sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 06

Chữ F

Factor analysis: Phân tích các tác nhân. Đây là một khâu trong liệu pháp phân tích ô Rep được giới thiệu bởi nhà tâm lý George Kelly.

Failures: Thất bại. Đây là hiện tượng khi cá nhân không bằng lòng với kết quả thao tác của mình. Thất bại chính là khoảng lệch giữa kết quả thực tế và mong đợi được kỳ vọng trước đó.

Fairly calm: Tương đối ổn định. Đây là trạng thái cảm giác bình thản, không bức xúc, cơ thể trong trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi.

False impression: Ấn tượng giả tạo. Đây là khái niệm mô tả về những cá nhân sử dụng vỏ bọc, mặt nạ khi tiếp cận với môi trường chung quanh Đây là một dạng thiếu tự tin nơi bản thân và thiếu niềm tin nơi người khác. Vì thế ấn tượng giả tạo sẽ cung cấp cho họ những cân bằng khiếm khuyết và để lấp những khoảng trống trong khả năng tự tin của họ.

Fallenness: Sự sụp đổ của chúng ta. Đây là khái niệm chúng ta chấp nhận hòa mình vào các xu hướng văn hóa đại trà, từ bỏ những giá trị đặc trưng tự do của mình.

Fame in the brain: Sự nổi tiếng trong bộ não: Theo Dennette cho thấy ông rất tự tin khi cho rằng một số tổ hợp cấu trúc các tế bào não đã cạnh tranh để được chú ý trong bộ não. Và những tổ hợp cấu trúc nào thành công sẽ đảm nhận vai trò hình thành nên các hệ thống cấu trúc ý thức.

Fanaticism: Sự nổi loạn chướng một. Khi bức xúc dâng lên ở độ cao hoặc khi năng lượng tinh thần không được hướng vào những kênh van xả hợp lý, cá nhân sẽ dễ rơi vào tình trạng nổi loạn và năng lượng được thoát ra qua những kênh nổi loạn này.

Fate: số phận. Đây là khái niệm tin rằng con người đã có những kết quả và số phận được định sẵn. Và như thế những cố gắng nỗ lực cá nhân của bản thân sẽ chẳng đem lại bất cứ hiệu quả đáng kể nào.

Faulty lifestyle: Lối sống lệch lạc thiếu lành mạnh. Đây là khái niệm cho thấy nhiều lối sống thiếu trưởng thành, ấu trĩ, cực đoan, quá khích, co cụm. Đây chính là những lối sống được xây dựng trên những khung tư duy lệch và cá nhân thiếu khả năng điều chỉnh.

Fear: Sợ hãi. Đây là một trạng thái cảm xúc rơi vào gam lo lắng vượt quá khả năng chấp nhận của một cá nhân. Cảm xúc sợ hãi thường xảy ra khi cá nhân cảm nhận được mối đe dọa nguy hiểm trực tiếp. Đôi khi những lo lắng kéo dài thường xuyên sẽ gây ra cảm giác sợ hãi.

Fear factor: Tác nhân gây sợ. Đây chính là những tác nhân gởi tín hiệu đe dọa đến các cá nhân. Và vì thế các tác nhân này ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc của con người.

Fear of commitment: Sợ những ràng buộc trách nhiệm. Đây là não thức né tránh không dám nhập cuộc vào những quan hệ, những kế hoạch dự định. Thường thì đây là kết quả của tình trạng thiếu tự tin.

Fear of death: Nỗi sợ sự chết. Theo Otto Rank, nỗi sợ sự chết là một nỗi sợ rất thực. Chúng ta là những sinh thể duy nhất sợ chết và nghĩ về cái chết nhiều nhất, kể cả trong những trường hợp chúng ta không hề bị đe dọa trực tiếp.

Fear of life: Nỗi sợ sự sống. Theo Otto Rank thì nỗi sợ sự sống là một thái cực khác của hệ tâm thức. Trong những giây phút đối đầu liên tục với những thử thách quá tải đến mức nghiệt ngã, chúng ta thường muốn được giải phóng và nỗi ám ảnh cuộc sống khắc nghiệt đã khiến chúng ta sợ cuộc sống.

Feeling: Cảm giác. Đây là một trạng thái tâm lý tinh thần gần gũi với giác quan nhiều hơn là cảm xúc. Chúng ta có những cảm giác khác nhau về cường độ và nội dung. Trong tiếng Anh cảm giác được gọi là (feeling) và thường có cường độ nhẹ hơn với cảm xúc (emotions).

Fetal: Thai kỳ. Thời gian các thai nhi vẫn còn đang phát triển trong bụng mẹ.

Fictional finalism: Khung tiểu thuyết sau cùng "nếu như". Đây là một hình thức suy diễn giúp chúng ta khám phá khi chúng ta đặt ra những câu hỏi "nếu như". Chính những giả định trong quá trình tìm tòi này sẽ cung cấp cho chúng ta một khung tiểu thuyết sau khi chúng ta khám phá về xuất xứ và ảnh hưởng của những tình huống khả dĩ có thể xảy ra.

Fidelity: Ý nghĩa trung thành. Chúng ta luôn có nhu cầu mình được đối xử trung thành bởi người khác. Một nghịch lý ở đây là chúng ta rất khó giữ được khả năng trung thành của mình và vì thế chúng ta thường có thói quen suy diễn người khác cũng sẽ ứng xử như chúng ta.

Fight or flight. Đối đầu hay lảng tránh. Nhiệm vụ của hệ thần kinh giao cảm là giúp cơ thể có những điều kiện cần thiết để có phương hướng xử lý một tình huống nguy hiểm qua cách chọn lựa ở lại đối đầu với nguy hiểm hay chạy trốn. Trong cả hai trường hợp ở lại hay tháo chạy, hệ thần kinh giao cảm vẫn cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng lớn.

Teleology: Hướng thiện. Vai trò của tính hướng thiện được cài đặt trong não thức con người đã có tác động tích cực lên hiện tượng đóng khung (finalism) có xu hướng tin tưởng vào tương lai. Từ đó khung tư duy hướng thiện sẽ ảnh hưởng lên những ứng xử của chúng ta vào thời điểm hiện tại được điều tiết bởi những giá trị hướng thiện này.

Femmism: Đấu tranh bình đẳng cho phụ nữ. Đây là một trào lưu văn hóa xã hội xuất hiện cách đây vài thập kỷ khi xã hội bắt đầu chấp nhận quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ.

Fire together: Cùng phản ứng đồng loạt. Đây là khái niệm nhiều tế bào thần kinh cùng phản ứng đồng loạt để tạo ra hiệu ứng phản xạ trong quá trình hình thành ý tưởng, lưu giữ dữ kiện và truy cập dữ kiện. Các tế bào thần kinh trong cùng một tổ hợp tế bào sẽ cùng phản ứng đồng loạt.

Finding meaning: Đi tìm giá trị ý nghĩa. Theo Fankl thì con người có nhu cầu đi tìm ý nghĩa giá trị của bản thân, nhất là trong những lúc họ đối diện với những mất mát lớn lao, những cú sốc quá tải và những kinh nghiệm vượt quá sức chịu đựng của con người. Đây là lúc họ dừng lại để tìm hiểu mục đích của kinh nghiệm làm người của mình.

Firm: Nghiêm nghị. Đây là khả năng bền vững kiên định trong tâm thức nhất quán của mình. Nghiêm nghị là nghiêm túc trong tư duy và những triết lý sống đã định hình của mình.

Fitness: Lành mạnh. Đây là trạng thái tối ưu khi cơ thể hoàn toàn phát triển với những đặc tính ưu điểm, nhất quán với tâm thức, hòa đồng với môi trường, và không rơi vào những trạng thái bất an lo lắng. Đây là một đặc tính quan trọng của trạng thái cân bằng.

Fixation: Trạng thái khựng. Trong bối cảnh phát triển, trạng thái khựng là trạng thái cơ thể không phát triển bình thường ở một giai đoạn nhất định; vì thế giai đoạn phát triển kế tiếp gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng tác động đây chuyền.

Fixed interval schedule: Lịch khoảng cách thời gian cố định. Đây là lịch áp dụng chủ yếu sử dụng thời gian như một công cụ trong việc hình thành hiệu ứng phản xạ có điều kiện. Chẳng hạn trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ cứ 20 giây) chuột phải đạp nút ít nhất là một lần mới có thưởng là thức ăn rớt xuống.

Fixed ratio schedule: Lịch tỷ lệ số lần cố định là lịch củng cố. Đây là lịch áp dụng tác nhân củng cố được Skinner phát hiện ra: Nếu chuột đạp nút ba lần mới được thưởng. Hoặc năm lần, hoặc (n) lần, sẽ tạo ra một tỷ lệ số lần đạp nút và được thức ăn là: [3:1], [5:1] và [n:1]: Đây là một mô thức khoán sản phẩm.

Flexible: Linh động uyển chuyển. Đây là một hình thức điều chỉnh tương đối thoáng. Các cá nhân sẽ cho phép mình tiếp cận với môi trường với khoảng trừ hao lớn, và như thế họ có thể dung nạp và chấp nhận được những hiện tượng có độ lệch với những giá trị tiêu chuẩn trong hệ tâm thức của họ.

Form of construct: Hình thái cấu trúc. Đây là khái niệm giải thích tất cả các cấu trúc đều có những mô hình với các đặc tính đặc trưng của các mô hình này.

Formal: Mang tính chuyên môn. Đây là khái niệm trong liệu pháp khi nhà trị liệu luôn duy trì vị trí chuyên nghiệp của mình. Trong mô hình này giữa nhà liệu pháp và thân chủ luôn có một khoảng cách nhất định và đây là một quan hệ thuần túy trị liệu. Tuy nhiên theo nhiều ý kiến thì các nhà liệu pháp nên uyển chuyển trong lĩnh vực này.

Formal operation: Điều hành bình thường. Theo Piaget thì đây là giai đoạn khi các em bé đã bước vào giai đoạn tuổi dậy thì. Các em có khả năng tư duy lôgic như người lớn...

Four Noble Truths: Tứ diệu. Đây là khái niệm trong kinh Phật mô tả về cơ thể với thân xác, trí tuệ, tinh thần, hành vi, và khả năng kiểm soát của chúng ta. Tứ diệu là những khả năng tìm đến gần hơn với cõi chân lý.

Fragments: Những mảnh vỡ. Khái niệm cho thấy khi hệ tâm thức của chúng ta không được ổn định nhất quán, khi trạng thái cân bằng bị phá vỡ, chúng ta sẽ rơi vào hội chứng tâm thức bao gồm những mảnh vỡ.

Framework: Khung sườn cơ bản. Đây là nền tảng để một mô hình cấu trúc được thiết lập. Trong phát triển tư duy, khung cơ bản chính là những giá trị nguyên lý cơ bản chúng ta học tập được từ khi còn nhỏ khi chúng ta tiếp cận với người lớn.

Freedom: Tự do. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý thì tự do là giá trị đặc tính trung tâm (central characteristic) của bản tính con người. Chúng ta luôn khao khát tự do vì bao giờ chúng ta cũng sống dưới sức ép của các sự ràng buộc.

Free association: Tự do liên tưởng. Đây là một kỹ năng quan trọng trong liệu pháp phân tích tâm lý được Freud đề xuất. Trong đó các thân chủ được khuyến khích trong trạng thái thả lỏng thư giãn hoàn toàn để họ sẽ nói ra tất cả những điều gì đến trong đầu của họ, nhất là những bức xúc đến từ cõi vô thức.

Free will: Ý chí tự do. Đây là một trạng thái thúc giục chúng ta phấn đấu. Với hy vọng khi thành công, chúng ta sẽ giải phóng mình khỏi những ràng buộc trong thế giới cuộc sống đầy sức ép hiện tại.

Freudian lip: Nói lỡ lời. Theo Freud thì đây chính là những câu nói trực tiếp đến từ cõi vô thức khi cá nhân chưa có thời gian vận dụng ý thức để kiểm soát chúng. Trong liệu pháp phân tích tâm lý thì những câu nói lỡ miệng có những nội dung đặc biệt quan trọng đối với nhà liệu pháp.

Fruits: Kết quả. Đây là những thành quả có lợi đối với cơ thể mà các cá nhân luôn cố gắng đạt đến. Thành quả chính là động cơ khích lệ con người làm việc thiện và phấn đấu với những nỗ lực làm điều tốt đẹp.

Fruit metaphor: Ẩn dụ hiệu quả. Đây là ẩn dụ khi Kelly giới thiệu về hiện tượng các nhà tâm lý đã coi thường các thân chủ của mình vì các nhà liệu pháp tin rằng họ thông minh và có chuyên môn nhiều hơn các thân chủ. Theo Geroge Kelly thì các thân chủ hoàn toàn có những khả năng tư duy rất giống với nhà trị liệu.

Frustration: Bức xúc. Khi luôn sống với quá nhiều điều bức xúc, một số cá nhân đã sống cả cuộc đời của mình trong sự thù hận, hằn học, áp bức nên bức xúc chính là nguyên nhân dẫn đến những suy sụp tinh thần hoặc những cơ hội nổi loạn của họ.

Fuller: Trạng thái sung mãn hơn. Nhiều nhà tâm lý nhân văn tin rằng con người có thể sống sung mãn hơn khi họ vươn lên, cố gắng tìm tòi, và tự hoàn thiện bản thân.

Fully functioning: Chức năng hoạt động toàn diện. Đây là khái niệm cho thấy cá nhân có khả năng hoạt động toàn diện trên các lĩnh vực đời sống tinh thần, tình cảm, vật chất. Họ luôn cảm thấy mình cân bằng và cảm thấy có hứng thú với cuộc sống.

Functions: Các chức năng tâm lý. Đây là những chức năng khác nhau của chúng ta. Những chức năng này bao gồm các khả năng phân tích, xử lý, đánh giá, cân nhắc, lựa chọn, điều tiết và thay đổi nhằm giúp chúng ta đạt được tình trạng điều tiết xử lý được khả quan hơn.

Functional magnetic resonance imaging – FMRI: Quan sát chức năng hình ảnh qua kỹ thuật nội soi âm từ. Đây là một kỹ thuật cho phép các nhà nghiên cứu quan sát và hiểu nhiều hơn nữa các hoạt động của não.

Fundamental levels: Ở những cấp độ cơ bản. Theo các mô hình phát triển thì những chức năng xử lý ở cấp độ cao hơn luôn có những nền tảng ở những cấp độ cơ bản thấp hơn.

Fundamental postulate: Nhận định cơ bản. Theo Geroge Kelly thì những nhận định cơ bản sẽ giúp chúng ta xây dựng những hệ cấu trúc tư duy. Đây chính là những đơn vị dữ kiện có nội dung đơn giản để tạo ra những chất liệu nền móng cho các cấu trúc tâm thức.

Future: Tương lai. Đây là một bộ phận quan trong trong tâm thức của con người. Mặc dù khả năng tiên liệu của con người đạt mức khá cao, tuy nhiên tương lai vẫn có những điều bấp bênh bất trắc nên tương lai bao giờ cũng là một đối tượng giá trị được chúng ta quan tâm. Tất nhiên là chúng ta phấn đấu vươn lên chính là vì tương lai của mình.

Chữ G

Game: Trò chơi kéo co. Nhà trị liệu nên tránh tình trạng để cho thân chủ nâng vị trí của mình cao hơn nhà trị liệu; vì như thế những cơ hội lập lờ và trò chơi có thể xảy ra. Trong liệu pháp, nhà trị liệu cần tránh tạo cơ hội để thân chủ có thể thử thách trí thông minh và khả năng chuyên môn của nhà liệu pháp.

Gap: Khoảng cách. Một khái niệm nói về khoảng lệch giữa cái tôi thực sự (real self) và bản thân lý tưởng (ideal self) được xác định như khoảng cách giữa tôi là ai (I am) và tôi phải nên là ai (I should).

Gemeinschaftsgefuhl: Khái niệm vì con người. Maslow đã mượn khái niệm này từ tiếng Đức với ý nghĩa: Vì con người, và phục vụ con người.

General anxiety: Chứng lo lắng chung. Đây là một dạng lo lắng không có một nguyên nhân đe dọa cụ thể nào.

Genralization: Hệ thống hóa. Đây là cách chúng ta suy diễn dựa trên cơ sở lôgic và sau đó rút ra một kết luận cho mình về những diễn biến chung quanh chúng ta.

Genetic survival: Sinh tồn di truyền. Đây là khái niệm chúng ta muốn truyền lại những giá trị tri thức cho thế hệ sau. Chúng ta không ngừng phấn đấu để trở thành những sinh thể hoàn thiện nhất vì chúng ta được cài đặt sẵn những hệ tâm thức cố gắng phấn đấu này.

Genetic techonology: Kỹ thuật nghiên cứu hệ gien di truyền. Đây là những kỹ thuật mới, ứng dụng trong khoa học hiện đại nhằm tìm ra những tổ hợp gien tác động lên quá trình phát triển của cơ thể và những hành vi liên hệ đến những phát triển này.

Generativity: Người có ích cho cuộc đời hay "Tạo ra tích lũy". Theo Roger, sáng tạo rất gần gũi với để lại dấu ấn của mình. Khái niệm này được Erikson nhắc đến trong học thuyết phát triển nhận thức của mình. Theo đó, khi gần về già, chúng ta thường tự chất vấn xem ý nghĩa cuộc đời của mình đã được thể hiện qua những đóng góp và cống hiến nào.

Genetic flaw: Biền đổi sai lệch nơi hệ gien. Trong quá trình phát triển, khi hệ gien có những đột biến hoặc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến phát triển chung của cơ thể. Sau đó những ảnh hưởng này tác động lên khả năng thao tác sinh hoạt của một cá nhân.

Genetic selfishness: Lòng tốt và tình cảm với gia đình là sản phẩm của thái độ ích kỷ (chỉ nghĩ đến người thân của mình). Đây là những ứng xử có nguồn gốc di truyền nhằm bảo vệ hệ gien của gia đình dòng họ mình.

Geneticalty–based: Triệu chứng đến từ di truyền. Hoặc những biểu hiện có nguồn gốc xuất phát do phát triển của hệ gien. Trong nghiên cứu đây là những lĩnh vực hiện tượng có liên hệ đến hệ gien.

Genetic inheritance: Có nguồn gốc di truyền hay hệ gien được kế thừa. Theo Hans Eysenck thì nhân cách có nguồn gốc từ di truyền do thừa hưởng những hệ gien của các thế hệ tiền thân trước chúng ta.

Genital stage: Giai đoạn tạp trung vào bộ phận sinh dục. Theo Freud thì đây là giai đoạn các cá nhân đã trưởng thành trong quá trình phát triển tâm–tính dục. Trong thời gian này chúng ta chú trọng đến các sinh hoạt tình dục (thông qua các quan hệ tình cảm) và đỉnh điểm là giao hợp và đạt khoái cảm cao trào.

Gential–locomotor: Phát triển vận động tay chân và chú ý vào bộ phận sinh dục. Theo Erick Erikson thì đây là giai đoạn phát triển rất sớm của các em bé, liên quan đến bộ phận sinh dục và vận động chân tay. Trong giai đoạn này ý thức hoàn toàn chưa phát triển.

George Kelly (1905 – hiện tại): Ông là người đã giới thiệu Thuyết cấu trúc tâm thức cá nhân. Trong đó ông đề nghị 1 hệ cấu trúc hay còn gọi là những qui luật hiển nhiên. Ông còn là người giới thiệu liệu pháp Ô Rep.

Gestal psychology: Tâm lý Tổng thể hay còn gọi là tâm lý hình thái. Thuyết này đã chỉ ra rằng chúng ta không nên tách rời các sự kiện trong cuộc sống, vì mọi sự kiện trong cuộc sống luôn có những quan hệ hữu cơ rất thực và không thể tách rời được.

Gestalist: Các nhà tâm lý tổng thể hay tâm lý hình thái. Ngoài ra họ còn được biết qua tên gọi các nhà tâm lý cấu trúc tổng thể hay còn được gọi là nhà học thuyết hình thái.

Get caught: Bị phát giác. Đây là khái niệm cho thấy nhiều hành vi của chúng ta không được chấp nhận nên chúng ta phải làm một cách lén lút. Nhiều lúc chúng ta bị phát giác. Ví dụ như trẻ em được dạy là không nên ném đồ chơi và khi có mặt cha mẹ các em sẽ ngừng ném đồ chơi vì sợ mình bị phát giác.

Gifted: Thiên phú. Đây là những người có những khả năng khác biệt. Họ được coi là những người may mắn hay những người đặc biệt khôn ngoan.

Gnostic: Những người dị giáo. Đây là những người không tin theo các tín điều của giáo hội Cơ Đốc, vì thế họ được coi là những thành phần dị giáo.

Gnosticism: Phúc âm ngoài hệ thống Cơ đốc giáo. Đây là những phúc âm đi ngược hoặc không phản ánh được quan điểm của Giáo hội Cơ Đốc.

Goal–directed behavior: Hành vi nhằm đạt được mục đích của con người. Phần lớn các hành vi của chúng ta đều được hướng dẫn bởi mục đích. Nói khác đi là mục đích chính là nguồn cung cấp năng lượng để chúng ta có phấn đấu cố gắng.

Goal of the inner human being: Thượng Đế trong chúng ta. Theo Frankl Thượng đế chính là Thượng đế bên trong mỗi con người của một cá nhân. Ở một góc nhìn khác thì chính tâm thức của chúng ta, khi ở một mức độ phát triển nào đó sẽ nhận ra những giá trị thần học và Thượng Đế chính là những giá trị thần học phát triển bên trong hệ tâm thức của chúng ta.

Good and healthy: Tốt và lành mạnh. Theo Roger, ông tin rằng con người xét về cơ bản là tốt và lành mạnh hoặc ít nhất họ không phải là người xấu và bệnh hoạn (bad and ill).

Good impression: Ấn tượng tốt đẹp bên ngoài. Đây là một trạng thái tâm thức rất quan trọng đối với chúng ta. Chúng ta luôn muốn tạo ra cho mình một ấn tượng bên ngoài tốt đẹp vì đây là một kênh diễn đạt luôn đem lại cho chúng ta những phần thưởng giá trị tích cực.

Ghost in the machine: Con ma trong cỗ máy. Rene Descarter là một nhà triết gia người Pháp. Ông tin rằng thuyết nhị nguyên của mình trong đó tâm thức là kết quả của ý thức và não. Nói khác đi ông tin rằng con người hiện diện với hai hệ thống cùng tồn tại song song. Vì thế não được coi là cỗ máy và ý thức được coi là con ma.

Gradual approach do development: sự chuyển tiếp dần dần. Theo các nhà nghiên cứu thì các học thuyết phát triển thường chặt quá trình phát triển thành nhiều khúc. Theo họ thì quá trình phát triển là một quá trình phát triển chuyển tiếp dần dần và vì thế khái niệm các giai đoạn phát triển (chặt thành từng giai đoạn rời nhau) đã không đám bảo yêu cầu nguyên tắc chuyển tiếp dần dần này.

Great Depression: Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa Kỳ những năm thập niên 30 đã có tác động lớn lên nếp nghĩ của người dân Hoa Kỳ. Nói khác đi các biến cố xảy ra trong cuộc sống luôn có tác động lên tư tưởng của chúng ta. Tránh hiểu lầm với nghĩa trầm uất cũng gọi là depression.

Greed: Lòng tham, sân, si. Theo kinh Phật thì tham lam chính là nguồn gốc của tư dục và ràng buộc. Kế đó là những ràng buộc này tạo ra những khổ đau trong đời sống.

Grief: Buồn đau. Cảm giác mất mát đau khổ, nhất là sau khi người thân yêu qua đời.

Growth motivation: Động cơ phát triển. Chúng ta luôn có những động cơ phát triển trở nên trưởng thành hoàn thiện hơn. Đây là một nhu cầu giúp chúng ta thăng tiến và vững vàng hơn trong cách nhìn và cách ứng xử.

Guilt: Mặc cảm. Đây là khái niệm cho thấy đôi lúc chúng ta cảm thấy hổ thẹn với lương tâm, xấu hổ với những hành vi của mình, ân hận vì đã không tận sức, nuối tiếc về một cơ hội tốt đẹp đã vuột ra khỏi tầm tay. Nhìn chung mặc cảm là một trạng thái cảm xúc dày vò.

Gullible: Cả tin. Erich Fromm cho rằng con người là những sinh thể nhẹ dạ. Chúng ta có khuynh hướng tin vào những điều người khác nói. Vì thế trong nhiều trường hợp chúng ta ứng xử chỉ vì nhận xét của người khác.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx