sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 107: Ông Tư Lệnh Ba Xu Và Ông Trưởng Ban "đánh Rắm"

Tôi ở chơi với Tư Linh vài hôm. Bây giờ nó là chủ của cái công sự "Đờ Cát" bằng đất này. Mặc dù tôi cũng có nghe đồn về cái kỳ công do trung đoàn công binh của Tư Cường dựng nên, nhưng tôi không khỏi ngạc nhiên khi bước vào đó, công sức đâu mà làm đến vậy. Tưởng như khoét một quả núi không bằng.

Tư Linh bảo:

- Mày ở đây cứ phình bụng ngủ. Ngoại trừ một trái 175 rót ngay nóc thì không biết có thể chọc thủng rún mình hay không chớ còn bom bỏ mé mé thì chỉ gãi ngứa.

- Phèo ruột chớ gãi ngứa cho mày!

- Bến Cát nó có "thử cựa" với tao rồi mà!

Tư Linh hỏi:

- Mày muốn ăn gì uống gì?

- Mày có mấy chai muối tiêu với muối ớt? Có mấy be sườn khỉ khô mà làm sang?

- Ý đừng giỡn may -Tư Linh dắt tôi vô bếp trỏ cái đống đồ hộp- Móc ra ăn mau tụi nó kiểm kê rồi đó nghe mậy. Người ta đi không mang hết, nhưng đã vô sổ bàn giao cho tao từng thứ hết. Đây kìa có cả rượu Tàu rượu Tây chớ không phải chỉ nước giếng đâu.

- Người ta vô sổ hết rồi mày làm sao ăn?

- Sổ cái củ... chi tao nè. Thằng lớn có họng thằng nhỏ không có họng hả? Ông lớn biết ăn, thằng nhỏ không biết ăn hả?

- Ở đây mày còn được mấy em?

Tư Linh lõ mắt dòm tôi rồi cười ré lên, cái đầu lắc lư mái tóc rung rinh như một bụi chùm gởi trên nhánh cây to và nói:

- Đi nạo hết ráo rồi, chỉ còn một em...

- Dành cho ông Phó ban địt...

- Bậy nào! Nó đang sốt rét liên miên kiêng cữ không kỹ. Mày có ‘kinimắc" lụi giùm nó một ống.

Hai đứa nhìn nhau cười. Tư Linh chép miệng:

- Ở trên rừng khỉ cái còn đẹp nghen mày.

Rồi hắn đem bày ra trên bàn lủ khủ những hộp thiếc trắng, dẹp, hột xoài, tròn, vuông đủ hình thức, nhưng lại không có nhãn hiệu gì hết.

- Mày biết "mách inh" gì không? (made in)

- "Mách" gì cũng được, nhưng đừng có đựng bột hột gà khó ăn lắm. Nuốt vô nó mắc nghẹn ngang cổ. Tao ghé hang của thằng Hùm nó cho tao ăn một bữa muối trộn trợn trắng con mắt. Tối lại vô hầm bỏ "bom nguyên" muốn bể hết cơ sở.

Tư Linh nói:

- Tiếu lâm hột gà?

- Tao đặt cho mày cái tên "Trưởng ban đậu phộng" nghe?

- Bộ tao đại lý đậu phộng hay sao?

Tôi cười:

- Mày không nhớ chuyện ở ngoài Thanh Hóa à?

- Tao mà quên thì ai nhớ?

Chuyện rằng trong một nhà tập thể có nhiều cặp vợ chồng ở chung. Một tấm vách cót chắn ngang chia hai một gian phòng cho hai cặp vợ chồng, một cặp vợ chồng Nam vợ Nam, một cặp vợ chồng Bắc vợ Bắc. Trong đêm khuya thanh vắng, các thứ tiếng động đều lặng im. Hai cặp chiến đấu viên mới bắt đầu sửa soạn chiến trường.

Bỗng cặp Bắc nghe từ bên kia tấm vách cót vọng sang:

- Địt gì mà địt hoài địt hủy không để yên cho người ta ngủ hè!

