sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 48: Gặp Lại Cố Nhân Hốc Hác Sơn Tiêu Và Tám Nghi

Trong kháng chiến chống Pháp cũng từng có một vụ thất tình của một anh cán bộ đã dẫn tới một hành động chính trị Một anh chàng học sinh Sài gòn dắt một cô bạn ra bưng để xây tổ uyên ương trong khói lửa. Ra khu được ít lâu, một tên cán bộ trung ương giỏi mép Mác xít đã cuỗm được cô nàng. Chàng kia uất ức trở lại thành kêu quân đội Pháp đến oanh tạc và đổ bộ đánh tan một hệ thống cơ quan ở vùng Bạc Liêu. Những người có trách nhiệm tìm cách che giấu rất kỹ nhưng sau cuộc tấn công bất thần đó, truyền đơn rải khắp nơi. Mỗi tờ giấy trắng đều in rõ hình anh chàng hận tình, tên tuổi và câu chuyện bị cuỗm người yêu cùng với danh tánh của những kẻ trong chuyện.

Sau đó lại xảy ra một chuyện khác ở vùng Cần Thơ. Tên tư lệnh mắt mèo Võ Quang Anh hốt vợ chưa cưới của sinh viên trường Quân chính Quang Trung. Cậu sinh viên này phẫn chí bỏ về thành đi học trường sĩ quan quân đội Sài gòn, lúc đình chiến lên đến trung tá. Trước khi về thành cậu ta nhắn với bạn thân: "Mày nói thằng này địt mẹ cách mạng dùm tao nghe!" Thằng bạn thân đó chính là tôi.

Có lẽ nào giờ đây tôi là kẻ cuỗm vợ chưa cưới của ai? Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Ngược lại chính một tên tư lệnh mắt mèo khác đã cuỗm người yêu của tôi. Nhưng tôi không nói gì cũng không thèm phản ứng. Vì tôi biết nàng ta không yêu hắn mà bị bà mẹ nàng dồn ép, dâng nàng cho hắn để hắn không đến ve vãn bà ta nữa. Sự ve vãn này có thể đưa đến sự thất tiết của bà. Lẽ thứ hai tôi luôn luôn nghĩ con gái như mảnh lụa đào phất phơ giữa chợ, cũng như chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn. Ta tìm cái khác. Thiếu chi mà ta phải ghen tương giành giật với nhau? Xoàng!

Với triết lý đó tôi không bao giờ đau khổ vì tình. Không có người con gái nào làm tôi đau khổ, và tôi cũng không muốn ai đau khổ vì tôi. Tôi muốn họ coi tôi như một thứ chim trời, cá nước, một con bướm khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Tôi chỉ sợ Ua quẩn trí thì khốn.

Cô nàng chỉ vọt ra Củ Chi trong vòng ba tiếng đồng hồ là cả vùng này nát như tương. Thoắt nghĩ như vậy tôi muốn vọt theo nàng nhưng nàng đã ra đến đường lớn. Chiếc xe phóng nhanh. Cô Hiền ra đến cái ngõ lan cỏ hoang rắp hờ bằng một nhánh chà tre để ngăn biệt kích chớ gì? Rõ một trò đùa. Ở trên R có một cơ quan cũng làm như cảnh giác cao, bắt nhân viên đốn nứa rào một châu vi rất rộng. Chẳng ngờ đó là một cách phô trương. Chẳng bao lâu biệt kích đột nhập, phối hợp với trực thăng đổ chụp giết sạch nhân viên.

Cô Hiền kẻo nhánh chà tre qua một bên lấy lối cho tôi vào rồi rắp lại ngay. Tôi vừa bước ít bước thì từ một cái chòi lá lụp xụp núp dưới một gốc bưởi bước ra một người:.

- Ê! bồ nhà!

Tôi nhìn ra ngay: Tám Nghi! Nhưng một Tám Nghi xơ xác hãi hùng. Hắn là thượng úy đoàn viên của một đoàn sĩ quan do tôi làm phó đoàn vượt Trường Sơn. Tám Nghi nói.

- Ổng được điện bá o của H2 mày đã rời trên đó hồi sáng. Tao cho người rình nãy giờ! Thôi đi vô, đi vô! Ổng đang chờ mày như trông nước uống.

- Gì mà dữ vậy?

- Mày thuộc về thứ dữ rồi chớ còn gì nữa?

- Ăn ở gì mà kín cổng cao tường vậy? Còn hơn mấy ông trời con giao liên trên Trường Sơn trốn khách!

- Phải vậy mới sống! - Tám Nghi quay lại Hiền lót tót theo sau bảo - Em đi vào đem trà kẹo và thuốc lá ra đây để anh bạn anh giải lao chút rồi vô yết kiến bệ hạ!

Tám Nghi đẩy tôi vào chòi. Trong đó có một chiếc võng mắc sẵn. Hắn bảo tôi giăng võng nghỉ ngơi chờ lệnh. Tôi nghĩ: lại một thứ triều đình con con so với trên R. Mỗi một ông lớn hùng cứ một vùng tha hồ đặt ra điều lệ riêng cho mình. Tôi hất hàm hỏi tám Nghi:

- Cô em nào coi khớ vậy?

- Thì cũng con nuôi của các ông thôi, hỏi làm gì?

- Mày không nuôi đứa nào à?

- Tao lấy gì mà nuôi?

Phong trào con nuôi em nuôi coi bộ lây khắp nơi!

- Biết vậy hay vậy, chớ có nói ra mà mất chỗ đội nón!

- Con gái bây giờ mà lọt vô cơ quan của mấy ông là in như phi tần của hoàng thượng vậy.

Tám Nghi móc thuốc Capstan ra mời. Hai đứa nằm võng lắc lư coi trời bằng hột vịt qua làm khói mờ. Tám Nghi hỏi:

- Tao nghe đồn mày sắp làm phò mã đâu ở trển?

-Đếch gì!

- Ở trển có phải yên thân không?

- Mày không hay vụ dưa hấu rụng kỳ rồi à?

- Có chớ sao không. Mày tưởng dưới này không có thứ đó sao mà vác càng tôm xuống đây?

- Dưới này còn lượm mạnh hơn trên đó hả?

- Dưới này còn bận Ba xây, ba chống, ba khoan nên để trên R lượm trước.

Hai đứa cười rù với nhau thoải mái. Phải có Tư Linh là đủ bộ ba ông Táo tha hồ mà phun mây nhả khói. Nguyễn Trường Nghi không biết ở tỉnh nào. Tôi không hề hỏi quê quán hắn mà hắn cũng không hỏi gốc gác tôi. Tôi biết hắn là tay xạ thủ súng ngấn của trường Lục Quân Sơn Tây. Trên đường về Nghi bệnh nằm lại trạm Tl4. Mới có hai năm mà anh ta trông hom hem quá đổi.

Hắn đoạt hạng tư trong toàn thể các tay súng ngắn Liên Xô và Đông Âu. Trên đường Trường Sơn, Nghi là tay bắn khỉ đại thần sầu còn tài hơn Dương bá Dương nữa đấy, không phát nào sẩy mà toàn ngay đầu. Khỉ mà bắn trúng mình thì kể như ăn máu... nó thôi. Tám Nghi buông một câu bất ngờ..

- Thằng Trần Chánh Lý nằm lại ngoài đó muôn năm!...

- Không biết Bảy Phương có sửa sang gì lại cái mộ nó hay không?

- Vào trong này đụng tăng Mỹ mới nhớ đến nó. Thượng úy chống tăng lại nằm ở chỗ không có tăng!

Hai đứa thở dài với nhau sườn sượt. Tám Nghi chợt thấy chiếc nhẩn trên tay tôi, hỏi:

- Bộ mày có dính với cô nào rồi sao?

- Cô nào?

- Không biết con Thu Hà...

Tám Nghi bỏ lửng không nói thêm, cơ chừng sợ đụng chạm tới cô nào. Tôi nói:

- Tao vẫn lang bang như xưa!

- Ai biết đâu. Tao nghe nói mày bị đeo dữ lắm. Nào thành phần cơ bản, nào tiểu tư sản!

- Cũng có nhưng không dính với ai.

Tám Nghi uống trà và đốt thuốc hết điếu này mồi điếu khác Hắn ngó mông lung trên nóc lều một hồi lâu và nói:

- Mày biết vụ bà chằn trên R không?

- Bà chằn nào?

Tám Nghi ngó quanh như cảnh giác điều gì và nói:

- Bà chằn Rừng Sát xuống tới đây này.

Tôi giựt mình:

- Hồi nào vậy cha nội?

Tám Nghi nghiêng qua gần tôi và thầm thì.

- Cũng mới đây thôi! Mày đừng có học đi đồ lại nghe chưa? Đứt đầu đó! Mẹ! Tao không hiểu ngày xui tháng rủi gì mà tao lại gặp một chuyện như vậy.

Nghe Tám Nghi nói vòng vo, tôi cũng đoán ra rồi, nhưng để y bật mí thử xem. Thì đúng y như rằng:

- Không hiểu bằng cách nào mà bả mò trúng ngay chóc hầm ông Đờ Cát.

- Rồi cái tuồng đó diễn ra như sao?

- Thì đại khái là quăng cái hồ lô của bà lên hô giáng. Ổng cũng quăng cây gươm phép của ông lên hô giáng đáp lại. Bả chỉ tay một cái và hô thâu. Cây gươm chạy tọt vào hồ lô. Thói đời là vậy, cây gươm bao giờ cũng không thắng nổi cái hồ lô... Nè tao dặn kỹ nghe, chớ có nói ra nói vào. Gặp con nhà báo Nhỡ Nôm nó chụp được nó phết ra thì mệt cho ổng lắm! Hôm trước đóng ở trên kia cà, sau màn hỗn chiến đó sợ hôi ổ ổng rút xuống đây.

- Còn bả?

- Bả là khu ủy viên mà mậy! Mấy bà Hai Xót, Năm Đang mọp dưới trướng bả nghe lệnh bả truyền nào dám chống lại. Các cơ quan của khu đóng trên đất Củ Chi này đều phải liên hệ với hai bà đó. Bả hỏi một tiếng là hai bà đó khai ngay. Ổng bây giờ sợ bả còn hơn sợ xe tăng Mỹ.

- Mày nói cà rởn hoài tao không hiểu gì hết, đâu nói rõ ra nghe coi. Tao hứa sống để bụng chết mang theo mà! Tao thề độc - Tôi đưa tay ra - ngoéo tay nè.

Tám Nghi tiếp:

- Bả la ó dữ quá!

- Làm sao bả vô tận nồi gọ được vậy?

- Bả đứng bên ngoài bả la om lên. Bảo vệ ra đuổi bả. Bả rút K54 ra lên đạn rong róc và xưng tên. Ông thần mình sợ vỡ lỡ ra nên kêu bảo vệ đẩy bả xuống hầm để ém luôn. Bả dữ thiệt mày ạ. Tao không ngờ bả dám nói những tiếng quá ư nặng nề.

- Nói gì? Bả xổ nho à?

- Chậc! Không đâu! Bả là cán bộ đảng cao cấp hơn bà Ba Phó Tư lệnh R mà. Bả đâu có xài nho! Bả nói về bốn chữ Cần Kiệm Liêm Chính kia chớ!

- Bả hoan hô chữ nào nhất?

- Chữ nào bả cũng đem ra hô giáng ông thần cả! Cuối cùng bả hạ một câu bất hủ: "Cụ Hồ còn đó sao củ không dạy cháu củ?"

Tám Nghi tiếp:

- Lúc bấy giờ tao đang làm báo cáo ở trong một cái ngách hầm ngay bên cạnh hầm chính của ổng. Muốn tránh để cho hai bên tha hồ oánh phép, tao bèn chui tọt lên và chạy đi. Nhưng tai vẫn còn nghe văng. vang những câu rất ác...

- Rồi ông phản ứng làm sao?

- Ổng xuống nước nhỏ, rất nhỏ! Nhỏ tối đa, tao chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến thế.

- Rồi bả làm sao?

- Bả thì đi nước lớn, lớn thật lớn. Lớn như chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến thế! Thôi, đại khái vậy đó, mày đừng cóphổng rấn tao nữa, khổ thân tao lắm.

Tôi không hỏi hắn nữa nhưng suy nghĩ, hoang mang. Tôi chưa bao giờ thấy một lãnh tụ hoặc một cán bộ cao cấp đàng hoàng. Phải chăng thượng bất chánh hạ tất loạn. Ông trưởng phòng như thế thì còn dạy dỗ các trường ban và nhân viên làm sao? Tôi đi từ miền Đông qua miền Trung xuống miền Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Đi tới đâu cũng nghe những chuyện lăng nhăng của mấy ông lớn. Ở miền Đông thì có ông Tô Ký, miền Trung có Trần văn Trà, miền Tây có Nguyễn văn Trấn và Võ quang Anh. Toàn những ông tư lệnh tư lọt không thôi. Lính lãi có quyền hành đâu mà giật vợ người. Người nắm quyền trong tay phải luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ, nếu không sẽ gian dâm, hà lạm.

Tôi nhớ đám cưới Tô Ký, một thứ xa xí cực kỳ quái gở. Đèn măng sông đốt cả mấy chục cái trong rừng cao su, không nói làm chi. Rượu Tây uống không hết đem đổ trên đầu nhau chơi. Còn đám cưới của Năm Lê (tức là Sơn Tiêu) lính lấy thịt heo quay ném nhau như đất cục. Thế nhưng bây giờ Năm Lê lại phụ tình và bị vợ hạ nhục. Ắt hẳn bây giờ chị Hai Mặn ăn năn vì đã đá ông Trung đội trưởng Chọn kia để lấy ông Tiểu đoàn trướng Sơn Tiêu này. Tôi nói với Tám Nghi:

- Tao gặp bả trên trạm 66 R mày ạ! Bả định đột nhập vào triều đình để hỏi tội đức lang quân nhưng lính gác kỹ quá bả không vào được.

- Mà có vào được cũng chẳng làm gì. Vì ổng đâu có ghé R. Ổng đi tàu lặn về Bến Tre rồi lội về đây nhận chức Phó phòng tham mưu luôn.

- Tha... m mu hả?

- Tha gì thì tha nhưng ổng bây giờ kẹt cò dữ lắm. Ổng không vô được đảng ủy thì có ngày rơi mão. Tao về đây hai năm rồi ngày nào cũng nghe ông chưởi bới gắt gỏng. Cả với ông Hai Phụng thượng tá Tư lệnh phó kiêm Trưởng phòng Tham mưu mà ông cũng tạt ngang, không ngán.

- Tại ổng không tha được cái mu con mẹ đan len ở Phố Hàng Đào vô đây nên ông khủng hoảng chớ gì. Còn ông tạt ông Phụng là vì ông này dốt không có thành tích bằng ổng, chứ đối với ông Ba Xu ổng đâu có dám lấn lướt. Ông ấy là Tư lệnh lại thành phần dân cạo mủ, vô sản trăm phần trăm, còn ổng thành phần lính thủy Tây. Ổng cũng biết tùy mặt mà lên chân! Thôi bỏ chuyện đó đi, mày rước bà xã vô chưa?

- Tao cũng ôm cây cà-nông-xăng-rờ... cum đây mà chịu trận chớ xã ớt gì đâu! Trên Trường Sơn thì bị sốt rét, xuống đồng bằng cái nọc muỗi đòn xốc cũng còn đây chớ nào đã dứt. Tối ngày cứ ru rú trong hầm chờ coi ổng có kêu tới la hét gì không. Làm chánh văn phòng mà y như thằng cần vụ.

- Sao có cái việc lẩm cẩm trong chức trách vậy?

-Ở đây toàn như vậy cả, không phải chỉ ở đây và mà mình tao. Mấy ổng bỏ hết điều lịnh nội vụ, điều lịnh kỷ luật của quân đội rồi. Mỗi ông là một cái đầu gà, muốn gáy kiểu nào cứ gáy. Tao chỉ huy cả một trung đội liên lạc, cần vụ. Tối ngày chuyên nấu cơm và móc hầm cho ông lủi. Kia kìa mày nhìn cái mái nhà lụp xụp đó! Trên mặt đất trông không ra gì cả nhưng dưới hầm thì đủ hết: ván gõ, bàn ghế y như ở trên. Ổng không bao giờ bước ra khỏi hầm, trừ khi tiểu tiện. Tao chỉ thiếu việc bưng bô cho ổng nữa thôi. Ổng vừa ra lịnh cho tao bắt lũ con nít khoét đường cho ổng đi dạo quanh nhà này. Lạ thật! Ổng là trung đoàn trưởng pháo binh mà lại sợ pháo hơn tụi thường.

- Chính vì con nhà pháo hiểu tánh cách lợi hại của pháo nên sợ pháo hơn người thường.

- Ờ, mày nói đúng. Thằng Ba Xây, xã đội phó, chủ có nhà này, nó cho vợ con ra ấp chiến lược hết rồi ở lại đây tử thủ. Hàng ngày nó đi đặt lờ đặt lọp bắt cá tôm bán, có biết sợ sệt gì.

- Tao biết ổng hồi còn trẻ cũng gan lắm đâu có thỏ đế dữ vậy. Có lẽ về già lưng mật....

- Mấy lúc ngớt pháo ổng kêu tao tới nói chuyện chơi. Biết chuyện gì mà nói? Bố ai dám pha trò với ổng.

- Hồi chín năm ổng vui nhộn và thể thao lắm! Trung đoàn 300 có đánh lấy được chiếc tàu Tây... tụi này chiều chiều thường chạy trên sông Vàm Sát la ó cho hả hơi. Ổng chạy đua, bơi lội đều giỏi hết.

- Bộ tướng ổng coi bộ cái gì cũng giỏi. Giò dài, tay dài mặt cũng dài... Từ hôm B52 cắt một đường vén ót tao coi bộ cái mặt của ông càng dài hơn ra, khó nhìn quá hè. Để chừng gặp ổng mày sẽ thấy tao nói có đúng không? Tối ngày ăn rồi cứ rút trong hầm, nếu độn thổ được chắc ông cũng độn thổ tới đất cái luôn.

- Bộ B52 có viếng khúc lòng ống này à?

- Có chớ. Nó rạch một lằn từ Hố Bò xuống An Nhơn bề ngang chừng hai cây số. Có lẽ đây là loạt mồ côi và đầu mút cho nên độ bom không đông đặc lắm. Chừng hai trăm thước mới có một hố bom. Ấy là tao chỉ đoán mò thôi chớ làm sao biết được. Nhưng nếu nó chệch về phía trong một chút thì tụi này chắc hốt xương rồi. Chừng mày về H6 sẽ đi ngang cái nhát dao vén ót đó.

- Chắc gần Đồng Dù, tụi nó sợ xuống cựa nên làm nhẹ tay chớ gì?

- Đây chỉ cách Đồng Dù chừng sáu cây số!

- Xa thì sợ B52, gần sợ tăng, pháo, biệt kích, mày muốn cái nào?

- Muốn cái nào à? Còn mày chạy vuột B52 trên R về đây bắt cái nào?

Tôi cười:

- Mày bắt cái nào tao bắt cái đó!

Tám Nghi ngưng một chút rồi hỏi:

- Mày về đây có kế hoạch đánh đá gì chưa?

- Đánh bằng cùi chõ hay bằng gì?

- Pháo phiếc tụi H6 chôn sống hết, mày về quật mồ lên mà xài.

- Tao không có một món khí tài nào trong tay, ngoài bộ thước xạ kích tổng hợp trong ba lô và cặp ống nhòm này.

- Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Nói vậy sao được tía nó.

- Vùng thì vùng, còn lên hay không chưa biết.

- Tao thì muốn vùng mà nó không lên. Nó cứ nằm ỳ. Hề hề... mà thà nó nằm êm còn dễ chịu, chứ nó vùng lên thì mắc công kiểm thảo như thằng Hai Giả.

- Tao nghe đồn mà không rõ vụ đó ra sao?

- Thì có cái đách gì! Sướng con cu thì mù con mắt. Nó có vợ ngoài Hốc Môn, tháng nào cũng vô cho nó nộp tô, nhưng vì nó thích vùng lên nên ở trong này chịu không nổi lại thím xực thêm một bà. Vậy chớ có gì. Nghĩa là đúng y cái công thứccon vòng con cỡi của mùa thu ta.

- Có vậy thôi?

- Vậy thôi đã hạ từng công tác, ngưng sinh hoạt đảng. Nếu hơn thì tới chuyện gì nữa?

- Trong khi vợ bé bố Duẫn ở villa còn bố thì làm Tổng bí thư với số phiếu trăm phần trăm.

- Chíp! Chuyện đời muôn năm nó là vậy. Nói đạo đức dễ hơn giữ đạo đức.

Bỗng có bấng kẻng khua leng keng trong nhà. Tám Nghi nhổm dậy, bảo:

- Sửa soạn triều phục, đi vô chầu cha nội. Bệ hạ gọi đó.

- Ê hồi nảy cô bé nào coi mướt vậy ta?

- Mày cũng muốn vùng lên hả? Con gái nuôi của ổng đó, nó là người thận cận với ổng hơn cả tao. Nó ra vào chầu chực mình rồng tự do còn tao có lô phôn gọi mới được tới.

- Ở đây có lô phôn cơ à?

- Cái kẻng đó, không nghe sao? Đánh với Mỹ mà xài lô phôn cỡ đó, mày thấy bình minh lên khắp nơi rồi chứ?

- Tao đi đâu cũng thấy con nuôi. Ông Ba Thắng trên R, ông Tám Quang và ông Thần Núi ở đây.

- Con nuôi có hiếu hơn con đẻ. Con nuôi bố biểu cái gì cũng được mày có hiểu không?

Chúng tôi sánh vai đi đạp lên đầu những đám cỏ mịt mùng ít dấu chân. Người ta muốn để nguyên màu hoang dại. Tám Nghi bảo:

- Có đại yến đãi mày đấy!

- Yến gì?

-Tao chưa hề thấy ổng săn đón ai như đối với mày. Bọn hậu cần, liên lạc, cả tao nữa, được lệnh ổng chạy đi mua rượu tây la ve và một mớ thỏ để nấu sốt vang theo kiểu Hà Nội. Riêng tụi tiếp phẩm phải chạy mua cho kỳ được nước đá!

Tôi bật cười:

- Bỏ mẹ rồi!

- Gì?

- Mới đút đầu vô chiến đấu mà ổng cho ăn thịt thỏ là điềm chẳng lành. Vậy thì tao sẽ nhát như thỏ đế và chạy nhanh như thỏ rừng mà thôi!

Tới thềm nhà, Tám Nghi níu tôi dừng lại và nói nhỏ:

- Mày đứng ở đây, tao vô ngách bảo thằng cần vụ.

Một chốc Tám Nghi chạy ra, đẫy tôi đi trước, hắn rón rén theo sau. Tới hầm hắn bảo:

- Rồi, vào đi! Cởi dép ra!

Tôi làm theo lệnh rồi bước xuống bậc thứ nhất. Sao mà lạnh thế! Tôi đã từng vào nhiều hầm nhưng chưa hầm nào giống âm phủ như hầm này. Đúng là hầm Đờ Cát. Tôi có cảm tưởng tôi là chú chuột nhắt đang chui vào lòng một quả núi đất. Quả núi mà sụp là chuột bẹp dí. Phải dùng ít nhất năm trăm nhân công mới đắp nổi cái hầm này. Lòng hầm rộng rải nhưng tôi lại thấy nó ngột ngạt khó chịu vì cái không khí ẩm ướt nặng nề và ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn cầy cắm ở một chỗ lõm của tường đất.

Tám Nghi bảo tôi ngồi ở một cái ngách có bàn ghế hẳn hoi. Đây là nơi cán bộ các ban ngồi chờ trước khi làm việc với ổng. Tôi đang đảo mắt ngó quanh thì cận vệ trở ra. Cậu ta bước lại rỉ tai Tám Nghi. Tám Nghi nắm vai tôi, bảo:

- Ổng kêu vào!

Rồi hắn đi trước tôi theo sau. Tôi nghĩ thầm ông thần này rành chiến tranh lắm. So với cái hầm của Tám Quang thì nó khoa học hơn gấp bội. Bỗng Tám Nghi quẹo qua trái. Hầm kiến trúc theo hình chữ L. Nếu đạn có nổ ngay miệng hầm miễng cũng không văng vào được. Một ngọn đèn cầy khác hắt ra một thứ ánh sáng nhà mồ. Tám Nghi quay lại bảo:

- Coi chừng sụp.

Tôi bước xuống luôn một mạch bốn bậc đất xén rất sắcnhư lót gạch. Ai xuống cái hầm này dù không đội bom đạn cũng có thể hiểu được cường độ chiến tranh ở đây. Tám Nghi đưa tôi đến một cái ngách đào sâu vào vách hầm, rộng bằng phân nửa toàn bộ hầm của Tám Quang. Tám Nghi trỏ vào bàn ghế, các cây trụ rất chắc và bảo:

- Đây là hang của tao và mấy cậu bảo vệ. Bàn để ăn cơm và làm việc. Trụ để mắc võng hai tầng.

Tám Nghi lại bảo tôi ngồi chờ rồi cười khoe cặp môi chì khô răn rúm:

- Mày coi tao kiến trúc hầm kiểu này đúng với hầm chống nguyên tử mình học ngoài Bắc không?

Đối diện với cái ngách này là một cái ngách nhỏ, trong đó một cậu bé đang ngồi trên một cái thùng gỗ thông đựng đạn DKZ. Tám Nghi bảo:

- Viết thư viết từ cái gì. Không có được gởi lén đó nghe. Bữa nào tao cho về Sa Nhỏ mà thăm nó. Bộ gần ngày cưới rồi nôn hả? Tao đây với ông thầy pháo này già khú rồi mà có được như mày đâu!

Thằng bé ngóc lên nhìn rồi nói:

- Chú già chớ thầy pháo có già đâu!

- Đi lại bếp bảo mấy đứa nhỏ lột da thỏ chuẩn bị xào nấu đi, khách tới rồi. Đứa nào coi lại nước đá rộng mạc cưa và trấu có kỷ không, để đến lúc dùng mà chảy hết, ổng cạo đầu tụi bây nghe!

Tám Nghi quay lại bảo tôi bỏ ba lô và các thứ lỉnh kỉnh ra để trên bàn ăn cơm, đứng chờ còn y thì đi tới rồi rẽ ngang về phía trái. Như vậy hầm có hình chữ Z. Tôi tranh thủ gạ chuyện cậu bé:

- Bộ nhà cậu ở Sa Nhỏ à?

-Dạ.

- Sao vô đây?

- Dạ, ban đầu em tòng quân ở Q Hai Chòi, học xong khoa tân binh, em đưa nguyện vọng ra đơn vị chiến đấu, nhưng họ đưa về đây.

- Chừng nào đám cưới?

- Dạ em hẹn với cô ta là giải phóng xong về cưới, nhưng xem mòi không mau, nên em muốn xin phép về làm đám cưới rồi trở vô nhưng chú Tám bảo khoan đã, tình hình này không có ai dám tập trung ăn đám cưới mà làm, nên em gởi thơ về bảo ở nhà nán lại một thời gian nữa..

(Thì cũng kiểu hai năm thống nhất cậu ơi! Đừng có bao giờ tin lời hứa của cách mạng!)

Tôi bắt qua chuyện hầm hố:

- Hầm này đào sâu ngủ thoái mái quá?

- Trời ơi mấy cháu đào hộc máu đó chú. Cả trung đội làm liên miên một tháng trời mới xong.

- Đà ngang bằng cây cao su hả?

- Dạ, đây là cột nhà giàu bỏ đi mình lấy đại về làm. Rừng chồi cây non đâu đủ sức chịu cái nóc hầm này. Tụi cháu lvừa trồng khoai mì và mắc cỡ trên nóc. Hồi trước có cái nóc lá nhưng bị B52 quạt bay mất.

- B52 ở ngoài xa mà.

- Nhưng mà hơi nó mạnh lắm, nó đi như sấm vậy. Nếu người đứng trên mặt đất không bị đạn thì cũng văng.

Tôi trỏ mấy đóm ánh sáng loang trên vách hầm, hỏi:

- Lỗ thông hơi khoét hay có ống tre?

- Dạ đặt ống tre đàng hoàng, còn khoét thì ít lâu đất lỡ bít hết.

- Có lót ni-lông trên đà ngang trước khi đổ đất lên không?

- Dạ có, chúng em còn đươn vỉ tre trải đè lên để đất lkhỏi rơi xuống nữa.

- Vậy là tốt! Ở đây đất cao nên lòng hầm đào rất sâu, trong Gót Chàng đất thấp, xuống một thước là đụng nước.

Tám Nghi trở ra. Tôi hỏi ngay:

- Cái hầm có ăn thông ra địa không?

- Có chớ! Ba Xây có được một khúc đào trước kia. Nó vừa lỡ, tụi tao phải sửa sang lại để xài. Y tặng cho tụi này luôn. Y bảo: "Mấy ổng có chun thì chun, còn tôi thì dông thôi, chun xuống dưới rủi tụi nó moi được miệng hầm nó móc lên như móc cua, tôi hổng chơi."

- Địa được bao dai?

- Trăm rưỡi thước.

- Mày có xuống thử chưa?

- Có chớ!

- Bao lâu?

- Chừng hơn nửa tiếng. Tao thấy tốt lắm.

- Hơn nửa tiếng thì tốt, chớ chừng ba tiếng trở lên phải coi chừng. Tao đã từng đào và từng xuống địa. Đây là vấn đề khoa học không phải vấn đề lập trường. Thiếu dưỡng khí thì dù có thừa lập trường cũng không kham! Mày phải đặt vấn đề nếu nó chốt trên đầu thì phải làm sao?

- Mày bảo tao phải làm sao?

- Người ta cứ tướng xuống địa như đi xuống nhà nghỉ mát, nằm ngủ khỏe re chờ giặc nó rút thì trồi lên bắn tỉa xuyên hông hay vét đuôi nó dễ như ăn ớt vậy. Sự thực không phải đâu. Một cái đánh dấm ở dưới đó có giá trị bằng một trái bom nguyên tử trên mặt đất vậy. Còn rủi mấy cô công chúa kia có kỳ thì cả hầm sẽ chết ngộp. Rồi khát nước, rồi tiểu tiện, rồi ăn uống. Bất cứ cái gì cũng kỳ cục khác thường hết cả. Đừng tưởng đơn giản mà chết.

- Sao mày rành vậy?

- Thì tao đã xuống rồi chớ sao. Cái thằng nhà báo Bọ Chét tới đây hồi năm ngoái đòi quay phim lòng địa đạo nhưng nếu nó quay được thì tai hại biết bao nhiêu. Cứ để cho nhân dân thế giới thưởng thức cái địa trên đài Giải phóng và đài Hà Nội thì tốt nhất?

Bỗng nghe tiếng lục lạc ngựa leng leng. Tám Nghi ngắt nhẹ hông tôi và thì thào:

- Ổng kêu vô!

Tám Nghi dẫn tôi đến miệng ngách rồi đùn tôi vào.

Một người cao ốm, mặt dài, cằm dài,trán thấp mà ngang chàng, mắt lươn ti hí, nhe răng cười mà không ra tiếng chỉ lphát ra tiếng hừ hừ như sư tử vờn mồi, đi tới đưa tay cho tôi. Tôi bắt lấy và nói:

- Anh Tiêu, anh mạnh hả?

- Cậu làm gì ở dưới với mấy thằng Bắc kỳ lâu vậy? Có lmóc được gia đình không?

- Dạ tôi nằm chờ. ông già vô cho tiền rồi về.

- Còn vụ thằng em?

- Dạ chưa kết quả.

- Mấy thằng đó làm ăn bá láp. Gặp đâu xâu đó. Cán bộ chiến đấu không phải dính vào những cái chuyện địch vận lăng nhăng như vậy. Con người ta ai cũng chỉ có một bộ óc, là hễ làm tham mưu thì không chính trị, hễ làm chính trị thì đừng làm tham mưu. Cái thằng chính trị nó nhìn cậu nó thấy như một cục mồi nhử cá, còn thằng tham mưu nhìn cậu như một cái búa đập kẻ thù, cậu hiểu chưa? - Anh vừa nói vừa móc gói Capstan ra đưa cho tôi - Theo tôi trong nghệ thuật chỉ huy không nên có hai bộ phận chính trị. và tham mưu cùng một lúc.

Tôi mời lại anh và bật lửa cho anh đốt. Anh nói:

- Kể từ khi cậu đi miền Tây tới giờ tôi không gặp lại.

- Dạ, có gần hai chục năm!

- Cậu hồi đó còn thiếu nhi nhưng đã có khiếu quân sự. Mười bốn tuổi mà dám đánh xe tăng.

- Dạ làm ẩu may mà được anh à.

- Cậu xài cái ống quẹt ngon quá!

- Dạ, của người ta mua ở chợ Bắc Hà cho. - Nói xong tôi để hộp quẹt lên bàn. - Dạ, anh cất dùng còn cái kia để tôi gởi ra Hà Nội sửa.

Tôi cũng có nhưng cái của xưởng cơ khí Hà Nội làm, quẹt rách ngón tay mà không ra lửa.

Tám Nghi thò đầu vô hỏi:

- Dạ anh Năm còn bảo gì nữa không?

- Dặn con Hiền mua thuốc hút cho tôi.

- Dạ có rồi anh Năm.

- Thịt thỏ bảo tụi nó chiên sả ớt, đừng nấu kiểu có nước lỉnh bỉnh như vừa rồi ăn tanh lắm.

Tám Nghi thụt ra, anh bảo:

- Cậu đó giáo viên Lục quân mà chậm chạp, không linh hoạt, việc gì cũng đợi nhắc.

Tôi mở sắc-cốt định lấy bức thư của thượng tá Phúc, Phó tư lệnh pháo binh R U80 của ông Tư Khanh, nhưng lại thôi, chỉ móc giấy công tác ra trình. Anh xem xong, để trên bàn, xòe bàn tay to lớn ra đập đập trên tờ giấy, gầm gừ:

- Cái này là không được.

Tôi giật mình hỏi.

- Dạ, anh nói sao ạ?

- Hễ công tác ở Tham mưu thì công tác ở Tham mưu không có chàng hãng hai chân vậy được.

Tôi.ngồi lặng thinh, khống biết số phận mình ra sao. Ổng không nhận thì có nước lội về R. Trên đó còn ai đâu? Sức hút duy nhất làm cho tôi trở về R là các em thôi. Các em đã tản lạc hết rồi thì về làm gì nữa? Anh hất hàm:

- Cậu muốn tham mưu hay chính trị?

- Dạ, ở trên sắp xếp đâu tôi ngồi đó.

- Nói vậy sao được. Tham mưu là thực tế: Nhìn bom đạn là bom đạn chớ không thấy nó là mầm mống căm thù như chánh trị. Theo cậu cuộc chiến tranh này sẽ đi đến đâu?

Tôi ngần ngại, anh bảo ngay:

- Trung ương không hiểu gì ráo mà phát động chiến tranh. Giống như hồi 45 tầm vông đánh xe tăng. Nhưng bây giờ không giống chút nào.

Một cô bé đưa trà vào. Anh rót mời tôi và uống ngay, rồi tiếp:

- Binh thư có nói ba yếu tố chiến tranh: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Kẻ nào có ba yếu tố đó sẽ thắng. Ta có không? Tôi sát hạch chính trị cậu đó. Nói đi nghe thử!

- Dạ, thiên thời ta có vì đây là đất của ta, Mỹ không quen cái thủy thổ nhiệt đới này. Địa lợi: ta có địa đạo thôn liền thôn, xã liền xã, ta thuộc lãnh thổ hơn Mỹ. Nhân hòa....

Anh cười như con cọp bị hóc xương:

- Nói về nhân hòa nghe thử.

- Ta có dân. Mỹ bị dân thù ghét.

Anh khoanh hai tay trước ngực, ngã ngửa ra thành ghế:

- Cậu làm chánh ta có thớ lắm! Hà hà... Cậu nói y như Tám Quang. Nhưng đó là những điều trật lất. Mỹ không chịu được nhiệt đới nếu nó không có máy lạnh. Mình ốm đau vì ăn ở ngoài rừng, bịnh không có thuốc. Thậm chí bị thương chở tới Bưng Còng ông Tám Lê chạy trốn. Lính rượt bắn ông đó là thiên thời. Còn về địa lợi thì đây nà - Anh dậm dậm chân: Địa xạo chớ địa đạo gì. Ở chui rút như chuột có thấy trời đất gì mà chỉ huy? Còn nhân hòa hả? Thằng Ba Xây xã đội phó này cho vợ con ra ấp chiến lược hết rồi. Chung quanh đây bà con cũng đã đi hoặc sắp đi. Người ta không thích mình đến. Vì mình đến có nghĩa là bom pháo, B52, biệt kích đến. Cậu nhớ hồi chín năm không? Mình đi đến đâu gà heo ngã liệt địa tới đó, dân chúng sắp hàng hai bên đường chào đón hoặc tiễn đưa. Còn bây giờ? Cấp trên phán như vậy rồi, mình cãi làm sao?

Tôi không ngạc nhiên về nhận định của anh. Tôi cũng nghĩ thế, có điều tôi không dám nói ra. Anh rót trà uống và tiếp:

- Cuộc chiến tranh này ác liệt hơn, ta phải hi sinh nhiều hơn và nó sẽ kéo dài hơn cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoại trừ thằng Mỹ chạy làng. Nếu không, với tương quan lực lượng này ta không thấy có lý do để chiến thắng. Tôi nói thật đấy mà. Tôi đi tàu lặn với năm chục ông cấp tá. Tàu cặp bờ biển Bến Tre. Từ đó về đây phải chạy chừng một chục cuộc đổ dù. Qua những lần đó tôi tổng kết tình thế của miền Nam về mọi mặt. Dân quan chánh đảng và tình hình quân địch.

- Xin anh cho tôi nghe với.

- Uống nước đi, chút nữa ở đây ăn cơm với tôi một bữa ngon nghe! - Anh hớp trà rồi trở lại vấn đề - Ta ép buộc dân làm chiến tranh, không phải họ tự nguyện. Bộ đội ta vũ khì không bằng 1/100 quân địch. Đây tôi chỉ cho cậu một điểm. Chiến tranh là tội ác, bất cứ chiến tranh nào. Thằng nào giết người nhanh và nhiều nhất thằng đó thắng. Về điểm này Mỹ có ưu thế hơn ta nhiều. - Anh chĩa ngón tay trỏ vào cốc trà và chấm chấm trên bàn - Đây là cự ly đạn phát ra từ lòng súng M16 không đấy một tấc một viên. Nghĩa là một chiến sĩ ta có thể bị ba viên một loạt đạn. Còn đạn trực thăng bắn thì còn kích hơn. Nó bắn từ sáu đến tám ngàn viên trong một phút. Cự ly đạn ước chừng hai tấc. Vậy một người chạy trong lưới đạn của nó không có thể lọt kẽ được. Cậu hiểu dư mà!

-Dạ.

- Còn loại cá lẹp của nó phóng rốc-kết sẽ không để cho mình thoát. Bốn trái nổ bốn gốc một lúc. Tôi nhìn dấu đạn thì tôi thấy là nếu mục tiêu bị nó nhắm thì chỉ có hai trường hợp: một là hủy diệt, hai là trọng thương. Nhiều ông cùng về với tôi hỏi: "Sao nó không bắn giống FM Tây hồi trước nghĩa là bập bập bập mà chỉ nghe cái réec hoặc hù ù.. Là vì đạn đi dính liền nhau. Khi về đến Tháp Mười tôi bị một trận pháo bầy. Đạn nổ rồi mình mới nghe đề pa! Ở Trung Quốc tôi không có học thứ này. Sợ e bạn ta không có. Binh chũng của cậu đó, cậu thấy thế nào?

- Dạ tôi cũng để tâm dữ lắm anh Năm! Nhưng chưa biết phải làm gì. Ít nhất ta phải có lực lượng tương đối.

- Tương đối là bao nhiêu?

- Là...ít nhất nó mười ta phải sáu hoặc năm.

- Đừng mong. Tôi biết hiện giờ nó mười, ta 0,5. Cũng có thể là 0.

- Sao vậy anh?

- Vì DKZ là thứ dùng hồi chín năm ta lén chôn lại, bây giờ móc lên. Lau chùi xong lại chôn. Cậu dạy trên trường loại pháo gì?

- Dạ Nhựt, Mỹ, Pháp, Trung Quốc.

Anh cười chế diễu.

- Học gì dữ vậy? Bộ oánh một lúc bốn phép à?

- Dạ râu ông này cặm cầm bà kia anh Năm ạ. Pháo Nhật không có máy ngắm, phải dùng máy ngắm của Pháp gắn qua. Bắn vòng cầu không được phải bắn trực xạ.

- Vậy rồi làm sao chơi với thằng Đồng Dù?

- Cần chơi thì phình bụng ra chơi chớ sao giờ anh Năm!

Anh lặng thinh một lúc rồi bảo:

- Nhưng ngặt nhất là học sinh. Lớp hai, lớp ba, làm pháo thủ còn không xong lấy đâu chỉ huy một khẩu đội? Rồi hành quân bằng cái gì?

- Anh mà thấy lính trên Trường Sơn khiêng pháo thì anh sẽ khóc ròng đó anh! Bộ giò như cây tăm xỉa răng mà khiêng pháo 90 ly. Trời ơi! Đói! Đế cối bỏ đầy đường! Tôi thấy không dám dòm. Trung ương ác quá! Miễn đạt mục đích thì thôi, hi sinh bao nhiêu không kể.

- Nhất là hi sinh dân Nam kỳ và nhất nữa là không có đứa con đứa cháu gì của mấy ông to bà lớn cả!

Tám Nghi lại ló đầu vô:

- Thưa anh Năm, uống rượu gì ạ?

- Có Tây chơi Tây, có đế chơi đế. Đãi cậu thầy pháo này một bữa cho tới gáo. Cậu ta là lính của tôi hồi chín năm. Tiến bộ mau quá! ờ ờ đó là nhờ văn hóa. Chiến tranh là một khoa học. Hồi chín năm ai có dao dùng dao, ai có búa dùng búa chớ bây giờ không thể chơi miếng võ rừng đó được nữa. Một người chỉ huy bây giờ phải là một nhà khoa học. Cậu có thắc mắc tại sao Ông Chuột nhà mình làm quyền Sư trưởng mất năm, sáu năm mà không lên Sư trưởng được không?

- Dạ thấy dân Nam mình ra Bắc bị lép, nhưng không dám thắc mắc.

Anh lắc đầu:

- Đứng về địa phương anh thì thắc mắc, nhưng đứng về khoa học thì không nên. Ông ấy làm Sư trường trong lúc chưa rành toán chia thì làm sao? Một vị chỉ huy cầm mười ngàn lính trong tay gồm có cả chục loại binh chủng, nào pháo binh, xe tăng, bộ binh, cơ giới, hóa học, quân y, hậu cần, có khi cả hải quân và không quân mà trình độ như ổng thì làm sao xoay trở? Lập trường chỉ tốt ở trong văn phòng và kiểm thảo dâm ô tham ô thôi chớ ra trận thì vứt đi. Thằng lính nào hi sinh bằng Ma tơ rô xốp và Đồng Tồn Thụy? Cậu có xem phim chứ? ờ... ờ Bế văn Dàn, Tô vĩnh Diện của ta nữa!

-Dạ có.

- Cứ bắt lính lao mình vô lấp lỗ châu mai hoài sao?.

- Dạ... tôi đâu có ý kiến gì anh Năm!

- Ba cái cô dũng sĩ do Tám Quang sơn phết chỉ nhảy cóc nhảy nhái ít lâu và trong lúc bom đạn chưa thật ác liệt thôi. Nay mai thằng Tư Linh sẽ không có đạo diễn địa đạo chiến được nữa.

Tôi hơi nhột, gượng hỏi.

- Hồi thằng cha Bọ Chét tới đây anh về chưa anh Năm?

- Tôi ở đây chớ đâu! Tám Quang có liên hệ với tôi yêu cầu cho bố trí pháo bắn máy bay để quay phim. Tôi bảo không được Anh ta có đề nghị lên ông Ba Đình, nhưng ông Ba bảo tùy tôi. Cậu thấy không? Con mắt chính trị nó nhìn sự việc như thế đó. Nó tưởng bắn máy bay là dễ lắm. Cứ có tiếng nổ cho nó thu thanh là được rồi. Mấy đứa nữ du kích ngoài Bắc tập bắn máy bay bằng súng trường tôi trông thấy mà khóc ròng. Vậy mà ông thi sĩ nhà mình làm thơ ca ngợi và mời quốc tế tới xem nữa.

- Thơ gì anh?

- Thơ gì không biết thơ gì, tôi chỉ nhớ đoạn du kích bắn máy bay ở cầu Lai Vu như sau:

Đem súng trường ra bắn phản lực thì chỉ có Việt Nam ta thôi.

- Và đem hầm chông địa đạo ra chống B52 thì cũng chỉ có Củ Chi này thôi anh ạ -Thấy ông thủ trưởng cởi mở nên tôi cũng phụ họa - Tôi đã đi với các đội du kích đào hầm và địa đạo để tìm hiểu tình hình hầu sau này áp dụng cho công tác chỉ huy. Tôi thấy quả bi đát. Anh Tám Quang bảo tôi là một vòng đai thép bao quanh Đồng Dù, tôi tưởng có thật...

- Thì có thật chớ láo à?

Dạ, anh bảo sao?

- Thì có mấy hang ếch của tụi thằng Năm Cội và của con Bảy Mô!

Anh ngừng lại lấy cái lục lạc trên bàn lắc lắc. Tám Nghi ló vào Anh chỉ cái ghế bảo Tám Nghi ngồi:

- Cậu nói cho ông giáo viên pháo nghe về cái vành đai thép của ông Tám Quang chút.

- Dạ! Hôm trước anh Năm bảo tôi đi nghiên cứu cái vành.

Anh cắt ngang.

- Là vì tôi ở đây mà không biết. Thế mà đài Giải phóng nói oang oang. Rồi đài Hà Nội cũng phụ họa và khuếch đại nó thành Thượng Cam Lĩnh. Tôi nghe mà giật nảy người lên! Mình ở đây mà sao không biết vụ đó! Khơi quá! Nào, cậu Nghi trình bày để ông thầy pháo nghe xem có thể đem cà-nông 105 ở Tầm Vu ra tăng cường cho cái vành đai đó không?

Tám Nghi nói:

- Dạ là chục rưỡi hố một của du kích các xã Phước Hiệp với Nhuận Đức. Họ núp bắn ba tụi tinh Mỹ ở Đồng Dù thường đem đĩ ra làm ăn ở bên ngoài vòng rào. Nhưng tình trạng đó đã chấm dứt rồi. Vì sau mấy lần tụi nó bị bắn xách quần chạy, thì xe tăng, pháo, trực thăng đáp lễ. Chúng vừa bắn vừa ủi tan mấy cái hầm đó hết rồi. Hiện giờ du kích bị tróc nên chạy vô Bàu Chứa đào hầm khác.

- Như vậy thì Đồng Dù ở ngoài đạn đạo súng trường rồi. Tôi có gặp đội nữ của Bảy Nề và tự sung công làm ông thầy khoét hết một ngày.

Tám Nghi hết nhiệm vụ, đứng dậy cóm róm:

- Dạ, thỏ chiên sả ớt cũng sắp xong rồi anh Năm!

- Bảo tụi nó dọn ra đi. Cậu tới nhậu cho vui nghé!

-Dạ.

Tám Nghi vừa đi ra, anh lấy bản đồ trải ra và chỉ cho tôi các vị trí đồn bót. Tôi rút bút chì mỡ và bút nguyên tử bốn màu đưa cho anh làm điểm. Anh hỏi:

- Ở đâu cậu có thứ này?

- Dạ tôi mua ở chợ Long Hoa II...

- Cậu dám vô chợ Long Hoa kia à?

- Dạ, đó là Xóm Mới ở quận Tân Biên của Tây Ninh chớ không phải chợ Long Hoa thiệt..

- Xa không?

- Dạ nếu không có máy bay đi bộ chừng hai ngày.

- Từ ngày về đây tôi như thằng ngố cứ ở miết trong hầm. Tụi nó xì xào tôi nghe, nhưng kệ. Tụi nó cười tôi là con nhà pháo sao lại sợ pháo ghê thế. Tụi nó không hiểu gì hết nên không sợ là phải.

Anh cầm cây bút chì nghiêng qua nghiêng lại xem và nói.

- Thứ này là made in USA đấy! Tôi bảo Sáu Huỳnh mua cho tôi mấy cây mà y có nhớ đâu, y chỉ nhớ má con Chia.

Tôi làm bộ không biết:.

- Con Chia nào anh Năm?

- Chỗ thằng mắt bù lạch đóng cơ quan cậu không biết thật à?

Tôi lắc. Anh cười hắc hắc:

- Thằng Chín Lộc với bà Ba Bánh Bò, thằng Huỳnh đớp mụ Tư The má con Chia. Tụi nó làm công tác quân báo nhân dân mọc rễ ở đó luôn chớ gì! Kệ tụi nó, tôi cũng thế thôi. Hay dỡ là công tác chớ ba cái vụ lặt vặt đó tôi không xét nét.

Anh cầm bút chì chỉ mấy điểm trên bản đồ rồi xếp lại, nói tiếp:

- Cậu biết từ trước tôi không ưa mấy thằng chính trị viên. Chúng nó nói toàn chuyện trên trời dưới đất không thực tế chút nào! Lão Long này (tức là Tám Quang) vì nói chính trị nhiều quá mà ở vá tới bây giờ, mó đâu hụt đó. Ổng đi Trung Quốc học xong về, cũng nói cái giọng Mỹ là con cọp giấy. Lão Khơ trọc vậy mà thực tế: "Cọp giấy nhưng nó có nanh nguyên tử" Đến Củ Chi này xem con cọp giấy nó có làm gì không? Ấy là nó chưa xài tới nanh của nó đó. Mấy thằng chánh trị ba lem nhem học được ba mớ lý luận đã bốc trời... Tôi đã chỉ thị cho Ba Hải, Năm Tiều triển khai lực lượng đánh phục kích hoặc pháo kích, nhưng ba tháng nay vẫn êm rơ. Ngày ngày cứ lõ con mắt ra nhìn đồng bào chạy ra ấp chiến lược và xe tăng ủi Phước Hiệp lấn vô Cây Sộp. Ttình hình càng găng, cán bộ càng bệ rạc. Mỗi lần tôi thấy Hai Giả và Sáu Phấn tôi nổi xung lên! Tánh của tôi cậu còn lạ gì. Hễ nóng lên là bất kể. Tôi la ó um sùm. Mà giận thiệt, cán bộ có khuyết mặt này thì được mặt khác. Còn hai ông này trớt he. Đó mấy ông chánh trị già làm thử xem! Cậu về đây tôi mừng lắm. Trẻ, lại có kiến thức.

- Anh muốn tôi về H6 làm gì trước?

- Giao công tác đảng cho Sáu Phấn. Cậu lo mặt tác chiến. Chấn chỉnh lại đơn vị, hâm nóng tinh thần chiến đấu. Mục tiêu chính là Đồng Dù. Phải hạ vài chiếc khu trục ngày nào cũng bay lên bay xuống tuôn bom vùng An Nhơn! Ông Ba Đình cứ hối thúc tôi mãi, tôi thiệt bực mình. Nhưng làm gì được với một giàn cán bộ như vậy? Nhớ hồi chín năm đánh mấy trận Bàu Cá, La Ngà, Bến Cát ăn ngon như rau mà ham. Bây giờ dễ gì làm nổi một cái?

- Anh có bản đồ pháo binh vùng này cho tôi xin một tấm! Tôi chỉ có bản đồ Củ Chi của U80 phát, tỷ lệ 250.000 mà mờ quá, lại toàn chữ Trung Quốc.

- Mình vô đây là rơi vào một cái khủng hoảng thiếu; thiếu tất cả phương tiện chiến đấu và một cái khủng hoảng thừa, thừa bom đạn địch. Không thứ gì mình cần mà có. Bản đồ thí lem nhem và không chính xác nên ông Hai Nhã đấm lưng bộ binh ngoài Đồng Dù Bình Giả khá khá đó.

- Tôi có gặp ông Năm Truyện và ông Trí O ở trường Trung Sơ.

- Cậu làm gì về đó?

- Dạ học.

- Học cái gì?

- Tình hình nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành

- Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Biết rồi. Đó là chánh trị xưa như trái đất.

Tôi biết anh rành câu đó của ai nên không nói tới nữa nhưng hỏi:

- Phải anh Ba Đình chỉ huy trận Đồng Xoài Bình Giả không anh?

- Ổng chớ ai. Hồi 1949 ổng làm tham mưu trưởng Bến Cát thì dễ ăn hơn! Vô đây tôi cho cái bản đồ.

Anh đứng dậy bước đi. Tôi theo anh qua một đường hầm ngắn đến một cái ngách khác khá rộng nền đất lót bằng một bộ ván dầu mun đen, trên đó kê một chiếc giường đôi và một cái bàn nhỏ.

- Ở hầm kinh niên mà nền không lót cây thì bị bịnh tê thấp cũng đủ chết chớ không cần bom đạn cậu ạ.

Trong hầm có nhiều lỗ thông hơi nhưng không đủ ánh sáng nên vẫn phải đốt đèn cầy. Anh nói:

- Ở mãi dưới này rồi mắt mờ và các giác quan khác đều kém nhạy.

Anh ngồi xuống giường lôi cái sắc-cốt để bên cạnh chiếc ba-lô kiểu Trung Quốc còn mới nguyên, lấy bản đồ, mở ra và nói:

- Bản đồ này tỷ lệ 1/50 ngàn do đồ bản của mình vẽ lại của Mỹ in ở Đà Lạt. Đây là tấm Củ Chi, cậu xài đỡ, khi nào, xong tấm mới, tôi sẽ gởi cho cậu.

Thấy cái ngách nhỏ tối om khoét trong vách hầm, tôi hỏi:

- Cái ngăn này anh để làm gì xin nói cho tôi kinh nghiệm với.

- Phòng khi hầm sập mình chui vào đó. Nó ăn thông ra địa đạo. Như vậy lỡ bộ binh nó ngồi trên đầu, mình vẫn có lối thoát thân. Còn một kinh nghiệm này nữa. Khi cậu xuống hầm trốn bom pháo, không nên nằm, mà chỉ nên ngồi thôi. Nằm có hai cái hại. Một là chấn động tim, hai là khi hầm sụp cậu không ngồi lên được.

Chúng tôi trở ra chỗ cũ. Anh hỏi:

- Hôm cậu lên đại hội mừng công có gặp mấy cha Ba Thành, Ba Sinh, Hai Lơn, Hai Búa, Lê đức Anh không?

- Dạ đủ mặt hết anh ạ! Người khu 7 cũ của mình hình như đã về hết trong này.

- Họ có nhắc tới tôi không?

- Dạ...ơ ơ...

- Nhắc làm mẹ gì thằng này. Khi gian khổ có nhau. Lúc vinh quang ngoảnh mặt.

Tôi biết tánh anh ngang bướng từ thời trai trẻ, nên ngồi làm thinh. Anh tiếp:

- Hôm đám cưới tôi ở Hà Nội, tôi có mời từng người, không ai đến cả. Họ sợ trách nhiệm.

Tôi vẫn làm thinh. (Ông nội ai dám đến dự đám cưới vợ bé của ông thần?)

- Chỉ có Hai Nhơn thôi. Cậu nhớ Hai Nhơn bí thư của ban chỉ huy E300?

- Dạ quên sao được. Ảnh ra Bắc mười năm chỉ được lãnh lon thiếu úy, vì thành phần trí thức.

- Thì tao đây cũng vậy. Không trí thức nhưng là lính thủy của Pháp, nên bị trù không lên nổi, lại vụ cưới vợ ngoài Hà Nội. Tao không trách ai - Anh chuyển sang tình cảm anh em, xưng tao và gọi tôi bằng mày - Mấy chả sợ gánh trách nhiệm với tao. Tao chẳng phiền gì, chỉ buồn là anh em quên tình nghĩa cũ. Tao quyết định làm thì làm và ngửa cổ chịu một mình. Rơi một sao, tụt một cấp tao vẫn vui. Vợ tao oán trách và nói nặng tao. Tao chấp nhận. Vì đàn bà ai cũng thế. Còn tao... - Anh ngập ngừng một chút và nói như suối chảy - Nhưng nếu ngược lại ở trong này vợ tao có chồng tao không trách móc gì hết. Con người phải hơn con vật! Con người phải sống như con người. Trước kia tao đi lính thủy, hễ lêu bêu dưới nước thì thôi, hễ lên bờ là việc đầu tiên là vô bung-ga-lô tìm chất tươi. Chưa bao giờ tao thiếu nó trên ba tháng. Nếu có thiếu thì tao tự bù trừ. Còn ở ngoài Bắc mười năm thằng nhỏ vô dụng. Liên Xô nó sang Hà Nội hai tuần dẫn vợ theo. Còn mình, nó khen là thần thánh! Ai ham làm thần thánh kiểu đó chớ tao thì không! Người ta chê bai anh Ba Duẫn, anh Sáu Thọ có vợ bé, lấy vợ địa chủ nữ sinh v.v... Tao không khen nhưng cũng không chê. Thằng Napoléon là thằng mê gái số một, thậm chí khi viễn chinh nó có cả một đơn vị đi tìm gái cho nó. Đêm nó ngủ không thể không có mỹ nữ bên mình. Đến lúc bị đày ra St- Hélène vẫn còn có cô con gái 17 tuổi yêu nó cơ. Yêu nó cho đến nó chết. Nhưng nó là thằng gì? Liên Xô phải học nó và sợ nó. Cutuzov thắng nó không phải nhờ tài ba mà nhờ mùa đông quái ác của xứ Nga. Mày có ra Hà Nội ghé lại hiệu sách Ngoại Văn ở Tràng Tiền mày sẽ thấy bày bán một quyển sách tiếng Pháp bìa carton dày 807 trang bên trong in một chữ vàng N. Đó là tác phẩm của Viện Hàm Lâm Quân sự Liên Xô nghiên cứu về nó đấy. Tiếc là hồi ở Hà Nội tao không gặp mày để bảo mày đọc cuốn đó. Mày đọc được chớ?

- Dạ, chắc được!

- Bây giờ về đây tao đọc cái này - Anh thò tay móc dưới gầm bàn ném lên - Bí thư của tao đấy.

Tôi nhìn: Tam Quốc Diễn Nghĩa. Anh trở lại Napoléon:

- Nó làm thống soái hồi ba mươi hai tuổi, nhỏ hơn mày hai tuổi, nhỏ hơn tao mười tám tuổi. Khi nó đứng ra chỉ huy mấy thằng nguyên soái già thì tụi này xì xầm tỏ vẻ bất phục, nó rút gươm bảo "à mes ordres!" Nghe lệnh của tôi! Thế là tụi kia răm rắp cúi mặt nghe theo lệnh nó. Chuyện lăng nhăng của nó ngày nay vẫn được ghi lại thành sách để bên cạnh binh nghiệp của nó. Nào Joséphine, nào Beauhamais và cả chục mối tình khác, mối tình nào cũng cho thấy nó là thằng mê gái tuyệt vời, nhưng vẫn là một nhà chi huy quân sự số 1 lịch sử. Lịch sử có phê phán gì về tội mê gái của nó không? Tao xa vợ tao mười năm, đó là chưa kể những năm ở khu 7, lâu lâu mới gặp nhau một lần trong nhà dân hoặc ngoài rừng. Tao lấy vợ ở Hà Nội đàng hoàng, không giấu ai, trái lại có mời bạn bè và cho tổ chức biết một cách quang minh. Ông anh vợ tao là thượng tá cùng học pháo bên Trung Quốc hai năm tiền ăn ở chung, vẫn biết tao có vợ con trong Nam nhưng ông vẫn gã em gái cho tao. Vợ tao ở Hà Nội cũng biết tao có vợ...

Anh ngưng ngang như bị nghẹn. Tôi cười:

- Chắc anh mong một lá thư của chị?

- Vô phương có!

Anh nói bằng tiếng Pháp và vung tay lên buông rơi xuống trên đùi.

- Nếu có anh nghĩ sao?

- Hả? hả t Mày đùa à? Bà này sẽ bỏ tao và đem con tao về Sài gòn. Bà ta là một loại đàn bà ghê gớm. Không phải sự hung dữ mà là tình yêu. Bà ta yêu tao như một lý tưởng trong đời sống riêng tư, cho nên bà ta không tha thứ cho tao, không chấp nhận sự chia xẻ tình yêu. Tao muốn nói chuyện với bả lúc bả hồi tĩnh lại nhưng bả nhất định không nghe. Bả nói một câu như búa chém: "Nếu tôi ở lại đây, tôi sẽ có thể bị ông thuyết phục mà đồng ý với ông. Như vậy suốt những năm tháng còn lại của đời tôi sẽ chỉ là sống tạm sống nhờ.t Tôi sẽ ân hận vì đã chấp nhận tội lỗi của ông!"

Anh ngưng, mặt đờ ra, thờ thẩn.

Tôi từ từ cởi cúc áo trên móc ra một chiếc phong bì mà tôi đã sửa soạn khi nằm võng với Tám Nghi bên ngoài. Tôi rất kính phục anh từ thuở còn là thiếu nhi và vẫn còn giữ nguyên tình cảm đó. Tôi đưa cho anh và nói tên người nhờ gửi bức thư. Anh nói lạc hẳn giọng.

- Ông Phúc à? Anh... anh... ấy...

- Dạ anh ấy mới về nhận chức Phó tư lệnh U80. Khi tôi đến gặp anh ấy để nhận quyết định đi xuống đây thì ảnh giao cho tôi thư này nhờ tôi trao tận tay anh.

Anh xé thư ra xem ngay trước mặt tôi. Xem tới đâu mặt anh hững lên tới đó. Xem xong anh xếp lại đút vào phong bì cho vô túi áo và hỏi tôi.

- Tao thì đành vậy rồi, còn mày? Ở Hà Nội có gặp con Ánh Tuyết không?

- Dạ có, nhưng chỉ một đêm...

- Một đêm đủ rồi! thằng Napoléon cũng thế, nhưng không phải nó phụ tình mà ngày mai nó đã lên ngựa hành quân xứ khác. Con nhỏ nào được nó ngủ một đêm cũng đã vinh hạnh suốt đời.

Tôi nói:

- Tôi gặp Ánh Tuyết một đêm ngồi trên băng đá anh ạ. Hai đứa chỉ nói chuyện cũ ở Rừng Sát đi mò cua bắt ốc và tô bùn trên đầu cho chí chết, chớ có chuyện gì đâu mà nói vì nó sắp đi Trung Quốc học kỹ thuật gì đó còn tôi thì đã nằm trên bệ phóng rồi chẳng lẽ cách xa vạn dậm mà yêu nhau được? Tôi đã ớn một lần hai năm rồi nên không dám quyết định gì hết.

- Đúng đấy! Hai năm gì được mà hai năm.

Anh cười ha hả một cách bất ngờ:

- Nó tước mất xe của tao mày ạ!

- Xe jeep gì, anh?

- Nói chuyện hồi ở ngoài Hà Nội mà! Hai sao hai gạt hai cái chày tiêu gác tréo thì được xe jeep có tài xế lái phom phom đi Hà Nội. Đằng này nó kê tao vụ đó, nó đánh tao rơi một sao, mất xe nhưng tao cóc cần. Tao vứt xe đạp lên tàu hỏa, ra Hà Nội chạy tới nhà vợ, rồi đèo vợ đi cinê, đi uống nước ngọt Bờ Hồ chẳng sướng hơn đi xe jeep mà xách xe không chạy nhong nhong như con chó thiến à? Đói cơm thì chịu được chớ đói tình cảm thì buồn lắm phải không chú đồng tử quân của Rừng Sát?

Anh lại hỏi:

- Rồi bây giờ mày định mối nào chưa?

- Dạ cũng còn đang chạy nhong nhong.

- Ông già vô có vui không?

- Dạ ổng buồn lắm. Vì hai thằng con trai mỗi đứa một đường.

- Làm sao được! Ai có chí hướng nấy. Mày khó chinh phục nó mà nó cũng khó chinh phục mày!

- Vậy làm sao bây giờ anh?

- Tao không biết. Về ba cái vụ lăng nhăng đó tao không có ý kiến được. Hà hà, trước khi tao xuống tàu lặn họ gắn sao lại cho tao mày ạ! Được sao nhưng lại mất nàng tiên Hà Nội. Như mày mày bắt sao hay tiên?

Tôi cười:

- Anh bắt cái nào?

- Mày không có quyền bắt mà mày phải bắt cái người ta đưa cho mày. Chịp, nhớ hồi kháng chiến ở Đồng Hòa Long Thành vui quá, chiều chiều ra bãi cát ngó thấy Cấp St-Jacques, hay ngó qua Vàm Láng Gò Công chỉ cách có con sông Lý Nhơn... Bây giờ hổng biết bà ấy dắt hai đứa con tao đi đâu?

Tiệc xong, tôi ra ngoài cái chòi mắc võng nằm với Tám Nghi. Hắn bảo:

- Từ lúc tao hầu dưới trướng ông tới nay, tao chưa thấy ứng tiếp ai như tiếp mày, hơn nửa ngày. Bữa nay có bốn trưởng ban về xin gặp ổng, ổng bảo chờ đến mai. Thế nào, ổng bảo gì mày?

- Về chỉnh đốn H6 bắn vài cái máy bay, pháo cho thằng Đồng Dù vài quả, một quả cũng được.

- Ổng xử lý Hai Giả ra sao?

- Xưa kia nghe vụ ổng lôi thôi, rồi về R chính tao gặp bà Mặn làm loạn ở trạm 66 tao có ý chê trách ổng kém đạo đức nhưng nghe ông tâm tình, tao hết ghét ổng. Tao lại thấy thông cảm với ổng. Chiến tranh rõ thật đáng thù, ổng bảo ổng không muốn làm gì Hai Giả cả mà vì ở trên bảo rằng Hai Giả bị dư luận không tốt trong quần chúng nên ổng cho Hai Giả đi công tác nơi khác một thời gian rồi trở về chỉ huy đơn vị chiến. đấu ở quận Bến Cát hoặc Nhà Bè. Tội mẹ gì mà phải ngưng sinh hoạt đảng và rơi sao. Vậy các ông tướng ở R thì sao?

Tám Nghi nói:

- Kẹt một cái là Hai Giả có vợ con ở Hốc Môn ai cũng biết. Bả vô đây hoài hoài, bả tiếp tế lớp tiền, lớp xe Bờ Rô, lớp Radio, toàn thứ kẻng...

- Chậc! Thì vậy không mà! Bà Ba lớn nhăn như da ổi thì anh Ba phải tìm bà Ba nhỏ láng hơn. Còn mày? Đã có chỗ nào để bám trụ chưa?

- Con gái nhìn mặt tao là chạy tét, bám trụ gì!

- Sao không đi bệnh viện?

- Đi đến đó nằm, thì thà ở nhà còn khỏe hơn. Cái bệnh viện của ông Tư Chuyền ở trên Hố Bò chớ đâu. Tao đã đến xem qua rồi. Nó chỉ thiếu dùng cưa mập để cưa chân tay thương binh thôi.

Tôi định lấy đồ trong sắc-cốt tặng cho Tám Nghi, nhưng hắn bảo hắn chỉ thích cái đèn pin USA có cái đầu bẻ cụp được (gọi tắt là đèn quắu) để rọi đi ra đi vào hầm. Tôi chụp vào hông bảo:

- Đây tặng cho mày!

Nhưng không thấy nữa. Tôi sực nhớ ra lúc nhậu tôi đã mở ống dòm sắc-cốt và dây nịt đưa cho bảo vệ. Tôi ngồi dậy định đi vào nhưng Tám Nghi bảo để y lấy cho. Tôi bảo:

- Để tao vào gặp ông có chút chuyện riêng, lúc nãy tao quên nói.

Tôi đi vào hầm. Nhờ quen lối cũ nên tìm đến mâm tiệc lúc nãy dễ dàng, nhưng không thấy đồ đạc ở đó, tôi bèn quay lại phòng của Tám Nghi và mấy chú bảo vệ. Vẫn không thấy ai. Tôi đi theo lối đến phòng bản đồ. Tôi sắp bước vào thì nghe tiếng thì thào và tiếng rên ư ử. Bất giác tôi đứng nép một bên đưa mắt nhìn vào.

Tôi bật ngửa. Dưới ánh đèn xanh lờ mờ một thân hình tiên nữ nằm phơi lồ lộ trên chiếc giường đôi. Ánh sáng làm cho nó hư ảo như một vệt mây trắng tinh với một đám mây đen lung linh. Còn ông tiên thì ngồi bên cạnh cầm quạt phe phẩy, chốc chốc lại nghiêng môi xuống hớp mây, cái đầu to của ông ta gục xuống rất lâu mới ngóc lên. Ông ta hỏi.

- Mát không cưng mát không?

Tôi sợ bị bắt gặp, định quay trở ra thì một bàn tay lôi khẽ tôi. Tôi vọt ra ngoài rất nhanh như một tên trộm sợ chủ nhà rượt bắt. Tám Nghi thầm thì.

- Tới giờ ổng lên giàn hỏa. Tao biết thế nào thịt thỏ xong cũng có cái trò múa đôi đi liền. Tao muốn bảo mày nhưng mày nói có chuyện riêng tao để cho mày đi.

Tám Nghi rỉ tai tôi:

- Con nuôi ổng đó!

Tôi cười chữa ngượng và chối phắt.

- Tao có thấy gì đâu mà nuôi với dưỡng!

- Thấy hay không thì cũng vậy đó. Mấy cậu bảo vệ và tao biết ý nên tối tối là chui vô ngách nằm im rơ, có tiếng chuông mới trình diện. Con nhà ai vô đây thì kể như dưng cơm cho lục đi. Hễ tanh cơm tanh cá thì ổng cho qua Bưng Còng nạo.

Tiếng nạo của Tám Nghi làm cho xương sống tôi nghe như có miếng B52 bay phớt qua.

(Sau đó tôi về H6 là Trưởng ban Pháo binh Quân khu, tôi có dịp ra vào cái.hầm "Đờ-cát-tiêu" này luôn. Mỗi lần đến tôi mua quà tặng các cô các cậu báo vệvà nhậu nhệt với Tám Nghi. Do đó tôi được họ coi như người nhà. Lắm khi làm việc xong tôi vô bếp lục cơm nguội ăn hoặc được mấy cô cấp dưỡng xẻ phần của ông xếp lớn cho tôi. Đầu năm 66 tôi ra chỉ huy tiểu đoàn bộ binh, toàn cơ quan Quân khu không ở nổi Củ Chi nữa nên vọt qua xây căn cứ ở Đường Long tức bên kia sông Sài gòn. Tôi vượt sông qua đó gặp ông Thần Núi để thông qua kê hoạch phòng ngự của Củ Chi. Lúc bấy giờ nhân viên và phòng chẳng còn người nào quen cả. Hỏi thăm thì họ bảo "Tám Nghi về R an dưỡng, cô Hiền đi học y tá. " Nhưng mà tháng sau tôi gặp ông Chín Nửa, dượng tôi, người cho tôi cái radio Sony sau bữa tiệc nhậu tép mỡ ở cái chuồng trâu. Dượng cho hay Tám Nghi và cô Hiền đã bị Mỹ khui hầm bắt ở Bến Súc nay đang ngồi trong tù. Vậy cũng may, tôi nghĩ Tám Nghi tên lính Lê dương vẫn còn có cơ may: sống sót. Còn đối với cô Hiền thì đời tù tội có cực khổ nhưng không nhục bằng làm con nuôi.)

Nhưng màn con nuôi vẫn còn dài dài trong hầm Đờ-Cát ở Củ Chi và R.

Đời thằng thượng úy kiêm xạ thủ quốc tế về đây để được làm một trung tá sai vặt và ngồi tù Mỹ.

Trong kháng chiến chống Pháp cũng từng có một vụ thất tình của một anh cán bộ đã dẫn tới một hành động chính trị Một anh chàng học sinh Sài gòn dắt một cô bạn ra bưng để xây tổ uyên ương trong khói lửa. Ra khu được ít lâu, một tên cán bộ trung ương giỏi mép Mác xít đã cuỗm được cô nàng. Chàng kia uất ức trở lại thành kêu quân đội Pháp đến oanh tạc và đổ bộ đánh tan một hệ thống cơ quan ở vùng Bạc Liêu. Những người có trách nhiệm tìm cách che giấu rất kỹ nhưng sau cuộc tấn công bất thần đó, truyền đơn rải khắp nơi. Mỗi tờ giấy trắng đều in rõ hình anh chàng hận tình, tên tuổi và câu chuyện bị cuỗm người yêu cùng với danh tánh của những kẻ trong chuyện.

Sau đó lại xảy ra một chuyện khác ở vùng Cần Thơ. Tên tư lệnh mắt mèo Võ Quang Anh hốt vợ chưa cưới của sinh viên trường Quân chính Quang Trung. Cậu sinh viên này phẫn chí bỏ về thành đi học trường sĩ quan quân đội Sài gòn, lúc đình chiến lên đến trung tá. Trước khi về thành cậu ta nhắn với bạn thân: "Mày nói thằng này địt mẹ cách mạng dùm tao nghe!" Thằng bạn thân đó chính là tôi.

Có lẽ nào giờ đây tôi là kẻ cuỗm vợ chưa cưới của ai? Tôi không bao giờ làm chuyện đó. Ngược lại chính một tên tư lệnh mắt mèo khác đã cuỗm người yêu của tôi. Nhưng tôi không nói gì cũng không thèm phản ứng. Vì tôi biết nàng ta không yêu hắn mà bị bà mẹ nàng dồn ép, dâng nàng cho hắn để hắn không đến ve vãn bà ta nữa. Sự ve vãn này có thể đưa đến sự thất tiết của bà. Lẽ thứ hai tôi luôn luôn nghĩ con gái như mảnh lụa đào phất phơ giữa chợ, cũng như chim trời cá nước ai bắt được nấy ăn. Ta tìm cái khác. Thiếu chi mà ta phải ghen tương giành giật với nhau? Xoàng!

Với triết lý đó tôi không bao giờ đau khổ vì tình. Không có người con gái nào làm tôi đau khổ, và tôi cũng không muốn ai đau khổ vì tôi. Tôi muốn họ coi tôi như một thứ chim trời, cá nước, một con bướm khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Tôi chỉ sợ Ua quẩn trí thì khốn.

Cô nàng chỉ vọt ra Củ Chi trong vòng ba tiếng đồng hồ là cả vùng này nát như tương. Thoắt nghĩ như vậy tôi muốn vọt theo nàng nhưng nàng đã ra đến đường lớn. Chiếc xe phóng nhanh. Cô Hiền ra đến cái ngõ lan cỏ hoang rắp hờ bằng một nhánh chà tre để ngăn biệt kích chớ gì? Rõ một trò đùa. Ở trên R có một cơ quan cũng làm như cảnh giác cao, bắt nhân viên đốn nứa rào một châu vi rất rộng. Chẳng ngờ đó là một cách phô trương. Chẳng bao lâu biệt kích đột nhập, phối hợp với trực thăng đổ chụp giết sạch nhân viên.

Cô Hiền kẻo nhánh chà tre qua một bên lấy lối cho tôi vào rồi rắp lại ngay. Tôi vừa bước ít bước thì từ một cái chòi lá lụp xụp núp dưới một gốc bưởi bước ra một người:.

- Ê! bồ nhà!

Tôi nhìn ra ngay: Tám Nghi! Nhưng một Tám Nghi xơ xác hãi hùng. Hắn là thượng úy đoàn viên của một đoàn sĩ quan do tôi làm phó đoàn vượt Trường Sơn. Tám Nghi nói.

- Ổng được điện bá o của H2 mày đã rời trên đó hồi sáng. Tao cho người rình nãy giờ! Thôi đi vô, đi vô! Ổng đang chờ mày như trông nước uống.

- Gì mà dữ vậy?

- Mày thuộc về thứ dữ rồi chớ còn gì nữa?

- Ăn ở gì mà kín cổng cao tường vậy? Còn hơn mấy ông trời con giao liên trên Trường Sơn trốn khách!

- Phải vậy mới sống! - Tám Nghi quay lại Hiền lót tót theo sau bảo - Em đi vào đem trà kẹo và thuốc lá ra đây để anh bạn anh giải lao chút rồi vô yết kiến bệ hạ!

Tám Nghi đẩy tôi vào chòi. Trong đó có một chiếc võng mắc sẵn. Hắn bảo tôi giăng võng nghỉ ngơi chờ lệnh. Tôi nghĩ: lại một thứ triều đình con con so với trên R. Mỗi một ông lớn hùng cứ một vùng tha hồ đặt ra điều lệ riêng cho mình. Tôi hất hàm hỏi tám Nghi:

- Cô em nào coi khớ vậy?

- Thì cũng con nuôi của các ông thôi, hỏi làm gì?

- Mày không nuôi đứa nào à?

- Tao lấy gì mà nuôi?

Phong trào con nuôi em nuôi coi bộ lây khắp nơi!

- Biết vậy hay vậy, chớ có nói ra mà mất chỗ đội nón!

- Con gái bây giờ mà lọt vô cơ quan của mấy ông là in như phi tần của hoàng thượng vậy.

Tám Nghi móc thuốc Capstan ra mời. Hai đứa nằm võng lắc lư coi trời bằng hột vịt qua làm khói mờ. Tám Nghi hỏi:

- Tao nghe đồn mày sắp làm phò mã đâu ở trển?

-Đếch gì!

- Ở trển có phải yên thân không?

- Mày không hay vụ dưa hấu rụng kỳ rồi à?

- Có chớ sao không. Mày tưởng dưới này không có thứ đó sao mà vác càng tôm xuống đây?

- Dưới này còn lượm mạnh hơn trên đó hả?

- Dưới này còn bận Ba xây, ba chống, ba khoan nên để trên R lượm trước.

Hai đứa cười rù với nhau thoải mái. Phải có Tư Linh là đủ bộ ba ông Táo tha hồ mà phun mây nhả khói. Nguyễn Trường Nghi không biết ở tỉnh nào. Tôi không hề hỏi quê quán hắn mà hắn cũng không hỏi gốc gác tôi. Tôi biết hắn là tay xạ thủ súng ngấn của trường Lục Quân Sơn Tây. Trên đường về Nghi bệnh nằm lại trạm Tl4. Mới có hai năm mà anh ta trông hom hem quá đổi.

Hắn đoạt hạng tư trong toàn thể các tay súng ngắn Liên Xô và Đông Âu. Trên đường Trường Sơn, Nghi là tay bắn khỉ đại thần sầu còn tài hơn Dương bá Dương nữa đấy, không phát nào sẩy mà toàn ngay đầu. Khỉ mà bắn trúng mình thì kể như ăn máu... nó thôi. Tám Nghi buông một câu bất ngờ..

- Thằng Trần Chánh Lý nằm lại ngoài đó muôn năm!...

- Không biết Bảy Phương có sửa sang gì lại cái mộ nó hay không?

- Vào trong này đụng tăng Mỹ mới nhớ đến nó. Thượng úy chống tăng lại nằm ở chỗ không có tăng!

Hai đứa thở dài với nhau sườn sượt. Tám Nghi chợt thấy chiếc nhẩn trên tay tôi, hỏi:

- Bộ mày có dính với cô nào rồi sao?

- Cô nào?

- Không biết con Thu Hà...

Tám Nghi bỏ lửng không nói thêm, cơ chừng sợ đụng chạm tới cô nào. Tôi nói:

- Tao vẫn lang bang như xưa!

- Ai biết đâu. Tao nghe nói mày bị đeo dữ lắm. Nào thành phần cơ bản, nào tiểu tư sản!

- Cũng có nhưng không dính với ai.

Tám Nghi uống trà và đốt thuốc hết điếu này mồi điếu khác Hắn ngó mông lung trên nóc lều một hồi lâu và nói:

- Mày biết vụ bà chằn trên R không?

- Bà chằn nào?

Tám Nghi ngó quanh như cảnh giác điều gì và nói:

- Bà chằn Rừng Sát xuống tới đây này.

Tôi giựt mình:

- Hồi nào vậy cha nội?

Tám Nghi nghiêng qua gần tôi và thầm thì.

- Cũng mới đây thôi! Mày đừng có học đi đồ lại nghe chưa? Đứt đầu đó! Mẹ! Tao không hiểu ngày xui tháng rủi gì mà tao lại gặp một chuyện như vậy.

Nghe Tám Nghi nói vòng vo, tôi cũng đoán ra rồi, nhưng để y bật mí thử xem. Thì đúng y như rằng:

- Không hiểu bằng cách nào mà bả mò trúng ngay chóc hầm ông Đờ Cát.

- Rồi cái tuồng đó diễn ra như sao?

- Thì đại khái là quăng cái hồ lô của bà lên hô giáng. Ổng cũng quăng cây gươm phép của ông lên hô giáng đáp lại. Bả chỉ tay một cái và hô thâu. Cây gươm chạy tọt vào hồ lô. Thói đời là vậy, cây gươm bao giờ cũng không thắng nổi cái hồ lô... Nè tao dặn kỹ nghe, chớ có nói ra nói vào. Gặp con nhà báo Nhỡ Nôm nó chụp được nó phết ra thì mệt cho ổng lắm! Hôm trước đóng ở trên kia cà, sau màn hỗn chiến đó sợ hôi ổ ổng rút xuống đây.

- Còn bả?

- Bả là khu ủy viên mà mậy! Mấy bà Hai Xót, Năm Đang mọp dưới trướng bả nghe lệnh bả truyền nào dám chống lại. Các cơ quan của khu đóng trên đất Củ Chi này đều phải liên hệ với hai bà đó. Bả hỏi một tiếng là hai bà đó khai ngay. Ổng bây giờ sợ bả còn hơn sợ xe tăng Mỹ.

- Mày nói cà rởn hoài tao không hiểu gì hết, đâu nói rõ ra nghe coi. Tao hứa sống để bụng chết mang theo mà! Tao thề độc - Tôi đưa tay ra - ngoéo tay nè.

Tám Nghi tiếp:

- Bả la ó dữ quá!

- Làm sao bả vô tận nồi gọ được vậy?

- Bả đứng bên ngoài bả la om lên. Bảo vệ ra đuổi bả. Bả rút K54 ra lên đạn rong róc và xưng tên. Ông thần mình sợ vỡ lỡ ra nên kêu bảo vệ đẩy bả xuống hầm để ém luôn. Bả dữ thiệt mày ạ. Tao không ngờ bả dám nói những tiếng quá ư nặng nề.

- Nói gì? Bả xổ nho à?

- Chậc! Không đâu! Bả là cán bộ đảng cao cấp hơn bà Ba Phó Tư lệnh R mà. Bả đâu có xài nho! Bả nói về bốn chữ Cần Kiệm Liêm Chính kia chớ!

- Bả hoan hô chữ nào nhất?

- Chữ nào bả cũng đem ra hô giáng ông thần cả! Cuối cùng bả hạ một câu bất hủ: "Cụ Hồ còn đó sao củ không dạy cháu củ?"

Tám Nghi tiếp:

- Lúc bấy giờ tao đang làm báo cáo ở trong một cái ngách hầm ngay bên cạnh hầm chính của ổng. Muốn tránh để cho hai bên tha hồ oánh phép, tao bèn chui tọt lên và chạy đi. Nhưng tai vẫn còn nghe văng. vang những câu rất ác...

- Rồi ông phản ứng làm sao?

- Ổng xuống nước nhỏ, rất nhỏ! Nhỏ tối đa, tao chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến thế.

- Rồi bả làm sao?

- Bả thì đi nước lớn, lớn thật lớn. Lớn như chưa bao giờ có thể tưởng tượng đến thế! Thôi, đại khái vậy đó, mày đừng cóphổng rấn tao nữa, khổ thân tao lắm.

Tôi không hỏi hắn nữa nhưng suy nghĩ, hoang mang. Tôi chưa bao giờ thấy một lãnh tụ hoặc một cán bộ cao cấp đàng hoàng. Phải chăng thượng bất chánh hạ tất loạn. Ông trưởng phòng như thế thì còn dạy dỗ các trường ban và nhân viên làm sao? Tôi đi từ miền Đông qua miền Trung xuống miền Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến. Đi tới đâu cũng nghe những chuyện lăng nhăng của mấy ông lớn. Ở miền Đông thì có ông Tô Ký, miền Trung có Trần văn Trà, miền Tây có Nguyễn văn Trấn và Võ quang Anh. Toàn những ông tư lệnh tư lọt không thôi. Lính lãi có quyền hành đâu mà giật vợ người. Người nắm quyền trong tay phải luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ, nếu không sẽ gian dâm, hà lạm.

Tôi nhớ đám cưới Tô Ký, một thứ xa xí cực kỳ quái gở. Đèn măng sông đốt cả mấy chục cái trong rừng cao su, không nói làm chi. Rượu Tây uống không hết đem đổ trên đầu nhau chơi. Còn đám cưới của Năm Lê (tức là Sơn Tiêu) lính lấy thịt heo quay ném nhau như đất cục. Thế nhưng bây giờ Năm Lê lại phụ tình và bị vợ hạ nhục. Ắt hẳn bây giờ chị Hai Mặn ăn năn vì đã đá ông Trung đội trưởng Chọn kia để lấy ông Tiểu đoàn trướng Sơn Tiêu này. Tôi nói với Tám Nghi:

- Tao gặp bả trên trạm 66 R mày ạ! Bả định đột nhập vào triều đình để hỏi tội đức lang quân nhưng lính gác kỹ quá bả không vào được.

- Mà có vào được cũng chẳng làm gì. Vì ổng đâu có ghé R. Ổng đi tàu lặn về Bến Tre rồi lội về đây nhận chức Phó phòng tham mưu luôn.

- Tha... m mu hả?

- Tha gì thì tha nhưng ổng bây giờ kẹt cò dữ lắm. Ổng không vô được đảng ủy thì có ngày rơi mão. Tao về đây hai năm rồi ngày nào cũng nghe ông chưởi bới gắt gỏng. Cả với ông Hai Phụng thượng tá Tư lệnh phó kiêm Trưởng phòng Tham mưu mà ông cũng tạt ngang, không ngán.

- Tại ổng không tha được cái mu con mẹ đan len ở Phố Hàng Đào vô đây nên ông khủng hoảng chớ gì. Còn ông tạt ông Phụng là vì ông này dốt không có thành tích bằng ổng, chứ đối với ông Ba Xu ổng đâu có dám lấn lướt. Ông ấy là Tư lệnh lại thành phần dân cạo mủ, vô sản trăm phần trăm, còn ổng thành phần lính thủy Tây. Ổng cũng biết tùy mặt mà lên chân! Thôi bỏ chuyện đó đi, mày rước bà xã vô chưa?

- Tao cũng ôm cây cà-nông-xăng-rờ... cum đây mà chịu trận chớ xã ớt gì đâu! Trên Trường Sơn thì bị sốt rét, xuống đồng bằng cái nọc muỗi đòn xốc cũng còn đây chớ nào đã dứt. Tối ngày cứ ru rú trong hầm chờ coi ổng có kêu tới la hét gì không. Làm chánh văn phòng mà y như thằng cần vụ.

- Sao có cái việc lẩm cẩm trong chức trách vậy?

-Ở đây toàn như vậy cả, không phải chỉ ở đây và mà mình tao. Mấy ổng bỏ hết điều lịnh nội vụ, điều lịnh kỷ luật của quân đội rồi. Mỗi ông là một cái đầu gà, muốn gáy kiểu nào cứ gáy. Tao chỉ huy cả một trung đội liên lạc, cần vụ. Tối ngày chuyên nấu cơm và móc hầm cho ông lủi. Kia kìa mày nhìn cái mái nhà lụp xụp đó! Trên mặt đất trông không ra gì cả nhưng dưới hầm thì đủ hết: ván gõ, bàn ghế y như ở trên. Ổng không bao giờ bước ra khỏi hầm, trừ khi tiểu tiện. Tao chỉ thiếu việc bưng bô cho ổng nữa thôi. Ổng vừa ra lịnh cho tao bắt lũ con nít khoét đường cho ổng đi dạo quanh nhà này. Lạ thật! Ổng là trung đoàn trưởng pháo binh mà lại sợ pháo hơn tụi thường.

- Chính vì con nhà pháo hiểu tánh cách lợi hại của pháo nên sợ pháo hơn người thường.

- Ờ, mày nói đúng. Thằng Ba Xây, xã đội phó, chủ có nhà này, nó cho vợ con ra ấp chiến lược hết rồi ở lại đây tử thủ. Hàng ngày nó đi đặt lờ đặt lọp bắt cá tôm bán, có biết sợ sệt gì.

- Tao biết ổng hồi còn trẻ cũng gan lắm đâu có thỏ đế dữ vậy. Có lẽ về già lưng mật....

- Mấy lúc ngớt pháo ổng kêu tao tới nói chuyện chơi. Biết chuyện gì mà nói? Bố ai dám pha trò với ổng.

- Hồi chín năm ổng vui nhộn và thể thao lắm! Trung đoàn 300 có đánh lấy được chiếc tàu Tây... tụi này chiều chiều thường chạy trên sông Vàm Sát la ó cho hả hơi. Ổng chạy đua, bơi lội đều giỏi hết.

- Bộ tướng ổng coi bộ cái gì cũng giỏi. Giò dài, tay dài mặt cũng dài... Từ hôm B52 cắt một đường vén ót tao coi bộ cái mặt của ông càng dài hơn ra, khó nhìn quá hè. Để chừng gặp ổng mày sẽ thấy tao nói có đúng không? Tối ngày ăn rồi cứ rút trong hầm, nếu độn thổ được chắc ông cũng độn thổ tới đất cái luôn.

- Bộ B52 có viếng khúc lòng ống này à?

- Có chớ. Nó rạch một lằn từ Hố Bò xuống An Nhơn bề ngang chừng hai cây số. Có lẽ đây là loạt mồ côi và đầu mút cho nên độ bom không đông đặc lắm. Chừng hai trăm thước mới có một hố bom. Ấy là tao chỉ đoán mò thôi chớ làm sao biết được. Nhưng nếu nó chệch về phía trong một chút thì tụi này chắc hốt xương rồi. Chừng mày về H6 sẽ đi ngang cái nhát dao vén ót đó.

- Chắc gần Đồng Dù, tụi nó sợ xuống cựa nên làm nhẹ tay chớ gì?

- Đây chỉ cách Đồng Dù chừng sáu cây số!

- Xa thì sợ B52, gần sợ tăng, pháo, biệt kích, mày muốn cái nào?

- Muốn cái nào à? Còn mày chạy vuột B52 trên R về đây bắt cái nào?

Tôi cười:

- Mày bắt cái nào tao bắt cái đó!

Tám Nghi ngưng một chút rồi hỏi:

- Mày về đây có kế hoạch đánh đá gì chưa?

- Đánh bằng cùi chõ hay bằng gì?

- Pháo phiếc tụi H6 chôn sống hết, mày về quật mồ lên mà xài.

- Tao không có một món khí tài nào trong tay, ngoài bộ thước xạ kích tổng hợp trong ba lô và cặp ống nhòm này.

- Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng! Nói vậy sao được tía nó.

- Vùng thì vùng, còn lên hay không chưa biết.

- Tao thì muốn vùng mà nó không lên. Nó cứ nằm ỳ. Hề hề... mà thà nó nằm êm còn dễ chịu, chứ nó vùng lên thì mắc công kiểm thảo như thằng Hai Giả.

- Tao nghe đồn mà không rõ vụ đó ra sao?

- Thì có cái đách gì! Sướng con cu thì mù con mắt. Nó có vợ ngoài Hốc Môn, tháng nào cũng vô cho nó nộp tô, nhưng vì nó thích vùng lên nên ở trong này chịu không nổi lại thím xực thêm một bà. Vậy chớ có gì. Nghĩa là đúng y cái công thứccon vòng con cỡi của mùa thu ta.

- Có vậy thôi?

- Vậy thôi đã hạ từng công tác, ngưng sinh hoạt đảng. Nếu hơn thì tới chuyện gì nữa?

- Trong khi vợ bé bố Duẫn ở villa còn bố thì làm Tổng bí thư với số phiếu trăm phần trăm.

- Chíp! Chuyện đời muôn năm nó là vậy. Nói đạo đức dễ hơn giữ đạo đức.

Bỗng có bấng kẻng khua leng keng trong nhà. Tám Nghi nhổm dậy, bảo:

- Sửa soạn triều phục, đi vô chầu cha nội. Bệ hạ gọi đó.

- Ê hồi nảy cô bé nào coi mướt vậy ta?

- Mày cũng muốn vùng lên hả? Con gái nuôi của ổng đó, nó là người thận cận với ổng hơn cả tao. Nó ra vào chầu chực mình rồng tự do còn tao có lô phôn gọi mới được tới.

- Ở đây có lô phôn cơ à?

- Cái kẻng đó, không nghe sao? Đánh với Mỹ mà xài lô phôn cỡ đó, mày thấy bình minh lên khắp nơi rồi chứ?

- Tao đi đâu cũng thấy con nuôi. Ông Ba Thắng trên R, ông Tám Quang và ông Thần Núi ở đây.

- Con nuôi có hiếu hơn con đẻ. Con nuôi bố biểu cái gì cũng được mày có hiểu không?

Chúng tôi sánh vai đi đạp lên đầu những đám cỏ mịt mùng ít dấu chân. Người ta muốn để nguyên màu hoang dại. Tám Nghi bảo:

- Có đại yến đãi mày đấy!

- Yến gì?

-Tao chưa hề thấy ổng săn đón ai như đối với mày. Bọn hậu cần, liên lạc, cả tao nữa, được lệnh ổng chạy đi mua rượu tây la ve và một mớ thỏ để nấu sốt vang theo kiểu Hà Nội. Riêng tụi tiếp phẩm phải chạy mua cho kỳ được nước đá!

Tôi bật cười:

- Bỏ mẹ rồi!

- Gì?

- Mới đút đầu vô chiến đấu mà ổng cho ăn thịt thỏ là điềm chẳng lành. Vậy thì tao sẽ nhát như thỏ đế và chạy nhanh như thỏ rừng mà thôi!

Tới thềm nhà, Tám Nghi níu tôi dừng lại và nói nhỏ:

- Mày đứng ở đây, tao vô ngách bảo thằng cần vụ.

Một chốc Tám Nghi chạy ra, đẫy tôi đi trước, hắn rón rén theo sau. Tới hầm hắn bảo:

- Rồi, vào đi! Cởi dép ra!

Tôi làm theo lệnh rồi bước xuống bậc thứ nhất. Sao mà lạnh thế! Tôi đã từng vào nhiều hầm nhưng chưa hầm nào giống âm phủ như hầm này. Đúng là hầm Đờ Cát. Tôi có cảm tưởng tôi là chú chuột nhắt đang chui vào lòng một quả núi đất. Quả núi mà sụp là chuột bẹp dí. Phải dùng ít nhất năm trăm nhân công mới đắp nổi cái hầm này. Lòng hầm rộng rải nhưng tôi lại thấy nó ngột ngạt khó chịu vì cái không khí ẩm ướt nặng nề và ánh sáng lờ mờ của một ngọn đèn cầy cắm ở một chỗ lõm của tường đất.

Tám Nghi bảo tôi ngồi ở một cái ngách có bàn ghế hẳn hoi. Đây là nơi cán bộ các ban ngồi chờ trước khi làm việc với ổng. Tôi đang đảo mắt ngó quanh thì cận vệ trở ra. Cậu ta bước lại rỉ tai Tám Nghi. Tám Nghi nắm vai tôi, bảo:

- Ổng kêu vào!

Rồi hắn đi trước tôi theo sau. Tôi nghĩ thầm ông thần này rành chiến tranh lắm. So với cái hầm của Tám Quang thì nó khoa học hơn gấp bội. Bỗng Tám Nghi quẹo qua trái. Hầm kiến trúc theo hình chữ L. Nếu đạn có nổ ngay miệng hầm miễng cũng không văng vào được. Một ngọn đèn cầy khác hắt ra một thứ ánh sáng nhà mồ. Tám Nghi quay lại bảo:

- Coi chừng sụp.

Tôi bước xuống luôn một mạch bốn bậc đất xén rất sắcnhư lót gạch. Ai xuống cái hầm này dù không đội bom đạn cũng có thể hiểu được cường độ chiến tranh ở đây. Tám Nghi đưa tôi đến một cái ngách đào sâu vào vách hầm, rộng bằng phân nửa toàn bộ hầm của Tám Quang. Tám Nghi trỏ vào bàn ghế, các cây trụ rất chắc và bảo:

- Đây là hang của tao và mấy cậu bảo vệ. Bàn để ăn cơm và làm việc. Trụ để mắc võng hai tầng.

Tám Nghi lại bảo tôi ngồi chờ rồi cười khoe cặp môi chì khô răn rúm:

- Mày coi tao kiến trúc hầm kiểu này đúng với hầm chống nguyên tử mình học ngoài Bắc không?

Đối diện với cái ngách này là một cái ngách nhỏ, trong đó một cậu bé đang ngồi trên một cái thùng gỗ thông đựng đạn DKZ. Tám Nghi bảo:

- Viết thư viết từ cái gì. Không có được gởi lén đó nghe. Bữa nào tao cho về Sa Nhỏ mà thăm nó. Bộ gần ngày cưới rồi nôn hả? Tao đây với ông thầy pháo này già khú rồi mà có được như mày đâu!

Thằng bé ngóc lên nhìn rồi nói:

- Chú già chớ thầy pháo có già đâu!

- Đi lại bếp bảo mấy đứa nhỏ lột da thỏ chuẩn bị xào nấu đi, khách tới rồi. Đứa nào coi lại nước đá rộng mạc cưa và trấu có kỷ không, để đến lúc dùng mà chảy hết, ổng cạo đầu tụi bây nghe!

Tám Nghi quay lại bảo tôi bỏ ba lô và các thứ lỉnh kỉnh ra để trên bàn ăn cơm, đứng chờ còn y thì đi tới rồi rẽ ngang về phía trái. Như vậy hầm có hình chữ Z. Tôi tranh thủ gạ chuyện cậu bé:

- Bộ nhà cậu ở Sa Nhỏ à?

-Dạ.

- Sao vô đây?

- Dạ, ban đầu em tòng quân ở Q Hai Chòi, học xong khoa tân binh, em đưa nguyện vọng ra đơn vị chiến đấu, nhưng họ đưa về đây.

- Chừng nào đám cưới?

- Dạ em hẹn với cô ta là giải phóng xong về cưới, nhưng xem mòi không mau, nên em muốn xin phép về làm đám cưới rồi trở vô nhưng chú Tám bảo khoan đã, tình hình này không có ai dám tập trung ăn đám cưới mà làm, nên em gởi thơ về bảo ở nhà nán lại một thời gian nữa..

Tôi bắt qua chuyện hầm hố:

- Hầm này đào sâu ngủ thoái mái quá?

- Trời ơi mấy cháu đào hộc máu đó chú. Cả trung đội làm liên miên một tháng trời mới xong.

- Đà ngang bằng cây cao su hả?

- Dạ, đây là cột nhà giàu bỏ đi mình lấy đại về làm. Rừng chồi cây non đâu đủ sức chịu cái nóc hầm này. Tụi cháu lvừa trồng khoai mì và mắc cỡ trên nóc. Hồi trước có cái nóc lá nhưng bị B52 quạt bay mất.

- B52 ở ngoài xa mà.

- Nhưng mà hơi nó mạnh lắm, nó đi như sấm vậy. Nếu người đứng trên mặt đất không bị đạn thì cũng văng.

Tôi trỏ mấy đóm ánh sáng loang trên vách hầm, hỏi:

- Lỗ thông hơi khoét hay có ống tre?

- Dạ đặt ống tre đàng hoàng, còn khoét thì ít lâu đất lỡ bít hết.

- Có lót ni-lông trên đà ngang trước khi đổ đất lên không?

- Dạ có, chúng em còn đươn vỉ tre trải đè lên để đất lkhỏi rơi xuống nữa.

- Vậy là tốt! Ở đây đất cao nên lòng hầm đào rất sâu, trong Gót Chàng đất thấp, xuống một thước là đụng nước.

Tám Nghi trở ra. Tôi hỏi ngay:

- Cái hầm có ăn thông ra địa không?

- Có chớ! Ba Xây có được một khúc đào trước kia. Nó vừa lỡ, tụi tao phải sửa sang lại để xài. Y tặng cho tụi này luôn. Y bảo: "Mấy ổng có chun thì chun, còn tôi thì dông thôi, chun xuống dưới rủi tụi nó moi được miệng hầm nó móc lên như móc cua, tôi hổng chơi."

- Địa được bao dai?

- Trăm rưỡi thước.

- Mày có xuống thử chưa?

- Có chớ!

- Bao lâu?

- Chừng hơn nửa tiếng. Tao thấy tốt lắm.

- Hơn nửa tiếng thì tốt, chớ chừng ba tiếng trở lên phải coi chừng. Tao đã từng đào và từng xuống địa. Đây là vấn đề khoa học không phải vấn đề lập trường. Thiếu dưỡng khí thì dù có thừa lập trường cũng không kham! Mày phải đặt vấn đề nếu nó chốt trên đầu thì phải làm sao?

- Mày bảo tao phải làm sao?

- Người ta cứ tướng xuống địa như đi xuống nhà nghỉ mát, nằm ngủ khỏe re chờ giặc nó rút thì trồi lên bắn tỉa xuyên hông hay vét đuôi nó dễ như ăn ớt vậy. Sự thực không phải đâu. Một cái đánh dấm ở dưới đó có giá trị bằng một trái bom nguyên tử trên mặt đất vậy. Còn rủi mấy cô công chúa kia có kỳ thì cả hầm sẽ chết ngộp. Rồi khát nước, rồi tiểu tiện, rồi ăn uống. Bất cứ cái gì cũng kỳ cục khác thường hết cả. Đừng tưởng đơn giản mà chết.

- Sao mày rành vậy?

- Thì tao đã xuống rồi chớ sao. Cái thằng nhà báo Bọ Chét tới đây hồi năm ngoái đòi quay phim lòng địa đạo nhưng nếu nó quay được thì tai hại biết bao nhiêu. Cứ để cho nhân dân thế giới thưởng thức cái địa trên đài Giải phóng và đài Hà Nội thì tốt nhất?

Bỗng nghe tiếng lục lạc ngựa leng leng. Tám Nghi ngắt nhẹ hông tôi và thì thào:

- Ổng kêu vô!

Tám Nghi dẫn tôi đến miệng ngách rồi đùn tôi vào.

Một người cao ốm, mặt dài, cằm dài,trán thấp mà ngang chàng, mắt lươn ti hí, nhe răng cười mà không ra tiếng chỉ lphát ra tiếng hừ hừ như sư tử vờn mồi, đi tới đưa tay cho tôi. Tôi bắt lấy và nói:

- Anh Tiêu, anh mạnh hả?

- Cậu làm gì ở dưới với mấy thằng Bắc kỳ lâu vậy? Có lmóc được gia đình không?

- Dạ tôi nằm chờ. ông già vô cho tiền rồi về.

- Còn vụ thằng em?

- Dạ chưa kết quả.

- Mấy thằng đó làm ăn bá láp. Gặp đâu xâu đó. Cán bộ chiến đấu không phải dính vào những cái chuyện địch vận lăng nhăng như vậy. Con người ta ai cũng chỉ có một bộ óc, là hễ làm tham mưu thì không chính trị, hễ làm chính trị thì đừng làm tham mưu. Cái thằng chính trị nó nhìn cậu nó thấy như một cục mồi nhử cá, còn thằng tham mưu nhìn cậu như một cái búa đập kẻ thù, cậu hiểu chưa? - Anh vừa nói vừa móc gói Capstan ra đưa cho tôi - Theo tôi trong nghệ thuật chỉ huy không nên có hai bộ phận chính trị. và tham mưu cùng một lúc.

Tôi mời lại anh và bật lửa cho anh đốt. Anh nói:

- Kể từ khi cậu đi miền Tây tới giờ tôi không gặp lại.

- Dạ, có gần hai chục năm!

- Cậu hồi đó còn thiếu nhi nhưng đã có khiếu quân sự. Mười bốn tuổi mà dám đánh xe tăng.

- Dạ làm ẩu may mà được anh à.

- Cậu xài cái ống quẹt ngon quá!

- Dạ, của người ta mua ở chợ Bắc Hà cho. - Nói xong tôi để hộp quẹt lên bàn. - Dạ, anh cất dùng còn cái kia để tôi gởi ra Hà Nội sửa.

Tôi cũng có nhưng cái của xưởng cơ khí Hà Nội làm, quẹt rách ngón tay mà không ra lửa.

Tám Nghi thò đầu vô hỏi:

- Dạ anh Năm còn bảo gì nữa không?

- Dặn con Hiền mua thuốc hút cho tôi.

- Dạ có rồi anh Năm.

- Thịt thỏ bảo tụi nó chiên sả ớt, đừng nấu kiểu có nước lỉnh bỉnh như vừa rồi ăn tanh lắm.

Tám Nghi thụt ra, anh bảo:

- Cậu đó giáo viên Lục quân mà chậm chạp, không linh hoạt, việc gì cũng đợi nhắc.

Tôi mở sắc-cốt định lấy bức thư của thượng tá Phúc, Phó tư lệnh pháo binh R U80 của ông Tư Khanh, nhưng lại thôi, chỉ móc giấy công tác ra trình. Anh xem xong, để trên bàn, xòe bàn tay to lớn ra đập đập trên tờ giấy, gầm gừ:

- Cái này là không được.

Tôi giật mình hỏi.

- Dạ, anh nói sao ạ?

- Hễ công tác ở Tham mưu thì công tác ở Tham mưu không có chàng hãng hai chân vậy được.

Tôi.ngồi lặng thinh, khống biết số phận mình ra sao. Ổng không nhận thì có nước lội về R. Trên đó còn ai đâu? Sức hút duy nhất làm cho tôi trở về R là các em thôi. Các em đã tản lạc hết rồi thì về làm gì nữa? Anh hất hàm:

- Cậu muốn tham mưu hay chính trị?

- Dạ, ở trên sắp xếp đâu tôi ngồi đó.

- Nói vậy sao được. Tham mưu là thực tế: Nhìn bom đạn là bom đạn chớ không thấy nó là mầm mống căm thù như chánh trị. Theo cậu cuộc chiến tranh này sẽ đi đến đâu?

Tôi ngần ngại, anh bảo ngay:

- Trung ương không hiểu gì ráo mà phát động chiến tranh. Giống như hồi 45 tầm vông đánh xe tăng. Nhưng bây giờ không giống chút nào.

Một cô bé đưa trà vào. Anh rót mời tôi và uống ngay, rồi tiếp:

- Binh thư có nói ba yếu tố chiến tranh: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Kẻ nào có ba yếu tố đó sẽ thắng. Ta có không? Tôi sát hạch chính trị cậu đó. Nói đi nghe thử!

- Dạ, thiên thời ta có vì đây là đất của ta, Mỹ không quen cái thủy thổ nhiệt đới này. Địa lợi: ta có địa đạo thôn liền thôn, xã liền xã, ta thuộc lãnh thổ hơn Mỹ. Nhân hòa....

Anh cười như con cọp bị hóc xương:

- Nói về nhân hòa nghe thử.

- Ta có dân. Mỹ bị dân thù ghét.

Anh khoanh hai tay trước ngực, ngã ngửa ra thành ghế:

- Cậu làm chánh ta có thớ lắm! Hà hà... Cậu nói y như Tám Quang. Nhưng đó là những điều trật lất. Mỹ không chịu được nhiệt đới nếu nó không có máy lạnh. Mình ốm đau vì ăn ở ngoài rừng, bịnh không có thuốc. Thậm chí bị thương chở tới Bưng Còng ông Tám Lê chạy trốn. Lính rượt bắn ông đó là thiên thời. Còn về địa lợi thì đây nà - Anh dậm dậm chân: Địa xạo chớ địa đạo gì. Ở chui rút như chuột có thấy trời đất gì mà chỉ huy? Còn nhân hòa hả? Thằng Ba Xây xã đội phó này cho vợ con ra ấp chiến lược hết rồi. Chung quanh đây bà con cũng đã đi hoặc sắp đi. Người ta không thích mình đến. Vì mình đến có nghĩa là bom pháo, B52, biệt kích đến. Cậu nhớ hồi chín năm không? Mình đi đến đâu gà heo ngã liệt địa tới đó, dân chúng sắp hàng hai bên đường chào đón hoặc tiễn đưa. Còn bây giờ? Cấp trên phán như vậy rồi, mình cãi làm sao?

Tôi không ngạc nhiên về nhận định của anh. Tôi cũng nghĩ thế, có điều tôi không dám nói ra. Anh rót trà uống và tiếp:

- Cuộc chiến tranh này ác liệt hơn, ta phải hi sinh nhiều hơn và nó sẽ kéo dài hơn cuộc kháng chiến chống Pháp, ngoại trừ thằng Mỹ chạy làng. Nếu không, với tương quan lực lượng này ta không thấy có lý do để chiến thắng. Tôi nói thật đấy mà. Tôi đi tàu lặn với năm chục ông cấp tá. Tàu cặp bờ biển Bến Tre. Từ đó về đây phải chạy chừng một chục cuộc đổ dù. Qua những lần đó tôi tổng kết tình thế của miền Nam về mọi mặt. Dân quan chánh đảng và tình hình quân địch.

- Xin anh cho tôi nghe với.

- Uống nước đi, chút nữa ở đây ăn cơm với tôi một bữa ngon nghe! - Anh hớp trà rồi trở lại vấn đề - Ta ép buộc dân làm chiến tranh, không phải họ tự nguyện. Bộ đội ta vũ khì không bằng 1/100 quân địch. Đây tôi chỉ cho cậu một điểm. Chiến tranh là tội ác, bất cứ chiến tranh nào. Thằng nào giết người nhanh và nhiều nhất thằng đó thắng. Về điểm này Mỹ có ưu thế hơn ta nhiều. - Anh chĩa ngón tay trỏ vào cốc trà và chấm chấm trên bàn - Đây là cự ly đạn phát ra từ lòng súng M16 không đấy một tấc một viên. Nghĩa là một chiến sĩ ta có thể bị ba viên một loạt đạn. Còn đạn trực thăng bắn thì còn kích hơn. Nó bắn từ sáu đến tám ngàn viên trong một phút. Cự ly đạn ước chừng hai tấc. Vậy một người chạy trong lưới đạn của nó không có thể lọt kẽ được. Cậu hiểu dư mà!

-Dạ.

- Còn loại cá lẹp của nó phóng rốc-kết sẽ không để cho mình thoát. Bốn trái nổ bốn gốc một lúc. Tôi nhìn dấu đạn thì tôi thấy là nếu mục tiêu bị nó nhắm thì chỉ có hai trường hợp: một là hủy diệt, hai là trọng thương. Nhiều ông cùng về với tôi hỏi: "Sao nó không bắn giống FM Tây hồi trước nghĩa là bập bập bập mà chỉ nghe cái réec hoặc hù ù.. Là vì đạn đi dính liền nhau. Khi về đến Tháp Mười tôi bị một trận pháo bầy. Đạn nổ rồi mình mới nghe đề pa! Ở Trung Quốc tôi không có học thứ này. Sợ e bạn ta không có. Binh chũng của cậu đó, cậu thấy thế nào?

- Dạ tôi cũng để tâm dữ lắm anh Năm! Nhưng chưa biết phải làm gì. Ít nhất ta phải có lực lượng tương đối.

- Tương đối là bao nhiêu?

- Là...ít nhất nó mười ta phải sáu hoặc năm.

- Đừng mong. Tôi biết hiện giờ nó mười, ta 0,5. Cũng có thể là 0.

- Sao vậy anh?

- Vì DKZ là thứ dùng hồi chín năm ta lén chôn lại, bây giờ móc lên. Lau chùi xong lại chôn. Cậu dạy trên trường loại pháo gì?

- Dạ Nhựt, Mỹ, Pháp, Trung Quốc.

Anh cười chế diễu.

- Học gì dữ vậy? Bộ oánh một lúc bốn phép à?

- Dạ râu ông này cặm cầm bà kia anh Năm ạ. Pháo Nhật không có máy ngắm, phải dùng máy ngắm của Pháp gắn qua. Bắn vòng cầu không được phải bắn trực xạ.

- Vậy rồi làm sao chơi với thằng Đồng Dù?

- Cần chơi thì phình bụng ra chơi chớ sao giờ anh Năm!

Anh lặng thinh một lúc rồi bảo:

- Nhưng ngặt nhất là học sinh. Lớp hai, lớp ba, làm pháo thủ còn không xong lấy đâu chỉ huy một khẩu đội? Rồi hành quân bằng cái gì?

- Anh mà thấy lính trên Trường Sơn khiêng pháo thì anh sẽ khóc ròng đó anh! Bộ giò như cây tăm xỉa răng mà khiêng pháo 90 ly. Trời ơi! Đói! Đế cối bỏ đầy đường! Tôi thấy không dám dòm. Trung ương ác quá! Miễn đạt mục đích thì thôi, hi sinh bao nhiêu không kể.

- Nhất là hi sinh dân Nam kỳ và nhất nữa là không có đứa con đứa cháu gì của mấy ông to bà lớn cả!

Tám Nghi lại ló đầu vô:

- Thưa anh Năm, uống rượu gì ạ?

- Có Tây chơi Tây, có đế chơi đế. Đãi cậu thầy pháo này một bữa cho tới gáo. Cậu ta là lính của tôi hồi chín năm. Tiến bộ mau quá! ờ ờ đó là nhờ văn hóa. Chiến tranh là một khoa học. Hồi chín năm ai có dao dùng dao, ai có búa dùng búa chớ bây giờ không thể chơi miếng võ rừng đó được nữa. Một người chỉ huy bây giờ phải là một nhà khoa học. Cậu có thắc mắc tại sao Ông Chuột nhà mình làm quyền Sư trưởng mất năm, sáu năm mà không lên Sư trưởng được không?

- Dạ thấy dân Nam mình ra Bắc bị lép, nhưng không dám thắc mắc.

Anh lắc đầu:

- Đứng về địa phương anh thì thắc mắc, nhưng đứng về khoa học thì không nên. Ông ấy làm Sư trường trong lúc chưa rành toán chia thì làm sao? Một vị chỉ huy cầm mười ngàn lính trong tay gồm có cả chục loại binh chủng, nào pháo binh, xe tăng, bộ binh, cơ giới, hóa học, quân y, hậu cần, có khi cả hải quân và không quân mà trình độ như ổng thì làm sao xoay trở? Lập trường chỉ tốt ở trong văn phòng và kiểm thảo dâm ô tham ô thôi chớ ra trận thì vứt đi. Thằng lính nào hi sinh bằng Ma tơ rô xốp và Đồng Tồn Thụy? Cậu có xem phim chứ? ờ... ờ Bế văn Dàn, Tô vĩnh Diện của ta nữa!

-Dạ có.

- Cứ bắt lính lao mình vô lấp lỗ châu mai hoài sao?.

- Dạ... tôi đâu có ý kiến gì anh Năm!

- Ba cái cô dũng sĩ do Tám Quang sơn phết chỉ nhảy cóc nhảy nhái ít lâu và trong lúc bom đạn chưa thật ác liệt thôi. Nay mai thằng Tư Linh sẽ không có đạo diễn địa đạo chiến được nữa.

Tôi hơi nhột, gượng hỏi.

- Hồi thằng cha Bọ Chét tới đây anh về chưa anh Năm?

- Tôi ở đây chớ đâu! Tám Quang có liên hệ với tôi yêu cầu cho bố trí pháo bắn máy bay để quay phim. Tôi bảo không được Anh ta có đề nghị lên ông Ba Đình, nhưng ông Ba bảo tùy tôi. Cậu thấy không? Con mắt chính trị nó nhìn sự việc như thế đó. Nó tưởng bắn máy bay là dễ lắm. Cứ có tiếng nổ cho nó thu thanh là được rồi. Mấy đứa nữ du kích ngoài Bắc tập bắn máy bay bằng súng trường tôi trông thấy mà khóc ròng. Vậy mà ông thi sĩ nhà mình làm thơ ca ngợi và mời quốc tế tới xem nữa.

- Thơ gì anh?

- Thơ gì không biết thơ gì, tôi chỉ nhớ đoạn du kích bắn máy bay ở cầu Lai Vu như sau:

Đem súng trường ra bắn phản lực thì chỉ có Việt Nam ta thôi.

- Và đem hầm chông địa đạo ra chống B52 thì cũng chỉ có Củ Chi này thôi anh ạ -Thấy ông thủ trưởng cởi mở nên tôi cũng phụ họa - Tôi đã đi với các đội du kích đào hầm và địa đạo để tìm hiểu tình hình hầu sau này áp dụng cho công tác chỉ huy. Tôi thấy quả bi đát. Anh Tám Quang bảo tôi là một vòng đai thép bao quanh Đồng Dù, tôi tưởng có thật...

- Thì có thật chớ láo à?

Dạ, anh bảo sao?

- Thì có mấy hang ếch của tụi thằng Năm Cội và của con Bảy Mô!

Anh ngừng lại lấy cái lục lạc trên bàn lắc lắc. Tám Nghi ló vào Anh chỉ cái ghế bảo Tám Nghi ngồi:

- Cậu nói cho ông giáo viên pháo nghe về cái vành đai thép của ông Tám Quang chút.

- Dạ! Hôm trước anh Năm bảo tôi đi nghiên cứu cái vành.

Anh cắt ngang.

- Là vì tôi ở đây mà không biết. Thế mà đài Giải phóng nói oang oang. Rồi đài Hà Nội cũng phụ họa và khuếch đại nó thành Thượng Cam Lĩnh. Tôi nghe mà giật nảy người lên! Mình ở đây mà sao không biết vụ đó! Khơi quá! Nào, cậu Nghi trình bày để ông thầy pháo nghe xem có thể đem cà-nông 105 ở Tầm Vu ra tăng cường cho cái vành đai đó không?

Tám Nghi nói:

- Dạ là chục rưỡi hố một của du kích các xã Phước Hiệp với Nhuận Đức. Họ núp bắn ba tụi tinh Mỹ ở Đồng Dù thường đem đĩ ra làm ăn ở bên ngoài vòng rào. Nhưng tình trạng đó đã chấm dứt rồi. Vì sau mấy lần tụi nó bị bắn xách quần chạy, thì xe tăng, pháo, trực thăng đáp lễ. Chúng vừa bắn vừa ủi tan mấy cái hầm đó hết rồi. Hiện giờ du kích bị tróc nên chạy vô Bàu Chứa đào hầm khác.

- Như vậy thì Đồng Dù ở ngoài đạn đạo súng trường rồi. Tôi có gặp đội nữ của Bảy Nề và tự sung công làm ông thầy khoét hết một ngày.

Tám Nghi hết nhiệm vụ, đứng dậy cóm róm:

- Dạ, thỏ chiên sả ớt cũng sắp xong rồi anh Năm!

- Bảo tụi nó dọn ra đi. Cậu tới nhậu cho vui nghé!

-Dạ.

Tám Nghi vừa đi ra, anh lấy bản đồ trải ra và chỉ cho tôi các vị trí đồn bót. Tôi rút bút chì mỡ và bút nguyên tử bốn màu đưa cho anh làm điểm. Anh hỏi:

- Ở đâu cậu có thứ này?

- Dạ tôi mua ở chợ Long Hoa II...

- Cậu dám vô chợ Long Hoa kia à?

- Dạ, đó là Xóm Mới ở quận Tân Biên của Tây Ninh chớ không phải chợ Long Hoa thiệt..

- Xa không?

- Dạ nếu không có máy bay đi bộ chừng hai ngày.

- Từ ngày về đây tôi như thằng ngố cứ ở miết trong hầm. Tụi nó xì xào tôi nghe, nhưng kệ. Tụi nó cười tôi là con nhà pháo sao lại sợ pháo ghê thế. Tụi nó không hiểu gì hết nên không sợ là phải.

Anh cầm cây bút chì nghiêng qua nghiêng lại xem và nói.

- Thứ này là made in USA đấy! Tôi bảo Sáu Huỳnh mua cho tôi mấy cây mà y có nhớ đâu, y chỉ nhớ má con Chia.

Tôi làm bộ không biết:.

- Con Chia nào anh Năm?

- Chỗ thằng mắt bù lạch đóng cơ quan cậu không biết thật à?

Tôi lắc. Anh cười hắc hắc:

- Thằng Chín Lộc với bà Ba Bánh Bò, thằng Huỳnh đớp mụ Tư The má con Chia. Tụi nó làm công tác quân báo nhân dân mọc rễ ở đó luôn chớ gì! Kệ tụi nó, tôi cũng thế thôi. Hay dỡ là công tác chớ ba cái vụ lặt vặt đó tôi không xét nét.

Anh cầm bút chì chỉ mấy điểm trên bản đồ rồi xếp lại, nói tiếp:

- Cậu biết từ trước tôi không ưa mấy thằng chính trị viên. Chúng nó nói toàn chuyện trên trời dưới đất không thực tế chút nào! Lão Long này (tức là Tám Quang) vì nói chính trị nhiều quá mà ở vá tới bây giờ, mó đâu hụt đó. Ổng đi Trung Quốc học xong về, cũng nói cái giọng Mỹ là con cọp giấy. Lão Khơ trọc vậy mà thực tế: "Cọp giấy nhưng nó có nanh nguyên tử" Đến Củ Chi này xem con cọp giấy nó có làm gì không? Ấy là nó chưa xài tới nanh của nó đó. Mấy thằng chánh trị ba lem nhem học được ba mớ lý luận đã bốc trời... Tôi đã chỉ thị cho Ba Hải, Năm Tiều triển khai lực lượng đánh phục kích hoặc pháo kích, nhưng ba tháng nay vẫn êm rơ. Ngày ngày cứ lõ con mắt ra nhìn đồng bào chạy ra ấp chiến lược và xe tăng ủi Phước Hiệp lấn vô Cây Sộp. Ttình hình càng găng, cán bộ càng bệ rạc. Mỗi lần tôi thấy Hai Giả và Sáu Phấn tôi nổi xung lên! Tánh của tôi cậu còn lạ gì. Hễ nóng lên là bất kể. Tôi la ó um sùm. Mà giận thiệt, cán bộ có khuyết mặt này thì được mặt khác. Còn hai ông này trớt he. Đó mấy ông chánh trị già làm thử xem! Cậu về đây tôi mừng lắm. Trẻ, lại có kiến thức.

- Anh muốn tôi về H6 làm gì trước?

- Giao công tác đảng cho Sáu Phấn. Cậu lo mặt tác chiến. Chấn chỉnh lại đơn vị, hâm nóng tinh thần chiến đấu. Mục tiêu chính là Đồng Dù. Phải hạ vài chiếc khu trục ngày nào cũng bay lên bay xuống tuôn bom vùng An Nhơn! Ông Ba Đình cứ hối thúc tôi mãi, tôi thiệt bực mình. Nhưng làm gì được với một giàn cán bộ như vậy? Nhớ hồi chín năm đánh mấy trận Bàu Cá, La Ngà, Bến Cát ăn ngon như rau mà ham. Bây giờ dễ gì làm nổi một cái?

- Anh có bản đồ pháo binh vùng này cho tôi xin một tấm! Tôi chỉ có bản đồ Củ Chi của U80 phát, tỷ lệ 250.000 mà mờ quá, lại toàn chữ Trung Quốc.

- Mình vô đây là rơi vào một cái khủng hoảng thiếu; thiếu tất cả phương tiện chiến đấu và một cái khủng hoảng thừa, thừa bom đạn địch. Không thứ gì mình cần mà có. Bản đồ thí lem nhem và không chính xác nên ông Hai Nhã đấm lưng bộ binh ngoài Đồng Dù Bình Giả khá khá đó.

- Tôi có gặp ông Năm Truyện và ông Trí O ở trường Trung Sơ.

- Cậu làm gì về đó?

- Dạ học.

- Học cái gì?

- Tình hình nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành

- Kẻ thù nào cũng đánh thắng. Biết rồi. Đó là chánh trị xưa như trái đất.

Tôi biết anh rành câu đó của ai nên không nói tới nữa nhưng hỏi:

- Phải anh Ba Đình chỉ huy trận Đồng Xoài Bình Giả không anh?

- Ổng chớ ai. Hồi 1949 ổng làm tham mưu trưởng Bến Cát thì dễ ăn hơn! Vô đây tôi cho cái bản đồ.

Anh đứng dậy bước đi. Tôi theo anh qua một đường hầm ngắn đến một cái ngách khác khá rộng nền đất lót bằng một bộ ván dầu mun đen, trên đó kê một chiếc giường đôi và một cái bàn nhỏ.

- Ở hầm kinh niên mà nền không lót cây thì bị bịnh tê thấp cũng đủ chết chớ không cần bom đạn cậu ạ.

Trong hầm có nhiều lỗ thông hơi nhưng không đủ ánh sáng nên vẫn phải đốt đèn cầy. Anh nói:

- Ở mãi dưới này rồi mắt mờ và các giác quan khác đều kém nhạy.

Anh ngồi xuống giường lôi cái sắc-cốt để bên cạnh chiếc ba-lô kiểu Trung Quốc còn mới nguyên, lấy bản đồ, mở ra và nói:

- Bản đồ này tỷ lệ 1/50 ngàn do đồ bản của mình vẽ lại của Mỹ in ở Đà Lạt. Đây là tấm Củ Chi, cậu xài đỡ, khi nào, xong tấm mới, tôi sẽ gởi cho cậu.

Thấy cái ngách nhỏ tối om khoét trong vách hầm, tôi hỏi:

- Cái ngăn này anh để làm gì xin nói cho tôi kinh nghiệm với.

- Phòng khi hầm sập mình chui vào đó. Nó ăn thông ra địa đạo. Như vậy lỡ bộ binh nó ngồi trên đầu, mình vẫn có lối thoát thân. Còn một kinh nghiệm này nữa. Khi cậu xuống hầm trốn bom pháo, không nên nằm, mà chỉ nên ngồi thôi. Nằm có hai cái hại. Một là chấn động tim, hai là khi hầm sụp cậu không ngồi lên được.

Chúng tôi trở ra chỗ cũ. Anh hỏi:

- Hôm cậu lên đại hội mừng công có gặp mấy cha Ba Thành, Ba Sinh, Hai Lơn, Hai Búa, Lê đức Anh không?

- Dạ đủ mặt hết anh ạ! Người khu 7 cũ của mình hình như đã về hết trong này.

- Họ có nhắc tới tôi không?

- Dạ...ơ ơ...

- Nhắc làm mẹ gì thằng này. Khi gian khổ có nhau. Lúc vinh quang ngoảnh mặt.

Tôi biết tánh anh ngang bướng từ thời trai trẻ, nên ngồi làm thinh. Anh tiếp:

- Hôm đám cưới tôi ở Hà Nội, tôi có mời từng người, không ai đến cả. Họ sợ trách nhiệm.

Tôi vẫn làm thinh. (Ông nội ai dám đến dự đám cưới vợ bé của ông thần?)

- Chỉ có Hai Nhơn thôi. Cậu nhớ Hai Nhơn bí thư của ban chỉ huy E300?

- Dạ quên sao được. Ảnh ra Bắc mười năm chỉ được lãnh lon thiếu úy, vì thành phần trí thức.

- Thì tao đây cũng vậy. Không trí thức nhưng là lính thủy của Pháp, nên bị trù không lên nổi, lại vụ cưới vợ ngoài Hà Nội. Tao không trách ai - Anh chuyển sang tình cảm anh em, xưng tao và gọi tôi bằng mày - Mấy chả sợ gánh trách nhiệm với tao. Tao chẳng phiền gì, chỉ buồn là anh em quên tình nghĩa cũ. Tao quyết định làm thì làm và ngửa cổ chịu một mình. Rơi một sao, tụt một cấp tao vẫn vui. Vợ tao oán trách và nói nặng tao. Tao chấp nhận. Vì đàn bà ai cũng thế. Còn tao... - Anh ngập ngừng một chút và nói như suối chảy - Nhưng nếu ngược lại ở trong này vợ tao có chồng tao không trách móc gì hết. Con người phải hơn con vật! Con người phải sống như con người. Trước kia tao đi lính thủy, hễ lêu bêu dưới nước thì thôi, hễ lên bờ là việc đầu tiên là vô bung-ga-lô tìm chất tươi. Chưa bao giờ tao thiếu nó trên ba tháng. Nếu có thiếu thì tao tự bù trừ. Còn ở ngoài Bắc mười năm thằng nhỏ vô dụng. Liên Xô nó sang Hà Nội hai tuần dẫn vợ theo. Còn mình, nó khen là thần thánh! Ai ham làm thần thánh kiểu đó chớ tao thì không! Người ta chê bai anh Ba Duẫn, anh Sáu Thọ có vợ bé, lấy vợ địa chủ nữ sinh v.v... Tao không khen nhưng cũng không chê. Thằng Napoléon là thằng mê gái số một, thậm chí khi viễn chinh nó có cả một đơn vị đi tìm gái cho nó. Đêm nó ngủ không thể không có mỹ nữ bên mình. Đến lúc bị đày ra St- Hélène vẫn còn có cô con gái 17 tuổi yêu nó cơ. Yêu nó cho đến nó chết. Nhưng nó là thằng gì? Liên Xô phải học nó và sợ nó. Cutuzov thắng nó không phải nhờ tài ba mà nhờ mùa đông quái ác của xứ Nga. Mày có ra Hà Nội ghé lại hiệu sách Ngoại Văn ở Tràng Tiền mày sẽ thấy bày bán một quyển sách tiếng Pháp bìa carton dày 807 trang bên trong in một chữ vàng N. Đó là tác phẩm của Viện Hàm Lâm Quân sự Liên Xô nghiên cứu về nó đấy. Tiếc là hồi ở Hà Nội tao không gặp mày để bảo mày đọc cuốn đó. Mày đọc được chớ?

- Dạ, chắc được!

- Bây giờ về đây tao đọc cái này - Anh thò tay móc dưới gầm bàn ném lên - Bí thư của tao đấy.

Tôi nhìn: Tam Quốc Diễn Nghĩa. Anh trở lại Napoléon:

- Nó làm thống soái hồi ba mươi hai tuổi, nhỏ hơn mày hai tuổi, nhỏ hơn tao mười tám tuổi. Khi nó đứng ra chỉ huy mấy thằng nguyên soái già thì tụi này xì xầm tỏ vẻ bất phục, nó rút gươm bảo "à mes ordres!" Nghe lệnh của tôi! Thế là tụi kia răm rắp cúi mặt nghe theo lệnh nó. Chuyện lăng nhăng của nó ngày nay vẫn được ghi lại thành sách để bên cạnh binh nghiệp của nó. Nào Joséphine, nào Beauhamais và cả chục mối tình khác, mối tình nào cũng cho thấy nó là thằng mê gái tuyệt vời, nhưng vẫn là một nhà chi huy quân sự số 1 lịch sử. Lịch sử có phê phán gì về tội mê gái của nó không? Tao xa vợ tao mười năm, đó là chưa kể những năm ở khu 7, lâu lâu mới gặp nhau một lần trong nhà dân hoặc ngoài rừng. Tao lấy vợ ở Hà Nội đàng hoàng, không giấu ai, trái lại có mời bạn bè và cho tổ chức biết một cách quang minh. Ông anh vợ tao là thượng tá cùng học pháo bên Trung Quốc hai năm tiền ăn ở chung, vẫn biết tao có vợ con trong Nam nhưng ông vẫn gã em gái cho tao. Vợ tao ở Hà Nội cũng biết tao có vợ...

Anh ngưng ngang như bị nghẹn. Tôi cười:

- Chắc anh mong một lá thư của chị?

- Vô phương có!

Anh nói bằng tiếng Pháp và vung tay lên buông rơi xuống trên đùi.

- Nếu có anh nghĩ sao?

- Hả? hả t Mày đùa à? Bà này sẽ bỏ tao và đem con tao về Sài gòn. Bà ta là một loại đàn bà ghê gớm. Không phải sự hung dữ mà là tình yêu. Bà ta yêu tao như một lý tưởng trong đời sống riêng tư, cho nên bà ta không tha thứ cho tao, không chấp nhận sự chia xẻ tình yêu. Tao muốn nói chuyện với bả lúc bả hồi tĩnh lại nhưng bả nhất định không nghe. Bả nói một câu như búa chém: "Nếu tôi ở lại đây, tôi sẽ có thể bị ông thuyết phục mà đồng ý với ông. Như vậy suốt những năm tháng còn lại của đời tôi sẽ chỉ là sống tạm sống nhờ.t Tôi sẽ ân hận vì đã chấp nhận tội lỗi của ông!"

Anh ngưng, mặt đờ ra, thờ thẩn.

Tôi từ từ cởi cúc áo trên móc ra một chiếc phong bì mà tôi đã sửa soạn khi nằm võng với Tám Nghi bên ngoài. Tôi rất kính phục anh từ thuở còn là thiếu nhi và vẫn còn giữ nguyên tình cảm đó. Tôi đưa cho anh và nói tên người nhờ gửi bức thư. Anh nói lạc hẳn giọng.

- Ông Phúc à? Anh... anh... ấy...

- Dạ anh ấy mới về nhận chức Phó tư lệnh U80. Khi tôi đến gặp anh ấy để nhận quyết định đi xuống đây thì ảnh giao cho tôi thư này nhờ tôi trao tận tay anh.

Anh xé thư ra xem ngay trước mặt tôi. Xem tới đâu mặt anh hững lên tới đó. Xem xong anh xếp lại đút vào phong bì cho vô túi áo và hỏi tôi.

- Tao thì đành vậy rồi, còn mày? Ở Hà Nội có gặp con Ánh Tuyết không?

- Dạ có, nhưng chỉ một đêm...

- Một đêm đủ rồi! thằng Napoléon cũng thế, nhưng không phải nó phụ tình mà ngày mai nó đã lên ngựa hành quân xứ khác. Con nhỏ nào được nó ngủ một đêm cũng đã vinh hạnh suốt đời.

Tôi nói:

- Tôi gặp Ánh Tuyết một đêm ngồi trên băng đá anh ạ. Hai đứa chỉ nói chuyện cũ ở Rừng Sát đi mò cua bắt ốc và tô bùn trên đầu cho chí chết, chớ có chuyện gì đâu mà nói vì nó sắp đi Trung Quốc học kỹ thuật gì đó còn tôi thì đã nằm trên bệ phóng rồi chẳng lẽ cách xa vạn dậm mà yêu nhau được? Tôi đã ớn một lần hai năm rồi nên không dám quyết định gì hết.

- Đúng đấy! Hai năm gì được mà hai năm.

Anh cười ha hả một cách bất ngờ:

- Nó tước mất xe của tao mày ạ!

- Xe jeep gì, anh?

- Nói chuyện hồi ở ngoài Hà Nội mà! Hai sao hai gạt hai cái chày tiêu gác tréo thì được xe jeep có tài xế lái phom phom đi Hà Nội. Đằng này nó kê tao vụ đó, nó đánh tao rơi một sao, mất xe nhưng tao cóc cần. Tao vứt xe đạp lên tàu hỏa, ra Hà Nội chạy tới nhà vợ, rồi đèo vợ đi cinê, đi uống nước ngọt Bờ Hồ chẳng sướng hơn đi xe jeep mà xách xe không chạy nhong nhong như con chó thiến à? Đói cơm thì chịu được chớ đói tình cảm thì buồn lắm phải không chú đồng tử quân của Rừng Sát?

Anh lại hỏi:

- Rồi bây giờ mày định mối nào chưa?

- Dạ cũng còn đang chạy nhong nhong.

- Ông già vô có vui không?

- Dạ ổng buồn lắm. Vì hai thằng con trai mỗi đứa một đường.

- Làm sao được! Ai có chí hướng nấy. Mày khó chinh phục nó mà nó cũng khó chinh phục mày!

- Vậy làm sao bây giờ anh?

- Tao không biết. Về ba cái vụ lăng nhăng đó tao không có ý kiến được. Hà hà, trước khi tao xuống tàu lặn họ gắn sao lại cho tao mày ạ! Được sao nhưng lại mất nàng tiên Hà Nội. Như mày mày bắt sao hay tiên?

Tôi cười:

- Anh bắt cái nào?

- Mày không có quyền bắt mà mày phải bắt cái người ta đưa cho mày. Chịp, nhớ hồi kháng chiến ở Đồng Hòa Long Thành vui quá, chiều chiều ra bãi cát ngó thấy Cấp St-Jacques, hay ngó qua Vàm Láng Gò Công chỉ cách có con sông Lý Nhơn... Bây giờ hổng biết bà ấy dắt hai đứa con tao đi đâu?

Tiệc xong, tôi ra ngoài cái chòi mắc võng nằm với Tám Nghi. Hắn bảo:

- Từ lúc tao hầu dưới trướng ông tới nay, tao chưa thấy ứng tiếp ai như tiếp mày, hơn nửa ngày. Bữa nay có bốn trưởng ban về xin gặp ổng, ổng bảo chờ đến mai. Thế nào, ổng bảo gì mày?

- Về chỉnh đốn H6 bắn vài cái máy bay, pháo cho thằng Đồng Dù vài quả, một quả cũng được.

- Ổng xử lý Hai Giả ra sao?

- Xưa kia nghe vụ ổng lôi thôi, rồi về R chính tao gặp bà Mặn làm loạn ở trạm 66 tao có ý chê trách ổng kém đạo đức nhưng nghe ông tâm tình, tao hết ghét ổng. Tao lại thấy thông cảm với ổng. Chiến tranh rõ thật đáng thù, ổng bảo ổng không muốn làm gì Hai Giả cả mà vì ở trên bảo rằng Hai Giả bị dư luận không tốt trong quần chúng nên ổng cho Hai Giả đi công tác nơi khác một thời gian rồi trở về chỉ huy đơn vị chiến. đấu ở quận Bến Cát hoặc Nhà Bè. Tội mẹ gì mà phải ngưng sinh hoạt đảng và rơi sao. Vậy các ông tướng ở R thì sao?

Tám Nghi nói:

- Kẹt một cái là Hai Giả có vợ con ở Hốc Môn ai cũng biết. Bả vô đây hoài hoài, bả tiếp tế lớp tiền, lớp xe Bờ Rô, lớp Radio, toàn thứ kẻng...

- Chậc! Thì vậy không mà! Bà Ba lớn nhăn như da ổi thì anh Ba phải tìm bà Ba nhỏ láng hơn. Còn mày? Đã có chỗ nào để bám trụ chưa?

- Con gái nhìn mặt tao là chạy tét, bám trụ gì!

- Sao không đi bệnh viện?

- Đi đến đó nằm, thì thà ở nhà còn khỏe hơn. Cái bệnh viện của ông Tư Chuyền ở trên Hố Bò chớ đâu. Tao đã đến xem qua rồi. Nó chỉ thiếu dùng cưa mập để cưa chân tay thương binh thôi.

Tôi định lấy đồ trong sắc-cốt tặng cho Tám Nghi, nhưng hắn bảo hắn chỉ thích cái đèn pin USA có cái đầu bẻ cụp được (gọi tắt là đèn quắu) để rọi đi ra đi vào hầm. Tôi chụp vào hông bảo:

- Đây tặng cho mày!

Nhưng không thấy nữa. Tôi sực nhớ ra lúc nhậu tôi đã mở ống dòm sắc-cốt và dây nịt đưa cho bảo vệ. Tôi ngồi dậy định đi vào nhưng Tám Nghi bảo để y lấy cho. Tôi bảo:

- Để tao vào gặp ông có chút chuyện riêng, lúc nãy tao quên nói.

Tôi đi vào hầm. Nhờ quen lối cũ nên tìm đến mâm tiệc lúc nãy dễ dàng, nhưng không thấy đồ đạc ở đó, tôi bèn quay lại phòng của Tám Nghi và mấy chú bảo vệ. Vẫn không thấy ai. Tôi đi theo lối đến phòng bản đồ. Tôi sắp bước vào thì nghe tiếng thì thào và tiếng rên ư ử. Bất giác tôi đứng nép một bên đưa mắt nhìn vào.

Tôi bật ngửa. Dưới ánh đèn xanh lờ mờ một thân hình tiên nữ nằm phơi lồ lộ trên chiếc giường đôi. Ánh sáng làm cho nó hư ảo như một vệt mây trắng tinh với một đám mây đen lung linh. Còn ông tiên thì ngồi bên cạnh cầm quạt phe phẩy, chốc chốc lại nghiêng môi xuống hớp mây, cái đầu to của ông ta gục xuống rất lâu mới ngóc lên. Ông ta hỏi.

- Mát không cưng mát không?

Tôi sợ bị bắt gặp, định quay trở ra thì một bàn tay lôi khẽ tôi. Tôi vọt ra ngoài rất nhanh như một tên trộm sợ chủ nhà rượt bắt. Tám Nghi thầm thì.

- Tới giờ ổng lên giàn hỏa. Tao biết thế nào thịt thỏ xong cũng có cái trò múa đôi đi liền. Tao muốn bảo mày nhưng mày nói có chuyện riêng tao để cho mày đi.

Tám Nghi rỉ tai tôi:

- Con nuôi ổng đó!

Tôi cười chữa ngượng và chối phắt.

- Tao có thấy gì đâu mà nuôi với dưỡng!

- Thấy hay không thì cũng vậy đó. Mấy cậu bảo vệ và tao biết ý nên tối tối là chui vô ngách nằm im rơ, có tiếng chuông mới trình diện. Con nhà ai vô đây thì kể như dưng cơm cho lục đi. Hễ tanh cơm tanh cá thì ổng cho qua Bưng Còng nạo.

Tiếng nạo của Tám Nghi làm cho xương sống tôi nghe như có miếng B52 bay phớt qua.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx