sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 24 - Phần 1

Chương 24. SIDDHARTHA GAUTAMA BUDDHA HỌC THUYẾT NHÂN CÁCH THEO PHẬT HỌC (566 – 486 TCN)

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

1. Tiểu sử Đức Phật

Ngày xưa có một vương quốc nhỏ bé bây giờ gọi là Nepal được cai trị một bộ tộc có tên là Thích Ca (Shakyas). Tộc trưởng của bộ tộc này cũng là vua của đất nước. Tên ông là Tịnh Phạn (Shud– dodana Gautama).

Vợ của ông, hoàng hậu Ma–Gia (Mahamaya), trong lúc sắp sinh người con đầu lòng đang nương náu tại một thành nhỏ thuộc khu vực Lâm Tì Ni (Lumbini). Bà đã yêu cầu các nữ hầu giúp mình đến một lùm cây để sinh cho kín đáo và bà đã sinh ra một bé trai. Bà mẹ đã đặt tên con trai Tất Đạt Đa (Siddhartha), có nghĩa là: Người sẽ đạt được mục đích của mình. Thật đáng buồn, hoàng hậu Ma– Gia đã từ trần bảy ngày sau khi sinh con xong. Cậu bé Tất Đạt Đa sau đó được người bà dì, chị gái của mẹ mình là Ma–ha–ba–xà–ba–đề (Mahaprajapati) nuôi dưỡng.

Khi chàng hoàng tử ấy lớn lên và đến tuổi lấy vợ, chàng đã trao trái tim của mình cho công chúa Gia–du–đa–la (Yashodhara) và họ cưới nhau khi cả hai vừa tròn mười sáu tuổi.

Chàng trai Tất Đạt Đa được nuôi lớn lên luân phiên tại ba lâu đài hoàng cung và được ngăn cản không cho chứng kiến những gì mà người dân thường vẫn phải đối diện hàng ngày. Không ai cho chàng nhìn thấy những ông bà già, những con người bệnh tật, những con người bị chết. Cha của ông đã ra lệnh không cho ông được biết bất cứ một nhà tu hay những ai có đời sống tâm linh khổ hạnh. Tất Đạt Đa vì thế trở nên rất bức xúc và hiếu kỳ về những gì xảy ra bên ngoài bốn bức tường của những tòa lâu đài hoàng cung. Sau cùng chàng quyết liệt yêu cầu được nhìn thấy những con người đang sống trên vương quốc của mình.

Hoàng đế cha ruột của chàng trai đã hết sức cẩn thận trong việc thu xếp không cho con trai nhìn thấy những cảnh đau khổ vì sợ con trai có thể sẽ hướng đến đời sống tu trì. Cuối cùng những cố gắng của người cha vẫn thất bại, chàng trai đã nhìn thấy những người già lếch thếch, những con người bệnh tật gầy guộc, ghẻ lở. Chàng nhìn thấy cả những xác chết, cùng với những tiếng than khóc. Chàng đã hỏi một người bạn tâm phúc của mình tên Xa–nặc (Chandaka) tất cả ý nghĩa của những điều chàng nhìn thấy. Người bạn đã kể lại tất cả những sự thật vốn rất đơn giản bình thường mà đáng lẽ ra Tất Đạt Đa đã nên biết từ rất lâu: Mọi người sẽ già đi rồi sẽ ngã bệnh và sau cùng là cái chết.

Tất Đạt Đa còn trông thấy một nhà khổ tu, người đã khấn sẽ từ bỏ không bao giờ ăn thịt nữa. Khuôn mặt thanh thản và bình lặng của vị chân tu khổ hạnh kia cứ ám ảnh vị hoàng tử trẻ mãi. Sau cùng chàng nói về kinh nghiệm ấy: khi những con người vô tâm trông thấy người già và kẻ bệnh tật thì họ khinh thường, ghê tởm và sợ hãi, ngay cả việc sau này họ cũng sẽ trở nên già lão và bệnh tật. Tôi đã nghĩ với chính mình rằng: tôi không muốn mình như những kẻ vô tâm. Sau đó tôi không còn những cảm xúc về sự cám dỗ của xác thịt của tuổi trẻ nữa.

Năm lên hai mươi chín tuổi, Tất Đạt Đa bắt đầu nhận ra rằng mình không thể sống hạnh phúc như ông đã từng sống trước đó. Ông bắt đầu muốn tìm hiểu về cách con người có thể vượt qua những nỗi đau khổ - đây là đam mê mãnh liệt hơn cứ điều gì khác. Sau khi lén hôn lên gương mặt người vợ đang ngủ rất say và đứa con vừa mới sinh xong tên là La–hầu–la (Rahula), vị vua tương lai đã lẳng lặng lén rời bỏ hoàng cung và đi lên những cánh rừng phía bắc Ấn Độ.

Ở đó ông bắt đầu cuộc đời lảng tránh những dục vọng đam mê trần thế và tự thánh hóa bản thân mình trong một nhóm gồm năm người tu trì khổ hạnh. Ông thực hiên đời sống ấy được sáu năm. Đời sống giản dị chân thành và sự chuyên tâm của ông đã loan truyền đến năm người tu hành khổ hạnh, cuối cùng họ đã trở thành những đồ đệ của ông. Tuy nhiên câu hỏi của ông vẫn không có câu trả lời. Vì thế ông quyết định tăng gấp đôi những nỗ lực cố gắng của mình, từ chối thức ăn và nước uống, cho đến khi ông rơi vào tình trạng trên bờ vực cận kề với cái chết.

Trong vòng sáu năm, ông bắt đầu cuộc đời khổ hạnh, chỉ ăn những gì ông tìm thấy trên mặt đất và uống nước mưa. Ông chỉ mặc độc một cái khố. Khi không tìm ra câu trả lời, ông càng quyết tâm cố gắng nhiều hơn nữa. Nhưng Tất Đạt Đa chợt nhận ra những phương thế khổ hạnh sẽ chẳng dẫn đến đâu cả và ông tin có thể tìm ra một điểm trung gian giữa đời sống xa hoa và đời sống thánh hóa nghiêm ngặt. Đi ra phía ngoại thành Bodh Gaya, Tất Đạt Đa quyết định ngồi dưới một gốc cây bồ đề tịnh tâm thật lâu cho đến khi nào ông tìm ra câu trả lời cho mình. Ông ngồi đó trong nhiều ngày, ban đầu là tập trung thật sâu vào việc dọn sạch những tư tưởng trong đầu để không còn bị chi phối chia trí và sau đó là thiền định, cố gắng mở mình ra với sự thật. Vào một đêm trăng rằm tháng năm, khi ngôi sao hôm vừa mọc, Tất Đạt Đa cuối cùng hiểu ra câu trả lời cho vấn đề của nguồn gốc sự đau khổ và trở thành Phật, có nghĩa là người đã tỉnh thức.

Tại công viên Con nai Saruath gần Benares, khoảng chừng 100 dặm cách Bodh Gaya, ông đã giảng đạo lần dầu tiên trong đó, ông huấn dạy về Tứ diệu và Bát đạo. Vua Magadha nghe được lời của Phật nên đã cho Phật quyền sử dụng dòng tu trong suốt mùa mưa. Cộng với nhiều sự lạc quyên đóng góp đã cho phép cộng đồng những đồ đệ mới được thành lập và hoạt động trong suốt nhiều năm, tạo điều kiện cho nhiều người có cơ hội được nghe Phật thuyết pháp.

Người dì và bà vợ của ông sau này cũng xin được xuất gia vào ở trong cộng đồng những người tu hành vốn chỉ có những người tu sĩ nam. Văn hóa lúc bấy giờ coi người phụ nữ rất thấp và việc cho phép phụ nữ được tham gia cộng đồng người đi tu sẽ làm suy yếu đi những giá trị truyền thống. Nhưng Đức Phật rất từ bi, vì thế ngài đã cho phép người dì và vợ của ông là những nữ tu Phật giáo đầu tiên được chính thức qui y.

Phật đã nói rằng, địa vị thân phận của một người, hay những điều kiện bản thân và gia đình sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Tất cả đều có khả năng được khai thị và tất cả mọi người đều được gia nhập vào hàng ngũ người tu hành. Theo Phật, anh em Phật tử được phân thứ bậc bởi thời gian quy y. Ví dụ, vị chân tu Phật giáo đầu tiên là Upadi, vốn là một người thợ cắt tóc, nhưng ông được coi là bậc đại sư lớn hơn các nhà sư xuất thân từ hoàng tộc là các vị vua, đơn giản chỉ vì người thợ cắt tóc này là người đã qui y sớm hơn.

Phật đã đạt được cảnh giới khai thị vào độ tuổi 35. Ngài đã tiếp tục thuyếp pháp khắp vùng Bắc Ấn Độ trong vòng suốt 45 năm. Khi Phật được 80 tuổi, Ngài đã trải qua một lần ngồi thiền rất sâu dưới gốc cây sasa và rồi qua đời. Những lời huấn dạy sau cùng của Ngài là:

Mọi tạo vật đều là hữu hạn,

Hãy phấn đấu với ý thức giác ngộ.

Ngay sau khi đức Phật tịch viên, 500 vị thầy tu đã họp khóa đầu tiên tại Rajagrha, dưới sự chủ trì của Kashyapa. Upadi đã đọc bản nội quy đời sống tu hành (monastic code) còn được gọi là Vi– naya từ trí nhớ của mình. Ananda, một người anh em họ của Phật và cũng là một người bạn, một đồ đệ mà Phật rất thương mến – là người có trí nhớ siêu phàm - đã nhắc lại các bài giảng của Phật (the Sutras). Các thầy tu liền họp và biểu quyết để có một hệ thống bài kinh cuối cùng. Sau đó được các thầy tu học thuộc lòng, từ đó Kinh Phật được dịch thuật ra nhiều tiếng nói ở khắp Ấn Độ. Và như thế đạo Phật đã tồn tại trong bối cảnh truyền miệng hơn 200 năm.

Vài thế kỷ sau, toàn bộ hệ thống giáo lý hợp nhất tiên khởi bắt đầu phân chia những bộ phận khác nhau. Sự tách rời lớn nhất bắt đầu vào công đồng nhóm họp lần thứ 2 tại Vaishali, sau công đồng lần thứ nhất cách đó khoảng 100 năm. Tại cộng đồng lần thứ hai, hai nhóm tự do và nhóm truyền thống đã gặp nhau. Nhóm Tự do sau Công đồng thứ hai đã trở về và tự gọi là phái Phật giáo Đại Thừa và phát triển rất mạnh ở bắc Châu Á. Nhóm Truyền thống được gọi là phái Phật giáo tiểu Thừa, có nghĩa đi theo đường lối của những bậc tiền bối vốn phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á.

2. Học thuyết nhân cách của Phật

Phật giáo là một triết lý thực nghiệm. Phật đã nói rất rõ ràng chúng ta nên đánh giá sự thật của tất cả mọi triết lý bằng chính kết quả của nó. Trong Kinh Kalanla, ngài đã vạch ra rất rõ:

Ta có thể được phép hoài nghi…

Ta có quyền không chắc chắn…

Đừng đi theo những gì đã được khẳng định là nghe lời nhắc lại,

Đừng đi theo truyền thống,

Đừng tin theo lời đồn đại,

Và những điều chép trong các sách,

Từ những điều suy đoán

Đừng tin theo những lời nói khôn ngoan thông thái

Hay những lý luận hấp dẫn

Và từ những tư tưởng thiên vị đầy cân nhắc

Hay từ khả năng thuyết phục của người khác

Và từ những cân nhắc đắn đo

Người tu hành là những vị thầy dạy của chúng ta.

Bạn đang nghĩ gì khi đọc những lời này? Lòng tham sân si tồn tại trong một con người liệu có đem lại cho ta điều lợi lộc hay sự độc hại? Ảo tưởng sẽ đem lại điều tốt hay điều xấu cho một con người? Người có tâm hồn tham lam, thù hận, đầy ảo tường, bị khuất phục và bị khống chế hoàn toàn bởi tham lam, thù hận và ảo tưởng sẽ dễ chìm đắm vào giết người, ngoại tình, gian dối sẽ dẫn vào những tội lỗi khác hủy hoại anh ta.

Ngài dạy tiếp:

Khi chính các ngươi hiểu ra: Đây là những điều xấu, là những điều đáng khiển trách, là những điều được các bậc khôn ngoan cản ngăn. Những điều này sẽ dẫn đến tai họa và đau khổ, hãy từ bỏ chúng.

Đạo Phật là một triết lý tách hẳn những đánh giá thuộc phạm trù thần học: Đức Phật thật ra đã từ chối trả lời những câu hỏi có nội dung liên quan về sự tồn tại kinh cửu và đời sống kiếp sau. Cũng trong Kinh Kalama, Ngài đã nhận xét rằng, triết lý của Ngài về đời sống sau cái chết sẽ là:

Các đồ đệ, những ai là người không có tâm địa thù ghét, không có tâm hồn độc ác, một tâm hồn đồng trinh vô cấu và một tâm hồn trong sạch là những người có bốn điều thanh thản đã tìm thấy được ý nghĩa hiện sinh ngay nơi thế giới này.

Giá sử như có một kiếp sau và nếu như có hậu quả của những điều thiện và điều ác. Nếu làm điều thiện, khi chết đi thân xác ta sẽ tan rã sau khi chết, ta sẽ thoát xác và biến vào một thế giới thiên đàng, với những cảm giác hạnh phúc. Đây là sự an ủi thanh thản đầu tiên.

Giả sử như không có kiếp sau và không có hậu quả, không có kết quả của những việc làm xấu và tốt. Nhưng tại trong thế giới này, – với những giá trị hiện sinh – ở đây và trong lúc này, nếu ta giải phóng mình ra khỏi sự thù hận, tự do khỏi điều ác, tỉnh táo và thanh thản, hạnh phúc, bình an, ta sẽ muốn mình mãi như thế. Đây là sự an ủi thanh thản thứ hai.

Giả sử điều ác sẽ tạo ra nghiệp quả cho người làm ra điều ác. Như thế chúng ta có thể sẽ chẳng bao giờ làm điều gì ác cho ai cả. Và như thế chẳng có một kết quả độc ác nào sẽ xảy ra đối với ta – vì ta chẳng làm điều gì ác. Đây là sự an ủi thanh thản thứ ba.

Giả sử, làm ác nhưng chẳng bao giờ gặp điều ác. Như thế tôi sẽ nhìn thấy mình hoàn toàn an toàn vì chẳng có điều gì xấu xảy ra với tôi cả. Đây là sự an ủi thanh thản thứ bốn.

3. Cấu trúc của tâm hồn

Đức Phật mô tả con người như là một sinh thể được làm nên bởi Ngũ uẩn hay còn gọi là năm bộ phận bao gồm:

1. Cơ thể, bao gồm những cơ quan giác quan.

2. Cảm giác và cảm xúc, những phản ứng giữa các bộ phận giác quan cơ thể và những đối tượng xung quanh.

3. Lăng kính và ý tưởng, nhất là những ý tưởng đến từ khả năng giác ngộ, nhận ra các vật thể và những ý tưởng khác.

4. Hành vi tư tưởng, đặc biệt là sức mạnh của ý chí và sự tập trung cao độ.

5. Những ý thức căn bản.

Bốn bộ phận sau cùng gọi là naman, có nghĩa là tâm hồn. Khái niệm tên gọi hình thái trong Phật học là thuật ngữ chỉ ra con người bao gồm hai phần: tâm thần và sinh lý qua danh từ anatman, có nghĩa là không có linh hồn và không có điểm trung tâm.

Ngoài ra trong Đạo Phật còn có sáu địa hạt gọi là lục căn, tác động chi phối Ngũ uẩn là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và tâm hồn, vốn là đại diện cho sáu đối tượng giác quan của con người.

Đạo Phật nhánh Đại Thừa còn giới thiệu khái niệm tàng thức, một mô hình ý thức chất sẵn trong nhà kho, vốn là một khái niệm được sử dụng ở học thuyết của Carl Jung và ông gọi là cõi ý thức tập thể vào khái niệm Ngũ uẩn. Tàng thức là những gì được chất chứa trong cõi ý thức đó được gọi là hạt giống, vốn là những xu hướng bẩm sinh giúp chúng ta nhìn thế giới qua những cách thức và kết quả đến từ lịch sử nghiệp quả của chúng ta.

Tất cả mọi nghiệp quả đã tạo lập từ quá khứ hay tạo lập trong hiện tại đều được tàng trữ trong tàng thức. Sự kết hợp giữa mạt na là bộ phận có chức năng lý luận của con người và bản ngã (cái tôi) sẽ dẫn đến tạo ra một ảo ảnh vốn là sự hiện diện của đời sống bình thường. Qua việc làm cho bản ngã của mình trở nên yên tịnh và càng giảm bớt trạng thái tập trung quá nhiều vào bản thân, tâm trí của ta sẽ nhận ra một hiện trạng trống rỗng của mọi sự. Lúc đó ta sẽ có sự bình an trong tâm hồn. Nói khác đi bình an chính là trạng thái không lệ thuộc bởi tất cả mọi sự câu nệ.

4. Tứ diệu

Tứ Diệu nghe có vẻ như là nền tảng căn bản của bất cứ học thuyết đặt nặng đến giá trị chức năng liệu pháp:

1. Đời sống là bể khổ: Đời sống là một chuỗi những đau khổ và đau khổ là một thực trạng không thể tránh khỏi trong đời sống của con người. Nếu ta có cảm giác, chúng ta sẽ cảm thấy đau. Nếu ta có cảm xúc, ta có thể cảm thấy buồn khổ, nếu ta có khả năng yêu thương, ta cũng có khả năng nếm phải đau đớn xót xa khi chia tay hay phản bội. Đấy là định nghĩa của đời sống.

Duhkha, theo tiếng Phạn có nghĩa là đau khổ được chuyển nghĩa thành căng thẳng, giận dữ và bất toàn. Đức Phật muốn con người hãy hiểu thấu nỗi đau như một nền tảng căn bản cho quá trình thăng tiến.

Chìa khóa để hiểu được trạng thái đau khổ là hiểu về tất cả, bao gồm cả những sinh thể, người thân yêu của chúng ta, bản thân chúng ta, tất cả đều là tạm thời. Vị trí đặc biệt của chúng ta có một sinh thể, vào ngày nào đó sẽ chết và đây chính là một mối lo lắng. Tuy nhiên đây cũng là động lực khiến cho ta có ý hướng đến những chọn lựa biến đời sống của chúng ta trở nên có ý nghĩa. Thời gian chỉ có ý nghĩa quan trọng chỉ khi ta có nó thật nhiều (nhưng đây là điều không tưởng). Vì thế làm việc thiện và yêu thương ai đó chỉ có ý nghĩa khi thời gian có một giới hạn. Nếu chúng ta cứ tiếp tục sống mãi và chẳng bao giờ chết, có lẽ chúng ta chẳng còn động cơ để làm đẹp cho cuộc sống và yêu thương con người.

Một chìa khóa khác có liên hệ đến đau khổ là anatman – có nghĩa là tất cả mọi vật, bao gồm cả chúng ta sẽ không bao giờ có linh hồn hay một chất liệu vĩnh cửu. Khi không có chất liệu, không điều gì có thể đứng vững một mình được và như thế không ai trong chúng ta có một sự hiện diện tách rời. Tất cả mỗi chúng ta đều liên đới và liên kết giao thoa, không chỉ với thế giới vật lý mà cả thế giới tinh thần nơi chúng ta đang sống và cả vũ trụ nữa.

2. Đau khổ hiện diện vì có sự ràng buộc lưu luyến: Chúng ta có thể nói rằng những đau khổ mà con người trải qua thật ra đã đến từ chính bản thân chúng ta, từ những đam mê đi tìm khoái lạc hạnh phúc, tình yêu, nhất là chúng ta muốn những giá trị nhục cảm này càng kéo dài càng tốt và muốn các nỗi đau, sự dằn vặt, sầu não biến mất khỏi đời sống chúng ta mãi mãi.

Chúng ta thường không từ chối những điều dễ chịu, khoái cảm nhục thể và chúng ta rất ít khi tin rằng những nỗi đau đến trong cuộc đời là tự mình làm khổ mình. Đây là điều mà Phật rất muốn lưu tâm chúng ta hãy chú ý đến: Nếu ta đã lấy một mũi tên và bắn mình thật đau, liệu ta có nên bắn mình thêm một lần nữa hay không

Ràng buộc được chuyển ngữ từ khái niệm trishna, có thể tạm dịch là sự khát, đam mê, quyến rũ, thèm khát, đeo đuổi những giá trị vật chất tạm bợ. Khi thúng ta không có khả năng nhận ra những đại lượng này là những giá trị tầm thường, tạm bợ, không quá quan trọng, chúng ta sẽ sống trong ảo tưởng cho rằng những đại lượng này là những giá trị hoàn hảo, lâu bền quan trọng thiết yếu. Và như thế chúng ta bị đánh lừa rằng khi được gắn bó đeo bám theo chúng, ta sẽ trở nên hoàn hảo, lâu bền và quan trọng.

Thường thì chúng ta thiếu một giá trị trung tâm hay một cấu trúc đã được thiết kế sẵn. Và vì nằm trong trạng thái hư vô, chúng ta rất khát khao có được những khái niệm định hình chắc chắn.. Vì thế ta chọn vật chất làm mô hình đại diện cho khái niệm định hình chắc chắn mà ta dễ nhận ra nhất. Chúng ta là những sinh thể dễ dao động, thường rơi vào vòng xoáy nên ta vẫn hay ước ao mình là tảng đá. Chúng ta mượn giá trị vật chất làm mỏ neo cho mình.

Chúng ta đeo bám vào vật chất với hy vọng rằng, chúng sẽ cung cấp cho chúng ta một trọng lượng nào đó. Chúng ta cố gắng chuyển đổi người thân yêu của mình thành những chủ thể ta sở hữu. Chúng ta yêu cầu họ không được thay đổi và chúng ta đòi hỏi ở nơi họ như những chủ thể đối tác hoàn hảo một cách tuyệt đối, song chúng ta không nhận ra rằng đấy là một bức tượng, tuy có thể tồn tại mãi, nhưng thật ra đã không cung cấp cho ta bất cứ một chút tình yêu nào.

Chúng ta cố gắng để mình trở thành bất tử, có thể bằng những niềm tin thúc đẩy vì lo lắng từ những câu chuyện thần thoại, hoặc bằng cách chúng ta muốn sinh ra con cái, để rồi con cái chúng ta tiếp tục công việc sinh sản và ta vẫn hiện diện ở đâu đó trong chuỗi liên hệ huyết thống ấy. Ví dụ, giống như quá trình chiết cành từ cây mẹ thành những cây con. Chúng ta muốn lưu lại dấu vết cuộc đời của mình qua sáng tạo và nghệ thuật. Chúng ta muốn mình được người khác nhớ mãi. Ít nhất chúng ta là những sinh thể rất sợ đối diện với thay đổi, nhất là sự thay đổi ấy bắt ta phải rời bỏ cái nôi êm ái an nhàn mà chúng ta đã quá quen thuộc. Thay đổi luôn là một tác nhân gây sợ đối với nhiều người trong chúng ta.

Một khía cạnh khác của ràng buộc lưu luyến là khái niệm dvesha, có nghĩa là lảng tránh và thù hận. Theo cách Đức Phật nghĩ, thù hận gần giống như đeo bám những ràng buộc quyến luyến. Chỉ khác là thù hận cho phép những giá trị tiêu cực những cơ hội làm khổ chúng ta một cách luẩn quẩn. Vì thế chúng ta đã trao quyền lực để làm cho chúng ta đau khổ nhiều thêm. Cuối cùng chúng ta trở nên sợ hãi, không phải vì sợ các tác nhân gây hại, mà chúng ta sợ những nỗi lo sợ của chính mình. Thù hận là trạng thái đeo bám vào nỗi sợ hãi và van xả là phản kháng lại qua những não thức hằn học.

Một điều chúng ta hiện nay đang lo sợ nhất trong thế kỷ này là những trào lưu công cộng rộng lớn, chẳng hạn như phát xít, khủng bố và những chủ thuyết tự do đột phá vào các giá trị tinh thần truyền thống. Có thể ta nghĩ mình chỉ là một ngọn gió thoảng và cách duy nhất để không bị cơn lốc hủy hoại mình là chủ động hòa nhập vào với cơn lốc. Cơn lốc là một thứ trọng lực khủng khiếp đã cuốn hút chúng ta. Đàng sau những trào lưu to lớn, ta nhận thấy có những trào lưu nhỏ bé hơn như những trào lưu xu thời về thể chế chính trị, các cuộc cách mạng văn hóa, ảnh hưởng của tôn giáo, chống lại tôn giáo… Tất nhiên đây chỉ là những sự kiện xã hội – nhưng sự thù hận đã biến chúng trở thành những giá trị và công cụ để chuyển tải thù hận và đối nghịch.

Một trạng thái khác của ràng buộc quyến luyến là avidya, có nghĩa là vô tâm. Ở một cấp độ, đó là một thái độ không ý thức được về Tứ Diệu, vốn là những giá trị mang tính chân lý. Ở cấp độ sâu hơn, vô tâm có nghĩa là chẳng nhìn thấy gì cả, không có khả năng cảm nghiệm thực tế một cách trực tiếp và thay vào đó là những diễn dịch của cá nhân. Và xa hơn, chúng ta tin vào lý giải cá nhân của mình nhiều hơn là tin vào bản chất sự thật.

Trong một số bài kinh, đức Phật còn đưa thêm một khía cạnh khác của ràng buộc lưu luyến là lo lắng. Sợ hãi – giống như thù hận - đã trói cột chúng ta vào những đại lượng vật chất và tinh thần có khả năng hãm hại chúng ta.

3. Đau khổ có thể dập tắt được: ít nhất đấy là những khổ đau mà chúng ta đã tạo ra, cộng thêm vào những đau khổ không thể nào tránh được. Hoặc nếu chúng ta biết tiết độ và kiềm chế những đam mê dục vọng của mình trong những cố gắng tranh thủ, những đau khổ của sân si vì thế sẽ được hóa giải. Với vài thập kỷ tập luyện, nhiều vị chân tu đã vượt qua được những nỗi đau đơn giản, rất trực tiếp và rất thực từ những điều kiện thể lý. Tất nhiên chúng ta là những người bình thường, không có cơ hội luyện tập hàng thập kỷ, vì thế những liệu pháp sẽ giúp chúng ta giải quyết được những nỗi đau tinh thần và những nỗi đau thể xác.

Niết bàn: Đây là một tên gọi truyền thống của trạng thái không còn hiện hữu nữa khi tất cả những đeo bám sân si, tất cả những đau khổ của chúng ta đã được xóa bỏ. Niết bàn thường được chuyển nghĩa thành thổi tắt, một ý tưởng như chúng ta đã thổi tắt một ngọn nến. Một cách hiểu khác về Niết bàn như quá trình thổi tắt ngọn lửa đang đe dọa tìm cách khuất phục chúng ta. Niết bàn có thể được ví như việc cắt đứt nguồn khí oxy đang nuôi ngọn lửa hừng hực cháy ấy. Bằng cách thổi tắt những cố gắng đeo bám, những thù hằn và những lần vô tâm cứng cỏi, chúng ta đã thổi tắt những đau khổ không cần thiết. Hay nói khác đi, Niết bàn chính là một chân dung của giải phóng và tự do.

4. Có một cách để dập tắt đau khổ. Đây chính là điều mà những nhà liệu pháp tin tưởng, bằng cách nghĩ riêng của mỗi người, và Đức Phật đã gọi đấy là Bát đạo.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx