sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 03

Chữ C

Calming down: Vị trí nghỉ. Đây là lúc tâm trạng trong trạng thái tĩnh.

Cannot be pushed: Không thể miễn cưỡng. Theo Frankl thì liệu pháp phải do tự nguyện và không ai có thể ép ai vào liệu pháp được. Đây là khái niệm cho rằng liệu pháp chỉ thật sự có hiệu quả khi thân chủ có những nỗ lực cộng tác. Nhà liệu pháp chẳng thể làm gì được nếu như thân chủ từ chối tiến trình chữa lành.

Care: Quan tâm. Đây có thể được hiểu là quan tâm đến người khác và quan tâm chính bản thân mình.

Carl Jung (1875 – 1961): Tâm lý gia người được biết đến qua các nguyên mẫu do ông đã giới thiệu. Ông là người có rất nhiều ảnh hưởng đến tâm lý nhân cách, nhất là việc ông đã đưa những phạm trù thần học và thần thoại vào ngành tâm lý nhân cách.

Carnivorous species: Hành vi đi săn của loài ăn thịt. Đây là một dạng hành vi do nhu cầu sinh tồn nhưng thể hiện tính dã man. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ thì đây là một nhu cầu sinh tồn. Khi đạt đến giới cảnh giác ngộ, chúng ta sẽ không còn thấy các hành vi này là dã man nữa.

Castration: Thiến. Một hình thức ẩn dụ cho thấy tâm thức có thể thay đổi khi những nhu cầu quan trọng bị ức chế.

Castration anxiety: Não trạng lo lắng mình sẽ bị thiến. Theo Freud thì đây là một dạng lo lắng của các em trai trong giai đoạn phát triển thời gian nhi đồng. Lúc này các em lo lắng là cha ruột của mình sẽ thiến các em. Tất nhiên nhận định này càng ngày càng được ít người ủng hộ. Nhiều người đi xa hơn cho rằng khái niệm này đã làm suy giảm đi học thuyết phát triển tâm tính dục của Freud.

Catharsis: Thả lỏng. Đây là một điểm son trong liệu pháp của Freud. Trong liệu pháp này cá nhân được khuyến khích hãy thư giãn thả lỏng ở mức thanh thản cao nhất, từ đó họ có thể cung cấp tất cả những gì họ suy nghĩ. Vai trò của nhà liệu pháp có những cố gắng để nắm bắt những uẩn khúc nan đề của thân chủ được trỗi lên từ cõi vô thức.

Cause: Nguyên nhân. Đây là khái niệm chỉ về nguồn gốc của những hiện tượng. Thường thì các nguyên nhân không xuất phát từ một điểm mà là những trạm chuyển tiếp. Vì thế chúng ta cần tránh những não thức tin rằng nguyên nhân đến từ một phía. Trong liệu pháp, các thân chủ được khuyến cáo rằng nguyên nhân của các nan đề không chỉ đến từ môi trường mà còn do chính sự đóng góp của thân chủ.

Cause and effect mechanisms: Hệ cơ năng nhân quả. Carl Jung đã vận dụng đạo Phật để nêu ra rằng những ứng xử của chúng ta một phần lớn dựa vào hệ cơ năng nhân quả. Chúng ta mong mình làm việc thiện để tích đức, cố gắng để đạt thành tích, và né tránh những xu hướng tiêu cực để xây dựng cuộc sống có ý nghĩa hơn.

Celebrity: Muốn được chú ý. Theo Dennette, tổ hợp những tế bào thần kinh trong bộ não có xu hướng đối chọi với nhau, tranh nhau muốn được trở thành vị trí ngôi sao. Đây là một khái niệm quan trọng trong giả thuyết mà ông cho rằng chỉ có một số tổ hợp tế bào thần kinh tham gia vào việc tạo ra những nhận thức khi chúng đạt được vị trí ngôi sao.

Cell–assemblies: Các tổ hợp tế bào thản kinh. Đây là những tế bào thần kinh liên hệ với nhau tạo thành nhóm trong việc xây dựng những ký ức và trí nhớ.

Central nervous system: Hệ thần kinh trung ương. Đây là hệ thần kinh xử lý hầu hết tất cả những quyết định đòi hỏi có nhận thức, trí nhớ, ngôn ngữ, và các chức năng xử lý cấp cao khác.

Center point: Đưa con người ta về một tâm điểm. Đây là khái niệm cho rằng tuy nhìn vào các nan đề một cách khác nhau, con người thường tập trung vào những điểm có giá trị nội dung tập trung và chúng ta muốn tìm ra một điểm chốt cho những hệ tư duy của mình.

Central characteristic: Cá tính trung tâm. Theo Erich Fromm, ông tin rằng tự do là giá trị đặc tính trung tâm của bản tính con người. Trong chúng ta ai cũng muốn mình là người tự do, hoàn toàn được giải phóng và đây là cá tính trung tâm nhất của mọi người trong chúng ta.

Centrism: Khả năng suy nghĩ tập trung. Đây là khả năng phân tích và tổng hợp để rút ra một kết luận chung cuộc. Khả năng có thể tập hợp các điểm cốt lõi để giải thích về một hiện tượng nhất định.

Certain: Cụ thể chắc chắn. Đây là một trạng thái tâm thức chúng ta thường mong muốn mình đạt được. Trong chúng ta chẳng có ai muốn mình rơi vào tình trạng bấp bênh, không ổn định, và dễ dao động.

Chance: Những điều bất ngờ ngoài dự tính. Đây là những sự cố bất ngờ, đôi khi có thể là một dịp may nhưng cũng có thể là những thử thách. Vì chúng ta thường không có những chuẩn bị cần thiết nên rất ít người trong chúng ta thích những điều mạo hiểm. Chúng ta có nhu cầu được ổn định và thường tránh né những sự kiện bất ngờ ập đến.

Channelized: Phân kênh trên bình diện tâm lý qua nhiều ngả khác nhau. Đây là quá trình chúng ta tiếp cận, xử lý các nan đề và có những kênh riêng để lưu trữ, tổ chức, và duy trì các kinh nghiệm dữ kiện mới và cũ trong hệ tâm thức của chúng ta.

Chaotic: Rất khó xác định, hỗn loạn. Đây là trạng thái hỗn mang, không ổn định, một trạng thái thiếu cân bằng rất có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý cấp tính.

Chaos: Tình trạng hỗn độn. Trạng thái bối rối, lẩn quẩn. Trong trạng thái này cá nhân có cảm giác không có lối ra và cá nhân dễ rơi vào trạng thái trơ, khả năng xử lý sẽ giảm.

Characters: Cá tính và những nét đặc trưng của một con người.

Cheater: Người lừa dối. Đây là một biểu hiện thể hiện khá cụ thể nơi thế giới động vật. Nơi con người, khái niệm này có thể hiểu được là trạng thái lừa dối chính mình và lừa dối những người khác.

Childhood: Tuổi thơ. Đây là một giai đoạn quan trọng trong tiến trình phát triển của con người. Lúc này chúng ta bắt đầu tiếp cận với thế giới bên ngoài, lưu trữ các kinh nghiệm nền tảng để sau này chúng ta sử dụng những kinh nghiệm này trong quá trình giao tiếp xử lý các nan đề trong thế giới người lớn.

Children: Trẻ em. Sự xuất hiện của trẻ em là một bộ phận quan trọng trong các đẳng thức sinh hoạt của gia đình. Ngoài ra đây là một khái niệm chỉ về những cá nhân đang trong giai đoạn chưa phát triển toàn diện vì não thức của họ vẫn còn nhiều đặc tính ấu trĩ.

Choices are avalaible: Các lựa chọn hợp lý. Theo Rogers, chúng ta chỉ thật sự có tự do khi các lựa chọn được phép xảy ra. Điều này được trình bày cho thấy nhiều lựa chọn của chúng ta cần có phải có những điều kiện. Nhất là không phải bất cứ lựa chọn nào của chúng ta cũng khả thi như chúng ta mong muốn.

Choleric: Nóng và khô. Theo người Hy Lạp cổ, đây là tuýp người thường dễ giận dữ và nổi nóng thường xuyên.

Classic information: Dữ kiện truyền thống. Đây là những thông tin truyền thống vốn không thể áp dụng vào những điều kiện hiện đại vì chúng được sinh ra trong những bối cảnh cũ.

Clinging: Còn vướng vào tục lụy. Theo Kinh Phật thì nguồn gốc của đau khổ chính là do chúng ta chưa dứt khoát giải phóng mình khỏi những ràng buộc của những vòng trói sân si tục lụy.

Classification: Học tập bằng cách phân loại theo nhóm. Theo Piaget, chúng ta học bằng cách phân loại các thông tin dữ kiện mới bằng cách phân loại chúng, sau đó tạo mối liên hệ với những kinh nghiệm chúng ta đã có trước đó. Cần biết là các kinh nghiệm trước đó được phân loại và tồn tại ở những cấu trúc tư duy có hệ thống.

Closed ward: Khu vực cấm trong bệnh viện. Thường thì đây là nơi giành cho các bệnh nhân có những triệu chứng khó kiềm chế, nhất là những lúc các triệu chứng này phát triển một cách khó tiên liệu trước, có thể gây nguy hiểm đến những người khác.

Closedness: Co cụm. Đây là trạng thái tự giam mình vào thế giới riêng, không muốn mở rộng mình ra với môi trường chung quanh. Đây là một não thức tìm thấy sự an toàn trong lãnh địa của riêng mình.

Circle: Một đường. Đây là một mô hình mà Carl Jung thường sử dụng khi nghĩ về mô hình hệ tâm thức của con người. Điều này cho thấy dù diễn đạt ở nhiều cung bậc khác nhau nhưng chúng ta luôn có một tâm điểm riêng để giữa cho các giá trị khái niệm tư tưởng được ổn định cân bằng.

Ciient–centered: Tập trung vào thân chủ. Đây là một khái niệm quan trọng được tìm thấy trong nhiều liệu pháp khác nhau. Trong đó không chỉ có những nan đề của thân chủ được coi là trung tâm của trị liệu mà chính cá nhân thân chủ cũng được quan tâm lưu ý.

Clues: Những tác nhân có ảnh hưởng lôi kéo trong môi trường sống. Với liệu pháp hành vi, các thân chủ được yêu cầu viết nhật ký ghi lại những cảm xúc của mình, trong đó bao gồm cả những tác nhân có ảnh hưởng lôi kéo. Từ đó các biện pháp sẽ được đưa ra nhằm gạt bỏ hoặc tránh xa những ảnh hưởng lôi kéo này.

Code of conduct: Những qui định ứng xử. Thường thì đây là khái niệm khuyến cáo các nhà trị liệu phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc nghề nghiệp trong liệu pháp và các ngành phục vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Cognitive: Nhận thức hay còn gọi là tư duy. Đây là một bộ phận tối quan trọng vì vai trò của nhận thức giúp chúng ta sử dụng kinh nghiệm khi tiếp cận với dữ kiện mới và cấu thành những khả năng phân tích đánh giá. Ngoài ra nhận thức cho phép chúng ta học hỏi và rút kinh nghiệm.

Cognitive psychologis: Các nhà tâm lý thuộc phái nhận thức.

Cognitive psychology: Ngành tâm lý nhận thức, trực tiếp nghiên cứu các đối tượng như phát triển tư duy, trí thông minh và những phạm trù xử lý thông tin dữ kiện.

Cognitive revolution: Kể từ những thập kỷ 60, thuyết hành vi đã tạo điều kiện cho trường phái tâm lý nhận thức mở ra các cơ hội một cuộc cách mạng cho ngành tâm lý nhận thức.

Cognitive scientists: Các nhà khoa học đặc biệt chuyên trách về lĩnh vực nhận thức tư duy nơi con người.

Cognitivist: Các nhà nhận thức học, bao gồm các chuyên ngành như tâm lý, giáo dục, xã hội học, chính trị, kinh tế…

Cohabitants: Người sống chung. Trong những gia đình ở các xã hội phát triển, các thành viên trong gia đình đang trở thành quan hệ của những người sống chung. Điều này cho thấy quan hệ cha mẹ và con cái đang ngày càng thay đổi. Và điều này bắt đầu có những thay đổi so với các hệ tư duy nhận thức truyền thống.

Comcidences: Sự tình cờ ngẫu nhiên. Đây là một khái niệm cho thấy xác suất tình cờ xảy ra của nhiều hiện tượng. Trong bối cảnh môn tâm lý học, bản thân khái niệm ngẫu nhiên luôn là một đối tượng được chú ý đến. Nhất là trong những hiện tượng bán tâm lý và nhánh tâm lý học hiện sinh nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên.

Collective obsessive neurosis: Trạng thái thần kinh ám ảnh chung. Theo Frankl thì chúng ta có những bậc cảm xúc nằm rất sâu và nếu như chúng ta rơi vào bậc cảm xúc này, chúng ta sẽ dễ có những triệu chứng thần kinh do chúng ta lạc trong hệ tâm thức của chúng ta.

Collective consciousness: Cõi ý thức tập thể. Theo Carl Jung, vì có quá nhiều điểm tương đồng của chúng ta; và vì chúng ta những cá nhân thuộc một chủng loại. Nên tuy khác nhau về những hành vi bề mặt chúng ta thật sự có những liên hệ với một cõi ý thức chung, ít nhất là chúng ta luôn đối diện với những nan đề chung hàng ngày vốn luôn có tác động chung lên rất nhiều người trong chúng ta.

Collective unconscious: Cõi vô thức tập thể. Đây là nền tảng giải thích tại sao chúng ta có quá nhiều điểm chung, dù chẳng bao giờ gặp gỡ nhưng chúng ta vẫn có những điểm tương đồng trùng lặp một cách thật bất ngờ với các cá nhân khác.

Coma: Tình trạng bất tỉnh hoàn toàn, lúc này các tín hiệu của não biến mất và khả năng nhận thức của một cá nhân cũng bị triệt tiêu.

Compostite: Tổng hợp. Đây là khái niệm cho thấy ý thức mà là tổng hợp của nhiều bộ phận có liên hệ đến nhiều mảng khác nhau, có ảnh hưởng giao thoa lên quá trình kiến tạo nên nhân cách của mỗi một cá nhân chúng ta.

Computed tomography CT: Kỹ thuật rọi hình từng phần bằng vi tính, đây là kỹ thuật cho thấy bản đồ các vùng hoạt động của não. Đây là một kỹ thuật giúp các nhà nghiên cứu hiểu được quá trình vận hành của não dưới tác động của những kích thích bên ngoài.

Conditioning: Điều kiện hóa. Đây là một khái niệm quan trọng trong ngành tâm lý được khởi xướng bởi công trình nghiên cứu của nhà bác học Nga Ivan Pavlov. Trong đó khi các kích thích được lập đi lập lại kèm theo "điều kiện có thưởng" sẽ tạo ra một hành vi mới đã được điều kiện hóa.

Conditions of worth: Những điều kiện có tính năng giá trị mà chúng ta đã nhập tâm. Thường thì chúng ta tin rằng những giá trị tích cực luôn đi kèm theo những tiêu chuẩn điều kiện. Chính những tiêu chuẩn điều kiện này đã tạo ra những khái niệm giá trị. Và vì thế chúng ta hành xử dựa vào những điều kiện có giá trị được xã hội công nhận.

Connection: Sự liên đới. Đây là một khái niệm quan trọng trong tâm lý học. Một khi sự liên hệ giữa một cá nhân với môi trường (hay với các cá nhân khác) bị ảnh hưởng, tình trạng sức khỏe tâm thần của chúng ta sẽ bị đe đoạ và trạng thái cân bằng có thể bị phá vỡ.

Corollaries: Khái niệm nhận định cơ bản và là quy luật hiển nhiên. Đây là một trong những khái niệm khung tư duy cơ bản nhất. Gọi là quy luật hiển nhiên vì theo nhà tâm lý George Kelly thì chính những qui luật hiển nhiên này đã giúp chúng ta giải thích cấu trúc tư duy của con người trong quá trình hình thành nhận thức và quá trình học tập. Ý nghĩa hiển nhiên vì các qui luật này được tất cả chúng ta sử dụng để tạo ra những hệ cấu trúc tư duy có những tính năng đặc trưng tùy theo vai trò của các cấu trúc dữ kiện này.

Comfortable: Dễ chịu thoải mái hơn. Đây là trạng thái thư giãn, bình an, không lo lắng. Tuy nhiên chúng ta thường rất ít khi ở trong trạng thái này một cách tuyệt đối đúng nghĩa của nó.

Commandments: Những đòi hỏi trong cuộc sống. Đây là một dạng những lệnh truyền trong cuộc sống hoặc những nhu cầu đòi buộc chúng ta phải đáp ứng; bất kể là chúng ta có muốn chúng hay không?

Common body of knowledge: Nguồn kiến thức chung. Đây là một ưu tư rất thực đối với nghành tâm lý nhân cách. Vì có quá nhiều ý kiến giải thích khác nhau nên ngành tâm lý nhân cách còn phải cần đến những luồng tư tưởng mới có thể giúp thống nhất các tư tưởng này lại để biến tâm lý nhân cách thành một ngành khoa học thực sự.

Communication: Quá trình đối thoại liên lạc với nhiều cái tôi khác. Trong Đây là một khái niệm cho thấy sự liên hệ giữa chúng ta với các cá nhân khác. Ngoài ra đây còn là một khái niệm nhấn mạnh đến việc trao đổi thông tin giữa hai cá nhân.

Communitarian: Cộng đồng, mang tính địa phương, tránh một xã hội rộng lớn. Đây là một khái niệm cho thấy các cá nhân tuy vượt ra ngoài khung tư duy của mình nhưng vẫn không thoát khỏi ảnh hưởng của khung định kiến. Vì thế họ thường cảm thấy an tâm trong một cộng đồng và không tự tin khi tiếp cận với một cộng đồng khác.

Community feeling: Cảm xúc cộng đồng. Theo Alder thì những cá nhân có tinh thần tích cực thường là những cá nhân có cảm xúc cộng đồng vì họ chỉ thật sự tìm thấy ý nghĩa sung mãn thông qua những đóng góp tích cực với cộng đồng xã hội.

Compensation: Bù đắp thiếu hụt. Đây là khái niệm được giới thiệu bởi Adler. Ông cho rằng nhiều cá nhân đã không ngại vượt khó để vươn lên. Họ cố gắng phấn đấu để vượt qua những khiếm khuyết cố hữu của mình.

Compete: Phải cạnh tranh. Con người là một sinh thể có tính cạnh tranh rất cao. Chúng ta có nhu cầu được người khác nhận diện và khẳng định vai trò vị trí của mình. Và vì những điều kiện vật chất không luôn dồi dào nên chúng ta phải cạnh tranh để chuẩn bị cho những giai đoạn khó khăn.

Competent motivation: Động cơ khả năng thành công. Chúng ta luôn có động cơ phấn đấu để trở nên hoàn thiện nhiều hơn. Đây là nhu cầu để tạo ra những cá nhân có khả năng chuyên môn và không ngừng sử dụng chất xám của mình. Xét ở cấp độ chung, chúng ta luôn có những động cơ muốn chinh phục chính lòng tự ái của chính mình.

Competitive: Cạnh tranh phấn đấu. Đây là khái niệm giải thích vì sao chúng ta luôn phấn đấu và dựa vào thành công của người khác để phấn đấu. Cạnh tranh có thể là tích cực và có thể là tiêu cực. Vì thế tiêu chuẩn đánh giá cạnh tranh lành mạnh vẫn là những giá trị nhân văn công bằng khi chúng ta cạnh tranh.

Complete: Trạng thái hoàn hảo. Theo Geroge Kelly, chẳng ai có một hệ cấu trúc tâm thức hoàn thiện. Vì thế chúng ta luôn luôn không ngừng học hỏi, khám phá. Nhất là cả những lần chúng ta phạm lỗi và rút kinh nghiệm trong cuộc sống.

Completed: Hoàn toàn. The Frankl, nếu một cá nhân không trải qua những đau khổ và tiếp cận với cái chết – đời sống của con người không bao giờ được kiện toàn. Vì thế cho dù chúng ta có cố gắng cách mấy thì chúng ta chỉ thật sự kiện toàn khi chúng ta vượt qua được những cảm xúc liên quan đến cái chết.

Complex rational systems: Hệ thống lý luận phức tạp. Vì có quá nhiều giải thích tuy nhiên vẫn chưa thể trả lời dứt khoát được các nan đề tâm lý; những giải thích của ngành tâm lý nhân cách vẫn chỉ là những gợi ý cố gắng vén lên một phần bức màn các hệ thống lý luận phức tạp của con người.

Compliance: Phục tùng. Đây là một khái niệm giải thích tại sao chúng ta muốn ẩn mình vào những văn hóa đại trà để tìm thấy sự bình thường trong dòng chảy chung của mọi người. Chúng ta không muốn mình trở thành dị biệt khác thường.

Comprehensive: Cấu trúc tư duy hoàn thiện. Theo Kelly, nhiều cấu trúc mở rộng có khả năng bao hàm những ý rất rộng trong khả năng ứng dụng. Những cấu rúc mở rộng này giúp chúng ta thích nghi và kiến tạo nên những liên hệ các cấu trúc trong việc xây dựng một tổng thể tư duy lôgic phong phú.

Computer–like protein structure: Cấu trúc chất đạm giống như mô hình ở máy vi tính. Theo Penrose và Hameroff thì các tế bào não có những mô hình hoạt động như máy tính nhờ những hệ điểm nối như các vi mạch trong máy tính.

Conceive: Kiến tạo một ý tưởng. Chúng ta thường có những phản ứng khi tiếp cận với những kích thích nội tại hoặc với những tác nhân bên ngoài, sau đó chúng ta sẽ tìm ra một kênh diễn đạt cho các ý tưởng đó.

Concerns: Các mối quan tâm. Vì điều kiện giới hạn của bản thân chúng ta và những nan đề cuộc sống luôn có những khoảng lệch với khả năng của chúng ta. Nhất là đôi khi những liên hệ trước đó có thể bị phá vỡ; hoặc khả năng tự tin của chúng ta bị xói mòn nên chúng ta luôn có những mối quan tâm. Nhất là khi chúng ta phải sống trong một môi trường đầy những biến đổi dao động.

Concerted focus: Tập trung vào điểm trung tâm. Đây là một khái niệm cho thấy các nhà tâm lý nhân cách thời hiện đại luôn cố gắng trong việc đi tìm một tiếng nói chung cho ngành tâm lý nhân cách để biến ngành này thành một ngành khoa học thật sự. Xin xem common body of knowledge.

Concrete operations stage: Khả năng vận hành cụ thể. Theo Piaget, trong giai đoạn này trẻ em phát triển chỉ xử lý được các nan đề cụ thể vì khả năng xử lý các nan đề trừu tượng chưa phát triển.

Concrete situations: Bối cảnh tình huống cụ thể. Đây là khái niệm những bối cảnh diễn ra rõ rệt, các dữ kiện có thể được đánh giá một cách minh bạch, không có những dữ kiện khó hiểu, mập mờ.

Condemned to choose: Bị ép buộc phải chọn lựa. Đây là khái niệm giải thích rằng chúng ta tuy có thể chọn lựa nhưng những chọn lựa của chúng ta luôn nằm trong một khung định kiến xã hội giới hạn. Vì thế chúng ta có thể hiểu đây là khái niệm tự do trong khuôn khổ.

Configuration: Sắp xếp liên hệ mới. Sau khi dữ kiện mới được phân loại, chúng ta đưa chúng vào hệ thống tâm thức của mình. Khi có điều kiện, chúng ta sử dụng chúng vào thực tế, sau đó thử nghiệm xem mô hình mới này có hiệu quả hay không. Từ đó chúng ta sẽ có hướng điều chỉnh thích hợp.

Confirmed: Được công nhận sau quá trình kiểm chứng. Trong nghiên cứu tâm lý, một kết quả được công nhận rộng rãi phải là một một kết quả nghiên cứu phải được công nhận sau quá trình kiểm chứng.

Conform: Khái niệm hòa nhập vào một trào lưu xã hội. Chúng ta luôn tuân thủ các qui định của xã hội vì con người luôn có nhu cầu trở thành một thành viên của một nhóm hay của một xã hội. Đây là những ảnh hưởng còn sót lại của hành vi sống bầy đàn.

Conformity: Quá trình hòa nhập vào một nhóm, một xã hội và các thành viên sẽ tuân thủ những qui định của một nhóm hay của một xã hội.

Congruence: Chân thành. Đây là khái niệm nhấn mạnh rằng nhà liệu pháp cần chân tình, thật tâm với thân chủ, và đặc biệt luôn coi trọng quyền lợi và phẩm vị của thân chủ.

Conscience: Lương tâm. Đây là một hệ tâm thức quyết định các giá trị tiêu chuẩn đạo đức như đúng sai, tốt xấu, nên làm hay nên tránh, có lỗi hay không có lỗi. Lương tâm được coi là những giá trị cốt lõi của định nghĩa con người của chúng ta.

Conscious: Ý thức. Đây là một bộ phận quan trọng trong hệ tâm thức của con người. Ý thức có nhiệm vụ xử lý, truy cập, dung nạp dữ kiện mới, và giúp các cá nhân điều chỉnh và tiếp cận với tất cả những diễn biến trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra ý thức còn là cơ quan chủ quản điều tiết những lý luận mang tính năng trừu tượng như các phạm trù luân lý, nghệ thuật, thần học…

Conscious minds: Tâm thức ý thức. Một tâm thức trong giai đoạn tỉnh táo, sẵn sàng phân tích và đánh giá các kích thích từ môi trường. Cá nhân với tâm thức có ý thức sẽ xử lý các dữ kiện một cách chính xác và thoả đáng.

Consciousness: Cõi ý thức. Đây là trung tâm lưu trữ các dữ kiện có thể truy cập để xử lý các nan đề một cách nhanh chóng, chuẩn. Chúng ta luôn ý thức rõ được những bộ phận tư tưởng nằm trong khu vực này. Vì thế các quyết định thường bảo đảm tính chuẩn xác cũng như tính nhanh chóng kịp thời.

Consciousness–disminishing: Đánh mất ý thức của mình. Đây là trạng thái giảm thiểu ý thức trong đó các cá nhân giảm khả năng xử lý và có ít hơn những quyết định hợp lý. Nhiều người rơi vào những hướng xử lý thiếu chủ động, đôi khi không có hiệu quả lành mạnh với chính cơ thể của họ.

Consequences: Kết quả. Hay còn gọi là hệ quả. Thường khái niệm này cho biết kết quả của một hành vi sẽ có những ảnh hưởng tác động lên không chỉ với bản thân chúng ta nhưng cả với những người khác nữa.

Conserve: Khả năng xác định khối lượng ổn định khi hình dạng của vật thể thay đổi. Đây là một khám phá quan trọng của Piaget. Ví dụ như trẻ em không có khả năng này khi các em còn quá nhỏ. Ví dụ khi đổ nước từ chén thấp qua ly cao, các em sẽ nghĩ nước trong ly cao nhiều hơn nước đựng trong chén thấp.

Constellation: Cấu trúc nhóm. Theo Geroge Kelly thì các cấu trúc tư duy kết lại thành nhóm và các nhóm này có những liên hệ rất chắc. Vì thế một kích thích có thể tác động lên nhiều nhóm cấu trúc một cách tức thời. Ví dụ nhìn thấy màu đỏ chúng ta sẽ có nhiều liên tưởng khác nhau: son môi, áo cưới, hoa hồng, xôi gấc, thành công, màu cờ…

Conscientiousness: Đạo mạo tính. Đây là tuýp người chuẩn mực và rất đặt nặng tính cầu toàn. Tiêu chuẩn của họ khá cao và họ thường rất khắt khe với chính mình và cả với hành vi của người khác.

Conservative creature: Con người là một sinh thể có tính bảo thủ. Khái niệm này giải thích tại sao chúng ta rất khó thay đổi những thành kiến của mình. Rất ít người có thể phá vỡ khung định kiến của mình. Đơn giản là dù chúng ta có ý thức thì khung định kiến của chúng ta vẫn có cơ năng hoạt động như một "bản năng thứ hai".

Constructive alternativism: Quá trình thay đổi hệ tâm thức để xây đựng các quan niệm gần sát hơn với đời sống thực tế. Đây là khả năng giác ngộ khi chúng ta nhận ra được ý nghĩa xây dựng. Nói khác đi giác ngộ chỉ bắt đầu thực sự bằng thái độ nhập cuộc của chúng ta.

Construing replication: Một cá nhân đánh giá một sự kiện bằng cách lý giải những kinh nghiệm của chính họ.

Continuation: Tỷ lệ dân số ổn định liên tục. Đây là một khái niệm trong sinh xã hội học cho biết sự ổn định trật tự của xã hội luôn có ảnh hưởng lên hành vi và ứng xử của các cá nhân sống trong xã hội ấy.

Continuous reinforcement: Củng cố liên tục. Đây là thao tác cung cấp các kích thích một cách liên tục và không có bất cứ một điều kiện nào. Ví dụ trong thí nghiệm: Mỗi lần chuột đạp vào nút sẽ được thưởng thức ăn. Đây là cách kích thích tạo ra một hành vi nhanh nhất.

Continuum between the two stages: Sự liên tục giữa hai trạng thái tư duy. Đây chính là nền tảng cho phép các luồng tư duy được thay đổi và chuyển cánh liên tục nhưng vẫn giữ được mối liên hệ không bị gián đoạn, đảm bảo được tính nhất quán của các luồng tư tưởng.

Convenient fictions: Những khung tiểu thuyết tiện nghi. Đây là sản phẩm của những suy diễn và kỳ vọng. Nhiều cá nhân sử dụng các suy diễn và kỳ vọng này như một lăng kính khi họ tiếp cận với các dữ kiện từ cuộc sống. Đây là một hình thức né tránh hoặc giảm thiểu những căng thẳng trong cuộc sống.

Conventionality: Khung tư duy truyền thống. Đây là khái niệm cho thấy nhiều cá nhân luôn cố gắng duy trì với những giá trị truyền thống. Với họ việc thay đổi hệ giá trị sẽ là những đe dọa và họ tỏ ra rất lưỡng lự với những thay đổi mới mẻ.

Converstion disorder: Rối loạn chuyển đổi. Chẳng hạn như chứng điên phân liệt hay những rối loạn phân cách như hội chứng mất trí nhớ. Họ thường là người hướng ngoại và đã đánh mất chính bản thân mình trong quá trình quay trở lại với con người thật của chính mình vì đã đi quá xa.

Coping strategies: Chiến lược đối phó: Đây là khả năng cá nhân vận dụng những điều kiện nội tại và khả năng bản thân để tiếp cận với những nan đề trước khi chúng trở thành những nan đề vượt ngoài tầm giải quyết của họ.

Copernican movement: Mô hình chuyển động thuyết nhật tân, một mô hình giống như các hành tinh xoay quanh trung tâm điểm là mặt trời. Chúng ta là những cá nhân khác nhau nhưng luôn luôn hướng về một tâm điểm là những qui luật vận hành của xã hội, của vũ trụ và những giá trị xã hội chung khác.

Core construct: Cấu trúc cốt lõi. Cấu trúc vòng ngoài bao gồm hầu hết những khái niệm tư tưởng về thế giới chung quanh, về người khác, và về những khái niệm thứ yếu liên quan đến những sinh hoạt của chúng ta. Cấu trúc cốt lõi bao gồm những cấu trúc có ý nghĩa quan trọng nhất đối với chúng ta; nhất là những khái niệm có liên hệ đến các lĩnh vực có những chênh lệch mâu thuẫn trong hệ tâm thức của chúng ta.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx