nhảy xuống bắt sống, như cái kiểu mình tát đìa xong để phơi bùn cá chạch ló mỏ lên thở, chỉ nắm mỏ xách đầu lên vậy.

- Anh tính xem mình không có kế hoạch tấn công để phòng ngự à?

- Chiến thuật Mao Trạch Đông trong Luân Trì Cửu Chiến của tao học ngày xưa bây giờ hóa ra vô dụng hết ráo. Chiến thuật trực thăng vận của Mỹ đảo lộn tất cả ý niệm tác chiến hồi chín năm của mình. Từ Đồng Dù đến đây chưa đầy bốn cây số. Mình xách giò chạy bộ hộc máu mồm ít nhất một tiếng đồng hồ, trong khi nó bay không mất năm phút, lính không mệt chút nào. Đó là chưa nói các thứ râu ria khác yểm trợ bộ binh như pháo, trực thăng cá lẹp. Ối giào, mày phải bị một trận cá lẹp bắn thì mày mới biết đá biết vàng. Nó phóng một phát bốn rốc kết chụp xuống đất thành một vòng tròn. Sắt thép nằm giữa vòng tròn đó cũng bị tiêu diệt hết, nữa là người.

- Anh nói nghe bi quan quá vậy, anh Sáu!

- Chớ lạc quan sao được mà lạc chú em! Để mai mốt mày về H6, ở trên giao cho mày lập kế hoạch pháo kích Đồng Dù rồi tao sẽ cho mày biết hỏa lực của nó.

- Làm sao anh nắm được giỏi vậy anh Sáu?

- Đó là nghề của tao mà mày! Cái gì cũng chẳng qua tiền. Tiền mua tiên cũng được mà mua Tướng tá thì càng dễ hơn. Hình của L10 chụp bộ đội mình hành quân rõ từng dấu chân trên bờ suối và từng cái lá ngụy trang, thế mà nó báo cáo không có gì cả. Cho nên Tướng vùng thả xuống một đại đội thám báo. Mình quất sạch gồm cả cố vấn Mỹ. Trả cho thằng báo cáo ba triệu.

- Tiền đâu mà dữ vậy?

- Hai Tốt mang mười triệu bạc chiêu hồi ăn thua gì? Lính chỉ đói sơ sơ vài bữa. Công tác viên của mình vô Chợ Lớn vài hôm cho ra một xe lam Đức Thánh Trần. Ba triệu bạc mua đứt một đại đội thám báo sừng sỏ, mắc lắm sao? Không phải thằng nào mình cũng mua được. Phải chọn đúng mặt gởi vàng. Chọn trật nó nắm đầu là bể hết. Ví dụ thằng em của mày chịu đèn với tụi tao rồi, nếu nó đang ở đơn vị tác chiến, tao có thể điều động nó về văn phòng, nó đang là Đại úy, tao chạy cho nó lên Trung tá dễ ợt. Tất cả đều nhờ tay anh Ba Tàu! Tụi này có thể mua cả Tỉnh trường mà mậ! (Việt Cộng đang đi trên con đường tráng nhựa thênh thang này gấp mười lần.)

Tôi ngớ ra, không ngờ cái sự đời nó lại như thế. Sáu Huỳnh tiếp:

- Do công tác điệp báo quan trọng như vậy cho nên lão Tư Khanh chánh ủy U80 mới cho mày về Cục Chính Trị để Ba Thạnh đưa mày xuống đây làm đầu cầu móc nối em mày. Nếu mày không có thằng em sĩ quan dễ gì thằng chả cho mày đi trong lúc trường pháo binh không có thầy giáo toàn năng như mày. Mày rõ chưa nào?

Sáu Huỳnh ngưng ngang và hỏi.

- Mày ở ngoải có nghe hai trận

Ấp Bắc và Bầu Bàng không?

- Có nghe. Bộ Tổng đã cho học chiến lệ của hai trận này nữa.

- Chiến lệ nói gì?

- Nói ta đại thắng, địch đại bại. Anh biết cái lối sáng tác thành tích của Cục tác chiến mà?

- Lê Đức Anh là Cục phó tao còn lạ gì. Có cái chiến lệ nào bằng cái... của má con Thanh Tuyền không? Bả đem giao con nhỏ cho ổng rồi trở về thành, không nói một tiếng.

- Tôi suýt làm phò mã của ổng đó nghe anh Sáu?

- Rồi sao không làm?

Tôi kể chuyện cho Sáu Huỳnh nghe. Nghe xong y bảo:

- Tao như mày tao vô ngàm cái cụp. Ở lại trên đó khỏe ru như cu bà bóng.

- Ở trên đó ớn B52 quá anh à. Hội nghị vừa xong, tôi dông liền. Về tới trường Trung Sơ, đang chỉnh huấn thì trên đó ăn dưa hấu tơi bời.

- Tao biết! Nhưng mày về dưới này lại thoát B52 sao?

- Đã đành rồi, nhưng về dưới này không phải nổi ghen với ba con khỉ làm tình. Anh thấy không, tay tôi quờ tới đâu hoa hồng rơi tới đó.

- Mày biết Bầu Bàng ở đâu không?

- Đó là một ấp nhỏ từ Bến Cát lên ấp Lai Khê xã Lai Hưng theo quốc lộ 13. Từ ấp Lai Khê đến ấp Bến Cần, ấp Đồng Sở mới đụng ấp Bầu Bàng. Từ Bàu Bàng lên ngã ba Chơn Thành còn hơn chục cây số. Bàu Bàng nằm giữa Lai Khê với Chơn Thành nhưng cách Lại Khê chừng tám cây số, toàn rừng cao su.

- Mày đi đâu đó mà rành vậy?

- Tôi có thằng bạn sống sót từ trận Bầu Bàng về.

- Chiến thắng đó to không bằng Ấp Bắc đâu. To nhờ đài Giải Phóng la rồi Hà Nội la rờ le chớ có gì. Tao rành mà. Công tác viên của tao nằm lềnh khênh ngoài thành nắm hết sự kiện.

- Ấp Bắc có phải nằm ở xã Bình Hòa tỉnh Tân An không anh?

- Chớ còn đâu nữa. Nhưng đó thuộc trào Ngô Đình Diệm. Để tao nói về cái chiến thắng này cho mày nghe. Hồi đó Mỹ mới viện trợ một số trực thăng. Lính Sài gòn chưa quen nhảy dò, nên nó đem trực thăng ra mà thực tập đổ quân theo chiến thuật gọi là Phượng Hoàng vồ mồi và Bủa lưới phóng lao.

- Trên Trường Sơn tôi đã được giao liên gốc đồng bằng Nam kỳ kể cho nghe rồi. Cái tên nghe ác thật!

- Nó ác thật chớ không phải chơi đâu. Thằng Mỹ khi đã làm việc gì thì làm tới gáo không có chơi cái kiểu một lon muối cho đắp đầu gối vượt Trường Sơn như mình... Hồi đó sau Đồng Khởi mình mới tập trung du kích được tới cấp đại đội và võ trang bằng súng trường bá đỏ thôi. Tệ hơn nữa là loại oảnh tầm sào thời Nga hoàng đồng chí đầu trọc xỏ lá viện trợ cho mình đánh với M13 của Mỹ. Ở Bàu Bàng thì lính khá hơn, vì được 2 tiểu đoàn Phú Lợi và Bình Dương.

Tôi chắn ngang:

- Để tôi hỏi anh về vụ thảm sát Phú Lợi chút.

- Thảm sát nào?

- Hồi còn ở ngoải tôi nghe có vụ thảm sát một ngàn tù nhân bằng thuốc độc trong trại Phú Lợi.

- Đầu cặc! Toàn láo. Thuốc độc gì mà giết một ngàn tù. Tù đui hết à? Có thuốc độc bỏ vô nước ngọt ở Quốc Hội Ba Đình giết Dương Bạch Mai thì có.

- Anh nói bừa vậy không sợ thằng bù lạch Bắc kỳ à? Nay mai nó thưởng anh chai nước ngọt Hồng Hà đó!

Sáu Huỳnh nói tiếp:

- Mình nói láo quá sức rồi chính mình cũng không còn phân biệt đâu là láo đâu là thật nữa. Tao cho công tác viên của tao điều tra hết cả. Đéo mẹ, tù Phú Lợi ăn cơm trắng với thịt heo chớ không ăn chè trôi nước không nhân làm bằng bột mì Liên Xô và cơm độn sắn như dân xã nghĩa mình ngoài đó đâu. Đài Giải Phóng la oang oang không biết mắc cỡ miệng chút nào hết. Cái trận Ấp Bắc chỉ hạ vài chiếc trực thăng mà nó phóng đại, nghe qua tưởng chừng quân ta tiêu diệt hết phân nửa lính Sài gòn. Sự thực sau trận Bàu Bàng, hai tiểu đoàn Phú Lợi và Bình Dương nằm liệt giường không có quân số bổ sung, hai cái mê rỗ nhập lại làm một để đi xúc cá hủn hỉn. Còn sau chiến thắng Ấp Bắc thì hai đại đội Đồng Khởi phần đông là lính mới của Ba Đào ở Bến Tre đưa lên mất tên luôn. Số còn sống trốn về quê hết sạch. Hai ban chỉ huy chỉ sống sót một đại đội phó nhưng cũng bị thương cưa cụt chân. Mày nghĩ xem, lính cỡ tụi mình đầu có sạn gặp bom đạn của Mỹ còn nhợn thay huống gì ba thằng thanh niên vườn bốc tếu tưởng thổi kèn bằng tàu đu đủ là địch cuốn ró chạy rài. Nay mai mày có ra chỉ huy Bộ binh rồi mày sẽ thấy hỏa lực của nó mạnh gấp chục lần các tiểu đoàn thiện chiến BMEO của Pháp hồi trước.

Tôi thở dài:

- Anh nói tôi nghe bi quan quá anh Sáu!

- Có còn gì lạc quan! Chỉ ông Giáp ở ngoài đó là lạc quan thôi, chớ ông Sáu Vi vô đây thì không thể lạc quan được.

- Vừa rồi ổng nói ở đại hội mừng công, trước mặt cả dân trí thức Sài gòn: Nắm thắt lưng Mỹ mà đánh.

- Đó là cách nói, cũng như hợp tác xã bị hạn không có nước, vác xe gỗ, gàu sòng ra tát nước mà báo Nhân Dân cho là Vắt đất ra nước, thay trời làm mưa, còn ruộng bị úng thì kêu là nghiêng đồng đổ nước ra sông vậy mà!

Tôi hỏi ngang xương:

- Vụ dưa hấu đổ xuống R kỳ rồi ra sao anh Sáu?

Sáu Huỳnh cười khè khè quay lại nhìn tôi:

- Thì ta vẫn đại thắng như ở Bầu Bàng Ấp Bắc chớ R đâu có chết con nhái nào. Chỉ có diều tao lo là thằng con trai tao gởi trên đó không biết ra sao. Đến nay chưa dò ra tin tức.

- Tại sao anh lại gởi trên đó?

- Nó đang sửa soạn thi Tú Tài, vợ tao sợ nó thi trợt sẽ bị bắt lính nên hộc tốc đưa thằng nhỏ vô đây không hỏi ý kiến tao trước vì tin tưởng Mặt Trận đã giải phóng 3/4 đất đai và 4/5 dân số miền Nam. Thằng nhỏ tha hồ mà rong chơi. Chẳng dè vô đây khu giải phóng chó ngồi ló đuôi. Trở ra không được nên tao đưa lên đó hồi chưa có B52 kia. Bây giờ thì không ổn nữa! Cũng kiểu như thằng em mày vậy. Tao lấy tình anh em khuyên mày nên suy nghĩ cho kỹ. Đáng lẽ ở cương vị công tác của tao, tao xúi mày thừa thắng xông lên mới phải... Nhưng lương tâm tao không nỡ nhìn mày bị kẹt đạn.

- Tôi hiểu anh, anh Sáu. Xin thành thật cám ơn anh.

- Dính vô đây rồi là tấn thối lưỡng nan cả một đời chớ không có dễ đâu!

Câu chuyện tạm ngưng khi Sáu Huỳnh dừng lại, trỏ tay vào một hố pháo nám đen bên đường:

- Mày thấy không? Má con Chia chắc phải lủi xuống tận đất cái hồi hôm này!

Từ ngoài đường quẹo vô một quảng là tới nhà Chia. Sáu Huỳnh rỉ tai tôi:

- Đây là cơ sở bí mật của tao nghe!

- Các cha đi đâu cũng có cơ sở hết cả!

- Mày nghĩ, ra Bắc mười năm thằng nhỏ chỉ làm cái nhiệm vụ chiến lược thứ yếu thôi. Còn nhiệm vụ chiến lược chính yếu lại không động tới. Bây giờ phải cho nó lãnh phụ trội chớ. Để nó làm cây pháo vô dụng sao được mậy! Nường bốn mươi tuổi nhưng không đi cấy nên còn mướt lắm.

- Anh coi chừng, không khéo rồi như Hai Giả đó.

- Đồ thằng ngu! Ăn vụng mà không biết tém cho sạch mép.

- Tém sao được khi cái bị của anh Hai đã gởi về?

- Tao đã ngâm kín cái cơ sở này ba năm mà không lộ tẩy là nhờ cái bửu bối này.

Sáu Huỳnh thọc tay vào túi quần sau móc bóp. Tôi xua tay:

- Tôi biết rồi anh ơi! Thằng Tư Linh đã cho tôi một mớ. Hôm đi đại hội mừng công về ghé Xóm Mới gặp thằng Hùng Cối nó bổ sung cho một mớ, tôi mua tăng cường một mớ nữa, tất cả chừng ba chục hiện nằm trong sắc-cốt tôi đây.

- Mày khá lắm! Nhưng trong mình là một chuyện còn đeo cho thằng nhỏ là một chuyện khác. Tuổi trẻ của mày lúc sắp xáp chiến mày hăng-xờ-máu, cương-xờ-quyết quá đi nên mày quên mất cái việc quan trọng đó. Nhớ lại coi có lần nào mày quên không?

- Bỏ mạng rồi anh Sáu ơi? Có, có hai ba lần.

- Với ai?

- Với bà khu ủy ở quân Tân Lập, Tân Biên gì đó!

- Sao phạm thượng dữ vậy?

Từ trong nhà có tiếng bà nói vọng ra:

- Cái ông già mắc dịch bày chuyện cho thanh niên hư hỏng.

Tôi ngó vào bên trong. Một người đàn bà mập mạp tóc đen. Tôi biết đó là má con Chia. Sáu Huỳnh nói ngay:

- Mày muốn mua gì cũng có trong cái quán này. Có thể bà chủ quán là nhạc mẫu của mày đó. Tạm thời mày kêu bà bằng dì Tư cho ngọt trước đi, sau kêu bằng má. - Sáu Huỳnh đi vào vừa nói oang oang - Tuổi tác có hơi chõi một chút, nhưng không sao, không sao! Tình không kén tuổi. Con Chia đâu rồi, pha hai ly cà phê sữa đem ra đây liền coi! Rồi tao làm chủ hôn cho. Tao biết hai đứa bây khứng với nhau rồi!

Dì Tư kêu oai oái:

- Ông làm như mua gà mua vịt vậy, miệng trả giá tay chộp liền.

Sáu Huỳnh nói:

- Nội đàn ông mùa thu mùa đông không thằng nào bằng thằng này về mọi phương diện, học hành cấp bực và hình thức Còn nội con gái dân thứ, du kích, cơ quan vùng này cũng không đứa nào bằng con Chia. Như vậy là Dâu Nam Giáng Rể Đông Sàn, còn chờ gì nữa? Bà không chịu thì con Ua, con Bảy Mô, Tám Mang, Sáu Nga, con xã đội phó Phú Mỹ Hưng đua nhau giành mất đấy. Rồi đừng có tiếc nghe?

Dì Tư ngập ngọng nói líu lưỡi:

- Thì để thong thả đã chớ làm gì như chạy giặc vậy?

- Chạy giặc chớ không à? Nó sắp càn tới nơi rồi đó, tôi cho bà hay! Nào, bà sửa soạn đi Sài gòn mau lên. Móc gia đình cho thằng này và công tác luôn tôi sẽ nói sau. Cố gắng đem ông già hoặc bà già nó vô để bàn việc đám cưới luôn. Gia đình nó phong kiến dữ lắm. Tôi biết rành hồi chín năm. Bà thấy có ai như nó không? Đến tuổi này rồi, con gái bu rần rần mà không bị một tiếng xấu. Bà tìm ở đâu ra một thằng rể như vậy?

Sáu Huỳnh vừa uống cà phê vừa nói mâm trên liên tục rồi giao công tác cho dì Tư. Tôi và anh vừa đứng dậy định đi về thì nàng Ua phóng xe đạp tới thềm la oang oang:

- Rồi chưa dì Tư! Mau đi cho kịp chuyến sáng. - rồi nói với tôi - Anh về ngoại biểu gì ở bển.

Tôi biết là con sư tử Hà Đông tí hon này sắp nổi trận lôi đình nên bước ra cửa ngay. Ua đi lẽo đẽo sau lưng tôi. Tôi cố đi nhanh, Ua chạy vụt theo:

- Anh đứng lại em nói chuyện này chút.

- Em đi công tác rồi về sẽ nói!

Ua thở hỗn hễn.

- Em là vợ anh rồi nghe chưa? Anh mà léng phéng với con Chia là em rút chốt lựu đạn.

Tôi bịt miệng cô bé bằng một cái hôn. Nàng ta vít đầu tôi xuống, ghì mãi vào má nàng. Tôi biết Sáu Huỳnh và dì Tư ngó theo nên dãn ra. Ua nói tiếp:

- Em ra ngoài đó nói với má cho anh đồ đạc. Em sẽ ghé chợ Bắc Hà mua xanh-tuya-rông và vải dù cho anh.

- Các thứ đó anh có đủ rồi!

- Vứt hết đi. Em muốn anh đắp tấm của em như đắp em vậy; em muốn anh nịt xanh-tuya-rông của em như đeo niềng kim cô để lúc nào cũng nhắc anh nhớ rằng em là vợ của anh.

- Thôi được rồi, em vô lãnh công tác đi!

- Anh nhớ đấy. Kể từ đêm qua em là vợ của anh rồi.

Ua nói rồi quày trở vô. Trời ơi! đã có bao nhiêu người con gái nói với tôi câu đó! Thế mà tới bây giờ ba mươi bốn tuổi rồi tôi vẫn chân không. Sáu Huỳnh đi ra, vừa nhìn tôi vừa lắc đầu:

- Tao hết biết cho mày!

- Tôi mệt còn hơn leo cây dừa lão anh Sáu ơi!

Vừa đi trở về, Sáu Huỳnh nói:

- Chờ cho nó chở bả đi thì mày trở lại. Phải chơi cái miếng hồi mã tam thương mới thắng địch.

- Tuổi tác chênh lệch quá anh Sáu ạ! Tụi nó còn con nít biết cách làm vợ ra sao?

- Chị Sáu mày lấy tao hồi mười sáu tuổi. Vẫn ở tới bây giờ, có sao đâu. Đối với con gái mới lớn lên, thằng con trai phải biết điệu nghệ, để phát đầu tiên cho nó lên tận mây xanh là nó đội bàn thờ theo mày. Bởi vậy mấy tên già dơ đều quơ được con gái nõn nà, còn mấy thằng thanh niên chạy xớ rớ cứ hụt giò hoài. Mày không phải o mà tụi nó tới nộp thịt thì cứ xơi tái, bỏ đi rất uổng!

- Tôi có hứa với người ta rồi anh Sáu ạ!

- Hứa thì hứa, ăn thua gì. Thời buổi này không có gì chắc. Con Tám Mang ở An Nhơn Tây cũng hứa với một thằng tiểu đội trưởng ở tiểu đoàn Quyết Thắng, anh chàng bị thương cụt hai giò, con bé ngãng ra. Ai tránh được? Mày hứa như vậy chừng nào cưới? Lỡ một bên bị thương nặng thì sao? Chuối lột tới đâu ăn tới đó, đừng có treo đó mà mất ăn. Nếu con nhỏ cằn nhằn thì cứ đổ thừa cho gia đình cưới đem vô cho mày. Rồi nó đi lấy thằng khác chớ ế ẫm gì mà lo. Đời này không có ai chung thủy với ai hoàn toàn. Tao có cơ sở ở đây nhưng vẫn chung thủy với chị Sáu mày như thường. Mày năm nay ba mươi bốn rồi phải không? Ở đó mà chung với thủy!

Sáu Huỳnh lôi tôi nép vào bên bụi trúc và thuyết một hồi nữa, mắt thì ngó về phía mối đường. Thấy Ua đạp chiếc xe ra quẹo phải, Sáu Huỳnh vẫy vẫy tay. Dì Tư ngồi sau poọc-ba-ga vẫy đáp lại và trỏ tay vào nhà. Sáu Huỳnh nói.

- Bả chịu mày làm rể rồi. Trở lại đi!

Thấy tôi chần chờ, Sáu Huỳnh đẫy sau lưng tôi và nói:

- Đây ra Củ Chi mà đi ngã Bào Tre thì mất hai tiếng, về mất hai tiếng nữa. Ở ngoài đó với má nó mất hai tiếng. Vị chi là sáu tiếng. Chừng ba giờ nó về tới nhà. Nó đang điên trong bụng nên đạp bạt mạng có thể về sớm hơn. Mày trù trừ mất hết thời giờ. Phát đầu tiên kể như mới lấy cự ly. Phát thứ hai mới đúng đích. Mau lên ông thầy pháo. A ông con rể!

Nói xong Sáu Huỳnh quay lưng đi. Tôi trở lại nhà Chia. Chia đang đứng ở cửa ngó ra. Tôi nói để che giấu tội lỗi sắp phạm phải:

- Anh bỏ quên...

-...cái chỗ ngồi phải không?

Chia vừa nói vừa quay vô nhà. Tôi đi theo bén gót. Qua khỏi quày hàng, đến miệng hầm, nàng dừng lại bảo tôi:

- Anh xuống hầm đi, ở trên này ớn lắm. Để em ra đóng cửa.

- Rồi người ta tới mua hàng làm sao?

- Không có bán buôn gì hết!

Nàng trở ra đóng cửa cài then rồi trở vào, đi xuống hầm đốt đèn. Lòng hầm kiến trúc cũng giống như hầm bên nhà của Ua nhưng chỉ có một cái giường không có hầm khoét và dưới gầm giường chất đầy những hàng hóa. Nàng nói:

- Bây giờ anh là của em.

Tôi bị đặt trước việc đã rồi. Không rõ ở ngoài đó Thu Hà ra sao? Những lần đi với bà khu ủy, Mai Khanh, Huỳnh Mai, Thanh Tuyền, Ba Ánh tôi không suy nghĩ đắn đo gì hết, coi như bánh ngon dâng tới miệng trong lúc mình đói thì cứ ăn. Và sau khi ăn xong, chẳng có nợ nần gì. Tôi sẽ xa họ ngày hôm sau, dù ai có muốn níu tôi lại cũng không thể được. Còn lần này tôi phải sợ vì tôi công tác ở tại đây, gia đình Chia cũng ở tại đây và nếu ba hoặc má tôi vào thì thành chuyện chính thức. Chia cũng rất vừa ý tôi. Ngoài ra cô xã đội phó, Bảy Mô và nàng Ua sẽ là những trở ngại. Bảy Mô sẽ không phản ứng như cô xã đội và Ua, nhưng tôi cũng cảm thấy mình bạc tình. Do đó, tôi ngồi im trước câu nói trùm phé của cô bé. Nàng cũng đứng dựa thanh giường nhìn tôi chớ không đến gần, thủ thỉ:

- Em đọc tiểu thuyết, thấy anh đúng là người trong mộng của em.

- Sao lạ vậy?

-: Em không hiểu tại sao. Hôm qua khi con Ua....

- Nó vai chị nghe!

- Em coi nó như con nít! Hôm qua nó cho em hay và rủ em qua coi mắt anh, em qua đến nơi thấy anh em thương liền! Đêm qua em khóc hết nước mắt... Nhưng em biết thế nào em cũng được anh yêu.

- Tại sao em biết vậy?

- Người như anh không thể yêu con Ua. Nó đáng lẽ phải là con trai. Ngoại em thường nói mụ bà nắn lộn.

Que sera sera thật rồi. Tôi đến gần bên Chia. Chia nói:

- Em tên Châu, nhưng hồi nhỏ má em sợ xấu hái nên đặt tên Châu mà lại gọi Chia. Tên đẹp sợ quỉ bắt mất.

Chia nhìn tôi với cặp mắt như nói:

- Em thế này mà anh không yêu sao?

Tôi chưa kịp đưa tay ra thì nàng đã ôm quàng lấy tôi. Chúng tôi lăn lóc trên giường như hai thỏi sắt nướng. Chia rên rĩ:

- Chắc em chết quá. Chắc em đứng tim quá!

Rồi nàng chồm lên thổi tắt đèn.

- Em là ánh sáng của anh.

Tôi không nói thành lời. Môi thay thế. Tay phụ họa thêm. Ngọn suối nhỏ của khu thần tiên đã dâng tràn. Nhớ lời Sáu Huỳnh dặn lúc nãy. Tôi ngồi lên để lấy bửu bối.

Chia kêu lên và nằm co rúm lại. Một mãng tuyết lồ lộ trên bãi cỏ xanh, một nàng tiên rơi vào trần tục. Chia liếc mắt thấy và kêu lên.

- Anh làm gì vậy?... Không! em không chịu thứ đó đâu!

- Em không sợ có con à?

- Chính em muốn có con với anh.

- Sao em biết cái thứ đó?

- Ông Sáu Huỳnh ngủ ở đây với má em, bỏ tùm lum em lượm vứt đi hoài.

Tôi còn đang lưỡng lự chưa biết có nên nghe lời cô bé hay không thì bỗng có tiếng đập cửa rầm rầm. Tôi nhìn Chia:

- Người ta đến mua hàng?

- Kệ họ! Không có buôn bán gì hết.

Rồi tiếng kêu tiếp tục. Tôi trợn mắt với Chia.

- Rõ ràng là tiếng con Ua.

Chia vẫn lắc:

- Kệ nó.

- Nó tông vô được làm sao?

- Cho nó thấy luôn chớ sao!

- Chia, Chia ơi! Cho tao vô lấy đồ bỏ quên.

Tiếng kêu lẫn tiếng rung lắc cửa. Một chập, tiếng lằm bằm:

- Con nhỏ quỉ này đóng cửa quán qua bển rồi!

Rồi im bặt. Chia lấy mền cuộn vào người rồi rón rén đi lên. Một lát, trở lại:

- Con quỉ đi rồi.

- Nó quên cái gì vậy?

- Nó làm bộ để coi anh có quay lại đây không chớ quên cái gì?

- Nó về bên ngoại không thấy anh chắc nó la ầm lên.

- Nó biết anh đi đâu mà la ầm?

Nói xong Chia đưa cánh tay ngà ra như một búp hoa huệ, quạt khẽ. Cái đốm sáng ngoan ngoãn biến đi như con mắt thần nhắm lại. Tôi để nàng trãi lên tôi như một dãi lụa và nghe mọi cảm giác dâng lên trong người.

Với cô xã đội vừa rồi, vì ở giữa rừng trống trải nên tôi hấp tấp. Lần trước đó vì ngủ chung hầm với cô chị, nên tôi cũng tốc chiến tốc thắng để rút lui. Còn hôm nay một mình tôi một cõi, tôi cứ nhỡn nha như các ông đạo uống trà, hớp từng hớp khẽ như sợ hết miếng ngon. Bây giờ tôi mới nghiệm ra, con gái thích đàn ông vì đàn ông có ngón nghề, biết huyệt nào là tử huyệt. Chỉ cần khảy một cái nhẹ thì bệnh nhân rã rời tứ chi lung lay nhật nguyệt. Tôi vừa đi nhẹ vào nàng và hỏi:

- Rủi có con đừng làm rùm nghe.

- Ư ư...

- Anh cũng muốn có con. Già cái đầu rồi, cứ hun con nít khính của người ta.

- Ư ư...

Bỗng nàng kêu lên the thé: Anh ơi! rồi quào loạn xạ trên lưng tôi.

.... Nàng đưa cho tôi xem chiếc khăn trắng mà nàng lót dưới chiếu trước khi tôi yêu nàng, cho tôi xem và gục đầu vào vai tôi mà nức nở.

- Anh tin rằng em yêu anh là người đầu tiên chưa?

Tôi làm thinh. Nàng nói tiếp:

- Để em giữ làm kỹ niệm.

Tôi nhìn thấy mấy cánh hoa hồng tươi mà tự hào cho cái kiếp giang hồ bạt búa của mình. Nàng tiếp:

- Nhưng chắc kỳ này không có con đâu anh.

- Sao em biết?

- Em biết luật Ogino mà. Sau khi có kinh một tuần lễ hoặc mười ngày thì ăn ở với chồng mới có con. Em vừa sạch kinh mới có hai ba ngày thôi. Anh phải yêu em tuần tới.

- Biết anh còn ở đây không?

- Anh đi đâu em cũng tìm cho được.

- Rủi anh chết làm sao...

Chia bịt miệng tôi bằng nguyên cái gò má nóng bừng của nàng.

Như thói quen của thầy pháo, phát thứ nhất chỉ là phát lấy tọa độ. Phát thứ hai mới là phát tàn sát kẻ thù. Tôi lẽ nào không theo cái nguyên tắc pháo binh đó. Hình như hôm nay tôi đã vượt chỉ tiêu.

Tôi giật mình thức dậy và xem đồng hồ. Con Ua sắp về. Tôi khoác lại y phục và bảo nàng tôi phải về bên ngoại. Chia biết ý tôi sợ Ua về bắt gặp nên trừng mắt:

- Bộ anh sợ nó bắt gặp anh ở đây hả?

-.....

- Em cần nó biết anh đã yêu em. Nếu nó không biết em sẽ nói cho nó biết.

- Thôi đi em ơi, làm đổ bể tùm lum anh trốn khỏi đất này luôn.

Chia cười ngất, vuốt má tôi:

- Coi vậy mà nhát gan!

Tôi ra ngoài nhà mở cửa. Khách tới mua hàng. Không có ai quen. Toàn là lính và cán bộ. Tôi cứ hốt đậu, đường muối, thuốc lá... đưa cho họ và chỉ lấy tiền tượng trưng. Họ mừng quýnh không kịp cám ơn nhận hàng rồi rút đi. Một người quay lại nói:

- Cầu trời cho ông mở thêm một vài cái quán nữa!

Tôi vừa quay vô thì có tiếng hỏi:

- Quán có bán thuốc rê Gò Vấp không?

Nghe giọng quen quen, tôi quay lại và kêu lên:

- Chú Tư! Chú đi đâu xuống đây?

- Đi họp! Sao chú ở đây?

- Dạ cháu về nhận công tác... Mời chú Tư ngồi. Để cháu nấu miếng nước pha trà quạu chú uống chơi.

Chú Tư Thiên trông gầy tọp. Râu ria như chổi chà tua tủa, tóc dựng đứng như bó rơm, mắt sâu như hai cái hố bom đìa.

- Tình hình ở trển có yên không chú Tư?

- Yên gì mà yên? Đêm pháo, ngày máy bay. Lúc này chú về trển tìm không ra ai hết. Thằng Tư Thuận dông luôn rồi. Tôi đã biết cái dèo nó cho vợ con đi ra ấp chiến lược trước mà!

- Má Hai có về không chú?

- Về đâu được mà về. Con Lụa có tin buồn. Để tôi kêu con Là lại gặp chú.

- A cổ cũng ở đây nữa à?

- Bây giờ ở trển chỉ còn hai chú cháu hôm sớm với nhau thôi. Đi họp huyện mà tình hình động quá. Chú với con Là tới Xóm Bưng mà huyện đội huyện ủy đi đâu mất tiêu. Hai chú cháu đang tính tới tính lui xem có nên đi tìm hay trở về. Cuối cùng tọt xuống tới dưới này. Ăn ở lêu bêu thế này nó chụp một cái là bị hết nguyên con.

Chú Tư đứng dậy đi. Nhìn chú ra tới đường tôi mới thấy sự có mặt của nàng xã đội là nguy hiểm vô cùng nhưng chẳng lẽ lại ngăn chú hoặc mình lánh mặt?

Chập sau, cô xã đội phó tới, chân bước loăng quăng, mặt mũi hớt hãi, cây trường bá đỏ chĩa họng lên trời.

- Anh Hai tôi đâu, anh Hai tôi đâu?

Chú Tư đi phía sau, cười khoe hai hàm răng xếu xáo:

- Ai đứng sầm sầm một đống kia?

Là chạy nhào tới ôm choàng lấy tôi rồi úp mặt vào ngực tôi mà òa lên khóc. Tôi đứng chết trân. Đợi chờ nàng bớt cơn mưa giông tôi mới hỏi:

- Gia đình mạnh hết hả em?

- Ba con Rớt hi sinh rồi.

Tôi nghe rụng rời tay chân. Hiện lên trước mặt tôi con bé mồ côi và người mẹ trẻ góa bụa dưới một cái hầm đất hôi hám. Bé Rớt lúc nào cũng.quấn quít bên tôi. Lần nào tôi đi, nó cũng hỏi: Cậu Hai chừng nào về? Nhớ tới bé tôi không cầm được nước mắt. Nay ba nó hi sinh thì nó sống làm sao. Mấy dòng chữ tôi phóng cho nó đời nào nó mới học thuộc?

- Má có về không em?

- Anh đi đâu mất biệt vậy?

-Thì đi công tác chớ đi đâu!

- Anh hứa rước gia đình vô để gặp má, làm em chờ hoài.

- Anh có cho đi móc nhưng không kết quả em ạ! Anh mới vừa nhờ người đi hồi sáng này.

Mắt Là sáng rực lên.

- Người ta đi, chừng nào về, anh?

Tôi thấy tội nghiệp cô gái quê chân thành đến mức độ khờ dại. Tôi thật tình không muốn đi sâu vào tình cảm của Là vì tôi biết tôi không thể lấy một người vợ như vậy. Cũng như với Ua, bị Là ép tôi phải nhận. Tôi cho nàng những gì nàng đòi hỏi, nhưng tôi không hứa hẹn gì. Chuyện tôi rước gia đình vào để gặp má Là do nàng mơ ước chớ không phải thoát ra từ quyết định của tôi. Nàng quay sang chú Tư Thiên:

- Mình ở loanh quanh đây tìm huyện ủy chú Tư à!

Chú Tư biết ý cô nàng muốn ở nán lại chờ tin vui do cây móc mang về, nên nói:

-Tao ở mấy ngày cũng được! Trâu già đâu nại dao phay, nhưng sợ cho cái thân gái của bây lang bang như chuột không hang rủi có chuyện gì thì khổ.

Là cười như mếu và quệt nước mắt:

- Không sao đâu chú! Chẳng lẽ lại xui dữ vậy sao?

- Năm may ngày rủi biết đâu! Ừ, ở thì ở, nhưng để tao tìm thằng ấp đội trưởng để nếu có bị chụp hai chú cháu có hầm mà chui. Cháu ở đây nghe? Chú đi xế xế thì trở lại.

Nói xong chú xách rựa ngoéo, đội mê nón lên đầu vai vác khúc cây cò ke lúc nào cũng sẵn sàng đẽo cây đòn gánh để đổi rượu, thuốc rê hay vật dùng khác.

Chia từ trong bếp bưng mâm trà đi ra. Là nhìn Chia, Chia nhìn Là bằng những cặp mắt của tử thù sẵn sàng ăn gan uống máu nhau. Nhưng Chia đặt mâm trà lên kệ hàng rồi nhã nhặn mời: Anh chị giải khát và lui vào. Còn Là thì quắc mắt ngó theo rồi quay sang hỏi tôi bằng một giọng mát mẻ:

- Ai vậy anh Hai?

- Con của chủ nhà đi móc dùm anh!

Biết Là không tin (như lần vô quân y của Tư Chuyền bắt gặp hai cô Hằng Nga đang ăn khoai mì với tôi), tôi thêm:

- Đó là vợ của một chiến sĩ ở cơ quan anh mà. Khổ quá!

- Ừ! Cho nhớ đa nghe!

Tôi xoay sang hỏi thăm công tác. Là chỉ đáp nhát gừng và kết luận:

- Kỳ này lên quận tôi trả chức.

- Sao em nói kỳ vậy?

- Dân ra ấp chiến lược, du kích lẫn tránh, cán bộ nằm nóp hoặc ngồi thum, còn các bà Hai Xót, Năm Đang thì biến mất, muốn xin chỉ thị chỉ biết vô rừng cao su tìm cái miếu thổ thần, nhưng ông thần cũng ra ấp chiến lược rồi.

- Em đã hoàn thành ba cái hang cho ông Ba Xu chưa?

- Đào nửa chừng thì bỏ mứa. Tụi thằng Trương thằng Hiếu cõng vợ con chiêu hồi rồi.

- Trời đất! Còn hai thằng Mã Tử và Đầu Ban?

- Còn đó nhưng chỉ có xác, không có hồn!

- Con Rớt....

- Nó nhắc anh hàng ngày. Tụi con chị Tám Khỏe cũng vậy. Ngày nào cũng hỏi cậu Hai chừng nào về?

Tôi ngồi nói chuyện với Là mà trong bụng rối bời. Chắc nàng Chia đã biết Là là ai rồi. Nếu đổ bể ra không biết tôi sẽ giải thích như thế nào cho cả hai bên để cái ngòi nổ tịt đi.

Đang ngổn ngang trăm mối tơ vò thì một chiếc xe đạp vọt vào sân: bà chằng lửa về tới. Giống như một màn kịch tới hồi quyết hệt. Trông thấy tôi, Ua quát ngay với giọng hằn học:

- Anh qua đây làm gì?

- Đón em chớ làm gì nữa.

- Sao không ở nhà chờ mà đón ở đây?

- Sao em không về nhà mà lại vô đây?

- Má con Chia gởi hàng lụa về cho nó!

Ua vừa nói vừa mở lấy mấy gói ở poọc-ba-ga đem vô, vừa đi vừa kêu:

- Chia ơi ra lấy đồ.

Rồi banh một gói hàng nói tía lia.

- Cái này má gởi vô cho anh. Một bộ ni-lông dầu. Cái này là vải dù và xanh-tuya-rông em mua ở chợ Bắc Hà cho anh. Má nói má đồng ý hết trơn. Bảo cơ quan lo liệu, khi xong má sẽ về. Má hỏi chú Sáu Huỳnh làm chủ hôn bên đàng trai được không?

Là lõ mắt nhìn tôi. Tôi làm cầu thủ nhanh nhẹn gạt bóng văng ra khỏi vùng cấm địa:

- Còn vụ rước gia đình anh tới đâu?

- Dì Tư lên chuyến xe sớm nhất đi Sài gòn. Chắc bây giờ bả đang bước vô cửa nhà anh.

- Tình hình Đồng Dù thế nào?

- Ở trong này anh cũng biết cần gì phải hỏi em. Lính Anh Cả Đỏ vô ngập cả Đồng Dù rồi. Trực thăng sâu rọm câu pháo từ Long Bình xuống đó liên tục. Xe tăng chạy có bầy như trâu. xanh-tuya-rông rẻ rề. Bình toong hạ giá. Tụi Mỹ ném bỏ nhiều quá mà. Người mình ở Củ Chi ra làm cho tụi nó đông như kiến cỏ. Quần là áo lượt cười nói toe toét không còn coi các chú các anh trong này ra cái gì. Có mấy con nhỏ du kích của Bảy Mô trong đám làm công nữa. Vừa thấy tụi nó em lánh mặt rồi dông luôn. Nó rành em mà.

- Cái cổng chính ra vào ở Ngả Tư Trùm Tri còn mở hay đã đóng lại rồi?

- Chuyện đó nói sau t Anh đi qua đây bao lâu rồi?

- Mới ngồi chưa nóng đít mà, cạch hỏi làm gì gắt vậy?

- Thôi đi về. Em có chụp hình để anh cất trong bóp, lúc nào cũng có em bên anh luôn.

Là trợn mắt:

- Nè, con đỉ! Tao nói cho mày biết. Đây là chồng của tao.

- Ơ kìa! Chồng gì, chồng ngồng hả?

(Nãy giờ Ua tưởng Là ở trong đội du kích ấp nên không để ý.)

Là đứng chồm dậy trỏ mặt Ua và chụp lấy súng.

- Tao bắn...

Ua hụp xuống và núp sau lưng tôi. Tôi giật cây súng trong tay Là. Tôi chưa kịp nói gì thì Sáu Huỳnh bước vô:

- Bây làm cái trò gì đó hả tụi con nít quỉ?

Ua thò đầu bên vai tôi run run nói.

- Con nhỏ này định bắn cháu.

Sáu Huỳnh vốn quen Là từ trước vụ tiếp đón thằng Bọ Chét, nay đụng bất ngờ, anh điểm mặt:

- Làm bậy tao trói đầu hết hai đứa.

Là phân trần:

- Chồng của em mà con nhỏ này nó nói...

- Cưới hỏi hồi nào, nó là cán bộ của tao, sao tao không biết?

- Dạ má em đồng ý rồi, nay mai má ảnh ra gặp má em.

- Cơ quan chưa cho phép!

- Chú Sáu nghe bà ngoại nói chịu gả cháu cho ảnh, nên hồi sáng này em ra Củ Chi gặp má em, má em cũng đồng ý rồi.

Sáu Huỳnh gạt phắc:

- Không có thành chuyện gì hết nếu tao chưa cho phép. Bây làm sao nó mất chức như Hai Giả thì làm.

Là không chịu thua:

- Ảnh hứa với em trước rồi mà anh Sáu?

- Ảnh cũng cũng...

Sáu Huỳnh quát vào trong.

- Con Chia đâu? Ra đây tao bảo.

Chia lẵng lặng bước ra đứng nép vào mép kệ. Sáu Huỳnh hất hàm.

- Nó có hứa gì với mày không?

- Dạ.. cháu... cháu...

- Tao nói cho bay biết là cán bộ muốn lập gia đình đều phải báo cáo, cơ quan có chấp nhận thì mới được cưới chớ không có ai dám tự ý quyết định hết. Cấp bậc của ông trưởng ban H6 này là phải được khu ủy duyệt xét chớ không phải tao thông qua là xong đâu.

Ba cô nàng nhóc mỏ cá kèo nghe chấn chỉnh tư tưởng. Nàng Ua có vẻ cương lý:

- Cháu thấy thiếu gì ông có vợ rồi mà vẫn léng phéng, sao không có kỷ luật gì hả chú?

Sáu Huỳnh hơi nhột vì vụ lẹo tẹo với cái cơ sở má con Chia, nhưng vốn nghề quân báo lẽo mép, y quát:

- Ai đâu?

- Như ông Hai Giả, ông Năm Tiều, Năm Cai, Sáu Nâu, Năm Ngó... ông nào cũng con vòng con cỡi hết á?

Sáu Huỳnh trợn mắt:

- Sao bây biết họ không bị kỷ luật? Kỷ luật phải tuyên bố ra cho bây nghe để họ mất uy tín thì làm sao công tác?

Ua vẫn xon xỏn đối đáp:

- Cháu biết có người... lẹo tẹo.

Sáu Huỳnh biết con nhỏ ám chỉ mình nên quạt mạnh.

- Đó là cần thiết cho công tác! Khi cần công tác hoặc để che mắt địch, hai chú cháu còn phải đóng trò vợ chồng như con Thanh và chú nó là thằng Nam, tụi bây con nít biết gì. Đến mày nay mai nếu cần tao cũng bắt mày làm kiểu đó.

- Ừ cho cháu đóng với anh Hai thì cháu chịu bền.

Sáu Huỳnh nghiêm sắc mặt:

- Nào, nói sơ về tình hình Đồng Dù nghe coi!

- Người trong mình ra làm công như kiến cỏ. Mỹ đi đụng đầu lộp cộp Xe tăng chạy rung đất. Trực thăng bay đen trời. Cà-nông câu tới liên tục. Chợ Bắc Hà bán đồ rẻ mạt.

- Nay mai rồi mày vào bên trong điều tra rành rẽ hơn.

Sáu Huỳnh đứng dậy bảo ba cô:

- Thôi giải tán đi. Cô xã đội phó đi về hoàn thành cái vụ hôm trước cho sớm. Sắp có việc cần đến nơi rồi. Con Ua chuẩn bị đi Sài gòn bây giờ nè. Tình hình như nước sôi ở đó mà giành chồng.

Rồi anh khều tôi ra đường bảo nhỏ:

- Tao biết ba con gà dò này mày chỉ xé phay tạm cơn đói lòng thôi chớ chắc mày chẳng lấy làm vợ được. Một đứa thì cục mịch, đứa lại quá nông nổi. Con Chia, mùi mẫn thì được còn đóng vai hiền nội thì cũng hụt tiêu chuẩn. Mày cứ việc bứt dây oánh tuất. Nhưng nhớ giàn xếp cho khéo đừng để nó làm bể bạc tùm lum. Con Ua nó biết mày ở đây cả ngày với con Chia chớ hổng không đâu, nó lém lắm.

- Nó bảo nó chịu cho con Chia chung chồng với nó, nhưng con Chia phải làm bé.

Sáu Huỳnh cười phì:

- Con quỉ hón đó ghê lắm. Chuyện gì của ai nó cũng biết hết. Mày vô bảo nó về đằng nhà thăm bà ngoại. Từ hồi sáng tới giờ tao không có về nhà. Có chuyện rắc rối lắm!

- Gì đó anh Sáu?

- Bí mật, nhưng tao xì một chút cho mày nghe. Vợ thằng Tư Minh là cơ sở của mình ở Sài gòn. Mụ ta làm thợ may nhưng trong nhà có súng đại liên và vài chục trái mìn. Công tác viên vừa ra cho biết là tụi cảnh sát Sài gòn có vẻ như đánh thấy hơi. Tao và Chín Lộc muốn cho dời đi, nhưng không có chỗ. Một tên sĩ quan cấp tá từng là tay trong của mình lâu năm ngỏ ý muốn nhận số vũ khí đó đem cất giấu một nơi đặc biệt, nhưng tao ngại loại rắn trung hai đầu, nó chích một cái là trời cứu, nên tao chưa quyết định. Đem bấy nhiêu vũ khí đó được vô thành phải trầy vi tróc vẫy chớ đâu có dễ. Rủi bị tụi nó biết thì khóc không ra tiếng.

- Tôi nghe nói tụi tướng cũng móc với mình hả anh Sáu?

- Có, nhưng ít lắm.

- Sao mà có loại người như vậy hả anh, tôi thực tình không hiểu nổi.

- Đời này chẳng có cái lương tâm nào là không biến thành hàng hóa. Mày không đọc thơ Giao Thừa của cụ Tố nhà ta đăng trên báo Nhân Dân Xuân 61 à?

- Có! Hàng hóa lương tâm cũng thiếu thừa!

Sáu Huỳnh làm dấu.

- Đưa cái này và cái này ra, không có lương tâm nào không chảy ra nước. Mày nghĩ coi, một tấm hình L19 một lời báo cáo láo giá ba triệu, khó gì mà không xơi? Công tác này mệt lắm mày ơi!

Sáu Huỳnh mở sắc-cốt móc một cọc bạc giấy mới cước cạnh dúi vào tay tôi và bảo:

- Lấy xài. Tao mới được tụi Tàu Chợ Lớn đóng thuế. Mày có về H6 ráng cẩn thận nghe. Biệt kích như rươi đấy. Việc vợ con tính mau mau đi. Đừng có cầu toán. Ông già bà già mày cần có cháu để trên đầu trên cổ với người ta. Tao đi công tác vài bữa rồi về, chắc gặp ổng.

Sáu Huỳnh vừa đi thì Là tới. Tôi móc đưa cho nàng năm ngàn (với số tiền này có thể mua được một cái radio Sony) bảo:

- Em về lo thu xếp cho cô Lụa và bé Rớt qua Bến Chùa với má. Ở đó có trường cho nó học. Tội nghiệp cô Lụa, mới ngần ấy tuổi mà đã góa chồng. Anh thương bé Rớt quá chừng. Nếu dễ dàng thì anh đem nó theo anh để dạy dỗ.

Là bắt ngay câu nói của tôi để buộc chặt.

- Anh thương con nít mà không chịu có con?

- Anh không biết sống chết ngày nào. Do đó anh không muốn để khổ cho ai hết. Em thấy không, như bé Rớt bây giờ ai nuôi nấng?

Là đứng lặng thinh. Tôi hỏi:

- Cái hầm cho ông Ba Xu em đã làm xong chưa?

Là vùn vằn:

- Ổng ở miết bên Bến Chùa Thanh An dầm nằm dề tại nhà dì Ba chớ đâu có ở bên này mà cần hầm hố?

Là cười ngượng ngập:

- Bộ anh nhớ cái... gì ở trên nắp hầm đó hả?

- Nhớ chớ sao quên được.

- Anh mà lang thang thì em đi vành đai cho anh coi.

Tưởng Là nói về thành nhưng Là lại nói vành đai, nên tôi hỏi:

- Đi vành đai là sao?

- Là đi với mấy ông du kích ra hàm ếch bắn tỉa Đồng Dù cho nó pháo lại chết ngủm chớ sao nữa?

Tôi thấy tội nghiệp cô bé quá, định hôn một cái để vuốt giận cô nàng, nhưng nàng Ua lại phóng xe đạp ra, la oang oang:

- Em vừa chấn cho con Chia một mách cho bỏ thói giựt chồng kẻ khác! - Ua đạp ngang chầm chậm - Còn bà xã đội này nữa, không có được rù quến người ta nghe! Và anh nữa, anh lớ quớ em phăng teo anh luôn đó. Chút nữa về nhà, em tặng cho tấm ảnh mới chớp.

Nhìn theo cô gái đạp xe với chân hơi ngắn nên phải dùng mũi chân, cặp mông trệu qua trệu lại tôi phát tức cười. Là gắt hỏi.

- Anh quen với cô ta hồi nào vậy?

- Vài hôm thôi.

- Sao cổ gọi anh là chồng?

Anh không biết.

- Bộ anh có gì với người ta nên người ta mới dám nói vậy. Lúc nãy cổ xôm lên là em để cho một phát bá đỏ.

- Chịp! Em nói bậy quá? Không thể làm như vậy được. Nếu anh yêu cô ta thì cô ta có chết anh cũng yêu, còn không yêu thì cô ta có ở bên cạnh anh vẫn không mà.

- Còn con nhỏ chủ quán là ai?

- Má cô ta đi móc gia đình cho anh. Cứ tra hạch hoài.

- Trở về trên lại có cô Ba Phi, cô Thanh Tuyền hả? Anh nói thiệt đi, chừng nào anh làm đám cưới.

- Anh không cưới ai hết. ở trên đó mới bị B52, biết có còn không mà cưới.

- Không, em hỏi chừng nào cưới em kia!

- Để gia đình vào xem!

- Em ở đây chờ ba má anh vô.

- Rồi còn cơ quan nữa. Em không nghe ông thủ trưởng của anh nói hồi nãy à?

Có tiếng Chia từ trong nhà vọng ra:

- Mời anh chị vô ăn cơm để đói bụng.

- Đi vô ăn cơm, em!

- Không có ăn uống gì hết. Em thấy mặt nó là em muốn trào máu họng em lên rồi!

- Cô đó tốt lắm.

- Cô nào đẹp đẹp anh cũng cho là tốt hết. Sao anh không khen bà Hai Xót, bà Năm Đang, con Út Nhở, bà Năm Cầu Xe tốt dùm chút?

Tôi cười trừ:

- Thôi, trên đời này chỉ có mình em là đáng được anh khen thôi.

Như không nghe tôi nói, nàng tiếp:

- Ở bên Thanh An người ta định bỏ vòi qua đây coi mắt em, do dì Ba làm mối. Má nói má nghe em đã hứa với ai rồi, nên người ta thụt.

- Anh khuyên em nên sang bên đó sống bên cạnh má để săn sóc má tốt hơn, ở bên này công tác chẳng được bao lâu nữa.

- Em cũng muốn như vậy, nhưng em còn nấn ná ở đây là vì anh!

- Em không nên vì anh một chút nào hết.

Là trừng trừng nhìn tôi. Tôi nói luôn:

- Anh bảo thật đấy. Em thấy chị Lụa em đó không? Nay mai anh sẽ chỉ huy đơn vị chiến đấu, bom đạn gấp trăm lần công tác dân công của ba con Rớt. Anh không sống để cưới em đâu. Để rồi em xem anh sẽ không có cưới ai hết, không thể cưới ai hết trên cái đất Củ Chi này.

Tôi chưa bao giờ thấy Là trầm tĩnh như hôm nay. Nàng không nói gì mà nước mắt chảy ròng ròng trên đôi má. Tôi muốn lau cho nàng nhưng sợ con bé ác ôn hiện tới thình lình. Tôi buồn thật sự. Và tôi cũng chưa bao giờ nghe nỗi buồn thấm thía đến như hôm nay. Chiến tranh đã động tới tất cả mọi người. Thằng Trần Chánh Lý chết ngồi ở gốc cây rừng Trường Sơn, trên đó những chiếc võng giăng, người nằm không bao giờ dậy nữa. Thu Hà, Huỳnh Mai. Những người yêu mình cứ xa dần hoặc biến mất. Rồi lại có thêm, nhưng cũng như trước, xa rồi biến mất. Bé Rớt giờ đây không còn gặp lại ba được nữa, nhưng nó không biết điều đó. Bỗng nhiên Là bảo tôi:

- Anh đi với em lại đằng này chút.

- Nhà ai? Có hầm hố gì không đã?

- Không, vô rừng thôi..

-!!

Tôi ngó Là kinh ngạc. Là hồn nhiên:

- May ra kỳ này em có con với anh.

Có thể nào tôi từ chối một ý định như vậy không? Tôi đi theo Là đến nơi nàng dắt. Tôi đứng nhìn quanh. Nhờ Là hướng đạo cho tôi kỳ trước mà tôi quen thuộc được nhiều địa hình. Kìa là gân dứa xanh giữa đồng ăn liền với con suối chảy thông tới cầu Lào Táo ở đường số 7 bót Trung Hòa. Nọ là xóm Mới dính liề với sở cao su Ba Lăng gối đầu lên đường số 1 đi Trảng Bàng. Nếu không có Xóm Bò Cạp thì có thể nhìn thấy đường một làng, ở đó có ấp Phú Hiệp ăn ra xóm Cây Sộp sát bên Đồng Dù. Xe tăng chạy, trực thăng bay rầm rì mà hai đứa coi như pha. Một lùm cây ở giữa đồng không đủ kín, nhưng vì dân làng đã bỏ đi hết nên không lo có người qua lại. Bên trong có một cái chòi, loại chòi của chăn trâu chăn vịt. Chắc các ông bà du kích từng trú ngụ ở đây.

Một bộ vạt tre xệu xạo. Là ngồi xuống và nói ngay:

- Anh yêu em đi. Có lẽ đây là lần cuối cùng.

- Tại sao?

- Em sẽ đi Thanh An hoặc sẽ chết.

- Lấy chồng làm ăn, nuôi má hay hơn em ạ! Em thấy thằng Tư Thuận không không? Đám thanh niên đã đi hết rồi. Nơi anh đóng cơ quan bây giờ cũng không còn ai. Nếu không chết trận thì cũng vô thành đạp xích lô, làm thợ mộc thợ hồ kiếm ăn và kiếm sống. Ở vùng Mặt trận thì đói và chết dễ dàng.

Tôi phân tích tình hình địch ta cho cô nàng nghe. Cô chăm chú nhìn tôi và tôi cũng có cảm tưởng là tôi nói cho tôi nghe nữa! Ngày xưa kháng chiến, toàn dân căm thù thực dân Pháp nên có câu khẩu hiệu Bất hợp tác với giặc, Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh. Em bé tự tẩm dầu làm đuốc sống đốt kho xăng Thị Nghè, ba em bé vô danh leo lên lầu nước treo cờ độc lập! Nguyễn Bình đã vào Sài gòn Chợ Lớn như cơm bữa mà mật thám Tây không động được lông chân. Chúng treo giải thưởng mười ngàn bạc Đông Dương cho ai bắt được ông ta... nhưng chẳng ma nào hưởng ứng trái lại còn cất giấu ông. Một anh thợ hớt tóc ở đốc cầu Bình Điền chuyên môn cạo đầu tụi lính Lê Dương gác cầu này. Một hôm có thằng Tây vác súng ngất nghễu đi tới đưa đầu cho anh cúp. Thằng tây được anh lấy ráy tai đã ngứa nên lim dim ngủ. Anh lấy con dao cạo ra cạo râu, rồi đưa một nhát... Mười lãm phút sau anh xuống xuồng với khẩu súng mi-trây-dết và cái thủ cấp thằng Tây mắt còn nháy nháy (đồng bào kể cho nhau nghe thêm thắt cái chi tiết lý thú này) bơi tuốt vô khu nạp cho ông Bảy Trấn Trưởng Ty Quốc Gia Tự Vệ Cuộc Tỉnh đang đóng ở kinh Lý Văn Mạnh. Còn bây giờ? Mỹ tới người ta theo rần rần. Người mình không xem Mỹ như Tây ngày trước. Số người thù ghét Mỹ không bằng 1/100 số người ghét Tây. Người ta không coi việc hợp tác với Mỹ là phản quốc, là Việt gian, là quên non sông gì cả Mỹ nó vô đây để giúp mình giữ nền độc lập. Cán bộ cỡ như bà khu ủy, bà Năm Đang, Hai Xót, Là v.v... và cả tôi nữa cũng khó lòng mà bẻ lại lý luận đó. Hà hà... thì đó, vợ con cán bộ đi làm cho Mỹ ở Đồng Dù nhờ đó mà cán bộ mới có tiền ăn mà chống Mỹ. Thì đó, ngày nào lại chẳng có người hồi chánh?

- Anh làm gì mà ngồi nói lảm nhảm vậy hả?

Tôi đang bị cuốn hút vào những ý nghĩ miên man thì bị Là đập tay lên vai. Tôi quay lại. Nàng đã trải xong tấm vải dù trên bộ vạt. Bãi đã dọn sẵn. Chỉ còn đổ quân. Nàng hứng lấy mọi sự tấn công của tôi với một sự khao khát của một vạt đất khô nẻ được mưa đầm đìa. Còn tôi thì tôi xả thân một cách hết lòng như để chuộc tội phản bội trái tim yêu của nàng, để bảo nàng rằng: "Anh có yêu ai đâu! Tất cả anh chỉ dành cho em! " Mà thật vậy, khi yêu người đàn bà con gái nào tôi cũng cảm thấy tôi mới yêu lần đầu. Quyết tâm chiến thắng đối phương của tôi lần nào cũng được biểu hiệu một cách rõ rệt. Hơn thế nữa tôi tự nhủ: đây là lần cuối cùng, mai mình chết. Hãy tận hưởng. Nàng như con suối bị đắp ngăn, chỉ một nhát cuốc vừa bỗ là nó đã tràn trề tuôn chảy. Chúng tôi không còn thì giờ ôm ấp và trò chuyện lâu lắc như tôi với Chia.

Nàng buồn rầu bảo:

- Anh có thương ai thì thương, đừng quên em là đủ.

- Anh có thương ai đâu!

- Anh! - Nàng kêu lên rất khẽ và nhào tới bá cổ tôi - Em ước mong em được một đứa con với anh. Cho em và cho anh nữa. Nếu anh hi sinh thì em cũng còn mang anh trong òng.

Chúng tôi trở ra đường. Là trở nên trầm tĩnh như một anh línhh trước phút lao vào trận địa bịt lỗ châu mai. Nàng chấp nhận cái đau khổ không tránh được: Sự cách biệt với tôi.

Chúng tôi đứng trước một gốc cây cành lá gãy cụp che nửa mặt đường. Trời đã ngã chiều, không khí vắng lặng như chết.

- Anh vô đi, em đi tìm chú Tư!

Tôi không nỡ rời nàng. Nàng quay lưng. Tôi gọi một tiếng to như trăn trối. Nhưng nàng cắm cúi đi, không quay lại. Tôi thấy tất cả đều tan vỡ trong tôi nhưng tình yêu của một cô gái quê còn đọng mãi.

Tôi trở lại quán thì thấy Chia đang đứng ngơ ngáo ở trước thềm. Trong nhà, vài ba ông lính đang uống rượu với khô cá kèo, cá mực. Lúc nào hễ có dịp ăn uống nhậu nhẹt là nhà lính ta ăn uống nhậu nhẹt. Cuộc sống ở đây quá mong manh, người ta cố níu lấy được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Ngày mai sẽ đội B52, pháo, rốc kết, sẽ bị xe tăng khui hầm, bị bom chôn sống.

Tôi đi thẳng vào sau nhà. Chia đi theo tôi, đẩy tôi xuống hầm. Tôi nằm lên giường. Nàng chạy lên một chốc rồi trở xuống với ly sữa trên tay.

- Anh uống đi rồi ngủ một giấc cho khỏe.

Tôi ngoan ngoãn vâng lời bà tiên.

Tôi giật mình khi nghe hơi mát lướt trên mặt. Tôi mở mắt ra. Trong ánh sáng lờ mờ của lòng hầm tôi nhận ra bà tiên đang ngồi cầm chiếc quạt nan phe phẩy.

- Ngủ đi anh!

Tôi vít đầu nàng xuống và bà tiên trở thành phàm tục trong đôi tay phàm tục của tôi. Tôi lại tự nhủ: đây là mâm cỗ ân huệ của tên tử tù. Sau đây sẽ không có gì khác hơn là lưỡi gươm máy. Tôi đi vào tâm hồn nàng một cách chậm chạp nhưng tận tình và đến nơi. Nòng súng của người chiến sĩ sau khi đã khai hỏa lần đầu thép có phần lạnh hơn nhưng vô cùng chính xác. Anh ta tỏ ra là người xạ thủ có kinh nghiệm ở trường bia. Nàng như một khúc đuôi thằn lằn đứt run rẩy tíu tít. Chính nàng cũng chất lưỡi như chú thằn lằn ở trong xó tối nào kia đang nhìn thấy cảnh này. Nàng rủ rỉ bên tai tôi:

- Anh thua em rồi!

- Em thua thì có.

- Thua trí cơ!

-Trí gì?

- Buổi sáng em nói dối anh.

- Dối gì?

- Em nói là em vừa sạch kinh không thể đậu thai. Nhưng không phải. Em đang trong thời kỳ có khả năng thọ thai nhất.

Tôi cười:

- Em tưởng anh sợ có con à? - Tôi hôn nàng nơi vành tai và bảo - Chính anh đang rất muốn có con. Ngày mai em đẻ cho anh một...

-... Bầy Thiên Lôi nghe!... À này, cho em hỏi anh câu này được không?

- Sao không hỏi từ đầu. Bây giờ muộn rồi. Hỏi có bao nhiêu cô đeo anh chớ gì?

- Không bao giờ!

- Vậy hỏi gì?

- Sao anh lấy tên Lôi. Bộ bị người ta kéo lôi hoài hả?

- Vì anh là Thiên Lôi.

- Anh có đánh ai đâu?

- Anh chỉ vâng lịnh người khác xách búa chạy rong hai chục năm trời. Không bao giờ tự chủ được.

- Bây giờ là chủ rồi.

- Chủ ai?

-Em!

Tôi bật cười:

- Chủ quán!

- Anh mà chủ quán thì vài ngày quán đóng cửa.

- Tại sao?

- Vì anh cho không chớ sao.

- Kẻ thắt ruột thương người ruột thắt, mắt châu rơi khóc mắt rơi châu.

- Em chỉ đùa thôi, anh đừng giận em.

- Anh không giận em.

- Anh có thể cho hết cả quán, chỉ chừa...

-..Em.

- Không! chừa anh.

- Anh cho anh nốt.

- Không!

- Cho em! Anh cho em tất cả anh!

Nàng hôn tôi như một tiếng cám ơn. Chúng tôi nói với nhau những chuyện vớ vẫn như thế. Nói bất tận, như một mẫu nhạc nhẹ một màn hoạt kê giữa hai lớp hát. Xong lại trở về tuồng chính với lớp hát kéo dài. Nàng bảo:

- Chắc em có thai.

- Sao chắc?

- Đúng luật Ogino Knaus mà anh! - Nàng lại hôn tôi - Anh sẽ có một thằng Thiên Lôi con giống hệt cha.

Có tiếng la oang oang ngoài trước: Bỏ mạng rồi. Lúc nãy không đóng cửa. Chạy ngõ nào?

- Anh Hai đâu, sao chưa về?

Biết bà chằng lửa tới, tôi kéo tay Chia giật giật và quơ quần áo đắp lên nàng. Nhưng nàng cứ nằm im. Tôi ngồi dậy, nàng kéo tôi nằm xuống.

- Kệ nó, cho nó thấy.

Tiếng chân bước thẳng xuống hầm. Tôi khoác vội y phục và bật dậy. Ua trỏ mặt Chia.

- Hén! Anh Hai vậy hén! Mày giật của tao há Chia.

Chia quát trả dữ dội.

- Rồi sao?

- Không sao hết! Mày giành thì tao cho, nhưng mày phải làm bé.

- Xí! Mặt này mà làm bé mày?

- Chớ tới sau mà đòi làm lớn hả? Anh Hai, đi về ngoại biểu!

- Ảnh không về!

- Không về, tao ở đây luôn, mày nuôi cơm tao. Tao ra mét dì Tư cho mày coi?

- Mét mét tao hổng sợ!

Tôi lên tiếng:

- Hai em làm vậy, anh bỏ về R ngay cho coi.

Đúng là cảnh ông Tam Tạng lọt vào triều đình của Tây Lương nữ quốc. Chỉ khác là tôi không thể là Tam Tạng được thôi. Câu nói của tôi như một gáo nước tạt vào hai ngọn lửa. Tôi quay lại Ua:

-Đi về để ngoại chờ, em!

.Ua chở tôi trên ngọc ba ga chạy rào rào. Vừa đạp nàng vừa nói tía lia:

- Em đẹp hơn nó, nó thùy mị hơn em. Anh thích đứa nào?

- Thích cả hai hoặc không thích đứa nào hết.

- Em biết anh thích ai mà. Nhưng mặc kệ. Nó làm gì làm, em vẫn là vợ chưa cưới của anh.

Ua bất thần nói ngang:

- Mấy thằng Mỹ to như trâu cui, con gái đi ngang nách nó.

- Em thấy ở đâu?

- Ở gần ngả Tư Trùm Tri, chỗ cổng chính vào Đồng Dù. Ở đó mới ký hai chiếc xe tăng chĩa họng về phía mình. Khi cần là nó khạc vô. Đạn bay qua đầu xóm Phú Hiệp, dân chúng đang làm ruộng ắt phải té đái.

- Sao em không báo cáo với anh Sáu?

- Báo thì cũng như không. Mấy ổng có làm gì mà báo cho mất công.

Ua không chở tôi về mà đưa tôi tới một ngôi nhà hoang cách ven đường không xa. Chủ nhà đi ra ấp chiến lược lâu rồi. Cột kèo bị cơ quan lấy làm hầm. Vườn tược du kích tha hồ đốn cây hái trái. Ua dựng xe vào gốc bưởi trước sân. Tôi nhìn quanh thấy nhiều vết đạn trên thân cây. Ua bảo:

- Con nhỏ xã đội, con Chia lui rồi, bây giờ anh là của em.

Tôi nói như giật mình:

- Để tối không được sao nhỏ?

- Chút nữa... mà không chút nữa gì, ngay bây giờ một trái cà nông có thể rớt ngay đây nè. Ở đó mà tối với sáng. Anh không biết ở Bầu Trăn có một đám cưới của một anh chiến sĩ công trường 9 ăn một.trái 155. Cả hai họ bay như lá.

Ua vừa nói vừa đi xăm xăm vào một chái nhà xiêu xiêu còn sót ở bên trái nền nhà. Nàng ôm quàng lấy tôi như giằn nén khao khát từ lâu.

- Cho anh tất cả đấy.

Tôi hơi run. Nàng giục:

- Hoặc của anh, hoặc của lính Đồng Dù.

- Sao vậy?

- Em đi qua đi lại trước mắt nó, nó tha cho à? Chừng đó anh đừng tiếc.

Tôi không thể mà cũng không muốn từ chối. Tôi muốn thành thật với tôi với nàng như mọi người khác thành thực với chính mình khi đứng trước một vệ nữ thần như hôm nay. Ánh chiều đã tắt hẳn. Hoàng hôn xuống khuyến khích cho việc thiện lẫn ác. Tôi đã uống cạn hai nguồn suối tiên trong khoảnh khắc, bây giờ vẫn thấy còn khát.

- Anh muốn được thì được, anh muốn mất thì mất. Chắc anh có nghe con Chia hát bài Que sera sera chớ. Nó thích bài đó lắm và nó muốn thả lỏng đời nó tới đâu tới. Thí dụ bữa nay anh yêu nó, mai bỏ nó, nó cũng chẳng màng. Còn em thì khác. Em phải nắm được những gì em muốn. Cho nên khi em yêu anh thì em yêu tới cùng. Em có cách làm cho anh không thể bỏ em để đi với người khác. Con nhỏ xã đội đó định chơi ác với em? Vì bất ngờ em không có phương tiện đối phó. Chứ bây giờ, em chấp nó!

Nói xong Ua rút trong túi quần tây một khẩu súng nhỏ xíu. Tôi nhìn mà không biết hiệu gì.

- Súng bắn ruồi ở đâu vậy?

- Mua.

- Mua ở đâu?

- Ở chợ Bắc Hà chớ đâu. Ở đó anh mua xe tăng đại bác gì cũng có, thứ này là đồ bỏ. Công tác của em cần món này, em lận lưng luôn.

Ua có vẻ như rửa được cái nhục trước cô xã đội.

- Lần sau nó có đến, anh đừng cho nó chạm trán em nghe. Nó đừng có tưởng cây bá đỏ của nó là ngon. Em không để nó bóp cò trước.

Tôi lại phải ngoan ngoãn làm theo lệnh nữ hoàng Tây Lương. Đêm qua vì cô công chúa Chia kềm kẹp nên tôi không dở được độc thủ với Ua. Bây giờ thì tôi tha hồ đấu tranh chánh trị lẫn quân sự, dùng chiến thuật phượng hoàng vồ mồi của Mỹ hay chiến thuật lấy thịt đè người của cụ Mao đều tốt cả. Vồ mồi trước rồi lấy thịt đè người sau, hay vừa lấy thịt đè người vừa làm phượng hoàng vồ mồi càng tuyệt sắc.

Trên một cánh cửa ván kê trên mấy chồng gạch gập ghềnh tôi càng có cảm giác lượn trên sóng biển bềnh bồng vô tận. Để kết thúc trận địa, tôi phải dùng đến chiến thuật bủa lưới phóng lao. Lưới thì đã bủa xong rồi, còn bước cuối cùng: phóng lao. Nhưng nàng cự tuyệt Tôi dụ hổ ly sơn để đạt yêu cầu, nàng nhất định vườn xuân có lối nhưng chưa cho vào:

- Bao giờ em là vợ anh thì mới được!

Con nhỏ này học nghề tình báo của Chín Lộc chăng? Tôi thầm nghĩ. Hay là cánh cửa vườn xuân của nàng đã bị mấy tên già dềnh mở toang rồi nên không muốn cho mình biết cái điều bí mật đó. Tôi lên nằm ghé bên nàng và rủ rỉ:

- Sao em bảo em là vợ của anh?

- Vợ chưa cưới!

- Vợ chưa cưới thì cũng là vợ chớ khác gì?

- Vợ chưa cưới là vợ chưa cưới, sao không khác! Chỉ khi nào cưới hỏi xong anh mới được hưởng cái ân huệ đó. Anh có đọc quyển Les demi-vìerges của Marcel Prévost không?

- Em đọc bấng Pháp được à?

- Quyển đó đã dịch ra tiếng Việt lâu rồi. Tụi học sinh em đều áp dụng theo đó cả nghĩa là cho cả, trừ một.

- Đối với anh thì em nên trừ cả, cho một.

Nàng tát yêu tôi:

- Anh quỉ lắm! Nhưng em vẫn yêu anh.

- Yêu mà thế à?

- Yêu mới thế chứ.

Tôi đành chịu rút quân trong danh dự. Nàng ôm đầu tôi, rủ rỉ:

- Em dành cho chồng em tất cả!

- Nếu chồng em không phải là anh?

Ua chớp chớp mắt vài cái rồi đáp:

- Nếu không phải là anh... ờ ờ... thì chỉ khi anh cũng không còn trên đời.

- Chuyện đó cần gì phải nói!

- Hoặc anh còn mà em lấy người khác làm chồng... nhưng chuyện đó chắc không thể có đâu!

Con bé này không phải thông minh vặt mà nó khôn ngoan mà khẩu khí thật chớ chẳng phải thường. Chín Lộc đã chọn đúng người để giao công tác. Chỉ tiếc cho nó là không được đi học để dính vào ba cái chuyện nguy hiểm này. Cuộc đời nó rồi sẽ không tránh khỏi bi kịch. Thấy tôi làm thinh, Ua hỏi:

- Anh suy nghĩ gì vậy?

- Số phận của em!

- Nó sẽ như thế nào?

- Chắc em sẽ thành công rực rỡ trong công tác.

- Khỉ mốc!

Ua ngồi dậy mặc quần áo vào không chút ngượng ngùng, vừa cài nút áo vừa tiếp.

- Dưới sự chỉ đạo của ông Hói và ông Tét em chỉ là một tên quân chạy hiệu, thành công gì! Hôm nọ anh có kể với em là anh có hụ hợ trong việc tiếp đón nhà báo quốc tế nào đó anh nói có một cô chiêu đãi tên Bốn, nhớ không?

- Cô Bốn của anh Sáu Huỳnh đưa tới.

- Em rồi cũng sẽ như Bốn thôi.

- Nghĩa là sao?

- Họ sẽ cấy em vào đám ruộng Mỹ Đồng Dù. Lúa nào sẽ trổ bông? Bốn trước kia cũng là... -Ua ngưng ngang - Thôi bỏ đi.

Ua giận dỗi rồi xách xe đạp chạy một mình, tôi gọi cách gì nàng cũng không trở lại. Tôi sợ nàng quẩn trí rồi làm bậy mang khốn. Tôi bắt đầu sợ và tìm cách lánh xa nàng, nhưng luẩn quẩn rồi cũng không khỏi.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx