sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Chương 5: Lời Mời

Một buổi sáng lúc còn ở trong ngôi nhà lớn đầy mối trên trần, anh Hai hỏi chúng tôi có muốn viết tin tức không, mặc dù chưa có quyết định về việc chúng tôi sẽ được thả hay không. Anh nói du kích sẽ giúp chuyển những tin tức đó về tòa soạn để đăng. Mike như bắt được vàng vì sẽ được hành xử như một đặc phái viên, thay vì như một tù nhân nên anh chấp nhận ngay, chẳng màng dịch câu hỏi ra tiếng Anh để xem Beth và tôi có đồng ý hay không.

Tôi bị giằng co. Bất cứ một phóng viên nào cũng không muốn gì hơn là có tin hay để được đăng trên trang nhất. Đã khá lâu tôi chưa được hưởng niềm vui đó. Một vài tin tường thuật từ Bangkok, một vài cái khác từ Sài Gòn một tuần trước khi bị bắt nhưng không có gì đặc biệt. Trước đó, tôi bận đi nghỉ hai tuần với vợ và con gái tại Pháp và Ý, do đó không viết một dòng nào. Một bản tin từ nơi bị bắt giữ sẽ là một tin đặc biệt.

Nhưng không phải là không có bất tiện. Câu hỏi thật sự trong đầu tôi là liệu tờ Post-Dispatch của tôi có chịu đăng tin tức của một phóng viên đang bị bắt giữ làm tù binh không. Các biên tập viên sẽ chịu, không có cách nào biết được là phóng viên của họ có được viết tự do hay bị bắt buộc viết bóp méo, thậm chí tạo tin tức giả hay không. Tôi đã từng thảo luận điều đó với Marquis Childs, nhà bình luận và là tiền nhiệm của tôi ở vị trí trưởng đại diện của Post-Dispatch tại thủ đô Washington D.C, liên quan tới việc nhiều lần nộp đơn xin visa đi Hà Nội của tôi. Theo anh Marquis Cililds thì thời gian tốt nhất để viết bài là sau khi từ Hà Nội về bởi vì những bài viết ở đó sẽ không thể phối kiểm. Hơn nữa, cho dù các biên tập viên nghĩ thế nào, thì các tin viết trong tù cũng bì kiểm soát tùy theo mức độ. Tôi không thể tránh khỏi suy nghĩ rằng việc thả chúng tôi có thể chịu tác động bởi cái chúng tôi sẽ viết ra. Tôi sẽ bị giằng xé trong cuộc xung đột lợi ích y như một quan chức chính phủ có lợi ích trong một công ty mà ông ta phải xử lý hay một thẩm phán có quan hệ lợi ích với một bên trong phiên tòa. Chúng tôi - những nhà báo - luôn gay gắt phê phán nhũng người đó và khó thể hạ thấp chuẩn mực cho chính chúng tôi.

Tôi bảo Mike vì hai lý do nêu trên, tôi không thể viết và gửi tin đi trong lúc bị cầm tù. Hình như Beth đồng cảm với tôi, nên cô nói cô không có ý định gì về việc đưa tin cả. Mike không đồng ý, anh nói anh cảm thấy sẵn sàng viết và gửi tin tức về nhà.

Mike nói là làm ngay. Anh dùng các tờ giấy vở có kẻ vạch mà anh Tư đưa chúng tôi viết tự khai, cả những tờ giấy vẽ khổ lớn mà du kích mang đến. Mike viết rất nhanh, lúc đầu nằm sấp trên sàn, kê gối dưới ngực, rồi lại ngồi dậy vào bàn - nơi mà ông chủ nhà để giấy tờ cá nhân và du kích để chiếc máy phát thanh xách tay nối tạm thời vào một ăng-ten cột dưới rui nhà.

Bài báo đầu tiên của Mike rất hay. Anh viết về sự hợp tác và tình hữu nghị ngày một nảy nở giữa dân làng Campuchia và du kích Việt Nam, như du kích đã trả tiền mua thực phẩm của dân làng, tự mình nấu nướng thay vì bắt dân phục vụ và chịu ở trong những căn nhà lụp xụp chung với heo gà và vật dụng làm nông, chứ không làm phiền các gia đình Campuchia quá mức cần thiết. Ngược lại, Mike mô tả cảnh tượng mà chúng tôi chứng kiến ở thị trấn Prasaut một ngày trước khi bị bắt. Khi dừng lại nghỉ tạm tại thị trấn biên giới này, chúng tôi thấy một trung đội lính Sài Gòn với hai xe tải nhà binh chở đầy ghế, giường, tủ và những đồ gia dụng khác - những vật dụng bị lấy ra từ những nhà dân dọc hai bên đường, cửa nẻo bị phá bung. Một toán lính khác áp tải một xe tải chạy về hướng kho gạo của thị trấn, rồi khuân những bao gạo chất đầy lên xe. Một người lính đưa chúng tôi qua đường và chỉ vào một cái hố, rồi cho chúng tôi biết một trăm xác người đã bị thiêu sau khi bị giết trong một cuộc thảm sát dã man vài ngày trước. Người lính Sài Gòn này báo chúng tôi rằng đơn vị của anh ta quá bận rộn không thể chôn cất những người xấu số. Quá bận hôi của thì có, đúng ra anh ta nên nói như vậy, và Mi ke đã ghi lại điều này trong bài báo của mình.

Đó là một trong những bài báo mà bản thân tôi rất muốn viết. Bài viết thẳng thắn và đáng tin cậy, tôi hình dung, một lúc nào đó nó được chuyển đến hãng tin thời sự quốc tế Dispatch News Service ở Washington, sau đó. các báo sẽ đăng tải, kể cả tờ Post-Dispatch của tôi, trong khi đó tòa báo lại không nhận được thông tin gì từ tôi cả.

Nhưng tôi vẫn giữ quyết định của mình và bắt đầu viết một bản ghi nhớ gửi cho thư ký tòa soạn của tôi, anh Evarts A. Graham, Jr, hy vọng nó sẽ được chuyển tới St. Louis và là khả năng tốt nhất để thông báo cho các đồng nghiệp, Helen - vợ tôi và các con gái, rằng tôi vẫn còn sống và mạnh khỏe. Khi các chiến sĩ du kích đọc bản dịch tiếng Việt trước khi họ chuyển bản chính đi và đó cũng là cách để họ hình dung được các bài báo mà tôi sẽ viết nêu họ thừa nhận chúng tôi là những nhà báo. Cuối cùng khi tôi bắt đầu viết bản ghi nhớ cho tòa soạn, tôi chợt nhận ra rằng trong thời gian tôi viết, họ sẽ tưởng là tôi cũng đang viết báo như Mike thôi. Nhờ vậy sẽ trì hoãn được cuộc đối đầu do tôi không chịu viết báo trong lúc bị giam cầm.

Tôi còn lưu lại một bản ghi nhớ đề ngày 21-5-1970:

Chuyển đến tòa soạn báo St. Louis Post-Dispatch, St. Louis, Missouri, Hoa Kỳ.

Bản ghi nhớ gửi Graham

Tôi vẫn mạnh khỏe và an toàn sau khi vô tình đi vào vùng giải phóng Campuchia và bị bắt.

Hôm nay ngày 21-5 tôi được phép viết một bài báo. Tôi đã trả lời rằng tôi muốn viết sau khi các cuộc điều tra làm rõ tôi đúng là nhà báo và không phải nhân viên chính phủ Hoa Kỳ.

Các thành viên Mặt trận Giải phóng rõ ràng có quan hệ hữu nghị và đoàn kết với nhân dân Campuchia và Hoàng thân Sihanouk rất được lòng dân trong vùng chúng tôi ở. Ngược lại, nước Mỹ và Tổng thống Nixon bị căm ghét hơn bất cứ đâu trên thế giới, vì Mỹ xâm lăng Campuchia và bom đạn Mỹ đang giết hại thường dân.

Tôi mong mỏi được viết báo trở lại, càng sớm càng tốt, để kể về phía bên kia của cuộc chiến mà Nixon đang mở rộng ra toàn cõi Đông Dương. Khi nhân thân tôi được xác minh, họ nói sẽ cho tôi thấy nhiều khía cạnh của cuộc cách mạng và tôi hy vọng sẽ có thể phỏng vấn một vài nhà lãnh đạo. Tôi không biết bao lâu nữa tôi được chứng thực.

Cùng đi với tôi còn có Michael Morrow của hãng tin Dispatch News Service International và Elizabeth Pond của tờ Người hướng dẫn khoa học Đạo Cơ đốc (The Christian Science Monitor).

Chúng tôi được đối xử tử tế và bảo vệ an toàn khỏi các cuộc tấn công của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Tôi sẽ bắt đầu gửi bài ngay khi được chứng thực.

Thân ái

Richard Dudman.

Việc dùng từ thận trọng, thậm chí quá dè dặt, cũng phản ảnh thói quen nói năng mà chúng tôi đã cố gắng rèn luyện để không đụng chạm các du kích hay tạo nên những xung đột không cần thiết. Đó cũng là kết quả của nỗ lực có chủ ý dùng những từ mà khi dịch ra tiếng Việt, nghe dễ chịu hơn. Do đó, thay vì "bị tù”, tôi dùng chữ “bị bắt". Cuộc điều tra để xác minh “tôi không phải là nhân viên chính phủ Mỹ" thay vì “điệp viên CIA", bởi vì chữ CIA xuất hiện trên giấy có thể khiến cho các du kích chú ý. Còn cụm từ “Các thành viên Mặt trận Giải phóng" tốt hơn nhiều so với từ “miền Bắc Việt Nam" hay “Việt Cộng", bởi vì trong những bản tin chính thức từ Hà Nội không hề nói rằng có lực lượng cộng sản vào Campuchia.

Trong những ngày kế tiếp Mike viết được ba hay bốn bài báo, và cả ba chúng tôi tập thói quen hàng ngày là sử dụng vài giờ để viết Beth và tôi bắt đầu ghi chú chi tiết kinh nghiệm và quan sát của chúng tôi cũng như nội dung trò chuyện với những người du kích, trong lúc các điều ấy còn tươi rói trong tâm trí chúng tôi. Cho đến lúc này, chúng tôi vẫn rất dè dặt khi ghi chép vì sợ họ lại nghi ngờ rằng chúng tôi đang làm một điệp vụ bí mật. Lúc này họ đã mời chúng tôi bắt đầu viết, thì chuyện ghi chép đó chẳng còn là vấn đề gì Tôi bắt đầu bằng một bài ghi lại đầy đủ các sự kiện của ngày đầu bị bắt. Rồi tôi đã viết một bài báo đảnh giá cuộc xâm lăng của Mỹ vào Campuchia dựa trên những gì chúng tôi thấy từ vị trí thuận lợi độc đáo của chúng tôi, chuẩn bị sẵn sàng gửi bài đi ngay khi bất ngờ được trả tự do.

Bài báo ghi rõ nơi viết: “Vùng giải phóng Campuchia" và bắt đầu: “Hai tuần sau khi quân Mỹ và quân Sài Gòn vươt qua biên giới vào Campuchia, xuất hiện các bằng chứng rõ ràng cho thấy kết quả sẽ hoàn toàn trái ngược với những gì người ta tính toán." Những “vùng đất chiến khu thù địch" còn lâu mới bị tiêu diệt, mà ngược lại còn mở rộng hơn về phía tây. Bom đạn Mỹ chỉ làm cho nông dân thêm căm thù và khiến cho vùng nông thôn trở thành căn cứ cách mạng đầy hiệu quả, rộng lớn hơn, đông đảo và hăng say hơn mà thôi. Mối quan hệ hữu nghị càng phát triển hơn giữa dân chúng Campuchia và chiến sĩ cách mạng Việt Nam “tạo nên một Mặt trận cách mạng vững chắc ủng hộ Lãnh tụ Sihanouk và tôn sùng Chủ tịch Hồ Chí Minh như một anh hùng." Dù Tổng thống Nixon có 1 giữ đúng cam kết rút quân Mỹ khỏi Campuchia sau hai tháng hay không nhưng tôi dự đoán, quân Sài Gòn vẫn duy trì lực lượng ở đó và bom đạn Mỹ vẫn tiếp tục tàn phá đất nước Campuchia. Đứng ở vị trí của những người Campuchia mà tôi sống chung, tôi viết về cuộc xâm lăng Campuchia của Mỹ như sau: "Bom đạn Mỹ chỉ khiến cho nhân dân Campuchia không còn nghi ngờ gì về cuộc chiến tranh thực dân vô cớ của Hoa Kỳ chống nhân dân Campuchia. Họ thấy Hoa Kỳ chỉ là kẻ xâm lăng thay chân thực dân Pháp, cố gắng quay ngược chiếc đồng hồ lịch sử, sử dụng chiêu bài châu Á của người Á châu mà thôi."

Mike nộp nhiều tin, bài. Còn tôi cũng trao cho anh Hai bản ghi nhớ. Anh Hai cho biết sẽ gửi ngay theo đường dây, nhưng cũng phải tốn thời gian để đến Mỹ, bởi vì trước hết nó phải đến một nơi nào đó để dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, để họ có thể đọc trước. Khi các bài của Mike và các bản ghi chép của tôi bắt đầu đầy lên trong cái túi bay của tôi, tôi lại nghĩ vẩn vơ tới một nỗi lo mới. Nếu họ thử chúng tôi không phải để biết chúng tôi viết gì khi được thả, mà để xem có thể giữ chúng tôi lại làm những cái loa tuyên truyền cho phong trào của họ thì sao? Có lẽ họ nghĩ rằng, với sự cải huấn từ từ, cộng với phương pháp vừa đánh vừa xoa, chúng tôi sẽ thán phục lý tưởng của họ và trở thành người viết hay phát thanh cho họ, tương tự như Lord Haw Haw, một nhà báo Anh làm phát thanh cho Đức trong Thế chiến thứ II. Thậm chí tệ hơn nữa - vì khó có lý do gì để phản đối - chính là vai trò mà Mike đang bị cuốn vào có thể sẽ kéo dài vô thời hạn - những tín bài anh viết trong khi bị giam giữ có thề làm các chỉ huy du kích thấy hữu ích và gửi cho báo chí khắp thế giới.

Riêng trường hợp của tôi, tôi chuẩn bị trước cách trả lời nếu được yêu cầu viết tin, bài đăng báo. Phân tích cuối cùng khiến tôi quyết định phải từ chối để không bị mắc bẫy như Mike, nếu thật sự đó là một cái bẫy. Tôi hy vọng, nếu chuyện đó xảy ra, tôi có thể giải thích để du kích có thể thông cảm được hoàn cảnh của tôi. Tôi sẽ bắt đầu lập luận của mình bằng cách trích câu nói của Carl Schurz và bảo họ ở Mỹ chúng tôi có một câu ngạn ngữ rất hay, đó là: "Tổ quốc đúng hay sai - cũng là tổ quốc. Nếu đúng thì luôn giữ đúng, nếu sai thì hãy sửa cho đúng." Khổ nỗi, tôi lại quá phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng không thể quay lưng với tổ quốc tôi và trở thành người tuyên truyền cho phía bên kia. Tôi hy vọng sẽ thuyết phục họ rằng các bài báo của tôi chỉ hiệu quả khi tôi viết như một người Mỹ trung thực, viết lên sự thật và giúp nhân dân Mỹ hiểu vê cuộc chiến tranh. Nhưng điều lo lắng là không biết họ có chịu nghe lý lẽ đó hay không?

Hình như Mike cũng lo âu. Anh hiểu người châu Á rõ hơn tôi và thấy không có nhiều hy vọng vì tính kiên nhẫn, bền bỉ của họ. Họ đã nói sẽ chiến đẩu thêm hai mươi nărn nữa và Mike bắt đầu tin rằng họ có thể giữ chúng tôi vô thời hạn, biết đâu cho đến khi chiến tranh chấm dứt. Anh nghĩ hết tháng đầu tiên là hạn chót để họ cho chúng tôi một lời hứa, nếu chúng tôi được thả sớm. Để an ủi Mike và an ủi chính mình, tôi tự vẽ ra một khung thời gian khác. Tôi kết luận rằng chúng tôi phải chờ ít nhất hai tháng để biết việc trả tự do cho chúng tôi có bị trì hoãn hay không. Tôi nghĩ, quyết định thả chúng tôi là do Hà Nội. Chúng tôi không hề thấy những người bắt giữ chúng tôi có liên lạc qua sóng viễn thông với Hà Nội. Xe gắn máy thường chạy ban đêm dọc đường mòn hay đường cái, có lẽ là phương tiện truyền tin duy nhất với bộ chỉ huy cấp trên. Điều này khiến chúng tôi tin rằng bộ chỉ huy khu vực này cũng phải sử dụng những người đưa thư để gửi tin cho Hà Nội. Mọi thứ tôi thấy ở đây đều thô sơ, và tạm bợ đến nỗi tôi có lý để cho rằng những bản tin gửi bằng ăng-ten vô tuyến là thổi phồng, y như câu chuyện về một Ngũ Giác Đài của quân giải phóng nằm đâu đó dọc theo biên giới Campuchia. Giả thử một người mang thư phải đi bằng đường bộ ra Hà Nội. Anh ta phải cỡi xe gắn máy hay xe đạp vào ban đêm và ẩn nấp vào ban ngày. Đang có những trận đánh ác liệt ở Đông Bắc Campuchia và Nam Lào, nên có lẽ anh ta phải cuốc bộ qua vùng đó. Dễ ra ít nhất cũng phải mất một tháng để anh ta mang các hồ sơ của chúng tôi đến Hà Nội. Khi đó, tôi lập luận, các nhân viên phản gián sẽ liên lạc với Paris, Matxcơva, Stockholm và nhiều thủ đô khác trên thế giới để kiểm tra các nguồn mà chúng tôi đã cung cấp. Khi thông tin đã được xác minh và ra quyết định, thì cũng phải mất một cuộc hành trình dài ngược lại để chuyển bức điện trả tự do đến chúng tôi đang ở Đông Nam Campuchia. Hai tháng là một ước tính vừa phải.

Tuy vậy, cũng có lúc, tôi nghĩ đến việc trốn thoát. Đó là những lúc ngồi sau xe Land Rover giữa những khẩu súng trường và súng máy hay khi ngồi trong một lều cỏ với vài khẩu súng bỏ lăn lóc chỉ cách chúng tôi vài bước. Tôi hình dung cảnh tượng chúng tôi có thể trốn với những vũ khí này. Nhưng cái khó là làm sao tìm ra một nông dân Campuchia chịu giúp ba người Mỹ, khi chúng tôi thấy tình cảm của họ hoàn toàn dành cho những người cộng sản. Điều đó có nghĩa là trong suốt từơi gian bỏ trốn, chúng tôi phải mang theo gạo, nồi nấu nước và tự nhóm lửa. Cùng với vũ khí, chúng tôi phải cướp cả những dụng cụ nhà bếp, một bao gạo, một bật lửa đang nằm sâu trong túi của du kích.

Một vấn đề nữa là thú dữ. Trong một lần trà dư tửu hậu về đêm, anh Hai kể cho chúng tôi rằng trong rừng thường có những loài rắn độc mà nọc của nó mạnh đến nỗi có thể giết người trong vòng năm phút. Anh cũng kể về cách mà các con voi băng qua vùng quê. Anh còn chỉ cho chúng tôi cách tránh cọp - không dễ chịu chút nào: "Hãy lấy gậy đập xuống đất. Tiếng động đó sẽ làm cọp co mình lại như một trái banh. Khi đó hãy huýt sáo lên. Cọp ta sẽ bỏ chạy."

Một cuộc đào thoát dài trong một vùng đất xa lạ và đầy thù hận xem ra chẳng hứa hẹn gì. Tôi nghĩ cuộc chạy trốn duy nhất khả dĩ thành công là lẻn đến một chỗ nấp gần một cánh đồng trống hay một ruộng lúa khô, rồi làm hiệu với hy vọng một phi cơ trực thăng đáp xuống giải cứu khẩn cấp. Chiếc sơ-mi và quần dài trắng của tôi có thể là vật tốt nhất để làm hiệu. Tôi nghĩ chúng tôi có thể cắt chúng ra nhiều dải nhỏ để ghép lại trên mặt đất hình chữ “CỨU" (Help) hay chữ "Mỹ" (U.S.).

Nhưng khi nghĩ kỹ về những kế hoạch này, tôi biết chúng có quá ít cơ may thành công và chỉ nên áp dụng khi đã không còn hy vọng và trong một tương lai mờ mịt. Thật sự, chúng chẳng khác gì những giấc mơ ban ngày. Ngoài ra, có quá nhiều điều cho một nhà báo như tôi tìm hiểu về những chiến sĩ cách mạng này, đã chiến đấu vì độc lập trong hai mươi lăm năm và đứng vững trước sức mạnh của Mỹ suốt tám năm qua mà không hề có dấu hiệu nào thua cuộc.

Hầu hết những gì mà du kích nói với chúng tôi đều rất giáo điều. Một hôm, có một phụ nữ trẻ khuôn mặt chữ điền gia nhập vào toán đặc nhiệm khoảng một tuần và thỉnh thoảng cũng ngồi nói chuyện với chúng tôi. Chị đi lại với vẻ khoan thai trong chiếc áo sơ mi bông xanh và quần pijama den. Chỉ cho biết chị là y tá. Chị khuyên Mike nên ăn nhiều rau hơn khi anh nói anh thường bị đau bụng. Giọng nói nhẹ nhàng và thái độ ân cần của chị khiến thoạt tiên tôi nghĩ chị như một cô Florence Nightingale châu Á xinh đẹp (3) - Nhưng chính chị lại bệnh liệt giường vài ngày, dán người trên chiếc chiếu kê gần cửa lớn, bên cạnh tay nải, súng và một cây đèn dầu lạc. Khi đỡ hơn, chị xin lỗi đã vắng mặt một thời gian vì bệnh, không đến nói chuyện được với chúng tôi. Tất cả điều đó làm chúng tôi càng thêm có cảm tình với chị. Nhưng hầu hết những gì chị nói đều cứng nhắc nên cũng khó tạo nên tình bạn. Ví dụ, chị nói: “Chúng tôi biết có những người Mỹ tốt và những Mỹ xấu. Những người tốt ủng hộ cuộc cách mạng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ giẫm nát những người xấu." Những lời nói chẳng khác gì chị muốn dừng câu chuyện.

Tuy vậy, đối với anh Hai và những người khác thì mối quan hệ lại ngày càng ít nghi thức và thoải mái hơn. Nhung ngay cả anh Hai cũng nói cho chúng tôi những giáo điều cách mạng. Anh nói: "Ở hiền gặp lành. Mọi người sẽ giúp đỡ và che chở người hiền. Ngược lại, ác lai ác báo. Ở ác sẽ gặp điều ác." Anh Hai và những người khác cũng thường nói với chúng tôi, gần như giống hệt nhau: “Sống mà không có độc lập, tự do thì chết còn hơn. Chết cho cách mạng là cái chết nhẹ như không."

Nhưng vào những buổi tối ngồi với chúng tôi, khi bẻ những ngón chân, rồi đưa tay vuốt gọn mái tóc mới tắm, anh Hai cũng tâm sự những suy nghĩ riêng của anh về bản chất của chiến tranh. Đôi lúc, những ý tưởng này không đề cập tới ý thức hệ Mác-xít. Ví dụ, anh Hai mở rộng ý tưởng mà chúng tôi thường nghe du kích bàn tán, đó là từ việc người Mỹ tốt, người Mỹ xấu anh nói đến nhà kinh doanh tốt và nhà kinh doanh xấu.

Ở Mỹ có ba loại tư bản, anh nói. Loại thứ nhất kiếm tiền từ chiến tranh, như những người chế tạo vũ khí, loại này luôn mong chiến tranh kéo dài, để họ có thị trường bán sản phẩm chiến tranh của họ. Loại tư bản thứ hai kình doanh những hàng hóa không liên quan đến chiến tranh, do đó cũng không có lợi lộc gì từ chiến tranh. Còn loại thứ ba thì kinh doanh cả hàng hóa chiến tranh lẫn hàng hóa bình thường. Hạng tư bản thứ nhất luôn gắn bó với giới quân sự Mỹ và cổ vũ mạnh mẽ chiến tranh. Hạng thứ hai phản chiến vì chiến tranh làm cho người dân khó kiếm ra tiền để mua sắm. Hạng thứ ba thì trước đây ủng hộ chiến tranh, nhưng bây giờ quay ra phản chứên vì nhận ra rằng chiên tranh đã gây ra suy thoái kinh tế ở Mỹ.

Anh Hai ít tâm sự với chúng tôi về cuộc đời anh. Một lần Mike hỏi anh đã ra Hà Nội chưa. Anh nói chưa, nhưng rối dừng lại, không kể tiếp về mình. Wang, anh sinh viên người Miên gốc Hoa, có lẽ theo ý của anh Hai, sau đó đã kể cho chúng tôi rằng anh Hai sinh ra trong một gia đình nông dân gần Huế và đã từng làm việc cho một đồn điền cao su. Wang kể, lúc đã 17 hay 18 tuổi, anh Hai mới bắt đầu học tiểu học và liên lạc với Việt Minh, một phong trào do Đảng Cộng sản lãnh đạo chống lại thực dân Pháp. Từ đó, anh tham gia cách mạng. Hai mươi lăm năm rồi!

Bất luận câu chuyện này đúng đến đâu, anh Hai vẫn là một chiến sĩ cách mạng nông dân triệt để, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho phong trào. Một buổi chiều, cùng ngôi bệt trên sàn nhà, anh nói với chúng tôi: "Dĩ nhiên, quân đội cách mạng cũng có những cấp hàm khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi cùng sống như nhau, chan hòa với nhau. Sống cuộc sống của người nghèo mới có thể hiểu thấu cách mạng. Tạm thời chúng tôi phải quên đi gia đình. Tôi đã xa vợ tôi nhiều năm. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho đến khi Mỹ cút, và Việt Nam, Campuchia, Lào giành được độc lập. Rồi nếu những dân tộc khác trên thế giới cần giúp đỡ trong cuộc chiến đấu giành độc lập của họ, chúng tôi sẵn sàng đi giúp họ."

Lòng yêu nước chính là yếu tố lớn nhất trong tư tưởng của anh Hai khi anh nói chuyện với chúng tôi. Còn khi đề cập tình đoàn kết với nhân dân các nước khác, anh nói đến những dân tộc bị áp bức ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh và khối Ả Rập hơn là những nước cộng sản.

Anh Tư cũng có niềm tự hào về lòng yêu nước của người Việt Nam, mặc dù ngày đầu anh giấu tung tích khi nói với chúng tôi anh là người Campuchia. Một lần anh đã nói với chúng tôi: "Lịch sử chứng minh chúng tôi không sợ bất kỳ kẻ xâm lăng nào. Chúng tôi đã từng đánh bại năm cuộc xâm lăng từ Trung Quốc, một cuộc từ Mông Cổ, và một của Pháp."

Một buổi tối, sau khi anh Hai tóm tắt cho chúng tôi nội dung buổi phát thanh tiếng Việt của đài BBC về cuộc bàn cãi mới tại Thượng Nghị viện Mỹ liên quan đến cuộc xâm lăng Campuchia và các cuộc biểu tình của sinh viên trong các khuôn viên đại học Mỹ - bất ngờ ông nhận định: “Nhà báo cũng có ba loại. nhà báo xã hội chủ nghĩa là những người ủng hộ cách mạng. Nhà báo tư bản chủ nghĩa làm thuê cho Mỹ và chế độ Thiệu-Kỳ. Và cuối cùng là những nhà báo hành nghề vì lý tưởng hòa bình và trung lập. Nếu các bạn là những nhà báo tốt, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin về phong trào cách mạng để các bạn có thể viết bài cho báo của mình. Ngược lại, chúng tôi cũng không giết các bạn đâu, mà chỉ cho các bạn học tập cải tạo."

Đó không phải là lời hứa sớm thả tự do, nhưng đó chính là cơ sở để lạc quan. Trong loại thứ ba - những nhà báo hành nghề vì lý tưởng hòa bình và trung lập - tôi nghĩ có thể tìm thấy một chỗ cho chúng tôi. Những lời của anh Hai lần đầu tiên bộc lộ một cách rõ ràng rằng chúng tôi có thể giữ sự trung thực mà vẫn được du kích chấp nhận.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx