sachtruyen.net - logo
chính xáctác giả
TRANG CHỦLIÊN HỆ

Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách - Chương 27 - Phần 12

Chữ P

Pace-setter: Người ổn định các quan hệ trong nhà. Theo Adler, người con thứ hai sinh ra có vai trò là người ổn định các quan hệ trong nhà. Vì trẻ đầu lòng luôn là vị trí tập trung thu hút mọi quan tâm theo dõi của cha mẹ. Trẻ thứ hai sẽ quân bình lại tất cả mọi quan hệ trong đẳng thức gia đình trước đó.

Pain: Cảm giác đau đớn. Đây là trạng thái khi các tế bào thần kinh nhận được tín hiệu đau. Đây là một trong những vai trò chức năng của hệ thần kinh báo cho cơ thể biết rằng cơ thể đang đối diện với những tác nhân gây hại.

Panick attack: Chứng tâm thần là hoảng sợ bất ngờ. Đây là một hội chứng nghiêm trọng. Triệu chứng xảy ra bất ngờ và cơ thể hoàn toàn không thể chế ngự được cảm xúc này. Thường thì cá nhân sẽ run rẩy, toát mồ, tim đập mạnh, tăng huyết áp, nhiều trường hợp có thể dẫn đến bất tỉnh.

Parental indifference: Tình trạng thờ ơ lãnh đạm của cha mẹ. Đây là một hành vi cần tránh vì trẻ em trong giai đoạn này rất cần được phát triển bình thường với sự chăm sóc thương yêu của cha mẹ. Trong bối cảnh đời sống hiện đại. Chúng ta thường không để ý chăm sóc đến con cái, giành thời gian cho chúng quá ít, sau đó bù đắp bằng quà cáp và đồ chơi. Cần biết đây là những giá trị trẻ em không cần đến. Chúng cần tình thương của cha mẹ. Xin xem the road to hell.

Paradoxical intention: Cố ý nghịch lý. Đây là kỹ năng được áp dụng trong việc phá vỡ vòng xoáy tâm thần lẩn quẩn. Chính từ những tư tưởng nghịch lý, chúng ta sẽ nhận ra những điều có lý và hợp lý.

Parapraxes: Nói vấp. Đây là hiện tượng lo lắng và cá nhân thường mất bình tĩnh, thiếu tập trung, nhất là khi họ trong tình trạng bối rối lo lắng.

Parapsychological: Hiện tượng bán tâm lý. Đây là những hình thái có vẻ gần với tâm lý nhưng không hoàn toàn thuộc về tâm lý, chẳng hạn như hiện tượng thần giao cách cảm, giác quan thứ sáu, hiện tượng lên đồng, bói toán…

Past: Quá khứ. Đây là một đối tượng nghiên cứu quan trọng trong rất nhiều trường phái tâm lý nhân cách. Kinh nghiệm là một bộ phận quan trọng của tâm thức. Thời gian là một đại lượng nổi cộm. Chúng ta thường xử lý đánh giá các sự kiện hiện tại dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ. Trong tâm lý, quá khứ chính là nơi tập trung những chất liệu đã giúp chúng ta hình thành hệ tâm thức có được trong hiện tại.

Partial truths: Chân lý tương đối. Vaihinger tin rằng chân lý tối hậu luôn luôn nằm ngoài tầm tay với của con người vì thế chúng ta phải thiết kế cho mình một chân lý mang tính tương đối. Nói khác đi chân lý tuyệt đối không bao giờ tồn tại.

Participatory economics: Khái niệm kinh tế hợp tác xã, trong đó mọi người tự giác lao động, tự nguyện đóng góp và xây dựng.

Passionate attraction: Hấp dẫn cuồng nhiệt. Đây là khái niệm hứng thú một cách thái quá không cưỡng lại được về một hiện tượng lĩnh vực nào đó. Chẳng hạn nhiều người có một sự hấp dẫn nồng nàn đến điên cuồng về tất cả những gì dính dáng liên hệ đến sự chết, mục nát, bệnh hoạn, thối rữa. Vì thế họ tập trung tất cả năng lượng mình có được vào những khu vực phạm trù này.

Past punishment: Hình phạt trong quá khứ. Đây là những ký ức không mấy dễ chịu và chúng ta luôn đem theo chúng bên mình như một nhắc nhở trong những khung xử lý áp dụng đối với hiện tại và tương lai.

Past reinforcement: Động cơ củng cố trong quá khứ. Đây là nét chính của học thuyết hành vi. Theo truyền thống thì các nhà liệu pháp hành vi tin rằng những củng cố trong quá khứ luôn là những nhắc nhở trong hiện tại. Tuy nhiên những nhắc nhở này có thể bị lãng quên theo thời gian nếu như chúng không được liên tục sử dụng.

Pathology: Nguồn gốc gây ra những nan đề tâm thần phần bệnh lý học. Các nguồn gốc này có thể là những bất an trong đời sống, trạng thái cân bằng bị phá vỡ, tai nạn và tổn thương, cùng với những kinh nghiệm có cường độ quá lớn.

Patterns: Định hướng. Chúng ta luôn đi tìm những xu hướng có tính nhất quán với những kinh nghiệm cũ của chúng ta. Đây chính là định nghĩa của quá trình xác định định hướng.

Peak experience: Kinh nghiệm sâu. Đây là những cá nhân có những kinh nghiệm rất sâu với cường độ lớn hơn những người bình thường. Họ có thể cảm thấy mình rất nhỏ hoặc rất lớn. Có lúc họ cảm thấy mình hòa vào thiên nhiên và là một phần của Thượng Đế hay những hình thái năng lực siêu nhiên khác.

Peers: Sức ép bạn đồng lứa. Đây là khái niệm chỉ về những cá nhân có quan hệ tương đương với chúng ta như bạn đồng nghiệp, bạn chung lớp, hàng xóm, anh em họ. Có rất nhiều người có những hành xử vì bị chi phối bởi người có quyền hành, hoặc bởi sức ép của bạn đồng lứa, hàng xóm và bạn bè…

Pendulum: Mô hình quả lắc. Theo Piaget, chúng ta tiếp thu kiến thức và điều chỉnh các kỹ năng làm việc theo mô hình quả lắc. Nghĩa là chúng ta học và nhớ, nhớ sau đó tập luyện, tập để nhớ kỹ hơn, và nhớ kỹ hơn đề làm tốt hơn.

Penis envy: Hội chứng ghen vì mình không có dương vật. Theo Freud thì khi các em gái còn nhỏ, do không có dương vật nên các em có ý tưởng ghen với các bạn trai. Ý tưởng này của Freud hiện nay rất được ít người ủng hộ.

Perception and ideas – samjna: Lăng kính và ý tưởng. Đây là khái niệm mượn trong kinh Phật. Một khái niệm cho thấy những tư tưởng lành mạnh đến từ khả năng giác ngộ, nhất là những ý tưởng đến từ khả năng giác ngộ sẽ giúp chúng ta nhận ra các ý nghĩa các vật thể và những ý tưởng khác. Đây là một khái niệm trong ngũ uẩn.

Perception of an object: Cách nhìn vào một đối tượng. Cách chúng ta nhìn vào những đối tượng vật thể có tác động lên tư duy của chúng ta. Vì không ai có một cái nhìn hoàn toàn giống nhau, hơn nữa ta có thể nhìn ra những điều mà người khác không nhìn thấy hoặc chúng ta không nhìn thấy những gì người khác nhìn thấy.

Perceptual distortion: Cách nhìn bị khúc xạ. Nhiều lúc trong trạng thái không hoàn toàn ổn định, hoặc dưới sức ép của những điều kiện bất lợi, trong tình trạng không tỉnh táo, vội vã, cái nhìn của chúng ta rơi vào một sự kiện trở nện bị khúc xạ. Vì thế những kết luận chúng ta rút ra sẽ không chính xác và thiếu khách quan.

Perceptual point-of-view: Lăng kính nhãn quan. Đây là khái niệm cho rằng kể cả trí nhớ và những xung động của chúng ta đều là những tư tưởng và cách nhìn của con người vào thực tế. Lăng kính nhãn quan luôn luôn thay đổi ở một mức độ nhỏ khi có những tham gia chen vào của ý thức.

Perfect certainty: Chắc chắn tuyệt đối. Một số cá nhân không có khả năng chấp nhận những điều không chắc chắn. Họ rất ngại với những tình huống bấp bênh. Vì thế họ cần có một tình trạng chắc chắn tuyệt đối. Khi nhu cầu này không được bảo đảm, họ sẽ trở nên mất phương hướng.

Perfect control: Kiểm soát tuyệt đối. Ý tưởng cho rằng chúng ta cần hiểu biết và kiểm soát được mọi diễn biến. Tất nhiên đây không phải là một thái độ lành mạnh. Chúng ta cần có một cách nhìn uyển chuyển và tránh não thức phải kiểm soát được mọi tình huống một cách tuyệt đối.

Perfect perspective: Cái nhìn hoàn hảo. Thế giới chúng ta đang sống quá phức tạp, quá rộng lớn để một cá nhân có thể dung nạp trọn vẹn để có một cái nhìn hoàn hảo. Đây là khuyến cáo chung của các nhà tâm lý.

Perception: Cách nhìn. Đây là khái niệm giải thích chúng ta nhìn vào thế giới. Đây là một bộ phận quan trọng trong quá trình chúng ta đánh giá các sự kiện xảy ra chung quanh chúng ta.

Perfection: Giới cảnh hoàn hảo. Đây là điều không thể nào đạt được với đại đa số những cá nhân chúng ta.

Perfectionalist: Người có cá tính cầu toàn hoàn hảo. Đây là những tuýp người không có khả năng kiên nhẫn với những lỗi đơn giản. Họ tuyệt vời hóa và đặt ra những tiêu chuẩn quá khắt khe và điều này chính là họ đã tự làm khó mình và làm khó cho người khác. Khi quan hệ với các cá nhân này sẽ gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.

Perfectionalist style: Tuýp người cầu toàn tuyệt đối. Họ là người phấn đấu cố gắng để đạt được những mục đích và tiêu chuẩn thật khó thực hiện. Họ thật ra là những cá nhân có nan đề tâm lý từ sự kém cỏi về khả năng của mình.

Peripheral constructs: Cấu trúc vòng ngoài. Đây là những cấu trúc tư duy chúng ta sử dụng trong hàng ngày, khác với cấu trúc cốt lõi là nơi lưu trữ những tư duy sâu sắc và quan trọng hơn. Cấu trúc vòng ngoài bao gồm hầu hết những cấu trúc về thế giới chung quanh, về người khác, và về những khái niệm thứ yếu liên quan đến những sinh hoạt của chúng ta.

Periodic table: Bảng hệ thống tuần hoàn. Đây là khái niệm áp dụng với những cá nhân đã có cố gắng trong việc hiểu được giới cảnh giác ngộ, họ có thể tạo ra một bảng hệ thống tuần hoàn về những nhóm đức tính, các nan đề, và cả những trạng thái bệnh lý, từ đó họ sẽ chủ động hơn trong việc điều tiết và xử lý. Đây là mô hình dựa trên bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học do nhà bác học Nga Dmitri Mendeleev giới thiệu.

Permeability: Tính thẩm thấu tương tác của một cấu trúc tư duy. Theo George Kelly thì một số khung cấu trúc tư duy có tính năng thẩm thấu cao và các khung tư duy này sẽ cho phép các khung tư duy khác được liên kết qua quá trình giao thoa dữ kiện.

Positron emission tomography: Kỹ thuật đọc được điện tích dương thoát ra từ kỹ thuật rọi hình từng phần. Đây là một kỹ thuật giúp chúng ta hiểu về các vận hành của não.

Preoperational stage: Thời kỳ tiền điều khiển. Đây là giai đoạn phát triển trong khoảng thời gian từ 2 đến 7 tuổi, lúc này trẻ đã có khá nhiều những dấu hiệu tổ chức tâm thần và có khả năng nói dối, giả vờ, và đã có những bước ngắn trong việc sử dụng những ký hiệu biểu tượng. Tuy nhiên khả năng xử lý trừu tượng vẫn chưa phát triển.

Persistent vegetative state: Người thực vật. Đây là một trạng thái cơ thể chỉ sống do các nguồn dinh dưỡng được cung cấp từ bên ngoài khi khả năng hoạt động của não và ý thức hoàn toàn không có.

Productive orientation: Xu hướng hiệu quả. Theo Fromm đây là tuýp người lành mạnh là những người trung thực. Họ không cần đến vỏ bọc hay mặt nạ. Với họ thì tự bản thân họ có những điều kiện và các đức tính cần thiết. Họ bằng lòng với chính mình và không cần thiết phải che đậy và giấu giếm.

Persona: Mặt nạ. Đây là khái niệm nói về những người có nan đề về khả năng tự tin nên họ phải sử dụng mặt nạ để phô trương con người khác, so với con người thật bên trong của họ.

Personal: Chủ quan cá nhân. Đây là khái niệm chỉ về các phạm trù ý thức cá nhân. Đây là một phạm trù chủ quan và con người thường rất ít khi muốn người khác bước vào thế giới chủ quan cá nhân của mình.

Personal achievement: Thành đạt cá nhân. Chúng ta luôn có nhu cầu thành đạt cá nhân vì đây là cách phổ biến nhất để khẳng định được ý nghĩa giá trị của bản thân. Tuy nhiên khi nhu cầu thái quá về thành đạt cá nhân có thể dẫn đến những trạng thái bi quan khi các dự định không thành đạt.

Personal admiration: Tôn sùng cá nhân. Đây là trạng thái tâm thức khi chúng ta tự đánh giá tránh quá cao. Khi nhu cầu thái quá về sự tôn sùng cá nhân bản thân không được kiểm soát, chúng ta sẽ rơi vào tình trạng kiêu ngạo tự mãn.

Personal unconscious: Vô thức cá nhân. Đây là khái niệm mượn từ học thuyết của Carl Jung. Đây là khái niệm ông so sánh để phân biệt với vô thức tập thể. Vô thức cá nhân bao gồm những xung lực và bản năng thúc đẩy chúng ta ứng xử khi không có sự tham gia của ý thức.

Personal integrity: Đạo đức cá nhân. Đây là nền tảng của kỷ luật cá nhân. Chúng ta rất cần đến đức tính này, nhất là khi đạo đức cá nhân là chính sách đối xử được mọi người tôn trọng. Đạo đức cá nhân là một giá trị định hình tương đối rõ vì thế chúng thể hiện cụ thể nơi những đối tượng đã thật sự trưởng thành.

Personal interpretation: Những giải thích cá nhân. Đây là khái niệm khi chúng ta diễn dịch và giải thích những diễn biến sự kiện cuộc sống trên bình diện cá nhân. Vì những diễn dịch này mang tính chủ quan nên chúng ta cần thận trọng khi áp dụng đối với hoàn cảnh của người khác.

Personal motivations: Động cơ đến từ bản thân. Đây là động cơ bắt nguồn từ những trải nghiệm cá nhân về con người thật của mình, nhất là những thói quen (bao gồm cả những thói quen xấu và thói quen tốt). Chúng ta sử dụng những ký ức này trong việc điều khiển những hành vi để đạt được mục đích cao nhất, hiệu quả nhất.

Personal subconscious: Cõi tiềm thức cá nhân. Đây là nơi chôn cất những ký ức đến với chúng ta trước khi chúng ta có ý thức. Ví dụ khi chúng ta chưa có trí khôn, nhưng chúng ta có cảm giác đói, khát, lạnh, ngứa…những kích thích này đi vào tiềm thức. Và mặc dù tuy chưa có ý thức nhưng chúng ta rất bất bình với những kích thích này và biểu hiện qua phản ứng khóc thét lên và giãy giụa.

Personal world: Thế giới nội tâm của thân chủ. Đây là thế giới cá nhân của chúng ta. Một cõi riêng mà chúng ta rất ít khi để người khác bước vào. Nói khác đi cõi riêng chính là cõi chỉ chúng ta mới có quyền được biết trọn vẹn.

Personality: Nhân cách. Nhân cách con người còn được hiểu là đặc tính của một con người. Đây là một kết quả của các đặc tính đã được cài đặt trong mỗi chúng ta qua một cơ năng di truyền học và những kinh nghiệm chúng ta thu nhận được từ môi trường cuộc sống.

Preformed expectation: Những kỳ vọng đã được tạo sẵn. Các nhà tâm lý hiện sinh tin rằng ý tưởng con người đến thế giới này với những kỳ vọng đã được tạo sẵn đã làm loãng đi những điểm cốt lõi của tâm lý hiện sinh. Tuy nhiên khi chúng ta chưa lớn lên, thế giới đã kỳ vọng rất nhiều nơi chúng ta. Vì thế chúng ta cần có trách nhiệm để nhận ra đâu là trách nhiệm và ý nghĩa cuộc đời của mình.

Personality tree: Thân cây cá nhân. Theo Alder, lối sống của chúng ta là một thân cây cá nhân, trong đó "thân cây cá nhân" này lớn lên và phải tạo dáng để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thiên nhiên. Theo ông nhân cách của chúng ta phát triển để phù hợp với hoàn cảnh trong cuộc sống.

Personify: Cá nhân hóa. Đây là khái niệm cho thấy chúng ta cá nhân hóa những diễn biến sự kiện trong cuộc sống. Đây có thể là một cách chúng ta muốn mình có những quyền kiểm soát nào đó; Và ý thức muốn sở hữu một phần thế giới đã là động cơ của những trạng thái tâm thức này.

Perspective: Lăng kính. Đây là khái niệm chúng ta nhìn vào thế giới. Vì thế nếu nhìn qua một lăng kính mờ, ta sẽ không nhận ra toàn bộ bức tranh nên những phán đoán sẽ có những khoảng lệch. Khi nhìn qua lăng kính phóng đại, ta nhìn thấy quá rõ các chi tiết nên không dám mạo hiểm. Vì thế lăng kính tư duy nhận thức có ảnh hưởng trực tiếp lên hành vi của con người.

Pertinent: Tính thích hợp. Tất cả những hành vi, không kể những trường hợp ngoại lệ, hoàn toàn được quyết định bởi yếu tố phải thích hợp với các hiện tượng liên hệ khi các sinh thể này tạo ra các hành vi ấy.

Phallic object: Vật thể dương vật. Đây là một trong những biểu tượng có từ sớm trong lịch sử con người luôn đem theo nó một thông điệp ý nghĩa. Điều này được nhận ra khá rõ ở các nền văn hóa phồn thực.

Phallic stage: Giai đoạn bộ phận sinh dục nam. Đây là một giai đoạn phát triển tâm tính dục được Freud giới thiệu. Trong giai đoạn này các em nam rơi vào hội chứng Oedipus và lo mình bị thiến bởi cha ruột, các em nữ sẽ ghen vì mình không có dương vật. Tuy nhiên những luận cứ này càng ngày càng được ít người công nhận.

Phenomenal self: Hiện tượng bản thân. Đây là những kinh nghiệm ngẫu nhiên, bất ngờ, tình cờ, ly kỳ rất khó giải thích và thường được coi là những kỳ tích ký ức cá nhân.

Phenomenologists: Nhà hiện tượng học. Đây là những học giả đặc biệt hứng thú đến những hiện tượng đặc biệt khác lạ trong cuộc sống.

Phenomenology: Hiện tượng học. Đây là ngành quan tâm nghiên cứu các hiện tượng (phenomena) có nội dung thuộc cõi ý thức (consciuoness) như: các đức tính, các mối quan hệ, những sự kiện, những tư tưởng, hình ảnh và trí nhớ, ảo tưởng, cảm giác, hành vi… mà mỗi người trong chúng ta đã trải nghiệm qua.

Philosophy: Triết học. Đây là một ngành nghiên cứu có nguồn gốc từ khá sớm trong lịch sử con người so với các nghành học khác. Triết lý đặt nặng về tính lôgic và lý luận. Tuy nhiên tâm lý và nhiều ngành học khác đã chịu khá nhiều ảnh hưởng từ triết lý, trong đó tâm lý hiện sinh chịu ảnh hương của triết học nhiều nhất.

Philosopher: Nhà triết học. Đây là các nhà bác học chuyên tâm nghiên cứu về những đề tài liên hệ đến tư tưởng, tính lôgic và tính thuyết phục cũng như những ứng dụng của tư tưởng lên các mảng khác của đời sống xã hội.

Phlegmatic: Tuýp nguội lạnh và ướt. Theo kinh nghiệm của người Hy lạp cổ thì đây là những cá nhân ù lì chậm chạp. Họ là tuýp người thụ động và chỉ thích dựa dẫm vào người khác.

Phobia: Sợ hãi vô lý. Cho đến nay người ta chỉ mới có thể phân loại được các loại hình sợ hãi vô lý nhưng chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể. Đây là dạng sợ rất khó giải thích. Ví dụ như có người sợ lá, sợ đi mưa, sợ cá, sợ màu đỏ…Vì những vật thể này rất bình thường với đại đa số chúng ta nên nỗi lo sợ của các cá nhân này trở nên nỗi lo sợ vô cớ. Xin xem fear.

Physical brain: Bộ não vật lý. Đây là một danh từ khi phân biệt với khái niệm cũ tin rằng bộ não thuộc về ý thức và tinh thần.

Physicist: Nhà vật lý. Một điều khá thú vị là nhiều nhà vật lý tỏ ra đặc biệt quan tâm đến phạm trù ý thức, đặc biệt là các nhà vật lý lượng tử.

Physical energy: Năng lượng sinh lý. Đây là dạng năng lượng cần có đơn vị calori. Trong khi đó năng lượng tâm lý bản thân chúng không có đơn vị đo calori. Năng lượng tâm lý là một dạng năng lượng phi vật chất. Chúng có thể kích thích hoặc ức chế các quá trình phản ứng tâm lý.

Physiology: Phạm trù sinh lý. Đây là khu vực liên hệ đến những phản ứng sinh hóa của cơ thể. Sinh lý có những tác động trực tiếp lên khả năng tư duy của chúng ta. Ví dụ như khi say rượu hoặc khi thiếu ngủ, khả năng phân tích xử lý của chúng ta sẽ giảm hẳn xuống.

Physiological needs: Tầng nhu cầu sinh lý. Theo Maslow thì đây là những nhu cầu cơ bản quan trọng đầu tiên của con người. Đây là những nhu cầu thiên về các phạm trù dinh dưỡng, sức khỏe, nghỉ ngơi, tình dục, và các nhu cầu ăn mặc khác.

Physiological psychologists: Nhà tâm lý sinh lý học. Đây là các nhà tâm lý chuyên khảo sát các mối liên hệ giữa ảnh hưởng của sinh lý lên tâm lý và ảnh hưởng của tâm lý tác động lên sinh lý...

Physiological view: Cách nhìn qua lăng kính sinh lý. Khi đánh giá phạm trù tâm lý qua lăng kính sinh lý, các nhà nghiên cứu thường nhận ra những liên hệ di truyền, các vai trò của tuyến nội tiết và các hoạt chất dẫn truyền. Nhìn chung thì các nhà nghiên cứu cho rằng tâm thức và nhân cách có những liên hệ trực tiếp với sinh lý.

Physiologically–based: Nền tảng sinh lý. Những hiện tượng tâm lý của con người được coi là sản phẩm phụ của sinh lý. Nếu chúng ta hiểu theo nghĩa là điều kiện trạng thái sinh lý có những tác động trực tiếp lên não và những khu vực khác của cơ thể. Ví dụ như khi nghe tin mình bị ung thư gan, ngay cả người lạc quan cũng không tránh khỏi cảm giác mình bị sốc.

Picky: Cẩn thận trong chọn lựa. Đây là khái niệm cho thấy phụ nữ thường cẩn thận hơn nam giới trong việc chọn lựa bạn tình. Vì họ thật sự cần tìm ra một người khả dĩ có thể chăm sóc cho con cái của họ.

Pleasurable sensation: Cảm giác khoái lạc. Đây là khái niệm sinh– vật lý khi những tiếp xúc cọ sát, vỗ về và các động tác tình dục, ăn uống, giấc ngủ, nước giải khát…đem lại những cảm giác khoái lạc cho cơ thể.

Pleasure principle: Nguyên lý lạc thú. Đây là nguyên lý được Freud giới thiệu. Theo ông thì xung động vô thức là nguồn gốc chất chứa những dục năng và động cơ thôi thúc chúng ta ứng xử dựa trên nguyên lý lạc thú này.

Plural mode: Não thức đa diện. Đây là một não thức khác với não thức đơn (chỉ vì mình), não thức đôi (tôi và anh), và não thức đa diện là (tôi và chúng ta và họ).

Pointing the way: Người mở đường. Đây là khái niệm giành cho những nhà tâm lý tiên phong khi họ giới thiệu những học thuyết mang tính chất khởi xướng hướng đi.

Polyandry: Đa phu. Thường thì đàn ông thích có nhiều vợ nhưng họ không thể chia chung một bà vợ với những người đàn ông khác. Vì thế hiện tượng đa phu rất hiếm trong xã hội và ở các nền văn hóa khác.

Polygyny: Đa thê. Phụ nữ tuy không thích mình phải chia chung người chồng với các phụ nữ khác. Tuy nhiên khi họ không có nhiều lựa chọn, họ vẫn có thể dễ chấp nhận hơn so với đàn ông phải chia vợ với người khác. Vì thế hiện tượng đa thê xảy ra tương đối phổ biến hơn.

Poor ego: Cái tôi phát triển không bình thường. Đây là cá nhân không có một định nghĩa về bản thân mình một cách cụ thể. Họ thường không xác định được mục đích của mình và họ bằng lòng với cuộc sống không có nhiều hoạch định và hướng phấn đấu.

Poor self concept: Khái niệm về bản thân của một cá nhân rất nghèo nàn. Họ không có một khái niệm ý nghĩa của họ sinh ra trong cuộc đời. Vì thế trong hành trình làm người của mình, họ luôn tỏ ra bối rối và không xác định được hướng tương lai.

Pop psychology: Nhánh tâm lý hiện đại. Dạo gần đây đã có nhiều hướng phát triển tâm lý xây dựng trên những ý tưởng từ mảng tôn giáo và các khu vực khác. Họ luôn cố gắng liên hệ tất cả mọi lĩnh vực của đời sống với tâm lý học, chẳng hạn như tâm lý động vật, tâm lý phụ nữ, tâm lý đồng tính luyến ái, tâm lý nghệ thuật…

Population: Dân số. Khái niệm bao gồm tất cả các cá nhân khác trong đời sống. Trong bối cảnh di truyền học và thuyết tiến hóa, dân số mang ý nghĩa chủng loại.

Possibility: Có khả năng xác suất sẽ xảy ra. Đây là khái niệm cho thấy những cơ hội có thể xảy ra, tuy không chắc chắn, nhưng có thể cho chúng ta những cơ sở để tin rằng một khi có cố gắng, chúng ta sẽ đạt được những giá trị thành công đạt hiệu quả.

Positive aggression: Gây hấn tích cực. Đây là giá trị cho biết gây hấn tích cực lành mạnh sẽ có những ý nghĩa tích cực. Ví dụ như chiến đấu bảo vệ tổ quốc, ngăn chặn hành vi của kẻ gian để cứu nạn, kể cả trường hợp sử dụng đến võ lực.

Positive effect: Ảnh hưởng tích cực. Đây là khái niệm cho thấy nhiều hành vi có những tác động tích cực. Chẳng hạn như một hành vi trượng nghĩa, những tấm gương sáng, thái độ phục vụ, nhất là những hành vi bày tỏ thái độ thiện chí của chúng ta. Những tấm gương này luôn có những tác động ảnh hưởng tích cực.

Positive experiences: Kinh nghiệm tích cực. Đây là những kinh nghiệm để lại những dấu ấn đẹp, có vai trò như những nguồn động viên cổ vũ chúng ta trong những thử thách hiện tại. Đây là những kinh nghiệm chúng ta đã thành công hoặc đạt được, hoặc những ký ức khi chúng ta vượt qua những khó khăn thử thách.

Posilive feedback: Phản hồi tích cực. Ví dụ giống như việc để một micro quá gần một loa phát thanh. Tiếng động từ microphone truyền đến loa được khuyếch đại; sau đó âm thanh từ loa (bây giờ vốn đã lớn) lại tiếp tục đi vào microphone; tiếp tục được phóng đại cho đến khi bạn nghe được tiếng kêu rít lên chói tai. Phản hồi tích cực giúp chúng ta tăng thêm nhiều hơn nữa những nỗ lực cố gắng.

Positive models: Gương mẫu tích cực. Đây là khái niệm những tấm gương tốt mà người lớn đã tạo ra cho các em nhỏ. Đây là những tấm gương của cha mẹ, thầy cô, và những người hàng xóm có trách nhiệm khác.

Positive reinforces: Tác nhân củng cố tích cực. Đây là những tác nhân có vai trò như phần thưởng. Đây là một khái niệm thí nghiệm tạo ra phản xạ có điều kiện được nhà bác học Nga Ivan Pavlov khởi xướng. Tác nhân củng cố tích cực giúp một cá nhân tăng các hành vi vì được nhận thưởng. Ví dụ như các em bé học chăm vì được nghe bố mẹ khen thưởng.

Positive remforcement: Quá trình củng cố tích cực. Đây là khái niệm cho biết khi sử dụng củng cố tích cực sẽ có tác dụng tích cực rất lâu. Vì đây là quá trình tạo ra những giá trị tích cực. Đây là hình thức củng cố có hiệu quả nhất trong việc khuyến khích một hành vi tích cực được tiếp tục thực hiện trong tương lai.

Positive self-image: Hình ảnh tích cực của chính mình. Đây là khái niệm một cá nhân có tự tin và họ không ngại ngùng trong việc đánh giá về bản thân mình một cách đầy tự hào. Trong liệu pháp, đối với các thân chủ có nan đề không có tính chủ động, nhà liệu pháp sẽ giúp họ xây dựng một hình ảnh tích cực cho chính mình.

Positive regard: Khích lệ tích cực. Đây là khái niệm quan trọng trong liệu pháp của Roger. Theo ông thì thân chủ rất cần được khuyến khích rằng họ là những con người có những tiềm năng tích cực. Nhiệm vụ của nhà liệu pháp là khơi dậy trong tâm thức thân chủ những vốn quý của họ.

Positive thoughts: Tư duy tích cực. Đây là những tư tưởng tích cực trong sáng, thể hiện được niềm tin vào cuộc sống. Tư duy tích cực rất quan trọng trong liệu pháp hành vi chuẩn. Vì hành vi là sản phẩm của tư duy. Vì thế hành vi tích cực là sản phẩm của tư duy tích cực.

Post–dualist age: Thời đại hậu linh hồn – thể xác. Theo trào lưu mới thì thuyết nhị nguyên của Rene Decartes càng ngày càng mất đi nét hấp dẫn. Con người hôm nay bắt đầu nghĩ nghiêm túc hơn và họ muốn khẳng định rằng giữa tâm thức và linh hồn là hai phạm trù độc lập. Nhất là quá trình chứng minh cho rằng ý thức là sản phẩm của não.


SachTruyen.Net

@by txiuqw4

Liên hệ

Email: [email protected]

Phone: 099xxxx