Im lặng một chút thì lại:

- Đọ mới một cái, bây giờ lại một cái nữa. Ai chịu nổi.

Tiếng ngáp dài:

- Tại nó vậy chớ ai muốn làm chi?

- Đọ đọ thấy chưa! Cái này vừa xong lại đến cái khác!

- Hì hì tại nó mạnh trong mình mà. Em rán chịu cái này nữa thôi.

- Mạnh gì mà mạnh dữ vậy, để cho người ta ngủ đã sáng mai còn đi công tác chớ!

- Thì muốn tôi ngưng địt đừng cho tôi tẩm bổ với đi!

Bà vợ Bắc nhéo ông chồng Bắc và rỉ tai:

- Thấy chưa? người ta vậy đó còn anh chẳng gì cả?

- Thì nhờ đàn bà người ta khôn ngoan biết tẩm bổ cho chồng.

Sáng hôm sau cặp vợ chồng Nam dắt nhau đi gặp viên y tá người Bắc vừa đào tạo cấp tốc sáu tuần để phục vụ nhân dân. Người vợ mau mắn báo cáo:

- Thưa bác sĩ, không hiểu tại sao chồng tôi mắc chứng địt liên miên, hết cái này lại đến cái khác, tôi không ngủ nghê được. Sáng nào tôi cũng dậy trễ, công tác rất mệt nhọc.

Viên bác sĩ hớn hở bảo:

- Đó là điều mà các cặp uyên ương khác mong mỏi mà không được đó chớ!

Người vợ nói:

- Dạ, xin bác sĩ bớt bớt giùm cho.

- Chắc đồng chí tẩm bổ ông ấy nhiều quá. Bây giờ cắt bớt khẩu phần là kết quả!

- Dạ tôi chỉ cho nhà tôi ăn đậu phộng rang muối thôi chớ có gì đâu?

Viên bác sĩ kêu lên như Kha Luân Bố tìm thấy đất liền. Ông ta định sẽ viết một bài "Vai trò hạt đậu rang trong nền y tế nhân dân xây dựng xã hội chủ nghĩa".

Ông bác sĩ bảo:

- Chúc hai đồng chí hạnh phúc! Xin giữ bí mật và tiết kiệm món thuốc quý báu đó.

Hai vợ chồng ngơ ngác nhìn theo rồi lui ra.

Đến phiên hai vợ chồng Bắc vào thăm bác sĩ và trình bày tình trạng yếu sinh lý. Ông bác sĩ bảo:

- Các đồng chí cứ tẩm bổ bằng lạc rang. Thế là giải quyết vấn đề.

Tư Linh nghe tới đó, tiếp ngay:

- Thằng chồng Bắc kỳ được vợ tẩm bổ bằng lạc rang, báo hại tấm cót tre bị thủng mất.

Tôi bảo:

- Gọi mày là trưởng ban địt... vặt thì nghe tục tĩu quá, vậy gọi mày là "trưởng ban đánh rắm" cho bớt tục nghe. (Tư Linh ậm ờ tôi tiếp). Cái ban của mày về tích sự năm năm trời mới nhờ mấy đứa chăn trâu bắt dược một thằng Mỹ, vậy cuối năm báo công làm sao với Trung ương?

- Khè khè... nhờ bà nhà báo Nhã Nam của mày nói tiếng lên, bắt một thằng Mỹ thành đít vận được một tiểu đoàn Mỹ và làm cho sư đoàn Anh Cả Đỏ của Mỹ sắp tan rã, vậy đó. Thôi, uống Mao đài với thịt đùi bác Mao gái đi.

Hai tên tri kỷ cuồng làm vua trong cung điện ngài thái tử vừa đột ngột băng hà. Rượu ngọt quá. Nó đục như sữa mà uống say hồi nào không hay. Được nửa tiệc, Tư Linh ghé tai tôi rù rì một lúc rồi bảo:

- Mày lại làm phò mã hụt nữa rồi!

Đến chừng nó dứt tiếng, tôi kêu lên:

- Có thiệt không mậy?

- Ai dám phịa một cái chuyện như vậy.

- Mày nghe ai đồn?

- Ai đồn? Ông Tham Mưu trưởng cho tao hay vì tao là cấp trưởng ban. Tin đó tạm thời chỉ được phổ biến đến cấp trưởng ban thôi. Phó ban cũng không được biết.

- Như vậy nghĩa là sao?

- Thì như vậy đó chớ còn nghĩa là "sau"‘ trước cái gì nữa. Chiến tranh mà mậy. Tử thần gõ cửa nhà có cho ai hay trước?

- Mà sao lại đi vào bãi mìn?

Tư Linh ực một tách Mao đài tửu và lắc lư cái đầu bù:

- Thằng quận đội trưởng Trảng Bàng dắt đường trên vùng đất của nó mà không hiểu tại sao nó lại đui mù như vậy. Trời, đụ bà, kỳ này còn độc địa hơn vụ ông Sáu Di. - Tư Linh quay ra la hoảng- Ê có đứa nào đó không? Tụi bây đi nấu nước pha trà coi!

Thấy không có đứa nào ở gần nghe lén Tư Linh tiếp:

- Phái đoàn đông lắm gồm có hai mươi mấy người lận. Anh Ba mình về R lãnh chức thứ trưởng Quốc Phòng của Chánh Phủ Lâm Thời, ông Tư Trường....

- Tư Trường nào?

- Tư Trường chánh ủy khu! không biết về trển làm gì. Tát cả đều vô trụm trong bãi mìn. Không tìm được một dấu vết gì cả!

- Sao kỳ vậy he! -Tôi mơ màng. Bộ Tư Lệnh quân khu đi hành quân mà lại dẫn lên bãi mìn là sao?- Không có trinh sát xích hầu gì hết à?

- Ai biết được mày ơi! Mày lên trên R mà thắc mắc cho người ta còng đầu mày. Kế hoạch của người ta tụi ếch nhái mình hiểu được sao?

- Mày nói thế nghĩa là gì?

- Nghĩa là vậy đó, thôi cha nuốt cho hết ba cái Mao đì này rồi ngủ hay mày thảo kế hoạch phân tán mỏng đơn vị đi! Tình hình này nó hửi được mùi "thép" nó phạt cho 50 ngàn dưa là tiêu dên hết đó ông E ép (E phó) à. Để tao bảo nó múc nước giếng nấu trà Chính Xuân uống chơi như ngồi phố Huế Hà Nội nghe? Kìa, cái giếng đó sâu mười mét. Nước ngọt lắm nhưng múc được một gàu phải đổ mồ hôi trán rán mồ hôi lồn chớ không khỏe như múc nước sông Sàigòn đâu.

Tôi xua tay:

- Nước sông Sàigòn bây giờ không dám nấu trà uống đâu mày. Thấy bò vàng bò đen trôi lên trôi xuống chớ sao.

- Bò ở đâu mà lội trên sông Sàigòn?

- Bò Sanh Bắc Tử Nam chớ đâu? Sáu Hùm ngưng đóng đáy cũng vì ba con bò đó! Tôm càng xanh mà ăn không mạnh miệng. Sáng mai tao về sớm mày ạ!

- Mày hỏi biệt kích chớ hỏi tao chi. Tao sẽ cho hai thằng nhóc gác-đơ-co cho mày về tới Củ Chi... Một công ba chuyện. Tụi nó xuống đó gửi cho tao vài bòng trà thuốc về tẩm gân chớ để con chim khô queo mục mất. Hai là ghé ông thầy Nạo dắt mấy cô bé về. Ba là kiếm vài đứa tân binh gửi lên đây cho tao, giống cái càng tốt.

- Trà thuốc tao lo được còn vụ tân binh tao không hứa. Ở dưới đó đâu còn đâu mà rủ mà nhử. Giống cái đâu có thừa mà cống hồ cho mày.

- Thịt hộp đó lấy được bao nhiêu thì lấy đi. Thịt tanh rình mắc ói ăn thua thịt khỉ già. Tao coi còn thua mắm kho của em Là!

Nói loanh quanh một hồi Tư Linh lại dặn:

- Mày đừng có nói tùm lum cái thứ đó nghen hôn thằng Thiên Lôi.

- Đầu cặc, ở trên này mà hay thì ở dưới ễnh ương nhái bầu đều biết hết rồi, còn lo nỗi gì?

Đưa tôi ra miệng hang, Tư Linh bảo:

- Thằng cha Năm Sĩ điên hả mày?

- Chắc bị pháo giã nó đứt "thần thông" rồi.

- Không phải đâu. Nó hốt hụt đại đội Mỹ nó tức, nó điên đó mày ạ!

- Tôi nghiệp! Tao kết nạp nó vô hội ve chai cho vui.

- Hai Trí còn ở dưới đó không?

- Còn! Nhưng không biết ở lùm nào.

- Đụ bà F trưởng chết, coi chừng F phó đó nghe! Mày nên cặp bồ giúp ông. Sao tao nghe đồn mày đi miền Tây với ông Năm Lê?

- Ổng có biểu nhưng tao không muốn đi.

- Ở đây làm cái củ cặc gì? Nghe nói ở dưới đó đất U Minh rộng hơn.

- Rộng nhưng sình lầy.

- Đụ bà, thằng Bọ Chét (Burchett) đâu rồi sao không thấy tới Củ Chi lần nữa. Bị nó lấy mật, con Hương xấu hổ trốn ra thành mất biệt rồi. Tội nghiệp cái thằng nào hứa hôn với nó. Mẹ kiếp mọi việc đều do Tám Quang mà ra cả. Lần này nó tới tao kiếm một con điếm Sàigòn cho nó thọt ống điếu vô bị cua đinh thiên pháo chết cha thằng nói láo để trả thù dân tộc.

- Thôi mày ơi! Trước khi nó dzô đây, nó đã gặp Bác Hồ với đồng chí Tố Hữu đó nghe mày! Tất cả mọi việc đều do ở ngoải cân đo sắp xếp chớ không phải Tám Quang dám chuyên quyền đâu Mấy ông trong này chỉ là cái tay chân và con bỏi của ngoài đó thôi.

- Mày nói tầm bậy khỉ nó nghe nó báo cáo là mày rụng đầu.

- Đầu nào? Đầu trên hay đầu dưới?

(Đấy là tôi viết theo cảm nghĩ bây giờ (1997) chớ hồi đó có nghĩ nhưng không dám phạm thượng thế đâu quý độc giả ạ).

Trong chiến cuộc Củ Chi, tôi có mấy người bạn cố tri uống rượu và dám nói chuyện bất mãn với nhau. Trong đó có Tự Linh. Lâu lâu lại gặp. Tôi cho nó tiền, đãi rượu, nó hữu nghị cho tôi "chứng minh thư nhân dân" xài cho khỏi làm phiền ông thầy nạo Tám Lê.

Bữa nay chia tay hai đứa bịn rịn như trẻ con.

- Chừng nào tao gặp lại mày, Lôi?

- Ai biết. Mà gặp ở đâu, gặp làm gì?

Tư Linh dậm dậm chân:

- Chắc dưới đó, có bọn thằng Sáu Dùng, Hai Giả.

Bỗng nghe tiếng xè xè trên đầu. Rồi tiếng loa điện ồm ồm chụp xuống đầu.

Tư Linh nghếch mặt lên chửi:

- Địt mẹ, tháng già hãm con nít còn nho nhoe cái mả mẹ mày hả?

- Con nít đưa lọp cho nó đổ chớ nó hãm ai? Có mấy thằng lãnh tụ hãm các cháu nuôi con thì có.

- Nó cưới được con nhỏ mười sáu tuổi... đã quá rồi dông luôn hả mậy?

- Mày "địt Mỹ " không xong, Mỹ nó địt lại mày mất một tên tham mưu trưởng!

Tư Linh bảo tôi:

- Mày về ngay tản khai đơn vị không thôi lại bị một vụ Tầm Lanh thì...

Tư Linh chưa dứt lời thì một lá truyền đơn rơi ngay miệng. Hắn nhặt lấy đọc. Rõ ràng là hình Bảy Đạo đứng bên cạnh cô vợ trẻ in trên góc truyền đơn với chữ ký Bảy Đạo.

Tôi chỉ liếc qua. Tư Linh đọc chưa hết tôi giật, vò lẹ ném đi:

- Đọc cái củ. chi họ. Tao biết rồi.

Tôi nóng lòng vọt về đơn vị thu xếp công việc. Nhưng Tư Linh can:

- Tình hình này tụi giang thuyền bế ngang mày không chui lọt đâu. Để chờ ít năm nữa thằng nhà báo chó chết đào địa đạo xuyên đám sông Sàigòn cho mày đi an toàn hơn.

Rồi Tư Linh kéo tay tôi trở vô hầm.

Long Nguyên. Ôi Long Nguyên đất cuốc. Nơi khởi binh của Huỳnh Văn Nghệ danh tướng của thời kháng chiến chống Pháp với những trận Bàu Cá, La Ngà... Câu thơ bất hủ của Huỳnh thi sĩ còn mãi mãi vang âm trong lòng những nữ sinh áo trắng "Couvent des Oiseaux" và của toàn thể lứa tuổi học trò thế hệ 1947-50.

Bây giờ Long Nguyên là nơi tuyệt địa của Nguyễn ChíThanh. Đó là sự báo oán của anh linh Huỳnh Văn Nghệ, một nhân tài bị nhà Hồ ngược đãi tận cùng chỉ vì ông ta căm ghét chánh sách bạc đãi dân Nam Kỳ. Người dân Nam Kỳ biết hay không biết điểm này?

Dù bị cầm chân, tôi vẫn dùng dằng. Bụng như lửa đốt quyết đi về Củ Chi ngay.

Tư Linh bảo:

- Củ Chi này còn đỡ gạt với anh Cả Đỏ, Tia Chớp Nhiệt Đới là nhờ cái E Thép của mày đó nghe mậy. Mày mà đi đái nữa là coi như tụi nó ỉa trên đầu cha tụi quận đội, quận ủy Củ Chi. Ông Năm Tiều già rồi. Bánh chè của ông khô nước nhờn không chạy đua được với trực thăng đâu!

Nhưng tôi không ở được. Hình ảnh Tầm Lanh với 50 ngàn trái pháo ám ảnh tôi nặng nề rùng rợn. Nhậu sơ ba hột với thằng bạn rồi tôi đứng dậy, cương quyết:

- Mày để tao đi, đừng có níu kéo nữa Linh à!

Không giữ được, nó đành đưa tôi ra đường mòn quốc tế.

Tôi buột miệng nói:

- Cái hầm này có cô hồn, mày không nên ở lâu.

Tư Linh đưa tôi ra đường mòn lớn. Nó đột nhiên hỏi:

- Mày không chịu "yên nơi chỗ" cho rồi, thiệt sao Lôi?

- Thôi mày ơi! Đừng nói tới chuyện "Chuyến xe đêm" đó. 2

- Còn cái chuyện thằng em Thủy Quân Lục Chiến của mày tới đâu rồi?

- Laisse le tranquille. -Tôi bật tiếng Pháp- Hãy để cho nó yên. Tao không biết nữa.

Tư Linh cứ lẽo đẽo theo tôi hoài. Hai đứa cần vụ vác AK đi phía trước cứ dừng lại ngó chừng, chờ tôi tới.

Tư Linh bỗng nhiên mếu máo:

- Thằng Cu tao lên tám rồi đó mày!

- Thằng Cu nào?

Tôi chợt nhớ ra nó cấy rau muống ở Thanh Hóa. Nó có khoe tôi lúc gặp ỡ Hà Nội. Thằng bé trông kháu lẩm. Chốc đây mà đã năm năm.

Tư Linh móc bóp ra lấy hình, tấm hình thằng bé hồi đó.

- Không biết nó với mẹ nó ở đâu bây giờ. Tao đã gởi hàng chục bức thư mà không có hồi âm một chữ. Mày tính đi mày! Gần bốn mươi rồi đó. Cha già con muộn, hít hít...

Mắt nó đỏ hoe. Giọng nó rưng rưng.

Lần đầu tiên tôi cũng xúc động vì một câu chuyện bất ngờ như vậy. Tôi vung tay ra:

- Củ cặc! Để tao đi! -rồi vụt theo hai đứa cận vệ.

- Cẩn thận giang thuyền nghe Lôi!

Tôi nghe tiếng thằng bạn vuốt lạnh sau gáy như một làn gió heo may giữa trời nắng gắt. (Ít lâu sau nó cũng bị khui hầm bất sống với chức vụ Trưởng ban địch vận Quân Khu với thành tích độc nhất là giam giữ thằng tù binh Mỹ tên "Biu" - không biết chết sống).

Đường đi bít hết. Tôi độ chừng đến ngay căn cứ cũ của Sáu Phấn (lúc tôi về giúp y xây dựng lại G7 (pháo binh biến thể H6 cũ ở Bến Mương của tôi) tôi cũng không còn nhớ. Rừng xóa vết rất mau. Một vài trận mưa là mồ mả san bằng, chòi trại nước cuốn trôi mất hết. Tôi nhớ lần cuối cùng uống rượu với tôm khô Sáu Phấn để dành cho "thầy Hai" một năm trời mới mở ra.

Rồi Sáu Phấn được lịnh qua Củ Chi cất giấu súng máng heo DKB (súng khoan bê tông) để bắn vô Sàigòn (đếch có bắn phát nào). Rồi chết chung một hầm với ban tham mưu quận đội của Đào Hải (lúc đó tôi chỉ huy D Thép kiêm luôn quận đội trưởng) bỏ lại vợ đẹp con thơ. (Không biết bây giờ chị và cháu ở đâu. Và dì Mười nó nữa!)

Tòi đành ngoảnh mặt đi ngang vùng đất này xem như không quen biết. Còn nấm mồ tập thể của tụi Sáu Dùng...cũng ở đây, tôi có tới đất nhang một lần, nhưng bây giờ còn biết ở đâu mà tìm. Thôi cứ coi như không có. Lội băng hai ngày liền dưới cánh trực thăng mới ra đến sông Sàigòn. Trời chiều bảng lảng buồn tênh. Nhưng than ôi!

Không phải cái buồn của Bà Huyện Thanh Quan thuở đi học trường làng trả bài cho thầy:

Dương Đình Lôi vô phép xin họa vận với người tiền bối cho đỡ buồn.

Một cận vệ đi "bám" bờ sông trở lại báo cáo:

- Giang thuyền Bình Dương giăng ngang anh Hai ạ.

Tôi đoán trước tình thế bất lợi ấy, cho nên bảo ngay:

- Đi trở lại xóm Thuốc!

Xóm Thuốc là đại bản doanh của ông Tư Lệnh, tức là cái nhà của dì Ba, em má Hai, má của Lụa Là. Ông Tư Lệnh quân khu IV ăn dầm nằm đề ở đây. Có một đại đội cận vệ do Chín Nửa chỉ huy.

Độc giả hẳn còn nhớ chính bữa tiệc máu tôi viết ở quyển trước xảy ra ở đây. Cuộc họp đầy đủ bọn mặt rằn râu quắn của bọn khu ủy khu IV gồm cả Mai Chí Thọ và cả Võ Văn Kiệt cũng ở tại cái chuồng heo sau nhà này. Mụ vợ Nguyễn Hộ (Sáu Thiệt) cũng tới liếm láp ở đây. Con đĩ lủng nữ dân biểu cạp đít chảo cũng mon men kiếm chác đồ thừa Cộng Sản vứt cho. Tôi đã bắn một phát M79 giết mấy con gà của dì Ba làm tiệc đãi chúng nó. Tên chánh ủy Tư Trình ăn phải miểng đạn. Xui thiệt! Ba Xu và Tư Trình đạp mìn chết tan xác ở Mỏ Vẹt biên giới Miên Việt. Rồi đến Lê Quốc Đăng tên hung thần đỏ bắt nhốt lính đi Sàigòn dội về đợt một. Đến phiên hắn xuống Sàigòn thì bị Nhân Dân Tự Vệ bắn chết trong chuồng gà.

Xin nhắc sơ để độc giả nhớ lại vài nét mới vừa xảy ra ở đoạn trước.

Trời tối không còn nhận được đường đi bị bom pháo bắn sụp hết. Cảnh vật này cũng khác đi, mắt cứ phóng chừng chân cứ bước. Thời may hai đứa cần vụ nhớ nơi kỳ ngộ. Chúng bảo:

- Quán bà Lụa ở đây nè anh Hai.

Tôi như sực tỉnh. Nói là đây, nhưng đâu thấy gì là quán. Một đèo, một đèo lại một đèo. Một đống đen lại một đống đen thù lù. Đó là hai cái quán cặp kè bán bún thịt nướng trước kia. Lại một đống đen bên kia đường. Đó là ngôi nhà ngói xưa của dì Ba "tổng hành chòi" của Tư Lệnh Ba Xu.

Tôi còn biết làm gì trước cảnh hoang tàn này! Một cận vệ xẹt đèn pin lên soi vào quán và nói:

- May ra còn món gì ăn anh Hai!

Tôi gật gù đi trong vệt ánh sáng xanh lét như đi trong ác mộng. Trong góc nhà mấy cái bàn dùng cho khách ngồi. Ghế chồng lên bàn lổng chổng, chân giơ lên nóc nhà.

Chiếc bàn thờ đơn sơ dựa vào tấm vách thủng đổ nghiêng. Bất giác tôi cũng móc đèn pin rọi lên bàn thờ.

Rồi tắt ngay. Má Hai đã chết. Tấm ảnh của má tôi vẫn quen nhìn treo trên vách nhà ở bên Củ Chi. Bây giờ đã đặt trên bàn thờ. Má đã chết hồi nào, vì lẽ gì?

Lụa và con bé Rớt. Hai mẹ con đâu rồi? Cả xóm tản đi mất hết không còn ai để mà hỏi thăm Một cậu cận vệ hỏi:

- Bây giờ tính sao anh Hai?

- Giang thuyền có thể giăng tới đây không em? -Tôi hỏi, Mặc dù tôi thừa biết chuyện đó.

- Thường thì nó giăng từ bến Thuốc đến Dòng Sỏi để cắt đường dây mình qua Củ Chi đó anh Hai.

- Kiếm chỗ treo võng tạm đêm nay, mai xem tình hình sẽ liệu -Tôi bảo.

Tôi ngủ một đêm trong nhà người yêu không có người yêu mà cũng không biết người yêu đi đâu. Lụa coi tôi như chồng. Bé Rớt khoe với sắp nhỏ tôi là ba của nó. Và tôi vẫn để cho tình cảm phát triển như thế mấy năm qua. Không khí gia đình êm ấm mỗi khi tôi bước chân vào đây.

Hôm nay bỗng nhiên biến mất cả.

Trời sáng lúc nào cũng không hay. Một giấc ngủ kinh hoàng tưởng ở dưới âm ty mà thực ra ở trên trần thế.

- Mình đi chớ anh? -Một cậu cận vệ hỏi.

- Ừ, cho bám trước xem tình hình bờ sông cho kỹ đã. Coi chừng nó thả biệt kích lên bờ.

Tôi ngồi bên quán ngó ra đường. Không một bóng người.

Sau Tết vùng này trở thành khu oanh tạc tự do. Máy bay đi qua bắn chơi vài quả rốc kết. Đi lại rẹt vài loạt đại liên, muốn làm gì làm, mẹ nó, dân Việt Nam từ mấy chục năm qua được lũ chó quốc tế mù dùng làm bia thử súng ai làm gì chúng? Tội nghiệp cho dân Củ Chi, củ chì, củ cặc. Ai ăn nhậu bang giao hữu nghị múa may bán đất giờ ở đâu không biết, dân Củ Chi phèo ruột nằm đầy đường như những con chó chết chẳng ai ngó chẳng ai chôn.

Tôi ngồi trong quán ngó qua nhà dì Ba nhớ những kỷ niệm xưa. Mai, Khánh, Ngọc ba con thỏ bạch ngây thơ hồn nhiên. Những ngón tay học sinh chúm nước đá cho tôi húp, những cái hôn chớp nhoáng mà say đắm bên bụi bông trang. Bụi bông trang nay còn đó mà bóng hồng không còn thấp thoáng ở đây.

Tôi muốn đi qua thăm cảnh cũ, nhưng thôi không đi nữa.

Cảnh cũ vắng người xưa thì khác chi bức tranh không hồn. Thà đừng nhìn còn hơn.

Xế chiều tôi mới men được đến bờ sông.

Thằng thiếu úy chăn bò (Tư Thêm) của nông trường Lam Sơn, Thanh Hóa (F330 của Đồng Văn Cống) về Nam với chức thiếu úy chèo đò ở bến này.

Nay cũng đâu mất dạng, chỉ thấy cái thuyền nát nằm ở mé sông. Đó là thân phi cơ B27 bị pháo tôi bắn rơi ở Đồng Chà Dơ năm trước, nó nhặt lấy gò thành xuồng đưa khách cách mạng.

- Làm sao đi? -Tôi hỏi các cận vệ.

- Đi được anh ạ.

- Cách nào?

Thằng bé đưa hai bàn tay xòe:

- Xuồng ba khách, sáu dầm. Rột rột qua sông. Giang thuyền không tới kịp.

Tôi bảo:

- Xuồng bể. Bốn dầm thôi. Còn hai tay tát nước.

- Dạ, anh tát nước, chúng em bơi.

Tôi từng phen qua ông bạc đầu Cửu Long, sông bé sông lớn, từ Bắc về Nam. từ miền Đông xuống miền Tây, sá gì con sông Sàigòn này? Bất quá thành bò vàng trôi lên trôi xuống. Chúng tôi đi ẩu cũng như cách mạng tháng Tám ăn may nhờ làm ẩu. Giải phóng ăn gọn nhờ quốc tế ngu.

Qua tới bên kia bờ, thở phào, nhảy lên bờ thì rù rù nghe tiếng giang thuyền tới từ Dầu Tiếng. Đêm qua chúng ngủ ở đâu đây, rình mình.

Ba thầy trò chạy đứt hơi một mách. Dừng lại, một cậu hỏi tôi:

- Đi đâu giờ anh Hai?

Tôi không lưỡng lự đáp:

- Vô Hố Bò.

Tôi định vô đó móc với xã đội trướng Là và bí thư xã ủy Tư Thiên. Ở đó còn hai người khác đáng tin cậy là chị Tám Khỏe Phụ Nữ Giải Phóng (vợ Ba Tố - cưới bằng một chai rượu và mấy con chuột quay) và chú Tám Xe người đánh xe bò chở gạo cho Bảy Hốt quân nhu khu. Ở đó tôi có thề nhờ cô Là cho người về đơn vị cho phân tán mỏng càng sớm càng tốt. Đóng quân theo kiểu xưa, thế nào cũng bị pháo. Bảy Đạo ra ngoài đó, chúng nó biết hết mọi điều bí mật trong này: địa điểm, cách bố phòng, hành quân, vũ khí, lực lượng... Cả tánh nết người chỉ huy. Chiến trường Củ Chi bây giờ tôi càng gỡ thế bị động thì lại càng bị động. Càng xông vào đánh để giành chủ động thì lại càng bị động hơn. Cụ thể nhất là trận tấn công hụt Trung Hòa. Bộ tư lệnh hạ lệnh đánh Trung Hoà là để rửa cái mặt lem luốc Mậu Thân ở quân khu IV. Đúng ra cũng không nhằm gì so với thất bại ê chề tấn công Sàigòn. Nhưng thế cùng, có còn hơn không! R định chơi xả láng mà các con tốt Nam Kỳ sẽ phải hy sinh trên một bàn cờ không có nước thắng.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx