sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 02

Aspects: Khái niệm bình diện hoặc những khía cạnh. Đây là những thiết diện của một hiện tượng sự kiện chúng ta tiếp cận trong cuộc sống. Thường thì các hiện tượng xảy ra từ điều kiện môi trường sống có những chiều kích bình diện khác nhau. Con người thường có những ứng xử phù hợp với các khía cạnh bình diện có ý nghĩa với họ nhiều nhất.

Assertive instinct: Bản năng chủ động. Các bản năng này được cài đặt trong hệ tâm thức của chúng ta, chúng giúp chúng ta phấn đấu và chủ động trong cách tiếp cận với môi trường sống của mình.

Assertiveness drive: Xung lực chủ động. Theo Adler thì xung động này được đánh thức từ bản năng muốn thể hiện tính chủ động của mỗi cá nhân.

Assertiveness training: Huấn luyện tính chủ động. Đây là một liệu pháp giúp các cá nhân không có đủ tinh thần chủ động để họ trở thành những cá nhân có khả năng độc lập, tự xử lý những nan đề cuộc sống thay vì né tránh chúng.

Assimilation: Khái niệm tiếp thu kiến thức. Đây là khái niệm khi chúng ta tiếp cận với những kiến thức mới mẻ lần đâu. Đây chính là khâu đầu tiên trong quá trình học hỏi. Đây là giai đoạn chúng ta cho phép thông tin dữ kiện đi vào hệ thống của chúng ta.

Atheistic mystic: Người vô thần rất khó giải thích. Đây là những cá nhân tuy không theo một tôn giáo nào nhưng có nhiều kiến thức phong phú về các tôn giáo khác nhau. Hoặc đây là những cá nhân tuy không theo một tín ngưỡng nào nhưng luôn có những nhận xét về lĩnh vực thần học một cách khá chuẩn.

Atman: Thượng Đế. Theo Carl Jung, chúng ta là những bộ phận được kéo dài ra từ một Thượng đế, và như thế chúng ta vẫn có những liên kết với một Thượng đế vô thức. Thượng đế ở đây được coi như một đại lượng siêu nhiên chỉ tồn tại trong cõi siêu nhiên. Và chúng ta có thể liên hệ với cõi siêu nhiên khi chúng ta vượt qua những ràng buộc và có khả năng định nghĩa về con người của mình.

Attachment: Ràng buộc lưu luyến. Theo kinh Phật thì nguồn gốc của bất an, lo lắng, chán nản, thất vọng, đau khổ chính vì chúng ta ràng buộc mình quá nhiều vào những giá trị vật chất hoặc những giá trị tinh thần phù phiếm.

Attempt to make life bearable: Những cố gắng nhằm giúp một cá nhân có thể chịu đựng những thử thách nghiệt ngã của cuộc đời. Đây là khái niệm mà Karen Horney đã sử dụng để giải thích những hành vi tâm thần của một số cá nhân chính là một van xả khi các cá nhân này thiếu khả năng tiếp cận và xử lý các nan đề trong cuộc sống.

Attention: Chú ý. Đây là khái niệm giải thích nếu chúng ta muốn học một điều gì đó, chúng ta sẽ tập trung tư tưởng. Chú ý chính là cơ năng giúp chúng ta tăng cường các mối tương quan giữa các đại lượng để tạo ra những hiện tượng trí nhớ. Càng tập trung, chúng ta càng nhớ một cách hiệu quả hơn.

Attitude: Thái độ. Đây là những phản ứng của tâm thức hoặc những tuyên ngôn mang tính chủ quan về những biến cố sự kiện trong đời sống. Thái độ là chủ kiến của chúng ta khi các chủ kiến này được thông báo với thế giới chung quanh.

Attitudinal values: Giá trị thái độ. Đây là những giá trị trong hệ tư duy của một con người. Những giá trị này là sản phẩm từ cách nghĩ của một cá nhân mà ta gọi là thái độ. Giá trị thái độ cung cấp những tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá các hiện tượng trong đời sống.

Attunement: Sự hòa nhập tâm hồn. Đây là trạng thái hòa nhập tự nhiên khi cá nhân không có những chênh lệch khác biệt giữa họ với một cá nhân khác, hoặc giữa cá nhân đó và môi trường anh ta đang sống.

Austerities: Dục vọng đam mê xã hội trần thế. Đây là một nền tảng cơ bản của rất đông trong chúng ta. Đây cũng chính là động cơ giúp chúng ta phấn đấu và theo đuổi nhiều kế hoạch mục đích. Không có những động cơ mang nội dung đam mê, chúng ta sẽ không có nhiều năng lượng để phấn đấu cố gắng. Dục vọng ở đây được hiểu theo những đam mê mang tính giá trị sở hữu được.

Authenticity: Sống thật với chính mình. Đây là một trạng thái khi hành vi và tư tưởng đạt được một mức độ nhất quán cao. Cá nhân vì thế không phải đóng kịch hoặc sống với một mặt nạ bên ngoài của mình.

Authoritarianism: Độc đoán. Đây là một chủ nghĩa não thức khi cá nhân có nhu cầu muốn mọi cá nhân chung quanh phải đồng ý với các suy nghĩ và hành vi của họ. Họ có yêu cầu chung quanh phải phục tùng họ.

Automatic reflex: Những phản xạ tự động. Đây là những phản ứng bột phát khi sự tham gia kiểm soát của ý thức chưa kịp can thiệp vào những hành vi tư duy. Hoặc trong những trường hợp ý thức cảnh giác đang ở trong giai đoạn thư giãn, không được sử dụng và các phán ứng này xảy ra quá nhanh.

Automaton conformity: Tuân theo một cách máy móc. Đây là khái niệm những người có não trạng độc đoán. Họ né tránh hoặc không tận dụng những giá trị tự do của mình bằng cách trốn tránh vào hệ thống văn hóa đại trà.

Autonomic nervous system: Hệ thần kinh tự động. Đây là hệ thần kinh kiểm soát các chức năng sinh hoạt không cần đến ý thức của chúng ta như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết và hệ tiêu hóa…

Autonomy: Khả năng tự chủ. Đây là trạng thái ý thức của bản thân không chịu chi phối nhiều từ các nguồn tác động khác từ bên ngoài.

Available memory: Trí nhớ sẵn sàng hoạt động. Đây là khu vực tàng trữ trí nhớ và có thể được truy cập một cách nhanh chóng. Đây là dạng trí nhớ khác với trí nhớ lâu dài được cất giữ trong những khu vực lưu trữ nằm ở tầng sâu hơn.

Average person: Công dân mẫu mực trung bình. Đây là những con người có ước mơ bình thường. Họ không có nhiều kỳ vọng và hoài bão. Tuy nhiên họ thường không thất vọng chán nản. Họ là những con người bằng lòng với điều kiện hiện tại của chính mình.

Aversive stimuli: Các kích thích khó chịu. Đây là những kích thích trái ngược hẳn với kích thích củng cố. Gây ra đau đớn hoặc tạo ra cảm giác khó chịu chính là ví dụ của các kích thích này. Các kích thích này thường khiến cho các hành vi giảm dần đi. Ví dụ như bị phạt các em bé sẽ tránh nghịch phá.

Avoidance: Có nghĩa là lảng tránh. Đây là não thức yếm thế thụ động khi các cá nhân sớm đầu hàng và thiếu hẳn ý chí phấn đấu và não thức chủ động.

Avoiding type: Tuýp người né tránh. Đây là những cá nhân tìm mọi cách né tránh các nan đề trong cuộc sống mặc dù họ có khả năng để xử lý các nan đề này. Thường thì họ là những cá nhân không có nhiều tự tin và ít thích những thay đổi các nếp sinh hoạt hàng ngày.

Chữ B

Backfired: Tác dụng phản ngược lại. Đây là khái niệm cho rằng những hình phạt sẽ có tác hại phản lại khi điều kiện mới thay đổi cho phép các hành vi, nhất là khi không còn ai giám sát và các hình phạt không còn được áp dụng. Sau đó các cá nhân sẽ quay trở lại nếp sống cũ với những biểu hiện càng xấu hơn.

Background: Lý lịch cá nhân. Nhân cách của một cá nhân một phần lớn đến từ lý lịch của họ. Bản lý lịch này phản ánh đáng kể điều kiện giai cấp xã hội, tình trạng thiểu số, trình độ giáo dục, tôn giáo và những phạm trù kinh nghiệm xã hội khác.

Bad faith: Thiếu niềm tin tích cực. Hiện tượng này xảy ra có thể do một cá nhân gặp quá nhiều trở ngại và có quá nhiều kinh nghiệm tiêu cực trong cuộc sống. Từ đó họ không còn nhiều niềm tin tích cực vào cuộc sống nữa.

Balance: Cân bằng, ôn hòa, không quá khích nhưng cũng không thụ động. Đây là trạng thái lý tưởng cần được duy trì. Cân bằng chính là môi trường thuận lợi để đạt được một đời sống ổn định phát triển.

Balance of inhibition and excitation: Trạng thái cân bằng đạt được giữa khả năng kìm hãm và quá trình xúc động kích thích.

Bare attention: Tiếp cận bạch thoại. Đây là những hiện tượng tiếp xúc trực tiếp không qua những kênh gián tiếp nào. Đây là cách chúng ta trực tiếp đánh giá các sự kiện ở cấp độ bản năng.

Basic anxiety: Hoàn toàn bất lực và bị khuất phục bởi lo lắng đến từ những phạm trù căn bản nhất của đời sống. Đây là những lo lắng có nguyên nhân từ nhu cầu căn bản của đời sống.

Basic devil: Sự độc ác căn bản. Đây là những trạng thái não thức hằn học ở dạng cơ bản nhất. Nhìn chung đây là những hằn học mang tính bản năng.

Basic hostility: Phản ứng thù địch căn bản, bao gồm những hành vi bột phát do ức chế và trạng thái bức xúc, tức nước vỡ bờ. Nhất là khi cá nhân có những xung động gây hấn được đánh thức từ những bản năng được truyền lại từ tổ tiên trong quá trình sinh tồn, rất gần với những động vật.

"B. F." Skinner (1904 – 1990): Nhà tâm lý đã khai sáng ra trường phái hành vi.

Becoming: Trở thành một thực thể khác. Đây là khái niệm rất gần với trưởng thành và giác ngộ ý thức.

Behavior: Hành vi. Đây là những biểu hiện có thể quan sát được. Hành là kết quả của tư duy, có tính năng nội dung thông điệp và có mục đích rất đặc trưng.

Behavior modification: Quá trình điều chỉnh lại hành vi được áp dụng trong liệu pháp của Skinner một cách rất phổ thông. Điều chỉnh lại hành vi là thay đổi những hành vi cũ thiếu hiệu quả bằng những hành vi mới lành mạnh và hiệu quả hơn.

Behavioral charts: Biểu đồ ghi chép lại các hành vi. Đây là quá trình tự bản thân các cá nhân quan sát các hành vi của mình. Đây là một yêu cầu căn bản khi một cá nhân phải chú ý thật kỹ đến các hành vi của mình, kể cả trước và sau khi áp dụng liệu pháp hành vi.

Behaviorism: Chủ nghĩa hành vi. Đây là trường phái tin rằng hành vi là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất nơi con người. Theo họ hành vi của con người chính là cách chúng ta liên hệ và đối thoại với thế giới chung quanh.

Behaviorist: Các nhà học thuyết theo chủ nghĩa hành vi. Họ đặc biệt quan tâm đến hành vi của con người. Họ thường cố gắng giải thích cấu trúc của một hành vi, nguyên nhân dẫn đến các hành vi và những hướng điều chỉnh hành vi hiệu quả nhất.

Being: Hiện diện ở trạng thái thực. Vì chúng ta luôn ý thức mình là một thực thể độc lập nên chúng ta luôn cảm thấy mình tách biệt với thế giới tự nhiên. Tuy có những liên đới với các cá nhân khác ở nhiều mức độ khác nhau, chúng ta vẫn là một sinh thể hiện diện độc lập Being mode: Đây là trạng thái tồn tại, có não thức chú trọng đến sự hiện diện của mình. Trạng thái này có lối vận hành trên nền tảng giá trị tinh thần, có mô thức hiện diện. Đây là não thức tập trung vào nội dung chủ yếu: "Tôi là ai và hành động của tôi", đó mới là định nghĩa thực sự của một cá nhân trong môi trường tôi đang sống.

Being–there: Hãy ở đó. Đây là quan điểm của phái tâm lý hiện sinh. Họ khuyến cáo rằng chúng ta là những sinh thể rất cần đến một não thức luôn chú ý đến sự hiện diện của mình (vốn rất thực) trong bối cảnh môi trường sống.

Being–toward–death: Hướng về cái chết. Triết gia Heidegger cho rằng chúng ta là những sinh thể hướng về sự chết. Theo ông sự chết là điều không tránh khỏi nên chúng ta thường giành một phần lớn năng lượng quan tâm về cái chết. Nhất là chúng ta luôn băn khoăn điều gì sẽ xảy ra bên kia thế giới đằng sau cái chết của mình.

Being viewed: Khái niệm luôn có người khác theo dõi mọi hoạt động và cử chỉ của chúng ta. Đây là một não thức hoài nghi, cảnh giác quá mức cần thiết khi chúng ta tin rằng mình luôn bị người khác theo dõi giám sát. Xin xem viewr.

Beliefs: Niềm tin và tư duy. Đây là triết lý sống của mỗi chúng ta. Niềm tin và tư duy là một hệ thống những giá trị tư tưởng bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều khái niệm tư tưởng, quán xuyến toàn bộ hệ tâm thức của chúng ta.

Believing the opposite: Tin vào điều ngược lại. Đây là một não thức suy diễn quá xa nên đã đi dần vào não thức tin tưởng vào những lĩnh vực đối ngược với hệ tâm thức của chúng ta trước đó.

Bent: Chúng ta thường gò ép mình để không quá khác biệt với môi trường chung quanh. Do ảnh hưởng còn sót lại của tổ tiên trong hành trình tiến hóa, chúng ta vẫn không muốn mình là kẻ ngoài cuộc vốn có thể là mục tiêu của những chống đối của các cá nhân khác.

Bijas: Hạt giống. Theo kinh Phật thì mỗi chúng ta luôn có những hạt giống thiện và hạt giống ác tàng trữ bên trong. Vì thế môi trường sẽ là cơ hội để những hạt giống này nảy mầm.

Biochemistry: Sinh hóa học. Đây là một ngành học hiện nay đang được các nhà tâm lý học hiện đại đặc biệt quan tâm theo dõi chú ý. Họ tin rằng nền tảng cơ bản của những phản ứng tâm thức có nguồn gốc sinh hóa học.

Biological drives: Xung lực sinh học. Đây là những dạng xung lực mang tính sinh lý nhiều hơn là tâm lý.

Biological motivation: Động cơ sinh học, đây là những động cơ có nguồn gốc sinh lý. Năng lượng từ động cơ sinh học điều khiển những ham muốn thiên về bản năng trong khi đó năng lượng tinh thần điều khiển những đam mê có giá trị tinh thần.

Biological programmed: Trạng thái được điều kiện hóa trên bình diện sinh học. Chúng ta có nhiều hành vi hoàn toàn được lập trình một cách tự nhiên với cơ sở nền tảng thuộc phạm trù sinh lý. Đây là những giải thích về những ham muốn thuộc phạm trù nhục thể, mặc dù chúng mâu thuẫn với ý thức của chúng ta.

Biochemical structural foundation: Hệ thống sinh hóa học, đây là một hệ thống có mối liên hệ giữa sinh học và hóa học, tạo ra những nền tảng phản ứng cơ bản để một sinh thể sinh tồn và tiếp tục vận hành. Đặc biệt đối với não, hệ thống sinh học này có vai trò rất đặc trưng.

Biologist: Các nhà sinh vật học.

Biology: Khoa sinh vật học.

Biophilous: Ham sống. Theo Erich Fromm thì đây là hiện tượng mà ông đặt tên là "tất cả vì sự sống". Chúng ta yêu cuộc sống và mục đích phấn đấu của chúng ta đều vì sự sống. Đây là khái niệm nói về những cá nhân yêu mến sự sống, quý trọng sự sống và họ tìm thấy nơi sự sống những giá trị cao đẹp. Họ đặc biệt quan tâm chú trọng đến vẻ đẹp của thiên nhiên chung quanh.

Bird order: Thứ tự sinh ra trong gia đình. Theo Adler thì thứ bậc sinh ra trong gia đình có một ảnh hưởng rất lớn lên nhân cách và cá tính của mỗi chúng ta.

Bird of the heros: Sự ra đời của các anh hùng. Otto Rank đã sử dụng truyền thuyết sự ra đời của các vị anh hùng và các vị thánh nhân để so sánh với những phản ứng của chúng ta với quá trình phát triển nhận thức của mình. Nhất là chúng ta thường quan sát và so sánh với cha mẹ của mình. Chúng ta nhận ra cha mẹ của mình là những người không hoàn hảo và chúng ta cảm thấy mình bị đánh lừa khi còn bé, vì lúc ấy cha mẹ chúng ta là những cá nhân hoàn hảo.

Bisexual in nature: Sinh thể lưỡng tính. Theo Freud, Adler và Carl Jung thì con người là những sinh thể lưỡng tính. Nghĩa là chúng ta có cả những đặc tính của cả hai phái nam và nữ. Tuy nhiên rất ít người trong chúng ta nhận ra điều này.

Block: Cơ năng ngăn chặn. Đây là một cơ năng khi cá nhân sử dụng các biện pháp nhằm gạt bỏ những điều họ không muốn xảy ra. Trong bối cảnh tâm lý nhận thức, cơ năng ngăn chặn là hiện tượng chúng ta đóng thật nhanh cửa mở vào hệ tâm thức khi một số dữ kiện có nội dung đe dọa giới thiệu vào hệ tâm thức của chúng ta.

Bloody: Dã man. Đây là những hành vi được nhìn thấy nơi các động vật. Tuy nhiên con người một số vẫn có những hành vi này. Dã man chính là các hành vi phi nhân tính khi cá nhân thật sự đánh mất những giá trị làm người cơ bản nhất.

Blowing out: Bằng cách thổi tắt. Đây là một khái niệm trong kinh Phật khi chúng ta tự trở về với trạng thái bình thản nhẹ nhõm khi tất cả những ràng buộc đã được giải phóng cắt đứt. Đây là một khái niệm giải thích về cảnh giới Niết Bàn.

Body: Thân xác cơ thể. Theo các nhà tâm lý thì thân thể được coi là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì thế khi cơ thể thay đổi sẽ kéo theo những thay đổi của hệ tâm thức. Vì thế tuy không trực tiếp nhưng cơ thể có ảnh hướng gián tiếp đáng kể lên các hành vi của chúng ta.

Bodying forth: Giãi bày chính mình. Theo Boss thì nhiều cá nhân đã có những nỗ lực giãi bày chính mình để đạt được trạng thái hòa hợp ở một mức độ cộng tác cao với các cá nhân khác. Đây là thiện chí xây dựng quan hệ khi cá nhân là người chủ động trong quá trình xây dựng này.

Body fluid: Dịch cơ thể. Theo phong tục truyền thống của người Hy lạp cổ thì dịch cơ thể cho chúng ta những nhận định về các nhân cách của một cá nhân. Nếu hiểu theo các khái niệm sinh học thì các điều kiện sức khỏe của cơ thể có ảnh hưởng lên não thức và các phản ứng của chúng ta xem ra có vẻ thuyết phục và hợp lý.

Boredom: Sự nhàm chán. Đây là trạng thái không có nhiều kích thích và cơ thể đã bão hòa các nhu cầu. Đây là một giai đoạn khi cá nhân không còn những đam mê hứng thú nên cuộc đời của họ trở nên nhàm tẻ, nhạt nhẽo.

Bramstorming alternative constructions: Khả năng sáng tạo phải có được trạng thái xuất thần biến hóa giữa các hệ cấu trúc. Đây là một khái niệm cho thấy sáng tạo chỉ xảy ra khi não thức của một cá nhân trong tình trạng hoàn toàn tự do và uyển chuyển, tuyệt nhiên không có bất cứ một ràng buộc nào.

Brahma Vihara: Phật tánh. Đây là một cảnh giới khi cơ thể đã vượt qua được những nhu cầu đòi hỏi bình thường. Cá nhân đạt được trạng thái đầu óc minh mẫn nhẹ nhàng, bình an và chỉ nghĩ đến quyền lợi của những người khác trước quyền lợi của mình.

Brotherhood: Tình đồng chí, đây là trạng thái gắn bó với nhân loại vượt qua những rào cản định kiến để nhận ra các giá trị tích cực nơi người khác.

Brutal: Tàn nhẫn. Đây là trạng thái khi cảm xúc đã trượt vào trạng thái trơ. Cảm xúc tê liệt và những hành xử rất gần với thái cực bản năng thú vật. Những cố gắng điều tiết của lương tâm và ý thức trong trường hợp này đã chẳng đem lại bất cứ hiệu quả nào.

Buddhism: Phật giáo. Đây là một tôn giáo có ảnh hưởng đến nhiều nhà tâm lý nhân cách hiện sinh, trong đó có cả Carl Jung.

Built–in differences: Sự khác biệt bẩm sinh. Nhiều nhà tâm lý tin rằng trẻ em có những sự khác biệt bẩm sinh trong nhân cách của các em, ngay từ lúc các em mới sinh ra; nhất là khi chưa có bất cứ một chút ảnh hưởng nào của giáo dục.

Built-in motivation: Động cơ cài đặt bẩm sinh. Đây là khái niệm cho rằng một số động cơ của chúng ta đã được cài đặt như một hình thức bản năng. Những tiến triển sau này là do phát triển và kinh nghiệm đã bổ túc và đánh thức những động cơ này.

Busy–ness type: Tuýp người bận rộn. Đây là tuýp người được coi là không có một não thức cân bằng và họ luôn trong tình trạng bận rộn để quên đi những thách đố và các điều kiện khác trong cuộc sống. Bận rộn có thể là phấn đấu nhưng cũng có thể là cách né tránh những mảng khác của đời sống. Khái niệm bận rộn ở đây là vùi mình vào một phạm trù êm ái chứ không phải bận rộn với mọi mặt của đời sống.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx