sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 01

TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC HỌC THUYẾT TÂM LÝ NHÂN CÁCH

– C. George Boeree (2006).

Personalities Theories http://www.ship.edu/-cgboeree/perscontents.html

– http://www.thefreedictionary.com (2006).

– Jay Tolson (2006). Is There Room for the soul? New challenege to our most cherished beliefs about self and and human soul. USNews.com

– Phạm Ngọc Trí (2004). Từ Điển Y Học Anh – Việt. NXB Y Học. Hà Nội.

PHỤ LỤC TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH

Chữ A

A facade of omnipotence: Muốn có một bộ mặt đầy quyền năng, chúng ta luôn khao khát mình có nhiều khả năng. Đây là một nhu cầu chính đáng và cũng là một nét đặc trưng phân biệt chúng ta với những động vật khác.

Ahole: Khoảng trống trong tâm hồn thường gây ra những bất an trong cuộc sống. Khi cuộc sống trở nên vô vị, không mục đích, không hoài bão, chúng ta sẽ thường mệt mỏi vì đam mê và khát khao chính là một nguồn năng lượng dồi dào khiến chúng ta hăng hái phấn đấu nhiều hơn nữa.

Abandonment: Bị bỏ rơi. Cảm giác mình không có liên hệ với chung quanh. Thường thì các cá nhân khi không nhận được đủ nhu cầu được quan tâm, họ dễ rơi vào cảm giác mình bị bỏ rơi. Nhiều nan đề trong mối quan hệ xảy ra vì một đối tác tin rằng mình không được quan tâm đầy đủ.

Aberration: Dị biệt khác thường. Không có sự nhất quán với môi trường chung quanh. Đây là hiện tượng các hành vi không nằm trong khung định kiến chung được đông đảo các cá nhân khác đồng ý.

Abraham Maslow (1908 – 1970): Nhà tâm lý thuộc phái nhân văn học. Ông là người nổi tiếng vì giới thiệu mô hình 5 cấp độ nhu cầu của con người trong đó bao gồm nhu cầu vật chất, nhu cầu an toàn, nhu cầu được yêu và nhu cầu yêu người khác, nhu cầu tôn trọng và tự trọng, và nhu cầu đạt được cảnh giới giác ngộ.

Abstraction: Trừu tượng, đây là một khả năng tư duy đòi hỏi phải có một mức phát triển trí thông minh tối thiểu. Trừu tượng là khái niệm các dữ kiện thông tin có tính biểu tượng và các đơn vị thông tin cần đến khả năng phân tích và tổng hợp rất cao.

Accordingly: Hành xử một cách linh động và uyển chuyển. Đây là khái niệm tùy cơ ứng biến, hoạt động hữu hiệu ở những điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Nhìn chung cá nhân có khả năng điều tiết cao, có khả năng thích ứng và có những phán quyết co giãn. Đây là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp.

Accommodation: Quá trình điều chỉnh. Theo các nhà tâm lý theo nhánh học tập, chúng ta thường điều chỉnh kiến thức mới với hệ thống kiến thức cũ của chúng ta trước đó. Đây là một chức năng quan trọng trong quá trình thu thập và sắp xếp khi dữ kiện mới được du nhập vào hệ tâm thức tư duy sẵn có của chúng ta.

Activating experiences: Các sự kiện xảy ra xung quanh. Theo Robert Ellis thì đây là những sự kiện diễn ra chung quanh chúng ta và nhiều người có lối tiếp cận rất khác nhau. Các sự kiện này có nội dung và cường độ riêng, chúng có đặc tính khách quan nhưng chính não thức cảm xúc của chúng ta đã biến những sự kiện này thành những đại lượng có nội dung đặc trưng trong cách nhìn của chúng ta.

Action–oriented. Lối tiếp cận thiên về hành động. Đây là những hướng xử lý dựa vào kênh hành vi nhiều hơn là qua kênh ngôn ngữ tư tưởng. Những cá nhân này thường chứng minh khả năng của mình bằng hành động.

Activate the brain: Những thao tác có thể kích thích hoạt động của não. Đây là những tình huống có nội dung kích thích, những sự kiện quan trọng, và những biến cố có liên hệ trực tiếp đến đời sống chúng ta. Cơ thể tiếp cận những tín hiệu qua những kênh giác quan sau đó chuyển tín hiệu về não và các tế bào não sau đó được kích thích.

Actual behavior: Chuyển tải thành hành vi cụ thể. Khi chúng ta chuyển tải những hình ảnh trong hệ tâm thức thành những hành động cụ thể. Đây là quá trình khi chúng ta có phán quyết sau cùng và hành vi là đại diện của tư tưởng sau khi được cân nhắc đầy đủ kỹ lưỡng.

Actual object: Hình ảnh và vật thể cụ thể. Đây là những đối tượng có những đặc tính cụ thể để phân biệt với những đối tượng mang các đặc tính chức năng của các khái niệm trừu tượng như nghệ thuật, tư tưởng, chủ nghĩa, và những hiện tượng phi vật chất khác.

Actualities: Nhân và sờ được. Đây là những sự kiện mang tính hữu cơ có thực. Đây là khái niệm phân biệt với những phạm trù khác vẫn tồn tại dựa trên chức năng suy diễn của chúng ta.

Actualization: Nhu cầu nhận thức về bản thân, hay còn gọi là cảnh giới giác ngộ. Vào cảnh giới này, các cá nhân có thể vượt qua những ràng buộc của những xung động và họ có thể nhìn thấy mình từ lăng kính ở bên ngoài.

Actualizing tendency: Xu hướng nhận ra mình. Đây là một nhu cầu rất thực của nhiều cá nhân chúng ta. Nhất là sau khi chúng ta đã thật sự nhận ra ý nghĩa giá trị của bản thân mình.

Adapted type: Tuýp người thích ứng. Theo Otto Rank thì đây là tuýp người có khả năng thích ứng với cuộc sống khi điều kiện hoàn cảnh thay đổi. Họ có khả năng học hỏi, thay đổi, và có thiện chí phấn đấu. Vì thế hoàn cảnh khó khăn không là vật cản mà còn là một nguồn năng lượng kích thích họ thay đổi.

Adaptation: Quá trình thích ứng. Đây là một chức năng quan trọng của mọi sinh thể. Theo thuyết Tiến hóa, những chủng loại nào không có khả năng thích ứng với môi trường sẽ bị đào thải. Nơi người, nếu thiếu khả năng thích ứng, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại trong đời sống.

Adolescents: Lứa tuổi dậy thì. Đây là giai đoạn cơ thể có rất nhiều biến động xảy ra. Cơ thể các cá nhân trải qua những thay đổi lớn lao khi các tuyến nội tiết đã phát triển thúc đẩy quá trình phát triển bộ phận sinh dục để chuẩn bị cho các cá nhân bước vào thế giới người lớn.

Adrenal: Tuyến thượng thận sản xuất ra adrenalin. Sau đó adrenalin tác động lên các bộ phận khác của cơ thể như khiến cho tim đập nhanh hơn, cung cấp thêm năng lượng cho bắp thịt để chuẩn bị đối phó với tình huống căng thẳng. Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thần kinh giao cảm. Xin xem sympathetic nervous system.

Adrenalin: Một hoạt chất do tuyến thượng thận sản xuất.

Adult intimacy: Đời sống tình cảm thân mật, ý chí về đời sống tình dục. Đây là một bộ phận quan trọng trong đời sống con người khi họ trưởng thành. Tuy là một nhu cầu sinh hoạt riêng tư nhưng thiếu cân bằng trong đời sống tình cảm tình dục sẽ có những ảnh hưởng lên các mối quan hệ khác của một cá nhân.

Adult world: Thế giới của những người đã thật sự trưởng thành. Đây là thế giới của nghĩa vụ và trách nhiệm.

Advanced traits: Những đặc tính thuận lợi. Theo thuyết tiến hóa của Darwin những chung loại nào có nhiều đặc tính thuận lợi sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Những đặc tính này luôn có xu hướng phát triển khi môi trường thay đổi. Và những thay đổi ấy tạo ra những dạng biến thể, chuẩn bị cho một chủng loại mới ra đời với những hệ đặc tính thuận lợi có nhiều ưu điểm hơn thế hệ chủng loại trước.

Affection: Được quan tâm. Theo Horney thì chúng ta luôn có nhu cầu được quan tâm. Đây là một nhu cầu tuy không trực tiếp liên hệ đến sinh tồn của chúng ta nhưng nếu không được bảo đảm nhu cầu này cơ thể chúng ta sẽ hoạt động thiếu hẳn tính năng hiệu quả.

Afterlife: Thề giới âm phủ, đằng sau bên kia thế giới. Đây là khái niệm trong nhiều tôn giáo khác nhau. Tuy không được kiểm chứng và đặc biệt cần đến niềm tin, nhưng thế giới đằng sau cái chết luôn là một bộ phận quan trọng trong hệ tâm thức của một số đông cá nhân trong thế giới chúng ta.

Agency: Não thức cá thể. Đây là não thức có khung riêng và chúng ta thường nói đến khái niệm này trong bối cảnh ý thức cá nhân.

Agendas: Những kế hoạch hành động. Chúng ta luôn có những kế hoạch hành động để đối phó với những khó khăn trong môi trường chung quanh. Nói khác đi đây là khái niệm kế hoạch hành động và những hoạch định mang tính chiến lược chuẩn bị cho tương lai.

Aggregates: Trong kinh Phật, đây gọi là uẩn và bao gồm năm uẩn nên gọi là ngũ uẩn.

1. Cơ thể (the body – rupa), bao gồm những cơ quan giác quan.

2. Cảm giác và cảm xúc (sensation and fellings – vedana), những phần ứng giữa các bộ phận giác quan cơ thể và những đối tượng chung quanh.

3. Lăng kính và ý tưởng (perception and ideas – samjna), nhất là những ý tưởng đến từ khả năng giác ngộ, nhận ra các vật thể và những ý tưởng khác.

4. Hành vi tư tưởng (mental acts – samskara), đặc biệt là sức mạnh của ý chí và sự tập trung cao độ.

5. Những ý thức căn bản (basic consciousness – vijnana).

Agression: Trạng thái gây hấn và trong tư thế chủ động tấn công. Đây là khái niệm được mượn từ sinh vật qua các hành vi của động vật. Trạng thái gây hấn nơi con người được hiểu như thái độ tranh thủ, tính ích kỷ, thói quen nghĩ đến bản thân mình trước quyền lợi của người khác, ý muốn mình hơn người khác.

Agression drive: Động lực ham muốn. Theo Adler thì đây là động lực khiến chúng ta tranh thủ để đạt được những điều mình muốn trong cuộc sống.

Agression instinct: Bản năng phấn đấu. Theo Adler thì đây là nền tảng cơ sở của động lực ham muốn.

Aggressive behavior: Những hành vi mang tính gây hấn, được biểu hiện rõ trong thế giới động vật và cả nơi người. Đây là những hành vi được quan sát cụ thể như to tiếng, hành vi sấn sổ, hung hăng, nặng lời, có những cử chỉ đe dọa…

Aggressive needs: Nhu cầu gây hấn, một nhu cầu phục vụ để giúp một sinh thể cứng rắn hơn trong môi trường sống để cạnh tranh.

Aggressive type: Tuýp người có nhiều hành vi biểu hiện gây hấn hơn mức trung bình. Họ thường dễ nổi nóng, thích gây gỗ, thường hay thách thức, có xu hướng xử lý hơn thua, sử dụng ngôn ngữ hiềm khích, và thiếu hẳn thiện chí đàm phán.

Aids: Những thuận lợi trong cuộc sống có thể đến từ bản thân hoặc từ những nguồn bên ngoài như người thân và điều kiện thuận lợi Đây là nguồn cung cấp quan trọng nhất là khi các cá nhân rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Alaya–viiana: Tàng thức. Theo kinh Phật thì tàng thức là nơi chúng ta cất chứa nhiều dạng dục năng tiềm ẩn và cả những khao khát không xuất hiện hàng ngày nhưng có những tác động chi phối lên các biểu hiện của chúng ta.

Albert Bandura (1925 – hiện tại): Ông là người tiên phong trong học thuyết hành vi học tập. Theo ông những hành vi chúng ta có được do quá trình học tập; chủ yếu là do chúng ta quan sát bắt chước từ các mô hình trong đời sống.

Albert Ellis (1913 – hiện tại): Ông là người sáng lập ra liệu pháp Hành vi chuẩn. Đây là một liệu pháp được coi là hợp lý nhất. Mục tiêu của liệu pháp này là cải tổ cảm xúc của thân chủ, xây dựng khung tư duy lành mạnh để đạt được các hành vi chuẩn.

Alchemy: Thuật giả kim. Đây là một ẩn dụ so sánh khi các nhà tâm lý cố gắng tìm hiểu mọi động cơ của tâm thức con người nhưng đây là một việc làm hoàn toàn bất khả thi. Đơn giản là tâm thức của con người chỉ có thể hiểu được những khía cạnh bề nổi nhưng vẫn là một thế giới kỳ bí mênh mông.

Adulthood: Thời kỳ trưởng thành. Đây là thời kỳ các cá nhân có những quyết định chín chắn cho bản thân mình. Thường thì đây là thời gian cá nhân nhập cuộc vào đời sống gia đình, chính thức theo đuổi những hoài bão của mình. Đây là thời gian họ bắt đầu có những bước đầu tiên trong tiến trình đi tìm ý nghĩa cuộc đời của mình.

Alert: Trạng thái tỉnh táo. Đây là thời gian một cá nhân trong giai đoạn cảnh giác. Họ chú ý đến các diễn biến chung quanh và chuẩn bị mọi khả năng điều kiện của bản thân để đối phó với những diễn biến chung quanh.

Alfred Adler (1870 – 1937): Một tâm lý gia người Áo, người được coi là sáng lập ra nhánh tâm lý cá nhân. Ông đặc biệt được biết qua những khái niệm như phấn đấu trở thành toàn diện, ý thức xã hội, động cơ xã hội, và khái niệm thứ tự sinh ra trong gia đình có ảnh hưởng lên nhân cách của chúng ta.

Alienation: Trạng thái cô lập với chung quanh và tập trung quá nhiều vào bản thân. Đây là trạng thái một cá nhân đóng cửa lòng, thu vào thế giới của mình, cắt đứt các quan hệ với thế giới bên ngoài.

Already–established social world: Bị ném vào thế giới. Đây là khái niệm còn được hiểu như là chúng ta được sinh ra vào một xã hội đã định hình, chúng ta chỉ có thể sống trong những xã hội ấy nhưng không có bất cứ một chọn lựa sửa đổi nào.

Altered states of consciousness: Trạng thái thay đổi của cõi ý thức. Đây là khái niệm trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn luôn luân chuyển các trạng thái ý thức của mình. Chúng ta chuyển từ vui sang buồn, từ phấn chấn sang thất vọng. Nhìn chung tâm trạng của chúng ta thay đổi vì khung ý thức có những phản ứng với các điều kiện đến từ cuộc sống và từ đời sống nội tâm của chúng ta.

Altruistic behavior: Những hành vi chân thành. Hoàn toàn không vụ lợi, thường là những hành vi quên mình vì người khác. Đây là nét đẹp của tinh thần đồng đội, biết nghĩ đến quyền lợi của người khác, có thiện chí xây dựng và tôn trọng những giá trị nhân văn.

Altruistic movation: Động cơ chân thành. Đây là động cơ muốn được phục vụ và trong sinh hoạt các cá nhân luôn đặt quyền lợi của mình đi cùng với quyền lợi của người khác. Đây là động cơ muốn sống chan hòa, thân ái, nhắm đến những quan hệ lành mạnh, đoàn kết.

Altruistic surrender: Những hành vi hy sinh vì người khác, chấp nhận mình chịu thiệt để bảo vệ cho đồng đội hay người thân của mình. Đây là khái niệm mượn từ sinh vật học khi nhiều động vật sống thành bầy có nhiều con hy sinh vì sự tồn tại của cả đàn.

Altruism: Người tin theo chủ nghĩa thành tâm và sống theo chuẩn mực đạo đức chân thành. Đây là khái niệm chỉ về những cá nhân có cá tính hiền lành, chất phác, không thích gây chuyện bất hòa. Họ tin rằng nếu cuộc sống họ tận tụy với công việc và chân thành trong ứng xử, mọi người sẽ cũng đối xử với họ như thế.

Alzheimer: Một căn bệnh giảm khả năng trí tuệ vì thoái hóa não.

Anima: Theo Carl Jung đây là hồn nữ hoặc nguyên mẫu nữ tính vốn điều khiển những tư duy và hành vi nữ tính. Theo ông thì trong hệ tâm thức của các cá nhân nam có chứa nguyên tính nữ, và trong hệ tâm thức của các phụ nữ có chứa nguyên mẫu nam tính. Vì thế ở những cung bậc cảm xúc nào đó ta nhận ra nét cứng rắn trong ứng xử của phụ nữ và cả những mềm yếu trong ứng xử của nam giới.

Amnesia: Mất trí nhớ. Đây là khái niệm chỉ về khả năng suy giảm trí nhớ. Có người quên hẳn những câu chuyện dĩ vãng trong quá khứ. Có người không thể nhớ về hiện tại và vì thế họ không thể hình thành những ký ức mới. Nguyên nhân thường do tai nạn hoặc những căn bệnh thần kinh có liên hệ đến thoái hóa não hay tổn thương não.

Amoral: Trạng thái thiếu sự có mặt tinh thần đạo đức. Các cá nhân không nghĩ đến quyền lợi của người khác và có xu hướng vi phạm những giá trị đạo đức. Đây là hiện tượng tê liệt về mặt đạo đức, không có những rung cảm và khả năng duy trì tinh thần tôn trọng quyền lợi chung.

Ancient Greek: Thần thoại Hy Lạp. Đây là khu chế có ảnh hưởng đến những nhà tâm lý nhân cách buổi đầu tiên. Nhất là đối với các nhà tâm lý nhân cách hiện sinh.

Anal–muscular: Giai đoạn có liên hệ đến các cơ vòng nơi hậu môn, một giai đoạn phát triển của các em nhỏ, khoảng 2–3 tuổi. Trong giai đoạn này các em chú ý nhiều đến thao tác vệ sinh mà điển hình là việc tập làm chủ các hành vi thao tác này. Theo nhiều nhà tâm lý cho biết phát triển thời gian đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến nhân cách sau này. Vì thế trong giai đoạn này chúng ta cần thông cảm và không nên tỏ ra quá khẩn trương đối với các em.

Anal stage: Theo Freud thì đây là giai đoạn các em nhỏ tập trung vào hậu môn qua cảm giác đại tiện và tập kiểm soát thao tác cột mốc này. Khi giai đoạn này các em không xử lý tốt, kinh nghiệm sẽ tồn tại nơi ký ức và khi lớn lên các em sẽ có những nhân cách đặc biệt liên hệ đến những kinh nghiệm tiêu cực này.

Anality: Tuýp người keo kiệt, được coi là trong giai đoạn phát triển hậu môn đã không có những tiến triển thuận lợi. Họ thường dè sẻn quá mức cần thiết, tiết kiệm quá đáng, và luôn là người cầu toàn, kỹ tính.

Analogy: So sánh ví von mà chúng ta vẫn vận dụng để diễn đạt những tư tưởng phức tạp. Đây là một đặc tính quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Điển hình là chỉ qua một câu ca dao hay một câu tục ngữ, chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều giải thích.

Androgenous people: Theo một số nhà tâm lý những người có cân bằng âm dương sẽ hiểu biết và tôn trọng những người khác nhiều hơn. Đây là những cá nhân luôn nhìn vào các sự kiện trong một lăng kính dung hòa. Họ thường không đối xử phận biệt giữa nam và nữ. Họ có khả năng cảm thông với cả hai phái và tỏ ra rất tế nhị trong những quan hệ có nội dung giới tính.

Anatman: Chất liệu vĩnh cửu. Theo kinh Phật đây có nghĩa là tất cả mọi vật, bao gồm cả chúng ta sẽ không bao giờ có linh hồn hay một chất liệu vĩnh cửu. Vì thế chúng ta luôn khao khát khẳng định mình qua việc níu kéo và tin rằng sở hữu vật chất sẽ khiến chúng ta tồn tại trong thế giới này.

Anger: Giận dữ. Đây là một cảm xúc phấn khích quá mức cần thiết. Khi giận dữ, chúng ta đã để cho các nguồn năng lượng khống chế ý thức của chúng ta. Thường thì ngay cả những người bình tĩnh vẫn có những lúc nổi giận. Đây là hiện tượng khi hệ thần kinh giao cảm và ý thức cùng tham gia vào trạng thái cảm xúc này nên nhiều phán quyết xử lý của chúng ta mất hẳn tính khách quan hợp lý so với những lúc chúng bình thường tỉnh táo.

Anticipatory anxiety: Lo lắng tự nguyện. Đây là trạng thái tinh thần khi mình tự giác nhập cuộc vào những lo lắng. Đây là khái niệm cho thấy chúng ta lo trước khi các dữ kiện xảy ra. Đây là một dạng thức lo xa, lo lắng một cách không cần thiết về những diễn biến trong môi trường sống vốn luôn luôn có những dao động.

Androgynous: Trạng thái lưỡng tính. Theo Carl Jung người già thường có biểu hiện trạng thái lưỡng tính. Khi quan sát kỹ, ta thấy cấu trúc cơ thể người già ở hai phái có nhiều nét giống nhau qua gương mặt, cơ thể, và nhiều đặc điểm khác.

Anecdotal: Mang tính giai thoại, ám chỉ những học thuyết thiên về tính kể chuyện. Đây là khái niệm cho thấy nhiều học thuyết tâm lý quá gần gũi với những nội dung mang tính kể chuyện và thiếu hẳn những tính năng khoa học có thể được hệ thống hóa và giải thích những hiện tượng liên hệ trong đời sống.

Animus: Nguyên mẫu nam tính. Theo Carl Jung, đây chính là nền tảng của những tư duy và hành vi nam tính. Ông cho rằng nguyên mẫu nam tính tiềm ẩn trong cả hai phái. Đấy là lý do tại sao nhiều phụ nữ có những biểu hiện rất can đảm, cứng rắn.

Anitya: Chìa khóa để hiểu được trạng thái đau khổ là hiểu về tất cả những gì xảy ra chung quanh, hiểu về bản thân. Đây là một khái niệm trong Kinh Phật. Hiểu biết về tất cả những gì xảy ra chung quanh là ý thức được mọi giá trị đều chỉ mang tính tương đối và chúng ta cần sống thanh thản với tất cả những ràng buộc của thế giới vật chất tạm bợ chóng qua.

Anna Freud (1895–1982): Con gái của Sigmund Freud, người đã có công khai triển các cơ chế tự vệ và góp phần thúc đẩy nghiên cứu tâm lý phục vụ trẻ em. Bà là người có công trong việc tạo ra một hệ thống thuật ngữ có chuyên môn để giúp các chuyên viên từ nhiều chuyên ngành khác nhau có thể trao đổi thông tin và đối thoại trong việc xác định và áp dụng trị liệu đối với các em nhỏ.

Atnatman: Khái niệm không có linh hồn. Trong Phật giáo, khái niệm này không có ý nói rằng bản thân (self) không tồn tại nhưng nói rằng đấy là một chủ thể không thể tách đôi hay phân chia thành những điểm nhỏ hơn khác nhau.

Anoynymous mode: Não thức khuyết danh. Đây là một não thức thụ động, không có ý khẳng định mình và thường là một cá nhân dễ tách rời với chung quanh. Họ bằng lòng với nhân vị bình thường của mình, thái độ của họ thường là không có chủ kiến, gió chiều nào xoay theo chiều ấy.

Anorexia: Bệnh sợ ăn vốn xảy ra nhiều nơi phụ nữ. Đây là một rối loạn về ăn uống khi một cá nhân tin rằng mình quá mập trông sẽ xấu nên họ nhịn ăn để duy trì tình trạng cơ thể lý tưởng. Đây là một tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng khi các cá nhân rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa quá lâu.

Antisocial: Chống lại xã hội. Đây là hiện tượng các cá nhân chống lại xã hội và thường có biểu hiện nổi loạn và không tôn trọng quyền lợi người khác và chà đạp lên các giá trị công bằng. Các hành vi của họ thường gây tổn thất đến của cải vật chất cũng như những đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người khác.

Anxiety: Trạng thái lo lắng. Đây là cảm giác bất an, bồn chồn khi khả năng xử lý của một cá nhân không thể vượt qua được những chướng ngại. Thường thì căng thẳng là nguyên nhân của lo lắng. Vì thế chúng ta cần cố gắng xử lý các nan đề căng thẳng, tránh dồn việc, né tránh các nan đề nhỏ để rồi sẽ rơi vào hội chứng giọt nước tràn ly.

Anxiety–driven: Dẫn đến lo lắng. Đây là thuật ngữ nói về những hiện tượng sự kiện tạo ra những căng thẳng đối với một cá nhân. Nhiều hiện tượng trong cuộc sống có nội dung và cường độ kích thích mạnh có thể dẫn đến hiện tượng lo lắng. Cách xử lý và tiếp cận nơi các cá nhân cũng khác nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể an tâm rằng với những kỹ năng xử lý do học tập được, chúng ta có thể chế ngự và điều tiết được những nan đề có nội dung kích thích gây nên tâm trạng lo lắng.

Appreciated: Đánh giá cao. Đây là quá trình chúng ta tôn trọng và nhìn nhận những cố gắng của người khác. Con người là những sinh thể có nhận thức và rất muốn mình được đánh giá cao và được biết ơn. Vì thế chúng ta cần tỏ ra tri ân và tôn trọng những đóng góp của người khác, đây là cách tốt nhất để xây dựng các quan hệ trong sáng, lành mạnh.

Approval: Được chấp nhận. Đây là một nhu cầu khi chúng ta muốn các hành vi của mình được những người chung quanh chấp nhận. Khi nhu cầu này không được bảo đảm, các cá nhân sẽ tránh né và có khuynh hướng co cụm vì họ không còn tin rằng mình có những khả năng đóng góp.

Agoraphobia: Sợ tiếp cận với đời sống công cộng. Những cá nhân này tránh né tiếp xúc với môi trường công cộng vì họ có những nỗi lo lắng bất an với một cường độ rất lớn. Thường thì không có bất cứ một giải thích cụ thể nào cho hiện tượng này.

Agreeableness: Xuề xòa dễ chịu. Đây là một cá tính dễ dãi và hòa đồng.

Argumentative: Khả năng tranh luận. Theo Carl Jung thì khả năng tranh luận chính là nền tảng để chúng ta khám phá và thám hiểm những phạm trù khác nhau. Không có khả năng này, chúng ta sẽ khó đạt được những giới cảnh phát triển khác. Đây còn là một kênh giúp chúng ta phát triển những kỹ năng lý luận tư duy.

Archeology: Ngành khảo cổ học, một ngành cung cấp những dữ kiện sinh hoạt trong quá khứ, giúp chúng ta so sánh, giải thích và hiểu được bối cảnh cuộc sống hiện tại.

Archetype: Nguyên mẫu. Theo Carl Jung thì đây là những nền tảng tâm thức được tồn tại trong hệ thống tư duy của mỗi chúng ta dưới dạng tiềm thức. Nguyên mẫu cung cấp những khung tư duy cơ bản và kinh nghiệm sống cho phép chúng ta có những khái niệm tư tưởng xây dựng trên những khung tư duy cơ bản này.

Archetype shadow: Nguyên mẫu bóng tối. Theo Carl Jung thì đây chính là nguồn gốc của những hành vi và tư duy tạo ra những biểu hiện tiêu cực. Ngoài ra nguyên mẫu này còn là nguồn gốc của những rối loạn tâm thần.

Artificial intelligence: Kỹ nghệ thông minh nhân tạo. Trong xu hướng mới, nhiều nhà khoa học cố gắng tạo ra những bộ óc điện toán có thể xử lý và phân tích như bộ não của con người. Tuy nhiên cho đến nay những cố gắng này vẫn còn là điều thử thách lớn lao với các nhà khoa học.

Arts: Nghệ thuật. Theo Carl Jung, chúng ta sử dụng chu kỳ sáng tạo trong nghệ thuật để thể hiện chính ý nghĩa cá nhân mình qua kênh diễn đạt trừu tượng và những hoạt động mang tính chất tiên phong.

The Artist: Người nghệ sỹ. Theo Otto Rank người nghệ sĩ có khả năng sáng tạo vì họ luôn có nhu cầu muốn để lại dấu ấn của cuộc đời mình. Các tác phẩm của họ chính là những dấu ấn rất riêng mà họ muốn để lại cho thế hệ sau.

Ascetic: Nhà khổ tu. Đây là những cá nhân từ bỏ các lạc thú trong cuộc sống vật chất. Họ là người trung thành với các nguyên tắc sống khắc khổ và đơn giản. Họ tìm thấy ý nghĩa thanh thản và cảm giác bình an trong đời sống khép vào những khuôn khổ kỷ luật.

Asceticism: Chủ nghĩa đời sống khổ hạnh.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx